1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề cương Duoc lam sang CD duoc k2

14 780 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 157 KB

Nội dung

đề cương môn Dươc lâm sàng Câu 1: Liệt kê 3 nhóm nguyên nhân gây ra ADR? Phân tích nguyên nhân thiếu máu bất sản do cloramphenicol? Trả lời • 3 nhóm nguyên nhân gây ra ADR là: Liên quan đến bào chế ( gặp ở cả 2 typ) + Phản ứng bất lợi typ A: Hàm lượng thuốc Tốc độ giải phóng hoạt chất: tốc độ giải phóng hoạt chất cao có thể gây ADR tại chỗ hoặc toàn thân + Phản ứng bất lợi typ B: Sự phân hủy các thành phần dược chất Tác dụng của các tá dược có trong thành phần dược phẩm Tác dụng của các sản phẩm phụ trong quá trình tổng hợp hóa học dược chất Liên quan đến sự thay đổi dược động học ( gặp nhiều ở typ A) + Gây ra phản ứng bất lợi của thuốc typ A:

Trang 1

DƯỢC LÂM SÀNG Đối tượng: Cao đẳng Dược K2

*** Marie Mỹ Duyên ***

Câu 1: Liệt kê 3 nhóm nguyên nhân gây ra ADR? Phân tích nguyên nhân thiếu máu bất sản

do cloramphenicol?

Trả lời

 3 nhóm nguyên nhân gây ra ADR là:

- Liên quan đến bào chế ( gặp ở cả 2 typ)

+ Phản ứng bất lợi typ A:

Hàm lượng thuốc

Tốc độ giải phóng hoạt chất: tốc độ giải phóng hoạt chất cao có thể gây ADR tại chỗ hoặc toàn thân

+ Phản ứng bất lợi typ B:

Sự phân hủy các thành phần dược chất

Tác dụng của các tá dược có trong thành phần dược phẩm

Tác dụng của các sản phẩm phụ trong quá trình tổng hợp hóa học dược chất

- Liên quan đến sự thay đổi dược động học ( gặp nhiều ở typ A)

+ Gây ra phản ứng bất lợi của thuốc typ A:

 Hấp thu: những khác biệt về lượng thuốc được hấp thu vào máu làm thay đổi sinh khả dụng và có thể gây ra ADR Những yếu tố ảnh hưởng sinh khả dụng của thuốc gây ra các ADR bao gồm:

o ảnh hưởng của thức ăn

o nhu động dạ dày ruột:

o chuyển hóa ở vòng tuần hoàn đầu qua gan

o do yếu tố chủng tộc

o do tương tác thuốc

 phân bố: khả năng phân bố của thuốc phụ thuộc vào tỷ lệ liên kết của thuốc với protein huyết tương hoặc với protein của tổ chức <mô>

o tỷ lệ thuốc liên kết với protein huyết tương:

o khả năng gắn thuốc với mô

 Chuyển hóa thuốc: tốc độ chuyển hóa giảm có thể dẫn đến tích lũy thuốc và tăng nguy

cơ ADR typ A Tốc độ chuyển hóa thuốc khác biệt lớn giữa các cá thể do ảnh hưởng của môi trường hoặc di truyền, tuổi tác hoặc bệnh lý, các quá trình bị ảnh hưởng là oxy hóa, thủy phân và acetyl hóa:

o oxy hóa ở tiểu thể: sự oxy hóa thuốc xảy ra chủ yếu ở gan bởi hệ enzym cyt450

o các phản ứng thủy phân

o acetyl hóa

Trang 2

 Thải trừ: những thay đổi trong thải trừ thuốc có thể là nguyên nhân quan trọng gây nên ADR typ A giảm thải trừ làm tăng tích lũy thuốc và nguy cơ gây độc tính do tăng nồng độ thuốc tại mô và huyêt tương

o giảm khả năng lọc của cầu thận

+ Gây nên phản ứng bất lợi của thuốc typ B

Sự liên kết của các chất chuyển hóa có hoạt tính của thuôc có thể gây ră độc trực tiếp hoặc gây độc trung gian miễn dịch Cơ chế gây ADR có thể do sự liên kết của chất chuyển hóa với một protein của cơ thể, phức hợp tạo thành có thể dẫn tới hoại tử tế bào <tác dụng gây độc trực tiếp> hoặc các chất chuyển hóa tác dụng như một hapten và tham gia vào một phản ứng miễn dịch

- Liên quan đến sự thay đổi dược lực học do các yếu tố di truyền và bệnh lý ở bệnh nhân dẫn đến thay đổi sự nhạy cảm của cơ quan đích đối với thuốc ( gặp nhiều ở typ B)

+ phản ứng bất lợi typ A liên quan đến thụ thể thuốc:

o về tính nhạy cảm với thụ thể

o về số lượng thụ thể

+ phản ứng bất lợi typ A liên quan đến cơ chế điều hòa sinh lý

+ phản ứng bất lợi typ B

o các nguyên nhân về gen: thiếu máu tan máu ở những người thiếu men G6pD của hồng cầu, methemoglobin máu do di truyền, rối loạn chuyển hóa porphyrin

o tăng nhiệt độ cơ thể < thân nhiệt> ác tính

o vàng da ứ mật do dùng thuốc tránh thai đường uống

o thiếu máu bất sản do cloramphenicol: dạng thiếu máu do giảm hồng cầu lưới, dạng thiếu máu bất sản

 Nguyên nhân thiếu máu bất sản do cloramphenicol là:

- Cloramphenicol nhỏ mắt có thể hấp thu qua hệ mạch máu ở kết mạc Mặt khác, một phần thuốc chuyển vào hệ ống dẫn mũi - hầu (vì thế người sử dụng có thể cảm nhận vị đắng của thuốc sau khi nhỏ mắt) rồi vào ống tiêu hóa để hấp thu

- Cloramphenicol có thể gây ra giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt hoặc thiếu máu bất sản Có 2 dạng ADR:

+ Dạng thiếu máu do giảm hồng cầu lưới: phụ thuộc liều lượng, thường hồi phục khi nguwffng thuốc Cơ chế là do thuốc ức chế tổng hợp protein ở ty thể hồng cầu lưới của người bệnh

+ Dạng thiếu máu bất sản: có tính chất đặc ứng, có thể có nguyên nhân là: bất thường

về gen trong quá trình tổng hợp AND; dạng đặc ứng có thể gặp ngay ở liều rất thấp và ngay khi dùng thuốc lần đầu tiên nhưng cũng có thể xuất hiện sau khi ngừng thuốc nhiều tuần, nhiều tháng và không hồi phục

Trang 3

Cần được ngừng thuốc ngay lập tức khi gặp thiếu máu, bất kể là dạng nào khi sử dụng cloramphenicol

Câu 2: Phân biệt 2 loại sinh khả dụng? Lấy ví dụ minh họa?

Trả lời

 Sinh khả dụng tuyệt đối

- Sinh khả dụng tuyệt đối là tỉ lệ trị số AUC thu được khi đưa thuốc ngoài đường tĩnh mạch ( thông thường là đường uống) so với trị số AUC đưa qua đường tĩnh mạch của cùng một thuốc

F% tuyệt đối = AUC p.o / AUC I.V x D I.V / D p.o x 100

- Nếu thuốc được đưa qua đường tĩnh mạch (IV) thì F=1

- Nếu thuốc đưa vào bằng đường khác (ngoài đường TM) thì luôn có một lượng bị tổn hao khi đi từ vị trí hấp thu vào máu hoặc bị mất hoạt tính khi qua gan, do đó F luôn <

1

- Đối với thuốc không thể dùng đường TM, người ta có thể dùng dạng thuốc lỏng ( dung dịch, hỗn dịch uống) để so sánh

- SKD của 1 thuốc đạt > 50% có thể chấp nhận đc

- SKD > 80% thì có thể coi khả năng xâm nhâp thuosc uống vào máu xấp xỉ đường tĩnh mạch

- SKD < 50% thì dạng thuốc uống thường khó đạt yêu cầu điều trị bệnh nặng, những

TH này liều uống thường phải lớn hơn liều tiêm rất nhiều

VD:

 Sinh khả dụng tương đối

Sinh khả dụng tương đối là tỉ lệ so sánh giữa hai giá trị sinh khả dụng của hai chế phẩm có cùng hoạt chất, cùng hàm lượng, cùng dạng bào chế nhưng của hai hãng sản xuất khác nhau

F% tuơng đối = F% của hãng A / F% của hãng B

Thực chất khi so sánh người ta sử dụng 2 chế phẩm ở cùng mức liều Do đó:

F% (A/B) = AUC của hãng A / AUC của hãng B x 100

SKD tương đối thừng sử dụng nhằm so sánh thuốc của 1 nhà sản xuất nào đó với 1 dạng thuốc đang lưu hành có uy tín trên thị trường (thường là dạng uống) hoặc của 1 dạng viên với thuốc uống dạng lỏng

VD:

Trang 4

Câu 3: So sánh khả năng bài xuất Cephalexin và Theophylin trong trường hợp bệnh nhân có

những tổn thương nặng về chức năng thận? Nêu ý nghĩa của trị số Clearance?

Trả lời

 So sánh khả năng bài xuất Cephalexin và theophylin trong trường hợp BN có những tổn thương nặng về chức năng thận:

- Theophylin có Cl toàn phần = 0,65ml/ph/kg Được biết Theophylin là thuốc được chuyển hóa 90% ở gan, có nghĩa là: Cl gan xấp xỉ 0,59ml/ph/kg

Nếu tính cho 1 người có trọng lượng 50kg thì Cl gan xấp xỉ 0,60ml/ph/kg x 50kg = 30ml/

ph, có nghĩa là cứ sau 1 khoảng thời gian 1 phút sẽ có 30ml huyết tương đc gan lọc sạch khỏi theophylin

- Cephalexin có Cl toàn phần = 300ml/ph, chất này ít bị chuyển hóa ở gan mà chủ yếu bài xuất qua thận tới 91%, TH này, Cl thận rất quan trọng với Cephalexin: Cl thận = 300ml/ph x 0,91 = 273ml/ph

 Như vậy, trong trường hợp BN có những tổn thương nặng về chức năng thận thì khả năng bài xuất Cephalexin bị giảm rõ rệt và nguy cơ quá liều sẽ cao, trái lại với Theophylin thì sự tổn thương thận ít có nguy cơ gây độc vì thực chất chỉ có 1 lượng rất nhỏ theophylin được loại bỏ theo đường này

 Ý nghĩa trị số Clearance:

Từ trị số Cl và nồng độ thuốc đo đc trog huyết tương, ta có thể tính đc tốc độ bài xuất thuốc ra khỏi cơ thể (v):

ʋel = Cl x Cp ( mg/ph)

Trog đó: Cp: là nồng độ thuốc trog huyết tương

Cl: là độ thanh thải được xác định theo mức Cp ở trạng thái ổn định, nghĩa là khi quá trình hấp thu thuốc đã được hoàn thành Lúc này Cp = Css ( là C ở trạng thái cân bằng)

Nếu dùng thuốc theo cách truyền tĩnh mạch lien tục thì ta có thể lấy máu ở thời điểm sau khi truyền xog

Nếu thuốc được dùng theo đường uống, TB or truyền gián đoạn thì Css chỉ có thể đạt

đc sau khoảng (5 x t1/2)

- Từ trị số Cl và nồng độ thuốc đo đc trong huyết tương, ta có thể tính đc tốc độ truyền

Để duy trì nồng độ thuốc hằng định khi điều trị, tốc độ truyền phải bằng tốc độ thải trừ, như vậy: ʋel = ʋinf = Cl x Css

Đơn vị ʋ là mg/phút khi truyền lien tục

Trang 5

Câu 4: Những khác biệt về dược động học của thuốc trẻ em so với người lớn? Có thể coi trẻ

em là người lớn thu nhỏ không nếu cân nặng, chiều cao của trẻ bằng người lớn và dùng liều thuốc như nhau?

Trả lời

 Những khác biệt về dược động học của thuốc trẻ em so với người lớn: sự khác biệt chỉ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi , sau 1 tuổi hầu như không có khác biệt so với người lớn

1 Về hấp thu thuốc

+ Đường uống

-PH dạ dày trẻ em cao hơn , sự tống bóp chất chứa trong dạ dày yếu =》 ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các thuốc là acid ( aspirin, phenolbarbitl) , base yếu ( theophylin, cloroquine )

- Nhu động ruột trẻ em mạnh hơn nên tốc độ di chuyển thuốc trong ống tiêu hóa nhanh hơn =》 giảm hấp thu triệt để các thuốc dạng phóng thích chậm

- Hệ enzyme phân hủy thuốc ở trẻ dưới 6 tháng ch7wa hoàn chỉnh, do đó 1 số thuốc ở dạng este hóa như cloramphenicol palmitat không tách được gốc este ra để giải phóng thuốc ở dạng tự do được

+ Đường tiêm

- Hạn chế tiêm bắp

- Ưu tiên tiêm tĩnh mạch

+ Đường qua da : da mỏng nên khả năng thấm thuốc mạnh

- Corticoide thoa da cần thận trọng vì tác dụng gần tương đương đường toàn thân

- Không được thoa các loại tinh dầu như methol , long não lên mũi hay lên da vì có thể kích thích mạnh lên đầu mút thần kinh gây ngạt do liệt cơ hô hấp

2 Phân bố thuốc

- Thể tích phân bố (Vd) ở trẻ nhỏ cao hơn so với người lớn , do lượng albumin thấp, làm nồng độ thuốc tự do tăng lên

- Các thuốc tan nhiều trong lipid thì Vd ít khác biệt so với người lớn Ngược lại thuốc tan nhiều trong nước thì Vd cao hơn rõ rệt

3 Chuyển hóa tại gan

+ Pha 1 : là các phản ứng oxy hóa - khử, thủy phân , các phản ứng này ở trẻ dưới 1 tuổi xảy ra rất yếu vì hệ enzyme chuyển hóa thuốc chưa hoàn thiện về chất lượng và

số lượng

+ Pha 2 : các phản ứng liên hợp với acid acetic, sulfuric,glucuronic để tạo thành các chất có tính phân cực mạnh, dễ thải qua mật hoặc nước tiểu

=> Tốc độ chuyển hóa của thuốc ở trẻ dưới 1 năm đặc biệt là sơ sinh yếu hơn hẳn so với người lớn, thời gian bán thải sẽ dài hơn

- Với trẻ1 -8 tuổi tốc độ khử hoạt thuốc sẽ mạnh hơn người lớn , do đó liều thuốc tính theo cân nặng ở lứa tuổi này cao hơn so với người lớn

4 Bài xuất thuốc qua thận

- Tốc độ lọc cầu thận ở sơ sinh chỉ bằng 1/3 người lớn Đến 1 tháng tuổi thì đạt 1/2 người lớn

- Từ 9 - 12 tháng chức năng thận trẻ em hoạt động như người lớn nên không cần hiệu chỉnh liều cho đối tượng này khi dùng thuốc

 Không thể coi trẻ em là người lớn thu nhỏ nếu cân nặng, chiều cao của trẻ bằng người lớn và dùng liều thuốc như nhau được Vì “trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ”

Trang 6

nên thuốc dành cho trẻ có nhiều sự khác biệt so với thuốc dành cho người lớn và cơ thể trẻ em có đặc điểm giải phẫu, sinh lý riêng khác người lớn Do đó vấn đề sử dụng thuốc cho trẻ em, ngoài việc hiểu rõ tác dụng dược lý của thuốc còn phải đánh giá khả năng dung nạp thuốc cũng như phản ứng của cơ thể trẻ đối với loại thuốc mà

bé sẽ dùng

Câu 5: Những tương tác bất lợi khi phối hợp kháng sinh?

Trả lời

Kháng sinh (A) Thuốc phối hợp (B) Hậu quả

Aminosid

Amphotericin B Cephalothin Cyclosporin Vancomycin Cephaloridin Thuốc chống đông máu Các NSAID

Các aminosid khác

Tăng độc tính trên thận nt

nt nt nt Tăng thời gian prothrompin Tăng độc tính trên thận Tăng độc tính trên tai và thận

Các penicilin

Penicilin A

Các chất chẹn beta Allopurinol

Tăng nguy cơ choáng phản vệ Tăng tỷ lệ dị ứng da

Macrolid (trừ

spiramicin)

Erythromycin

Ergotamin và dẫn chất Thuốc tránh thai Theophylin Thuốc chống đông máu Thuốc chống động kinh Thuốc chống loạn nhịp

Hoại tử chi Viêm gan, ứ mật

Co giật, ngạt( quá liều B) Chảy máu do quá liều B

Co giật do quá liều B Loạn nhịp gây tử vong

Cloramphenicol

Muối sắt, vitamin B12 Paracetamol

Sulfonamid

Giảm tác dụng tạo máu của B Thận trọng với trẻ êm do tăng A Tăng độc tính trên hệ tạo máu Lincosamid

Thuốc mềm cơ cura Theophylin

Dễ gây ngạt hoặc liệt hô hấp Ngạt, co giật do tăng B Flouroquilonon( trừ

ofloxacin và các

chất ít chuyển hóa

qua gan)

Cimetidin Theophylin Warfin

B làm tăng nồng độ A

A làm tăng nồng độ B Alamf tăng nồng độ B

Trang 7

Doxycyclin

Retinoid Digoxin

Nguy cơ tăng áp lực sọ não Tăng nồng độ Digoxin

Rifampicin

Các chất chẹn beta Thuốc tránh thai dạng uống Wrafin

A làm giảm tác dụng B

A làm giảm tác dụng B

A làm giảm tác dụng B

Kháng sinh nói

chung

Kim loại đa hóa trị (Al, Mg…) Glucocorticoid

B làm giảm hấp thu A Bội nhiễm nấm khi dùng kéo dài

Câu 6: Phân tích 3 nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu

thuật?

Trả lời

Ba nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật là:

 Thời điểm đưa thuốc phải đúng:

- Nhất thiết phải đưa kháng sinh trước lúc rạch dao nhưng không tiêm sớm hơn 2 giờ so với thời điểm mổ

- Thời điểm đưa thuốc lquan chặt chẽ đến đường đưa thuốc, có thể đưa qua đường: TB, tiêm TM, đặt trực tràng or uống nhưng đg TM đc khuyến khích hơn cả

+ Tiêm TM

Tốt nhất là đưa thuốc sau khởi mê, ddbiet trong phẫu thuật tim – mạch, tuy nhiên có thể đưa trc thời điểm mổ khoảng 1/2h đến 1h nếu là loại ksinh phải truyền TM quãng ngắn

+ Tiêm bắp:

Dễ thực hiện, tương đối an toàn nhưng nên tiêm trc khi phẫu thuật từ 1/2 đến 1h để đạt

td tốt nhất

+ Đường trực tràng:

Thời điểm đặt thuốc phải trc lúc mổ 2h

+ Đường uống:

Chỉ nên dùng KS đường uống trong TH mổ hiên để sát khuẩn ruột cbi phẫu thuật đg tiêu hóa Trong TH này nên chọn KS ít hấp thu như neomycin Chỉ nên coi liệu pháp

KS này là hỗ trợ và vẫn nên dùng KS tiêm ngay trc khi mổ để đảm bảo nồng độ KS trong máu cao nhất là lúc rạch dao

 Đưa KS trước khi mổ là bắt buộc dù chọn đường nào thì nguyên tắc chung vẫn là bảo đảm KS có nồng độ cao nhất lúc rạch dao

 Chọn kháng sinh phải đúng

- Nên chọn loại phổ đủ rộng, có tác dụng được lên hầu hết tác nhân gây bệnh hay găp nhất trong loại phẫu thuật đó

- Thời gian bán thải không quá ngắn để có thể giảm được số lần đưa thuốc

- Phải thấm tốt vào tổ chức cần phẫu thuật

Trang 8

 Độ dài của đợt điều trị phải đúng

- Không kéo dài quá 24 giờ sau mổ

- Trong đa số trường hợp, chỉ cần 1 đến 2 liều là đủ

Số lần dùng thuốc tùy thuộc vào loại phẫu thuật, độ dài của cuộc mổ, t½ của KS chọn

Câu 7: Phân tích được ưu, nhược điểm của thuốc đưa vào cơ thể qua đường tiêu hóa?

Trả lời

Đường đưa

thuốc

Đường dưới

lưỡi

- Dễ thực hiện, an toàn vì nếu

có hiện tượng quá liều thì

có thể loại bỏ thuốc ngay

- DC hấp thu nhanh và chuyển thẳng về tim ko qua đại tuần hòa

- Khi đặt thuốc thường gây phản xạ tiết nước bọt kèm nuốt, làm 1 lượng thuốc

bị mất do trôi xuống dạ dày or ruột

- Dạng bào chế theo đường này thường đắt

- Chỉ dùng với thuốc ko gây loét niêm mạc miệng

Đường đặt

trực tràng

- Thích hợp cho những ng khó uống (sốt cao, trẻ em…) hoặc ko uống đc (tắc ruột, hôn mê, nôn nhiều)

- Thuận tiện với những thuốc

có mùi khó chịu dễ gây buồn nôn, nôn, chất kích ứng đg tiêu hóa mạnh (Clorat hydrat)

- Sinh khả dụng thất thường vì quá trình hấp thu phụ thuộc nhiều yếu tố như: + Bản chất của DC và tá dược

+ Kỹ thuật bào chế + Sinh lý trực tràng trong tgian bị bệnh

- Khó bảo quản do viên đạn dễ chảy lỏng

Đường uống - Dễ sử dụng

- An toàn hơn khi dùng đường tiêm

- Dạng bào chế có sẵn

- Rẻ hơn các loại thuốc khác (trừ 1 số TH đặc biệt)

- Sinh khả dụng dao động vì sự hấp thu thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố

+ Yếu tố sinh lý (pH dịch vị, tgian rỗng của dạ dày

+ Yếu tố con ng tạo ra: nước uống, thức ăn…

- Thời gian tác dụng xuất hiện của thuốc uống chậm hơn so với đường đưa thuốc khác ( vì vị trí hấp thu chính tại ruột non)

- Khó uống với những thuốc có mùi khó chịu

Câu 8: Trình bày nguyên tắc xử trí và các biện pháp phòng tránh dị ứng thuốc?

Trả lời

 Nguyên tắc xử trí

- Loại bỏ ngay thuốc gây dị ứng nếu đang dùng

- Xử trí các triệu chứng tùy trường hợp: thuốc trợ tim mạch, hô hấp, chống dị ứng, giảm miễn dịch

- Tăng cường chức năng gan thận bằng cách truyền dịch hoặc các thuốc phù hợp

Trang 9

- Chống bội nhiễm nếu có ( phải lưu ý chọn kháng sinh an toàn, ít gây dị ứng)

- Nâng đỡ sức khỏe cho bệnh nhân ( cung cấp dinh dưỡng, bảo đàm thân nhiệt, vệ sinh cá nhân )

 Những việc cần làm để xử trí sốc phản vệ

- Phục hồi ngay các chức năng sống

Giám sát chức năng sống ( nếu có thể làm liên tục trong suốt quá trình điều trị) Bệnh nhân được để ở tư thế nằm, đầu thấp và kê cao chân

+ Hô hấp: Bảo đảm thông khí đường hô hấp bằng cách mở thông khí quản hoặc hô hấp nhân tạo, cho thở oxy tùy tình trạng bệnh Nếu bị co thắt khí quản, dùng aminophylin + Hồi sức tim mạch: aderenalin là thuốc chủ lực Thường dùng tiêm da hoặc tiêm bắp dung dịch 1: 1000 0,3- 0,5 ml cho người lớn và 0,01 ml/kg cho trẻ em Nếu dùng đường tĩnh mạch thì dùng dung dịch 1/1000 Nếu người bệnh đang dùng thuốc chẹn beta, thì thay adrenalin bằng salbutamol hoặc isoprenalin ( kích thích cả thụ thể beta-1 và beta-2) Nếu tụt huyết áp, noradrenalin được truyền tĩnh mạch để duy trì huyết áp; sau đó có thể truyền tĩnh mạch dopamin để tăng cường hoạt động của tim, Truyền dịch NaCl 0,9%, Ringer lactac hoặc dung dịch keo như albumin 5%, hetastarch 4% cũng rất quan trọng

- Ngăn cản sự thâm nhập tiếp tục của kháng nguyên vào cơ thể

Kháng nguyên ở đây là thuốc gây phản ứng Phản ứng phản vệ có thể gặp với mọi đường tiêm thường nguy hiểm hơn

Nếu thuốc dùng đường tiêm thì phải làm châm sự thâm nhập của thuốc vào máu bằng cách đặt garo gần chỗ tiêm ( nới lỏng sau từng khoảng 10- 15 phút ) và sau đó có thê tiêm adrenalin vào ngay dưới vết tiêm của thuốc đã gây ra phản ứng nếu dùng đường tiêm trước đó là tiêm bắp hoặc dưới da ( adrenalin dung dịch nước 1: 1000 , tiêm 0,15 - 0,25

ml cho người lớn và 0,005 ml/kg cho trẻ em, tiêm dưới da)

Nếu dùng đường uống thì có thể rửa dạ dày hoặc dùng các chất hấp phụ ( than hoạt)

- Ngăn chặn phản ứng quá mận muộn bằng corticoid

Hydrocortison sodium succinat 100mg tiêm tĩnh mạch trực tiếp, sau đó cứ 2-4 giờ một lần tiếp tục tiêm tĩnh mạch 100mg pha trong NaCl 0,9%

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng thuốc nghiêm trọng nhât, dễ dẫn tới tử vong, do đó xử trí sốc phản vệ cần phải coi là một quy trình bắt buộc thành thục ở mọi cơ sỏ diều trị

Xử trí sốc phản vệ ngoài adrenalin còn rất nhiêu thuốc khác

Phần thiếu sót hay gặp khi xử trí sốc phản vệ là bỏ qua quá trình ngăn cản sự xâm nhập của thuốc vào máu, do đó sau khi xử trí thành công thì thuốc lại tiếp tục vào máu gây phản ứng Do đó việc nắm vững các bước tiến hành sẽ giúp cho việc điều trị thành công hơn

 Các biện pháp phòng tránh dị ứng thuốc

- Tuyên truyền sử dụng thuốc hợp lý an toàn cho người dân

o Không tự ý dùng thuốc

o Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng

o Khi có dấu hiệu bất thường trong khi dùng thuốc phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sỹ

o Dung thuốc đúng chỉ định đúng liều

- Phía người kê đơn

o Nắm vững tiền sử dị ứng đặc biệt là dị ứng thuốc ở người bệnh

Trang 10

o Hạn chế kết hợp nhiều thuốc

o Nẵm vững quy trình xử trí khi gặp dị ứng thuốc và sốc phản vệ

- Với dược sĩ lâm sàng

o Thông báo đầy đủ về thông tin liên quan đến ADR của thuốc

o Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng

o Hướng dẫn người bệnh cách dùng và các dấu hiệu nhận biết dị ứng thuốc

Câu 9: Phân tích được các bước cần làm nhằm thiết lập một quy trình thông tin thuốc có

hiệu quả?

Trả lời

Các bước cần làm nhằm thiết lập một quy trình thông tin thuốc có hiệu quả là:

- Bước 1: Xác định đặc điểm của người yêu cầu thông tin

Đối tượng yêu cầu thông tin khác nhau thì nội dung của thông tin trả lời sẽ khác nhau Tùy theo từng hoàn cảnh mà có thể khai thác thông tin cá nhân khác nhau, nhưng bgio cũng phải xác định các thông tin thiết yếu sau từ ng yêu cầu thông tin:

+ Nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, các kiến thức sẵn có về vấn đề yêu cầu đc thông tin + Tên, tuổi, địa chỉ, sđt, số fax, địa chỉ email… để có thể liên hệ 1 cách thuận tiện nhất

- Bước 2: Thu thập các thông tin cơ bản có liên quan từ ng yêu cầu thông tin

VD: “ Tại sao khách hàng lại yêu cầu tìm kiếm thông tin thuốc này?” Tuy nhiên, nếu đặt câu hỏi trực tiếp như vậy đa số khách hàng ko trả lời đc theo mong muốn của ng tìm tin

Vì vậy, khi txuc với khách hàng, ko chỉ đơn thuần ghi nhận câu hỏi ban đầu của họ mà còn phải khai thác 1 số thông tin lquan

Để khai thác đc thông tin lquan có hiệu quả, có thể tham khảo bảng câu hỏi chuẩn trc khi cung cấp thông tin cho khách hàng

+ Tên

+ Địa chỉ và/or sđt liên lạc

+ Cơ quan or địa chỉ nơi hành nghề ( với nvien y tế)

+ Vị trí xã hội, nghề nghiệp, hc vấn…

+ Nguồn tông tin thuốc mà họ đã tham khảo

+ Thông tin thuốc yêu cầu sẽ dùng cho BN hay nv y tế

+ Chẩn đoán bệnh, kqua xét nghiệm lquan, cấc thuốc đang dùng

+ Tính cấp thiết của câu hỏi…

Tùy theo hoàn cảnh mà ng làm công tác tư vấn ttin thuốc đưa ra câu hỏi chuyên biệt để nhận đc các thông tin cần thiết

- Bước 3: Xác định và phân loại yêu cầu cơ bản của khách hàng

Từ khi hình thành hệ thống trung tâm thông tin thuốc, đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành đánh giá hiệu quả của hoạt động thông tin Hiện nay thông tin thuốc là một hình thức dịch vụ, nên một trong những tiêu chí đánh giá cơ bản là thông tin trả lời có đáp ứng đc yêu cầu của khách hàng hay ko?

Ngày đăng: 24/06/2018, 13:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w