Đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại Xuất nhập khẩu Việt Trung

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại xuất nhập khẩu Việt Trung (Trang 60)

c) Các chỉ tiêu hoạt động

2.2.4Đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại Xuất nhập khẩu Việt Trung

Xuất nhập khẩu Việt Trung

2.2.4.1 Kết quả đạt được

Sau khi phân tích chi tiết thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty cổ phần đầu tư thương mại Xuất nhập khẩu Việt Trung, ta có thể thấy Công ty đã chú trọng đến phát triển doanh nghiệp theo hướng lâu dài và cố gắng duy trì doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế bất ổn và khó khăn hiện nay. Doanh thu đã tăng lên đáng kể trong năm 2012 và năm 2013 kéo theo hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cũng tăng lên, cho thấy việc tiếp tục đầu tư vào tài sản ngắn hạn đem lại hiệu quả.

61

Sang năm 2012-2013 dù bối cảnh khó khăn chung song doanh nghiệp đã rất cố gắng tăng mức lợi nhuận lên 15%, không còn ở mức âm như năm 2011 (âm 17.221.095 đồng).

Trong những năm qua, tài sản ngắn hạn của Công ty luôn đảm bảo tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn thể hiện ở vốn lưu động ròng lớn hơn 0. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty khá tốt.

2.2.4.2 Hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Tình hình doanh thu, lợi nhuận:

- Chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận ròng là rất lớn do công tác quản lý chi phí chưa tốt.

- Lợi nhuận có sự gia tăng, tuy nhiên mức tăng vẫn chưa thực sự tốt.

Quy mô tài sản ngắn hạn:

- Kết cấu tài sản ngắn hạn của công ty chưa hợp lý, cụ thể là hàng tồn kho và các khoản phải thu quá cao trong tổng tài sản ngắn hạn. Mặt khác, cơ cấu của tài sản cũng chưa hợp lý cụ thể là tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao so với TSDH làm cho hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cũng ở mức lợi nhuận chưa cao.

Cơ cấu tài sản ngắn hạn

- Khoản phải thu khách hàng: Phải thu khách hàng có xu hướng gia tăng qua các năm, khiến Công ty không thể quay vòng được vốn để đầu tư cho các kỳ kinh doanh tiếp theo.

- Hàng tồn kho: Lượng hàng tồn kho gia tăng mạnh dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng lâu trong kho, gia tăng các chi phí lưu kho, bảo quản hàng hóa. Điều này ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của Công ty. Công ty chưa xây dựng được mức đặt hàng tối ưu cho mỗi một lần đặt hàng để giảm chi phí. Tất cả số lượng chỉ dựa trên số lượng hợp đồng và nhu cầu của thị trường.

- Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân của Công ty lớn, nó sẽ ảnh hưởng khi Công ty cần lượng tiền lớn để thu mua hàng hóa, trong khi đó Công ty lại không có khoản vay từ ngân hàng nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh, chính vì vậy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty là thấp.

- Chu kỳ lưu kho là tương đối lâu: Việc hàng tồn kho không tiêu thụ được ra thị trường dẫn tới chu kỳ lưu kho của hàng hóa là lâu, điều này khiến Công ty phải gia tăng chi phí bảo quản hàng lưu kho, làm giảm lợi nhuận của Công ty.

- Tiền và các khoản tương đương tiền: Việc quản lý tiền và các khoản tương đương tiền chưa được hợp lý, chưa xây dựng phương pháp dự trữ tiền tối ưu, mức chi và thu của Công ty theo kế hoạch không sát với thực tế. Việc Công ty chưa áp dụng mô hình quản lý tiền mặt khiến Công ty mất đi cơ hội đầu tư chiến lược hoặc giảm thiểu chi phí.

Khả năng thanh toán của Công ty

- Khả năng thanh toán tức thời nhỏ hơn 1: Khả năng thanh toán tức thời ở giai đoạn năm 2012 – 2013 là rất thấp, điều này cho thấy Công ty không đủ tài sản ngắn hạn bằng tiền mặt có thể sử dụng ngay để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.

- Hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời luôn ở mức thấp, đặc biệt hệ số khả năng thanh toán tức thời ở mức quá thấp năm 2013 cao nhất chỉ ở mức 0,04% cho thấy Công ty có khả năng mất thanh toán nếu không biết cách quản lý chi phí và quay vòng vốn.

Khi cấp tín dụng cho khách hàng, Công ty phân tích năng lực khách hàng còn nhiều hạn chế, do việc tìm hiểu thông tin các khách hàng mới không có nhiều từ các nhà cung cấp thông tin. Báo cáo tài chính của các công ty cũng không phải số liệu thực tế dẫn tới việc đánh giá khách hàng của Công ty không đúng dẫn tới tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn xảy ra.

2.2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân chủ quan:

- Chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận của công ty là rất lớn do trong quá trình kinh doanh của Công ty đã phát sinh rất nhiều các khoản chi phí đã làm mặc dù doanh thu cao nhưng mức lợi nhuận lại rất thấp.

- Lợi nhuận có sự ra tăng nhưng không cao, nguyên nhân chủ yếu vẫn là lượng hàng hóa bị tồn đọng, không lưu thông ra ngoài thị trường.

- Khoản phải thu có xu hướng ra tặng mạnh qua từng năm. Chính sự ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái, lạm phát gia tăng đã khiến các doanh nghiệp gặp phải khó khăn, thị trường ảm đảm, ảnh hướng tới sự lưu thông hàng hóa. Các khách hàng mua hàng hóa của Công ty cũng không thể bán được hàng hóa nên họ cũng không thể chi

63

trả các khoản nợ cho Công ty. Khoản phải thu này dần trở thành nợ khó đòi. Đây chính là nguyên nhân khiến khoản phải thu gia tăng.

- Hàng tồn kho gia tăng: Nguyên nhân là do nhu cầu về hàng hóa suy giảm, lượng hàng hóa không bán ra được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kỳ thu tiền trung bình quá lớn: Do sự gia tăng của khoản phải thu khách hàng dẫn tới kỳ thu tiền ngày càng lớn.

- Khả năng thanh toán tức thời và khă năng thanh toán nhanh thấp là do Công ty đang theo đuổi chính sách quản lý vốn lưu động thận trọng, lấy nguồn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn. Điều này sẽ khiến Công ty gặp phải vấn đề về tài chính trong ngắn hạn.

- Ngày này, khi hoạt động kinh doanh khó khăn để có vốn kinh doanh thì các nhà cung cấp cũng thắt chặt chính sách tín dụng của mình hơn do vậy lượng vốn mà nhà cung cấp chiếm dụng của Công ty đang có xu hướng tăng.

- Về việc quản lý tiền: Do trong điều kiện thị trường, các yếu tố chi phí, doanh thu bị tác động bởi các nhân tố: môi trường kinh doanh, tình hình kinh tế chính trị, tiềm lực tài chính của Công ty… điều này làm cho chi phí cũng như doanh thu biến động dẫn đến việc dự đoán không chính xác.

- Về việc phân tích năng lực khách hàng: Do các nguồn thông tin phân tích không trung thực dẫn tới việc đánh giá còn hạn chế, bên cạnh đó năng lực của bộ phận phân tích tín dụng Công ty còn nhiều hạn chế.

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là do bối cảnh kinh tế từ cuối năm 2009 đến nay: chịu tác động của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam đang trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn, lạm phát tăng cao, các Công ty phải gồng mình, giảm chi phí, sa thải nhân viên. Chính sách lương của Nhà nước cũng thay đổi, tăng mức lương tối thiểu từ 540.000d/người/tháng lên 650.000đ/người/tháng 1.150.000 từ 1/7/2013. Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng làm giá thành tăng, giá thành sản phẩm cũng khó điều chỉnh, trong khi thị trường thu hẹp do ít khách hàng. Trong điều kiện ấy, chỉ có cạnh tranh bằng uy tín, chất lượng Công ty mới có thể làm ăn có lãi.

Thị trường tiền tệ Việt Nam còn non trẻ và nhiều hạn chế, thị trường chưa thực sự là thị trường tự do, thông tin mất cân đối, dẫn đến khó khăn trong luân chuyển, chuyển đổi các dạng tài sản ngắn hạn (từ tiền thành hàng tồn kho, từ hàng hóa thành khoản phải thu, từ khoản phải thu thành tiền…) do đầu vào không ổn định, khó khăn trong vận chuyển hàng hóa, khó dễ trong lưu thông tiền, hàng…

Cuối cùng là do sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp, công ty cùng ngành chế biến và sản xuất nông sản khiến cho việc áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán của Công ty bị ảnh hưởng, và các công ty có tiềm lực về tài chính dễ dàng áp dụng mức chiết khấu cao hơn mức chiết khấu thanh toán có thể cho phép của doanh nghiệp khiến cho thị trường cạnh tranh ngày càng gay gặt. Trong môi trường đấy, Công ty phải nỗ lực hết mình mới mong tìm được chỗ đứng, tồn tại và phát triển.

Hiểu được nguyên nhân, ta sẽ có những hướng thích hợp để khắc phục những hạn chế giúp Công ty nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, góp phần tối đa hóa lợi nhuận thu được trong nền kinh tế khó khăn.

65

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại xuất nhập khẩu Việt Trung (Trang 60)