*Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, thị trường mở để điều tiết lượng vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại... Giải thích: Với biện ph
Trang 1MỘT SỐ NÉT CHÍNH TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 2007
ĐẾN THÁNG 10/2017.
A.
Mở đầu:
Từ cuối năm 2007 đến nay, tình hình kinh tế nước ta có những điểm nhấn quan trọng, đó tình trạng lạm phát cuối năm 2007 kéo dài tới nửa đầu năm 2008, và sau đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã tác động lớn đến các hoạt động kinh tế trong nước
Nội dung:
1 Sơ lượt về chính sách tiền tệ:
Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay
Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối
Về ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ
là cơ quan hữu trách về tiền tệ (ngân hàng trung ương hay cục tiền tệ) sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ Các công cụ để đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở
1.1 Thay đổi lãi suất chiết khấu :
Cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thông qua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở
1.2 Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc :
Các cơ quan hữu trách về tiền tệ thường quy định các ngân hàng phải gửi một phần tài sản tại chỗ mình Khi cần triển khai chính sách tiền tệ, cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi quy định về mức gửi tài sản đó
Công cụ mang tính chất hành chính này ngày nay ít được sử dụng ở các nền kinh tế thị trường phát triển
1.3 Tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở :
Trang 2Cơ quan hữu trách tiền tệ khi mua vào các loại công trái và giấy tờ có giá khác của nhà nước đã làm tăng lượng tiền cơ sở Hoặc khi bán ra các giấy tờ có giá
đó sẽ làm giảm lượng tiền cơ sở Qua đó, cơ quan hữu trách tiền tệ có thể điều chỉnh được lượng cung tiền
*)Với tình hình thực tế từ cuối năm 2007 đến nay, ta có thể chia tình hình kinh
tế nước ta thành 2 giai đoạn chính với 2 chính sách tiền tệ chính khác nhau của ngân hàng nhà nước Việt Nam
2 Giai đoạn từ cuối 2007 đến nửa đầu năm 2008:
2.1 Tình hình:
Một thời gian dài lạm phát được giữ ở mức một con số thì đến năm 2004 lạm phát lại bùng nổ ở mức cao (9,5%) và đến những tháng cuối của năm 2007, lạm phát
đã tăng lên 2 con số và đạt mức 12,6% vào tháng 12/2007 Những tháng tiếp theo của năm 2008, lạm phát tiếp tục tăng cao và đã vượt xa chỉ tiêu của Chính phủ đặt ra cho cả năm 2008 là: GDP tăng từ 6,7 – 7% và giữ CPI thấp hơn mức này Mức tăng cao của lạm phát đã dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng, sự mất giá của các khoản tiền tiết kiệm, không khuyến khích đầu tư, dù vậy, xu hướng tăng của lạm phát 3 tháng đầu năm 2008 không có dấu hiệu dừng
2.2 Một số chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong giai đoạn này:
*)Chỉ đạo các tổ chức tín dụng: kiểm soát chặt chẽ những lĩnh vực cho vay có
rủi ro cao thông qua việc:
- Siết chặt lại các điều kiện được cho vay và khống chế tổng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán không được vượt quá 20% vốn điều lệ của Tổ chức tín dụng
- Yêu cầu các Tổ chức tín dụng khống chế tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng dư
nợ cho vay bất động sản ở mức hợp lý so với tổng dư nợ và nguồn vốn cho vay
- Ban hành mới cơ chế cho vay bằng ngoại tệ của Tổ chức tín dụng theo hướng chặt chẽ hơn nhằm hạn chế cho vay đối với nhu cầu không nhất thiết phải sử dụng vốn ngoại tệ
*)Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt
buộc, thị trường mở để điều tiết lượng vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại
Trang 3và từ đó tác động lên khả năng cung vốn ngân hàng ra thị trường theo mục đích đặt
ra và thu hút mạnh tiền từ lưu thông về, cụ thể:
- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn nông thôn)
- Tăng khối lượng bán tín phiếu trên nghiệp vụ thị trường mở và phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc đối với các Tổ chức tín dụng có quy mô vốn huy động bằng VND trên 1.000 tỷ đồng (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương)
- 6 tháng đầu năm 2008, Ngân hàng nhà nước đã 2 lần thay đổi các lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu theo hướng tăng lên Điều này được thực hiện nhằm tạo hành lang lãi suất phù hợp với định hướng kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và từng bước đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền
Giải thích:
Với biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, tăng chiết khấu, Ngân hàng nhà nước đã rút về một lượng lớn tiền mặt khỏi lưu thông và từ đó giảm bớt áp lực của sự tăng lạm phát Việc rút bớt một lượng tiền mặt khỏi lưu thông được thực hiện thông qua việc siết chặt các khoản vay không hiệu quả để tập trung tăng trưởng tín dụng cho sản xuất, xuất khẩu, cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn, cho hộ chính sách và đặc biệt là đối với các dự án dang dở có hiệu quả phải đầu tư nhanh để phát huy hiệu quả
3 Giai đoạn cuối năm 2008 -2011:
3.1 Tình hình:
Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ tác động vào kinh tế Việt Nam theo nhiều kênh khác nhau Kinh tế Việt Nam trước ngưỡng cửa năm 2009 còn rất nhiều khó khăn: tốc độ tăng lạm phát ở những tháng cuối năm 2008 có giảm (mức lạm phát 11 tháng đầu năm 2008 là 20,71%, ước cả năm là 20%), song nguyên nhân gây ra lạm phát và một số yếu tố đẩy lạm phát tăng vẫn còn, hoạt động sản
xuất, kinh doanh có dấu hiệu suy giảm… Một số chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong giai đoạn này:
Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ Các biện pháp cụ thể đã được triển khai:
Trang 4- Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất và các công cụ khác
để tiếp tục hỗ trợ các Ngân hàng Thương mại có khả năng đảm bảo thanh khoản ở mức cao Ngày 20/10/2008, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai thực hiện một số biện pháp:
+ Điều chỉnh giảm dần các mức lãi suất chủ đạo (lãi suất cơ bản giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm hiện nay là 8,5%/năm,); và tiếp tục giảm các mức lãi suất trên trong tháng 12/2008 ở mức hợp lý
+ Tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng từ 5%/năm tăng lên 10%/năm;
+ Thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu Ngân hàng nhà nước dưới hình thức bắt buộc phát hành kể từ ngày 17/3/2008 theo nhu cầu rút trước hạn của các Tổ chức tín dụng
- Ban hành Chỉ thị số 05/2008/CT-Ngân hàng nhà nước ngày 9/10/2008 về một số biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tổ chức tín dụng
- Đối với việc quản lý dự trữ ngoại hối: chủ động thực hiện các biện pháp theo hướng ưu tiên cho đảm bảo an toàn và thanh khoản ở mức cao, thứ đến là sinh lời, bằng việc điều khiển các khoản đầu tư tiền gửi tại các ngân hàng sang Ngân hàng trung ương các nước phát triển
3.2 Giải thích:
Trước tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế có nguy cơ tăng trưởng chậm lại thì Ngân hàng Nhà nước đã nới lỏng tiền tệ một cách quyết liệt: giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất dự trữ bắt buộc, giảm hệ thống lãi suất nhằm cung tiền mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế để kích thích tăng trưởng
4 Giai đoạn 2011-2015
4.1 Tình hình
Bước sang năm 2011, tình hình kinh tế vĩ mô tuy đã cải thiện, nhưng tiếp tục diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán và bất động sản suy giảm mạnh Hệ thống ngân hàng phải đối mặt với những rủi ro ngày càng gia tăng, nổi bật
là rủi ro tín dụng
Trang 5Chính sách
Giảm mặt bằng lãi suất, tập trung cho vay lĩnh vực ưu tiên.
Ngân hàng nhà nước ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN yêu cầu các credit
organization ấn định lãi suất huy động bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không được vượt quá 14%/năm và đưa ra các chế tài xử lý đối với cá nhân
là người quản lý, điều hành của Tổ chức tín dụng và Tổ chức tín dụng vi phạm quy định về lãi suất
Từ năm 2012, điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, kết hợp với điều hành cung ứng tiền để điều tiết thanh khoản, tạo điều kiện cho các Tổ chức tín dụng giảm lãi suất; tiến hành dỡ bỏ trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng vào tháng
6-2012 và lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 6 tháng từ tháng 6-2013 Các mức trần lãi suất huy động và cho vay cũng được điều chỉnh giảm phù hợp với điều kiện vĩ mô, mục tiêu chính sách tiền tệ
Tính đến cuối năm 2015, Ngân hàng nhà nước đã giảm 9 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm khoảng 8,5%/năm; quy định trần lãi suất cho vay bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên thấp hơn khoảng 2-3%/năm so với lãi suất cho vay thông thường và điều chỉnh giảm từ mức 15% xuống còn 7%/năm;…
Kết quả
Với mức độ và tần suất điều chỉnh giảm lãi suất như trên, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm đáng kể, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp giảm chi phí vay vốn Mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế giảm nhanh, tỷ giá được duy trì ổn định, dự trữ ngoại hối Nhà nước đã được cải thiện đáng kể
Giải thích
Ngân hàng nhà nước điều hành chính sách tiền tệ trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh
tế khác nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đồng thời bảo đảm an toàn hệ thống các Tổ chức tín dụng Ngân hàng nhà nước đã sử dụng kết hợp hài hòa các công cụ chính sách tiền tệ nhằm khuyến khích dòng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế
5 Giai đoạn 2015-10/2017
5.1 Tình hình
Trang 6Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT)
và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2016, CSTT tiếp tục được điều hành theo hướng chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa
và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ
5.2 Chính sách
Điều hành linh hoạt công cụ lãi suất: các lãi suất điều hành (lãi suất cơ bản, lãi
suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu) được duy trì ở mức ổn định để hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng mặt bằng lãi suất huy động vẫn được giữ ổn định ở mức 6,5% cho
kỳ hạn 1 năm và 7,2% cho kỳ hạn trên 1 năm vào năm 2016 Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng ghi dấu ấn khi quyết định giảm lãi suất điều hành từ ngày 10/7/2017 Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-6,5%/năm đối với ngắn hạn, các NHTM nhà nước áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn,…
Về tín dụng: nhiều giải pháp tín dụng đã được triển khai trong nhằm hỗ trợ thị trường như:
Một là, trần tăng trưởng tín dụng được kiểm soát nhưng có sự điều chỉnh linh hoạt theo TCTD Năm 2016, trần tăng trưởng tín dụng 18 - 20% (có phân bổ theo từng nhóm TCTD) nhưng trên thực tế, tăng trưởng tín dụng đã được điều chỉnh linh hoạt cho các TCTD có điều kiện mở rộng tín dụng và đảm bảo hoạt động an toàn6
Hai là, nhằm chống đô la hóa trong nền kinh tế, quan hệ mua - bán ngoại tệ tiếp tục được thực hiện thay cho quan hệ huy động - cho vay ngoại tệ nhưng có sự điều chỉnh linh hoạt theo thời điểm
Ba là, nâng cao chất lượng quản trị ngân hàng, giảm rủi ro tín dụng và hạn chế tăng trưởng tín dụng nóng thông qua việc ban hành Thông tư số 06/2016/TT-NHNN nâng
hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200% từ thời điểm 01/01/2017,…
Trang 7Bốn là, nhằm thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu, trong năm 2016, NHNN đã ban hành nhiều văn bản, quyết định, thông tư liên quan đến việc hình thành thị trường mua bán nợ xấu
Điều hành ổn định tỷ giá, thị trường ngoại tệ và tăng quỹ dự trữ ngoại tệ
Về tỷ giá hối đoái, chính sách điều hành tỷ giá được điều hành theo hướng linh hoạt nhằm đáp ứng những yêu cầu từ bối cảnh thương mại và đầu tư quốc tế, tăng cường
ký kết các hiệp định thương mại tự do Theo cơ chế tỷ giá mới, tỷ giá trung tâm được NHNN công bố hàng ngày, vào trước phiên giao dịch, dựa trên cơ sở tham chiếu 3 yếu tố:
Diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng;
Diễn biến của đồng USD và một số đồng ngoại tệ trên thị trường quốc tế;
Các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô
I Kết luận:
Nhờ các chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước, thông qua điều hành lãi suất tiền gửi, lãi suất dự trữ bắt buộc, tỷ lệ chiết khấu kịp thời đã giúp ngân hàng vượt qua được thời kỳ sóng gió đó Chính sách tất nhiên chưa thể nói là chính xác nhưng việc điều hành đã đúng quy luật của kinh tế thị trường, đó là thành công
Tóm tắt lại, trong tình hình kinh tế bị lạm phát, ngân hàng nhà nước sẽ biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, tăng chiết khấu, Ngân hàng nhà nước đã rút về một lượng lớn tiền mặt khỏi lưu thông và từ đó giảm bớt áp lực của sự tăng lạm phát Và trong tình hình kinh tế bị khủng hoảng, Ngân hàng nhà nước đã nới lỏng tiền tệ: giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất dự trữ bắt buộc, giảm hệ thống lãi suất nhằm cung tiền mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế để kích thích tăng trưởng Đây là hai nét chính trong việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam từ cuối năm 2007 đến nay