1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

an le la gi va vai tro cua an le trong hoat dong xet xu cua toa an

7 189 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 350,49 KB

Nội dung

Quy định về nhiệm vụ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tại Điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức TAND năm 2014 ghi rõ: “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm ph

Trang 1

ÁN LỆ VÀ VAI TRÒ CỦA ÁN LỆ TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN

Khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng

kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.”

Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm

2010, xác định: “Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp

dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm” Quy định về nhiệm

vụ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tại Điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức

TAND năm 2014 ghi rõ: “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án

nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;”

1 Án lệ là gì?

Án lệ (tiếng Pháp-Jurisprudence) được hiểu là: Đường lối giải thích và áp dụng luật pháp của các tòa án về một điểm pháp lý, đường lối này đã được coi như một tiền lệ, khiến các thẩm phán sau đó

có thể noi theo trong các trường hợp tương tự Nói nôm na, xử theo án lệ là việc tòa cấp dưới vận dụng các phán quyết có từ trước của tòa cấp trên để đưa ra một phán quyết mới tương tự trong một

vụ việc tương tự

Theo quan điểm của các nhà luật học theo hệ luật Anh - Mỹ (Anglo - Sacxon), thì án lệ được hiểu theo hai nghĩa Theo nghĩa hẹp, án lệ bao gồm toàn bộ các quyết định, bản án được tuyên bố bởi Tòa án và có giá trị như nguồn luật, đưa ra những nguyên tắc, nền tảng áp dụng cho các vụ việc xảy

ra tương tự sau này, hay là cách thức sử dụng các nguyên tắc có sẵn như là những căn cứ áp dụng để quyết định các vụ việc xảy ra trong tương lai Còn theo nghĩa rộng, án lệ là nguyên tắc bắt buộc đòi hỏi Thẩm phán trong hệ thống các cơ quan Toà án khi xét xử một vụ việc cụ thể cần phải căn cứ ngay vào các bản án, các vụ việc trước đó, đặc biệt là các phán quyết của các Tòa cấp cao (Hight Court), Tòa phúc thẩm (Court of Appeal) và Tòa án tối cao (Supreme Court) hay là những nguyên tắc không theo luật định được đưa ra từ các quyết định tư pháp, hay là hệ thống những nguyên tắc bất thành văn đã được công nhận và hình thành thông qua các quyết định của Tòa án

Với những nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (hệ thống pháp luật Dân sự - Civil Law), tiêu biểu một số nước như Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản,… Án lệ được xem như một cách giải thích pháp luật Những bản án này không được xem là luật, không mang tính ràng buộc pháp lý nhưng tòa cấp dưới phải tham khảo, nếu không nguy cơ bị tòa cấp trên sửa án rất cao

Cơ sở hình thành án lệ chính là những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật Khi có những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật, tòa án sẽ viện dẫn những căn cứ pháp luật được coi là hợp lý để đưa

ra một phán quyết có tính đột phá và bản án này sẽ được tòa án tối cao công bố là án lệ để áp dụng chung cho các trường hợp tương tự do khiếm khuyết quy phạm hoặc chưa có dẫn chiếu quy phạm rõ ràng Ở nước ngoài, khái niệm án lệ (Case Law) còn được gọi là tiền lệ pháp (Precedent) là một trong những nguồn luật chính thức và quan trọng trong hệ thống pháp luật của quốc gia và được áp dụng rộng rãi Theo đó, những bản án, quyết định giải quyết vụ việc trong các tập san án lệ trở thành khuôn mẫu, trở thành cơ sở để tòa đưa ra phán quyết trong những vụ việc có tình tiết, vấn đề tương tự sau đó Tiền lệ pháp ở nước ngoài còn là quá trình làm luật của tòa trong việc công nhận và

áp dụng các nguyên tắc mới khi xét xử

Trang 2

Với cách tiếp cận ở góc độ rộng nhất, có thể thấy thuật ngữ án lệ hàm chứa những nội dung cơ bản của thuật ngữ tiền lệ pháp và giữa chúng tuy có sự khác nhau về mặt thuật ngữ nhưng lại cùng chỉ

về một khái niệm Về bản chất, án lệ cũng chính là tiền lệ pháp, do cả hai đều xuất phát từ Tòa án và hình thành từ quá trình xét xử Mặt khác, tiền lệ pháp là thuật ngữ dùng để chỉ về một hình thức pháp luật, còn án lệ dùng để chỉ về nguồn của pháp luật, mà nguồn của pháp luật cũng chính là hình thức pháp luật Nói một cách khác, tiền lệ pháp là một hình thức pháp luật hay quá trình làm luật của tòa án, còn án lệ là những bản án, quyết định mà Toà án làm căn cứ để áp dụng sau này cho những vụ việc có tình tiết tương tự Dù đây thật sự không phải là hai từ đồng nghĩa, nhưng thông thường, người ta gọi các bản án sau có giá trị áp dụng tương tự và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn lọc công bố và cho xuất bản phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và tham khảo gọi là những án lệ

Tuy nhiên quan điểm khác cho rằng, tiền lệ pháp và án lệ là hai khái niệm độc lập với nhau Tiền lệ pháp được hiểu là việc làm luật của Tòa án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử dựa trên cơ sở những vụ việc đã được quyết định trước đây cho những trường hợp và vấn đề tương tự Còn án lệ (Case Law) là tập hợp các vụ việc đã được xét xử của cơ quan tư pháp trong quá trình xét xử, hay chỉ đơn thuần là các phán quyết của Tòa án (bản án), được dùng làm cơ sở cho việc giải quyết các vụ việc tương tự trong tương lai

Nói một cách khác, tiền lệ pháp là một hình thức pháp luật hay quá trình làm luật của Tòa án; Án lệ

là những bản án, quyết định mà toà án làm căn cứ để áp dụng cho những vụ việc có tình tiết tương

tự sau này Đây không phải là hai từ đồng nghĩa và dẫn chiếu đến nhau Trong lĩnh vực tư pháp quốc

tế, án lệ còn được hiểu theo nghĩa là tiền lệ án hay thực tiễn Tòa án Mà theo đó, là các bản án hoặc quyết định của Tòa án mà trong đó thể hiện các quan điểm của Thẩm phán đối với các vấn đề pháp

lý mang tính chất quyết định trong việc giải quyết các vụ việc nhất định và trong tương lai mang ý nghĩa giải quyết đối với các quan hệ tương ứng [1]

Cũng cần phân biệt với khái niệm về án mẫu Án mẫu là những bản án được xây dựng trên những

cơ sở pháp luật hết sức chặt chẽ mà trong những tình huống như vậy, khó có thể đưa ra phán quyết khác được Do đó, khi có những tình huống tương tự bắt buộc tòa án phải đưa ra các phán quyết tương tự như án mẫu Một điểm cần lưu ý là, khi bản án được coi là án mẫu thì Toà án tối cao sẽ chuyển tải đến các Toà án cấp dưới để làm nguồn tham khảo và các Toà án cấp dưới coi đó là những

“khuôn mẫu” để xét xử những vụ án tương tự

Điểm giống nhau giữa án lệ và án mẫu là trong các điều kiện tương tự thì tòa án đều phải ra những phán quyết chung được coi là chuẩn mực và các phán quyết đó được thừa nhận như những giá trị bắt buộc chung Tác giả cho rằng, đây là điều đã gây ra khá nhiều nhầm lẫn giữa án lệ và án mẫu nếu như không cẩn thận khi nghiên cứu Bởi trong khi án lệ được phát triển từ các bản án, quyết định của Tòa án trước khi có các văn bản quy phạm pháp luật và vẫn còn được áp dụng bởi các Tòa

án khi đã có văn bản quy phạm pháp luật, thì ngược lại không giống như án lệ, có thể nói môi trường áp dụng của án mẫu trong các quan hệ pháp luật dường như không có những hạn chế trong các ngành luật vì việc áp dụng án mẫu thường không đi trái các nguyên tắc pháp lý thông thường Như đã trình bày ở trên, việc ra đời của án mẫu xuất phát từ những cơ sở pháp luật hết sức chặt chẽ

mà trong những tình huống tương tự khó có thể đưa ra phán quyết khác được Chẳng hạn, khoản 1 Điều 278 BLHS quy định tội “Tham ô tài sản”, mà theo đó, mức thấp nhất và mức cao nhất của loại hình phạt tù của cấu thành cơ bản từ 02 năm đến 07 năm, khoảng cách giữa giới hạn trên và giới hạn dưới khá rộng Để tránh tình trạng tuy có cùng dấu hiệu pháp lý, cùng những tình tiết giống nhau (không có tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân người phạm tội tốt;…) nhưng có Hội đồng xét xử tuyên bị cáo này với mức án mức thấp nhất của khung;

Trang 3

có Hội đồng xét xử tuyến mức hình phạt tù 03 năm và cho hưởng án treo; có trường hợp phạt 04 năm tù hoặc 05 năm tù;… hoàn toàn thiếu lẽ công bằng mà pháp luật đã giành cho họ Điều này thực tế gây nhiều tranh cãi trong hoạt động xét xử, thì những bản án mẫu sẽ được Tòa án cấp có thẩm quyền chọn lọc giới thiệu để Tòa án cấp dưới, nhất là những Thẩm phán tham khảo cho các trường hợp tương tự nhằm đưa ra phương án xử lý thích hợp nhất

Theo quan điểm của người viết, trong điều kiện hệ thống pháp luật của Nhà nước ta chưa được hoàn thiện và luôn có sự thay đổi cho phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Hơn nữa, thực tiễn rất đa dạng và phong phú nên việc chọn lọc, ban hành bản án mẫu nhằm bảo đảm tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật nội dung trong hệ thống Tòa án nước ta khi xét xử là điều thật sự rất khó khăn Và cũng chính từ lý do đó, thuật ngữ được dùng trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách

tư pháp đến năm 2010; tại Điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức TAND năm 2014 là án lệ mà không dùng cụm từ án mẫu

2 Án lệ ở các nước trên thế giới

Ở nhiều nước trên thế giới, việc công bố bản án được thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng rãi bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng, kể cả trên hệ thông Internet Đối với các nước theo hệ thống luật chung Anh-Mỹ (Common Law), những bản án mẫu được tuyển chọn, đăng tải trong các báo cáo tổng hợp án lệ (Law Report) và trở thành án lệ (Case Law) là nguồn của pháp luật Riêng ở

Mỹ, khi xét xử các hành vi vi phạm pháp luật và các tranh chấp nảy sinh, các tòa án cần phải diễn giải luật bằng các bản án trước đó của Tòa án cùng cấp hoặc Tòa án cấp cao hơn Đây được gọi là nguyên tắc theo quyết định trước hay đơn giản gọi là án lệ, tiền lệ pháp Nếu phải đối mặt với các án

lệ bất lợi, bị đơn sẽ tìm cách phân biệt sự khác nhau giữa vụ việc của mình với những vụ việc trước

đó Sau đó Tòa án cấp cao hơn sẽ tìm cách giải quyết mâu thuẫn này để bổ sung cho án lệ ngày một hoàn chỉnh hơn Ở Pháp, trong trường hợp nếu pháp luật quy định không rõ ràng, không đầy đủ, thẩm phán vẫn phải tuyên án nếu không muốn bị kiện vì hành vi phủ nhận công lý Do vậy, chỉ có cách ổn thỏa nhất, Thẩm phán sẽ dựa vào án lệ đã được thừa nhận để đưa ra phán quyết Mặt khác,

ở Cộng hòa Liên bang Đức, phương pháp xây dựng án lệ đã tạo điều kiện cho Tòa án nước này thể hiện vai trò sáng tạo, nhất là khi giải thích luật, Tòa án được căn cứ vào câu chữ, ngữ cảnh và mục đích của qui phạm, kể cả căn cứ vào quá trình soạn thảo qui phạm đó Đặc biệt, Tòa án còn có quyền lựa chọn cách giải thích phù hợp nhất với hiến pháp, án lệ được hình thành từ việc giải thích một qui phạm pháp luật cũng có giá trị, hiệu lực gần như chính qui phạm pháp luật Rõ ràng án lệ có giá trị không những về thực tiễn, mà còn có giá trị không thua gì một qui phạm pháp luật Ở Tây Ban Nha, chịu ảnh hưởng của luật La Mã, vẫn coi án lệ như một nguồn luật, có giá trị bổ sung trật

tự pháp lý thông qua luận thuyết được Tòa án tối cao áp dụng trong quá trình giải thích và áp dụng luật, tập quán, kể cả các nguyên tắc chung của luật pháp Ở Anh Quốc, vai trò sáng tạo của án lệ rất quan trọng, được thể hiện theo quy tắc của tiền lệ pháp đã xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ XIX được hiểu như một qui tắc đã được lập ra trong một phán quyết ban hành trước đó chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các thẩm phán khi xét xử các vụ kiện tương tự Việc xây dựng án lệ theo quan điểm xét

xử của các tòa án có thẩm quyền xem xét bản án của tòa án cấp dưới đã góp phần bổ sung tốt sự thiếu sót của các qui định luật pháp trong thực tiễn, nên việc vận dụng án lệ kể cả tục lệ pháp được thực hiện khá phổ biến Chính vì vậy, mà các nhà nghiên cứu cho rằng hệ thống luật pháp ở Anh là theo luật mềm, không cứng nhắc dựa vào các văn bản pháp luật do Quốc hội (Nghị viện) ban hành,

mà có sự vận dụng linh hoạt đúng luật vừa phù hợp với thực tiễn, bằng cả nguồn tập quán, tục lệ phù hợp lẽ phải và công bằng xã hội [2]

Trang 4

Thông thường, người ta gọi các bản án có giá trị áp dụng tương tự sau này và được lưu trong các tập san do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là những án lệ Ví dụ: Án lệ có tên là: Moorgate Mercantili v Twitchings [1976].1.QB, 225, CA Bản án này được đưa ra bởi Tòa Phúc thẩm (Court

of Apeal) sau khi xem xét bản án bị kháng cáo được tuyên từ Tòa Nữ hoàng (tòa cấp dưới) Đây là một vụ kiện giữa Moorgate Mercantili kiện Twitchings về việc ông ta đã gây thiệt hại cho mình do Twitchings đã có những hành vi làm cho ông tin tưởng Vụ án này đã được phúc thẩm phán Lord Dening đưa ra những phán quyết, trong đó có giải thích chế định “Estoppel” (Ngăn không cho phủ nhận) như sau: Khi một người đã thể hiện bằng lời nói, lời hứa, và các hành vi cụ thể của mình làm cho người khác tin và thiết lập giao dịch với mình, thì anh ta không được quyền thoái thác các nghĩa

vụ phát sinh từ lời hứa và các hành vi cụ thể của mình Bản án đã trở thành án lệ Nếu sau đó, có một vụ kiện tương tự mà một bên ra lời giao kết với bên khác nhưng không thực hiện lời giao kết của mình làm bên kia thiệt hại thì có thể bị kiện và bị xử thua, vì căn cứ vào án lệ này

Hiện nay, hầu hết các nước có nền luật pháp tiên tiến, đều có sự vận dụng án lệ trong xét xử ở hệ thống Tòa án, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn xét xử, với nguyên tắc Tòa án không được quyền từ chối thụ lý bất cứ yêu cầu khởi kiện nào của công dân và đồng thời cũng có nguyên nhân sâu xa từ

sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của các nước, do vậy, hai hệ thống luật pháp Anglo Saxon và Continental, kể cả hệ thống pháp luật của những nước xã hội chủ nghĩa

3 Án lệ ở Việt Nam

Ở Việt Nam dưới chế độ Sài Gòn trước năm 1975, tiền lệ pháp cũng được coi là một nguồn trong lĩnh vực dân sự, Bộ Tư pháp đã xuất bản án lệ theo định kỳ ba tháng Ấn phẩm đăng tải những trích dẫn về quan điểm hay định hướng xét xử trong các bản án của Tối cao pháp viện, Tòa hành chính, Tòa thượng thẩm Những bản án này là một trong những căn cứ pháp lý để xét xử cho các tranh chấp tương tự về sau Hệ thống luật pháp của chế độ Sài Gòn trước đây vốn chịu ảnh hưởng của luật pháp châu Âu, nhất là luật pháp của Pháp, đặc biệt là pháp luật dân sự, nên cũng rất quan tâm việc xây dựng án lệ Bộ Dân luật do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ban hành theo Sắc luật số 028 TT/SLU ngày 20/12/1972, đã có qui định liên quan đến yêu cầu áp dụng án lệ trong xét xử, cụ thể, tại Thiên mở đầu, Điều 8 có ghi: “Thẩm phán nào không chịu xét xử vì lẽ luật không định hay luật tối nghĩa, thiếu sót, sẽ có thể bị truy tố về tội bất khẳng thụ lý”; Điều 9 quy định: “Gặp trường hợp không có điều luật nào có thể dẫn dụng, thẩm phán sẽ quyết định theo tục lệ; nếu không có tục lệ, sẽ theo công bằng và lẽ phải mà xét xử và phải chú trọng đến ý định của các đương sự” Theo các chuyên gia nghiên cứu, pháp luật của chế độ cũ trước đây, sở dĩ có được án lệ là nhờ ở Tòa Thượng thẩm (Cour d’appel) và Tòa Phá án (Cour de cassation) là những cơ quan kiểm soát lại các bản án của các Tòa án cấp dưới, qua đó Tòa Phá án bảo đảm một sự thống nhất trong việc giải thích và áp dụng pháp luật và lâu dần hệ thống các Tòa án sẽ hướng theo các án lệ mà Tòa Phá án đưa ra

Trong giai đoạn miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, để thống nhất việc xử phạt một số loại tội phạm, ngày 19/01/1955 Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 442/TTg về việc trừng trị một số tội phạm, mà theo đó, Thông tư nêu rõ: “…Kinh nghiệm xét xử về một số loại phạm pháp

đã được trở thành án lệ Tuy nhiên, án lệ ấy còn khác nhau giữa các địa phương Đường lối xét xử

do đó không được thống nhất, rõ ràng và có nơi không được đúng Cần phải thống nhất những án lệ

ấy trong quy định chung sau đây để hướng dẫn các tòa án trừng trị một số tội phạm thông thường Tuy nhiên án lệ ấy còn khác nhau giữa các địa phương Đường lối xét xử do đó không được thống nhất, rõ ràng và có nơi không được đúng Cần phải thống nhất những án lệ ấy trong quy định chung sau đây để hướng dẫn các Toà án trừng trị một số tội phạm thông thường

1 Trộm cắp: phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm

Trang 5

- Cướp đường hay trộm có tổ chức, có bạo lực có dùng vũ khí để doạ nạt thì phạt tù từ 3 đến 10 năm

- Cướp của mà có giết người có thể phạt đến tử hình

2 Lừa gạt, bội tín : phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm

3 Đánh bị thương : phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm

- Đánh bị thương có tổ chức hoặc gây thành cố tật hay chết người có thể phạt đến 20 năm

- Cố ý giết người : phạt tù từ 5 đến 20 năm : nếu có trường hợp giảm nhẹ thì có thể hạ xuống đến 1 năm ; giết có dự mưu có thể phạt đến tử hình.”

4 Không cẩn thận hay không theo luật đi đường mà gây tai nạn làm người khác bị thương sẽ bị phạt

tù từ 3 tháng đến 3 năm, nếu gây tai nạn làm chết người có thể bị phạt tù đến 10 năm

Ngoài ra đối với những tội tương tự với những tội ở trên đây, các Toà án có thể phạt theo như những tội ở trên

Trong khi xét xử, các Toà án cần phải thận trọng, không được máy móc và cũng không nên quá linh động để làm sai lạc tinh thần chính sách trừng trị của Chính phủ, mà phải tuỳ nơi tuỳ lúc có chủ trương trừng phạt cho đúng trong phạm vi đã quy định trên đây” Tuy nhiên về sau, án lệ lại không được chính thức thừa nhận và áp dụng

Đề án “Phát triển triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao” (ban hành theo Quyết định 74/QĐ-TANDTC ngày 31/10/2012), mục tiêu phát triển án lệ của TAND Tối cao nhằm nâng cao chất lượng bản án, quyết định của ngành Tòa án nói chung, đặc biệt là Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao và các Tòa chuyên trách TAND Tối cao, góp phần đảm bảo việc áp dụng pháp luật đúng, thống nhất, từ đó đảm bảo sự bình đẳng của mọi tổ chức và công dân trước pháp luật Đề án cũng xác định quan điểm chỉ đạo, để hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử Nâng cao trách nhiệm của thẩm phán trong công tác xét xử tại phiên tòa cũng như tăng cường việc bồi dưỡng, đào tạo các chức danh tư pháp, bảo đảm các yêu cầu của cải cách tư pháp và đề ra một số giải pháp phát triển án lệ của TAND Tối cao, như kiến nghị xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc phát triển án lệ, thiệt lập án lệ của TAND Tối cao, cải tiến cách viết và thông qua các bản án, quyết định của tòa án, đặc biệt là Quyết định Giám đốc thẩm của TAND Tối cao, tăng cường việc sử dụng án lệ trong thực tiễn xét xử, thành lập bộ phận chuyên trách để tuyển tập án lệ Không ai phủ nhận được vai trò của

án lệ trong thực tiễn xét xử vì thực tiễn cho thấy không hệ thống pháp luật nào có thể bao trùm hết mọi tình huống xã hội, nên dùng án lệ bổ sung cho quy định pháp luật là cần thiết.Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý đều cho rằng, để án lệ có “chỗ đứng” trong văn hóa pháp lý Việt Nam, ngoài việc thống nhất mô hình phát triển án lệ để phát huy những yếu tố tích cực của nó trong thực tiễn xét xử ở Việt Nam, thì cũng cần định hướng về đào tạo nghề luật sư và đổi mới tư duy pháp lý về án

lệ cho thẩm phán, luật gia [3]

Tuy nhiên, cũng có quan điểm không đồng tình với việc công nhận, áp dụng án lệ ở Việt Nam Vì:

Hệ thống pháp luật của nước ta không ngừng sửa đổi, bổ sung các quy định nên trong từng giai đoạn cụ thể thì chính sách pháp luật sẽ không còn giống nhau Án lệ chính là pháp luật, nhưng để vận dụng phán quyết của bản án đó áp dụng cho vụ án sau, trong khi quy định của pháp luật luôn thay đổi Mặt khác, với một nước theo hệ thống luật thành văn như nước ta thì Hiến pháp là đạo luật gốc, có giá trị pháp lý cao nhất Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;…” do vậy, không thể làm gì khác hơn

Trang 6

Về góc độ khoa học pháp lý, luật của chúng ta quy định ở dạng khung nên việc xét xử ở mỗi nơi, mỗi Tòa khác nhau là chuyện bình thường, vấn đề là không oan, sai người không có tội; bảo đảm lẽ công bằng cho đương sự là tốt

Người viết cho rằng, tập hợp các bản án giám đốc thẩm chuẩn thành án lệ để khắc phục những kẽ

hở mà luật thành văn chưa quy định là thật sự cần thiết không chỉ là đòi hỏi khách quan đối với hệ thống Tòa án nước ta, mà còn cả với hệ thống Tòa án các nước Trước hết, với những tranh chấp cụ thể mà pháp luật quy định chưa rõ hoặc chưa có, Thẩm phán nên vận dụng các quy định khác của pháp luật để giải quyết Sau đó, nếu phán quyết không bị xem lại thì lấy nó minh họa cho các vụ tranh chấp tương tự Phán quyết này có thể xem là án lệ và cơ quan chức năng cần tập hợp, phát hành rộng rãi cho mọi người tham khảo Điều này có lợi là pháp luật được áp dụng thống nhất, đồng thời giúp người tiến hành tố tụng và đương sự có thể dự đoán được kết quả tranh chấp Hướng giải quyết từ những án lệ này dần dần sẽ được nâng lên thành các quy định thành văn Ở một khía cạnh khác, thực tế luôn phát sinh nhiều vướng mắc mà pháp luật không dự liệu trước Nếu Thẩm phán chờ có quy định mới thì sẽ ảnh hưởng đến quyền khởi kiện của người dân Trong những trường hợp như thế, nếu áp dụng án lệ sẽ khắc phục được nhược điểm này Tất nhiên, nước ta là nước có đa dân tộc cùng sinh sống hòa thuận trên mọi vùng, miền của Tổ quốc, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời với phong tục, tập quán đặc thù Ở hoàn cảnh mới, xã hội dân sự phát triển mạnh mẽ, đất nước lại đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ , nên phải chấp nhận nhiều tập quán thương mại quốc tế Trong khi đó, pháp luật ban hành ngày càng thiếu và nhiều lỗ hổng không đồng bộ và cũng không thể tăng tốc độ hoạt động lập pháp hơn nữa của Quốc hội Vì vậy chúng ta cần công nhận, dựa vào các luật tục này bổ sung cho pháp luật thì mới có thể quản lý xã hội hiệu quả hơn

Vấn đề được nhiều người quan tâm là những bản án nào sẽ trở thành án lệ để các tòa, các thẩm phán tham khảo Như Đề án phát triển án lệ của TANDTC có đề cập, mà theo đó, quan điểm được thể hiện trong các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao là án lệ và Tòa án cấp dưới cần đưa ra các xét xử không mâu thuẫn với các án lệ này Ở nước ta, thẩm quyền giải thích luật là của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng trên thực tế, khi gặp những trường hợp mà luật quy định chưa rõ hoặc chưa điều chỉnh, rất ít khi cơ quan này ra văn bản giải thích Trong khi đó, thẩm phán là người trực tiếp áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp nảy sinh, nên việc coi quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC giải thích pháp luật bằng bản án là phù hợp nhất

Từ những bản án giải thích luật này, nhà làm luật sẽ nâng lên thành các quy phạm pháp luật để chấm dứt tình trạng xét xử mà không viện dẫn cơ sở pháp lý nào trong bản án

Mặt khác, thông qua thực tiễn hoạt động xét xử của hệ thống tòa án, TANDTC giải đáp những vướng mắc của các Tòa án cấp dưới về đường lối xét xử tội phạm cụ thể hoặc việc vận dụng qui phạm pháp luật,… để các Tòa án cấp dưới nghiên cứu rút kinh nghiệm trong xét xử, có thể coi như

là án lệ, dù đó chưa phải là một quy định bắt buộc, nhưng có tính định hướng để các Tòa án cấp dưới vận dụng thống nhất trong việc xét xử các vụ án tương tự Tuy chỉ là tài liệu lưu hành nội bộ, như trong phần “Lời nói đầu” của quyển Giải đáp một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng của TANDTC xuất bản năm 1999, có viết: “…Nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ pháp luật và nghiên cứu, Tòa án nhân dân tối cao biên tập lại các vấn đề đã được giải đáp tại các công văn thành cuốn …” Mặt khác, hàng năm TANDTC đều tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn, hướng dẫn công tác xét xử, từ văn bản tổng kết hướng dẫn nghiệp vụ xét xử TANDTC kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong công tác chuyên môn của Tòa án cấp dưới Văn bản này có thể là nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC,… Bên cạnh đó, TANDTC đã xúc tiến việc chọn lọc xuất bản dưới dạng “Sách chuyên khảo”; “Tạp chí TANDTC” nhiều và rất nhiều quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC trong nhiều lĩnh vực, gồm: Hình sự, Dân sự, Thương mại,…phục vụ cho xét xử, nghiên cứu khoa học và cho đông đảo người dân biết, vận dụng hay

Trang 7

tham khảo Như vậy, rõ ràng các văn bản chứa đựng nội dung có tính hướng dẫn công tác xét xử này chính là một dạng án lệ mà các Tòa án địa phương luôn vận dụng trong công tác nghiệp vụ của mình

Tóm lại: Việc áp dụng án lệ ngoài ý nghĩa giải quyết một vụ án cụ thể còn thiết lập ra một tiền lệ để

xử những vụ án tương tự sau này, do đó, sẽ tạo bình đẳng trong việc xét xử các vụ án giống nhau, giúp tiên lượng được kết quả của các vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức của các Thẩm phán, Người tham gia tố tụng, Cơ quan tiến hành tố tụng, tạo ra sự công bằng trong xã hội Án lệ là khuôn thước mẫu mực để các thẩm phán tuân theo vì được đúc kết, chọn lọc kỹ và mang tính chuyên nghiệp Khi

ấy thẩm phán chỉ cần đối chiếu để đưa ra phán quyết, tránh chuyện mỗi người nhìn nhận, đánh giá vấn đề một kiểu Từ đó tránh được chuyện dư luận xã hội cho rằng việc xét xử của tòa án là không bình đẳng Đồng thời, áp dụng án lệ còn giúp các đơn vị khi đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng giao dịch dân sự, thương mại biết phòng tránh rủi ro

Th.S Lê Văn Sua [1] Các hệ thống Pháp luật cơ bản trên thế giới (của tác giả Michel Fromont, Giáo sư đại học Panthéon Sorbon – Paris I) Dịch giả: Trương Quang Dũng, hiệu đính: Nguyễn Văn Bình; NXB Tư pháp; HN; 2006

[2] https://vi.wikipedia.org/wiki/An_le

[3] http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=5413

Ngày đăng: 21/11/2017, 09:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w