1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển ngành Viễn thông tỉnh Nam Định đến năm 2015

32 272 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 729,5 KB

Nội dung

Sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong tiến trình đổi mới đang có những biến đổi to lớn và “tăng tốc” mạnh mẽ, đòi hỏi ngành Viễn thông và Công nghệ thông tin với tư cách là ngành hạ tầng kinh tế - xã hội cần phải đi trước, phát triển mạnh hơn với chất lượng ngày càng cao hơn, vượt qua nguy cơ tụt hậu, tận dụng cơ hội vươn ra biển lớn, bắt kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên Thế giới. Xu thế hội tụ Công nghệ & Dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông tin - Truyền thông cùng với quá trình toàn cầu hoá đang tạo ra những cơ hội đột phá toàn diện, nhưng cũng đặt ra những thách thức sâu sắc về quản lí, công nghệ, đầu tư, sản xuất kinh doanh đòi hỏi toàn ngành phải biết đón bắt thời cơ, liên kết phát triển và chuyển nhanh sang hoạt động theo mô hình mới linh hoạt, chủ động, sáng tạo, đa lĩnh vực, đa dịch vụ. Đặc biệt, năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp, mở cửa thị trường và chuyển sang cạnh tranh trên tất cả các loại hình dịch vụ thì những cơ hội và thách thức đặt ra cho ngành Viễn thông càng lớn hơn. Trong những năm qua ngành Viễn thông Nam Định đã có những đóng góp quan trọng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tuy nhiên sự phát triển của ngành còn gặp nhiều khó khăn, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa sở Thông tin và truyền thông với các sở, ngành trong tỉnh chưa nhịp nhàng đã ảnh hưởng ít nhiều tới sự phát triển của ngành. Vì vậy, đề tài “Giải pháp phát triển ngành Viễn thông tỉnh Nam Định đến năm 2015” với mục đích từ việc phân tích thực trạng ngành Viễn thông Nam Định đề xuất 1 số giải pháp để phát triển ngành Viễn thông tỉnh theo đúng xu thế và đáp ứng được nhu cầu, mục tiêu phát triển Nam Định thành trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng.

- 1 - Chuyªn ®Ò thùc tËp Lời mở đầu Sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong tiến trình đổi mới đang có những biến đổi to lớn và “tăng tốc” mạnh mẽ, đòi hỏi ngành Viễn thông và Công nghệ thông tin với tư cách là ngành hạ tầng kinh tế - xã hội cần phải đi trước, phát triển mạnh hơn với chất lượng ngày càng cao hơn, vượt qua nguy cơ tụt hậu, tận dụng cơ hội vươn ra biển lớn, bắt kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên Thế giới. Xu thế hội tụ Công nghệ & Dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông tin - Truyền thông cùng với quá trình toàn cầu hoá đang tạo ra những cơ hội đột phá toàn diện, nhưng cũng đặt ra những thách thức sâu sắc về quản lí, công nghệ, đầu tư, sản xuất kinh doanh đòi hỏi toàn ngành phải biết đón bắt thời cơ, liên kết phát triển và chuyển nhanh sang hoạt động theo mô hình mới linh hoạt, chủ động, sáng tạo, đa lĩnh vực, đa dịch vụ. Đặc biệt, năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp, mở cửa thị trường và chuyển sang cạnh tranh trên tất cả các loại hình dịch vụ thì những cơ hội và thách thức đặt ra cho ngành Viễn thông càng lớn hơn. Trong những năm qua ngành Viễn thông Nam Định đã có những đóng góp quan trọng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tuy nhiên sự phát triển của ngành còn gặp nhiều khó khăn, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa sở Thông tin và truyền thông với các sở, ngành trong tỉnh chưa nhịp nhàng đã ảnh hưởng ít nhiều tới sự phát triển của ngành. Vì vậy, đề tài “Giải pháp phát triển ngành Viễn thông tỉnh Nam Định đến năm 2015” với mục đích từ việc phân tích thực trạng ngành Viễn thông Nam Định đề xuất 1 số giải pháp để phát triển ngành Viễn thông tỉnh theo đúng xu thế và đáp ứng được nhu cầu, mục tiêu phát triển Nam Định thành trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng. Ph¹m ThÞ Thuú Linh KÕ ho¹ch 47B - 2 - Chuyªn ®Ò thùc tËp CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm Viễn thông Viễn thôngngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân đồng thời là công cụ phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Phát triển Viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh. 1.1.2. Mạng Viễn thông Mạng Viễn thông gồm mạng viễn thông công cộng, mạng viễn thông dùng riêng, mạng viễn thông chuyên dùng là tập hợp các thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng các đường truyền dẫn. Mạng Viễn thông công cộng Mạng viễn thông công cộng là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn thông thiết lập để cung cấp các dịch vụ Viễn thông. Mạng viễn thông công cộng được xây dựng và phát triển theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Các công trình viễn thông công cộng là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng phải có trong quy hoạch, thiết kế tổng thể trong xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mới và các công trình công cộng khác để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong đầu tư xây dựng và thuận tiện trong việc cung cấp, sử dụng dịch vụ. Các công trình viễn thông công cộng được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển; các đường truyền dẫn được kết hợp đi dọc đường giao thông, cầu, cống, hè phố, đường phố, đường điện để thuận tiện cho việc xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình. Ph¹m ThÞ Thuú Linh KÕ ho¹ch 47B - 3 - Chuyªn ®Ò thùc tËp Các điểm phục vụ công cộng được ưu tiên đặt tại các nhà ga, bến xe, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu và các địa điểm công cộng khác để phục vụ nhu cầu của người sử dụng. Mạng viễn thông dùng riêng Mạng viễn thông dùng riêng là mạng viễn thông do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam thiết lập để bảo đảm thông tin cho các thành viên của mạng, bao gồm các thiết bị viễn thông được lắp đặt tại các địa điểm xác định khác nhau và được kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuê hoặc tự xây dựng. Mạng viễn thông chuyên dùng Mạng viễn thông chuyên dùng là mạng viễn thông dùng để phục vụ thông tin đặc biệt của các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ thông tin quốc phòng, an ninh. Chính phủ quy định cụ thể về việc thiết lập và hoạt động của các mạng viễn thông chuyên dùng. 1.1.3. Dịch vụ Viễn thông Dịch vụ viễn thông bao gồm: - Dịch vụ cơ bản là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin. - Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viên thông hoặc Internet. - Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế. - Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả Ph¹m ThÞ Thuú Linh KÕ ho¹ch 47B - 4 - Chuyªn ®Ò thùc tËp năng truy nhập Internet. - Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cho người sử dụng. Dịch vụ ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phải tuân theo các quy định pháp luật về bưu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Các loại hình dịch vụ viễn thông đang được cung cấp trên thị trường: - Điện thoại cố định và các dịch vụ trên mạng điện thoại cố định như VoIP, dịch vụ giá trị gia tăng của tổng đài kỹ thuật số,… - Truyền dữ liệu: X25, VNP, thuê kênh… - Các dịch vụ trên mạng NGN: giải trí, thương mại, quảng cáo… - Dịch vụ điện thoại di động: WAP, SMS, MMS, tra cứu… - Internet: Internet gián tiếp, Internet băng rộng ADSL, truy nhập vô tuyến. 1.1.4. Giá cước dịch vụ viễn thông Thủ tướng Chính phủ quyết định giá cước dịch vụ viễn thông quan trọng có tác động đến nhiều ngànhphát triển kinh tế - xã hội. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quyết định giá cước dịch vụ viễn thông công ích, giá cước dịch vụ viễn thông có thị phần khống chế và giá cước kết nối giữa các doanh nghiệp trên cơ sở giá thành dịch vụ, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển viễn thông trong từng thời kỳ. Doanh nghiệp viễn thông quyết định các mức giá cước cụ thể đối với dịch vụ viễn thông, trừ giá cước quy định bên trên. Ph¹m ThÞ Thuú Linh KÕ ho¹ch 47B - 5 - Chuyªn ®Ò thùc tËp 1.2. Đặc điểm, vai trò của ngành Viễn thông trong phát triển kinh tế xã hội 1.2.1. Đặc điểm dịch vụ Viễn thông Thứ nhất là tính vô hình của sản phẩm dịch vụ Viễn thông Sản phẩm Viễn thông không phải là sản phẩm vật chất chế tạo mới, không phải là hàng hoá cụ thể có thể sờ, nếm, trông thấy được mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận, sản phẩm Viễn thông được thể hiện dưới dạng dịch vụ vì vậy việc quản lí kinh doanh của ngành này khác với ngành sản xuất vật chất. Do sản phẩm Viễn thông không phải là sản phẩm vật chất, không phải hàng hoá cụ thể nên cần có chính sách Marketing thích hợp. Sự phát triển của dịch vụ Viễn thông phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, vào mức sống của người dân…hay cụ thể là nhu cầu của mỗi cá nhân, doanh nghiệp, ngành, xã hội. Mà các nhu cầu này rất đa dạng và phong phú do đó đòi hỏi ngành Viễn thông không chỉ thụ động chờ sự xuất hiện nhu cầu của người sử dụng cần phải có các chiến lược, chính sách, biện pháp không ngừng mở rộng nhu cầu sử dụng dịch vụ Viễn thông. Các sản phẩm Viễn thông được tạo ra không cần đến những nguyên vật liệu chính phải bỏ tiền ra mua như các ngành khác mà chỉ cần sử dụng các vật liệu phụ như: dây cáp, giấy, mực in…Do đó chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng nhỏ, chi phí lao động sống chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh Viễn thông. Thú hai là quá trình sản xuất kinh doanh Viễn thông mang tính dây chuyền. Quá trình đưa tin tức là quá trình diễn ra từ hai phía (người gửi tin và người nhận tin). Điểm đầu và điểm cuối của một quá trình đưa tin tức có thể ở các xã, các huyện, các tỉnh, các quốc gia khác nhau. Vì vậy, thông thường để Ph¹m ThÞ Thuú Linh KÕ ho¹ch 47B - 6 - Chuyªn ®Ò thùc tËp thực hiện một đơn vị sản phẩm Viễn thông cần có nhiều người, nhiều nhóm người, nhiều đơn vị sản xuất trong nước và có khi là nhiều dơn vị sản xuất ở các nước khác nhau cùng tham gia và trong quá trình đó người ta sử dụng nhiều loại phương tiện, thiết bị thông tin khác nhau. Do đó quá trình sản xuất kinh doanh Viễn thông phải mang tính dây chuyền. Thứ ba là quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm Trong hoạt động thông tin Viễn thông, quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm, trong nhiều trường hợp quá trình tiêu thụ trùng với quá trình sản xuất. Hay nói cách khác, hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức được tiêu dùng ngay trong quá trình sản xuất. Ví dụ trong đàm thoại bắt đầu đăng kí đàm thoại là bắt đầu quá trình sản xuất, sau khi đàm thoại xong tức là sau khi tiêu dùng hiệu quả có ích của quá trình sản xuất thì quá trình sản xuất cũng kết thúc. Trong Viễn thông người sử dụng dịch vụ Viễn thông tiếp xúc trực tiếp với nhiều khâu sản xuất của doanh nghiệp Viễn thông. Chất lượng hoạt động Viễn thông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng và ngược lại. Cuối cùng là tải trọng không đồng đều theo thời gian và không gian Ngành Viễn thôngngành truyền đưa tin tức, để quá trình truyền đưa tin tức có thể diễn ra cần phải có tin tức và mọi tin tức đề do khách hàng mang đến. Như vây, nhu cầu về truyền đưa tin tức quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành Viễn thông. Nhu cầu này rất đa dạng, nó xuất hiện không đồng đều về thời gian và không gian. Nhu cầu về truyền đưa tin tức có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên trái đất, ở đâu có con người thì ở đó có nhu cầu về thông tin. Do vậy cần phải bố trí các phương tiện thông tin trên tất cả các miền của đất nước, bố trí mạng lưới hợp lí, thống nhất về kĩ thuật, nghiệp vụ để có thể hoà nhập vào mạng lưới quốc gia, quốc tế. Nhu cầu truyền đưa tin tức phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương. Khi tổ Ph¹m ThÞ Thuú Linh KÕ ho¹ch 47B - 7 - Chuyªn ®Ò thùc tËp chức mạng lưới, dịch vụ Viễn thông cần đảm bảo cân đối giữa nhu cầu và khả năng trong hiện tại. Nhu cầu về truyền đưa tin tức xuất hiện không đồng đều các giờ trong một ngày đêm, các ngày trong một tuần, các tháng trong một năm…Lưu lượng dịch vụ không dự đoán được phụ thuộc vào các yếu tố di chuyển: nó sẽ tăng cao ở các khu giải trí vào các ngày nghỉ, các ngày lễ, tết, chào mừng,…tập trung cao ở các khu vực thành thị, khu vực nông thôn ít tập trung. Ngoài ra nó còn phụ thuộc rất lớn vào thói quen sử dụng. 1.2.2. Vai trò của ngành Viễn thông trong phát triển kinh tế - xã hội Viễn thôngngành kinh tế, kỹ thuất, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền Kinh tế quốc dân đồng thời là 1 công cụ phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Mặt khác Viễn thông có nhiệm vụ phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân khắp mọi nơi, mọi lúc theo yêu cầu cơ bản là: nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận tiện và thoả mãn mọi nhu cầu về dịch vụ. Phát triển viễn thông đúng hướng là tạo điều kiện thu hút đầu tư, thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Vai trò của ngành viễn thông được thể hiện cụ thể: - Viễn thông góp phần đưa và duy trì thông tin tới mọi nơi, mọi lúc góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền, phục vụ quốc phòng – an ninh, phòng chống thiên tai. - Thúc đẩy kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. - Là cầu nối cho việc giao lưu, hợp tác khu vực và quốc tế trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và an ninh quốc phòng. - Viễn thông góp phần nâng cao hiệu quả và thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Ph¹m ThÞ Thuú Linh KÕ ho¹ch 47B - 8 - Chuyªn ®Ò thùc tËp - Tạo tiền đề và điều kiện mở rộng thị trường trong nước, gắn thị trường trong nước với nhau, thị trường trong nước với thị trường nước ngoài. 1.3. Các yếu tố tác động tới sự phát triển của ngành viễn thông Mục đích của việc đánh giá các yếu tố tác động - Chỉ ra những nhân tố cần thiết cho phát triển ngành Viễn thông - Đánh giá khả năng tác động của các yếu tố đầu vào đến phát triển ngành. - Đánh giá vai trò trong hội nhập và tính cạnh tranh của ngành trong phát triển. 1.3.1. Vị trí địa lí - Điều kiện tự nhiên - Bao gồm: + Vị trí địa lí: Đánh giá về toạ độ địa lí, địa phương có nằm trong vùng kinh tế trọng điểm không, tiếp giáp với các trung tâm kinh tế nào? + Địa hình: Đồng bằng, miền núi hay trung du… + Khí hậu: Nằm trong đới khí hậu có tính chất như thế nào, nhiệt độ trung bình, lượng mưa trung bình, độ ẩm. + Sông ngòi Các yếu tố trên tạo cơ hội hay thách thức tới việc xây dựng và thiết lập mạng lưới viễn thông, và tác động như thế nào? 1.3.2. Dân số - lao động - Dân số: Đánh giá về các yếu tố như Tổng dân số, mật độ dân số, tỷ lệ dân số thành thị, sự phân bố dân cư… tác động tới nhu cầu về các dịch vụ viễn thông và tiềm năng cung cấp lao động cho ngành trong tương lai. - Lao động: tổng số lao động trong ngành Viễn thông, trình độ lao động ( tỷ lệ lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo )… sẽ tác động tới nhu cầu hiện tại về lao động của ngành và mức độ đáp ứng nhu cầu đó trên địa bàn tỉnh như thế nào? Ph¹m ThÞ Thuú Linh KÕ ho¹ch 47B - 9 - Chuyªn ®Ò thùc tËp 1.3.3. Cơ sở hạ tầng, vốn và công nghệ - Mạng lưới điện - Hệ thống giao thông vận tải: Đường bộ, đường thủy, đường sắt… Tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho nhu cầu phát triển mạng cáp viễn thông và vận chuyển theo các tuyến đường giao thông. Vốn đầu tư bao gồm: vốn đầu tư từ ngân sách, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và dân cư trong tỉnh. Vốn đầu tư là một yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của ngành Viễn thông, nó cung cấp nguồn lực cho đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, … Vốn đầu tư từ ngân sách là nguồn vốn chủ yếu cho đầu tư phát triển các dịch vụ công ích và phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước. Nguồn vốn này ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng mạng Viễn thông công ích, nguồn vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp Viễn thông.Vì vậy muốn phát triển mạng dịch vụ Viễn thông công ích phải tận dụng được nguồn vốn này. Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và dân cư trong tỉnh, nguồn vốn này được tận dụng từ nguồn tài chính dư thừa của các doanh nghiệp và nguồn nhàn rỗi trong nhân dân. Nguồn vốn này được huy động thông qua vốn tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp…ngoài ra các doanh nghiệp có thể đầu tư bằng cách sử dụng chung hạ tầng cơ sở phù hợp với xu hướng phát triển và cùng có lợi. Có thể sử dụng nguồn vốn này để thực hiện một số lĩnh vực có sự tham gia của nhân dân theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm sau đó cho doanh nghiệp thuê lại. Vốn đầu tư nước ngoài, là một phần quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển Viễn thông, bao gồm vốn viện trợ chính thức ODA và vốn đầu tư trực tiếp FDI, có thể đầu tư bằng vốn và công nghệ. Nguồn vốn này được thực hiện khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư bằng cách liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp Viễn thông trong nước. Hình thức này làm gia tăng tính Ph¹m ThÞ Thuú Linh KÕ ho¹ch 47B - 10 - Chuyªn ®Ò thùc tËp cạnh tranh trong kinh doanh sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh Viễn thông đồng thời đổi mới được công nghệ hiện tại…. Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của ngành Viễn thông, đặc biệt trong quá trình hội nhập toàn cầu đổi mới công nghệ mang lại khả năng cạnh tranh cao. 1.3.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội - Tình hình kinh tế - xã hội: GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, tổng vốn đầu tư xã hội, giải quyết việc làm, tỷ lệ đô thị hoá…  ảnh hưởng tới nhu cầu về các dịch vụ Viễn thông như thế nào?( kinh tế, xã hội phát triển thì nhu cầu lớn; kinh tế, xã hội kém phát triển thì nhu cầu ít), kinh tế chuyển dịch cơ cấu đúng hướng sẽ tạo cơ hội và môi trường thuận lợi cho phát triển ngành viễn thông. - Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ảnh hưởng như thế nào tới định hướng phát triển ngành viễn thông trong tương lai. 1.4. Kinh doanh dịch vụ Viễn thông 1.4.1. Chất lượng sản phẩm dịch vụ Viễn thông Ý nghĩa, bản chất của chất lượng Viễn thông Viễn thông bao gồm các hoạt động truyền đưa tin tức mà trong đó nội dung tin tức được biến đổi thành các tín hiệu điện, được truyền trên dây dẫn hoặc trong không gian nhờ năng lượng của sóng điện từ. Viễn thông chỉ sự truyền đưa, thu phát các loại tín hiệu, kí hiệu, âm thanh, hình ảnh, chữ viết, hay bất kì dạng tin tức nào khác thông qua hệ thống điện từ. Nhờ đặc điểm đó mà chất lượng dịch vụ Viễn thông bao gồm chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Trong điều kiện cạnh tranh, chất lượng trở thành thước đo hiệu quả hoạt Ph¹m ThÞ Thuú Linh KÕ ho¹ch 47B

Ngày đăng: 06/08/2013, 12:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Hiện trạng dõn số tỉnh Nam Định - Giải pháp phát triển ngành Viễn thông tỉnh Nam Định đến năm 2015
Bảng 2.1 Hiện trạng dõn số tỉnh Nam Định (Trang 22)
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế tỉnh Nam Định giai đoạn 2003 – 2007 - Giải pháp phát triển ngành Viễn thông tỉnh Nam Định đến năm 2015
Bảng 2.3 Cơ cấu kinh tế tỉnh Nam Định giai đoạn 2003 – 2007 (Trang 23)
Bảng 2.4: Một số mục tiờu cụ thể về phỏt triển kinh tế - xó hội - Giải pháp phát triển ngành Viễn thông tỉnh Nam Định đến năm 2015
Bảng 2.4 Một số mục tiờu cụ thể về phỏt triển kinh tế - xó hội (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w