Bien phap thi cong gói thầu gióng lan can trang trại bò sữa vinamilk BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂNhững vấn đề biện pháp thi công cần giải quyết:Để đáp ứng mục tiêu xây dựng và hoàn thành dự án, sớm đưa vào sử dụng cũng như việc giữ uy tín của Nhà thầu trước Chủ đầu tư, trong quá trình thi công nhà thầu cần đặc biệt quan tâm giải quyết các vấn đề sau: Cụ thể hóa thiết kế ở giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công. Thiết kế giải pháp thi công hợp lý: Thi công chủ yếu cơ giới kết hợp thủ công. Bố trí thiết kế thi công phù hợp, mang tính chuyên dùng cao. Thiết bị thí nghiệm, kiểm tra đầy đủ, hiện đại. Thiết kế tổ chức thi công khoa học. Có biện pháp đảm bảo giữ gìn môi trường, an toàn. Đề xuất kỹ thuật hợp lý, khoa học. Bố trí cán bộ quản lý, chỉ đạo thi công, giám sát, thí nghiệm…. có trình độ, năng lực, số lượng đáp ứng phù hợp yêu cầu công trình. Tiến độ thi công hợp lý, khả thi. Quan tâm giải pháp thi công trong mùa mưa bão, lũ lụt.I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ MẶT BẰNG THI CÔNG:1. Khảo sát vị trí xây dựng:1.1 Ví trí địa lý, đặc điểm địa hình, địa chất:a. Ví trí công trình: b. Điều kiện khí hậu:c. Điều kiện địa hình, thủy văn:d. Ví trí xây dựng công trình nằm trong khu vực dân cư thưa thớt.1.2 Khảo sát nguồn điện thi công:Hiện tại có hệ thống điện hạ thế và trạm biến áp ở gần công trường, đang sử dụng để cung cấp điện cho trang trại hoạt động. Nhà thầu làm các thủ tục xin mua điện từ trạm biến áp này của Chủ đầu tư.2. Bố trí mặt bằng công trường:Các công trình tạm phục vụ thi công gồm: kho, văn phòng tạm, nhà vệ sinh, hàng rào bảo vệ, cổng, đường thi công và vận chuyển vật tư, thoát nước mưa, cung cấp điện, nước, vệ sinh xe ra vào công trường; Thông tin liên lạc, biển báo và nội quy công v.v… (Bố trí tổng mặt bằng thi công có bản vẽ mặt bằng bố trí thi công đính kèm)2.1. Lối ra vào công trường:a. Hiện tại trên công trường đã có các con đường lớn của Chủ đầu tư, vào cổng phải có sự kiểm soát của các nhân viên bảo vệ Chủ đầu tư. Trước khi triển khai thi công Nhà thầu có trách nhiệm làm việc với Chủ đầu tư để đăng ký danh sách vào công trường. Ra vào phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn cho người và phương tiện khi lưu thông.b. Nhà thầu có trách nhiệm xin giấy phép của cơ quan chức năng cho việc vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa và di chuyển thiết bị tới công trường.2.2. Văn phòng công trường và lán trại tạm:a. Văn phòng công trường được bố trí ở vị trí trung tâm để thuận tiện cho việc chỉ đạo thi công của công trường.b. Nhà thầu sẽ xây dựng văn phòng công trường có phòng họp, phòng làm việc, phòng ở cán bộ riêng biệt, đảm bảo điều kiện làm việc tốt cho các kỹ sư và giám sát thi công của Nhà thầu và Chủ đầu tư: Phòng làm việc có diện tích từ 2022m2 với đầy đủ bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ, bàn ghế làm việc, bàn ghế tiếp khách, máy tính, máy in, hệt thống thông tin liên lạc, internet và các điều kiện làm việc khác….; Khu ở và làm việc sẽ bao gồm cả vệ sinh nam nữ đúng tiêu chuẩn. Phòng họp khoảng 25m2 đủ để tổ chức các cuộc họp giao ban của BCH công trường và các cuộc giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư.c. Kho chứa vật tư: Bố trí một kho chứa vật liệu và phụ kiện (Bản mã thép, bu lông). Diện tích kho dự tính 100m2 được tính toán đảm bảo cho lượng vật ư được cung cấp liên tục và kịp thời trong suốt quá trình thi công. Kho được bao che đảm bảo không thấm dột. Vật tư được chứa trong thùng kín, xếp trên hệ sàn gỗ cao 0,3m.d. Khu vực chứa hệ thống Gióng, lan can: Là nơi tập kết Gióng, Lan can trong các chuồng hiện hữu. Khu vực này được lựa chọn nơi khô ráo, ít người đi lại.Các vật liệu cần phải bảo quản tránh mưa, nắng, thiết bị khác được chứa trong kho có mái che.Tại các kho đều có khu vực dành riêng để lắp ráp, chỉnh sửa hoàn thiện trước khi vận chuyển lại vị trí lắp đặt.h. Lán trại cho công nhân: Lán trại công nhân được bố trí ngoài khu vực trang trại. Cấu tạo từ nhà khung thép hoặc gỗ, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển. Làm bằng nhà định hình khung thép hộp, lợp tôn, diện tích khoảng 150m2.i. Khu vệ sinh công trường: Các khu VP Ban chỉ huy công trường và khu ở công nhân đều được nhà thầu xây dựng các khu vệ sinh, có bể tự hoại đảm bảo yêu cầu vệ sinh sức khỏe đối với người và vệ sinh môi trường đối với nước và chất thải.k. Nhà thầu sẽ tuân thủ yêu cầu của Hồ sơ mời thầu: Vị trí xây dựng nhà xưởng, nhà kho và văn phòng công trường do đại diện chủ đầu tư duyệt trước khi thi công.3. Phương án cung cấp điện:Căn cứ vào kết quả tham quan khảo sát hiện trường, Nhà thầu có phương án cung cấp điện và nước thi công như sau:3.1. Điện phục vụ thi công: Hiện nay hệ thống điện đã được Chủ đầu tư hạ trạm gàn khu vực thi công nên Nhà thầu chủ động làm việc với Chủ đầu tư để xin đấu điện thi công (làm các thủ tục, hợp đồng mua điện). Dây điện phục vụ thi công được lấy từ nguồn điện đến cầu dao tổng đặt tại phòng trực là loại dây cáp mềm bọc cao su có kích thước 3x16+1x10. Dây dẫn từ cầu dao tổng đến các phụ tải như máy trộn bê tông, máy hàn….. là loại cáp mềm bọc cao su có kích thước 3x10+1x6. Hệ thống cáp mềm cao su nếu đi qua đường xe chạy phải đặt trong ống thép bảo vệ và chôn sâu ít nhất 0,7m. Ngoài ra còn bố trí 01 máy phát điện dự phòng phục vụ cho thi công khi mất điện.
Trang 1BIỆN PHÁP THI CÔNG, LẮP DỰNG Gói thầu số 08: Cung cấp, lắp đặt Gióng, lan can
Dự án: Tổ hợp các Trang trại Bò sữa công nghệ cao - GĐ2
Địa điểm xây dựng: Thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
I Mô tả công việc:
Gói thầu số 08 cung cấp, lắp đặt Gióng, lan can gồm tổ hợp nhiều hạng mục kết cấu thép của các nhà khác nhau, tuy nhiên biện pháp lắp dựng là tương đương nên Nhà thầu chỉ đưa ra biện pháp lắp dựng của hạng mục có khối lượng và kết cấu phức tạp, các hạng mục còn lại được áp dụng tương tự
Lắp dựng kết cấu thép các hạng mục có các đặc điểm đặc trưng sau: Kết cấu cột thép, dầm , vì kèo
và xà gồ làm bằng thép Chiều cao công trình lớn, tuy nhiên khẩu độ khung trung bình cho nên việc lắp dựng kết cấu thép cần đảm bảo tuyệt đối an toàn và chính xác
II Đặc điểm quy mô công trình
- Chuồng bò 2,3,6,7,8,9,10,11 với quy mô diện tích sàn = 44.120m2
- Chuồng bê số 5 với quy mô diện tích sàn =1900m2
- Nhà vắt sữa số 4 với quy mô diện tích sàn = 2.410m2
- Bể ủ cỏ có mái che 14 với quy mô diện tích sàn = 5.180m2
- Nhà chứa phân 17 với quy mô diện tích sàn = 1.633m2
- Gara 20 với quy mô mô diện tích sàn = 405m2
Khung thép tiền chế bao gồm: Cột, dầm sàn, dầm kèo, giằng, bản mã liên kết, xà gồ mái, bu lông liên kết
Với năng lực và kinh nghiệm của Công ty CP Đầu tư và xây dựng Việt Nam - Vicco đảm bảo thực hiện tốt các khối lượng công việc của gói thầu, bảo đảm chất lượng và tiến độ thi công
PHẦN II: PHẦN GIA CÔNG CHẾ TẠO
A CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO
Trang 2Công nghệ sản xuất kết cấu thép khung nhà thép tiền chế được tiến hành theo một quy trình chế tạo như sau:
Vật tư => Gia công phôi => Gá lắp dựng hình => Hàn tổ hợp, lắp ráp => Làm sạch, hoàn thiện, nhúng mã kẽm => Xuất xưởng
Qua mỗi giai đoạn gia công đều được nghiệm thu chuyển bước
DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT KẾT CẤU THÉP
B MÔ TẢ QUY TRìNH
1 Chuẩn bị vật liệu:
- Nguyên liệu chính: Các loại thép tấm, thép hình, tôn lợp, xà gồ theo đúng tiêu chuẩn thiết kế
Vật tư
Gia công phôi (Máy cắt dầm – Máy cắt tự động)
Gá tổ hợp trên máy chuyên chụng
Đột lỗ, khoan
Hàn tự động, hàn CO2 – hàn 6 mỏ
Lắp ráp bán thành phẩm
Lắp ráp tổng thể - Kiểm tra – Hiệu chỉnh
Làm sạch, nhúng mạ
kẽm
Bao kiện, nhãn mác
Xuất xưởng
Trang 3- Nguyên liệu phụ: Que hàn, thuốc, dây hàn, ôxy + gas, sơn
Căn cứ vào bản vẽ thiết kế các sản phẩm, nhiệm vụ của công đoạn này là xác định kích thước phôi chuẩn, lấy dầu chính xác và đảm bảo tiết kiệm nhất trên các tấm thép tiêu chuẩn 1.5 x 6m, hoặc thép U, I, L…
2 Gia công phôi
Sau khi lấy dấu các loại thép được đưa sang gia công cắt phôi và tạo hình Tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm
mà có các hình thức gia công phù hợp:
- Cắt thép tấm trên các máy chuyên dùng
- Cắt thép góc trên máy cắt đột hoặc máy cưa
- Những thép hình cỡ lớn: Cắt bằng máy cắt O2 + gas tự động
- Gia công cơ khí: căn cứ vào bản vẽ thiết kế và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm các chi tiết phôi liệu sau khi được cắt tạo hình có thể phải qua các khâu gia công cơ khí để khoan, tiện, mài…
- Tất cả các chi tiết sau khi cắt phôi đều được mài làm cùn bavia, cạnh sắc trước khi đưa sang nguyên công
gá tổ hợp
3 Hàn tổ hợp, lắp ráp:
Đây là công đoạn chính của quá trình sản xuất, gồm 5 bước cơ bản
Bước 1: Các chi tiết bản bụng và cánh dầm được gá lắp trên máy gá và hàn đính chuyên dụng
Bước 2: Hàn tổ hợp dầm thép trên máy hàn tự động chuyên dùng dưới lớp thuốc bảo vệ hoặc hàn bằng máy hàn CO2, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của mối hàn
Bước 3: Chuyển kết cấu đã hàn tổ hợp sang công đoạn nắn thẳng bằng máy nắn chuyên dụng
Bước 4: Sau khi đã nắn chỉnh các kết cấu hàn tổ hợp, tiến hành gá, hàn hoàn thiện các bản mã liên kết, kiểm tra độ chính xác của cấu kiện
Bước 5: Lắp ráp tổng thể kết cấu và thiết bị, kiểm tra theo thiết kế, hoàn thiện và tinh chỉnh sản phẩm, đối với kết cấu có kích thước, khẩu độ lớn sau khi hoàn thiện sẽ được tách thành nhiều đoạn để thuận lợi trong vận chuyển, sau đó sẽ được khuếch đại lắp đặt tại công trình
4 Làm sạch – Mạ nhúng kẽm - Bao kiện:
Sản phẩm kết cấu sau khi được kỹ thuật nghiệm thu đạt các yêu cầu thông số kỹ thuật được chuyển sang công đoạn làm sạch bề mặt trước khi nhúng mã kẽm Tại xưởng này có máy phun hạt kim loại làm sạch bề mặt kết cấu theo yêu cầu thiết kế
Các xỉ kim loại hàn còn sót lại sau khi làm sạch bằng thiết bị phun hạt kim loại sẽ được đục loại bỏ sau đó thổi sạch bằng khí nén áp lực cao trước khi nhúng mã kẽm
T rong vòng 4h sau khi làm sạch bề mặt phải tiến hành nhúng mã kẽm Sau khi đủ thời gian theo quy trình nhúng mã kẽm Kiểm tra lần cuối và viết phiếu nghiệm thu trước khi xếp bao kiện
Toàn bộ số lượng kết cấu, chi tiết, thiết bị và phụ kiện đi kèm được liệt kê ghi số ký hiệu đầy đủ trong tài liệu hướng dẫn lắp đặt, sử dụng Các chi tiết lẻ như bu lông liên kết, ốc vít… được đóng bao kiện theo từng chủng loại, số lượng, quy cách Các khung nhà sản xuất theo tiêu chuẩn có thể đóng kiệm, sắp xếp theo thứ tự cẩu chuyển Đối với những thiết bị đơn lẻ, thì tập hợp đồng bộ từng cùm thiết bị theo thiết kế
Tất cả được tuân theo quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt của nhà máy
PHẦN III: PHẦN THI CÔNG LẮP DỰNG
Trang 4I CÔNG TÁC CHUẨN Bị:
1.1 Chuẩn bị mặt bằng
Nhận bàn giao tim mốc từ chủ đầu tư, các điểm này sẽ là cơ sở để triển khai các công việc trắc đạc
kế tiếp và cơ sở nghiệm thu lâu dài
Làm văn bản bàn giao tim cốt được tiến hành giữa chủ đầu tư và nhà thầu
Việc thu dọn trước lúc thi công là yếu tố quyết định độ ổn định lâu dài của công trình Giúp cho công tác trắc đạc chính xác, chú ý đảm bảo vệ sinh môi trường Trước khi tiến hành lắp đặt công trình, Nhà thầu chúng tôi lập tổng mặt bằng thi công (BVTC) Trên tổng mặt bằng thi công phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng:
1.2 Bố trí các khu vực chứa vật liệu, lán trại:
Căn cứ vào tình hình thực tế của hạng mục công trình thuộc địa bàn công trình, để giám sát và thi công công trình có hiệu quả cao đảm bảo an toàn, an ninh trật tự và bảo vệ môi trường cũng như tiến độ thi công của nhà thầu
Nhà thầu dự kiến mượn khu đất trống ở ngoài vị trí nhà xưởng để bố trí nơi làm việc cho ban chỉ huy công trường, kho bãi vật tư và tập kết vật liệu
- Điện phục vụ thi công: Nhà thầu chủ động liên hệ với Chủ đầu tư, cơ quan chức năng sở tại để xin đấu nối điện thi công (làm các thủ tục, hợp đồng mua điện) Ngoài ra còn bố trí 02 máy phát điện dự phòng 250kVA phục vụ cho thi công khi mất điện
Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng điện, tại cầu dao tổng bố trí tại nhà trực công trường có lắp aptômát để ngắt điện khi bị chập, quá tải
- Nước phục vụ sinh hoạt: Nhà thầu chủ động làm việc với Chủ đầu tư và Cơ quan chủ quản để xin đấu nối nguồn nước sinh hoạt Nước được lấy từ nguồn nước gần công công trường, đầu họng nước nhà thầu lắp đồng hồ đo để xác định lượng nước sử dụng Trong trường hợp nguồn nước sinh hoạt có sẵn tại công trường không đủ để phục vụ sinh hoạt và thi công, chúng tôi tiến hành khoan giếng, xây dựng bể lọc nước, dàn mưa, tiến hành kiểm định chất lượng nước đảm bảo các quy định về nước thi công theo qui phạm
- Bãi tập kết các vật tư, cấu kiện: Được quy hoạch gần chân các hạng mục công trình, là nơi tập kết các cấu kiện chế tạo sẵn trong xưởng Các vị trí này gần đường thi công thuận tiện cho các phương tiện vận chuyển Khu vực này được chuẩn bị các loại bạt che
Để bảo đảm an toàn cho khu vực thi công Nhà thầu sẽ dựng lán trại Tất cả được bố trí gọn gàng, thuận tiện nhất cho sản xuất và không ảnh hưởng tới việc khác của Chủ Đầu tư và Nhà thầu chính
Sau giờ làm việc Nhà thầu chỉ bố trí tổ bảo vệ ở lại công trường thực hiện nhiệm vụ còn lực lượng cán bộ công nhân viên của Nhà thầu sẽ được bố trí hợp lý cho việc thi công và công việc khác của Chủ đầu tư
1.3 Vật tư, trang thiết bị:
Vật tư phần kết cấu khung chính phải được tập kết trên đầy đủ trong lòng nhà để tổ hợp và thuận tiện cho công tác cẩu lắp Toàn bộ vật liệu phải được kê kích và che chắn cẩn thận sao cho không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Thiết bị mang xuống công trường phải đảm bảo còn hoạt động tốt và an toàn cho người sử dụng
1.4 Nhân lực, thiết bị:
Trang 5Công nhân thực hiện công tác lắp dựng phải có mặt tại công trường trước khi vật liệu đến công trường
Toàn bộ công nhân đều phải được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động như: Quần áo bảo
hộ, giầy, mũ cứng…
Khi làm việc trên cao phải đảm bảo dây an toàn luôn được móc vào vị trí chắc chắn để khi xảy ra bất kỳ sự cố nào vẫn luôn giữ được an toàn cho người lao động
Phải được phổ biến về an toàn lao động và nội quy công trường trước khi bắt đầu triển khai công việc
Một số máy móc, thiết bị chính sử dụng cho công trình:
+ Cẩu 12- 25T số lượng 02 cái: Dùng trong việc lắp dựng khung
+ Cẩu tự hành 08-10 tấn 04 cái
+ Giàn giáo thép: 35 bộ
+ Xe đẩy tôn trên mái: 03 bộ
+ Thang thép lên mái: 03 bộ
+ Thiết bị kiểm tra lực siết: 01 cái
+ Dây an toàn 2 móc: 150 cái
+ Quần áo BHLĐ: 150 bộ
+ Mũ cứng: 150 cái
+ Dây cáp cứu sinh D8-D10: 1.000m
+ Lưới an toàn: 1.000m2
+ Bảo hộ an toàn cá nhân
+ Búa tạ, cà lê, mỏ lết….đồng bộ
Nhân lực chuẩn bị cho công trường:
Quản lý chung: 02 cán bộ
Chỉ huy công trưởng: 2cán bộ
Cán bộ kỹ thuật thi công: 06 cán bộ
Công nhân lắp dựng: 100 đến 150 công nhân thợ lành nghề
1.4 Cẩu hạ hàng và chuẩn bị lắp dựng:
- Toàn bộ vật tư được vận chuyển đến công trường trước khi lắp dựng ít nhất 01 ngày, việc cẩu hạ hàng được sử dụng bằng cẩu tự hành hoặc cẩu chuyên dụng do nhà thầu tự chuẩn bị Sau khi việc hạ hàng hoàn tất tiến hành công tác vệ sinh, kết cấu và tổ hợp
- Các cấu kiện không được lắp đặt trực tiếp lên mặt nền nhà xưởng mà phải được đặt trên gỗ kê cách mặt đất tối thiểu 10cm
- Các cấu kiện chưa lắp dựng đến ngay phải được che phủ bằng bặt nhựa
- Cẩu thực hiện việc lắp dựng phải đảm bảo đủ tải, đủ tầm với và còn trong thời gian được phép vận hành (có giấy phép đăng kiểm còn thời hạn)
- Công nhân lái cẩu phải có chứng chỉ vận hành thiết bị do cơ quan có thẩm quyền cấp
II BIỆN PHÁP THI CÔNG
2.1 Biện pháp thi công tổng thể:
Trang 6Trình tự thi công như sau:
- Tập kết hàng hoá tại mặt bằng công trường
- Lắp dựng cột
- Lắp dựng vì kèo khung nhà xưởng, lắp dựng hoàn thiện các kết cấu phụ như giằng, xà gồ Vệ sinh trước khi lợp tôn
- Lợp tôn mái và tôn bao che
2.2 Biện pháp thi công chi tiết:
2.2.1 Lắp dựng bu lông neo đỉnh cột:
* Công tác chuẩn bị:
Toàn bộ bu lông neo trước khi lắp phải được kiểm tra chính xác, kiểm tra ren xem có bị hỏng ren hay không, và được vệ sinh sạch sẽ trước khi lắp đặt
Kiểm tra mã dưỡng trước khi cho định vị bu lông, đảm bảo không cong vênh, móp méo
* Lắp đặt bu lông neo:
- Lắp đặt giàn giáo chuẩn bị cho công tác thi công lắp đặt bu lông neo
- Kiểm tra, định vị tim, cốt trong mỗi cụm và các cụm theo bản vẽ thiết kế lắp dựng Sử dụng máy kinh vĩ, máy thuỷ bình hoặc máy toàn đạc điện tử để thực hiện
- Bu lông sau khi được định vị đúng vị trí trong bản dưỡng bu lông, dùng thép tròn D8 hoặc D10 hàn cố định tạm cụm bu lông với thép chủ trong dầm, cột
- Bu lông neo phải được đặt vuông góc với mặt chịu lực thiết kế lý thuyết (mặt bản mã đế kèo)
- Sau khi căn chỉnh xong, cố định chắc chắn các cụm bu lông với thép chủ, với ván khuôn để đảm bảo bu lông không bị chuyển vị, dịch chuyển trong suốt quá trình đổ bê tông
- Dùng ni lông hoặc bạt để bọc bảo vệ ren bu lông móng khi đã lắp dựng xong để tránh bị hỏng ren khi đổ bê tông
- Lập bảng kiểm tra, nghiệm thu mặt bằng tim, cốt bu long móng đã lắp dựng
Yêu cầu về sai số cho phép trong lắp đặt bu lông móng:
Sai lệch khoảng cách từ tim đến tim trong một cụm bu lông <= 3mm
Sai lệch khoảng cách từ tim đến tim trong hai cụm bu lông cạnh nhau <= 6mm
Sai lệch khoảng cách từ tim một cụm bu lông đến đường tim trục
công trình đi qua riêng cụm bu lông đó
<= 3 mm
2.2.2 Lắp đặt khung nhà xưởng:
a Phương pháp lắp ghép
Đây là công trình kết cấu thép có khẩu độ lớn, với nhân lực, phương tiện hiện có và kinh nghiệm nhà thầu, nhà thầu lựa chọn phương pháp lắp ghép đồng bộ với ưu điểm tiết kiệm đường di chuyển của cần trục và đẩy nhanh được tiến độ thi công
b Lắp dựng cột thép:
* Công tác chuẩn bị:
Trước khi lắp dựng cột, kiểm tra lại vị trí của các móng, mặt tựa và bu long neo, kiểm tra vị trí móng bằng máy trắc địa đúng cao độ thiết kế trong móng bê tông
Trang 7Cột vận chuyển đến hiện trường được bố trí trong miền hoạt động của cần trục lắp ghép, cột được đặt nằm trên các khúc gỗ kê, đầu cột cao hơn chân khoảng 15cm
Trên thân cột và chân đế vạch sẵn những đường tim và dấu cao trình để sau này kiểm tra vị trí của cột Trên cột lắp sẵn các thang và sàn công tác để thực hiện liên kết dầm và dàn mái sau này
- Cáp nâng:
Theo tính toán khối lượng cấu kiện ở trên thì khối lượng lớn nhất, theo tính toán là: 1.600kg (bao gồm cấu kiện nặng nhất và các dụng cụ neo đỡ, treo buộc)
=> Trong quá trình thi công có thể sử dụng 1 trong 2 loại cáp sau:
B1 Chọn cáp mềm cấu trúc 6x37+1 có các thông số:
+ Đường kính cáp: d = 20mm
+ Trọng lượng mét cáp dài: q = 1,65kg/m
+ Lực làm đứt dây cáp: Nkđ = 22.700kg
+ Cường độ chịu kéo của sợi thép: R = 162kg/mm2
B2 Chọn cáp vải có thông số:
+ Bản rộng cáp: B = 100mm
+ Sức nâng thẳng: Q = 4.000kg
+ Lực làm đứt dây cáp: Nkđ = 24.000kg
* Lắp cột vào móng:
Cột có trọng lượng lớn nhất 1.600kg
Nhà thầu dùng cần trục loại xe cẩu cần đẩy thuỷ lực 20- 25T cẩu lắp cột theo phương pháp kéo lê, cáp treo buộc ở ngang dưới đầu cột, chỗ buộc có đệm gỗ hoặc cao su để dây cáp không bị uốn gẫy Cần trục nâng đầu cột lên cao, trong khi đó chân cột được kéo lê trên nền Khi cột được nâng lên và đứng thẳng thì cũng đúng trên vị trí lắp, từ từ hạ cột vào vị trí bu lông chờ
Kiểm tra độ thẳng đứng của cột bằng dọi từ theo các đường tim đã ghi sẵn trên cột
Nhà thầu dự kiến dùng 01 cần trục để lắp cột và kèo
Sau khi đã kiểm tra tim, cốt của cột xong thì xiết chặt bu lông neo đảm bảo giữ cột đứng ổn định tạm nhưng đồng thời phải dùng dây neo cột dọc hàng cột, các dây neo cố định vào các cọc neo và các móng bên cạnh
Lắp cột trục (1) trước, tiếp đến lắp cột trục (2), (3)…
c Lắp đặt hệ giằng cột
Sau khi lắp dựng một gian cột Tiến hành căn chỉnh tim cốt, độ thẳng đứng của cột Tiến hành lắp
hệ giằng theo thiết kế, đảm bảo độ ổn định của nhà
d Lắp dựng dầm và kèo:
* Công tác chuẩn bị:
Trước khi lắp dựng dầm, vì kèo, kiểm tra lại vị trí tim trục, cao độ của bu lông đỉnh cột bằng máy trắc địa đúng theo thiết kế
* Tính toán, chọn cẩu lắp dựng:
- Trọng lượng kèo lớn nhất: Trọng lượng lớn nhất một hệ dầm vì kèo sau khi khuyếch đại là 5.600kg Căn
cứ vào thực tế thi công, Nhà thầu chọn phương tiện cẩu và thiết bị cẩu như sau:
Trang 8- Cáp nâng:
Theo tính toán khối lượng cấu ở trên thì khối lượng lớn nhất, theo tính toán là: 5.600kg (bao gồm cấu kiện nặng nhất và các dụng cụ neo đỡ, treo buộc)
=> Trong quá trình thi công có thể sử dụng 1 trong 2 loại cáp sau:
E1 Chọn cáp mềm cấu trúc 6x37+1 có các thông số:
+ Đường kính cáp: d = 20mm
+ Trọng lượng mét dài cáp: q = 1,65kg/m
+ Cường độ chịu kéo của sợi thép: R = 162kg/mm2
E2 Chọn cáp vải có thông số:
+ Bản rộng cáp: B = 100mm
+ Sức nâng thẳng: Q = 4.000kg
+ Lực làm đứt dây cáp: Nkđ = 24.000kg
- Chọn cẩu trục:
Chọn cẩu trục 12-25T có các thông số như sau (theo tài liệu đính kèm) đáp ứng các điều kiện lắp dựng dầm
vì kèo
* Cẩu lắp dầm, vì kèo:
Sau khi kiểm tra các thiết bị an toàn, tiến hành lắp dầm, vì kèo từ dầm hồi, sau khi cẩu lắp dầm, kèo vào đúng vị trí thiết kế, dầm được cố định tạm bằng các dây neo, các dây neo này một đầu buộc vào dầm kèo, một đầu neo xuống móng và các cọc neo, bắt bu lông cố định tạm, tiếp đó lắp đến kèo thứ 2 Sau khi lắp kèo thứ 2 phải tiến hành liên kết kèo đó vào kèo lắp trước các toàn bộ các thanh xà gồ mái, các thanh giằng mái, thanh chống kèo
Kiểm tra toàn bộ kích thước gian cứng đạt yêu cầu thì tiến hành siết chặt bu lông cố định các bộ phận, sau đó mới được tháo dỡ các dây neo của dàn đầu tiên Các phần tiếp theo chỉ cần liên kết vào các phần đã lắp trước bằng các thanh xà gồ, giằng tạm
Toàn bộ bu lông liên kết phải được xiết chặt đảm bảo đủ lực Bảng tra lực xiết theo bảng sau đây:
Size
bulong
Trang 9M8 13 7 9,3 12 12 16 19 25 35 41
e Lắp dựng hệ xà gồ:
Toàn bộ xà gồ công trình phải đảm bảo không bị cong vênh, bulong liên kết phải được siết chặt
Xà gồ được đưa lên bằng phương pháp kéo tay, sử dụng bulong M12 để liên kết hệ xà gồ và giằng xà gồ
*Toàn bộ công tác lắp dựng tại các khu vực trên có thể sử dụng cẩu KATO 25T để thực hiện
Trong quá trình lắp dựng kèo và xà gồ công nhân làm trên cao phải luôn được móc dây an toàn vào hệ thống dây cứu sinh trên kèo hoặc giàn giáo
Việc leo trèo trên mái bắt buộc phải có hệ giàn giáo (với điều kiện đất nền base đạt yêu cầu về độ chặt) hoặc sử dụng thang dây
Sau khi việc lắp xà gồ và các hệ giằng hoàn thành, việc lắp lưới an toàn phải được thực hiện để chuẩn bị cho công tác lắp ti giằng và tôn lợp
f Lợp mái và các phụ kiện:
Tôn lợp được vận chuyển và cán ngay tại công trình
Tôn được chuyển lên mái bằng cẩu trục và di chuyển đến vị trí lắp đặt bằng xe goòng
Tấm tôn liên kết với xà gồ bằng các vít sao cho mái phẳng đảm bảo kín khít, các ke diềm phụ kiện phải phẳng không dột đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật
Trang 10Công nhân tham gia thi công lợp tôn, và phụ kiện phải có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ làm việc trên cao, phải được trang bị kiến thức huấn luyện an toàn lao động
Hướng lợp của tôn phải ngược với hướng gió chủ đạo của khu vực nơi đặt công trình
g Hoàn thiện:
Sau khi lắp dựng xong toàn bộ công trình, nhà thầu tiến hành vệ sinh toàn bộ kết cấu làm bẩn trong quá trình thi công Siết chặt lại và kiểm tra toàn bộ hệ thống bulong trong công trình
III BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ NGHIỆM THU KỸ THUẬT TRÊN CÔNG TRƯỜNG:
3.1 Tổ chức quản lý:
Nhà thầu dự kiến thiết lập hệ thống quản lý chất lượng (KCS) từ Nhà máy tới các đội sản xuất Tại phòng Kỹ thuật nhà thầu bố trí kỹ sư chuyên trách làm công tác kiểm tra chất lượng (KCS) Dưới các tổ chức đều có các cán bộ chuyên trách
3.2 Công tác nghiệm thu kiểm tra chất lượng, kỹ thuật trên công trường:
3.2.1 Công tác nghiệm thu chất lượng:
a/ Công tác nghiệm thu cần được tiến hành theo đúng quy định của Nhà nước về công tác nghiệm thu kết cấu thép Khi nghiệm thu cần có đủ các tài liệu sau:
+ Có bản vẽ thiết kế chi tiết đầy đủ
+ Nhật ký thi công
+ Biên bản thí nghiệm vật liệu, kiểm tra không phá huỷ mối hàn
b/ Khi tiến hành công tác nghiệm thu cần:
Kiểm tra mức độ hoàn thành công việc theo yêu cầu của thiết kế và quy phạm thi công về nghiệm thu xây dựng
Nghiên cứu nhật ký thi công và các bản ghi chép
Khi nghiệm thu phải lập biên bản ghi rõ tất cả các khuyết điểm được phát hiện trong quá trình nghiệm thu, ghi rõ thời hạn cần phải sửa chữa và đánh giá chất lượng công việc
IV AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
4.1 An toàn lao động:
Tất cả các công việc đều phải tuân thủ:
“Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN5308-91”
“Tập hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn thiết bị nâng TCVN 4244-86”
a Đối với cán bộ, công nhân viên trên công trường:
Ban chỉ huy công trường: Chỉ huy công trình, đội trưởng, tổ trưởng tổ sản xuất, cán bộ chuyên trách an toàn lao động phải thực hiện đầy đủ, đúng chế độ trách nhiệm về bảo hộ lao động theo quy định hiện hành Công nhân làm việc trên công trường: Phải đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khoẻ, được học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động phù hợp với ngành nghề của bản thân, được trang bị đầy đủ các phương tiện đã được cấp phát như: dây đeo an toàn khi làm việc trên cao, mang mũ bảo hiểm, đi giầy, mặc quần áo bảo hộ lao động
b Đối với công tác thi công cơ giới: