Thực trạng về tình hình thực hiện hải quan điện tử tại Việt Nam

8 637 21
Thực trạng về tình hình thực hiện hải quan điện tử tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hải quan điện tử là một vấn đề mới và phức tạp về đối tượng, phạm vi áp dụng, điều kiện thực hiện…do thời gian và nguồn lực có hạn, chuyên đề chỉ tập trung vào nghiên cứu các điều kiện thực hiện Hải quan điện tử, nhằm tìm ra những vướng mắc trong quá trình thực hiện để phát triển Hải quan điện tử tại Việt Nam.

Chuyên đề thực tập PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu thế của thế giới hiện nay là hội nhập toàn cầu, bản thân mỗi quốc gia đã và đang cố gắng hòa nhập cùng với xu thế của thế giới. Tuân theo quy luật tất yếu đó, Việt Nam cũng đang tích cực mở cửa và cải cách các thủ tục hành chính theo hướng hiện đại, thông thoáng, phù hợp với các chuẩn mực của thế giới. Một trong những nỗ lực đó chính là hiện đại hóa Hải quan, thực hiện thí điểm Hải quan điện tử. Hiện đại hóa Hải quan với những ưu điểm vượt trội không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí thời gian và tiền bạc mà còn phục vụ nhu cầu hiện đại hoá ngành Hải quan, giúp công tác quản lý và xử lý công việc của Hải quan được chặt chẽ hơn, nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn; từ đó, từng bước tiến tới phù hợp với những yêu cầu của Hải quan trong khu vực và trên thế giới. Sau hơn bốn năm thực hiện, Hải quan điện tử đã đạt được một số thành công, được Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội hoan nghênh, tạo ra động lực cải cách hiện đại hoá Hải quan. Tuy nhiên, do việc này còn rất mới mẻ lại đòi hỏi trình độ công nghệ thông tin cao nên vẫn còn rất nhiều vướng mắc. Nhận thấy đây là vấn đề mới mẻ, và còn nhiều vướng mắc nên em đã chọn đề tài chuyên đề thực tập: “Thực trạng và giải pháp pháp triển Hải quan điện tử tại Việt Nam” 2. Mục đích của đề tài Trên cơ sở lý luận về Hải quan điện tử, đề tài đi sâu vào nghiên cứu thực trạng Hải quan điện tử tại Việt Nam từ đó rút ra những bài học thực tiễn nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả cho việc thông quan, đáp ứng đòi hỏi của đất nước đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Trần Thị Hương Giang Lớp: Thương Mại 47C Chuyên đề thực tập 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các Cục Hải quan và các doanh nghiệp tham gia vào Hải quan điện tử. Phạm vi nghiên cứu là các loại hàng hóa xuất nhập khẩu, các loại phương tiện vận tải xuất cảnh xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng. Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến nay. Hải quan điện tử là một vấn đề mới và phức tạp về đối tượng, phạm vi áp dụng, điều kiện thực hiện…do thời gian và nguồn lực có hạn, chuyên đề chỉ tập trung vào nghiên cứu các điều kiện thực hiện Hải quan điện tử, nhằm tìm ra những vướng mắc trong quá trình thực hiện để phát triển Hải quan điện tử tại Việt Nam. 4. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận có bố cục gồm 03 phần: Chương I: Một số vấn đề cơ bản về Hải quan điện tử Chương II: Thực trạng về tình hình thực hiện hải quan điện tử tại Việt Nam Chương III: Một số giải pháp phát triển Hải quan điện tử tại Việt Nam Đây là một vấn đề lớn và khá mới mẻ, do đó em đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập tài liệu, tìm hiểu về hoạt động hải quan trong nước và một số nước khác trên thế giới…trong khi đó do còn thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức còn hạn hẹp, nên nội dung chuyên đề thực tập không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô giáo, cũng như đơn vị thực tập về vấn đề này. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc tới người thầy của mình, PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập này. Trần Thị Hương Giang Lớp: Thương Mại 47C Chuyên đề thực tập CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ 1.1. Những vấn đề chung về Hải quan điện tử 1.1.1. Khái niệm Hải quan điện tử Thực hiện Hải quan điện tử là yêu cầu bắt buộc khi Việt Nam vào WTO, nhằm đảm bảo hội nhập, phù hợp với xu thế phát triển chung của hải quan quốc tế. Vậy Hải quan điện tử là gì? Nếu theo nghĩa hẹp ta có thể hiểu Hải quan điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý thông quan tự động; còn theo nghĩa rộng Hải quan điện tử là môi trường trong đó cơ quan hải quan áp dụng các phương pháp, phương tiện, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin để điều hành hoạt động của mình và cung cấp các dịch vụ thông quan hải quan cho người khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu, chủ phương tiện vận tải, hành khách xuất nhập cảnh và các bên có liên quan. Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên đề tài sử dụng khái niệm HQĐT theo nghĩa hẹp để nghiên cứu. Để triển khai hiện đại hóa Hải quan Việt Nam, chúng ta phải hiểu thế nào là Hải quan điện tử và định nghĩa của một số khái niệm khác liên quan đến Hải quan điện tử như: • Khai quan điện tử là việc tạo, gửi, nhận, xử lý và lưu dữ nội dung thông tin khai hải quan bằng phương tiện điện tử sử dụng kỹ thuật trao đổi dữ liệu điện tử. • Giao dịch hải quan điện tử (gọi tắt là giao dịch) giữa cơ quan hải quan và người khai hải quan bao gồm: a) Giao dịch khai hải quan điện tử là quá trình khai hải quan điện tử và trao đổi các thông điệp dữ liệu giữa cơ quan hải quan và người khai hải quan điện tử. Trần Thị Hương Giang Lớp: Thương Mại 47C Chuyên đề thực tập b) Giao dịch điều chỉnh thuế là quá trình cơ quan hải quan thông báo về việc điều chỉnh tăng (giảm) số thuế phải nộp và trao đổi các thông điệp dữ liệu giữa cơ quan hải quan và người khai hải quan điện tử. c) Giao dịch xử lý vi phạm là quá trình cơ quan hải quan thông báo về việc xử lý vi phạm và trao đổi các thông điệp dữ liệu giữa cơ quan hải quan và người khai hải quan điện tử. d) Các giao dịch khác là quá trình trao đổi các thông điệp dữ liệu giữa cơ quan hải quan và người khai báo hải quan điện tử. • Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: là hệ thống thông tin hải quan tập trung, thống nhất thông qua đó để thực hiện thủ tục hải quan điện tử, do Tổng cục hải quan quản lý. • Chứng từ hải quan điện tử: được tạo thành từ các thông điệp dữ liệu theo một quy định được thống nhất về mặt nội dung, hình thức và phương pháp cấu trúc xử lý thông tin, bao gồm: tờ khai hải quan điện tử, lệnh thông quan điện tử, bản lược khai điện tử, giấy phép thông quan điện tử, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) điện tử, hóa đơn thương mại điện tử và các chứng từ điện tử khác theo khuân dạng chuẩn do pháp luật quy định. • Tờ khai hải quan điện tử là chứng từ hải quan điện tử bao gồm các tiêu thức do Bộ Tài chính quy định để sử dụng làm thủ tục hải quan điện tử và làm căn cứ cho các hoạt động quản lý nhà nước khác có liên quan. • Lệnh thông quan điện tử: là chứng từ hải quan điện tử bao gồm các tiêu thức do cơ quan hải quan quy định. Lệnh thông quan hải quan điện tử do hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông báo và hướng dẫn cho người khai hải quan thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa khi tờ khai điện tử được chấp nhận đăng ký. Trần Thị Hương Giang Lớp: Thương Mại 47C Chuyên đề thực tập • Tổ chức cung cấp dịch vụ truyền nhận chứng từ hải quan điện tử là tổ chức có đủ điều kiện đảm bảo về năng lực công nghệ thông tin làm trung gian trao đổi dữ liệu hải quan điện tử theo chuẩn mực thống nhất do cơ quan hải quan quy định. Đế hiểu hơn về Hải quan điện tử ta có thể hình dung mô hình quản lý hệ thống thông quan bằng điện tửViệt Nam theo mô hình dưới đây: Mô hình 1: Quản lý hệ thống thông quan điện tử tại Việt Nam (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Trần Thị Hương Giang Lớp: Thương Mại 47C Chuyên đề thực tập Việc nắm và hiểu được các khải niệm trên là rất quan trọng vì chỉ có thế chúng ta mới nhận thức được thực hiện Hải quan điện tử cần thực hiện những công việc gì, phương pháp quản lý mới như thế nào… cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, và quá trình hiện đại hóa Hải quan được hiệu quả nhất. 1.1.2. Xu thế của thế giới và tác động của nó đến Hải quan Việt Nam Xu thế toàn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ với những mối quan hệ kinh tế ngày càng được mở rộng, hình thành nên một thị trường rộng lớn và thống nhất theo cơ chế thị trường, nó có vai trò to lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nước trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Sự phát triển của mạng lưới thông tin toàn cầu: mạng lưới điện thoại, fax, Internet đã tạo ra khả năng kết nối toàn cầu, thu hẹp khoảng cách về không gian và thời gian giữa các quốc gia, dân tộc; mạng lưới và hệ thống tài chính toàn cầu; hệ thống và mạng lưới trụ sở lao động toàn cầu; cùng với sự vận động của các công ty xuyên quốc gia làm dịch chuyển các yếu tố sản xuất như vốn, lao động, khoa học công nghệ…đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế và hình thành nên thị trường thế giới ngày càng thống nhất với những “luật chơi” chung. Việc hội nhập kinh tế khu vực và thế giới để phát huy lợi thế so sánh cũng như tranh thủ vốn, công nghệ, thị trường và tri thức quản lý - kinh doanh tiên tiến…đã trở thành nhu cầu tất yếu khách quan của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, vì đứng ngoài quá trình hội nhập đồng nghĩa với việc bị tách ra khỏi trào lưu phát triển chung và tụt hậu. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải cải cách rất nhiều thủ tục hành chính trong đó có hoạt động Hải Quan. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, thì việc cải cách hoạt động nghiệp vụ Hải Quan theo hướng phù hợp với chuẩn mực của Hải Quan hiện đại khu vực và thế giới lại càng trở nên cần kíp. Xu thế toàn cầu hóa cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã làm cho thương mại quốc tế phát triển ngày càng đa dạng, Trần Thị Hương Giang Lớp: Thương Mại 47C Chuyên đề thực tập phong phú với số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu khổng lồ gây ách tắc tại các cửa khẩu. Nếu trước kia chỉ có thương mại truyền thống, thì ngày nay nhiều loại hình thương mại mới đã ra đời như: thương mại điện tử, thương mại dịch vụ…Không giống như thương mại truyền thống trước đây, thương mại điện tử xóa nhòa đi biên giới giữa các quốc gia, dân tộc, tác động đến thị trường cạnh tranh toàn cầu và chứa đầy những biến thể. Với những lợi ích như thu thập được nhiều thông tin, giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch, tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế trí thức, giảm thiểu những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá (giảm ách tắc và tai nạn giao thông…), thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển và tương lai sẽ là một hình thức chiếm ưu thế. Việc hiện đại hóa Hải quan, hình thành hải quan điện tử tại Việt Nam hiện nay là một sự thay đổi tương ứng với hình thức thương mại điện tử khi mà các giao dịch đều thông qua hệ thống máy tính và internet dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại. Hiện nay các nước trên thế giới đã và đang dần dần xóa bỏ các rào cản thương mại như thuế quan, phi thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu… để hội nhập vào kinh tế quốc tế, thực chất Hải Quan cũng là một loại rào cản phi thuế quan đối với thương mại quốc tế, một trong những nhiệm vụ của Hải quan là kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới Hải quan, nếu theo thủ tục hải quan truyền thống thì tốn rất nhiều thời gian và chi phí của chủ hàng hóa và phương tiện…Ở đây xuất hiện sự mâu thuẫn giữa xu thế dỡ bỏ các rào cản thương mại và nhiệm vụ bảo vệ cộng đồng của Hải quan trước tình hình các tổ chức tội phạn quốc tế hoạt động ngày càng tinh vi, khủng bố, buôn lậu hàng hóa qua biên giới ngày càng gia tăng…hải quan điện tử được xem là giải pháp hợp lý và phù hợp với xu thế của thế giới, nó vừa giúp cho quá trình thông quan hàng hóa được diễn ra nhanh chóng do đã loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà vừa giúp cho cơ quan Hải Quan quản lý được hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo an ninh quốc gia và nắm được tình hình Trần Thị Hương Giang Lớp: Thương Mại 47C Chuyên đề thực tập xuất nhập khẩu hàng hóa chính xác, kịp thời thông qua các số liệu thống kê được tổng hợp bằng máy móc hiện đại nhằm hạn chế, ngăn chặn các hoạt động phạm pháp kịp thời. Quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa, thị trường hóa, và sự hình thành của các công dân số đã làm xuất hiện nhu cầu hình thành Chính phủ điện tử trên thế giới, trong đó Chính phủ được xem như người cung cấp các dịch vụ: giúp đỡ các công dân và các tổ chức kinh doanh của mình cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa, “kiểm soát các rủi ro toàn cầu”…và Hải Quan điện tử là một trong những cấu thành của Chính phủ điện tử, giúp thực hiện các dịch vụ của các cơ quan nhà nước cho công dân và các tổ chức, doanh nghiệp… Hiện đại hóa Hải Quan và cải cách các thủ tục, nghiệp vụ Hải Quan phù hợp với chuẩn mực Hải Quan hiện đại của khu vực và thế giới là hành lang thông thoáng giúp chúng ta tận dụng được tối đa những lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại…đẩy mạnh thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia, khu vực trên thế giới, và hòa nhập vào kinh tế quốc tế. 1.1.3. Vai trò và lợi ích của hải quan điện tử Thực hiện HQĐT đem lại rất nhiều lợi ích, điều này đã được chứng minh trên thực tế tại nhiều nước trên thế giới, việc làm rõ các lợi ích này là điều rất quan trọng vì nó khuyến khích các bên tích cực tham gia HQĐT tại Việt Nam. • Đối với Chính phủ: thực hiện hải quan điện tử đem lại những lợi ích to lớn cho Chính phủ:  Hải quan điện tử với công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại cho phép truyền và xử lý thông tin nhanh chóng chính xác từ các chi cục Hải quan, Cục hải quan, Tổng cục Hải quan đến Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên Trần Thị Hương Giang Lớp: Thương Mại 47C

Ngày đăng: 06/08/2013, 11:26

Hình ảnh liên quan

Đế hiểu hơn về Hải quan điện tử ta có thể hình dung mô hình quản lý hệ thống thông quan bằng điện tử ở Việt Nam theo mô hình dưới đây: - Thực trạng về tình hình thực hiện hải quan điện tử tại Việt Nam

hi.

ểu hơn về Hải quan điện tử ta có thể hình dung mô hình quản lý hệ thống thông quan bằng điện tử ở Việt Nam theo mô hình dưới đây: Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan