1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lãi suất và vai trò của lãi suất trong huy động vốn

28 389 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 141 KB

Nội dung

Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ - dịch vụ tài chính tiền tệ. Vì vậy ngân hàng chính là trung gian tài chính đứng ra vay vốn của những người cho vay rồi dùng số vốn đó cho những người thiếu vốn vay lại, góp phần làm cho các nguồn vốn "nhàn rỗi" không sinh lợi của mọi người được tập trung chuyển đến cho những doanh nghiệp lớn, nhỏ thiếu vốn đẻ mở rộng sản xuất kinh doanh sinh lợi nhuận. Trong thực tế đời sống, những người mang tiền của mình đến các ngân hàng gửi tiết kiệm bao giờ cũng muốn lãi suất tiền gửi càng cao càng tốt, còn những người đi vay tiền ngân hàng thì bao giờ cũng muốn lãi suất càng thấp càng tốt. Đứng trước tình trạng đó, ngân hàng thương mại đã phải tính toán, điều chỉnh lãi suất, kể cả lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền cho vay cho phù hợp với tình hình thực tiễn cuộc sống phát triển xã hội. Do đó bằng mọi cách ngân hàng phải có biện pháp hữu hiệu để huy động ngày càng nhiều vốn cho mình.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong cơ chế thị trường, lãi suất là một trong những biến số đượctheo dõi một cách chặt chẽ nhất trong nền kinh tế Diễn biến của nó đượcđưa tin hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng Sự dao độngcủa lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của cá nhân, doanhnghiệp cũng như hoạt động của các tổ chức tín dụng và toàn bộ nền kinh tế.Chính sách lãi suất là một trong những công cụ quan trọng trong việc điềuhành chính sách tiền tệ quốc gia, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và kiềm chếlạm phát Một mặt, lãi suất được sử dụng đúng đắn uyển chuyển, linh hoạtcần phù hợp với những điều kiện, tình hình kinh tế trong từng thời kỳ nhấtđịnh sẽ có tác động tích cực tới các mục tiêu kinh tế vĩ mô Ngược lại, nếu

sử dụng công cụ lãi suất một cách cố định thì rất có thể chỉ có tác dụng tíchcực ở thời kỳ này nhưng chuyển sang thời kỳ khác với những điều kiệnkinh tế xã hội thay đổi lại trở thành vật cản cho sự phát triển của nền kinhtế

Việt Nam qua hơn 10 năm thực hiện đổi mới kinh tế toàn diện, chínhsách lãi suất đã có những bước chuyển biến cơ bản - được cải cách đáng kểtheo định hướng thị trường Cơ chế điêù hành lãi suất được thay đổi theotừng thời kỳ phát triển kinh tế, ngày càng trở nên linh hoạt, góp phần ổnđịnh thị trường tiền tệ bình ổn giá cả, đẩy lùi và kiềm chế lạm phát Nhữngchính sách lãi suất ngân hàng nhà nước (NHNN) sử dụng đã có tác độngmạnh mẽ tới nền kinh tế nói chung, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinhdoanh của các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp nói riêng Để cóchính sách lãi suất phù hợp với nguyên tắc thị trường, đảm bảo nguồn lựctài chính được sử dụng và phân bổ một cách hiệu quả hơn, thì VN luônphải linh động với các chính sách lãi suất, để có được chính sách lãi suấtphù hợp với từng giai đoạn ngắn của nền kinh tế

Trang 2

Phần I : Một số Lý luận cơ bản về lãi suất

Phần II: Quá trình tiến tới tự do hoá lãi suất ở nước ta và cơ chế lãi suất thoả thuận.

Do thời gian và kiến thức hiểu biết của chúng em còn nhiều hạn chếnên khó tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót Chúng em rất mong nhận được

sự chỉ bảo của thầy giáo

Trang 3

NỘI DUNG Phần IMỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LÃI SUẤT

Lãi suất là một trong những vấn đề hết sức phức tạp Nó là mộtcông cụ rất nhạy cảm trong điều hành chính sách tiền tệ của mọi NHTWđặc biệt ở những nước đang phát triển Vì vậy, có rất nhiều cách hiểu về lãisuất, trong đó chúng ta có thể đưa ra một số khái niệm cơ bản về lãi suấtnhư sau:

- Lãi suất là giá cả sử dụng tiền vốn, gắn liền với hoạt động tín dụng

ngân hàng, đồng thời gắn liền với hoạt động kinh tế liên quan đến hoạtđộng gửi tiền và vay tiền Đồng thời, lãi suất còn là công cụ điều hànhchính sách tiền tệ của NHTW mỗi nước

- Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được ấn định trên thị trường, không

được điều chỉnh theo sự thay đổi của mức giá

- Lãi suất thực là lãi suất được điều chỉnh cho đúng theo những thay

đổi dự tính về mức giá, do đó nó phản ánh chính xác hơn chi phí thật củaviệc vay tiền Theo Fisher, lãi suất danh nghĩa (i) bằng lãi suất thực (r)cộng với mức lạm phát dự tính: i= r+ lạm phát

- Lãi suất hoàn vốn: là một lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của

tiền thanh toán nhận được theo một công cụ nợ với giá trị hôm nay củacông cụ đó Đây là phép đo được các nhà kinh tế coi là phép đo lãi suấtchính xác nhất

- Lãi suất tái chiết khấu: là hình thức tái cấp vốn được áp dụng khi

ngân hàng nhà nước tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn

Trang 4

- Lãi suất tái cấp vốn: là lãi suất do ngân hàng Nhà nước áp dụng

khi tái chiết khấu

- Lãi suất liên ngân hàng: là mức lãi suất trên thị trường tiền tệ liên

ngân hàng, nơi các ngân hàng thực hiện việc cho vay và cho vay lẫn nhau,

nó chỉ chính xác hơn về chi phí vốn vay của ngân hàng và cung cấp vốntrên thị trường

II VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT

2.1 Lãi suất tác động tới sự phân bổ các nguồn lực

Tất cả mọi nguồn lực đều có tính khan hiếm Vấn đề là xã hội phảiphan bổ và sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả Nghiên cứu trongnền kinh tế thị trường cho thấy, giá cả đóng vai trò cực kỳ quan trọng trongviệc phân bổ các nguồn lực giữa các ngành kinh tế

Như chúng ta đã biết, lãi suất là một loại giá cả, nghĩa là lãi suất cóvai trò phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội Để quyếtđịnh đầu tư vào một ngành kinh tế , một dự án hay một tài sản nào đóchúng ta đều phải quan tâm đến sự chênh lệch giữa giá trị tỷ suáat lợi tứcthu được từ ngành kinh tế đó, dự án đó hay tài sản đó với chi phí ban đầu.Điều này có nghĩa là phải xem xét một ngành, một dự án kinh doanh cóđem lại lợi nhuận, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và đủ để trả khoản tiền lãicủa số tiền vay cho chi phí ban đầu hay không Ngành nào, dự án nào có tỷsuất lợi tức lớn hơn lãi suất thì nguồn lực sẽ được phân bổ tới đó và đó làhiệu quả của sự phân bổ hiệu quả

Thông qua lãi suất, các doanh nghiệp có thể lựa chọn những ngành sản xuấtkhác nhau để đầu tư nhằm thu tỷ suất lợi nhuận cao.Như vậy lãi suất là tínhiệu, là căn cứ để có sự phân bổ hiệu quả của các nguồn lực khan hiếmtrong xã hội, lãi suất là yếu tố cần thiết ban đầu trước khi đi đến quyết định

đầu tư

Trang 5

2.2 Lãi suất với lạm phát

Lý luận và thực tiễn đã thừa nhận mối qua hệ chặt chẽ giữa lãi suất

và lạm phát Fisher chỉ ra rằng lãi suất tăng cao thời kỳ lạm phát cao,Những nước trải qua lạm phát cao cũng chính là những bnước có mức lãisuất cao.Lạm phát là hiênh tượng mất giá chung của đồng tiền; là tình trạngtăng liên tục của mức giá chung của nền kinh tế do nhiều nguyên nhân khácnhau Do vậy cũng có nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát lạm phát,trong đó giải pháp về lãi suất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng

có thể thu hút phần lớn số tiền có nhiều trong lưu thông khiến cho đồngtiền trong lưu thông giảm, cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm, lạm phátđược kiềm chế Như vậy, lãi suất cũng góp phần chống lạm phát

Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ lãi suất trong chống lạm phát khôngthể duy trì lâu dài vì lãi suất tăng sẽ làm giảm đầu tư, giảm tổng cầu và làmgiảm sản lượng Do vậy lãi suất phải được sử dụng kết hợp với các công cụkhác thì mới có thể kiểm soát được lạm phát ổn định giá cả, ổn định đồngtiền Một chính sách lãi suất phù hợp là sự cần thiết cho sự phát triển lànhmạnh của nền kinh tế

2.3 Lãi suất tác động tới tiêu dùng và tiết kiệm.

Thu nhập của các hộ gia đình thường được chia làm hai bộ phận: tiêudùng và tiết kiệm Tỷ lệ phân chia nàyphụ thuộc vào nhiều nhân tố như thunhập, vấn đề hàng lâu bền và tín dụng tiêu dùng, hiệu quả của tiết kiệmtrong đó tiền tệ và lãi suất có tác dụng tích cực tới các nhân tố khác

Khi lãi suất thấp, chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vay nhiềuhơn cho việc mua sắm các hàng hoá, nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn Ngược

Trang 6

lại, khi lãi suất cao đem lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽkhuyến khích tiết kiệm, do đó tiết kiệm tăng.

2.4 Lãi suất tác động đến đầu tư.

Hoạt động đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố như thunhập, chi phí kỳ vọng trong kinh doanh Trong đó lãi suất thể hiện chi phíđầu tư là yếu tố quan trọng quyết định đầu tư

Khi lãi suất ở mức cao, ít khoản đầu tư vào vốn hiện vật sẽ mang lạithu nhập nhiều hơn chi phí lãi trả cho các khoản đi vay, do vậy chi tiêu chođầu tư giảm, ngược lại khi lãi suất giảm các doanh nghiệp sẽ quyết địnhđầu tư cho vốn hiện vật nhiều hơn, chi tiêu đầu tư sẽ tăng

Ngay cả khi một doanh nghiệp có dư thừa vốn và không muốn vay

để đầu tư vào vốn hiện vật thì chi tiêu đầu tư vẫn bị ảnh hưởng của lãi suất

do doanh nghiệp có thể mua chứng khoán Lãi suất cao, chi phí cơ hội củakhoản đầu tư sẽ cao, chi tiêu đầu tư giảm do doanh nghiệp mua chứngkhoán sẽ tốt hơn vào đầu tư vốn hiện vật Khi lãi suất chi phí cơ hội củađầu tư giảm, chi tiêu đầu tư sẽ tăng lên vì đầu tư vào vốn hiện vật rất có thểđem lại thu nhập lớn hơn cho doanh nghiệp so với mua chứng khoán

Đối với đầu tư hàng dự trữ, chi phí của việc gửi hàng dự trữ là khoảnlãi trả cho khoản tiền đáng lẽ thu được do bán nhượng hàng hoá này đi haykhoản vay để mua hàng Lãi suất làm việc tăng lên, chi phí biên của việcgiữ hàng dự trữ so với lợi ích biên đã giả định trước làm cho đầu tư vàohàng dự trữ giảm Như vậy lãi suất là nhân tố chủ yếu quyết định đầu tưcủa các doanh nghiệp vào vốn hiện vật và hàng dự trữ

2.5 Lãi suất tác động tới tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu.

Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ củanước khác Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định

và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giá cả, thuế quan, sự ưa thích

Trang 7

hàng nội, hàng ngoại, năng suất lao động Ngoài ra tỷ giá trong ngắn hạncòn chịu ảnh hưởng của lãi suất: lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ Sự thayđổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi lãi suất danh nghĩa Nếu lãisuất danh nghĩa tăng do lãi suất tăng do tỷ lệ lạm phát dự tính tăng( lãi suấtthực không đổi) thì tỷ giá giảm Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suấtthực tế tăng (tỷ lệ lạm phát không đổi) thì giá đồng tiền trong nước tăng, tỷgiá tăng Khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng, đồng nội tệ giảm giá (tỷ giágiảm) và ngược lại.

Tỷ giá rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu Nếu lãi suấttăng làm tăng tỷ giá sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng

và ngược lại Như vậy thông qua tỷ giá hối đoái, lãi suất có ảnh hưởng lớntới xuất nhập khẩu , xuất khẩu ròng của một quốc gia

Trang 8

Phần IIQUÁ TRÌNH TIẾN TỚI TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT Ở NƯỚC TA

VÀ CƠ CHẾ LÃI SUẤT THOẢ THUẬN

Ngày 30/5/2002 thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành quyếtđịnh số 546/2002/QĐNHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuậntrong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của tổ chức tíndụng đối với khách hàng Rõ ràng, đây là một bước chuyển đổi quan trọng,mạnh mẽ và cần thiết trong chính sách tín dụng, phù hợp với nguyên tắc thịtrường nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính được sử dụng và phân bổ mộtcách có hiệu quả hơn Tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam hiện nay thìviệc áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận đã thực sự thích hợp hay chưa?cũng là một câu hỏi cần đặt ra Để làm rõ vấn đề này, trước hết chúng ta sẽnghiên cứu quá trình điều hành lãi suất của NHNN nhằm hướng tới tự dohoá lãi suất trong thời gian qua

I CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA:

1.1 Trước năm 1989: nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế

hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp dẫn đến khủng hoảng về mọi mặt, tàichính, tiền tệ, Thời kỳ này là thời kỳ mà lãi suất được điều hành theo cơchế lãi suất âm, chính sách lãi suất cứng nhắc bị áp đặt theo kiểu hànhchính, khiến cho các ngân hàng (NH) làm ăn thua lỗ, nền kinh tế thì trì trệkém phát triển, thâm hụt ngân sách nặng nề,

1.2 Từ năm 1989 đến năm 1992 là quá trình chuyển dần từ chế độ

lãi suất âm sang chế độ lãi suất dương, từng bước xoá bỏ bao cấp qua lãisuất Năm 1991, hệ thống NH chuyển sang mô hình hai cấp: NHNN thựchiện chức năng NHTW và quản lý nhà nước, hệ thống NHTM thực hiệnchức năng của NHTM là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH theo cơ chế thị

Trang 9

trường Trong giai đoạn này, NHNN quy định các mức lãi suất tiền gửi,cho vay với mục tiêu là chống khủng hoảng, chống lạm phát.

1.3 Từ 1992 đến 1995: là giai đoạn thực hiện cơ chế lãi suất thực

dương NHNN vừa quy định sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi cho vay ngắn

và trung hạn, không phân biệt lãi suất cho vay đối với các thành phần kinh

tế, cho phép các tổ chức tín dụng tự ấn định mức lãi suất huy động băngnhiều hình thức, chấm dứt bao cấp tín dụng thông qua lãi suất, lãi suất huyđộng bằng lãi suất thực cộng với chỉ số trượt giá bình quân trên thị trường.Lãi suất cho vay bằng lãi suất huy động bình quân cộng thêm tỷ lệ chi phíhợp lý của NH, lãi suất phải bảo toàn được vốn cho cả người vay, ngườigửi và có lãi thực

Đối với lãi suất ngoại tệ, NHNN quy định trần lãi suất cho vy, cònlãi suất huy động do các NHTM tự quyết định trêncơ sở lãi suất thị trườngquốc tế và cung câù vốn ngoại tệ trên thị trường tiền tệ trong nước

1.4 Thời kỳ từ năm 1996 đến tháng 7/2000: Đến cuối năm 1995,

chính sách lãi suất đã bộc lộ nhiều tồn tại không phù hợp với yêu cầu pháttriển của thị trường tiền tệ Vì vậy NHNN đã ban hành chính sách lãi suấtmới theo hướng nới lỏng hơn so với trước đây Cụ thể là NHNN bỏ quyđịnh sàn lãi suất tiền gửi chỉ quy định trần lãi suất cho vay trung và dài hạncao hơn lãi suất xho vay ngắn hạn, trần cho vay ở khu vực thành thị thấphơn khu vực nông thôn

Trần lãi suất cho vay bằng ngoại tệ được điều chíh phù hợp với biếnđộng lãi suất trên, thị trường quốc tế và cung cầu vốn ngoại tệ thị trườngtiền tệ trong nước

1.5 Thời kỳ từ tháng 7/2000 đến tháng 5/2002:

Trang 10

Xuất phát yêu cầu đổi mới hoạt động NH phù hợp với nhịp độ vàmục tiêu phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, thực hiện theo luậtNHNN, chính sách lãi suất cơ bản.

Lãi suất cơ bản được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu vốntrên thị trường nhưng vẫn có sự khống chế của NHNN bằng việc quy địnhbiên độ nhất định để các NHTM xác địng lãi suất cho vay Lãi suất cơ bảnđược NHNN thông báo hàng tháng dựa trên các nhân tố chủ yếu sau:

Tham khảo lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường áp dụng đối vớikhách hàng có uy tín của NHTM lớn, diễn biến về lãi suất và tiền tệ, diễnbiến kinh tế vĩ mô; quan hệ tỷ giá với chính sách tiền tệ

Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ , bỏ quy định trần lãi suất chovay, mà áp dụng lãi suất linh hoạt theo tiền tệ quốc tế Thời gian đầu còn bịkhống chế với giới hạn không vượt quá lãi suất Sibor cộng thêm tỷ lệ nhấtđịnh Tuy nhiên sau một thời gian thực hiện, NHNN đã tự do hoá lãi suấthuy động và cho vay bằng ngoại tệ

II TÍNH TẤT YẾU CỦA VIÊC CHUYỂN SANG MỘT CƠ CHẾ LÃI SUẤT THEO HƯỚNG THỊ TRƯỜNG :

Trong khoảng thời gian từ tháng 7/2000 đến tháng 5/2002, lãi suất cơbản được điều chỉnh tương đối phù hợp với việc thực thi chính sách lãi suấttiền tệ nới lỏng một cách thận trọng, với biên độ khá rộng, tạo điều kiệncho các TCTD ấn định lãi suất cho vay phù hợp với quan hệ cung cầu vốn

ở thị trường thành thị và nông thôn

Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản tự nó đã bộc lộnhiều nhược điểm làm hạn chế quá trình phát triển của hoạt động kinhdoanh NH và không thích hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế Cụthể, mục đích đưa ra trần lãi suất để hạn chế các NHTM cho vay với lãi

Trang 11

suất cao tránh ảnh hưởng hơn, vì bản thân các NHTM đã hoạt động trongmôi trường cạnh tranh tương đối quyết liệt mà bản thân lãi suất là công cụquan trọng để tìm kiếm khách hàng và nâng cao thị trường tín dụng trongnền kinh tế Mặt khác nhu cầu của nền kinh tế trong những năm tới sẽ còntiếp tục tăng cao đã đặt ra một yêu cầu bức xúc đối với các NHTM phảihuy động thêm nhiều nguồn vốn, mà muốn vậy thì lãi suất cũng phải sửdụng như một công cụ đòn bẩy quan trọng Qua một năm thực hiện cơ chế

tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ cũng đã cho thấy tỷ gía và thị trườngngoại hối vẫn ổn định và hoạt động bình thường, không có tác động xấu đốivới nền kinh tế Đồng thời tạo điều kiện cho các NHTM ấn định lãi suấthuy động cho vay phù hợp với khả năng của NH, với nhu cầu vốn của nềnkinh tế

Trên thế giới, các nước đang trong quá trình phát triển theo kinhtế thịtrường đều phấn đấu để tiến tới tự do hoá lãi suất, bởi vì tự do hoá lãi suất

có tác động mạnh mẽ tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân, có khả năng quyếtđịnh nhịp độ của tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, việc chuyển đổi lãi suấttheo hướng thị trường có nhiều tác động tích cực đối với kinh tế vĩ mô vàthị trường tài chính, cụ thể như sau:

Một là, việc nới lỏng cơ chế điều hành lãi suất theo hướng thị trường

đã tạo khả năng cho thị trường tài chính phát triển theo chiều sâu

Hai là, sự thay đổi chính sách lãi suất là phù hợp với diễn biến kinh

tế vĩ mô, nhưng cũng chính yêu cầu phát triển kinh tế, tiền tệ hoá các mốiquan hệ kinh tế và sự hình thành các nhân tố thị trường đã buộc chính sáchlãi suất phải có sự nới lỏng để chuyển dần sang cơ chế lãi suất thoả thuậnnhằm tạo điều kiện cho việc huy động tối đa nguồn lực trong nước phục vụcho đầu tư phát triển và đồng bộ với tổng thể chính sách kinh tế - tài chính

- đối ngoại

Trang 12

Ba là, việc nới lỏng cơ chế lãi suất, làm cho lãi suất tự điều chỉnh

linh hoạt và phù hợp hơn với quan hệ cung cầu vốn thị trường, các nguồnvốn được lưu chuyển đến nơi có lợi nhuận cao cới mức rủi ro thấp, nângcao hiệu quả đầu tư thúc đẩy các NHTM phát triển nhanh chóng mạng lướichi nhánh ở thành thị, nông thôn, đưa ra các mức lãi suất, sản phẩm dịch vụthích hợp với khách hàng Nếu không, việc kiểm soát lãi suất bằng biệnpháp hành chính sẽ rất hạn chế, như thực tế năm 1991 - 1995, NHNNkhống chế chặt chẽ mức trần lãi suất cho vay ở mức thấp đã khuyến khích

sự vay mượn lòng vongf, trốn tránh sự kiểm soát, lãi suất tiền gửi tăng,nhưng lãi suất cho vay lại không tăng được và chênh lệch lãi suất chỉ đủ bùđắp chi phí kinh doanh, lợi nhuận rất thấp, khả năng tài chính của NHTM

bị yếu đi, dễ gây xáo trộn tổn thương cho thị trường tài chính

Bốn là, quá trình chuyển dịch sang cơ chế lãi suất thoả thuận đi liền

với quá trình nới lỏng kiểm soát ngoại hối và thực hiện chế độ tỷ giá linhhoạt làm chi lãi suất trong nước bám sát hơn lãi suất quốc tế, việc huy độngvốn trong nước và vốn từ nước ngoài tăng lên để tài trợ cho nhu cầu tíndụng trong nước

Năm là, quá trình chuyển dần sang cơ chế lãi suất thoả thuận làm

cho mức biến động ngày càng tăng của các luồng vốn đầu tư, NHNN phải

sử dụng và phát huy nhiều hơn các công cụ gián tiếp để điều hành chínhsách tiền tệ, tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng và phát triển đồng đều các

bộ phận của thị trường tiền tệ

Sáu là, sau mỗi giai đoạn nới lỏng cơ chế điều hành lãi suất, việc

huy động vốn và mở rộng cho vay của TCTD được thuận lợi hơn, ngườisản xuất và tổ chức kinh tế ở nông thôn được vay vốn nhiều hơn do khốilượng vốn chuyển về đầu tư cho khu vực nông thôn tăng lên (tín dụng đốivới với khu vực nông thôn 5 năm gần đây tăng bình quân 23% đến25%/năm, lớn hơn mức bình quân chung

Trang 13

Bảy là, NSNN có điều kiện huy động được tối đa nguồn lực trong

nước để bù đắp thâm hụt, thay vì đi vay nước ngoài quá lớn hoặc sử dụngtiền phát hành

Xuất phát từ những nhận định nêu trên và đối chiếu với các điều kiện

để các nước có thể tự do hoá lãi suất, chúng ta có thể thấy đây cũng là thờiđiểm thích hợp để thực hiện tự do hoá lãi suất

Về kinh tế vĩ mô: trong những năm qua, chúng ta đã duy trì đượcmột nhịp độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định, lạm phát đượckiểm soát ở mức thấp, thâm hụt ngân sách luôn ở dưới mức 5% so vớiGDP, bội thu cán cân thanh toán: đây là điều kiện tiền đề và có ý nghĩaquan trọng để chọn thời điểm tự do hoá lãi suất Hệ thống các TCTD đã vàđang được củng cố, sắp xếp lành mạnh hoá và khả năng ngày càng đượcnâng cao Các công cụ của chính sách tiền tệ ngày càng được hoàn thiện vàvận hành linh hoạt theo cơ chế thị trường

Như vậy tự do hoá lãi suất là việc tất yếu cần phải tiến tới Tuynhiên, việc chuyển sang áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận có phù hợp vớiđiều kiện của nước ta hiện nay hay không? Chúng ta sẽ tiến hành lãm rõđiều này qua sự phân tích dưới đây

III NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN

CƠ CHẾ LÃI SUẤT THOẢ THUẬN:

Trước hết, ta cần phải hiểu lãi suất thoả thuận là gì? Cơ chế lãi suấtthị trường mà theo đó, lãi suất được hình thành và biến động chủ yếu do hệcung cầu vốn thị trường, sự kiểm soát lãi suất của NHNN được thcj hiệnthông qua việc điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ tác động lêncung cầu vốn để hướng lãi suất thị trường biến động phù hợp với mục tiêucủa chính sách tiền tệ

Trang 14

Theo quyết định số 546/QĐ-NHNN, kể từ ngày 1/6/2002, chính thứcthực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận bằng đồng VN của các TCTD theoquyết định này, các TCTD được quyền chủ động xác định lãi suất cho vaynội tệ trên cơ sở cung cầu vốn và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.Tuy nhiên hàng tháng, NHNN vẫn tiếp tục công bố lãi suất trên cơ sở thamkhảo mức lãi suất cho vay thương mại đối khách hàng tốt nhất của nhómTCTD được lựa chọn, để các TCTD tham khảo và định hướng lãi suất thịtrường Đồng thời, NHNN chủ động á dụng các biện pháp để kiểm soátbiến động lãi suất thị trường, đảm bảo yêu cầu là mục tiêu của chính sáchtiền tệ trong từng thời kỳ.

Rõ ràng, thực hiện cơ chế lãi suất thị trường trong hoạt động tín dụngthương mại rõ ràng là một bước chuyển đổi quản trọng, mạnh mẽ về chínhsách lãi suất và chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trương hơn Lãisuất thoả thuận về bản chất kinh tế chính là lãi suất thị trường Vì vậy nóchỉ hoạt động và phát huy tác dụng trong điều kiện thị trường tài chính pháttriển Những điều kiện cơ bản bao gồm:

- Thị trường tài chính phát triển có chiều sâu

- Hệ thống NHTM hoạt động trên nguyên tắc thị trường có hiệu quả

- NHNN có đủ năng lực điều hành chính sách tiền tệ và kiểm soát thịtrường tài chính

Với những điều kiện như vậy, việc thực hiện cơ chế lãi suất thoảthuận hiện nay ở Việt Nam đặt ra không ít thách thức, cụ thể như sau:

3.1 Thị trường tài chính Việt Nam vốn còn hết sức kém phát triển và lạc hậu so với các nước trong khu vực.

Xét về độ sâu tài chính, mức độ tiền tệ hoá nền kinh tế thị trường tàichính Việt Nam vẫn còn lạc hậu so với các nước trong khu vực Sự nôngcạn của thị trường làm cho các công cụ thị trường tài chính Việt Nam được

Ngày đăng: 06/08/2013, 09:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w