1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu

181 235 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, các quốc gia phát triển hoặc đang phát triển đều cần đến các nguồn lực cơ bản là đất đai, nhân lực, vốn và khoa học công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó vốn là yếu tố quan trọng và trở nên cấp bách hơn đối với các quốc gia đang phát triển. Từ thực tế đó nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ra đời đã giúp các nước đang phát triển giải quyết tình trạng thiếu vốn. Nguồn vốn này chủ yếu được đầu tư vào những lĩnh vực giữ vai trò đầu tàu của nền kinh tế như: cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, cải cách thể chế, phát triển nguồn nhân lực; từ đó kéo theo sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cả về chất và lượng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhờ vào nguồn vốn viện trợ của Mỹ, châu Âu đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục, thậm chí còn phát triển hơn trước. Bên cạnh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là những minh chứng rõ nét nhất về vai trò của nguồn vốn ODA đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Kết quả là sau một khoảng thời gian nhất định, Nhật Bản và Hàn Quốc đều trở thành những nước công nghiệp phát triển ở châu Á và trên thế giới, trở thành quốc gia viện trợ ODA ngược trở lại cho các nước khác. Đối với Việt Nam, sau một thời gian bị gián đoạn, từ năm 1993 đến nay các nhà tài trợ ODA bắt đầu tái khởi động lại cung cấp ODA cho Việt Nam. Tính đến hết năm 2015 các nhà tài trợ đã ký kết cho Việt Nam 74.368 triệu USD và giải ngân được 52.689 triệu USD [38], trong đó ODA của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) chiếm tỷ trọng khá lớn, đặc biệt WB và ADB luôn là những nhà tài trợ lớn nhất và sát cánh cùng Việt Nam suốt chặng đường từ 1993 đến nay. Những dự án của các tổ chức quốc tế này tập trung chủ yếu vào giải quyết những vấn đề lớn có tính chiến lược quốc gia như: phát triển hạ tầng cơ sở, xóa đói giảm nghèo; cải cách thể chế, cải cách hành chính; cải thiện y tế, giáo dục; biến đổi khí hậu; phát triển nguồn nhân lực. Do đó, hiệu quả của ODA từ các dự án/chương trình này đã giúp Việt Nam hoàn thành các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà điển hình như chuyển từ một nước nông nghiệp, lạc hậu thành một nước có thu nhập trung bình thấp năm 2010, thực hiện thành công và trước thời hạn một số mục tiêu thiên niên kỷ, trở thành thành viên của nhiều tổ chức lớn trong khu vực và trên thế giới, giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Bước sang giai đoạn khủng hoảng từ 2008 đến nay, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến đổi, khiến cho việc thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam cũng thay đổi theo. Đó là nguồn cung ODA của thế giới sẽ bị tác động từ cuộc khủng hoảng, dẫn đến sự cung cấp ODA của các nước sẽ bị ảnh hưởng. Quá trình thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ sắp hoàn thành và đặt nền tảng vững chắc cho việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc vì sự phát triển bền vững (SDGs). Đồng thời chiến lược viện trợ của đối tác mà điển hình như WB, ADB và UNDP cũng luôn thay đổi để thích ứng với sự thay đổi của Việt Nam. Khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2010, việc tiếp nhận ODA có sự thay đổi cả về cách thức, mục tiêu, cơ cấu nguồn vốn và các lĩnh vực viện trợ. Chuyển đổi căn bản từ quan hệ viện trợ phát triển sang quan hệ đối tác. ODA của WB sẽ chuyển từ nguồn cung cấp của IDA sang IBRD hoặc vốn vay của ADB cũng chuyển từ ADF sang OCR. Với mức vay ưu đãi kém hơn có thể gây một số khó khăn cho Việt Nam trong việc sử dụng ODA trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo…mà trước đây sử dụng nhiều vốn ODA ưu đãi lớn. Việc chuyển đổi từ nước có thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình thấp khiến cho nguồn vốn ODA của các nhà trợ như WB, ADB chưa giải ngân hết và bị ứ đọng trong khi Việt Nam luôn coi nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng. Điều này được khẳng định rõ ràng và mạnh mẽ trong Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 – 2015 và 2016 - 2020”

Ngày đăng: 04/07/2018, 18:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Lan Anh (2015), “Hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam” Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh
Năm: 2015
6. Bộ Tài chính (2006), Công khai kết quả kiểm toán, http://www.mof.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công khai kết quả kiểm toán
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2006
7. Ngô Thế Chi (2014), Vốn ODA với nguy cơ Việt Nam vỡ nợ, http://baodatviet.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vốn ODA với nguy cơ Việt Nam vỡ nợ
Tác giả: Ngô Thế Chi
Năm: 2014
12. Dangcongsan (2013), UNDP –Đối tác quan trọng trong việc hỗ trợ các nước đang phát triển, http://dangcongsan.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: UNDP –Đối tác quan trọng trong việc hỗ trợ các nước đang phát triển
Tác giả: Dangcongsan
Năm: 2013
13. Bích Diệp (2017), Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: Thu phí 5,5 tỷ đồng, trả lãi 8 tỷ đồng/ngày, dantri.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: Thu phí 5,5 tỷ đồng, trả lãi 8 tỷ đồng/ngày
Tác giả: Bích Diệp
Năm: 2017
14. Nguyễn Hữu Dũng (2008), Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Năm: 2008
15. Hương Giang (2013), Nhìn lại 20 năm thu hút vốn ODA, http://baodientu.chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại 20 năm thu hút vốn ODA
Tác giả: Hương Giang
Năm: 2013
16. Nguyễn Hà (2012), Điểm danh các dự án ODA có sai phạm, tiêu cực, vietnamnet.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điểm danh các dự án ODA có sai phạm, tiêu cực
Tác giả: Nguyễn Hà
Năm: 2012
17. Lê Hải Hà (2016), “Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam
Tác giả: Lê Hải Hà
Năm: 2016
18. Đức Hạnh (2006), “Đừng để vốn ODA trở thành gánh nặng tương lai”, Tạp chí Thương mại, số 33/ 2006, trang: 15-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đừng để vốn ODA trở thành gánh nặng tương lai”, "Tạp chí Thương mại
Tác giả: Đức Hạnh
Năm: 2006
19. Tiến Hiếu (2015), Nhiều dự án giao thông thiếu vốn đối ứng, http://www.baomoi.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiều dự án giao thông thiếu vốn đối ứng
Tác giả: Tiến Hiếu
Năm: 2015
20. Nguyễn Hương (2016), Kế hoạch chiến lược chung 2017-2021, ttp://www.mpi.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch chiến lược chung 2017-2021
Tác giả: Nguyễn Hương
Năm: 2016
21. Nguyễn Thị Huyền (2008), Khai thác nguồn vốn ODA trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác nguồn vốn ODA trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
Năm: 2008
22. Nguyễn Hải Lưu (2012), “Kết quả hợp tác giữa Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP)”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu No5 (140), 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả hợp tác giữa Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP)”, "Tạp chí Nghiên cứu châu Âu
Tác giả: Nguyễn Hải Lưu
Năm: 2012
23. Nguyễn Hải Lưu (2014), Hoạt động của chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam: Kết quả, kinh nghiệm và những giải pháp của Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác trong thời gian tới, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động của chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam: Kết quả, kinh nghiệm và những giải pháp của Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác trong thời gian tới
Tác giả: Nguyễn Hải Lưu
Năm: 2014
24. Kiều Thanh Nga (2013), “Viện trợ phát triển chính thức của Liên minh châu Âu cho châu Phi từ năm 2000 đến nay (2013)”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện trợ phát triển chính thức của Liên minh châu Âu cho châu Phi từ năm 2000 đến nay (2013)
Tác giả: Kiều Thanh Nga
Năm: 2013
31. Lê Thanh Nghĩa (2009), Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam
Tác giả: Lê Thanh Nghĩa
Năm: 2009
32. Trung Nghĩa (2015), Bức tranh nợ công của Việt Nam qua góc nhìn BVSC, http://ndh.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bức tranh nợ công của Việt Nam qua góc nhìn BVSC
Tác giả: Trung Nghĩa
Năm: 2015
64. Helmut FĩHRER (1996), A history of the development assistance committee and the development co-operation directorate in dates, names and figures, tr 21 và 24, http://www.oecd.org Link
97. IDA Term - effective as of October 1, 2014, trên https://ida.worldbank.org Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w