1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích khả năng vận dụng các yếu tố của mô hình quản lý công mới vào cải cách hành chính ở việt nam

14 438 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 81,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Khoa học hành chính công ra đời tương đối muộn so với các ngành khoa học xã hội khác. Trong cuốn sách “Nghiên cứu về Hành chính công”, do Woodrow Wilon viết vào năm 1887 khẳng định: “Thực hiện Hiến pháp khó hơn là xây dựng nên nó”. Woodrow Wilon là người đầu tiên đề cập đến việc phát triển một lĩnh vực khoa học liên quan đến sự quản lý của Chính phủ và vận dụng nguồn lực tri thức để thực hiện có hiệu quả công việc quản lý của một quốc gia. Từ lúc khoa học Hành chính công ra đời cho đến nay đã có nhiều mô hình lý thuyết khác nhau với các bước phát triển thăng trầm khác nhau. Vào thập kỷ 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhiều quốc gia đặt vấn đề xem xét lại khu vực công về quy mô và khả năng điều hành sự phát triển của đất nước, nhất là một số nước phát triển. Các nước này đã đưa ra mô hình “Quản lý công mới” (New Public Management NPM) thay thế cho mô hình “Hành chính công truyền thống” và hiện nay đang được áp dụng tương đối rộng rãi ở các nước phát triển. Những người đưa ra ý tưởng này và áp dụng vào thực tiễn hành chính đó là Magerete Thatcher – Thủ tướng Anh và Ronald Reagan – Tổng thống Mỹ. Mục tiêu chính của NPM là nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động quản lí nhà nước, hướng tới xây dựng một nền hành chính năng động, linh hoạt trong điều hành, giám sát và quản lí các chủ thể khác nhau của xã hội nhằm phục vụ tốt hơn các quyền và lợi ích của khu vực công cộng. Việt Nam đang trong tiến trình đẩy mạnh cải cách hành chính, trong điều kiện mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế,...đã có rất nhiều sự thay đổi, từ nội dung, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động, cho đến yêu cầu về phẩm chất, năng lực của con người vận hành trong bộ máy hành chính nhà nước. Để cải cách hành chính và hội nhập thành công, ngoài sự quyết tâm về mặt chính trị, chúng ta cần phải xây dựng mô hình quản lý có hiệu lực và hiệu quả. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và “Phân tích khả năng vận dụng các yếu tố của mô hình Quản lý công mới vào cải cách hành chính ở Việt Nam” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình cải cách hành chính và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.

Ngày đăng: 04/07/2018, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w