ĐỪNG ĐẶT KHÁI NIỆM CHO BẤT CỨ ĐIỀU GÌ ĐỂ TA KHÔNG TỰ TRÓI TẦM NHÌN TA LẠI. CÓ KHÁI NIỆM ĐỂ HIỂU VẤN ĐỀ, HIỂU ĐẠO, NHƯNG ĐÓ CHỈ LÀ NGÔN NGỮ, LÀ CON THUYỀN CHỞ ĐẠO. NHƯNG KHI ĐẠO ĐÃ ĐỖ BẾN THÌ HÃY BỎ THUYỀN ĐỂ ĐI TIẾP. XIN ĐỮNG MÃI ÔM KHƯ CHIẾC THUYỀN ĐỂ TỰ TRÓI SỰ HIỂU BIẾT TA LẠI TRONG NHỮNG KHÁI NIỆM HẠN HẸP CỦA NGÔN NGỮ. BIẾT BAO NHIÊU ĐIỀU TA CHỈ CHIÊM NGHIỆM ĐƯỢC CHỨ TA ĐÂU CÓ THỂ NÓI RA THÀNH NGÔN TỪ. NHƯNG RỒI BÍ LẮM TA VẪN PHẢI DÙNG NGÔN TỪ HẠN HẸP ĐỂ TẢ LẠI. NHỮNG AI KHÔNG BỊ VƯỚNG VÀO NGÔN TỪ SẼ CÒN MÃI BAY CAO BAY XA.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***************
TÊN ĐỀ TÀI: ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM
MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề……….……… 3
2 Mục tiêu và nhiệm vụ……… 3
3 Phương pháp thực hiện……… 3
II NỘI DUNG ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM CHƯƠNG 1 – Định nghĩa và kết cấu của khái niệm 1.1 Định nghĩa khái niệm……… ……… …… 4
1.2 Kết cấu của khái niệm ……… ………… 4
CHƯƠNG 2 – Quá trình hình thành khái niệm 2.1 So sánh ……….……… 5
2.2 Phân tích -Tổng hợp……… ………….……….…….… 5
2.3 Trừu tượng hóa – Khái quát hóa……… 5
CHƯƠNG 3 – Cấu trúc của định nghĩa khái niệm 3.1 Bản chất của định nghĩa……….… ……….6
3.2 Cấu trúc ……… …… 6
3.3 Trong cấu trúc định nghĩa, khái niệm dùng để định nghĩa phải………6
CHƯƠNG 4 – Các kiểu định nghĩa khái niệm 4.1 Định nghĩa theo loại hạng………….……….7
4.2 Định nghĩa theo nguồn gốc………7
4.3 Định nghĩa theo quan hệ……….……… 7
4.4 Định nghĩa qua miêu tả……… ………7
4.5 Định nghĩa qua so sánh……… …… ……… 8
Trang 24.6 Định nghĩa theo liệt kê……….………… 8
4.7 Định nghĩa theo cách giải thích từ……… ….… 8
4.8 Định nghĩa theo văn cảnh……… ……8
4.9 Định nghĩa theo chức năng sử dụng……… 8
CHƯƠNG 5 – Các quy tắc của định nghĩa khái niệm 5.1 Quy tắc 1:Định nghĩa phải cân đối đầy đủ……….… 8
5.2 Quy tắc 2: Định nghĩa không được lẩn quẩn …… ……… ……… …9
5.3 Quy tắc 3: Định nghĩa phải rõ ràng, ngắn gọn……….…….9
5.4 Quy tắc 4: Định nghĩa phải là những dấu hiệu bản chất……… 9
5.5 Quy tắc 5: Định nghĩa không nên theo cách phủ định…….…………10
5.6 Quy tắc 6: Định nghĩa không nên dùng từ hoa mỹ……….10
III PHẦN KẾT LUẬN
IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 31 Đặt vấn đề:
Trong đời sống xã hội cũng như trong học tập và nghiêm cứu của các ngành khoa học, việc định nghĩa được khái niệm là rất cần thiết, nó giúp mọi người hiểu đầy đủ, chính xác và thống nhất đối với mỗi khái niệm
Hiểu được tầm quan trọng của việc “Định Nghĩa Khái Niệm” trong đời sống và trong khoa học như vậy nhóm chúng rất vui khi nhận được đề tài này không đơn thuần chỉ là môn học trong học kỳ phải qua nhưng nó còn
là cơ hội để mỗi thành viên trong nhóm tìm hiểu và rèn luyện cho mình
kỹ năng tư duy và nhìn nhận thấu đáo bản chất cốt lõi về các vấn đề trong đời sống, trong nghiên cứu học tập cũng như trong lao động sản xuất và phát triển.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ:
2.1 Mục tiêu: qua môn học logic thời gian tuy ngắn ngủi nhưng
chúng em mong muốn là qua đề tài tiểu luận về “ Định Nghĩa khái Niệm” này mỗi thành viên trong nhóm trước một sự vật hiện tượng vận dụng kiến thức này có thể hiểu được bản chất cốt lõi của vấn đề của sự vật từ
đó có hướng giải quyết đúng và hợp lý nhất.
2.2 Nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ thứ nhất là tìm hiểu kiến thức về “Định Nghĩa Khái Niệm” từ nhiều nguồn tài liệu phong phú để có được tư duy kiến thức lí luận hoàn chỉnh chặt chẽ hơn.
- Nhiệm vụ thứ hai là trên cơ sở thực tế áp dụng “Định Nghĩa Khái Niệm” trong thực tiễn cuộc sống.
3 Phương pháp thực hiện:
3.1 Tìm hiểu các tài liệu và bài giảng viên đã chỉ dẫn và giới thiệu 3.2 Tìm hiểu từ các đầu sách tin cậy từ các nhà xuất bản uy tín 3.2 So sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng và khái quát lại và viết
ra bằng ngôn ngữ hiểu về vấn đề đó.
3.4 Suy tư về nhưng gì đã, đang, sẽ diễn ra trong cuộc sống.
3.5 Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa cho lý thuyết nói trên.
II NỘI DUNG
Trang 4ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM
CHƯƠNG I: ĐỊNH NGHĨA VÀ KẾT CẤU CỦA KHÁI NIỆM
1.1 Định nghĩa khái niệm:
Là một thao tác logic nhằm xác định rõ nội hàm của các khái niệm hay làm rõ nghĩa của từ (thuật ngữ) biểu thị khái niệm
Ví dụ: - Nước là thể lỏng không màu không mùi, không vị
- Hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau
- Hai khái niệm đồng nhất nếu (khi và chỉ khi) chúng có ngoài diên hòa toàn trùng nhau
Trong các khoa học việc định nghĩa khái niệm, nhất là những khái niệm mới là một yêu cầu có tính bắt buộc Trong trường hợp cần phân biệt rõ hơn khái niệm với các hình thức khác của tư duy cũng phản ánh đối tượng thông qua các đặc trưng cơ bản của nó - chẳng hạn như lý thuyết khoa học - thì định nghĩa sau đây chính xác hơn Khái niệm là hình thức tư duy trừu tượng, là kết quả của
quá trình khái quát hóa và tách biệt các đối tượng thuộc về một lớp nào đó theo
một số dấu hiệu đặc trưng nhất định của các đối tượng này
Thao tác logic xác định này đã nêu lên nội hàm của khái niệm, giúp xác định các đối tượng mà khái niệm phản ánh, gọi là định nghĩa khái niệm
1.2 Kết cấu của khái niệm
Về mặt kết cấu, khái niệm gồm hai yếu tố là nội hàm và ngoại hàm (còn gọi
là ngoại diện)
- Nội hàm của khái niệm là gồm toàn bộ những dấu hiệu cơ bản trên đó
người ta khái quát hóa và tách riêng ra thành một lớp các đối tượng phản ánh trong khái niệm Như vậy nội hàm của khái niệm chính là tập hợp tất cả các dấu hiệu cơ bản của đối tượng được chỉ ra trong khái niệm Ví dụ: nội hàm của
khái niệm "cá" là tập hợp toàn bộ cá dấu hiệu cơ bản như: Động vật có xương
sống, sống dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
- Ngoại diên của khái niệm là lớp các đối tượng được nói đến bên trong
nội hàm của khái niệm, cho ta biết sự vật hiện tượng ấy có bao nhiêu đối tượng cùng loại Ví dụ: Ngoại diên của khái niệm cá là phạm vi bao trùm tất cả các loài: động vật có xương sống, sống dưới nước, bơi bằng vây và thở bằng mang
đã, đang và sẽ xuất hiện ở tất cả mọi nơi Thế thì cá voi, cá xấu nằm ngoài ngoại diên của khái niệm cá Vậy Ngoại diên đề cập lượng của khái niệm
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM
Trang 5Nhận thức của con người vế sự vật hiện tượng trong cuộc sống tự nhiên bao giờ cũng bắt đầu bằng những cảm giác, tri giác và biểu tượng Tiếp theo đó là giai đoạn hình thành nên khái niệm
Về bản chất thì khái niệm khác với cảm giác, tri giác và biểu tượng Bởi những thuộc tính của khái niệm không còn có tính chất cụ thể, cá biệt nữa mà
có tính chất chung hay gọi là bản chất
2.1 So sánh
So sánh: là thao tác logic dùng để đối chiếu các sự vật, hiện tượng với nhau và rút ra những tính chất chung và riêng giữa chúng, nhờ đó ta thấy được
sự giống và khác nhau giữa các đối tượng (sự vật hiện tượng)
2.2 Phân Tích – Tổng hợp
Phân tích tổng hợp là phương pháp logic trong đó đối tượng được phân chia ra thành những bộ phận hợp thành nóm với tính cách là những yếu tố toàn thể và phức tạp; và tổng hợp là thao tác logic nhằm từ các thành phần bộ phận của đối tượng đã được tách ra để phân tích đó thì lúc này hợp nhất nó lại thành cái toàn thể thể thống nhất
Trong quá trình phân tích, ta nhận được tri thức sâu sắc về các mặt riêng biệt của đối tượng, nhưng đó mới chỉ là tri thức không toàn diện, chỉ một chiều kích nào đó còn phiến diện, chưa đầy đủ Tổng hợp cho phép ta kết hợp các hiểu biết riêng lẻ của đối tượng lại thành một thể thống nhất, thành tri thức tổng hợp về đối tượng đó
Hai phương pháp này không được tách rời nhau, vì chúng quy định lẫn nhau Nhờ các phương pháp này mà ta rút ra được tính chất khác nhau của sự vật hiện tượng
2.3 Trừu tượng hóa – Khái quát hóa
- Trừu tượng hóa: là thao tác logic nhằm tách ra các thuộc tính bản chất (bản chất chân thực) của sự vật hiện tượng lý tưởng hóa nó nên, và bỏ qua những thuộc tính thứ yếu, những chi tiết vụn vặt của sự vật hiện tượng ấy
- Khái quát hóa: là thao tác logic nhằm kết hợp các đối tượng riêng biệt
có cùng một thuộc tính, bản chất Điều này thể hiện ra như là việc tách một số các đối tượng giống nhau (có một số tính chất chung nào đó) thành một lớp riêng
Tuy nhiên quá trình hình thành khái niệm là một quá trình nhận thức phức tạp và lâu dài Những thuộc tính bản chất của các sự vật hiện tượng không phải luôn được nhận thức đầy đủ trong một lần, mà được bộc lộ dần với thời gian cùng sự nâng cao nhận thức của con người qua hoạt động thực tiễn
Trang 6CHƯƠNG III: CẤU TRÚC CỦA ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM
3.1 Bản chất của định nghĩa khái niệm:
Là thao tác lôgíc nhằm chỉ ra những dấu hiệu nội hàm cơ bản nhất của khái niệm Cần phải định nghĩa khái niệm ở một trong ba trường hợp sau:
- Thứ nhất: tổng kết điểm chủ yếu sau quá trình nhận thức bản chất đối
tượng
- Thứ hai:sử dụng những khái niệm mà người khác còn chưa biết nội
hàm
- Thứ ba: sử dụng các từ đã biết nhưng lại được dùng ở nghĩa mới.
3.2 Cấu tạo và các chức năng của phép định nghĩa gồm 2 bô phận:
Bộ phân thứ nhất:
Dfd = Definiendum - Khái niệm được định nghĩa
là khái niệm mà ta cần phải vạch rõ nội hàm cơ bản của nó ra
Bộ phận thứ hai:
Dfn = Definiens – Khái niệm dùng để định nghĩa
là khái niêm có những dấu hiệu chung và cơ bản cấu thành nội hàm của khái niêm được định nghĩa
Ví dụ: Hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau (Khái niệm cần định nghĩa) (Khái niệm dùng để định nghĩa)
Nếu khái niệm dùng để định nghĩa đứng trước khái niệm cần định nghĩa thì trong tiếng Việt ta thay là bằng (được) gọi là
Ví dụ: Hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau được gọi là hình vuông
3.3 Trong cấu trúc định nghĩa, khái niệm dùng để định nghĩa phải:
- Nhằm phân biệt khái niệm được định nghĩa với những khái niệm khác gần gữi với nó bằng cách nêu ra khái niệm loại gần nhất của khái niệm được định nghĩa
Ví dụ: Để định nghĩa cá, trước hết ta phân biệt: đó là “động vật có
xương sống”;
- Nêu ra những thuộc tính bản chất dấu hiệu cơ bản phân biệt khái niệm
được định nghĩa (khái niệm hạng) với các khái niệm khác cùng nằm trong ngoại diên của khái niệm loại ấy
Ví dụ: Với cá đó là:“Sống ở nước”, “thở bằng mang”, “bơi bằng vây”.
Trang 7CHƯƠNG IV: CÁC KIỂU ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM
Có nhiều kiểu định nghĩa khái niệm khác nhau, có loại định nghĩa khoa học, có loại chỉ là định nghĩa thông thường
4.1 Định nghĩa theo loại hạng:
Đây là kiểu định nhĩa được dùng trong các khoa học, nhằm xác định nội hàm của một khái niệm
Ví dụ: “Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau”, “Cá là loại động vật có xương sống, ở dưới nước, thở bằng mang, bơi bằng vây”
4.2 Định nghĩa theo nguồn gốc (định nghĩa kiến thiết):
Đây là kiểu định nghĩa thường được dùng trong vật lý, hóa học; trong
đó, khái niệm định nghĩa nêu rõ nguồn gốc, cách thức cấu thành đối tượng cần định nghĩa
Ví dụ: “ Hình tròn xoay là hình được tạo ra bằng cách cho một hình quay quanh một trục cố định”, “ Nước Javel là dung dịch do chlor tác dụng với xút loãng sinh ra”
4.3 Định nghĩa quan hệ: Đây là kiểu định nghĩa thường dùng cho các
phạm trù triết học, trong đó, khái niệm định nghĩa nói nên quan hệ của
nó với khái niệm được định nghĩa, thường là quan hệ trái ngược nhau
Ví dụ: “ Vật chất là hiện thực khách quan tồn tại ở bên ngoài ý thức của con người và độc lập với ý thức”, “ Hiện tượng là sự biểu hiện bên ngoài của bản chất”
4.4 Định nghĩa qua miêu tả: đây là kiểu định nghĩa thông thường;
trong đó khái niệm định nghĩa nêu lên một hay vài dấu hiệu đặc trưng của đối tượng nhằm giúp nhận dạng chính xác đối tượng
Ví dụ: “ Cây leo là cây có thân yếu, mọc bám vào cây khác bằng cách
tự quấn thân chung quanh hoặc nhờ những tua cuốn”.
4.5 Định nghĩa qua so sánh: Đây là kiểu định nghĩa thông thường,
trong đó, khái niệm định nghĩa nêu ra những đối tượng tương tự với khái niệm được định nghĩa Ví dụ: “ Màu xanh là màu như màu của lá cây, của nước biển”.
Trang 84.6 Định nghĩa ngoại diên: (định nghĩa liệt kê) Đây là kiểu định
nghĩa thông thường; trong đó định nghĩa liệt kê các phần tử nằm trong ngoại diên của khái niệm được định nghĩa
Ví dụ: “ Thực từ gồm ba loại chủ yếu là danh từ, động từ và tính từ”.
4.7 Định nghĩa định danh: (định nghĩa theo cách giải thích từ)
Đây là kiểu định nghĩa thường dùng đối với những từ có gốc vay mượn hay các thuật ngữ, bằng cách dùng những từ ngữ thông dụng giải thích nghĩa của từ cần định nghĩa
Ví dụ: “ Đại diện là thay mặt”, “ Hải đăng là đèn biển”.
4.8 Định Nghĩa trực quan: (Định nghĩa theo văn cảnh) Đây là kiểu
định nghĩa thường dùng cho trẻ em, bằng cách đưa ra ngay sự vật, hoặc hình ảnh, mô tả cụ thể… Của một hay nhiều đổi tượng của khái niệm niệm được định nghĩa
Ví dụ: “Đây là bông hồng(đưa bông hồng ra)”, “ Hình O là hình
tròn”.
4.9 Định nghĩa theo chức năng sử dụng: Đây là kiểu định nghĩa thông
thường; trong đó khái niệm định nghĩa nêu rõ nhiệm vụ, tác dụng, mục đích sử dụng của đối tượng cần định nghĩa
Ví dụ “ Nhà giam là nơi giam giữ những người có tội”, Bệnh viện là cơ
sở khám chữa bệnh và nhận người ốm đau nằm điều trị”.
V.v
Trong thực tế, khi định nghĩa thông thường, người ta có thể kết hợp vài kiểu định nghĩa lại với nhau
Ví dụ: “Nước mắm là một loại dung dịch mặn, có vị ngọt, dùng để chấm hoặc
nêm thức ăn”, “ Cơm là gạo nấu chín, ráo nước, dùng làm món chính trong bữa ăn hàng ngày”.v.v.
Cần phân biệt định nghĩa với những cấu trúc có hình thức giống định nghĩa như so sánh tu từ, thuyết minh, bộc lộ tâm trạng, kiểu: “Thì giờ là vàng bạc”,
“Người ta là hoa đất”, “Yêu là chết ở trong lòng một ít”…
CHƯƠNG V: CÁC QUY TẮC CỦA ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM
Muốn định nghĩa có giá trị phải tuân thủ các quy tắc sau:
5.1 Quy tắc 1:Định nghĩa phải cân đối đầy đủ
Nghĩa là ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa (Dfn) và ngoại diên của khái niệm cần được định nghĩa (Dfd) phải cân xứng hay tương xứng
Trang 9Định nghĩa cân đối thể hiện mối quan hệ đồng nhất giữa khái niệm được định nghĩa với khái niệm dùng để định nghĩa
Vi phạm quy tắc trên sẽ dẫn đến các lỗi sau:
- Định nghĩa quá rộng: Khi Dfn > Dfd, tức ngoại diên của khái niệm được định nghĩa hẹp hơn ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa
Ví dụ: Trong định nghĩa con người của Platon "Con người là con vật đi bằng hai chân và không có lông vũ" ta thấy nhiều dấu hiệu bản chất của con người như biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, v.v… không được nêu, và chính
vì vậy định nghĩa này trở nên quá rộng, chim vặt lông cũng là người theo định nghĩa này
- Định nghĩa quá hẹp: Khi Dfn < Dfd, lúc này ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa rộng hơn ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa
- Định nghĩa vừa quá rộng, vừa quá hẹp: mang lại khái niệm vừa không bao quát được hết các đối tượng thỏa mãn nội hàm của nó vừa bao gồm
cả những đối tượng không thỏa mãn nội hàm đó
Để thực hiện được đòi hỏi này, ta phải nêu đủ các dấu hiệu bản chất của đối tượng được khái niệm phản ánh
5.2 Quy tắc 2: Định nghĩa không được lẩn quẩn
Quy tắc này yêu cầu là không được lấy chính khái niệm cần được định
nghĩa Dfd làm khái niệm định nghĩa Dfn, và cũng không dùng Dfn để định nghĩa Dfd, rồi lại lấy Dfd để định nghĩa Dfn Vi phạm quy tắc này ta gọi là định nghĩa lẩn quẩn
Ví dụ:“Người điên là người mắc bệnh điên”,“Tội phạm là kẻ phạm tội”
5.3 Quy tắc 3: Định nghĩa phải rõ ràng, ngắn gọn
Nghĩa là từ dùng để định nghĩa không đòi hỏi được định nghĩa nữa Định nghĩa phải được trình bày ngắn gọn, chỉ nêu vừa đủ các đặc điểm cơ bản giúp xác định đối tượng mà thôi, những đặc điểm khác, dù là đặc điểm cơ bản, nhưng có thể rút ra được từ các đặc điểm đã nêu thì không cần nêu nữa
Ví dụ: định nghĩa "Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau" mà không định nghĩa "Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau và ba góc bằng nhau" Tuy nhiên trong thực tế, đôi khi để đạt được những hiệu quả nào đó, chẳng hạn vì yêu cầu sư phạm, người ta vi phạm một cách cố ý quy tắc này
5.4 Quy tắc 4: Định nghĩa phải là các dấu hiệu bản chất
Các dấu hiệu dùng trong định nghĩa phải là các dấu hiệu bản chất
Ví dụ, trong định nghĩa khái niệm "con người" của Platon đã nêu trên
Trang 10kia dấu hiệu "không có lông vũ" không phải là dấu hiệu bản chất của con người
5.5 Quy tắc 5: Đ nh nghĩa không nên theo cách ph đ nh ị ủ ị
Không nên định nghĩa bằng các dấu hiệu phủ định Nếu định nghĩa bằng cách nêu các dấu hiệu phủ định thì ta khó xác định được đối tượng được khái niệm phản ánh Ví dụ: Tốt là không phải là xấu Chủ nghĩa xã hội không phải
là chủ nghĩa Tư Bản Nhưng trong một số trường hợp,ví dụ: Trong toán học, những định nghĩa như thế lại hoàn toàn cho phép xác định đối tượng
5.6 Quy tắc 6: Định nghĩa không nên dùng từ hoa mỹ
Không sử dụng các từ ngữ hoa mỹ hoặc nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ của từ ngữ hoặc của câu để định nghĩa Phải tuân thủ quy tắc này vì yêu cầu đầu tiên
và quan trọng nhất của định nghĩa khái niệm là giúp xác định nội hàm và ngoại diên của khái niệm Nếu không tuân thủ quy tắc này thì người nghe, người đọc
có thể hiểu định nghĩa khác với người đưa ra nó
Ví dụ: Người là hoa của đất Pháo binh là thần của chiến tranh
III.
PHẦN KẾT LUẬN
Qua đề tài tiểu luận nhóm chúng em đã có dịp tìm hiểu rèn luyện tu duy sâu hơn về “Định Nghĩa Khái Niệm” Tuy còn nhiều hạn chế về thời gian và chuyên môn nhưng trên đây chúng em cũng đã trình bày được các phần:
- Định nghĩa và kết cấu của khái niệm
- Cấu trúc của định nghĩa khái niệm
- Các kiểu định nghĩa khái niệm
- Các quy tắc của định nghĩa khái niệm
Việc đi sâu vào tìm hiểu chi tiết cụ thể về “Định Nghĩa Khái Niệm” trong môn Logic học chúng em nhận thấy cái hay cái đẹp của môn học Logic khám phá ra nhiều sự khác biệt về kiến thức tư duy trong môn học này làm cho giàu có hơn cho tư duy của nhóm chúng em và rộng hơn là tư duy văn hóa Việt Nam
Trong khi tìm hiểu trình bày phần lý thuyết nhiều hoàn cảnh và sự kiện thực tế trong cuộc sống của đã chạy trong đầu và có những điều chúng em đã hiểu ngay: “về à tại sao nó lại như thế này rồi”, và áp dụng đưa vào bài qua các ví
dụ cụ thể nhưng chưa được nhiều lắm