1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực trong công ty Dệt 19-5”.

57 373 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 533 KB

Nội dung

Trong thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cũng như sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy nhiều mô hình kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Xu hướng hội nhập hoá, quốc tế hoá tạo cho mỗi doanh nghiệp rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Vì vậy để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng và triển khai có hiệu quả từng phương án sản xuất kinh doanh, sử dụng hợp lý nguồn lực hiện có như con người, máy móc, thiết bị…Đối với mọi doanh nghiệp hoạt động quản trị nói chung đều thông qua quản trị con người.Mọi yếu tố sản xuất đều phải thông qua con người.vì thế muốn đảm bảo quản trị các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất Doanh Nghiệp cần phải nâng cao,hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực. Công Ty TNHH NN MTV dệt 19-5 là một công ty trong ngành dệt may với nhiều yếu tố đặc thù về lao động như cần nhiều lao động có nhiều biến động ,tính đặc thù của lao động ngành dệt may đa phần là những lao động nữ ,vì thế để hoạt động sản xuất kinh doanh luôn được hiệu quả cao đòi hỏi Công Ty luôn phải làm tốt các công tác tiền lương ,tiền thưởng cho người lao động để thu hút và khuyến khích người lao đông, các công tác về tuyển dụng , đào tạo và đào tạo lại cho công nhân viên. Công tác kỷ luật lao động trong Công Ty.Như vậy Công Ty cần hoàn thành việc xây dựng hệ thống quản trị nhân lực sao cho thật hợp lý nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác này em xin chọn đề tài :“Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực trong công ty Dệt 19-5”. Để hoàn thanh chuyên đề thực tập này.

Trang 1

Lời Mở Đầu

Trong thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,cũng như sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy nhiều môhình kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển đồng thời tạo ra môi trườngcạnh tranh ngày càng gay gắt hơn Xu hướng hội nhập hoá, quốc tế hoá tạo chomỗi doanh nghiệp rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn Vì vậy đểtồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, mềm dẻo, linhhoạt trong việc sử dụng và triển khai có hiệu quả từng phương án sản xuất kinhdoanh, sử dụng hợp lý nguồn lực hiện có như con người, máy móc, thiết bị…Đốivới mọi doanh nghiệp hoạt động quản trị nói chung đều thông qua quản trị conngười.Mọi yếu tố sản xuất đều phải thông qua con người.vì thế muốn đảm bảoquản trị các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất Doanh Nghiệp cầnphải nâng cao,hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực

Công Ty TNHH NN MTV dệt 19-5 là một công ty trong ngành dệt may vớinhiều yếu tố đặc thù về lao động như cần nhiều lao động có nhiều biếnđộng ,tính đặc thù của lao động ngành dệt may đa phần là những lao động nữ ,vìthế để hoạt động sản xuất kinh doanh luôn được hiệu quả cao đòi hỏi Công Tyluôn phải làm tốt các công tác tiền lương ,tiền thưởng cho người lao động để thuhút và khuyến khích người lao đông, các công tác về tuyển dụng , đào tạo và đàotạo lại cho công nhân viên Công tác kỷ luật lao động trong Công Ty.Như vậyCông Ty cần hoàn thành việc xây dựng hệ thống quản trị nhân lực sao cho thậthợp lý nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh

doanh Nhận thấy tầm quan trọng của công tác này em xin chọn đề tài :“Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực trong công ty Dệt 19-5” Để

hoàn thanh chuyên đề thực tập này

Nội dung của bài viết bao gồm 3 chương chính sau:

-Chương I:Qúa trình hình thành và phát triển của Công Ty Dệt 19-5

-Chương II: Thực trạng công tác quản trị nhân lực trong công ty dệt 19-5.-Chương III:Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực trong công ty dệt 19-5

Trang 2

Bài viết này được hoàn thành dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướngdẫn Nguyễn Thị Tứ, các cô chú và các anh chị trong công ty Dệt 19/5 HàNội.Tuy nhiên, do trình độ lý luận cùng với kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nênbài viết của em không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý củathầy cô giáo và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Tứ cùng các cô chú, cácanh chị trong Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điềukiện cho em hoàn thành bài viết này

Trang 3

CHƯƠNG I:QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

CÔNG TY.

1.Qúa trình hình thành và phát triển của Công Ty.

1.1.thông tin chung về công ty TNHH NN MTV Dệt 19-5

Tên Công ty:công ty TNHH NN MTV Dệt 19-5 Hà Nội

Tên giao dịch quốc tế:HATEXCO

Tên tiếng anh:May 19 textil company

Địa chỉ:203 Nguyễn Huy Tưởng-Thanh Xuân-Hà Nội

Ngân hàng công thương Hà Nội-CN Sông Nhuệ

+Tại kho bạc Nhà nước quận Đống Đa-Hà Nội:932.01.023

Số đăng ký kinh doanh:108747

Ngày cấp:28/7/1993-UBND TP HN

Quyết định thành lập doanh nghiệp:Ngày 13/5/2005 Thành Phố đã có quyếtđịnh thành lập số 2903/QĐ-UB cho phép công ty Dệt 19/5 Hà Nội chuyển đổithành công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội kể từ ngày01/9/2005

Vốn điều lệ:40 tỷ đồng

1.2/Quá trình hình thành và phát triển của C.ty Dêt 19-5

1.2.1/Giai đoạn từ 1959 đến năm 1964:

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp,Miền Bắc bắt tay vào côngcuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội,Thủ đô Hà Nội được sống trong hòa bình,thựchiện công cuộc cải tạo tư doanh.Xí nghiệp dệt 8/5 được hình thành trên cơ sở hợpnhất một số trụ sở kinh doanh tư nhân,với những trang thiết bị cũ kỹ,lạc hậu,vớitrụ sở chính ở số 4 ngõ 1 Hàng Chuối Hà Nội,sản xuất các mặt hàng phục vụ

Trang 4

quốc phòng và ngành bảo hộ lao động(ngày họp quốc hội lần đầu tiên của kỳ họpthứ 2 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa).

Năm 1964,đất nước có chiến tranh,thực hiện chủ trương của thành phố,xínghiệp chuyển sang chế độ sản xuất thời chiến,vừa sản xuất,vừa chiến đấu,một

bộ phận của xí nghiệp được chuyển về nơi sơ tán tại Thôn Văn,xã ThanhLiệt,Thanh Trì,Hà Nội Khó khăn chồng chất khó khăn.,song được sự quan tâmcủa Đảng,nhà nước,xí nghiệp đã được đầu tư 50 máy dệt Trung quốc mới để thựchiện nhiệm vụ sản xuất vải bạt phục vụ quốc phòng,điều này đã khích lệ tinhthần hăng say lao động quên mình của anh chị em với khẩu hiệu”tất cả vì miềnNam ruột thịt,hậu phương phục vụ tiền tuyến lớn để đánh thắng kẻ thù xâmlược”

1.2.2/Giai đoạn 1965-1988

Xí nghiệp dệt 8/5 được đổi tên thành “xí nghiệp dệt bạt Hà Nội”với nhiệm

vụ sản xuất và tiêu thụ vải bạt cho nhà nước để cung cấp cho quốc phòng và một

số ngành kinh tế khác

Năm 1980 trước yêu cầu nhiệm vụ được nhà nước giao tăng từ 1,8 triệumét/năm lên 2,7 triệu mét/năm, Nhà máy được xây dựng thêm cơ sở mới tại nhânchính,Từ Liêm,Hà Nội(nay là 203 Nguyễn huy Tưởng ,Thanh Xuân,Hà Nội vàđược đầu tư mới 100 máy dệt Tiệp Khắc.Thành công lớn nhất của giai đoạn này

là đội ngũ công nhân kỹ thuật đã lắp đặt đưa vào sản xuất bằng máy dệt TiệpKhắc mà không cần có chuyên gia nước ngoài

Năm 1982 một vinh dự lớn đến với nhà máy là được UBND Thành phốquyết định Nhà máy được mang tên ngày sinh nhật Bác “Nhà máy dệt 19/5 HàNội”

Trang 5

“Cái khó ló cái khôn”năm 1993 nhà máy được chuyển sang hoạt đông theoluật doah nghiệp nhà nước và được đổi tên thành Công ty Dệt 19/5 Hà Nội.đây là

sự thuận lợi cơ bản cho việc mở rộng quan hệ quốc tế tìm đối tác lien kết.Công

ty đã mầy mò chủ động tìm kiếm đối tác.Và đã liên doanh liên kết với 1 đối tác ởSINGAPORE,để hình thành liên doanh Viêt Sing giải quyết vấn đề tiêu thụ sảnphẩm dệt kim và tiếp nhận số công nhân của 19/5 chuyển sang đang phải nghỉchờ việc.Cho đến nay doanh nghiệp duy trì lớn mạnh và không ngừng phát triển.Năm 1998 để tháo gỡ khó khăn do nguồn nguyên liệu đầu vào,sợi khanhiếm,Công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sợi với công suất thiết kế giai đoạn

1 là 250 tấn/năm.Có thể nói việc đầu tư dây chuyền kéo sợ đã chứng tỏ Công tychớp đúng thời cơ,bước đầu tạo thêm ngành hàng mới để bước vào thập kỷ 20với việc chuyển giao thế hệ phát huy truyền thống vẻ vang và những kinh nghiệmquý báu của thế hệ đi trước

1.2.4/Giai đoạn 2000 đến nay.

Tiếp tục phát huy truyền thống công ty,cùng với sự nỗ lực của tập thể cán

bộ công nhân viên Công ty,cho đến nay Công ty đã tiến một bước dài trên conđường hình thành và phát triển của mình

+ Năm 2001 Công ty đầu tư mở rộng thành lập nhà máy kéo sợi công suất

1250 tấn /năm.Năm 2002 thành lập nhà máy may thêu có công suất 500.000spmay và 12 máy thêu.Năm 2005 thành lập nhà máy dệt Hà Nam,phá vỡ thế độccanh để có nhiều nghành hàng chia sẻ rủi ro trong cơ chế thị trường nhiều biếnđộng,mở ra một hướng đi mới cho công ty thực hiên công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại hóa theo các nghị quyết của đảng bộ công ty đã đề ra

-Tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước từ 15%-25%

-Luôn hoàn thành tốt chỉ tiêu nộp ngân sách

-Đời sống CBCNV không ngừng được cải thiện

-Hệ thống chính trị luôn đạt vững mạnh

Bên cạnh chỉ tiêu kinh tế đạt tăng trưởng cao,công tác an ninh an toàn

đã được giữ vững,phong trào thi đua văn hóa văn nghệ,TDTT đã được duy trì có

nề nếp tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh,thu hút đông đảo CB-CNV thamgia,công tác đền ơn đáp nghĩa,uống nước nhớ nguồn đã được chú trọng:

Trang 6

-Năm 2001 Công ty đã xây dựng 01 nhà tình nghĩa tại Nam Đàn quê Bác.-Năm 2003 xây dựng 01 nhà tình nghĩa tại xã Hiền Ninh-sóc sơn-Hà nội.-Năm 2004 đã xây dựng 01 nhà tình nghĩa tại Quảng Nam.

-Năm 2005 xây dựng 01 nhà tình nghĩa cho bà mẹ Việt Nam Anh Hùng tạitỉnh Quảng Nam

-Năm 2006 tham gia xây dựng 01 nhà tình nghĩa tại quận Hai Bà Trưng HàNội

-Bên cạnh đó công ty còn luôn quan tâm giúp đỡ tài trợ hướng nghiệp chocác cháu ở trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu –Hà Đông

Đây là những nét đẹp truyền thống của công ty nhằm giáo dục long nhân áicho các CB-CNV và đã để lại những tình cả than thương,sâu nặng cho các giađình chính sách và các cháu mồ côi

Kể từ khi thành lập đến nay ,qua 46 năm hình thành xây dựng và pháttriển.Công ty Dệt 9/5 Hà Nội đã đón nhận huân chương lao động hạng 3(năm1976);huân chương lao động hạng nhì(1983);đã đạt huân chương lao động hạngnhất(1996),huân chương chiến công hạng 3(1996);nhiều năm liên tục đạt đơn vịquản lý giỏi của sở và được nhân cờ,bằng khen của Thanh Phố;nhiều năm liêntục đạt Đảng bộ trong sạch vững mạnh và được đánh giá Đảng bộ vững mạnhxuất sắc tiêu biểu ;nhiều năm liên tục Công đoàn và đoàn thanh niên đạt vữngmạnh xuất sắc cấp Quận,Thành Phố

Thực hiện nghị quyết TW III của BCH TW Đảng khóa 9 về việc tiếp tụcsắp xếp đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước.ngày13/5/2005 Thành phố đã có quyết định số 2903/QĐ-UB cho phép Công ty Dệt19/5 Hà Nội chuyển đổi thành công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5

Hà Nội.theo quyết định này kể từ ngày 01/9/2005 Công ty Dệt 19/5 Hà Nộichính thức hoạt động theo pháp nhân mới là công ty TNHH Nhà nước một thànhviên Dệt 19/5 Hà Nội

1.3/Ngành nghề kinh doanh

Đặc điểm về sản phẩm,thị trường và khách hàng,

-là đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm sợi,vải,và sảnphẩm may thêu các loại.hiện đang là một đơn vịn có tốc độ phát triển cao qua các

Trang 7

năm trên địa bàn thủ đô và toàn ngành công nghiệp dệt may,có uy tín trên thịtrường,thương hiệu HATEXCO đã được khẳng định.

+Sản phẩm chính:-sợi cotton các loại(ne8-45),sợi xe.vải bạt các loại,vảidân dụng các loại.sản phẩm may thêu

2 Các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2004-2008

Trong thời gian gần đây, nhờ việc chủ động mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình thì nhìn chung tốc độ phát triển của công ty ngày càng rõ rệt:

Bảng 1.1 : Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh các năm năm

Chỉ tiêu

Đơnvị

Năm2004

Năm2005

Năm2006

Năm 2007

Năm2008

Nguồn Phòng tài vụ Công ty Dệt 19/5 Hà Nội

Qua bảng trên ta thấy doanh thu tăng dần, năm sau cao hơn năm trước vớitốc độ tăng trên 15% Trong đó tốc độ tăng cao nhất là năm 2005 đạt 39.05%tương ứng với tăng 41 tỷ đồng, năm 2007 có mức doanh thu cao hơn 2004 gần 2lần Có được kết quả này là do công ty tích cực đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị,công nghệ, mở rộng cơ sở sản xuất, chủ động, tích cực trong việc bán hàng.Trong năm 2008 doanh thu tăng hơn nữa lên tới mức 210 tỷ đồng

Giá trị sản xuất công nghiệp cũng liên tục tăng qua các năm Năm 2007 đạtrất cao 155 tỷ đồng nhiều hơn gấp 2.06 lần so với năm 2004 Tốc độ tăng giá trịsản xuất công nghiệp gần 15%, tốc độ tăng cao nhất là năm 2006 đạt 46,74%tương ứng với mức tăng 43 tỷ đồng, sang năm 2007 tốc độ tăng chậm lại chỉ đạt

Trang 8

Chỉ với 2 tiêu đã chứng tỏ rằng từ năm 2005 đánh dấu bước phát triển vượtbậc của công ty cả về lượng và chất bởi lẽ công ty đã có những kế hoạch đầu tưđúng đắn Năm 2005 nhà máy dệt chất lượng cao ra đời nâng cao năng suất dệtvải 3000 tấn/năm

Lơị nhuận của công ty cũng liên tục tăng Lợi nhuận cao nhất là năm 2007đạt 2.5 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 19% tăng cao hơn năm 2006 là 0.4triệu đồng tương ứng với năm 2008 này lợi nhuận cao hơn lên đên mức 3 tỷ Cóđược kết quả lợi nhuận cao và tăng nhanh chứng tỏ hoạt động sản xuất, tiêu thụsản phẩm của công ty đã thích ứng được với những đòi hỏi của cơ chế thị trường.Lợi nhuận tăng tạo ra động lực lớn cho tất cả đội ngũ lãnh đạo và công nhân viêntoàn công ty hăng say sáng tạo, lao động sản xuất

Nhờ đó thu nhập bình quân của người lao động không ngừng được tăng cao,thu nhập bình quẩn lên đến hơn 1 triệu đồng/tháng, mức cao nhất đạt 1,5 triệuđống Nhìn chung đây là mức thu nhập cao so với công nhân viên của các doanhnghiệp cùng nghành, người lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổnđịnh, bởi vậy đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện

2.2 Các kết quả hoạt động khác

Mức đóng góp cho ngân sách nhà nước

Bảng 1 2: Mức đóng góp cho ngân sách nhà nước

*Hàng năm mức đóng góp vào ngân sách nhà nước của công ty một số tiềnlớn, mức đóng góp này phụ thuộc vào tổng doanh thu và kim ngạch xuất khẩucủa công ty hàng năm, cao nhất là năm 2007 là 4.9 tỷ đồng bởi giá trị sản xuấtcông nghiệp và doanh thu năm 2007 cao nhất Mức đóng góp này tăng so vớ năm

2004 là 1.4 tỷ đồng tương ứng với 40% Năm 2005 tăng so với năm 2004, nhưngđến năm 2006 mức đóng góp bị giảm xuống còn 3.71 tỷ đồng.Năm 2008 mứcđóng góp đạt 5.5 và có tăng so với năm 2007, do trong năm 2008 công ty sẽ tậptrung nhiều hơn vào xuất khẩu

+Song song với sự phát triển về sản xuất, công ty còn:

Trang 9

- Chăm lo cải thiện đời sống vật chất cho người lao động, thu nhập bìnhquân cho một lao động đạt năm sau cao hơn năm trước.

- Chăm lo bữa ăn giữa ca, ca sáng ca 3 cho người lao động đạt chất lượngcao

- Chăm lo sức khoẻ cho CB_CNV : hàng năm khám sức khoẻ định kỳ đểphát hiện bệnh nghề nghiệp và giải quyết cho 100% CB_CNV đi nghỉ mát

- Tặng quà sinh nhật cho CB_CNV ( theo cùng một tháng sinh), tiêu chuẩn50.000 đồng

- Trang bị nhu cầu cần thiết cho lao động nữ

-Công đoàn công ty nhiều năm liền được Liên đoàn lao động thành phố HàNội tặng cờ và danh hiệu đơn vị có hoạt động Công đoàn vững mạnh xuất sắc.-Đoàn thanh niên Cống sản Hồ Chí Minh công ty đạt danh hiệu vững mạnh

Hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã được tổ chức QMS cấpchứng chỉ IS0 9002 và đã triển khai TQM và ISO 14000, triển khai SA 8000 Sảnphẩm của công ty đạt nhiều giải vàng, giải bạc tại hội chợ triển lãm trong nước

Sản phẩm may thêu: đây là sản phẩm mới được đầu tư từ năm 2002, nhưng

đã có bước phát triển khá cao Sản phẩm chính là quần áo các loại, T-shirt,Jacket, quần áo dệt kim và các sản phẩm thêu các loại

Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống ,công ty đã xem xét để mởrộng mẫu mã của sản phẩm như: sản xuất cả vải dùng trong tiêu dùng, tuy nhiên

số lượng này vẩn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ Hiện nay công ty đã có thêm mộtphân xưởng may với nhiệm vụ chủ yếu là may gia công cho liên doanh của côngty

Trang 10

Bảng 1.3: Chỉ tiêu số lượng các loại sản phẩm

Sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ với phươngthức hoạt động bán tự động vì thế sản phẩm của công ty mang tính công nghiệp.Tất cả các khâu chủ chốt trong quá trình sản xuất được kết hợp đồng bộ giữa conngười và máy móc với trình độ chuyên môn cao

Với đặc điểm về sản phẩm như vậy nên Công Ty đa phần cho tuyển dụng vàđào tạo những công nhân được đào tạo trong nghề may Và không cần nhiều kỹnăng phức tạp vì phần lớn là những công việc mang tính chất đơn giản vì thế laođộng thường là những lao động nữ nên Công Ty thường cần phải có nhữngchính sách riêng về vấn đề nhân lực.Do lao động nữ có những vấn đề cần đượcquan tâm nhiều như về sức khỏe ,tâm sinh lý nên những chính sách xã hội chocông nhân nữ riêng cũng phải được xây dựng riêng như các chính sách thai sản…Mặt khác cần xây dựng chính sách lương thưởng hợp lý giữa những laođộng nữ và nam tránh tình trạng bất bình đẳng trong Công Ty gây ảnh hưởng tớitâm lý người lao động ,làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thị trường nội địa: bởi sản phẩm của công ty có tính chất công nghiệp nên

đã chú trọng việc xây dựng kế hoạch thị trường Khách hàng chủ yếu của công ty

Trang 11

là các xí nghiệp giầy vải với số lượng lớn, các công ty dệt may và da giầy để làmnguyên liệu cho các sản phẩm xuất khẩu được phân bố rộng khắp cả nước Bêncạnh đó có một số loại vải bạt được tiêu thụ phục vụ cho may quần áo cho quânđội, hậu cần may quân trang, công nhân.

Hiện nay thị trường chủ yếu của công ty là các tỉnh phía Nam chiếm khoảng70%, phía Bắc chiếm 30%

Một số khách hàng lớn của Công ty vẫn là những khách hàng thường xuyênmua với số lượng lớn như: công ty giày Sài Gòn, công ty giày Thăng Long, công

ty giày An Lạc…số lượng tiêu thụ của các công ty này qua các năm luôntăng Không chỉ là số lượng khách hàng truyền thống mà một số công ty mới trởthành bạn hàng của Công ty cũng đã tiêu thụ với mức sản lượng khá cao, đứngtrong 10 khách hàng mang lại doanh thu 80% cho Công ty đó là công ty giàyBình Phước, điều này càng khẳng định chất lượng sản phẩm vải Trong nhữngnăm qua số lượng khách hàng đến với công ty ngày càng đông, mỗi năm sốlượng này tăng thêm khoảng 10 đến 15 khách hàng Hiện tại Công ty có khoảngtrên 100 khách hàng chủ yếu là trong nước thuộc các thành phố lớn như Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay hàng may mặc của Công Ty được xuất khẩu chủ yếu sang thịtrường Mỹ và EU.đây là hai thị trường rất khó tính và là một hướng phát triểnmới của Công Ty do hai thị trường này tạo ra giá trị gia tăng lớn và có một thịtrường rộng đầy tiềm năng.thực tế thì trong năm 2008 tổng doanh thu của Công

Ty phần lớn thuộc về 2 thị trường này

Trang 12

Hiện nay theo tính chất của thị trường Công Ty có 2 thị trường là thị trườngnội địa và thị trường nước ngoài.Và thị trường nước ngoài đang chiếm một phần

tỷ trọng doanh thu lớn cho Công Ty Trong tương lai Công Ty vẫn tập trungchính vào thị trường này vì thế yêu cầu đôi hỏi có một đội ngũ lao động có trình

độ thuộc phòng kế hoạch thị trường, có khả năng nói và sử dụng thành thạo tiếnganh.Bên cạnh đó phải thông thạo luật pháp quốc tế Mặt khác thì Công Ty cũngkhông thể bỏ qua thị trường trong nước với những mối quan hệ từ trước và thuộcbên sản phẩm sợi và các loại vải bạt cần giữ và phát triển đội ngũ nhân lực cóthâm niên có sẵn những mối quan hệ với các khách hàng từ trước.tạo điều kiệnthuận lợi cho việc mở rộng và phát triển thị trường trong nước của Công Ty

3 3Đặc điểm về công nghệ sản xuất

Trong những năm gần đây máy móc thiết bị của công ty đã được hiện đại hóamột số khâu, dây chuyền sản xuất mới Năm 1999 công ty đã đầu tư 24 máy dệtUTAS của Tiệp Khắc trị giá lên tới 60 tỷ đồng, năm 2002 công ty tiếp tục đầu tư 2máy đậu và một máy se, nhờ đó mà không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng suất.Mặc dù đã có những đầu tư đổi mới trang thiết bị nhưng chủ yếu vẫn là máymóc từ những năm 60 đã cũ kĩ, lạc hậu nhưng vẫn còn sử dụng được Đặc điểm củanhững loại máy móc đó do đã quá lạc hậu nên chậm khấu hao, đã khấu hao hết, thậmchí là tái khấu hao

Hiên nay tổng số máy sản xuất của công ty có khoảng hơn 100 máy các loạinhư: máy đậu của Trung Quốc, Tiệp Khắc, Ba Lan, máy se của Trung Quốc, máyghép, máy OE, máy ống, máy suốt, máy chải

Qua số liệu trên ta thấy trình độ máy móc công nghệ tại công ty còn lạc hậu,

cũ kỹ còn ở mức trung bình tiên tiến, 80% máy Trung Quốc và một số máy bổsung sau là ở Châu Âu, Ý, Đức Máy dệt quá lạc hâu, dây chuyền dệt côngnghiệp cũng ở mức trung bình, dây chuyền sợi trung bình khá

Bảng 1.4: Công suất của máy trong phân xưởng

Phân xưởng may thêu 550.000 sp/năm 600.000 sp/ năm

Trang 13

- Dây chuyền sản xuất vải bạt các loại với máy móc cũ kỹ và lạc hậu chủyếu của Trung Quốc và Tiệp Khắc, có năng lực sản xuất 2.4 triệu mét vải/năm.

- Một dây chuyền kéo sợi công suất 1600 tấn/năm của Trung Quốc đượcđầu tư từ năm 2000

- Một dây chuyền dệt vải hiện đại gồm 20 máy dệt Picanol sản xuất năm

2005 nhập từ Bỉ với công suất 3.7 triệu m2 vải/năm

- Một dây chuyền may với 200 máy may công suất 700.000 sản phẩm/năm

- Dây chuyền thêu: 10 máy thêu 15 đầu và 2 máy thêu 6 đầu của Nhật Bản,công suất 5 triệu mũi/máy/ngày

- Có phòng thí nghiệm cơ,lý hoá với trang thiết bị đồng bộ, hiện đại đủ khảnăng kiểm tra từng công đoạn sản phẩm sợi

Như vậy đa phần máy móc thiết bị của Công Ty đều đã cũ kỹ và lạc hậu sovới trên thế giới chỉ có các máy ở bộ phận may thì còn tương đối mới và có sảnlượng hàng năm là khá cao.điều này đòi hỏi ở bộ phận may yêu cầu cần có nhữngcán bộ được đào tạo bởi những chuyên gia nước ngoài nhằm giúp cho việc sửdụng máy móc thiết bị một cách hiệu quả nhất

bên cạnh đó với những máy móc thiết bị đã bị lac hậu ở các bộ phận dệt làm

sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động do tạo nhiều tiếng ồn và cácrác thải vụn vì thế doanh nghiệp luôn có những chính sách hỗ trợ cho người laođộng về tiền lương thời gian làm việc

3.4.kết quả kinh doanh của Công Ty gia đoạn 2003-2007

Bảng 1.5: Báo cáo tài chính giai đoạn 2003-2007

2003 2004 2005 2006 2007

A Nợ phải trả 108.044 129.458 135.202 114.225 140.784

1 Nợ ngắn hạn 92.360 112.678 118.422 96.363 124.302

Phải trả cho người bán 26.975 28.250 26.820 28.472 34.120

Trang 14

Quỹ dự phòng tài chính 117 97 153 126 167 Quỹ đầu tư xây dựng cơ bản

Lợi nhuận chưa phân phối 1.580 1.885 2000 2.100 2.500

khả năng thanh toán = tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn

Qua bảng số liêu trên ta thây khả năng thanh toán của công ty có tăng lên,riêng năm 2006 khả năng thanh toán bị giảm xuống Tuy nhiên sự gia tăng nàycòn chậm do gần đây công ty tập trung đầu tư các trang thiết bị máy móc hiệnđại, nên khả năng thanh toán còn hạn hẹp Nhưng với số lượng máy móc đượccải thiện thì trong tương lai năng suất sẽ không ngừng được nâng cao

ROA = lợi nhuân sau thuế/tổng tài sản

Hệ số này phản ánh hiệu quả hoạt động đàu tư của công ty qua các năm Tathấy rằng hoạt động đầu tư của công ty tương đối đồng đều, tăng lên trong năm

2006 và 2007

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

TRONG CÔNG TY DỆT 19-5 2.1)Cơ cấu lao động của công ty dệt 19-5

Cũng như các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung, lao động chủ yếucủa công ty là lao động nữ (chiếm khoảng 80% lao động của toàn công ty).Trong các khâu chính hầu hết là nữ, nam giới chỉ tập trung ở các khâu, các bộphận sửa chữa, bảo vệ, hành chính Tổng số lao động toàn công ty tăng qua các

Trang 15

năm, năn 2006 chỉ tăng 34 người tương ứng với 0,12% Năm 2007 tăng nhanhhơn ở mức 94 người tương ứng với 10,79% Sở dĩ có sự tăng nhanh về số lượnglao động như vậy là do công ty tích cực đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất mới Hiệnnay công ty đang tiếp tục tuyển chọn khá lớn lượng lao động để làm việc ở cơ sở

Hà Nam

Trước đây, trong thời kỳ bao cấp tổng số lao động của công ty lên đến 1500người Hiện nay, do nhu cầu tăng giảm lao động gján tiếp cùng với quá trình tổchức sắp xếp lại lao động ở các phân xưởng sản xuất, tổng số lao động hiện naycủa công ty là 965 người

Do đặc điểm của ngành dệt may nói chung là đòi hỏi đội ngũ lao động thủcông nhiều, trình độ tay nghề phải tương đối cao, đặc biệt đối với loại hàng dùngcho xuất khẩu vì yêu cầu của khách hàng là rất khắt khe về chất lượng, quy cáchsản phẩm

Bảng 2.1: Tổng hợp lao động toàn công ty

Nguồn Phòng Lao động tiền lương - Công ty dệt 19/5 H à N ội

Do đặc trưng của ngành dệt may nên lao động nữ chiếm chủ yếutrong toàn công ty, tỷ lệ lao động nam chiếm 25.39%, nữ chiếm 74,61% Nhìnchung lao động trong công ty là lao động trẻ, ở khoảng tuổi 16-34 chiếm 65,49%,khoảng tuổi 35-44 chiếm 59,1% đối với nữ, đối với nam giới thì mức độ tuổitrung niên chiếm tỷ lệ cao hơn, cao nhất là ở khoảng tuổi 45-54 chiếm63.33% qua đây giúp cho công ty có những sắp xếp hợp lý cho người laođộng.cũng như có những phương pháp quản lý và chế độ phù hợp

Trình độ tay nghề của lao động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tácquản trị cung ứng NVL, trong tổng số lao động với cơ cấu được nêu trong bảngdưới đây, thì trình độ lao động có tay nghề cao trong công ty tăng lên qua cácnăm, năm 2003 lao động có trình độ đại học, cao đẳng chỉ có 51 người, năm

Trang 16

2007 đã lên tới 113 người tức là đã tăng nhiều hơn 2 lần, đặc biệt đội ngũ thợ bậccao tăng khá nhanh: năm 2007 tăng 84% so với năm 2003 (từ 75 lên 138 người),tăng 47% so với năm 2006 (từ 94 lên 138 người) Do quy mô của công ty tănglên nên đội ngũ lãnh đạo chủ chốt cũng có xu hướng tăng lên, năm 2007 tăng45% so với năm 2003 (từ 29 lên 42 người) Từ đó ta thấy rằng công ty có tiềmlực tương đối lớn mạnh về lao động, như vậy, sẽ là điều kiện tốt để quản lý và sửdụng có hiệu quả NVL, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên cònmột số tồn tại cần khắc phục như công ty cần phải có sự quan tâm hơn nữa đếnđội ngũ lao động chất lượng cao, nâng cao trình độ cho người lao động và bộphận KCS Bộ phận KCS trong thời gian tới có xu hướng tăng lên vì đây là bộphận quan trọng trong quá trình kiểm tra chất lượng từ lúc bắt đầu sản xuất đếnkhi tới tay người tiêu dùng.

Cơ cấu lao động được thể hiện theo các tiêu thức

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2007

Tỷ lệ nữ(%)

Trang 17

4 Bảng 2.6 Theo bộ phận

Nguồn Phòng Lao động tiền Lương

Thông qua bảng số liệu trên ta cũng phần nào thấy được tình hình sử dụnglao động và thu hút lao động tại công ty Song song với việc sử dụng thì công tycũng có nhiều chính sách đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, cụ thểnhư sau:

- Đối với lao động mới: đào tạo kiến thức cho người lao động về

mô hình tổ chức sản xuất cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty trong thời gian gần đây và kế hoạch của công ty trong thời gian sắp tới

- Đối với lao động trực tiếp: hàng năm công ty có tổ chức cáclớp học và thi nâng cao tay nghề được đảm nhiệm bởi phòng lao động và phòng

kĩ thuật

- Đối với lao động kĩ thuật: nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ thông qua các đợt tập huấn, các khóa học ngắn hạn, dài hạn hoặc quacác đợt tham quan, học tập ở nước ngoài Các cán bộ chủ chốt được nâng caotrình độ tay nghề qua quá trình chuyển giao công nghệ

2.2.Tổ chức tuyển dụng và đào tạo nhân viên

2.1.Tổ chức tuyển dụng

Trang 18

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì công tác tuyển dụng lao động cũngđóng một vai trò rất quan trọng.Tuyển dụng là một biện pháp thường được sửdụng để bổ sung lao động ,đáp ứng nhu cầu về nhân lực trước yêu cầu đòi hỏithực tế của công việc.

Công tác tuyển dụng lao động có tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụngnguồn nhân lực.Thấy rõ tầm quan trọng của công tác tuyển dụng lao động Công

Ty Dệt 1-5 đã rất chú trọng tới công tác này và coi đây là một công cụ quantrọng trong việc thiêt lập một hệ thống lao động phù hợp

2.1.1.Nguồn tuyển dụng

Xác định nguồn tuyển dụng có vị trí khá quan trọng,vì chỉ có trên cơ sở xácđịnh đúng nguồn tuyển dụng một doanh nghiệp mới có thể tìm kiếm được nhữnglao động phù hợp với nhu cầu với nguồn chi phí là thấp nhất Với nhà máy Dệt19-5,nguồn tuyển dụng được chia làm 2 loại là nguồn từ bên ngoài và nguồn từbên trong nhà máy

-Nguồn tuyển dụng từ bên ngoài nhà máy:đó là việc tìm kiếm lao động từthị trường bên ngoài.Thực tế,nguồn tuyển dụng được nhà máy áp dụng chonhững công việc ở mức khởi điểm.đây là nguồn cho phép cung cấp những ngườilao đông Có kiến thức,kỹ năng mới phù hợp mà lao đọng hiện tại chưa đáp ứngđược, mặt khác nó cũng giúp tạo cho sự đổi mới tránh trì trệ trong nhà máy.tuyvậy tuyển dụng lao động từ nguồn bên ngoài đòi hỏi một lượng chi phí lớn, do đócần cân nhắc kỹ lưỡng khi tiến hành.Tại nhà máy,tuyển mộ lao động từ bên ngoàiđược thông qua các hình thức:thông qua sự giới thiệu của các nhân viên nhà máy,thông qua đăng tải trên các thông báo tuyển dụng của nhà máy, thông báo tuyểndụng tới các trường, qua các trung tâm giới thiệu việc làm, khi nhu cầu tuyểndụng lớn thì áp dụng đăng tin tuyển dung trên báo.và gần đây công ty áp dụngmột hình thức tuyển dụng mới tiết kiệm mà hiệu quả đem lại khá cao đó là thôngbáo tuyển dung thông qua internet

-Nguồn tuyển dụng bên trong thực chất là quá trình thuyên chuyển,đềbạt,thăng chức trong nhà máy Kết quả là người lao động được chuyển từ bộphận này sang bộ phận khác, vị trí này sang vị trí khác và có thể người lao độngphải qua đào tạo để phù hợp với tính chất công việc mới Khác với tuyển dụng

Trang 19

từ bên ngoài , tuyển dụng từ bên trong nội bộ công ty được nhà máy sử dụng đểtìm kiếm lao động cho những vị trí làm viêc cao hơn mức khởi điểm ban đầu củacông việc Hình thức này có ưu điểm lớn là không tốn nhiều chi phí cho hướngdẫn, đào tạo công việc cũng như có thể dễ dự đoán hơn về khả năng thích ứngvới công việc mới,đồng thời nó cũng tiết kiệm chi phí hơn so với tuyển dụng từmôi trường bên ngoài công ty như chi phí tìm kiếm lao động, phỏng vấn Mặtkhác cũng có thể sử dung biện pháp này như một cách tốt để kích thích người laođộng trong doanh nghiệp khi họ nhìn thấy cơ hội để thăng tiến, được phát triển,qua đó sự thực hiện công việc sẽ tốt hơn.

Nhà máy hiện nay đều áp dụng cả hai hình thức tuyển dụng trên.hàng nămnhà máy tuyển dụng thêm khoảng vài chục công nhân viên mới cũng như cóthuyên chuyển các cán bộ lên các bộ phận mới.giúp doanh nghiệp luôn đảm bảođược việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế qua các năm

2.1.2.2.qui trình tuyển dụng

-Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh các đơn vị xác định , phân tíchyêu cầu công việc,ước tính số lao động cần thiết để thực hiện công việc đó dựatheo bản định mức lao động.trên cơ sở đánh giá lao động hiện tại , các đơn vị xácđịnh yêu cầu lao động cần bổ sung cho đơn vị mình, lập phiếu yêu cầu theo mẫu

và gửi tới phòng lao động tiền lương để xác định nhu cầu tuyển dụng

Trang 20

-Dựa trên kế hoạch sản xuất của nhà máy và dựa trên yêu cầu theo phiếuyêu câu lao động của các đơn vị, phòng Lao Động và Tiền Lương lập kế hoạchtuyển dụng lao động hàng năm,hoặc lên kế hoạch tuyển dụng đột xuất theo mẫutrình tới lãnh đạo công ty phê duyệt.

-Sau khi được phê duyệt,phòng Lao Động Tiền Lương thông báo tuyểndụng theo một hoặc kết hợp các phương thức:thông bao qua nội bộ , qua cáctrường, qua các trung tâm giới thiệu việc làm,internet… tổng hợp các danh sáchứng viên đạt tiêu chuẩn trình hội đồng tuyển dụng nhà máy xét duyệt

-Phòng lao động và tiền lương tiếp nhận hồ sơ xin việc,hồ sơ bao gồm :đơnxin việc, sơ yếu lý lịch bản thân,bản sao chứng minh thư nhân dân,bản sao bằngtốt nghiệp và các văn bằng chứng chỉ cơ liên quan tới ngành nghề cần tuyển,bảnsao hộ khẩu hoặc chứng minh tạm vắng tạm trú tại địa phương và tạm trú tại HàNội

-Sau khi nhận hồ sơ,hội đồng tuyển dụng tiến hành phỏng vấn,thẩmtra,kiểm tra trình độ các ứng viên Thông thường quá trình phỏng vấn chỉ ápdụng cho tuyển nhân viên khối phòng ban , trong đó hội đồng phỏng vấn dophòng Lao Động và Tiền Lương và chuyên viên các phòng ban tiến hành , phòngLao Động và Tiền Lương sẽ tiến hành kiểm tra phần kỹ năng máy tính hoặc yêucầu ngoại ngữ nếu công việc cần tuyển yêu cầu Qúa trình kiểm tra phỏng vấnnày nhằm làm rõ trình độ chuyên môn nghiệp vụ , đồng thời để xem xét ngườilao động có thực sự mong muốn được làm việc tại nhà máy hay không, người đó

có phù hợp với môi trường văn hóa trong công ty hay không?từ đó các cán bộtuyển dụng có thể dự báo được khả năng làm việc của họ trong môi trường mới.-Sau khi có kết quả phỏng vấn phòng Lao Động và Tiền Lương lập danhsách các ứng viên đạt tiêu chuẩn để chuyển sang bước tiếp theo là đào tạo hoặcthử việc rồi trình giám đốc phê duyệt

-Tổ chức kiểm tra sức khỏe trước khi vào chương trình đào tạo, đây là bướcbắt buộc phải tiến hành nhằm xác định rõ người lao động có đủ năng lực về sứckhỏe để đáp ứng nhu cầu của công viêc hay không?,đồng thời nó cũng góp phầngiảm thiểu tai nạn lao động xảy ra do người lao động thiếu sức khỏe

-Các bước trình tự công việc tiếp theo như sau:

Trang 21

+Trường hợp lao động chưa có nghề cần đào tạo

Phòng Lao Động và Tiền Lương lên kế hoạch đào tạo

Sau khi có kết quả đào tạo phòng Lao Động và Tiền Lương trình hội đồngtuyển dụng nhà máy xét duyệt và làm các thủ tục ký hợp đồng lao động

+Trường hợp người lao động đã có nghề cần tiến hành thử việc

Phòng Lao Động và Tiền Lương làm hợp đồng lao động thử việc và nhữngquyết định kèm theo trình giám đốc ký và chuyển tới các đơn vị tiếp nhận vàhướng dẫn lao động thử việc

Phòng Lao Động và Tiền Lương lên chương trình thử việc theo mẫu chogiám đốc phê duyệt,thời gian thử việc có 3 tháng với lao động tuyển để đào tạo,1tháng với lao động có trình độ đại học,trung cấp,công nhân kỹ thuật,7 ngày vớilao động có tay nghề chưa qua đào tạo chính qui

Theo qui định lao động sẽ được tiến hành thử việc tại chính vị trí công việcngười lao động thi tuyển vào.trong quá trình thử việc, các ứng viên được giaomột số công việc cụ thể từ đơn giản cho tới phức tạp dần và cuối cùng là toàn bộcác công việc ở vị trí công việc của họ Thông qua thực tế làm việc trong thờigian làm việc của người lao động trong thời gian thử việc có thể chứng tỏ đượckhả năng làm việc của họ cũng như thái độ của người đó đối với công việc cũngnhư đối với công ty

Sau thời gian thử việc các đơn vị viết nhận xét đánh giá về lao đông thửviệc tại đơn vị mình gửi về phòng Lao Động và Tiền Lương Lao Động và TiềnLương căn cứ vào nhận xét của các đơn vị sẽ tiến hành lựa chọn tổng hợp cácứng viên đạt tiêu chuẩn ,lên danh sách trình hội đồng tuyển dụng công ty vàgiám đốc công ty xem xét phe duyệt

Phòng Lao Động và Tiền Lương làm các thủ tục ký kết hợp đồng lao độngvới các ứng viên đạt yêu cầu

Cuối cùng phòng Lao Động và Tiền Lương có trách nhiệm lưu giữ lại toàn

bộ hồ sơ về quá trình tuyển dụng lao động của nhà máy

2.1.2.3.Kết quả thu được từ công tác tuyển dụng

Qua các bước tiến hành tuyển dụng của công ty chúng ta có thể thấy đượcngười lao động được tuyển dụng phải trải qua nhiều giai đoạn kiểm tra cả về

Trang 22

trình độ chuyên môn nghiệp vụ,thái độ với công việc, với nhà máy, cũng nhưphải đảm bảo được cả yêu cầu về sức khỏe để đáp ứng tốt yêu cầu của công việc.Các nội dung tuyển dụng cũng như qui trình tuyển dụng được thực hiện tại nhàmáy được đanh giá là khá bài bản Thực tế trong những năm qua tuyển chọnnhân lực đã đã đóng góp một phần rất quan trọng vào việc xây dựng một hệthống bộ máy lao động có hiệu quả Qua tuyển dụng lao động nhà máy đã tuyểnchọn được những lao động có chất lượng cao, qua đó góp phần nâng cao chấtlượng đội ngũ lao động chung trong toàn nhà máy Đồng thời thông qua tuyểndụng từ bên trong với các hình thức thuyên chuyển,đề bạt, thăng chức…nhà máy

đã tạo ra một cơ cấu lao động ngày càng hợp lý hơn

Bảng 2.3. kết quả tuyển dung của công ty Dệt 19-5

2005

Năm 2006

2008 Tổng số lao động được tuyển

-lao động phòng ban

-lao động dưới các phân xưởng

87483

34925

943361

721557

Lao động được tuyển phân

Phòng Lao Động và Tiền Lương

2.2.công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Theo quan điểm của nhà máy thì đào tạo là hình thức được thực hiện đểtrang bị, bổ túc , duy trì và nâng cao năng lực và trình độ cán bộ công nhân viêntrước đòi hỏi của thực tế công việc Qua quan điểm này ta có thể thấy , với nhàmáy đào tạo và phát triển được coi là biện pháp hiệu quả để nâng cao năng lựcthực hiện công việc, đông thời cũng đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển củangười lao động Đặc biệt trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng gaygắt và quyết liệt như hiện nay thì nguồn lực con người ngày càng đóng vai tròquan trọng và đào tạo là một trong những nội dung không thể thiếu của hoạt động

Trang 23

này được Để thực hiện tốt công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhàmáy Dệt 19-5 đã xây dựng và ban hành qui chế , qui trình tổ chức công tác đàotạo.

2.2.1.Qui trình tổ chức công tác đào tạo tại công ty Dệt 19-5

-Trưởng các đơn vị xác định nhu cầu về đào tạo lao động của đơn vị và gửiphiếu yêu cầu tới phòng Lao Động và Tiền Lương

-Phòng Lao Động và Tiền Lương tập hợp nhu cầu đào tạo lao động trongtoàn nhà máy trình lên giám đốc phê duyệt

-Sau khi được phê duyệt , phòng Lao Động và Tiền Lương cùng phòng kỹthuật tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo

-Phòng Kỹ thuật cùng cán bộ kỹ thuật của các đơn vị liên quan kiểm tra sáthạch,đánh giá kết quả cuối khóa đào tạo

-Phòng Lao Động và Tiền Lương lưu toàn bộ hồ sơ về qua trình đào tạo

2.2.2.Nội dung đào tạo

2.2.2.1.Đào tạo mới

Áp dụng cho công nhân viên mới vào nhà máy Đây là hoạt độngkhông thể thiếu để giúp lao động mới nhanh chóng nắm bắt được công việc củanhà máy Chúng ta đều thấy rằng , dù cho quá trình tuyển chọn có tiến hành kỹcàng đến đâu thì cũng khó tìm được người lao động thỏa mãn hoàn toàn, trùngkhớp với yêu cầu về vị trí công việc mà họ thi tuyển vào Do đó đào tạo mớiđược thực hiện để giúp trang bị những kiến thức,trình độ chuyên môn nghiệp vụcòn hạn chế của người lao động mới so với yêu cầu công việc mà họ đảmđương

Tại công ty Dệt 19-5, đào tạo mới được áp dụng với hầu hết lao động mớivào nhà máy,với nội dung và thời gian thực hiên đào tạo ngắn dài khác nhau tùytheo tính chất công việc và trình độ đánh giá của người lao động

2.2.2.2.Đào tạo lại, đào tạo nghề thứ hai

Hàng năm căn cứ vào bản đánh giá thực hiện công việc của từng cá nhânngười lao động trong công ty cũng như căn cứ vào chiến lược , kế hoạch sản xuấtkinh doanh cùng với những đòi hỏi thay đổi về nhân sự gắn liền với nó, công tyDệt 19-5 lựa chọn phương pháp đào tạo lại , đào tạo nghề thứ hai là một giải

Trang 24

pháp quan trọng cùng tuyển dụng lao động mới để áp dụng có hiệu quả nhu cầu

về nguồn lực lao động trong công ty

Căn cứ vào yêu cầu về nguồn lao động , phòng Lao Động và Tiền Lương cótrách nhiệm đánh giá lại toàn bộ bộ máy lao động, xem xét bộ phận nào cầnđược bổ xung Từ đó lựa chọn từ những đơn vị này những người có khả năng họchỏi nâng cao trình độ để đào tạo lại hoặc đào tạo nghề thứ 2

Trong nền kinh tế hiện nay, môi trường kinh doanh luôn luôn biến động vàcàng ngày càng khó khăn hơn trong việc cạnh tranh tìm kiếm nguồn lực mới.Do

đó đào tạo lại , đào tạo nghề thứ hai đã được công ty Dệt 19-5 chú ý hơn và coi

nó là một trong những phương pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng laođộng Công tác đào tạo nghề thứ hai được tiến hành cho các công nhân lao động

ở hai bộ phận chính là công nhân ở bộ phận may và công nhân ở bộ phận dệt.-Các lao động ở các bộ phận này nếu có thành tích lao động tốt , thường cónăng suất lao động cao,có sự am hiểu về máy móc và có sức khỏe tốt sẽ được cửđào tạo thêm tại môt khóa học về kỹ thuật máy và khi trở về Công Ty sẽ đượcđào tạo thêm bởi các kỹ thuật viên cũ.Thời gian đào tạo và khi trở về lao độngcho Công Ty mất khoảng 2 năm

-Người lao động được đào tạo nghề thứ hai được đài thọ hoàn toàn về phíhọc và phải cam kết làm việc cho Công Ty ít nhất là 3 năm

Trong 3 năm gần đây Công Ty đã đào tạo được tất cả 7 công nhân kỹ thuậtcông tác tại bộ phận dệt.Công nhân kỹ thuật được hưởng mức lương khỏang 2,5triệu/ tháng chưa kể thưởng.Những lao động này hiện tại đang yên tâm làm việctrong Công Ty

2.2.2.3.Đào tạo nâng cao

Như đã nói , nền kinh tế thị trường với môi trường kinh doanh luôn luônbiến động mạnh mẽ,dữ dội, và khó lường Để theo kịp con người phải tự thayđổi mình để phù hợp hơn với môi trường mới Do đó đào tạo nâng cao trình độchuyên môn là một giải pháp tốt để thích ứng với sự biến động trong sản xuấtkinh doanh cũng như để nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện cạnh tranhngày càng gay gắt quyết liệt

Trang 25

Tại công ty Dệt 19-5 , đào tạo nâng cao thường được áp dụng cho cán bộcông nhân viên làm việc trong khối phòng ban và các cán bộ phân xưởng

-Thông qua các lớp học vào buổi tối dành cho khối học tại chức cho cácnhân viên khối văn phòng.Tham gia học tại các trường đại học thuộc khối kinh tếnhư Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Học Viện Ngân Hàng

-Đào tạo nâng cao cho các công nhân khối kỹ thuật đi học nâng cao thêmtay nghề ở các lớp mở tại các trường kỹ thuật có thời hạn 6 tháng.được cấp tiềnhọc và các khoản phụ phí khác.thời gian đi học được hưởng lương như bìnhthường

Kết quả đạt được trong 4 năm gần đây là thêm được 5 cán bộ khối vănphòng có bằng đại học tại chức kinh tế , ngân hàng.có 6 công nhân kỹ thuật đượcđưa đi đào tạo nâng cao tay nghề

2.2.4.kinh phí cho hoạt động đào tạo.

Đào tạo là hoạt động đòi hỏi phải có kinh phí khá lớn , bao gồm các

khoản chi phí về người và của của môi trường tổ chức học tập, chi lương chongười được cử đi học tập và rất nhiều các khoản chi phí khác kèm theo Để đápứng được khoản chi phí này công ty đã trích 30% từ quỹ đầu tư phát triển hàngnăm để phục vụ cho hoạt động đào tạo

2.2.5.Một số kết quả của hoạt động đào tạo trong công ty Dệt 19-5.

Trong thời gian qua công ty Dệt 19-5 đã có những quan tâm đến công tácđào tạo lao động , và thực tế đã đạt được những thành quả nhất định góp phầnnâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong toàn nhà máy Kết quả đào tạo củacông ty qua một số năm như sau:

Bảng 2.4:Kết quả đào tạo lao động tại công ty dệt 19-5 từ năm 2004-2007

2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Nguồn :phòng Lao Động và Tiền Lương

Qua bảng số liệu ở trên ta thấy được số lao động được đào tạo của công ty

Trang 26

công ty hàng năm tuyển dụng một lượng lớn công nhân viên lớn.năm 2005 làthấp nhất với 34 lao đông được đào tạo mới và năm 2006 là cao nhất với 94 laođộng được đào tạo mới.số lao đông được đào tạo lại và đào tạo mới thì không cónhiều biến động lớn , trong đó năm 2007 có lượng công nhân viên được đào tạolại và đào tạo mới là lớn nhất con năm 2005 là thấp nhất xu hướng biến động laođộng như vậy phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của Công Ty qua các năm.

Hoạt động đào tạo tại công ty Dệt 19-5 trong một số năm đã đem lại đượcmột số hiệu quả nhất định góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trongcông ty.tuy vậy hoạt động này vẫn còn có hạn chế về việc tuyển dụng đúng, đủ

số lượng công nhân viên theo các năm , cũng như vẫn còn nhiều hạn chế khác ,

do đó trong thời gian tới Công Ty cần tiếp tục hoàn thiện công tác này để đạtđược những hiệu quả cao

Trang 27

3.Hệ thống tính lương cho công nhân viên.

3.1.Chế độ trả lương.

Chế độ trả lương đang được áp dụng tại công ty là :áp dụng hình thức trảlương cho cán bộ công nhân viên toàn nhà máy theo chế độ tiền lương chức danh

và tiền lương cấp bậc

*Chế độ tiền lương chức danh

Được nhà máy áp dụng cho các lao động quản trị trong công ty , cũng nhưcho cán bộ công nhân viên hối phòng ban Chế độ lương chức danh được cấuthành từ ba yếu tố:

+ Tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức tiêu chuẩn xếp hạng nhà máy

+ bảng hệ số chức danh

+ Mức lương tháng tối thiểu

Dưới đây là bảng phụ lục lương cho các cán bộ văn phòng ,quản lý Công Ty

Trang 28

14 Trung cấp 0,8 Thử việc

20 Trưởng ca NM thêu,tổ trưởng may 1,5

+ Mức lương tối thiểu

Tại công ty Dệt 19-5 chế độ tiền lương cấp bậc được xây dựng chủ yếu dựatrên mức độ phức tạp của công việc , tiêu chuẩn công việc đòi hỏi, thời gian đàotạo và thời gian thực hiện Việc xây dựng hệ số cấp bậc cho công nhân viên docác đơn vị lập và gửi phòng Lao Động và Tiền Lương tổng hợp và trình hội đồnglương công ty xem xét phê duyệt.Việc điều chỉnh hệ số cấp bậc công việc đượctính 1 năm một lần và đợt xuất khi cần thiết Dựa vào hệ số lương chức danh và

hệ số lương cấp bậc nhà máy tính lương hàng tháng cho công nhân viên

Ngày đăng: 06/08/2013, 11:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 :Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh các năm - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực trong công ty Dệt 19-5”.
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh các năm (Trang 7)
Qua bảng số liêu trên ta thây khả năng thanh toán của công ty có tăng lên, riêng năm 2006 khả năng thanh toán bị giảm xuống - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực trong công ty Dệt 19-5”.
ua bảng số liêu trên ta thây khả năng thanh toán của công ty có tăng lên, riêng năm 2006 khả năng thanh toán bị giảm xuống (Trang 13)
Bảng 2.3 Theo tính chất công việc - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực trong công ty Dệt 19-5”.
Bảng 2.3 Theo tính chất công việc (Trang 16)
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2007 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực trong công ty Dệt 19-5”.
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2007 (Trang 16)
Theo quan điểm của nhà máy thì đào tạo là hình thức được thực hiện để trang bị, bổ túc , duy trì và nâng cao năng lực và trình độ cán bộ công nhân viên trước đòi hỏi của thực tế công việc - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực trong công ty Dệt 19-5”.
heo quan điểm của nhà máy thì đào tạo là hình thức được thực hiện để trang bị, bổ túc , duy trì và nâng cao năng lực và trình độ cán bộ công nhân viên trước đòi hỏi của thực tế công việc (Trang 22)
Bảng 2.4:Kết quả đào tạo lao động tại công ty dệt 19-5 từ năm 2004-2007 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực trong công ty Dệt 19-5”.
Bảng 2.4 Kết quả đào tạo lao động tại công ty dệt 19-5 từ năm 2004-2007 (Trang 25)
3.2.Hình thức trả lương. - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực trong công ty Dệt 19-5”.
3.2. Hình thức trả lương (Trang 27)
Bảng 2.6:Tiền lương lao động - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực trong công ty Dệt 19-5”.
Bảng 2.6 Tiền lương lao động (Trang 29)
Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2012 T - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực trong công ty Dệt 19-5”.
Bảng 3.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2012 T (Trang 32)
Bảng 3.2:Tiêu chuẩn thực hiện công việc - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực trong công ty Dệt 19-5”.
Bảng 3.2 Tiêu chuẩn thực hiện công việc (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w