Các nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại Xuất nhập khẩu Việt Trung

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại xuất nhập khẩu Việt Trung (Trang 52)

c) Các chỉ tiêu hoạt động

2.2.3 Các nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại Xuất nhập khẩu Việt Trung

tư thương mại Xuất nhập khẩu Việt Trung

2.2.3.1 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Bảng 2.8 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tiền Đồng 4.566.210 109.359.704 175.376.613 Hàng tồn kho Đồng 1.127.328.793 2.275.912.893 2.888.650.584 Tài sản ngắn hạn Đồng 4.077.154.998 6.676.893.342 6.124.397.738 Nợ ngắn hạn Đồng 2,717,322,406 5.298.758.468 4.481.885.509 Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 1,50 1,26 1,37 Hệ số thanh toán nhanh Lần 1,09 0,83 1,12 Hệ số thanh toán tức thời Lần 0,002 0,02 0,04

53

Biểu đồ 2.5 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán giai đoạn 2011-2013

Hệ số thanh toán ngắn hạn:

Qua bảng ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty Việt Trung đều lớn hơn 1, hệ số này khá cao chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ, tình hình doanh nghiệp khá khả quan.

Giai đoạn năm 2011-2012: Năm 2012 khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty là 1,26 lần tức là một đồng nợ ngắn hạn của Công ty được đảm bảo bằng 1,26 đồng TSNH, giảm 0,24 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn giảm là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Tốc độ tăng của TSNH trung bình ba năm là hơn 50%, trong khi đó tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là từ 60-95%, TSNH không đủ lớn để bù đắp các khoản nợ ngắn hạn, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty thấp.

Giai đoạn năm 2012-2013: Năm 2013 khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty là 1,37 lần tức là một đồng nợ ngắn hạn của Công ty được đảm bảo bằng 1,37 đồng TSNH, tăng 0,11 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân tăng lên là do tốc độ gia tăng của TSNH cao hơn tốc độ gia tăng của nợ ngắn hạn. Tuy nhiên với tình hình khó khăn trong giai đoạn này, Công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, Công ty tạo được uy tín với khách hàng, tăng khả năng sinh lời từ đó hiệu quả sử dụng TSNH được nâng cao.

Hệ số thanhtoán nhanh:

Giai đoạn năm 2011-2012: Năm 2012 khả năng thanh toán nhanh của Công ty là 0,83 lần tức là một đồng nợ ngắn hạn của Công ty được đảm bảo bằng 0,83 đồng TSNH không tính đến hàng tồn kho, giảm 0,26 đồng so với năm 2011. Hệ số này đều

1,5000 1,26000 1,37000 1,26000 1,37000 1,09000 ,83000 1,12000 ,00200 ,02000 ,04000 - ,2000 ,4000 ,6000 ,8000 1,000 1,2000 1,4000 1,6000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán hiện hành

Hệ số thanh toán nhanh

lớn hơn 0,5 cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không phụ thuộc vào việc tiêu thụ sản phẩm, tình hình tài chính khá khả quan, hiệu quả sử dụng tài sản tương đối tốt.

Giai đoạn năm 2012- 2013: Hệ số thanh toán nhanh của Công ty năm 2013 là 1,12 lần tức là một đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 1,12 đồng tài sản ngắn hạn không kể hàng tồn kho. Tương tự như ở năm 2012 và năm 2011, hệ số này lớn hơn 0,5 điều này cho thấy doanh nghiệp đảm bảo được tình hình tài chính, đủ sức thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn.

Việc duy trì khả năng thanh toán như trên giúp Công ty tạo được uy tín với các chủ nợ trong việc đánh giá doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không, làm tăng cơ hội mở rộng đầu tư sản xuất từ đó giúp Công ty tăng doanh thu, lợi nhuận tăng dẫn đến hiệu quả sử dụng TSNH tăng.

Hệ số thanh toán tức thời:

Giai đoạn năm 2011-2013: Hệ số này ở năm 2011 chỉ ở mức 0,002 lần, năm 2012 hệ số này tăng lên 0,02 lần và năm 2013 là 0,04 lần. Chỉ số này thể hiện khả năng sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Công ty Việt Trung đang duy trì một hệ số khả năng thanh toán tức thời ở mức rất thấp nhưng hệ số này cũng đang có xu hướng tăng lên. Hệ số này qua ba năm đều nhỏ hơn 1. Điều này là do tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính của Công ty chiếm tỷ trọng thấp trong tổng TSNH. Công ty đang có xu hướng gia tăng tiền mặt để tăng khả năng thanh toán tức thời nhưng đây không phải là cách hay, thay vì gia tăng tiền mặt thì cần phải gia tăng tỷ trọng đầu tư tài chính ngắn hạn, kênh đầu tư an toàn lại cho sinh lời, và tính thanh khoản tốt.

Tóm lại, qua những phân tích về tình hình khả năng thanh toán của Công ty cổ phần đầu tư thương mại Xuất nhập khẩu Việt Trung, ta có thể thấy công tác quản trị tiền và các khoản tương đương tiền đã có những bước cải thiện tuy nhiên vẫn thấp trong giai đoạn năm 2011-2013. Hệ số thanh toán nhanh và tức thời ở mức thấp gây ra tình trạng căng thẳng về tài chính nếu các khoản đến hạn, từ đó ảnh hưởng tới uy tín của Công ty. Trong năm 2013 cả 2 hệ số này đều tăng so với năm 2012, đây là dấu hiệu của sự gia tăng sử dụng đòn bẩy tài chính, tăng khả năng sinh lời cho vốn. Từ đó Công ty có nhiều cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất, lợi nhuận thu về cao và dẫn đến hiệu quả sử dụng TSNH tăng.

55

2.2.3.2 Các chỉ tiêu hoạt động

Bảng 2.9 Tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Số tiền Tăng so

với 2011 Số tiền

Tăng so với 2012

Doanh thu thuần Đồng 4.482.453.372 7.420.156.221 65,54 14.317.021.823 92,95

TSNH bình quân Đồng 3.368.066.516 5.377.024.170 59,65 6.400.645.540 19,04

Vòng quay TSNH Vòng 1,33 1,38 3,69 2,24 62,09

Thời gian luân

chuyển TSNH Ngày 270,5 260,87 (3,56) 160,94 (38,31)

Hệ số đảm nhiệm

TSNH Đồng 0,75 0,72 (3,56) 0,45 (38,31)

(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán)

Qua bảng số liệu về các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn, ta có thể rút ra nhận xét như sau:

Vòng quay tài sản ngắnhạn:

Công ty Việt Trung có vòng quay tài sản ngắn hạn cả ba năm đều lớn hơn 1. Năm 2012 TSNH luân chuyển được 1,38 vòng, tăng 3,69% so với năm 2011. Năm 2013 TSNH luân chuyển được 2,24 vòng có nghĩa là trong năm này một đồng TSNH tạo ra 2,34 đồng doanh thu thuần. Ta thấy vòng quay TSNH của Công ty Việt Trung tăng đều qua các năm và tăng mạnh vào năm 2013. Tốc độ tăng của doanh thu thuần tăng cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của TSNH, điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng TSNH tương đối hiệu quả, TSNH vận động càng nhanh tức là nhu cầu của thị trường tăng cao, hàng hóa lưu thông dễ dàng, làm tăng doanh thu và góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp, gia tăng hiệu quả sử dụng TSNH.

Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạncho biết số ngày để TSNH luân chuyển hết được một vòng của nó. Chỉ tiêu này ở Công ty năm 2011 là 270,5 ngày giảm xuống 260,87 ngày vào năm 2012 và tiếp tục giảm xuống còn 160,94 ngày vào năm 2013 thì luân chuyển hết một vòng. Điều này phản ánh lượng tài sản ngắn hạn bị tồn đọng tương đối lớn trong các khâu sản xuất kinh doanh, các khoản mục phải thu và lưu thông. Tuy nhiên, thời gian luân chuyển TSNH của Công ty Việt Trung cũng giảm dần qua ba năm cho thấy Công ty cũng đã có những nỗ lực nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển TSNH, nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo chỗ đứng vững chắc trên thị

trường chế biến, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Từ đó giúp doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng, dẫn đến tăng hiệu quả sử dụng TSNH.

Hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn cho ta biết với mỗi một đồng doanh thu ta được sự đóng góp bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số đảm nhiệm của Công ty Việt Trung năm 2011 là 0,75 tức là để tạo ra một đồng doanh thu thuần Công ty phải mất 0,75 đồng tài sản ngắn hạn, hệ số này giảm dần vào năm 2012 và 2013, chỉ còn ở mức 0,72 đồng vào năm 2012 và 0,45 đồng vào năm 2013. Ta thấy hệ số đảm nhiệm của Công ty Việt Trung đều nhỏ hơn 1 điều này là do tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độc tăng của TSNH. Hệ số đảm nhiệm qua ba năm của Công ty có xu hướng giảm dần, khi đó tỷ suất lợi nhuận của 1 đồng TSNH sẽ tăng lên. Điều này tạo điều kiện cho Công ty chủ động trong kế hoạch huy động vốn cho TSNH, giúp doanh nghiệp không bị lãng phí vốn, giảm chi phí sử dụng vốn và tăng khả năng sinh lời. Do đó qua chỉ tiêu này, ta thấy Công ty đã có những chính sách sử dụng TSNH một cách hợp lý, tiết kiệm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2.10 Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Chỉ tiêu Đơn

vị

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Số tiền Tăng so với năm 2011(%) Số tiền Tăng so với năm 2012(%) Giá vốn hàng bán Đồng 3.620.438.252 6.274.318.474 73,30 12.662.736.631 101,82 Hàng tồn kho bình quân Đồng 933.447.774 1.701.620.843 82,29 2.582.281.739 51,75

Doanh thu thuần Đồng 4.482.453.372 7.420.156.221 65,54 14.317.021.823 92,95

Vòng quay hàng

tồn kho Vòng 3,88 3,69 (4,93) 4,90 32,99

Thời gian luân

chuyển kho TB Ngày 92,82 97,63 5,19 73,41 (24,81)

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Vòng quay hàng tồn kho:

Năm 2011, vòng quay hàng tồn kho của Công ty là 3,88 vòng, năm 2012 số vòng quay giảm còn 3,69 vòng ứng với giảm 4,93% so với năm 2011. Nguyên nhân hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm năm 2012 giá vốn hàng bán tăng 73,3% nhưng vẫn ít hơn mức tăng của hàng tồn kho là 82,29%, từ đó ta thấy được năm 2012 doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả dẫn đến hàng hóa tồn ứ, không bán được, làm tăng chi phí lưu kho lưu bãi, giảm doanh thu và lợi nhuận từ đó dẫn đến hiệu quả sử dụng TSNH giảm.

57

Năm 2013 số vòng quay hàng tồn kho tăng lên 4,96 vòng tương đương với mức tăng 52,02%. Tình hình khả quan hơn vào năm 2013 do mức tăng của hàng tồn kho bình quân (51,75%) chậm hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (101,82%), doanh nghiệp bán được hàng và giải quyết được lượng hàng tồn kho, không bị tình trạng tồn kho ứ đọng, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị phần kinh doanh để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tác động làm tăng hiệu quả sử dụng TSNH.

Thời gian luân chuyển kho trung bình:

Năm 2011, thời gian luân chuyển kho trung bình của Công ty Việt Trung là 92,82 ngày, và tăng lên 97,63 ngày vào năm 2012. Nguyên nhân tăng là do cả giá vốn hàng bán và giá trị hàng tồn kho đều tăng nhưng giá vốn hàng bán năm 2012 tăng lớn hơn với khối lượng tăng của hoàng tồn kho.

Đến năm 2013 thời gian luân chuyển kho đã giảm xuống còn 73,41 ngày ứng với tỷ lệ giảm 24,81% so với năm 2012. Thời gian luân chuyển kho giảm cho thấy nỗ lực cố gắng trong năm 2013 của Công ty.

Tuy nhiên thời gian luân chuyển kho trung bình của Công ty khá lớn, điều này cho thấy lượng hàng hóa của Công ty trong giai đoạn năm 2011-2013 lưu thông ra thị trường còn chậm, làm tăng các chi phí liên quan đến việc quản lý kho, cho thấy hiệu quả sử dụng hàng tồn kho chưa tốt, làm giảm tốc độ hàng tồn kho và thời gian luân chuyển kho bị kéo dài thêm, hàng hóa bị ứ đọng, ảnh hưởng đến hoạt động SXKD, và hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty là chưa tốt.

Bảng 2.11 Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu

Chỉ tiêu Đơn

vị

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Số tiền Tăng so với năm 2011(%) Số tiền Tăng so với năm 2012(%)

Doanh thu thuần Đồng 4.482.453.372 7.420.156.221 65,54 14.317.021.823 92,95

Các khoản phải

thu bình quân Đồng 2.256.401.560 3.464.777.330 53,55 3.580.071.613 3,33

Vòng quay

khoản phải thu Vòng 1,98 2,14 7,80 3,99 86,73

Thời gian thu

tiền trung bình Ngày 181,22 168,09 (7,24) 90,02 (46,45)

Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu của Công ty có xu hướng tăng trong giai đoạn năm 2011-2013.

Năm 2011 vòng quay các khoản phải thu là 1,98 vòng, tăng lên 2,14 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng 7,8% vào năm 2012 so với năm 2011. Năm 2013 vòng quay các khoản phải thu tăng cao lên 3,99 vòng, tăng 86,73% so với năm 2012. Năm 2013 lượng tiêu thụ của sản phẩm nông sản của Công ty tăng cao, mức tăng doanh thu thuần tăng đến 92,95% so với năm 2011 cao hơn so với mức tăng của các khoản phải thu bình quân.

Ta thấy vòng quay các khoản phải thu tăng qua ba năm và tăng mạnh vào năm 2013. Vòng quay các khoản phải thu tăng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng thu hồi vốn nhanh, ít bị chiếm dụng vốn, doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tăng khả năng sinh lời từ đó tăng hiệu quả sử dụng TSNH. Công ty đã có chiến lược quản lý các khoản phải thu hợp lý bằng cách Công ty nới lỏng chính sách tín dụng để thu hút khách hàng nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao, khi đó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng hàng hóa tiêu thụ. Chỉ tiêu này còn cho biết mức độ hợp lý các khoản phải thu đối với từng mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp trên thị trường.

Thời gian thu tiền trung bình: Thời gian thu tiền trung bình của Công ty còn khá cao qua ba năm. Điều này cho thấy Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn khá lâu. Việc thời gian thu tiền lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình hình doanh thu của Công ty, dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn khi cần một lượng tiền để đầu tư kinh doanh, hiệu quả sử dụng TSNH kém.

Năm 2011 thời gian thu tiền trung bình của Công ty là 181,22 ngày tới năm 2012 giảm 7,24% còn 168,09 ngày so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục giảm còn 90,02 ngày ứng với tỷ lệ giảm 46,45% so với năm 2012. Nhìn chung qua ba năm thời gian thu tiền trung bình của Công ty cao nhưng vẫn có xu hướng giảm, đây là một tín hiệu tốt cho thấy Công ty đã có những những biện pháp hiệu quả trong việc thu hồi tiền, thời gian thu hồi tiền ngày càng ngắn, Công ty không bị chiếm dụng vốn, tạo cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH.

59

Bảng 2.12 Hệ số sinh lời của tài sản ngắn hạn

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch (%) Năm 2011-2012 Năm 2012-2013 Lợi nhuận sau thuế (17.221.095) 11.065.853 12.731.043 (164,26) 15 Doanh thu thuần 4.482.453.372 7.420.156.221 14.317.021.823 65,54 93 Tài sản ngắn hạn bình quân 3.368.066.516 5.377.024.170 6.400.645.540 59,65 19 Hiệu suất sử dụng TSNH (%) 133,08 137,99 223,68 3,69 62 Hệ số sinh lời TSNH (%) (0,51) 0,21 0,19 123,5 (9,5)

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy lãi suất tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào TSNH tăng qua ba năm. Năm 2011, với 100 đồng đầu tư vào TSNH tạo ra 133,08 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2012, với 100 đồng đầu tư vào TSNH lại tạo ra 137,99 đồng doanh thu, tức là tăng 3,69%, cho thấy việc tiếp tục đầu tư vào TSNH đem lại hiệu quả. Và đến năm 2013, cũng 100 đồng đó doanh nghiệp tạo ra 233,68 đồng doanh thu thuần, tăng 62% so với năm 2012.

Hiệu suất sử dụng TSNH tăng là do tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của TSNH qua ba năm. Từ đó cho ta thấy, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nông sản tăng, hàng hóa lưu thông dễ dàng, làm doanh thu thuần tăng cao, tăng hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty.

Hệ số sinh lời của tài sản ngắn hạn

Trên thực tế cái các doanh nghiệp quan tâm cuối cùng không phải là doanh thu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại xuất nhập khẩu Việt Trung (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)