PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp là điều không thể tránh khỏi, để lại nhiều hệ lụy đến người lao động, gia đình họ và toàn xã hội như: mất cân đối về tài chính đối với người lao động; lãng phí nguồn nhân lực xã hội; tệ nạn xã hội gia tăng, thậm chí đe doạ đến sự ổn định thể chế chính trị của quốc gia,… Để đối phó và khắc phục hậu quả của tình trạng thất nghiệp, các chế độ trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp mất việc làm hay BHTN là những biện pháp hữu hiệu nhằm thay thế, bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị thất nghiệp và quan trọng hơn là hỗ trợ họ học nghề, giới thiệu việc làm để người thất nghiệp sớm quay lại thị trường lao động, có thu nhập và ổn định lại cuộc sống. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, BHTN là một trong những chính sách quan trọng góp phần giải quyết các vấn đề về thất nghiệp, việc làm và đảm bảo ASXH. Tại Việt Nam, quyền lợi của người lao động cũng như tình trạng thất nghiệp luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội khác nhau. Giai đoạn trước năm 2009, NSNN đã chi hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để giải quyết cho hàng chục vạn người lao động thông qua các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp tạm ngừng việc, trợ cấp mất việc làm hay các chế độ trợ cấp đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước,... Để đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho người lao động khi không may bị thất nghiệp và giảm gánh nặng cho NSNN, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật BHXH, quy định chi tiết về BHTN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Sau 5 năm triển khai thực hiện, BHTN được hoàn thiện hơn trong Luật Việc làm được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Trải qua quá trình hình thành và sửa đổi đến nay, BHTN đã từng bước đi vào cuộc sống và là “Phao cứu sinh” cho người lao động khi bị mất việc làm. Theo số liệu của BHXH Việt Nam đến năm 2015, cả nước đã có trên 10,3 triệu người lao động tham gia BHTN với số thu vào quỹ BHTN lên đến trên 9,7 nghìn tỷ đồng và đã chi trên 4,5 nghìn tỷ đồng cho hơn 545 nghìn người hưởng chế độ. Qua đó, quỹ BHTN không những đủ chi các chế độ mà còn kết dư trên 49 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý quỹ BHTN vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập về chính sách như: người lao động có đóng BHTN nhưng không hưởng chế độ khi về hưu, chưa có quy định giới hạn về độ tuổi hưởng BHTN nên một số người lao động hết tuổi lao động nghỉ việc hưởng chế độ BHTN sau đó mới làm thủ tục hưởng lương hưu, người lao động hưởng chế độ thai sản chủ động xin nghỉ việc đểhưởng cả trợ cấp thai sản và TCTN,... Trong tổ chức thực hiện, tình trạng trục lợi quỹBHTN vẫn đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, gây ảnh hưởng đến công tácquản lý và bảo toàn Quỹ BHTN, biểu hiện như: người lao động chủ động nghỉ việchoặc bắt tay với người sử dụng lao động làm thủ tục để hưởng chế độ BHTN trong khiđơn vị vẫn bố trí được việc làm cho người lao động; người lao động nghỉ việc hưởngTCTN đồng thời vẫn đi làm và đóng BHXH, BHTN tại các địa phương khác nơihưởng TCTN để tránh bị phát hiện; một số đơn vị có biểu hiện lách luật để trốn đóngBHTN bằng cách giao kết hợp đồng lao động với người lao động thời hạn dưới 03tháng hoặc đóng chưa đầy đủ số người trong đơn vị, đóng không đúng mức lương củangười lao động, nợ đọng tiền BHTN,… Thông tin việc làm còn hạn chế, việc đào tạonghề còn bất cập về thời gian, kinh phí và ngành nghề đào tạo, chưa đáp ứng nhu cầucủa thị trường lao động. Cơ chế phối hợp trong thực hiện chính sách và thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan, tổ chức chưa thực sự chặt chẽ,... Mặt khác, quỹ BHTN hiện naychủ yếu hướng tới chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp với số chi tuyệt đối lớn hơn rấtnhiều lần các chế độ khác, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năngnghề để duy trì việc làm cho người lao động chưa được chi trả, các chính sách BHTNmang tính chủ động nhằm hạn chế tình trạng sa thải lao động, hỗ trợ mức đóng BHTNhay nâng cao vai trò của thị trường lao động chưa được quan tâm đúng mức,... dẫn đếnsố tiền kết dư của quỹ BHTN hiện nay là khá lớn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, “Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở ViệtNam” là đề tài được tác giả lựa chọn để nghiên cứu nhằm khắc phục những vấn đề hạnchế, bất cập, từ đó, góp phần quản lý quỹ BHTN chặt chẽ, hiệu quả và đúng pháp luật.