1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

24 255 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 165,5 KB

Nội dung

SKKN rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 SKKN rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 SKKN rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 SKKN rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 SKKN rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 SKKN rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đang bước sang giai đoạn mới đó

là thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa Trong bối cảnh lịch sử mới, hơn lúc nào hết việc chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, … giữ vai trò hết sức quan trọngtrong hệ thống giáo dục đặc biệt là đối với học sinh Tiểu học việc giáo dục đào tạo nhân tài, phát triển tài năng, sức sáng tạo cho học sinh Tiểu học phải được chăm lo ngay từ khi các em bước vào trường phổ thông vì bậc Tiểu học

là nền móng cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo

Tiếng Việt là môn học có ý nghĩa quan trọng ở tiểu học, bởi môn Tiếng Việt có mục tiêu cơ bản là hình thành và phát triển ở học sinh bốn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) Đây là những kĩ năng không thể thiếu để học sinh có thể học tập, giao tiếp

Việc hình thành và phát triển ở học sinh Tiểu học các kĩ năng sử dụngTiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trườnghoạt động của lứa tuổi Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rènluyện các thao tác của tư duy Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơgiản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và conngười, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài Từ đó bồi dưỡngtình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹpcủa Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa là một trong những mục tiêu quan trọng của môn Tiếng Việt ở bậcTiểu học

Tiếng Việt ở bậc Tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, Kể chuyện,Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn Mỗi phân môn đều có mộtchức năng, đều góp phần cho việc chuẩn bị vốn kiến thức, trang bị cho họcsinh kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và tình cảm thẩm mĩ Trong đóvăn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện để thể hiện

và với vai trò của mình, văn học luôn có khả năng tác động kì diệu đến đời

Trang 2

sống tâm hồn của con người Một tác phẩm văn học chân chính với lối viếtthực, sống động, với bút pháp sắc sảo, linh hoạt mở ra được nhiều chiều vềđời sống xã hội phong phú và mang tính nhân văn sâu sắc sẽ khiến người đọctìm hiểu xong trở nên tốt hơn, sống độ lượng, vị tha, giàu lòng nhân ái hơn.Cũng thông qua các bài văn, bài thơ học sinh hiểu thêm về các vùng miềncủa đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc,với học sinh Tiểu học để các em hiểu được nội dung tác phẩm và tư tưởngtình cảm của tác giả thì đọc diễn cảm là một nội dung rất quan trọng, cầnđược coi trọng

Ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng phân môn Tập đọc cóyêu cầu trọng tâm sau: Biết cách đọc các loại văn bản hành chính, khoa học,báo chí, văn học phù hợp với thể loại và nội dung văn bản, thể hiện được tìnhcảm, thái độ của tác giả, giọng điệu của nhân vật Phát triển kĩ năng đọc trơn,đọc thầm đã được hình thành ở các lớp 1,2,3; tăng cường tốc độ đọc, biết đọclướt để chọn thông tin nhanh; bước đầu biết đọc diễn cảm Phát triển kĩ năngđọc - hiểu lên mức cao hơn; nắm và vận dụng được một số khái niệm như đềtài, cốt truyện, nhân vật, tính cách, để hiểu được ý nghĩa của bài và pháthiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ Mở rộng vốn hiểubiết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách củacon người mới

Học phân môn Tập đọc, việc đọc và hiểu được văn bản là hai khâu cóquan hệ mật thiết với nhau Hiểu được văn bản giúp cho việc đọc diễn cảmtốt Ngược lại việc đọc diễn cảm tốt giúp cho việc hiểu được bài văn, bài thơthêm sâu sắc Từ đó các em phát hiện được giá trị nghệ thuật của đoạn văn,đoạn thơ Như vậy học sinh có đọc thông thạo được và trên cơ sở đã hiểu nộidung đoạn văn, đoạn thơ thì các em mới thể hiện được cảm xúc, mới nắmđược nội dung và ý nghĩa giáo dục của bài Điều đó khẳng định rằng trongtiết dạy Tập đọc ở lớp 4 việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh là rất cầnthiết Trong giờ học, học sinh biết đọc diễn cảm thì tiết học mới có hiệu quảcao và mới thể hiện được tầm quan trọng của bộ môn

Trang 3

Do vậy nâng cao chất lượng đọc diễn cảm là một vấn đề đã được đặt

ra từ lâu trong thực tiễn giáo dục bộ môn Tiếng Việt Hiểu được tầm quantrọng của việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm song quá trình thực hiện quả là khókhăn đối với giáo viên, học sinh cũng như các nhà quản lí Để góp phần nângcao chất lượng đọc diễn cảm, tác phẩm văn học trong các trường Tiểu họcđáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, tôi đã mạnhdạn đi vào áp dụng, thử nghiêm nội dung :

"Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4"

Trang 4

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÍ LUẬN:

- Trong chương trình tiếng Việt, phân môn tập đọc chiếm vị trí rấtquan trọng giúp học sinh làm quen với ngôn ngữ và các tác phẩm văn học.Bên cạnh đó còn giúp học sinh rèn luyện, phát triển các kĩ năng nghe, nói,đọc, viết đồng thời tạo nên những rung cảm thẩm mĩ bồi dưỡng giáo dục các

em những tình cảm trong sáng tốt đẹp

Ở các lớp 1,2,3 việc đọc của học sinh chỉ dừng lại ở các kĩ năng đọcđúng, rõ ràng, rành mạch các văn bản So với các lớp dưới, ngoài các kĩnăng đọc trên học sinh lớp 4 còn cần đạt được kĩ năng đọc diễn cảm các vănbản nghệ thuật Nội dung các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lànhmạnh… của con người thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượnggiàu chất thẩm mĩ và nhân văn, do đó có tác dụng mở rộng tầm hiểu biết, tầmnhìn về tự nhiên, xã hội và đời sống, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và nhâncách cho học sinh

Cụ thể: Học sinh phải thể hiện được tình cảm thái độ của tác giả cũngnhư giọng điệu của nhân vật trong bài đọc Đặc biệt phải biết cách đọc phùhợp với thể loại và nội dung văn bản Tuy kĩ năng đọc diễn cảm ở lớp 4 chỉdừng lại ở mức độ ban đầu nhưng đọc diễn cảm vẫn chiếm một vị trí quantrọng Thông qua đọc diễn cảm người đọc, người nghe sẽ cảm thụ văn học tốthơn Đây chính là con đường ngắn nhất để người đọc và người nghe cùngcảm nhận rõ cái hay, cái đẹp về nội dung, nghệ thuật cũng như xúc cảm, tìnhcảm của tác giả trong tác phẩm

Khái niệm đọc diễn cảm:

- Đọc diễn cảm thể hiện ở kĩ năng dùng ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở dấuchấm, ngắt hơi ở dấu phẩy, hoặc chỗ cần tách ý, biết đọc liền các tiếng trong

từ ghép, từ láy, hoặc cụm từ cố định Biết đọc nhấn giọng vào những từ ngữgợi tả, gợi cảm Ngoài ra còn biết đọc đúng giọng câu hỏi, câu kể biết phânbiệt giọng người dẫn chuyện với từng tuyến nhân vật có tính cách khác nhau

Trang 5

Đọc diễn cảm là biểu hiện cao của đọc có ý thức và chỉ thực hiện được trên

cơ sở đọc đúng và đọc nhanh Do vậy dù đọc ở mức độ nào cũng phải yêucầu phát âm đúng song cũng không nên quá nhấn mạnh ở các phụ âm: tr –ch; r – gi; s- x làm giọng đọc mất tự nhiên

Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt, trước hết trong các giờ Tậpđọc giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phát âm chuẩn, đọc đúng đắn, trôi chảy sau đó mới yêu cầu đọc diễn cảm Trong phương pháp dạy họcnhững yêu cầu đó gọi là chất lượng đọc được thể hiện đồng thời và chi phốilẫn nhau Tính đúng đắn sẽ nâng cao tốc độ đọc và cho phép đọc có ý thứchơn Nếu không hiểu cái đọc thì không thể đọc lưu loát và diễn cảm được

- Đọc diễn cảm còn là phương tiện góp phần giúp học sinh thể hiệnđược suy nghĩ tình cảm của mình đối vói nội dung văn bản đồng thời nângcao hiệu quả giao tiếp của các em trong cuộc sống

- Cũng thông qua đọc diễn cảm mà khơi gợi được cảm xúc và lòng say

mê đọc các tác phẩm văn học của người nghe nói chung và của học sinh nóiriêng

- Đọc diễn cảm còn giúp người đọc và người nghe dễ rung động vàcảm nhận được cái hay cái đẹp của con người, của đất nước và của cuộc sốngtrong tác phẩm Từ đó khiến người đọc, người nghe thêm yêu con người, yêuquê hương đất nước và yêu cuộc sống hơn

II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY ĐỌC DIỄN CẢM Ở LỚP 4 HIỆN NAY:

Thực trạng của việc dạy học phân môn Tập đọc nói chung:

Phân môn Tập đọc có một nhiệm vụ rất quan trọng đối với học sinhTiểu học Do đó, vấn đề dạy học phân môn Tập đọc hiện nay rất được chútrọng Có nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra nhằm đưa chất lượng đọc củacác em nâng lên Nhưng nhìn chung chủ yếu chỉ tập chung ở các lớp đầu cấp

để làm sao các em đọc đúng, đọc to, đọc trôi chảy là được Còn ở các lớpcuối cấp giáo viên chỉ tập trung nhận xét cách đọc đúng, đọc trơn, đọc lưuloát chứ chưa có biện pháp cụ thể để dành cho việc đọc diễn cảm

Trang 6

Bên cạnh đó, phần lớn giáo viên còn “dạy chay”, chưa vận dụng tốtcác phương pháp, biện pháp dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động dạyhọc Tiếng Việt nói chung và dạy phân môn tập đọc nói riêng, chưa quan tâmđến mọi đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt là những học sinh học yếuphân môn tập đọc.

Mặt khác, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhiều học sinh khôngthích học môn Tiếng Vệt, “ngại” học Tiếng Việt nhất là ở cuối cấp học sinhtiểu học không hứng thú với việc học tập đọc như không chú ý theo dõi bạnđọc trong các giờ tập đọc, khi đọc bài các em chỉ cố gắng đọc cho song chứkhông để ý đến việc đọc đúng giọng của nhân vật, đọc đúng ngữ điệu, …Nhiều em ở lớp dưới lên đọc còn chưa thành thạo, chưa ngắt nghỉ đúng, đọccòn quá nhỏ

Như ta đã biết, đối với học sinh tiểu học, các hứng thú về nhận thức,

về tìm hiểu thế giới xung quanh bộc lộ và phát triển rất rõ rệt Việc sử dụngcác phương pháp tổ chức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trongphân môn tập đọc cũng rất cần thiết góp phần đem lại cho người học hứngthú, niềm vui học tập, phù hợp với đặc tính ưa hoạt động của học sinh tiểuhọc nhưng giáo viên lại chưa quan tâm sử dụng triệt để phương pháp dạy họcnày vào phân môn tập đọc, còn coi nhẹ phân môn tập đọc

Thực trạng của việc dạy học phân môn Tập đọc ở lớp 4 - Trường Tiểu học Thuỵ Vân:

Qua quá trình giảng dạy và qua việc dự giờ để học tập chuyên môn ởcác đồng nghiệp Tôi nhận thấy việc dạy đọc diễn cảm lớp 4 còn gặp một sốkhó khăn:

1.Về phía giáo viên:

Một bộ phận nhỏ trong giáo viên vẫn chưa quan tâm đúng mức đến rènđọc diễn cảm cho học sinh, chưa thực sự có những biện pháp tích cực, thíchhợp với từng đối tượng học sinh để khơi dậy hứng thú, khả năng đọc diễncảm của học sinh Giáo viên chưa sử dụng các phương pháp tổ chức dạy học

để phát huy tính của học sinh Từ đó chưa nâng cao được chất lượng đọcdiễn cảm

Trang 7

Năng lực đọc diễn cảm của một số giáo viên còn hạn chế.

2 Về phía học sinh:

- Do khả năng tư duy của học sinh tiểu học còn dừng lại ở mức độ tưduy đơn giản trực quan nên việc cảm thụ văn học của học sinh còn gặp nhiềukhó khăn Chất lượng cảm thụ văn học của học sinh chưa đồng đều dẫn đếnchất lượng đọc diễn cảm chưa cao

- Vốn sống và vốn kiến thức văn học của học sinh nhất là học sinhvùng nông thôn quê của chúng tôi còn hạn chế Đa số các em là con trongnhững gia đình có bố mẹ làm nghề nông thuần tuý nên số phụ huynh có điềukiện và có ý thức mua sách báo cho con em mình đọc còn rất ít Nguồn sáchcung cấp chủ yếu cho các em là thư viện trường học Hơn nữa không ít emchưa có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít có sự say mê vớicác tác phẩm văn học Các em không ham đọc sách, báo

- Một số em có chất giọng kém cũng dẫn đến chất lượng đọc diễn cảm

bị hạn chế

- Một bộ phận không nhỏ học sinh có ngữ điệu đọc chưa phù hợp và

kỹ thuật đọc còn chưa tốt Số em đọc ngọng các âm có vần uyên, vần oc do ảnh hưởng của phương ngữ vẫn còn Ví dụ như tiếng khuyên các em phát âm thành khuên, hoặc tiếng học các em phát âm thành hoọc Các lỗi phụ âm đầu: l/n Ví dụ như nổi lửa thành lổi lửa

- Một số em có tốc độ đọc chưa đạt yêu cầu đối vói học sinh lớp 4 nêncũng làm ảnh hưởng đến việc đọc diễn cảm cho học sinh

- Một số em còn thiếu tự tin trong giao tiếp, rụt rè, nhút nhát, đây cũng

là một yếu tố làm ảnh hưởng đến đọc diễn cảm của học sinh

Chính vì những khó khăn hạn chế nêu trên nên chất lượng đọc diễncảm học sinh lớp 4 chưa đạt kết quả như mong muốn

Qua khảo sát chất lượng đọc diễn cảm của học sinh lớp tôi trong học

kỳ I năm học 2011- 2012 tôi đã thu được kết quả như sau với tổng số họcsinh của lớp là 34 học sinh:

Số học Số học sinh chưa đạt yêu cầu đọc diễn cảm

Trang 8

HS có tốc

độ đọc chưa chuẩn

HS có ngữ điệu đọc chưa đúng

HS chưa biết nhấn giọng khi đọc các từ gợi cảm

HS còn rụt rè nhút nhát, đọc nhỏ, ê a

5/34=14,8% 6/34=17,65% 4/34=11,7% 4/34=11,7% 5/34=14,8% 6/34=17,65% 4/34=11,7%

Đây cũng chính là một thực trạng khiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở vềviệc đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 của cả những năm học trước Trướcthực tế ấy, tôi đã luôn suy nghĩ tìm tòi và tham khảo: Làm thế nào để nângcao được chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4? Cuối cùng tôi cũngtìm được một số biện pháp để nâng cao chất lượng đọc điễn cảm cho họcsinh lớp 4 Tôi đã triệt để áp dụng những biện pháp này vào việc đọc điễncảm cho học sinh lớp 4 trong năm học 2011- 2012 và tiếp tục đưa vào ápdụng từ đầu năm học này Thật đáng mừng qua hơn một năm áp dụng chấtlượng đọc diễn cảm của học sinh lớp tôi đã được nâng cao một cách rõ rệt.Tôi xin mạnh dạn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp`

“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4”

III CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4:

Để nâng cao được chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 đòi hỏingười giáo viên phải kiên trì và bền bỉ vì đây là một công việc rất khó khăn.Tôi đã tiến hành những biện pháp sau nhằm nâng cao chất lượng đọc diễncảm

1 Tạo hứng thú học tập cho học sinh:

Có nhiều hình thức để giúp học sinh say mê hứng thú trong học tập.Tôi luôn tìm tòi các hình thức để thay đổi trong mỗi giờ tập đọc, tạo cho họcsinh những cảm hứng bất ngờ từ đó học sinh hứng thú hơn với bài đọc.Những hình thức tạo hứng thú học tập cho học sinh thường được tôi áp dụnglà:

* Giới thiệu bài hấp dẫn:

Trang 9

Cách giới thiệu bài hấp dẫn sẽ giúp học sinh có nhiều hứng thú hơntrong giờ tập đọc vì các em rất tò mò, ham tìm hiểu Để tránh sự đơn điệutrong giới thiệu bài , mỗi bài tôi lại có cách giới thiệu bài khác nhau:

Giới thiệu bài bằng lời nói một cách hấp dẫn :

Ví dụ: Khi học bài “ Bốn anh tài” ( Tiếng Việt 4 tập 2) tôi có thể giớithiệu bài như sau : “ Các em ạ ! trong bài tập đọc hôm nay, các em sẽ đượcbiết cuộc đọ sức giữa 4 thiếu niên và một con yêu tinh hung dữ, nhiều phépthuật Họ đã làm như thế nào để thắng được con yêu tinh hung dữ kia Cômời các em theo dõi nội dung bài tập đọc: “ Bốn anh tài”

Giới thiệu bài bằng lời nói kết hợp sự hỗ trợ của đồ dùng trực quan như tranh ảnh, băng đĩa,

Ví dụ : Khi dạy bài “ Cánh diều tuổi thơ” của nhà thơ Tạ Duy Anh (Tiếng việt lớp 4 tập 1) tôi cho học sinh nghe băng bài hát “ Cánh diều ướcmơ” sau đó giới thiệu:

Tuổi thơ thường gắn với biết bao ước mơ, hoài bão tốt đẹp Trò chơithả diều đem lại niềm vui cho lũ trẻ mục đồng như thế nào ? Chúng ta cùngtheo dõi, tìm hiểu điều đó qua bài tập đọc : "Cánh diều tuổi thơ"

* Đọc mẫu của giáo viên:

Cách đọc mẫu diễn cảm hấp dẫn của giáo viên cũng khiến học sinh rấthứng thú với bài tập đọc vì vậy tôi luôn luôn cố gắng đọc mẫu sao cho thậthấp dẫn để lôi cuốn các em đến với bài đọc một cách tự nhiên

Ví dụ: Khi dạy bài “ Tuổi ngựa” của Xuân Quỳnh (Tiếng việt 4 tập 1)tôi gợi cho học sinh tưởng tượng mình là cậu bé trong bài được ngồi trênlưng ngựa bay qua những miền trung du bạt ngàn, những thảo nguyên xanhmênh mông, những cánh đồng đầy hoa thơm, quả ngọt để học sinh có sựhứng thú, cảm giác lâng lâng khi được bay đến những vùng đất lạ Từ đó họcsinh hào hứng với bài tập đọc và tìm hiểu nội dung của bài

2 Luyện đọc đúng:

Để tạo cơ sở cho mọi đối tượng đọc diễn cảm tốt, người giáo viên phảilàm tốt khâu luyện đọc đúng Phải tuân thủ đúng quy trình của bước luyệnđọc đúng không bớt xén, bỏ qua Khi các em nắm chắc cách đọc sẽ thuận

Trang 10

tiện cho việc đọc diễn cảm Mặc dù đã lên tới lớp 4 nhưng vẫn không tránhkhỏi có những em đọc ấp úng, đọc chưa rành mạch, tốc độ đọc chậm đặc biệt

là do ảnh hưởng của phương ngữ nên các em còn phát âm sai nhất là phát âm

tiếng có vần uyên, tiếng có vần oc Tiếng có âm l/n Một số em đọc ê a Có

những em lại rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin nên dẫn đến đọc quá nhỏ và khôngtrôi chảy Đối với những đối tượng trên tôi luôn kiên trì, không nôn nóngtrong việc rèn đọc đúng cho các em Với từng đối tượng cụ thể thì tôi đề ranhững biện pháp phù hợp để giúp các em đọc đúng Chẳng hạn:

Với những em đọc ấp úng, ê a đọc chưa rành mạch, tôi tăng cường chocác em được đọc nhiều, nhắc các em tự luyện đọc nhiều lần ở nhà; Trên lớpthường xuyên gọi đọc trong tất cả các môn học, tôi còn xếp các em vào cùngnhóm với những em đọc tốt để học tập cách đọc của bạn

Ví dụ: Gọi các em đọc đề một bài toán, đọc đề tập làm văn, đọc một sốthông tin để tìm hiểu bài ở môn khoa học, như thế sẽ giúp các em bồidưỡng dần về năng lực đọc

Đối với những em có tốc độ đọc chậm tôi thường tổ chức cho các emthi đọc theo một thời gian nhất định để tăng dần tốc độ đọc cho các em

3 Lồng ghép việc luyện đọc diễn cảm vào tất cả các bước trong giờ tập đọc.

Để luyện cho học sinh đọc diễn cảm tốt theo tôi người giáo viên cầnhết sức khéo léo lồng ghép việc luyện đọc diễn cảm vào từng bước lên lớptrong giờ tập đọc chứ không chỉ luyện đọc diễn cảm ở phần luyện đọc diễncảm Nhưng tôi vẫn chú ý khi lồng ghép việc luyện đọc diễn cảm vào cácphần khác mà không làm đứt mạch gián đoạn bước lên lớp đó Chỉ lồng ghépđọc diễn cảm khi có điều kiện thuận lợi và đảm bảo phù hợp với trình độnăng lực của học sinh trong lớp

Cụ thể là:

a/ Trong bước kiểm tra bài cũ:

Tôi quan tâm đặc biệt đến việc đọc diễn cảm của bài văn, bài thơ đã được học trong giờ trước, cho điểm và khen ngợi kịp thời những học sinh đạtđược yêu cầu của việc đọc diễn cảm và những học sinh có cố gắng hơn trong

Trang 11

việc đọc diễn cảm Đối với những học sinh chưa đạt yêu cầu và chưa có cốgắng hơn trong việc đọc diễn cảm thì tôi kiên trì giúp đỡ động viên sửa cáchđọc cho học sinh đó Tôi có thể gọi một học sinh đọc tốt cho bạn nghe hoặcchính bản thân tôi đọc mẫu lại cho học sinh nghe rồi cho em đó đọc luyệnlại Đồng thời tôi động viên em cố gắng hơn và sẽ cho điểm nếu em có sự cógắng hơn trong giờ học sau.

b/ Trong bước luyện đọc đúng:

Đây là một khâu quan trọng trong các bước lên lớp của giờ tập đọc vàđây chính là cơ sở để đọc diễn cảm tốt Trong quá trình luyện đọc đúng tôiđặc biệt chú ý hơn tới những đối tượng học sinh còn mắc lỗi về ngữ âm, chocác em đọc bài theo cách đọc nối tiếp, đọc cá nhân có thể cho học sinh pháthiện tiếng khó đọc , hoặc gọi học sinh phát hiện bạn đã đọc sai tiếng nào thìgiáo viên tập cho học sinh đọc đúng từ, câu có tiếng đó Với yêu cầu nộidung và phương pháp phù hợp cụ thể cho từng đối tượng thì mọi học sinhđều có thể đọc diễn cảm được Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo cặp, theonhóm để học sinh có sự phát hiện và sửa cho nhau cách đọc

c/ Trong bước tìm hiểu bài:

Đọc và cảm thụ là hai hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vìvậy để học sinh có thể đọc diễn cảm được trước hết học sinh phải cảm thụđược văn bản

Muốn học sinh cảm thụ được hết văn bản thì học sinh phải được bồidưỡng vững chắc về kiến thức văn học Chính vì vậy ngay trong khi dạy cácphân môn tập làm văn, luyện từ và câu giáo viên cần cung cấp cho học sinhkiến thức Tiếng Việt để từ đó học sinh có cơ sở cảm thụ được văn bản Khidạy các bài tập đọc có nội dung miêu tả hoặc theo kết cấu truyện kể tôithường cho học sinh dựa vào kiến thức đã học trong môn luyện từ và câu, tậplàm văn để soi vào bài đọc phân tích, phát hiện các biện pháp nghệ thuậttrong miêu tả cũng như xây dựng tính cách nhân vật từ đó đề ra cách đọcsáng tạo phù hợp

Từ việc hiểu nội dung, nghệ thuật của câu văn, đoạn văn học sinh cóthể đọc diễn cảm tốt hơn Để tạo cơ sở cho việc đọc diễn cảm tốt tôi đã khéo

Trang 12

léo lồng ghép việc rèn đọc diễn cảm ngay trong bước tìm hiểu bài khi có điềukiện.

Ví dụ: Cho học sinh phát hiện tính cách nhân vật sau đó tập thể hiệnlời nói của nhân vật đó thông qua giọng đọc của học sinh

Trong bước tìm hiểu bài tôi tập trung chú ý nhiều hơn tới các đốitượng có năng lực cảm thụ văn học hạn chế, xếp những em này vào cùngnhóm với những em có cảm thụ văn học tốt để các em cùng nhau tham giatrao đổi thảo luận với nhau về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Từ đóhọc sinh có thể rút ra được ý đoạn, ý bài và dẫn đến việc học sinh phát hiệnđược cách đọc phù hợp với đoạn với bài

4 Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.

Tôi luôn tâm niệm một điều là tất cả học sinh trong lớp đều có thể đọcdiễn cảm nếu giáo viên biết dựa vào năng lực của từng em để tạo cơ hội tốtcho các em thể hiện được giọng đọc diễn cảm

Với những em có năng lực đọc diễn cảm chưa tốt, tôi luôn tạo điềukiện để các em có thể đọc diễn cảm bằng cách tôi chọn những câu, nhữngđoạn phù hợp với khả năng của các em để các em rèn đọc

Với những em có năng lực đọc diễn cảm tốt, tôi khuyến khích để các

em có thể tự chọn đoạn mình thích để thể hiện cách đọc sáng tạo Nhưngnhắc các em đọc sao cho phù hợp với nội dung và nghệ thuật của bài

Khả năng, mức độ cảm thụ của từng người là khác nhau nên dẫn đếnviệc mỗi người có thể thể hiện cách đọc sáng tạo Nhưng nhắc các em đọcsao cho phù hợp với nội dung và nghệ thuật của bài

Biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm.

Dựa vào mục tiêu của từng bài cụ thể, dựa vào khả năng của từng đốitượng học sinh trong lớp tôi hướng dẫn các em cách đọc diễn cảm theo một

số tiêu chí sau:

*Ngắt giọng:

Hướng dẫn học sinh biết ngừng, nghỉ hơi đúng chỗ cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên cách đọc diễn cảm Tôi hướng dẫn cho học sinhbiết cách ngắt giọng theo một số quy tắc sau:

Ngày đăng: 28/06/2018, 08:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ giáo dục và đào tạo – Chương trình Tiểu học năm 2000 – NXB Giáo dục (2000) Khác
2. Lê Phương Nga – Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (2000) Khác
3. Nguyễn Trí - Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới – NXB giáo dục (2003) Khác
4. Bộ Giáo dục và đào tạo – Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 (Tập 1 + 2) NXB Giáo dục (2009) Khác
5. Bộ Giáo dục và đào tạo – Sách giáo viên Tiếng Việt 4 (Tập 1 + 2) NXB Giáo dục (2005) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w