1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN:MỘT SỐ KHÁI NIỆM SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP pot

24 806 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 678,76 KB

Nội dung

1 Nhóm: 1.2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD    BÀI TẬP NHÓM M M A A R R K K E E T T I I N N G G N N Ô Ô N N G G N N G G H H I I Ệ Ệ P P C C H H Ư Ư Ơ Ơ N N G G 2 2 : : M M Ộ Ộ T T S S Ố Ố K K H H Á Á I I N N I I Ệ Ệ M M S S Ả Ả N N P P H H Ẩ Ẩ M M N N Ô Ô N N G G N N G G H H I I Ệ Ệ P P Cán bộ giảng dạy: TS.Bùi Văn Trịnh CẦN THƠ, 10/2010 2 Nhóm: 1.2 Chương 2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CUNG VÀ CẦU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP 2.1 CẦU VỀ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP 2.1.1 Khái niệm Cầu sản phẩm nông nghiệpkhái niệm dùng để chỉ lượng hàng hóa nông sản mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mỗi mức giá trong những thời điểm nhất định. Cầu bao gồm: cầu cá nhân và cầu thị trường. Đối với từng cá nhân người tiêu dùng phân biệt nhóm sản phẩm cuối cùng cho sinh hoạt (lương thực, thực phẩm ) và nhóm sản phẩm tiêu dùng trung gian (hạt giống, thức ăn gia súc, nguyên liệu chế biến ). Những người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng sẽ cần một lượng hàng hóa tương đương với phần thu nhập và mua thứ hàng đó. Như vậy khi giá thấp anh ta mua được lượng hàng nhiều còn khi giá cao thì ngược lại. Những người tiêu dùng sản phẩm trung gian sẽ cần một lượng hàng nhất định dựa vào định mức kinh tế kĩ thuật và qui mô sản xuất của họ. Như vậy nếu giá hạ người ta cũng không mua nhiều hơn, còn nếu giá tăng người ta sẽ tìm mặt hàng khác để thay thế, thậm chí trong chừng mực phải giảm qui mô sản xuất hoặc chuyển hướng sản xuất. 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm nông nghiệp 2.1.2.1 Giá cả: Đường cung cầu tổng quát (2.1) biểu diễn mối quan hệ giữa giá cả P và lượng cầu Q. Số cầu là cầu ứng với mỗi mức giá P 1 là Q 1 và ở giá P 2 thì số cầu là Q 2 . Tổng hợp tất cả các số cầu ta có đường cung cầu. Quan hệ giữa lượng cầu và giá cả là quan hệ tỉ lệ nghịch. Vì vậy ta có thể biểu diễn đường cung cầu về một loại hàng hóa nông sản như hình 2.1 3 Nhóm: 1.2 => Khi giá cao lượng cầu giảm khi giá giảm thì lương cầu tăng lên. 2.1.2.2 Tính sẵn có của hàng hóa thay thế: Ví dụ: Người ta có thể dùng thịt bò hoặc thịt gia cầm thay cho thịt lợn trong trường hợp giá thịt lợn tăng nhưng giá thịt bò và thịt gia cầm không tăng. 2.1.2.3 Thu nhập và phân phối thu nhập: Thu nhập của người tiêu dùng dành mua từng loại nông sản thực phẩm. Người tiêu dùng rất nhạy cảm với biến giá của những loại nông sản mà họ dành tỷ trọng lớn phần thu nhập để mua. Ngược lại những sản phẩm như gia vị, muối chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng cầu thì khi có biến giá, người tiêu dùng cũng không cần thêm bớt nhiều. Do vậy khi giá loại nông sản thay thế giảm xuống sẽ làm thay đổi lượng cầu về một nông sản khác. Tình hình phân phối thu nhập và mức thu nhập của các nhóm dân cư: Khi thu nhập thấp, cầu về các nông sản thông thường lớn hơn. Ngược lại khi thu nhập tăng thì cầu về các loại nông sản có chất lượng cao sẽ tăng lên. Tình trạng phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư cũng ảnh hưởng tới lượng cầu một loại nông sản hàng hóa. Thực tế cho thấy, càng có sự chênh lệch trong phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư thì lượng cầu về lương thực thực phẩm càng giảm hơn so Q 1 Q 2 P 2 P 1 4 Nhóm: 1.2 với trường hợp ít có sự chênh lệch trong phân phối thu nhập. Ở nước ta khi bình quân thu nhập của dân cư nông thôn đạt 4.617 ngàn đồng/hộ/năm, thì chi tiêu cho hầu hết các loại lương thực thực phẩm đều cao hơn mức chi tiêu cho các lương thực phẩm cùng loai của nhóm hộ có mức thu nhập tương tự là 4.787 ngàn đồng/hộ/năm. 2.1.2.4 Thị hiếu và tập quán tiêu dùng của dân cư và các phong tục địa phương: Ví dụ: trong dịp lễ tết nhu cầu tiêu dùng thịt và các loại gạo nếp, gạo tấm tăng lên 2.1.2.5 Dân số và qui mô dân số: Dân số làm cho qui mô tiêu dùng tăng lên. Khi dân số tăng thì cầu về các sản phẩm cũng tăng theo. Tuy nhiên cầu các sản phẩm nông nghiệp có tính đặc thù. Nếu sức sản xuất thấp, khi dân số tăng thì những nhu cầu nông sản rẻ tiền tăng lên. Ngược lại, khi sức sản xuất phát triển, mức sống tăng, khi dân số tăng làm cho nhu cầu về mọi loại nông sản tăng, kể cả những mặt hàng nông sản cao. 2.1.2.6 Dự đoán về giá cả trong tương lai: Mục đích có thể dự báo xu hướng lượng sản phẩm cần cung cấp, nhu cầu sản phẩm và giá sản phẩm thông qua việc hiểu được sản xuất từng mùa vụ và chu kỳ giá và các yếu tố chính ảnh hưởng đến các chu kỳ đó. Chẳng hạn như: Dự báo xuất khẩu gạo của nước ta sẽ gặp khó khăn trong nửa cuối năm nay. Mục tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn gạo của nước ta có thể đạt được nhưng kim ngạc xuất khẩu gạo thì sẽ thấp hơn nhiều so với dự kiến. Hiện nay, lượng gạo tồn kho ở Việt Nam và Thái Lan còn rất lớn, do đó, giá gạo có thể giảm nửa. 2.1.2.7 Cầu cho dự trữ: Cầu cho dự trữ thể hiện một loại cầu quan hệ đến nhu cầu và giá cả theo dự toán trong tương lai. Thông thường các hàng hóa nông nghiệp được sản xuất theo thời vụ nhưng lại tiêu thụ hầu hết điều đặn trong năm. Các đơn vị dự trữ cung ứng các dịch vụ dự trữ hàng hóa vào thời điểm thu hoạch để đáp ứng nhu cầu 5 Nhóm: 1.2 tiêu thụ trong năm. Các đơn vị này dự đoán rằng chênh lệch giá cả từ thu hoạch đến những thời điểm tiêu thụ khác đem cho lợi nhuận. Như vậy hàm số cầu có thể diễn giải là bao gồm cả cầu sử dụng cho hiện tại và cả cầu cho mục đích dự trữ. Nếu cầu cho dự trữ kết hợp vào hàm cầu thì sẽ có thêm các nhân tố tác động đến sự dịch chuyển của đường cầu. Hoạt động dự trữ được cho là có tác động gia tăng tần suất và độ lớn của sự biến động về giá cả. Dự trữ làm gia tăng tổng cầu và điều này làm gia tăng giá cả. Dự trữ theo dự báo hợp có khuynh hướng điều hòa mức độ biến động giá cả. 2.2 CO GIÃN CẦU VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC HỆ SỐ 2.2.1 Định nghĩa Hệ số co giãn của cầu được sử dụng để đo độ nhạy cảm của lượng cầu hàng hóa đối với sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cầu. Nó cho biết khi yếu tố ảnh hưởng thay đổi 1% thì lượng cầu hàng hóa sẽ thay đổi bao nhiêu %. 2.2.2 Các loại hệ số co giãn của cầu 2.2.2.1 Co giãn của cầu theo giá: Hệ số co giãn của cầu theo giá được định nghĩa như là một hệ số thể hiện phần trăm thay đổi về lượng cầu tương ứng với mức phần trăm thay đổi về giá của sản phẩm đó. Theo định nghĩa, ta có công thức tính hệ số co giãn của cầu theo giá như sau: Hệ số này thường được diễn giải như là phần trăm thay đổi về lượng cầu (%)/ (%)/ , PP QQ e DD PQ D    6 Nhóm: 1.2 tương ứng với 1% thay đổi về giá. Do đường cầu dốc xuống về phía phải nên hệ số co giãn của cầu theo giá luôn mang dấu âm. Hệ số co giãn về cầu có khoản giá trị từ 0 đến âm vô cực. Các giá trị có thể có của PQ D e , :  Nếu PQ D e , > 1, cầu co giãn, phần trăm thay đổi về lượng cầu lớn hơn phần trăm thay đổi tương ứng về giá, thay đổi một chút giá bán sẽ làm cho lượng cầu thay đổi nhiều.  Nếu PQ D e , = ∞, c ầu co giãn hoàn toàn, tăng (giảm) giá thì lượng cầu sẽ giảm tới 0, nghĩa là không bán được sản phẩm nào. Đường cầu nằm ngang.  Nếu PQ D e , < 1, cầu ít co giãn, phần trăm thay đổi về lượng cầu nhỏ hơn phần trăm thay đổi tương ứng về giá, thay đổi giá bán nhiều nhưng lượng cầu thay đổi ít.  Nếu PQ D e , = 1, cầu co giãn đơn vị, phần trăm thay đổi của lượng cầu tương ứng với phần trăm thay đổi về giá.  Nếu PQ D e , = 0, cầu hoàn toàn không co giãn, dù giá tăng hay giảm thì lượng cầu vẫn không thay đổi, đường cầu thẳng đứng. PQ D e , = ∞ PQ D e , > 1 PQ D e , = 1 PQ D e , < 1 PQ D e , = 0 7 Nhóm: 1.2 Đối với đa số hàm cầu thì hệ số co giãn giá về cầu thay đổi dọc theo đường cầu. Chỉ trừ một vài trường hợp thì hệ số co giãn giá về cầu là một hằng số dọc theo đường cầu. Các trường hợp này bao gồm đường cầu là một đường thẳng đứng, một đường nằm ngang, hàm số mũ hoặc 1 Hyperbole vuông. Hệ số co giãn giá về cầu và tổng doanh thu:  Nếu cầu co giãn theo giá thì giá cả và tổng doanh thu thay đổi nghịch chiều nhau. Nếu cầu không co giãn theo giá thì giá cả và tổng doanh thu thay đổi theo quan hệ thuận. TR = P x Q P tăng P giảm Cầu co giãn ( 1 ,  PQ D e ) TR giảm TR tăng Cầu không co giãn ( 1 ,  PQ D e ) TR tăng TR giảm Cầu co giãn đơn vị ( 1 ,  PQ D e ) TR không thay đổi TR không thay đổi P 1 0 Q  Q E = ∞ E > 1 E = 1 E < 1 E = 0 TR max Hệ số co giãn và đường cầu P 8 Nhóm: 1.2  Mối quan hệ giữa hệ số co giãn và tổng doanh thu cũng được phân tích dọc theo một đường cầu. Nếu đường cầu dịch chuyển tăng thì tổng doanh thu và lượng cầu đều có thể tăng mặt dù cầu không co giãn theo giá. Điều này phụ thuộc vào sự dịch chuyển của đường cầu chứ không do hệ số co giãn giá về cầu quyết định. 2.2.2.2 Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập: Như ta đã biết thu nhập cũng là yếu tố ảnh hưởng đén số cầu đối với hàng hóa. Vì vậy ta cần phải nghiên cứu hệ số co giãn của cầu theo thu nhập. Công thức tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập là: Q I I Q e IQ D     , Ý nghĩa của hệ số co giãn của cầu theo thu nhập: Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập cho biết % thay đổi của số cầu do 1% thay đổi của thu nhập. khi thu nhập thay đổi thì dẩn đến sự thay đổi của số cầu, nhưng sự thay đổi của số cầu phụ thuộc vào tính chất của hàng hóa. 2.2.2.3 Hệ số co giãn chéo của cầu: Nếu các yếu tố khác không đổi, giá của hàng hóa có liên quan (thay thế hoặc bổ sung) thay đổi sẽ làm thay đổi lượng cầu đối với hàng hóa đang xem. Trong phần này ta nghiên cứu hệ số co giãn của cầu đối với hàng hóa nào đó theo giá hàng hóa có liên quan. Hệ số này được gọi là hệ số co giãn chéo của cầu. Ta có công thức tính hệ số co giãn chéo của cầu: Trong đó P’ là giá cả hàng hóa có liên quan, ',PQ D e là hệ số co giãn chéo của cầu. Q P P Q e PQ D ' ' ',     9 Nhóm: 1.2 Ý nghĩa của hệ số co giãn chéo: Hệ số co giãn chéo của cầu đối với một hàng hóa nào đó cho biết % thay đổi của số cầu đối với hàng hóa này do giá của hàng hóa có liên quan thay đổi Từ công thức trên ta có nhận xét sau:  Nếu 2 hàng hóa này thay thế cho nhau thì ',PQ D e > 0 Ví dụ: Như cam và quýt là 2 hàng hóa thay thế cho nhau, ta có thể thấy rằng khi giá của cam tăng lên sẽ làm cho số cầu đối với quýt tăng lên.  Nếu 2 hàng hóa là bổ sung cho nhau thì ',PQ D e < 0 Ví dụ: như cá và thức ăn cho cá là 2 hàng hóa bổ sung cho nhau, ta có thể thấy rằng khi giá của thức ăn tăng lên thì sẽ làm cho số cầu đối với cá giảm xuống. Ý nghĩa thực tế: Hệ số co giãn chéo cho thấy mức độ nhạy cảm của cầu đối với một loại hàng hóa nào đó đối với chiến lược giá của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có liên quan. Vì thế hệ số co giãn chéo đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh cạnh tranh. Các hàng hóa độc lập có hệ số co giãn chéo bằng hoặc tương đương 0 Cần chú ý rằng khi ta thay đổi thứ tự hàng hóa khi tính toán hệ số co giãn chéo thì không nhất thiết cho ra cùng kết quả. 2.2.3 Quan hệ giữa các hệ số co giãn của cầu 2.2.3.1 Quan hệ thống nhất Quan hệ này thể hiện rằng tổng của các hệ số về cầu gồm hệ số co giãn giá, hệ số co giãn giá chéo và hệ số thu nhập của một hàng hóa là bằng 0. E ii + E i1 + E i2 + …+ E iy = 0 (1) 10 Nhóm: 1.2 Trong đó: E ii : hệ số co giãn giá về cầu của hàng hóa i E i1 : các hệ số co giãn chéo của i (j = 1, 2, 3,…) E iy : hệ số co giãn thu nhập về cầu Ý nghĩa của quan hệ thống nhất: Là tác động thay thế và tác động thu nhập của việc thay đổi bản thân giá cả hàng hoá i phải thống nhất với các hệ số co giản giá chéo và hệ số co giãn thu nhập của hàng hóa đó. Ta thấy: - Một hệ số co giãn thu nhập cao tất yếu phải tương ứng với hệ số co giãn về giá cầu lớn (về giá trị tuyệt đối). - Nếu hàng hoá i có nhiều hàng hóa thay thế (tức có nhiều hệ số co giãn giá chéo có ý nghĩa) và/ hoặc có một số hàng hóa có liên quan thay thế chặt chẽ (tức có các giá trị co giãn giá chéo dương lớn) cũng có ý nghĩa là hệ số co giãn giá chéo cao. Thí dụ: có các hệ số co giãn như sau của mặt hàng thịt cá Hệ số co giãn giá về cầu -0,59 E cá,tôm 0,02 E cá,gà 0,06 E cá,heo 0,12 Các hệ số co giãn giá chéo khác -0,01 Hệ số cho giãn thu nhập về cầu 0,40 Ta thấy: tổng của các hệ số về cầu là: [...]... sản phẩm theo lý thuyết và phản - ứng – cung Đường cung sản phẩm được đề cập ở các phần trước đây thể hiện mối quan hệ giá cả và số lượng sản phẩm, các yếu tố khác không đổi (đường cung sản phẩm truyền thống), còn mối quan hệ phản - ứng - cung mang tính chất tổng quát hơn, nó xác định sản lượng cung ứng khi giá sản phẩm thay đổi trong điều kiện các yếu tố khác cũng có khả năng thay đổi Đường cung sản. .. một khi phương pháp sản xuất mới đã được áp dụng thì phương pháp này tiếp tục sử dụng ngay cả khi giá sản phẩm đã giảm đi sau đó Nông dân hiếm khi nào loại bỏ một kỹ thuật sản xuất mới mà họ đã áp dụng để quay lại phương pháp sản xuất cũ Do đó đường cung sản phẩm ở vị trí mới chứ không dịch chuyển ngược về ban đầu Trong trường hợp này mức sụt giảm số lượng sản phẩm khi giá cả sản phẩm giảm đi sẽ ít... hệ số co giãn về cầu có thể được quy định trong quá trình ước lượng Một lợi thế của việc sử dụng hệ thống phương trình là mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về cầu của các sản phẩm khác nhau được thể hiện trong quá trình ước lượng và phân tích thông qua việc quy định các ràng buộc theo quan hệ nêu trên 2.3 QUAN HỆ CUNG ỨNG SẢN PHẨM TRONG NÔNG NGHIỆP 2.3.1 Khái niệm Cung thị trường: tổng số lượng sản phẩm. .. giá cả sản phẩm 20 Nhóm: 1.2 tăng thì những kỹ thuật/ phương pháp sản xuất mới có thể được đáp ứng một cách dễ dàng hơn Khi giá cả sản phẩm tăng, nông dân có thể có thêm động lực để sử dụng kỹ thuật mới với mức độ nhanh hơn là khi giá cả không thay đổi hoặc giảm Hơn nữa, nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất của nông dân thường là tiền dành dụm được từ thu nhập do tiêu thụ sản phẩm Do đó giá sản phẩm tăng... lép hạt xảy ra trên diện rộng Cả vùng lúa rộng lớn ở Tịnh Phong hầu như bị mất trắng Nguồn: http://vietbao.vn (5) Giá cả sản phẩm kết hợp thay đổi Sản phẩm kết hợp: Khi mua sản phẩm này thì thường đi kèm với sản phẩm khác Do đó giá của sản phẩm này sẽ ảnh hưởng đến lượng cung của sản phẩm kia Vd: Ngày 23/6 giá sữa đã tăng từ 4.600 lên 5.000 đồng/kg, từ 5.000 vọt lên thêm 1.200-1.600 đồng/kg Giá sữa tăng,... mức độ gia tăng của sản phẩm nông nghiệp cung ứng phụ thuộc rất nhiều vào việc áp dụng các kỹ thuật / phương pháp sản xuất mới và mức độ áp dụng các kỹ thuật/ phương pháp này lại phụ thuộc rất nhiều vào việc giá cả sản phẩm nông nghiệp có khuyến khích người nông dân sản xuất hay không Sự trì trệ trong sản xuất có thể được tạo ra bởi một hiện tượng phổ biến đó là giá cả sản phẩm thấp trong khi đó giá... cũng có khả năng thay đổi Đường cung sản phẩm truyền thống khẳng định rằng khi giá cả sản phẩm tăng rồi sau đó giảm lại thì lượng cung sản phẩm sẽ trở lại như lúc ban đầu Đó là tính chất hai chiều của đường cung ứng sản phẩm truyền thống Còn phản - ứng cung lại không mang tính chất hai chiều như vậy Khái niệm phản - ứng - cung dựa trên cơ sở khi giá cả sản phẩm thay đổi thì các yếu tố khác cũng thay... tăng giúp nông dân có điều kiện tài chánh thuận lợi hơn để nhanh chóng áp dụng kỹ thuật mới Theo các phân tích vừa nêu trên thì sự gia tăng giá sản phẩm có hai tác dụng Một là, làm sản phẩm được cung tăng dọc theo cung sản phẩm Hai là, làm đường cung dịch chuyển tăng tạo thành một đường cung mới Do đó, việc cung ứng sản phẩm sẽ gia tăng nhanh hơn là mức dự đoán chỉ dựa trên cơ sở cung sản phẩm tính... liệu được thu mua với giá cao bởi Thương Nhân TQ (2) Giá cả của các sản phẩm cạnh tranh thay đổi Khi giá của sản phẩm cạnh tranh giảm thì sản phẩm bị cạnh tranh kém ưu thế hơn về giá, khiến lượng sản phẩm được bán ra ít đi, doanh thu giảm, lượng cung giảm nhưng giá vẫn không đổi, đường cung dịch chuyển sang trái, ngược lại giá của sản phẩm cạnh tranh tăng, đường cung dịch chuyển sang phải Vd: Khoai tây... của các hệ số co giãn Với các giả định rằng: 1) Hệ số co giãn thu nhập về cầu dương 2) Các quan hệ chéo đa số là quan hệ thay thế (hệ số co giãn giá chéo dương), thì giá trị tuyệt đối của hệ số co giãn về cầu sẽ có khả năng lớn hơn các giá trị của hệ số co giãn giá chéo về cầu Có như thế thì tổng các hệ số mới bằng 0 Quan hệ thống nhất cũng có thể sử dụng để xác định giới hạn dưới của hệ số co giãn . 2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CUNG VÀ CẦU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP 2.1 CẦU VỀ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP 2.1.1 Khái niệm Cầu sản phẩm nông nghiệp là khái niệm dùng. trên. 2.3 QUAN HỆ CUNG ỨNG SẢN PHẨM TRONG NÔNG NGHIỆP 2.3.1 Khái niệm Cung thị trường: tổng số lượng sản phẩm mà tất cả các người sản xuất/bán sẵn sàng

Ngày đăng: 06/03/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w