1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình đưa một đề tài nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.

33 9K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 197,5 KB

Nội dung

Viện chiến lược phát triển là một trong 6 cơ quan sự nghiệp của Bộ kế hoạch và đầu tư. Trong quá trình thực tập tại Ban nghiên cứu nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội thuộc Viện chiến lược Phát Triển. tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các cán bộ trong Viện. Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tôi đã tổng hợp được một số vấn đề về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, tình hình hoạt động và phương hướng hoạt động trong những năm tới của Viện cũng như của Ban thành một bản báo cáo thực tập tổng hợp.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kì mở cửa hội nhập cùng nềnkinh tế thế giới đòi hỏi chúng ta phải có những đường lối, chính sách đúngđắn và sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp Bộ kế hoạch và đầu tư

là cơ quan của chính phủ, thực hiện các chức năng quản lý Nhà Nước về kếhoạch và đầu tư

Viện chiến lược phát triển là một trong 6 cơ quan sự nghiệp của Bộ

kế hoạch và đầu tư Trong quá trình thực tập tại Ban nghiên cứu nghiên cứuphát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội thuộc Viện chiến lược PhátTriển tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cáccán bộ trong Viện Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tôi đã tổng hợp được một sốvấn đề về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, tình hình hoạt động vàphương hướng hoạt động trong những năm tới của Viện cũng như của Banthành một bản báo cáo thực tập tổng hợp

Bản báo cáo gồm 4 phần:

Phần I : Tổng quan chung về Viện Chiến Lược Phát Triển

Phần II: Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xãhội

Phần III: Quy trình đưa một đề tài nghiên cứu khoa học vào thựctiễn

Phần IV: Dự kiến 2 đề tài nghiên cứu

Do trong thời gian thực tập ban đầu nên tôi không tránh khỏi nhữngsai sót, vì vậy tôi mong được sự giúp đỡ của quý cơ quan cùng thầy PhạmVăn Vận để tôi có thể hoàn thành tốt thực tập và báo cáo chuyên đề thực tậpsau này

Tôi xin chân thành cảm ơn quý cơ quan và thầy giáo Phạm Văn Vận

đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này

Trang 2

PHẦN I TỔNG QUAN CHUNG VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN.

1 Quá trình hình thành và phát triển của Viện Chiến Lược Phát Triển.

Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được hìnhthành trên cơ sở tiền thân là hai Vụ của Uỷ ban kế hoạch Nhà Nước( nay là

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) là Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn

và Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế Quá trình hình thành và phát tiển củaViện chiến lược phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Bộ kếhoạch và đầu tư

Ngày 08/10/1955 Uỷ ban Kế hoạch quốc gia được thành lập và

có nhiệm vụ từng bước kế hoạch hoá, khôi phục, phát triển kinh tế-xã hộicủa đất nước Trong đó Ủy ban Kế hoạch quốc gia thực hiện việc xây dựng

dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá từ trung ương tới địa phương, tiếnhành công tác thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch nhà nước

Nghị định 158/CP (6/10/1961) Chính Phủ ra quy định về nhiệm vụquyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Uỷ ban kế hoạch nhà nước Uỷ ban kếhoạch nhà nước có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dàihạn về phát triển kinh tế và văn hoá quốc dân theo đường lối chính sách củaĐảng và nhà nước Đồng thời có trách nhiệm quản lý công tác xây dựng cơbản theo đúng đường lối chính sách đó

Theo quyết định số 47/CP (09/03/1964) Chính Phủ thành lập hai vụ

đó là: Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn có nhiệm vụ xây dựng

kế hoạch dài hạn và Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế có nhiệm vụ phân bốlực lượng sản xuất

Ngày 25/3/1974 Hội đồng chính phủ chính thức phê chuẩn điều lệ về cơcấu tổ chức và cách thức hoạt động của Uỷ ban kế hoạch nhà nước bằngnghị định 49/CP Theo đó Uỷ ban kế hoạch nhà nước có những chức năng:

Trang 3

- Thứ nhất thực hiện kế hoạch hoá nền kinh tế.

- Thứ hai tham mưu cho lãnh đạo Đảng và nhà nước về pháttriển kinh tế có kế hoạch

- Thứ ba nghiên cứu dự đoán kinh tế

- Thứ tư là tổng hợp cân đối và xây dựng dự án dài hạn 5 năm,nghiên cứu hướng dẫn về phương pháp chế độ kế hoạch hoá

Nghị định số 49/CP (25/3/1974) của Hội đồng Chính Phủ thành lậpViện phân vùng và quy hoạch Quyết định số 269/CP (30/9/1977) của Hộiđồng Chính phủ thành lập Ủy ban phân vùng kinh tế Trung ương do PhóThủ tướng Lê Thanh Nghị làm chủ nhiệm Uỷ ban Quyết định số 236/TTG(25/4/1978) của Thủ tướng Chính Phủ, Viện phân vùng và quy hoạch thuộc

Uỷ ban kế hoạch Nhà Nước được đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếpcủa thường trực Uỷ Ban phân vùng kinh tế Trung ương trong một số thờigian cần thiết

Quyết định số 69/HĐBT (09/07/1983) của Hội đồng Bộ trưởng về việcsửa đổi, bổ sung bộ máy tổ chức trực thuộc Ủy ban Kế hoạch Nhà nướcquyết định giải thể Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn để thànhlập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn Theo văn bản số 2982/V15(12/06/1985) của Hội đồng Bộ trưởng quy định vị trí, chức năng, Bộ lãnhđạo Viện tương đương cấp cục, và cán bộ lãnh đạo các Ban, Văn phòng trựcthuộc Viện tương đương cấp Vụ

Nghị Định số 151/HĐBT (27/11/1986) của Hội đồng Bộ trưởng về việcsửa đổi tổ chức bộ máy làm nhiệm vụ phân vùng kinh tế quyết định giải thể

Uỷ Ban phân vùng kế hoạch Nhà Nước và thành lập Viện phân bố lựclượng sản xuất

Thực hiện Quyết định số 66/HĐBT (18/4/1988) của Hội đồng BộTrưởng về việc sắp xếp lại bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Chủ

Trang 4

nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước đã có quyết định số 198/UB/TCCB(19/8/1988) giải thể hai Viện đó là: Viện nghiên cứu Kế hoạch dài hạn vàViện phân bố lực lượng sản xuất để thành lập Viện kế hoạch dài hạn và phân

bổ lực lượng sản xuất

Ngày 05/10/1990 Chỉ thị của Hội đồng bộ trưởng đã khẳng định vị trícủa cơ quan Ủy ban kế hoạch nhà nước trong giai đoạn chuyển đổi của nềnkinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần

Ngày 27/10/1992 Chính phủ quyết định đưa Viện quản lý kinh tếtrung ương về Uỷ ban kế hoạch nhà nước quản lý

Thực hiện Nghị Định số 86/CP (12/8/1994) của Chính Phủ về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động của Uỷban Kế hoạch Nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đã cóquyết định số 116 UB/TCCB (01/10/1994) đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn vàphân bố lực lượng sản xuất thành Viện Chiến lược phát triển, vị trí tươngđương tổng cục loại 1

Ngày 21/10/1995 thực hiện nghị quyết kỳ họp thứ VIII củaQuốc hội khoá IX sát nhập Uỷ ban Kế hoạch nhà nước với Uỷ ban nhà nước

về hợp tác và đầu tư thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.1 Chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có chức năng thực hiện quản lý nhà nước về

kế hoạch và đầu tư: tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch và kếhoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của cả nước, về cơ chế quản lý chínhsách kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước cũng nhưngoài nước, các khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý các nguồn hỗ trợphát triển chính thức ( ODA ), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh

Trang 5

trong cả nước, quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộcphạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của chính phủ quyđịnh chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quanngang bộ

2.2 Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm

* Một Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

* Các thứ trưởng

* 20 tổ chức giúp tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước:

1 Vụ tổng hợp Kinh tế Quốc dân

2 Vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ

8 Vụ quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất

9 Vụ thẩm định và giám sát đầu tư

10 Vụ quản lý đấu thầu

11 Vụ kinh tế đối ngoại

12 Vụ quốc phòng an ninh

13 Vụ pháp chế

14 Vụ tổ chức cán bộ

15 Vụ khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường

16 Vụ lao động, văn hoá, xã hội

Trang 6

17 Cục đầu tư nước ngoài

18 Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

19 Thanh tra

20 Văn phòng

* 6 tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:

1 Viện Chiến lược phát triển

2 Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

3 Trung tâm thông tin kinh tế-xã hội Quốc gia

4 Trung tâm tin học

5 Báo đầu tư

6 Tạp chí kinh tế và dự báo

3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Chiến lược phát triển

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển Viện chiến lược phát triển đã đónggóp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước Nhiệm vụbao trùm xuyên suốt quá trình phát triển đó là nghiên cứu chiến lược và quyhoạch phát triển kinh tế-xã hội của các ngành, vùng lãnh thổ cũng như củađất nước

3.1 Vị trí và chức năng của Viện chiến lược phát triển.

Viên chiến lược phát triển là Viện cấp Quốc gia trực thuộc Bộ Kếhoạch và Đầu tư Viện Chiến lược phát triển có chức năng nghiên cứu và đềxuất về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, cácvùng lãnh thổ; tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộchuyên ngành và tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạchtheo quy định của pháp luật Viện Chiến lược phát triển là một đơn vị sựnghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, hoạtđộng tự chủ theo quy định của pháp luật

Trang 7

3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn.

Viện Chiến lược phát triển có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu và xây dựng các đề án về chiếnlược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổtheo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Triển khai thựchiện các chương trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chiến lược, quyhoạch được giao và nghiên cứu các lĩnh vực khoa học khác theo quy địnhcủa pháp luật Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiếnlược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

- Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các dự án quy hoạch phát triểnngành, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc địa phương quản lýtheo phân công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Phân tích, tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế - xã hội, khoahọc, công nghệ, môi trường và các yếu tố khác tác động đến chiến lược, quyhoạch để phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội

- Giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược,quy hoạch; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị chứcnăng của Bộ, ngành, địa phương lập quy hoạch phát triển của mình phù hợpvới chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đãđược phê duyệt; theo dõi, thu thập thông tin, tổng hợp tình hình thực hiệnchiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước vàvùng lãnh thổ

Trang 8

- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực chiến lược, quyhoạch theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợpđồng của Viện và quản lý tài chính, tài sản, kinh phí được giao theo quy địnhcủa pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quyhoạch; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đạihọc theo quy định của pháp luật

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tưgiao

3.3 Cơ cấu tổ bộ máy máy của Viện Chiến lược phát triển

Cơ cấu của Viện Chiến lược phát triển được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 9

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển

3.3.1 Lãnh đạo Viện.

Lãnh đạo Viện chiến lược: Viện Trưởng và các phó Viện trưởng

Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển do Thủ Tướng Chính Phủ bổnhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và

chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về toàn bộ hoạt

Hội đồng khoa học Các phó Viện trưởng

Ban

dự

báo

Ban nghiên cứu và phát triển NNLvà các vấn

đề XH

Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất

Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ

Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng

Trung tâm nghiên cứu kinh

tế miền Nam

Trung tâm thông tin tư liệu đào tạo và

tư ván phát triển

Ban nghiên cứu và phát triển vùng lãnh thổ

Trang 10

động của Viện Chiến lược phát triển Hiện nay, TS Ngô Doãn Vịnh đangđảm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển.

Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển do Bộ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng ViệnChiến lược phát triển và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về cương lĩnhcông tác được phân công Hiện nay, Viện Chiến lược phát triển có các PhóViện trưởng là: TS Lê Anh Sơn, TS Nguyễn Bá Ân, TS Hoàng NgọcPhong

- Nghiên cứu báo cáo kinh tế vĩ mô

- Tham mưu về các vấn đề chung liên quan đến quản lý Nhà nướchàng năm

- Phối hợp cùng các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đểxây dựng các kế hoạch về công tác quy hoạch, đầu mối tổng hợp

- Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận, phương pháp phát triển tổnghợp chiến lược, quy hoạch

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao

b Cơ cấu tổ chức

Trang 11

♦ Lãnh đạo ban:1 Trưởng ban, 2 Phó Trưởng ban.

♦ Nhóm nghiên cứu và tổng hợp chiến lược và quy hoạch

♦ Nhóm nghiên cứu dự báo kinh tế vĩ mô và xây dựng ngân hàng dữliệu cho toàn Viện

3.3.3.2 Ban dự báo.

a Chức năng, nhiệm vụ

- Phân tích, tổng hợp, dự báo về các biến động kinh tế, công nghệ,môi trường, liên kết quốc tế với Thế Giới làm cơ sở cho công tác nghiên cứuchiến lược, quy hoạch

- Phân tích tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế - xã hội trongnước phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch Dự báo các khả năng pháttriển, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nền kinh tế Việt Nam từ làm

cơ sở hoạch định chiến lược, quy hoạch phù hợp phát huy được lợi thế, khắcphục được những hạn chế của nước ta

- Tham gia nghiên cứu xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm về cácvấn đề có liên quan nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và phương pháp

dự báo

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao

b Cơ cấu tổ chức

♦ Lãnh đạo Ban.Trưởng ban, Phó trưởng ban

♦ Nhóm phân tích tổng hợp, dự báo về quốc tế, kinh tế, khoa họccông nghệ, môi trường của thế giới phục vụ nghiên cứu chiến lược, quyhoạch

♦ Nhóm phân tích tổng hợp và dự báo các biến động trong nướcphục vụ nghiên cứu chiến lược quy hoạch

Trang 12

♦ Nhóm dự báo khả năng hội nhập quốc tế và xây dựng hệ thốngthongo tin quốc tế.

3.3.3.3 Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất.

a Chức năng, nhiêm vụ

Ban có nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược và quy hoạch tổng thể pháttriển công nghiệp, nông nghiệp cùng các ngành công nghiệp chế biến trênphạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ Tham gia nghiên cứu xây dựng vàtriển khai thực hiện dự án cụ thể hoá chiến lược, quy hoạch phát triển công,nông lâm ngư nghiệp cùng các ngành dịch vụ khác

b Cơ cấu tổ chức

♦ Lãnh đạo ban: Trưởng ban và các phó trưởng ban

♦ Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch công nghiệp

♦ Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch xây dựng

♦ Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch nông, lâm nghiệp

♦ Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch thủy sản và kinh tếbiển

3.3.3.4 Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ.

a Chức năng, nhiệm vụ

- Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiếnlược, quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ của cả nước và trên các vùnglãnh thổ Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch các ngành dịch vụ và xâydựng các kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm các ngành dịch vụ

- Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và phương pháp xây dựngchiến lược và quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ Làm đầu mối tổng

Trang 13

hợp, tham mưu các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước đối với công tácquy hoạch các ngành dịch vụ

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao

b Cơ cấu tổ chức

♦ Lãnh đạo Ban: Trưởng ban và các Phó Trưởng ban

♦ Nhóm nghiên cứu các dịch vụ kinh tế

♦ Nhóm nghiên cứu các dịch vụ xã hội

♦ Nhóm nghiên cứu các dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ

3.3.3.5 Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội.

Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của ban sẽ được trình bày chi tiết ởphần IV của bản báo cáo

3.3.3.6 Ban nghiên cứu và phát triển vùng.

- Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Đồng thời nghiên cứu lý luận,phương pháp luận, phương pháp về quy hoạch vùng lãnh thổ

Trang 14

- Xây dựng hệ thống các bản đồ quy hoạch phục vụ công tác lập quyhoạch đồng thời thực hiện nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.

b Cơ cấu tổ chức

♦ Lãnh đạo ban: gồm 1 trưởng ban và 3 phó trưởng ban

♦ Nhóm nghiên cứu các vùng kinh tế - xã hội

♦ Nhóm nghiên cứu các vùng kinh tế trọng điểm, các tam giác pháttriển và các hành lang kinh tế

♦ Nhóm nghiên cứu các vùng khó khăn

♦ Nhóm nghiên cứu xây dựng bản đồ quy hoạch

3.3.3.7 Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng

a Chức năng và nhiệm vụ

Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng có chức năng, nhiệm vụ:

- Nghiên cứu và tổng hợp các kết quả nghiên cứu được từ đó xâydựng chiến lược, quy hoạch phát triển hạ tầng của cả nước và trên các vùnglãnh thổ Tham gia nghiên cứu kế hoạch 5 năm, hàng năm Nghiên cứu xâydựng chiến lược quy hoạch hạ tầng và bảo vệ môi trường Và thực hiện cácnhiệm vụ khác do Viện trưởng giao

- Làm đầu mối tham mưu các vấn đề quản lý Nhà nước liên quan đếnlĩnh vực hạ tầng Tham gia thẩm định quy hoạch các ngành có liên quan

b Cơ cấu tổ chức

♦ Lãnh đạo ban gồm một trưởng ban và hai phó trưởng ban

♦ Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng kinh tế

♦ Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng xã hội và các cơ chế chínhsách cho phát triển hạ tầng

♦ Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng bảo vệ môi trường

Trang 15

3.3.3.8 Trung tâm nghiên cứu kinh tế Miền Nam.

Nhiệm vụ của Trung tâm là nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiêncứu về sự phát triển kinh tế của các vùng, lãnh thổ trong Miền Nam Trungtâm này được hình thành theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch vàĐầu tư dưới sự đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển và Vụtrưởng Vụ tổ chức cán bộ

3.3.3.9 Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển.

Nhiệm vụ của trung tâm là đào tạo, tư vấn về các lĩnh vực chiến lược,quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật Tổ chứcbồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho các cán bộcủa ngành, các địa phương Trung tâm này được hình thành theo quyết địnhcủa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư dưới sự đề nghị của Viện trưởng ViệnChiến lược phát triển và Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ

3.3.3.10 Văn phòng Viện.

a Chức năng nhiệm vụ

Văn phòng Viện có chức năng, nhiệm vụ: tổng hợp, xây dựng, theodõi và đôn đốc việc thực hiện chương trình kế hoạch công tác và quản lýkhoa học của Viện, lập báo cáo với cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụchính trị của Viện Thực hiện công tác hành chính, quản trị, thư viện – tưliệu, lưu trữ, lễ tân Quản lý cơ sở vật chất cảu Viện Là đầu mối tổ chứcthực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Viện Thực hiện côngtác tổ chức và nhân sự cho Viện và các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao

b Cơ cấu tổ chức

♦ Lãnh đạo văn phòng gồm một chánh văn phòng và hai phó chánhvăn phòng

♦ Phòng kế hoạch tổng hợp

Trang 16

a Về nghiên cứu chiến lược.

- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2011- 2020),

dự kiến phân công trong Tiểu ban Chiến lược để phục vụ cuộc họp Tiểu bantháng 4/2008

- Hoàn thành Đề cương định hướng nghiên cứu Chiến lược phát triểnkinh tế- xã hội 10 năm (2011- 2020) và Báo cáo về kinh tế - xã hội 5 năm(2011- 2015) phục vụ các phiên họp thảo luận của Tổ biên tập, Thường trực

tổ biên tập

- Hoàn thành tờ trình Tiểu ban Chiến lược về Chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội thời kỳ 2011- 2020 và báo cáo kinh tế xã hội 5 năm 2011- 2015phục vụ phiên họp toàn thể Tiểu ban Chiến lược vào tháng 11/2008

- Hoàn thành dự thảo tờ trình Bộ chính trị về phương hướng chỉ đạoChiến lược và dự thảo Đề cương khái quát báo cáo Chiến lược 2011- 2020

để gửi xin ý kiến các thành viên Tiểu ban Chiến lược

Ngày đăng: 06/08/2013, 09:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w