4. Nhân sự của ban.
PHẦN IV: HAI ĐỀ TÀI DỰ KIẾN LÀM CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP.
TẬP.
Trong thời gian nghiên cứu thực tế cũng như thực tập tại Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội tôi nhận thấy rằng chất lượng nguồn nhân lực là một trong các nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển đất nước ta hiện nay. Sau đây là hai đề tài tôi dự kiến lựa chọn làm chuyên đề thực tập của mình:
Đề tài thứ nhất: “Giải pháp phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố Hải Phòng đến năm 2010 - 2020.”
Lý do chọn đề tài:
Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội nước ta nói chung và Hải Phòng nói riêng.
Hải Phòng là một thành phố có ngành công nghiệp tương đối phát triển so với cả nước: các ngành công nghiệp như đóng tàu, thép, da giầy thu hút một khối lượng lớn nguồn nhân lực của thành phố. Mặc dù hằng năm, thành phố Hải Phòng có tới hơn 40 nghìn lao động cần việc làm, nhưng vẫn chưa đáp ứng nổi nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp do các lao động thiếu tay nghề, trình độ chuyên môn không đáp ứng yêu cầu. Trên thực tế có thể nhận thấy rằng sự mất cân đối giữa lý thuyết và thực hành, giữa những ngành nghề được đào tạo so với nhu cầu của các doanh nghiệp, thiếu lao động có tay nghề cao đang là trở ngại cho quá trình CNH, HÐH ở Hải Phòng.
Để hoàn thành mục tiêu phấn đấu cơ bản trở thành thành phố công nghiệp hiện đại vào năm 2020, Hải Phòng xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những giải pháp trọng tâm trong chiến lược phát triển của thành phố.
Trong thời gian qua Hải Phòng đã có những cơ chế, chính sách khuyến khích đẩy mạnh công tác đào tạo, thu hút và khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhưng những cơ chế chính sách này chưa thực sự đem lại hiệu quả cao.
Đề tài thứ hai:” Đánh giá hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo thông qua chương trình 135”.
Lý do chọn đề tài:
Mục tiêu của mỗi quốc gia là làm sao để phát triển đất nước, làm sao để người dân không rơi vào cảnh đói nghèo và có cuộc sống đầy đủ, luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng thì cảnh đói nghèo đã, đang và vẫn là vấn đề nan giải, đáng quan tâm của mọi tổ chức, mọi cấp, mọi ngành. Đói nghèo làm cuộc sống con người bị bần cùng hóa, kìm hãm sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong hơn 20 năm đổi mới, cuộc sống của người dân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Song bên cạnh đó, tỷ lệ đói nghèo trên cả nước vẫn còn rất cao. Đặc biệt nổi lên là sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa người giàu với người nghèo. Cuộc sống của những người có thu nhập cao thì ngày càng tốt lên.Trong khi đó thì cuộc sống của những người nghèo, người có thu nhập thấp thì vẫn gặp khó khăn. Đặc biệt, ở Việt Nam luôn phải gánh chịu những thảm hoạ của thiên tai khắc nghiệt, dịch bệnh nguy hiểm rình rập càng làm cho cuộc sống của người nghèo vốn đã khó khăn lại càng trở lên khó khăn hơn. Đói nghèo và mối lo lắng, trăn trở làm sao có đủ cái ăn, cái mặc, làm sao có đủ tiền cho con em mình ăn học luôn là câu hỏi lớn, là mối quan tâm hàng đầu của những người dân nghèo và của toàn xã hội. Chính vì vậy, xóa đói giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước
theo định hướng xã hôi chủ nghĩa. Chương trình phát triển KT – XH các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 (Chương trình 135 ) được triển khai nhằm tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho đồng bào dân tộc ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng trong cả nước.
Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài này để có thể đánh giá được hiệu quả của các chương trình xóa đói giảm nghèo đã thực hiện trong thời gian qua, và những giải pháp thực hiện trong thời gian tới.