Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần đầu tư Xuất nhập khẩu Việt Trung giai đoạn năm 2011-

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại xuất nhập khẩu Việt Trung (Trang 34)

c) Các chỉ tiêu hoạt động

2.1.4Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần đầu tư Xuất nhập khẩu Việt Trung giai đoạn năm 2011-

nhập khẩu Việt Trung giai đoạn năm 2011-2013

2.1.4.1 Tình hình Tài sản – Nguồn vốn

Bảng 2.1 Cơ cấu tài sản giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền 4.566.210 0,1 109.359.704 1,52 175.376.613 2,74 Phải thu ngắn hạn 2.787.933.915 60,7 4.141.620.745 57,51 3.018.522.481 47,18 Hàng tồn kho 1.127.328.793 24,55 2.275.912.893 31,6 2.888.650.584 45,15 TSNH khác 157.326.080 3,43 150.000.000 2,08 41.848.060 0,65 TSNH 4.077.154.998 88,78 6.676.893.342 92,71 6.124.397.738 95,72 TSDH 515.250.685 11,22 525.235.350 7,29 273.589.038 4,28 Tổng TS 4.592.405.683 100 7.202.128.692 100 6.397.986.776 100

(Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán)

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản năm 2011-2013

80%85% 85% 90% 95% 100% 2011 2012 2013 089% 093% 096% 011% 007% 004%

Cơ cấu tài sản

TSDHTSNH TSNH

35 - Quy mô tài sản

So sánh bảng số liệu trong giai đoạn năm 2011-2013, ta có thể đánh giá được quy mô kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại XNK Việt Trung. Bối cảnh kinh tế lạm phát giai đoạn năm 2011-2013 đã gây khó khăn khá lớn trong hoạt động sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu nông sản và ảnh hưởng đến quy mô tài sản của doanh nghiệp. Nhìn chung, Công ty có quy mô TSNH lớn hơn so với TSDH, TSNH gia tăng còn TSDH lại có xu hướng giảm trong giai đoạn năm 2011-2013, cụ thể:

Tài sản ngắn hạn: Năm 2012 tài sản ngắn hạn là 6.676.893.342 đồng tức là tăng 2.599.738.344 đồng, tương ứng với mức tăng 63,76% so với năm 2011. Năm 2013 TSNH tăng 2.047.242.740 đồng tương ứng với mức tăng 50,52% so với năm 2011.

Tài sản dài hạn:Năm 2011 tài sản dài hạn của công ty là 515.250.685 đồng, tăng nhẹ lên 525.235.350 đồng vào năm 2012. Năm 2013, TSDH của Công ty chỉ còn 273.589.038 đồng, giảm 251.646.312 đồng ứng với giảm 47,91% so với năm 2012.

Tổng tài sản: có sự thay đổi qua ba năm. Năm 2011, tổng tài sản ở mức 4.592.405.683 đồng, tăng 2.609.723.009 đồng tương ứng tăng 56,83% so với năm 2012 và tăng 1.805.581.093 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 39,32% so với năm 2013.

Nhận xét:

Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, nguồn thu chủ yếu là từ việc bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản vì vậy nhu cầu đầu tư cho hàng tồn kho là chủ yếu, Công ty phải gia tăng lượng TSNH. Công ty phải nhập nhiều nguyên vật liệu chế biến để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường, trong khi đó TSDH của Công ty chủ yếu là các thiệt bị máy móc chế biến, bảo quản… chỉ cần đầu tư tại một thời điểm và sử dụng trong nhiều kỳ kinh doanh. TSDH có sự suy giảm là do yếu tố khấu hao, hỏng hóc.

Sự tăng lên về quy mô tổng tài sản của Công ty là tín hiệu tốt cho thấy Công ty vẫn đang cố gắng tập trung duy trì hoạt động sau ảnh hưởng của nền kinh tế lạm phát, đồng thời thị trường chế biến và xuất nhập khẩu nông sản đang ngày càng phát triển.

- Cơ cấu tài sản

Tiền và các khoản tương đương tiền:

Nếu như năm 2011 khoản tiền của Công ty là 4.566.210 đồng thì đến năm 2012 lượng tiền mặt dự trữ đã được tăng lên mức 109.359.704 đồng, tăng 104.793.494 đồng và tăng 170.810.403 đồng so với năm 2013. Đứng trước khủng hoảng kinh tế, Công ty tăng khoản mục này để tăng nguồn dự trữ, chủ động kịp thời ứng phó với biến động của thị trường, thuận lợi trong các hoạt động thanh toán hay chi trả cho nhà cung cấp

trong trường hợp cần thiết, tạo được nhiều niềm tin và uy tín cho Công ty. Tuy nhiên, việc dự trữ lượng tiền mặt lớn cũng có nhiều hạn chế. Công ty sẽ phải bỏ ra một số chi phí khá lớn và gây ứ đọng nguồn vốn, mất đi chi phí sử dụng vốn, giảm hiệu quả sử dụng TSNH.

Các khoản phải thu ngắn hạn:

Các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty chủ yếu phải thu từ nhóm khách hàng trong nước và các khách hàng nước ngoài. Các khoản phải thu tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nói chung (chiếm từ 89%-95% trong giai đoạn năm 2011-2013) và TSNH nói riêng. Năm 2011, các khoản phải thu của Công ty là 2.787.933.915 đồng, tăng mạnh 1.353.686.830 đồng ứng với tỷ lệ tăng 48,56% so với năm 2012 và tăng 230.588.566 đồng ứng với tỷ lệ tăng 8,27% so với năm 2013. Tỷ lệ tăng của năm 2012 khá cao cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty tương đối tốt. Tuy nhiên, các khoản phải thu cao cho thấy vào năm 2012, Công ty đang bị các doanh nghiệp trong và ngoài nước chiếm dụng vốn lớn, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty. Công ty sẽ không làm thỏa mãn những nhu cầu, xu hướng tiêu dùng của khách hàng từ đó có thể làm mất đi một lượng khách hàng tiềm năng, mất đi cơ hội kinh doanh làm giảm thu nhập và giảm hiệu quả sử dụng TSNH. Năm 2013 các khoản phải thu đã giảm đáng kể chứng tỏ Công ty đã có những chính sách thu hồi vốn hợp lý hơn như đưa ra tỷ lệ chiết khấu 2%-5% cho những khách hàng thanh toán sớm, và tránh trường hợp rơi vào tình trạng rủi ro như khách hàng không trả được nợ, nợ xấu xảy ra.

Hàng tồn kho:

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng tài sản, chiếm 24,55% trong năm 2011 và tăng lên 31,6% và 45,15% vào năm 2012, 2013. Danh mục hàng tồn kho cũng có xu hướng tăng từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2013, hàng tồn kho là 2.888.650.584 đồng, tăng 612.737.691 đồng ứng với tỷ lệ tăng 26,92% so với năm 2012 và tăng 1.761.321.791 đồng ứng với tỷ lệ tăng 156,24% so với năm 2011. Đây là tiêu chí mà doanh nghiệp cần phải quan tâm vì với số lượng hàng tồn kho lớn nếu không có biện pháp tiêu thụ sẽ gây ra ứ đọng vốn, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng hàng tồn kho cao chủ yếu là sản phẩm nông sản dở dang như hạt tiêu, hạt điều, cơm dừa, các sản phẩm đóng lọ như dưa chuột, măng, cà chua… đang trong quá trình sản xuất và chế biến.

37

Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2011-2012

Chênh lệch 2012-2013

Tuyệt đối Tƣơng

đối(%) Tuyệt đối

Tƣơng đối(%) Nợ phải trả 2.717.322.406 5.298.758.468 4.481.885.509 2.581.436.062 95 (816.872.959) (15,42) Vốn CSH 1.875.083.277 1.903.370.224 1.916.101.267 28.286.947 1,51 12.731.043 0,67 Tổng NV 4.592.405.683 7.202.128.692 6.397.986.776 2.609.723.009 56,83 (804.141.916) (11,17)

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)

- Quy mô nguồn vốn

Dựa vào bảng trên ta thấy quy mô nguồn vốn của Công ty có xu hướng được mở rộng, năm 2011 tổng nguồn vốn là 4.592.405.683 đồng, năm 2012 tăng lên 7.202.128.692 đồng, và đến năm 2013 là 6.397.986.776 đồng. Trong đó nợ phải trả và vốn chủ sở hữu có sự tăng giảm không ổn định.

Biểu đồ 2.2 cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011-2013

0%20% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 059% 074% 070% 000% 000% 000% 041% 026% 030%

Cơ cấu nguồn vốn

Vốn CSH Nợ dài hạn Nợ ngắn hạn

Tổng nợ phải trả: Tổng nợ phải trả của doanh nghiệp có xu hướng tăng qua các năm. Công ty không phát sinh nợ dài hạn nên sự biến động nợ phải trả của Công ty chính là sự biến động về các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2011 tổng nợ phải trả của Công ty là 2.717.322.406 đồng, năm 2012 là 5.298.758.468 đồng tăng 14,4% so với năm 2011 và năm 2013 giảm còn 4.481.885.509 đồng, giảm 3,52% so với năm 2012. Trong đó, các khoản nợ ngắn hạn tăng còn nợ dài hạn lại bằng 0, nguyên nhân là do Công ty huy động vốn từ các nguồn tài trợ ngắn hạn do lãi suất thấp và thủ tục vay đơn giản. Các khoản phải trả người bán lại là nguồn chiếm dụng vốn tốt, không phải trả lãi. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu cần sử dụng nhiều vốn nên tỷ lệ tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu có xu hướng cao hơn các Công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, nó cũng mang đến nhiều rủi ro gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp có thể càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ tỷ lệ nợ (và một số chỉ số tài chính khác) để quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không.

Vốn chủ sở hữu: VCSH của Công ty có xu hướng giảm từ năm 2011 đến năm 2012 và tăng nhẹ vào năm 2013 nhưng so với quy mô tổng nguồn vốn vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Năm 2013 là 1.916.101.267 đồng cao hơn năm 2012 ở mức 1.903.370.224 đồng, năm 2011 là 1.875.083.277 đồng. Vốn chủ sở hữu tăng dần vào năm 2013 cho thấy quy mô của Công ty đang được mở rộng, điều này giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa việc đi vay do thiếu vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu tại Công ty tuy chiếm một tỷ trọng thấp so với nợ phải trả cho thấy khả năng tự chủ tài chính của Công ty chưa tốt, tuy nhiên chưa hẳn đã xấu nếu như Công ty đi vay và làm ăn có lãi từ số nợ thay vì có lãi từ vốn chủ sở hữu có chi phí huy động cao.

Nhận xét: Nhìn chung Công ty vẫn đang giữ vững tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn năm 2011-2013. Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty năm 2012 tăng cao so với năm 2011, đến năm 2013 thì giảm nhẹ. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được mở rộng vào năm 2012 nhưng đang có dấu hiệu chững lại vào năm 2013. Chính vì vậy, Công ty cần cải thiện lại chính sách cũng như công tác quản lý để tăng doanh thu và lợi nhuận trong những năm tiếp theo. Điều đó giúp Công ty ngày càng nâng cao được vị thế của mình trên thị trường chế biến và xuất nhập khẩu nông sản.

39

2.1.4.2 Tình hình Doanh thu-Chi phí-Lợi nhuận

Bảng 2.3 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 - 2012 Chênh lệch 2012 - 2013

Tƣơng đối Tuyệt đối(%) Tƣơng đối Tuyệt đối(%)

(1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (4)/(1) (5)=(2)-(1) (5)/(2)

Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 4.482.453.372 7.420.156.221 14.317.021.823 2.937.702.849 65,54 6.896.865.602 92,95

Giá vốn hàng bán 3.620.438.252 6.274.318.474 12.662.736.631 2.653.880.222 73,3 6.388.418.157 101,82

Lợi nhuận gộp về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 862.015.120 1.145.837.747 1.654.285.192 283,.822.627 32,93 508.447.445 44,37

Doanh thu hoạt động tài chính 225.333 814.651 943.293 589.318 261,53 128.642 15,79

Chi phí tài chính 0 124.441.935 198.208.065 124.441.935 - 73.766.130 59 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí quản lý kinh doanh 879.461.548 1.441.106.616 990.234.898 561.645.068 63,86 (450.871.718) (31,29)

Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh (17.221.095) 31.975.565 15.913.804 49.196.660 (285,68) (16.061.761) (50,23)

Lợi nhuận khác 0 (17.221.095) 0 (17.221.095) - 17.221.095 (100)

Tổng lợi nhuận kế toán

trƣớc thuế (17.221.095) 14.754.470 15.913.804 31.975.565 (185,68) 1.159.334 7.86

Chi phí thuế TNDN 0 3.688.617 3.182.761 3.688.617 - -505.856 (13,71)

Lợi nhuận sau thuế (17.221.095) 11.065.853 12.731.043 28.286.948 (164,26) 1.665.190 15,05

Qua bảng 2.3 về báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại Xuất nhập khẩu Việt Trung có chiều hướng tăng dần qua ba năm, được thể qua tình hình doanh thu, chi phí trong giai đoạn năm 2011-2013.

Doanh thu bán hàng

Doanh thu phản ánh luồng thu nhập của doanh nghiệp gồm doanh thu hoạt động kinh doanh và doanh thu khác. Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu nhập chủ yếu. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty chủ yếu từ hoạt động bán và xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Doanh thu bán hàng của Công ty tăng mạnh qua ba năm từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2011, doanh thu bán hàng chỉ đạt 4.482.453.372 đồng và tăng thêm 2.937.702.849 đồng vào năm 2012 tương ứng với tỷ lệ tăng 65,54% , đến năm 2013 tăng 92,95% ở mức 14.317.021.823 đồng so với năm 2012. Doanh thu bán hàng tăng cho thấy tình hình tiêu thụ các mặt hàng nông sản của Công ty khá tốt, số lượng sản phẩm sản xuất đủ và kịp thời đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Qua đó ta thấy chính sách bán hàng của Công ty cũng được áp dụng tốt, hiệu quả sử dụng TSNH tốt, giúp Công ty tăng mức độ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.

Doanh thu thuần

Doanh thu thuần năm 2012 là 7.420.156.221 đồng, tăng 2.937.702.849 đồng ứng với tỷ lệ tăng 65,54% so với năm 2011. Tiếp đến năm 2013, tình hình doanh thu vẫn tăng với mức cao so với năm 2012. Doanh thu thuần năm 2013 đạt 14.317.021.823 đồng tương ứng với mức tỷ lệ tăng 92,95% so với năm 2012. Mức tăng này được lý giải là từ năm 2011 đến năm 2013, Công ty đã mở thêm chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất, chế biến nông sản tiêu thụ trong nước cũng như XNK ra nước ngoài. Tăng doanh thu tức là tăng lượng vốn lưu động của doanh nghiệp, doanh nghiệp giảm bớt được các khoản vay bên ngoài. Doanh thu tăng lên giúp doanh nghiệp thu hồi vốn và bù đắp các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh.

Giávốnhàngbán

Giá vốn hàng bán phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá bán ra trong kỳ. Tốc độ thay đổi của giá vốn hàng bán cần được so sánh với tốc độ thay đổi của doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ vì chúng là yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra của một lượng sản phẩm tiêu thụ. Ta thấy giá vốn hàng bán của Công ty tăng lên qua ba năm. Năm 2011, giá vốn hàng bán đạt 3.620.438.252 đồng, và tăng thêm 2.653.880.222 đồng ứng với mức tỷ lệ tăng 73,30% trong năm 2012. Năm 2013, giá vốn hàng bán là 12.662.736.631 đồng, tăng hơn 6.388.418.157 đồng so với năm 2012.

41

Sự biến động tăng của giá vốn hàng bán làm cho tổng chi phí của Công ty tăng và tăng nhiều hơn so với mức tăng của tổng doanh thu. Đây là một tín hiệu chưa tốt, lí do giá vốn hàng bán bị đẩy lên cao là do tình hình lạm phát năm 2012, năm 2013 khá cao đã đẩy chi phí nguyên vật liệu cũng như các yếu tố đầu vào của các mặt hàng nông sản lên. Giá vốn hàng bán tăng cũng cho thấy công tác quản lý của Công ty chưa tốt. Để ngăn ngừa rủi ro giá nông sản đầu vào thu mua tăng cao, trong khoảng thời gian năm 2011-2013, Công ty đã thay đổi phương pháp hạch toán hàng tồn kho, sử dụng phương pháp LIFO (nhập sau xuất trước) để làm giảm chênh lệch giá mua – giá bán.

Chi phítàichính

Chi phí tài chính bao gồm các khoản như chi phí lãi vay, lỗ bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái, lỗ trong đầu tư chứng khoán… Năm 2011, Công ty không phát sinh chi phí tài chính nhưng đến năm 2012, chi phí tài chính của Công ty là 124.441.935 đồng và năm 2013 tăng thêm 73.766.130 đồng ứng với tỷ lệ tăng thêm 59,28%. Năm 2013, có nhiều biến động về vốn để mở rộng sản xuất chế biến, cần phải có lượng vốn ngắn hạn lớn nên Công ty đã phải huy động từ nguồn vốn vay dẫn đến chi phí lãi vay tăng cao.

Chi phí thuế thu nhậpdoanhnghiệp

Năm 2011, Công ty không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp do tình hình hoạt động kinh doanh chưa tốt, dẫn đến doanh thu từ lợi nhuận kế toán trước thuế âm. Nhưng đến năm 2012 và 2013, Công ty có thu nhập từ việc các sản phẩm nông sản được dần tiêu thụ mạnh trên thị trường tạo doanh thu dương nên chi phí thuế TNDN từ đó cũng tăng lên. Năm 2013, Công ty phải nộp vào Ngân sách Nhà nước 3.182.761 đồng tiền thuế TNDN.

Lợinhuậnsau thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, là kết quả cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi các nguyên nhân dẫn đến sự biến động của doanh thu và chi phí các loại đã được phân tích ở trên thì xu hướng biến động của lợi nhuận cũng dễ dàng được đánh giá. Do ảnh hưởng lạm phát của nền kinh tế gây khó khăn cho

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại xuất nhập khẩu Việt Trung (Trang 34)