Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: tài “Định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang”
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí
HÀ NỘI, 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học Xã hội
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Hoàng Hữu Tùng
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH TỘI DANH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT TRONG TRƯỜNG HỢP ĐỒNG PHẠM 7 1.1 Khái niệm định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm 7 1.2 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động định tội danh trong quá trình xử lý vụ án hình sự 21 Chương 2 QUY ĐỊNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT TRONG TRƯỜNG HỢP ĐỒNG PHẠM VÀ THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH CỦA CÁC TỘI PHẠM NÀY TẠI TỈNH BẮC GIANG 26 2.1 Định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm theo quy định của bộ luật hình sự 26 2.2 Nguyên nhân của những hạn chế, sai lầm trong việc định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm 46 Chương 3 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH TỘI DANH CÁC TÔI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT TRONG TRƯỜNG HỢP ĐỒNG PHẠM 61 3.1 Sự cần thiết phải bảo đảm định tội danh đúng đối với các tội xâm phạm
sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm 61 3.2 Các giải pháp bảo đảm định tội danh đúng đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm 66 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCHTWĐ: Ban chấp hành trung ương đảng BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự CĐTS: Chiếm đoạt tài sản
CQĐT: Cơ quan điều tra CTTP: Cấu thành tội phạm ĐTHS: Điều tra hình sự ĐTV: Điều tra viên HSST: Hình sự sơ thẩm KSND: Kiểm sát nhân dân KSV: Kiểm sát viên
NQ/TW: Nghị quyết trung ương TB/TW: Thông báo trung ương THQCT: Thực hành quyền công tố TNHS: Trách nhiệm hình sự
TTATXH: Trật tự an toàn xã hội
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 6có tính chất chiếm đoạt thì thấy còn có nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là vấn đề định tội danh trong đồng phạm, đặc biệt đối với những vụ án mà hành vi phạm tội của bị can, bị cáo không thể hiện các yếu tố cấu thành tội phạm một cách đặc trưng, rõ ràng, hành vi của người phạm tội lại có nhiều yếu tố khác nhau của các tội phạm khác nhau Đối với những vụ án thuộc những trường hợp này, đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải có trình độ lý luận cơ bản và vững chắc, trên cơ sở đánh giá, phân tích, tổng hợp từng yếu tố của vụ án, áp dụng các văn bản pháp luật liên quan một cách chính xác thì mới định tội danh đúng
Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định:
“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật…” (Điều
31, khoản 1) Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định: "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật" (Điều 9) Điều đó có nghĩa, chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực
Trang 72
pháp luật thì người bị buộc tội vẫn được coi là người chưa có tội Định tội danh là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt một cách công minh, chính xác, đồng thời làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xác định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ trật tự pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân Việc định tội danh sai sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn, đặc biệt là không đảm bảo được tính có căn cứ của hình phạt được tuyên, xét xử không đúng người đúng tội, không đúng pháp luật Đây cũng là một trong các nguyên nhân của tình trạng oan, sai vẫn còn đang tồn tại Thông qua thực tiễn xét xử các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong đồng phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cho thấy, cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắt trong việc giải quyết vụ án đặc biệt là đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong đồng phạm do quy định còn khó hiểu, các dấu hiệu pháp lý khó xác định trên thực tế Mặt khác, còn có nhiều quan điểm khác nhau về cách xác định dấu hiệu pháp lý đặc trưng đối với nhóm tội này, nhất là với những vụ án mà hành vi phạm tội của bị can, bị cáo không thể hiện các yếu tố cấu thành tội phạm một cách đặc trưng, rõ ràng như tội cướp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản
Vì vậy,việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống đề tài “Định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang” là rất cần thiết
2 Tình hình nghiên cứu
Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt và định tội danh đối với đồng phạm được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu như:
- TS Nguyễn Mai Bộ, Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm
1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009
Trang 83
- Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (Chương VII "Quyết định hình phạt", trong sách: "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 -Tập 1 phần chung"do TS Uông Chu Lưu chủ biên, Nxb Chínhtrị Quốc gia, 2001
- "Một số vấn đề lý luận chung về định tội danh", chương I, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của khoa Luật trực thuộc Đại học Quốcgia
Hà Nội (Tập thể tác giả do PGS.TSKH Lê Cảm chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2003;
- "Định tội danh- lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài tập thực hành", Lê Cảm
và Trịnh Quốc Toản chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004
- ThS Đoàn Tấn Minh, Phương pháp định tội danh và hướng dẫn định tội danh đối với các tội phạm trong Bộ luật hình sự hiện hành, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2010
- Trần Thị Phường, Định tội danh đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2006-2010, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
- Võ Thanh Hà, Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk), Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
- "Thay đổi định tội danh một số vấn đề lý luận và thực tiễn", PGS.TS Võ Khánh Vinh, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 11, 2003
- Luật gia Đặng Văn Doãn “Vấn đề đồng phạm”, Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1986;
“Khái niệm người thực hiện tội phạm và khái niệm người đồng phạm", Tạp chí Luật học, số 1/1995, Trường Đại học Luật Hà Nội
- PGS.TS Lê Thị Sơn “Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tổ chức tội phạm với việc hoàn thiện cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự”, sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp, 2013
Có thể nói, những công trình khoa học trên là tài liệu quí báu giúp tác giả có thêm nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn, hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong đồng phạm và trên một địa bàn cụ thể là
Trang 94
địa bàn tỉnh Bắc Giang Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: tài “Định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang” không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trước yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nói chung, đặc biệt là những tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm, Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và pháp luật của định tội danh trong trường hợp đồng phạm và thực tiễn định tội danh các tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2012 đến năm
2017, luận văn đề xuất các giải pháp bảo đảm định tội danh đúng các tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm ở nước ta, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của định tội danh trong vụ án hình sự có đồng phạm
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu và cơ sở pháp lý của định tội danh các tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm
- Phân tích cơ sở lý luận về định tội danh các tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm
- Khái quát tình hình các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt và tình hình các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt được thực hiện bằng đồng phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2017
- Phân tích thực tiễn định tội danh các tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết vụ án hình sự những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, để tìm ra những ưu điểm, vướng mắc, sai lầm trong thực tiễn cần phải hoàn thiện
- Đúc rút được những vấn đề cần lưu ý khi định tội danh các tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm, đưa ra các yêu cầu và giải pháp bảo đảm định tội danh đúng các tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm
Trang 105
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm và thực tiễn áp dụng các quy định về định tội danh các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2012 đến năm 2017
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, về tính nhân đạo của pháp luật, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự và triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ vấn đề tư đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê; Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước và những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo của thực tiễn xét xử thuộc lĩnh vực pháp luật hình sự do Tòa án nhân dân tối cao hoặc của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương ban hành có liên quan đến nội dung của đề tài, những số liệu
Trang 116
thống kê, tổng kết hàng năm trong các báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và địa phương để phân tích, tổng hợp các luận chứng,các vấn đề được nghiên cứu trong luận văn
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đây là đề tài nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học Trong quá trình hoàn thành luận văn, tác giả đã đưa ra những kết quả nghiên cứu trong các tạp chí khoa học pháp lý, kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học pháp lý
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống tương đối toàn diện góp phần nhận thức sâu hơn về lý luận về định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm thông qua thực tiễn xét xử; đồng thời luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học; hoàn thiện lý luận về định tội danh cũng như hoạt động thực tiễn về định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm cho các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và làm công tác thực tiễn trong các cơ quan tư pháp khi áp dụng các quy định của BLHS 2015 về định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Những vấn đề lý luận về định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm
Chương 2 Định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bắc Giang
Trang 127
Chương 3 Các giải pháp bảo đảm định tội danh đúng với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH TỘI DANH CÁC TỘI XÂM PHẠM
SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT TRONG TRƯỜNG HỢP
ĐỒNG PHẠM 1.1 Khái niệm định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm
1.1.1 Định tội danh
Quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự diễn ra phức tạp và đa dạng, được thể hiện ở 3 giai đoạn: Định tội danh, định khung hình phạt và quyết định hình phạt Trong đó, định tội danh là một giai đoạn quan trọng nhất trong ba giai đoạn trên của toàn bộ quá trình áp dụng luật hình sự Định tội danh là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt một cách công minh, chính xác, đồng thời làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xác định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng… góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân
Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau xoay quanh khái niệm định tội danh, cụ thể:
Theo từ điểm Luật học thì: “Định tội danh được hiểu là để truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì phải định tội được theo tội danh mà luật hình sự quy định Cơ sở của việc định tội danh phải dựa vào các dấu hiệu cấu thành tội phạm”[6, tr.39]
Theo quan điểm của tác giả Dương Tuyết Miên: “Định tội đanh được hiểu là
hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện liểm sát, Tòa án) và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một người có phạm tội hay không, nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo điều
Trang 138
luật nào của Bộ luật hình sự hay nói cách khác đây là quá trình xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã thực hiện”[17, tr.9]
Theo quan điểm của tác giả Võ Khánh Vinh: “Định tội danh là một dạng hoạt
động nhận thức, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nhằm đi tới chân lý khách quan trên cơ sở xác định đúng đắn, đầy đủ các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội được thực hiện, nhận thức đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng với các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội bằng phương pháp thông qua các giải đoạn nhất định” [41, tr.9, 10]
Trong khi đó, nhà thực tiễn Đoàn Tấn Minh quan niệm:“Định tội danh là
thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng có thẩm quyền trong tố tụng hình sự nhằm đối chiếu sự phù hợp giữa các dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm với các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được mô tả (quy định) trong luật hình sự để giải quyết vụ án hình sự bằng việc ra kết luận bằng văn bản áp dụng pháp luật” [18]; v.v…
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm định tội danh, tuy nhiên có
thể đồng nhất khái niệm định tội danh như sau: Định tội danh là một dạng hoạt
động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện bằng cách – trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu thu thập được và các tình tiết khách quan của vụ án hình sự đối chiếu, kiểm tra để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự quy định thể hiện thông qua một văn bản áp dụng pháp luật Khái niệm này cho thấy mục
đích của định tội danh là nhằm đạt được sự thật khách quan từ đó đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc cá thể hóa và phân hóa trách nhiệm hình sự một cách công bằng, minh bạch, rõ ràng và đúng pháp luật Khi tiến hành định tội danh các tội phạm cần dựa vào cấu thành tội phạm cơ bản Trường hợp điều luật về tội phạm cụ thể chứa đựng nhiều khung hình phạt thì sau khi định tội danh, cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện bước tiếp theo là xác định hành vi phạm tội thỏa mãn khung hình phạt nào Trên cơ sở định tội danh, Tòa
Trang 149
án sẽ lựa chọn biện pháp xử lý cụ thể đối với người phạm tội như tuyên bị cáo miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc lựa chọn một hình phạt cụ thể cho bị cáo Theo cách hiểu trên thì định tội danh các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm là việc xác định sự phù hợp chính xác của những hành vi nguy hiểm cho xã hội do hai người trở lên thực hiện, cùng cố ý xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác, những người đồng phạm này có đủ năng lực trách nhiệm hình sự đã cùng thực hiện một cách cố ý Xét về thực chất quá trình định tội danh các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm là phải xác định những dấu hiệu cơ bản, điển hình, quan trọng, đồng thời chỉ
ra những dấu hiệu cần và đủ để xác định thực chất hành vi xảy ra trên thực tiễn, khi xem xét, đối chiếu các dấu hiệu đó được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS) phải đưa được kết luận quy phạm pháp luật được ban hành là để áp dụng cho trường hợp phạm tội cụ thể, là đồng phạm đơn giản hay tội phạm có tổ chức, căn cứ vào cấu trúc của các yếu tố CTTP
Khi định tội danh các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm những người tiến hành định tội danh phải xác định hành vi thực tế của những loại người đồng phạm khác như: Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức (nếu có), trên cở sở đặc điểm riêng của các loại hành vi người đồng phạm được quy định một cách khái quát tại BLHS Điểm khác biệt này cần được làm rõ
để tránh được sự phiến diện trong việc xác định vai trò của người đồng phạm
Định tội danh các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm là tiền đề cho việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự (TNHS) và hình phạt một cách khách quan, đúng căn cứ pháp luật, đồng thời để áp dụng đúng các quy định của BLHS về các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, hình phạt và tội phạm
Trang 15lý hình sự”
Tội phạm trên thực tế được thực hiện bởi một hoặc nhiều người Khi tội phạm do nhiều người thực hiện có thể có đồng phạm Nhiều người thực hiện tội phạm có thể là đồng phạm cũng có thể chỉ là trường hợp những người thực hiện tội phạm đã hành động trong sự độc lập hoàn toàn với nhau Theo quy định tại khoản 1,
Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 thì khái niệm đồng phạm được hiểu là: “trường hợp
có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” Dưới góc độ khoa học luật
hình sự, có thể hiểu khái niệm đồng phạm như sau: “Đồng phạm là hình thức phạm
tội do hai người trở lên cố ý cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm”
Trên cơ sở khái niệm đồng phạm có thể thấy đồng phạm đòi hỏi phải thỏa mãn các dấu hiệu của mặt khách quan (đó là số lượng, hành vi và mối quan hệ nhân quản) và các dấu hiệu của mặt chủ quan (đó là lỗi và mục đích) [27] Các dấu hiệu này có tính đặc trưng và bắt buộc đối với đồng phạm:
Thứ nhất, mặt khách quan của đồng phạm
Về số lượng: Đồng phạm đồi hỏi phải có sự tham gia của hai người trở lên thực hiện một tội phạm Đây là dấy hiệu bắt buộc thuộc về mặt khách quan của đồng phạm, nếu thiếu dấu hiệu này thì sẽ không có cấu thành đồng phạm Tội phạm
do một người thực hiện chỉ là trường hợp phạm tội riêng lẻ, cấu thành tội phạm độc lập, hậu quả phạm tội là do hành động và ý chí của một người gây ra Chỉ khi có từ hai người trở lên tham gia thực hiện tội phạm thì mới có sự bàn bạc và cùng nhau hành động
Thứ hai, mặt chủ quan của đồng phạm
Trang 1611
Đồng phạm đòi hỏi phải có sự cùng cố ý của những người tham gia thực hiện tội phạm do cố ý Dấu hiệu chủ quan này là bắt buộc và đặc trưng của đồng phạm Nếu thiếu dấu hiệu này sẽ không có đồng phạm và lúc này nó chỉ là hình thức nhiều người cùng phạm một tội
Về mặt lý trí: mỗi người đều biết hành vi của mình gây ra nguy hiểm cho xã hội và hành vi của những người thực hiện khác cũng gây nguy hiểm cho xã hội cùng mình Nếu chỉ biết mình có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà không biết hành vi của người cùng thực hiện cũng gây nguy hiểm cho xã hội giống mình thì chưa thỏa mãn dấu hiệu có lỗi trong đồng phạm Mỗi người đồng phạm còn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như tội phạm chung
sự đánh giá nhất định về mặt pháp lý hình sự đối với hành vi đã thực hiện trong thực tế
Tuy nhiên, pháp luật không thể phản ánh được hết tất cả các mặt của đời sống
xã hội vốn rất sinh động và phong phú mà chỉ ghi nhận những nét khái quát, phổ biến đặc trưng của thực tế để từ đó áp dụng cho các trường hợp cụ thể trong cuộc sống Do đó, đòi hỏi phải có sự nhận thức và phán ánh chính xác, theo kịp và đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của hoạt động lập pháp và vai trò quan trọng của các
cơ quan tư pháp trong hoạt động áp dụng pháp luật
Trang 17là không có sự phù hợp [18, tr.11]
Thứ hai, hoạt động định tội danh phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy phạm
pháp luật nội dung là Bộ luật Hình sự cũng như các quy phạm pháp luật của luật hình thức là Bộ luật tố tụng Hình sự
Việc áp dụng pháp luật hình sự là nội dung pháp lý của hoạt động định tội danh Vì pháp luật hình sự quy định cụ thể tội danh của từng tội phạm cụ thể với các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm đang được sử dụng để định tội danh [18, tr.10] Chính vì thế, việc thiết lập các dấu hiệu đặc trưng cơ bản và điển hình để xác định bản chất pháp lý của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong thực tế khách quan là một vấn đề rất quan trọng của quá trình định tội danh, mà toàn
bộ quá trình này phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy phạm của luật nội dung (Bộ luật Hình sự) cũng như luật hình thức (Bộ luật tố tụng Hình sự)
Thứ ba, định tội danh là một dạng hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ
quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện liểm sát và Tòa án) để cụ thể hóa các quy phạm pháp luật hình sự trìu tượng vào đời sống thực tế Trên cơ sở các định đúng đắn, đầy đủ các tình tiết của hành vi phạm tội đã thực hiện và sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn nội dung của các quy phạm pháp luật hình sự
Pháp luật tố tụng hình sự quy định rõ cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng có những quyền hạn, trách nhiệm để giải quyết vụ án hình sự và trên cơ sở
đó những cơ quan, người có thẩm quyền này tiến hành việc định tội danh để giải quyết vụ án hình sự [17, tr.10] Trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng, Cơ
Trang 1813
quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải xác định được tất cả các tình tiết cần thiết của vụ án phù hợp với hiện thực khách quan Đây được xem là quy trình cụ thể hóa của quy phạm pháp luật hình sự vào đời sống thực tế, tức là lựa chọn đúng quy phạm pháp luật hình sự để áp dụng đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể nào
đó được thực hiện trong thực tế khách quan và từ đó đưa ra kết luận là: hành vi được xem xét ấy có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng được quy định trong pháp luật hình sự hay không
Thứ tư, định tội danh với tính chất là một dạng của hoạt động thực tiễn áp
dụng pháp luật hình sự được tiến hành theo 04 bước sau:
Bước 1: Thiết lập, xem xét, đánh giá đúng các tình tiết của vụ án đã xảy ra trên thực tế khách quan;
Trong quá trình xem xét, đánh giá các tình tiết của vụ án đòi hỏi người định tội danh phải đánh giá các tình tiết của vụ án một cách khách quan, toàn diện, vô tư, không định kiến, không suy diễn Phải dựa vào các chứng cứ đã thu thập được và đánh giá theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
Xem xét, đánh giá mỗi tình tiết của vụ án phải đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể, trong tổng thể, biện chứng của cả quá trình phản ánh đúng diễn biến của vụ án đã xảy ra Bởi cùng một tình tiết nhưng đặt trong mỗi hoàn cảnh khác nhau thì chúng lại có sự khác nhau về bản chất Quá trình xem xét, đánh giá các tình tiết, sự kiện phải được tiến hành tổng thể, không tách riêng từng tình tiết mà phải có sự phối hợp, gắn kết các tình tiết với nhau để xác định sự thật khách quan của vụ án.Nếu chỉ kết luận về từng tình tiết độc lập thì không thể phản ánh đúng về bản chất của tình tiết đó trong toàn bộ diễn biến của vụ án
Bước 2: Nhận thức một cách thống nhất và chính xác nội dung các quy phạm pháp luật hình sự phản ánh các dấu hiệu của cấu thành tội phạm về tội danh có hướng lựa chọn
Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự mang tính trìu tượng nên chỉ nêu một cách khái quát những nét đặc trưng mang tính phổ biến để điều chỉnh hiện tượng thực tế Do đó, đòi hỏi quá trình định tội danh
Trang 1914
phải sử dụng tư duy nhận thức sâu rộng, đúng đắn về nội dung của các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm Người định tội danh phải tự đánh giá trên căn cứ khoa học và căn cứ thực tế sao cho có sức thuyết phục
Bước 3: So sánh, đối chiếu hai quá trình trên
Bước 4: Ra văn bản áp dụng pháp luật chính là bản án và các quyết định có căn cứ, đảm bảo tính khách quan, chính xác trên cơ sở thực hiện 03 bước trên để xác định tội danh cần áp dụng đối với từng trường hợp phạm tội cụ thể
Cơ sở của hoạt động định tội danh
* Cơ sở pháp lý
Dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, căn cứ pháp lý của hoạt động định tội danh được hiểu theo hai nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
Theo nghĩa rộng, những căn cứ pháp lý của hoạt động định tội danh được hiểu
là hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý duy nhất (trực tiếp), cũng như hệ thống các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự với tính chất
là cơ sở pháp lý bổ trợ (gián tiếp) cho toàn bộ quá trình xác định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện là tội phạm
Theo nghĩa hẹp, những căn cứ pháp lý của hoạt động định tội danh chỉ bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý duy nhất (trực tiếp) cho toàn bộ quá trình xác định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện là tội phạm [9, tr.21]
Có tác giả lại chỉ coi ở khía cạnh hẹp hơn, căn cứ pháp lý của việc định tội danh là Bộ luật hình sự mà cụ thể hơn là điều luật quy định về tội phạm cụ thể [17, tr.12]
Bộ luật hình sự 2015 đã liệt kê tất cả các hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội
phạm vào trong bộ luật Cụ thể, Điều 2 Bộ luật quy định: “Chỉ người nào phạm một
tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”, nếu tội
phạm xảy ra trước khi có luật mới quy định về hành vi đó thì hành vi đó không bị coi là tội phạm tức là điều LHS không có hiệu lực hồi tố, kể cả việc pháp luật quy
định tăng nặng hình phạt cũng vậy [41, tr.65] Do đó, Bộ luật hình sự đóng vai trò là
Trang 2015
cơ sở pháp lý quan trọng nhất của hoạt động định tội danh Bộ luật hình sự được coi
là nguồn trực tiếp và duy nhất ghi nhận toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự được áp dụng trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như quá trình định tội danh và quyết định hình phạt
Kết quả của hoạt động định tội danh là đưa ra văn bản kết luận một hay nhiều hành vi nguy nghiểm cho xã hội đang được xem xét, xử lý theo điều luật nào của Bộ luật hình sự Vì vậy, việc định tội danh phải viện dẫn được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự Hiện nay, khi xây dựng Bộ luật hình sự 2015, các nhà làm luật vẫn giữ nguyên việc phân chia Bộ luật này thành hai phần là phần chung và phần các tội phạm, theo đó:
- Phần chung (Phần thứ nhất Bộ luật hình sự 2015): Bộ luật hình sự ghi nhận nhiệm vụ, nguyên tắc xử lý, các chế định cơ bản và quan trọng nhất của bộ luật là tội phạm và hình phạt, các vấn đề khác như hình phạt, hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp, quyết định hình phạt, xóa án tích…
- Phần các tội phạm (Phần thứ hai Bộ luật hình sự 2015): Tại phần này, Bộ luật ghi nhận từng tội danh cụ thể, nêu tên tội danh, các dấu hiệu pháp lý hình sự cơ bản, loại và mức hình phạt cụ thể đối với từng hành vi phạm tội tương ứng Việc áp dụng quy định của phẩn này phải dựa trên các quy phạm được ghi nhận tại Phần chung của Bộ luật Ngược lại, các quy phạm của Phần chung cũng trở nên không có
ý nghĩa nếu không có các quy phạm của phần các tội phạm trong Bộ luật hình sự Định tội danh là việc so sánh, đối chiếu các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội với những dấu hiệu được mô tả trong mô hình một loại tội phạm trong phần các tội phạm tương ứng Với mỗi hành vi phạm tội cụ thể trong phần các tội phạm, Bộ luật hình sự ghi nhận đầy đủ hành vi phạm tội hoàn thành, tuy nhiên, trên thực tết diễn biến tội phạm rất đa dạng, phong phú, do đó, để có thể định tội danh chính xác cần viện dẫn cả quy định của phần chung cũng như chú ý tới hiệu lực của điều, khoản được viễn dẫn về không gian và thời gian
* Cơ sở khoa học
Trang 2116
Cấu thành tội phạm được xem là cơ sở khoa học quan trọng của hoạt động định tội danh, là “hình thức phản ánh tội phạm trong luật, mô tả tội phạm trong luật thông qua các yếu tố của nó”[16, tr.112]
Khoản 2, Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Hành vi không
cấu thành tội phạm” là một trong các căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng không
khởi tố vụ án hình sự Cấu thành tội phạm là căn cứ khoa học cùng với căn cứ pháp
lý là Bộ luật hình sự là cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, vì hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ thể thực hiện đã có đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của một cấu thành tội phạm tương ứng được quy định tại phần các tội phạm của Bộ luật hình sự Ngoài ra, cấu thành tội phạm còn là yếu tố bảo đảm các quyền tự do của công dân, là ranh giới xác định một hành vi đã cấu thành tội phạm hay không cấu thành tội phạm
Dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, khái niệm cấu thành tội phạm
được hiểu như sau: Cấu thành tội phạm bao gồm tổng hợp các yếu tố khách quan và
chủ quan đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong pháp luật hình sự
Để xem xét một hành vi nguy hiểm cho xã hội có phải là tội phạm hay không, điều quan trọng là phải nắm được bản chất của hành vi đó, pháp luật hình sự phải giải thích và làm sang tỏ các nội dung sau:
- Một là, quan hệ xã hội nào đã bị tội phạm xâm hại hoặc đe dọa xâm hại được
- Bốn là, thái độ, trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội? Khi thực hiện hành vi họ có động lực, mục đích gì và mong muốn đạt được kết quả như thế nào?
Do đó, muốn xác định được đầy đủ các dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm cụ thể phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật phần chung và các quy phạm thuộc
Trang 2217
Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự Cần xác định được nội hàm của 04 yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: Khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể Mỗi yếu tố cấu thành tội phạm thể hiện một nội dung cụ thể liên quan đến tội phạm
và tổng hợp bốn yếu tố cấu thành tội phạm phản ánh mối liên hệ giữa người thực hiện hành vi phạm tội, hành vi, hậu quả gây ra Do đó, bất kỳ hành vi phạm tội nào
dù ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng, dù xâm phạm đến quan hệ xã hội nào, mức hình phạt ra sao thì bao giờ cũng đều thể hiện mối quan hệ thống nhất giữa những biểu hiện khách quan và chủ quan của nó
1.1.2.2 Quy định về định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Theo từ điển tiếng Việt, chiếm đoạt là chiếm của người làm của mình bằng cách dựa vào vũ lực, quyền thế, ở khái niệm này, chiếm đoạt được xem là hành vi dùng vũ lực, quyền uy để lấy tài sản của người khác có chủ đích Trên cơ sở các quy
định của pháp luật hình sự có thể hiểu: Các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt là những tội phạm xâm phạm sở hữu bằng việc chiếm đoạt nên trong cấu thành tội phạm của những tội này có dấu hiệu chiếm đoạt [38, tr.11] Theo đó,
“chiếm đoạt tà sản là hành vi cố ý dịch chuyển trái pháp luật tài sản đang được sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình”[38, tr.11]
Định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt là hoạt động tố tụng cụ thể của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng thực hiện, mang ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng Trên cơ sở các dấu hiệu cơ bản của cấu thành các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, các cơ quan tiến hành tố tụng (hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự) phân tích, đánh giá nhằm xác định hành vi phạm tội đó thuộc nhóm tội gì, thuộc khoản (khung) cụ thể nào từ đó ban hành các quyết định tố tụng tương ứng theo quy định của pháp luật
Căn cứ vào định nghĩa các tội phạm có tính chất chiếm đoạt có thể thấy nhóm tội này có những đặc điểm đặc trưng thể hiện qua cấu thành tội phạm cụ thể:
Trang 2318
Thứ nhất, các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt bắt buộc phải có
mục đích chiếm đoạt tài sản trong cấu thành tội phạm vì không phải tội phạm nào
có mục đích tư lợi đều là tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Chiếm đoạt là việc cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang được sự quản
lý của chủ sở hữu thành tài sản của mình Chúng được biểu hiện dưới dạng hành vi hoặc mục đích phạm tội Bằng hành vi chiếm đoạt với các thủ đoạn khác nhau, các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt có cùng đặc điểm là xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác và cùng được thực hiện bằng hành động
Hành vi chiếm đoạt, xét về mặt khách quan là hành vi làm cho chủ tài sản mất hẳn khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình và tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó Như vậy, chiếm đoạt xét về mặt thực tế là quá trình vừa làm cho chủ sở hữu tài sản mất tài sản vừa tạo cho người chiếm đoạt có tài sản đó Quá trình này xét về mặt pháp lý không làm cho chủ sở hữu mất quyền sở hữu của mình mà chỉ làm mất khả năng thực tế thực hiện các quyền cụ thể của quyền sở hữu Hành vi chiếm đoạt với nội dung là quá trình như vậy được thể hiện ở những dạng hành vi
cụ thể khác nhau, tùy thuộc vào mối quan hệ cụ thể giữa người chiếm đoạt với tài sản chiếm đoạt cũng như vào hình thức chiếm đoạt cụ thể [38, tr.12] Hành vi chiếm đoạt bao giờ cũng được thể hiện bằng hành động cụ thể và luôn là cố ý trực tiếp với mong muốn biến tài sản của người khác thành của mình
Theo đó, đặc điểm của hành vi chiếm đoạt là bằng hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc những hành vi khác làm cho chủ sở hữu bị tê liệt về
ý chí (không nhận biết được sự việc xảy ra) hoặc làm tê liệt khả năng chống cự (biết
sự việc xảy ra nhưng không có khả năng phản kháng) làm chủ sở hữu mất đi khả năng thực hiện quyền sở hữu của mình
Hành vi chiếm đoạt bắt đầu và kết thúc tùy thuộc vào tính chất tài sản và thủ đoạn chiếm đoạt Nếu trong quá trình thực hiện hành vi chiếm đoạt, nếu người phạm tội thay đổi từ hình thức chiếm đoạt này sang hình thức chiếm đoạt khác để
Trang 24- Đối với các tội cướp giật tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản, người phạm tội chiếm giữ tài sản trước sự chứng kiến của người bị hại nên quá trình thực hiện hành vi chiếm đoạt thông qua các giai đoạn tiếp cận tài sản, thực hiện hành vi chiếm giữ cũng là hành vi chiếm đoạt, tức hành vi chiếm giữ và hành vi chiếm đoạt
là một
- Đối với tội trộm cắp tài sản, người phạm tội chiếm giữ tài sản không có sự chứng kiến của người bị hại nên quá trình thực hiện hành vi chiếm đoạt chỉ có việc tiếp cận, thực hiện hành vi chiếm đoạt mà không có hành vi chiếm giữ tài sản Chính vì vậy, trong khoa học luật hình sự, thực tiễn xét xử thống nhất, tội trộm cắp
tài sản là tội mà dấu hiệu chiếm đoạt thể hiện qua việc người phạm tội chiếm đoạt
được tài sản Để đánh giá người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa phải dựa
vào đặc điểm, vị trí tài sản bị chiếm đoạt, được thể hiện qua 03 mức độ sau: (1) Nếu vật chiếm đoạt gọn nhỏ thì coi đã chiếm đoạt được khi người phạm tội đã dấu được tài sản trong người; (2) Nếu vật chiếm đoạt không thuộc loại nói trên thì coi chiếm đoạt được khi đã mang được tài sản ra khỏi khu vực bảo quản; (3) Nếu vật chiếm đoạt là tài sản để ở những nơi không hình thành khu vực bảo quản riêng thì coi là đã chiếm đoạt được khi đã dịch chuyển tài sản khỏi vị trí ban đầu [38, tr.22]
Tài sản là đối tượng tác động của hành vi chiếm đoạt đòi hỏi phải có đặc điểm
là còn nằm trong sự chiếm hữu, quản lý của chủ tài sản Tài sản đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu, sự quản lý của chủ tài sản (tài sản thất lạc) thì không còn là đối tượng của hành vi chiếm đoạt Chỉ khi tài sản còn đang do chủ tài sản chiếm hữu thì mới
có thể nói đến nói đến hành vi chiếm đoạt, làm mất khả năng chiếm hữu của chủ tài sản
Trang 2520
Thứ hai, các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đều là các tội được
thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó dưới hình thức cố ý hoặc vô ý Khoa học luật hình sự coi lỗ
là một dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm Nếu một hành vi nguy hiểm cho
xã hội không bị coi là có lỗi thì người có hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như: Sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết…
Xét về mặt chủ quan, lỗi của người có hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý trực tiếp Người thực hiện hành vi chiếm đoạt biết tài sản chiếm đoạt là tài sản đang có người quản lý nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình Những trường hợp lầm tưởng là tài sản của mình hoặc là tài sản không có người quản lý đều không phải là hành vi chiếm đoạt
Thứ ba, hậu quả của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt gây ra
có thể là hậu quả kép do xâm phạm đến hai loại quan hệ xã hội: tài sản và tính mạng, sức khỏe Ở các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt thiệt hại chủ yếu gây ra là về tài sản nhưng cũng có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh sự của con người; xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội, xâm phạm đến đoạt động của các cơ quan, tổ chức Hậu quả của các tội xâm phạm sở hữu gây ra chủ yếu là thiệt hại về tài sản Thiệt hại về mặt tài sản được xem là thước đo để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Trong một số tội cụ thể, giá trị tài sản bị thiệt hại được coi là căn cứ để phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm khác như: Trộm cắp tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…
Từ những đặc điểm trên có thể thấy, trong cấu thành tội phạm của nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt, dấu hiệu chiếm đoạt có thể là mục đích chiếm đoạt, là hành vi chiếm đoạt hoặc là chiếm đoạt được Do vậy, khi nghiên cứu từng tội danh cụ thể, phải chú ý xem dấu hiệu chiếm đoạt trong cấu thành tội phạm là hành vi chiếm đoạt hay chỉ là mục đích chiếm đoạt hay phải là chiếm đoạt
Trang 2621
được Việc nhận thức đúng nội dung cụ thể của dấu hiệu chiếm đoạt như vậy là cơ
sở để có thể xác định được chính xác thời điểm tội phạm hoàn thành
1.2 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động định tội danh trong quá trình xử lý vụ
án hình sự
1.2.1 Thứ nhất, việc định tội danh đúng đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội
Định tội danh là một hoạt động tố tụng có vai trò, ý nghĩa vô cùng lớn, là sự thể hiện việc đánh giá chính trị, xã hội và pháp lý đối với những hành vi nhất định Hoạt động định tội danh có thể theo hai xu hướng là định tội danh đúng và định tội danh sai Chính vì thế hoạt động định tội danh luôn đòi hỏi phải chặt chẽ, bám sát quy định của pháp luật, áp dụng đúng, chính xác quy định pháp luật vào từng tội danh cụ thể
Định tội danh đúng sẽ đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, tránh hàm oan người vô tội cũng như bỏ lọt tội phạm Định tội danh đúng là thực hiện những nguyên tắc tiến bộ được thừa nhận trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như: Nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, nguyên tắc công minh nhân đạo… Định tội danh đúng sẽ loại trừ việc kết án vô căn cứ những người
có hành vi không nguy hiểm cho xã hội, không trái pháp luật, tạo tiền đề pháp lý cho việc quyết định hình hạt đối với người phạm tội
Ngược lại, nếu định tội danh sai sẽ dẫn đến việc quyết định hình phạt sai, không công bằng Trong nhiều trường hợp, định tội danh sai còn làm nghiêm trọng hơn tình trạng pháp lý của bị cáo, đáng lẽ bị cáo chỉ phải chịu mức hình phạt thấp nhưng do việc định tội danh sai dẫn đến mức hình phạt mà bị cáo phải chịu cao hơn
so với mức hình phạt nếu định tội danh đúng hoặc ngược lại Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội cũng như làm giảm uy tín của cơ quan tư pháp, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm Định tội danh sai trong nhiều trường hợp còn dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm hoặc hàm oan người vô tội gây ra
Trang 27vi, tính chất, mức độ nguy hiểm của từng hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, từ đó mới xác định được hành vi phạm tội của một người cấu thành tội phạm nào, có nguy hiểm cho xã hội không? Có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không Tội phạm trên thực tế rất khác nhau về tính nguy hiểm cho xã hội Ở mỗi loại tội phạm cụ thể được thực hiện bằng một người hoặc một nhóm người phạm tội cụ thể thì tính chất và mức độ thực hiện hành vi phạm tội là khác nhau Đặc biệt, đối với các trường hợp phạm tội có tổ chức, phạm tội được thực hiện bởi đồng phạm,
Trang 2823
việc xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của từng hành vi phạm tội của mỗi cá nhân người phạm tội, vai trò của mỗi người khi thực hiện tội phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng Do vậy, trong hoạt động định tội danh đòi hỏi phải chi tiết, xem xét mọi tình tiết, chứng cứ liên quan đến tội phạm Việc định tội danh đúng là cơ sở cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt của từng người phạm tội đối với mỗi hành vi phạm tội cụ thể
1.2.3 Thứ ba, định tội danh đúng đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu có yếu tố chiếm đoạt góp phần bảo vệ quyền sở hữu của công dân
Quyền sở hữu tài sản là một quyền cơ bản của con người mà pháp luật quốc gia và quốc tế đều quan tâm, bảo vệ Điều 17, Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền
con người năm 1948 quy định: “Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản của riêng
mình hoặc tài sản sở hữu chung với người khác Không ai bị tước đoạt tài sản một cách tùy tiện” [11] Điều 32, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam cũng quy định: “1 Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; 2 Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”
Cá nhân có quyền được sở hữu và được pháp luật ghi nhận, bảo vệ chống lại bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến quyền sở hữu của cá nhân Việc định tội danh đối với tội xâm phạm quyền sở hữu có chức năng góp phần xác định trách nhiệm hình
sự, đấu tranh phòng chống lại hành vi phạm tội này Thông qua việc định tội danh đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản, các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu cho người dân Định tội danh đối với tội phạm xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt đúng, chính xác góp phần quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm quyền sở hữu, củng cố lòng tin của người dân vào công lý, sự chí công, vô tư của các cơ quan bảo vệ pháp luật
1.2.4 Thứ tư, định tội danh đúng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người
Trang 2924
Quyền con người, quyền công dân là những quyền năng quan trọng đối với mỗi cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ Bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân đều phải được xem xét, xử lý nghiêm minh Khi một người thực hiện một hành vi phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không, có nguy hiểm cho xã hội không? thì mới có căn cứ để xác định người thực hiện hành vi có phạm tội hay không Sở dĩ, pháp luật quy định việc định tội danh đối với một cá nhân khi thực hiện một hành vi cụ thể phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt nhằm tránh trường hợp định tội danh không đúng, hàm oan người vô tội, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Hoạt động định tội danh đúng không chỉ có vai trò trong việc xác định tội phạm mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo quyền con người Người bị hại, bản thân họ và người thân của họ luôn cần đến sự bảo vệ của pháp luật Khi quyền lợi của họ bị xâm phạm thì hoạt động định tội danh chính là cơ sở để đảm bảo công bằng, lẽ phải cho họ, khôi phục lại toàn bộ hoặc một phần những lợi ích về mặt vật chất hoặc tinh thần do hành vi phạm tội của tội phạm gây ra
Việc phân tích những vấn đề lý luận về định tội danh nói chung và định tội danh trong đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm nói riêng có ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội, đạo đức, pháp luật, là điều kiện quan trọng của việc thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước nhằm đấu tranh các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt BLHS là nguồn trực tiếp và duy nhất của quá trình định tội danh Khi tiến hành định tội danh cần căn cứ vào CTTP là mô hình pháp lý gồm các dấu hiệu cần và đủ để truy cứu TNHS; định tội danh các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm
Trang 3025
các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án định tội danh ngoài việc tuân thủ các quy định của BLHS đối với hành vi phạm tội đã thực hiện, nắm vững các dấu hiệu của CTTP cụ thể, chỉ ra các điểm, khoản của điều luật tương ứng được quy định trong Chương XVI của BLHS đồng thời phải nắm vững các quy định đặc thù tại các điều luật tương ứng quy định về đồng phạm và các chế định pháp lý khác
Trang 3126
Chương 2 QUY ĐỊNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT TRONG TRƯỜNG HỢP ĐỒNG PHẠM VÀ THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI
DANH CỦA CÁC TỘI PHẠM NÀY TẠI TỈNH BẮC GIANG
2.1 Định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm theo quy định của bộ luật hình sự
2.1.1 Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Như đã phân tích ở trên, để xác định một hành vi phạm tội có thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt hay không cần dựa trên cấu thành tội phạm của từng loại tội Theo quy định tại Chương XIV về các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự 2015 thì nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt bao gồm các tội: Tội cướp tài sản (Điều 168); Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169); Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170); Tội cướp giật tài sản (Điều 171); Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172); Tội trộm cắp tài sản (Điều 173); Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174); Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175) Đối với các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nêu trên, cấu thành tội phạm được thể hiện ở các yếu tố sau:
2.1.1.2 Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại Theo hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam những quan hệ đó là: quan hệ về độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, quyền con người các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [16]
Đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, khách thể của tội phạm chủ yếu là quan hệ sở hữu, ngoài ra còn có những quan hệ khác như tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
xã hội chủ nghĩa nhưng không phải là khách thể đặc trưng của các tội này Như vậy,
Trang 3227
chỉ cấu thành các tội xâm phạm sở hữu khi có hành vi đã hoặc sẽ gây ra thiệt hại cho quan hệ sở hữu về tài sản thuộc các hình thức sở hữu theo quy định tại Hiến pháp Tuyvậy, cũng có một số trường hợp gây thiệt hại gây thiệt hại về tài sảnhưng lại cấu thành những tội phạm khác vì sự xâm hại này chỉ là thứ yếu và nó bị thu hút vào khách thể quan trọng hơn, ví dụ như tội hoạt động phỉ… [10, tr.218]
Về đối tượng tác động, các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt có đối tượng tác động là tài sản thuộc sở hữu của người khác (không phải là của người phạm tội) và chúng còn nằm trong sự chiếm hữu, quản lý của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản Đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu là tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản, nhưng với một số tội phạm, ngoài tài sản còn có đối tượng tác động là con người như tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản… Đối tượng là con người phải có quan hệ với tài sản và bị tác động đồng thời với tài sản mới là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu Nếu gây thiệt hại một cách độc lập sẽ cấu thành tội phạm ở chương khác của Bộ luật hình sự [10, tr.220]
Chẳng hạn, đối với tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 Bộ luật hình sự) thì khách thể của tội phạm cũng như hành vi cướp tài sản, nó xâm phạm đồng thời cả hai quan
hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu Cả hai quan hệ này đều là khách thể trực tiếp của tội cưỡng đoạt tài sản Hay đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản: Hành vi phạm tội của tội này đồng thời xâm phạm đến hai khách thể trực tiếp được luật hình sự bảo vệ Đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu Bằng hành vi phạm tội của mình, người phạm tội xâm phạm trước hết đến tự do thân thể của “con tin” và qua đó có thể xâm phạm đến tư do ý chí và xâm phạm đến sở hữu của chủ tài sản [38, tr.20]
2.1.1.3 Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đặc trưng ở dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả tác hại
Hành vi khách quan của các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tuy có khác nhau ở hình thức thể hiện nhưng đều có cùng tính chất gây thiệt
Trang 3328
hại cho quan hệ sở hữu, xâm phạm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu tài sản, làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền sở hữu của mình Hành vi chiếm đoạt là hành vi đặc trưng nhất trong nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt Hành vi chiếm đoạt bắt đầu và kết thúc tùy thuộc vào tính chất tài sản và thủ đoạn chiếm đoạt Nếu trong quá trình thực hiện hành vi chiếm đoạt, người phạm tội thay đổi từ hình thức chiếm đoạt này sang hình thức chiếm đoạt khác để có được tài sản thì xuất hiện khả năng chuyển hóa hình thức
chiếm đoạt từ tội này sang tội khác [19]
Bộ luật hình sự 2015 quy định đối với từng tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm
quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt thì sẽ có hành vi khách quan khác nhau, cụ thể:
- Đối với tội cướp tài sản: Hành vi khách quan của loại tội này có ba dạng: Hành vi dùng vũ lực; Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; Hành vi làm cho người bị
tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được
Hành vi dùng vũ lực được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào người khác nhằm đè bẹo hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này chống lại việc chiếm đoạt Hành vi dùng
vũ lực trước hết phải là hành vi nhằm vào con người Những hành vi không nhằm vào con người đều không phải là hành vi dùng vũ lực theo quy định của điều luật Người bị tấn công ở đây có thể là chủ tài sản, là người có trách nhiệm quản lý hay bảo vệ tài sản nhưng cũng có thể là bất kỳ người nào mà người phạm tội cho rằng người này đã hoặc có khả năng sẽ ngăn cản việc chiếm đoạt của mình Hành vi dùng vũ lực trong tội cướp tài sản phải ở mức độ có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự, nghĩa là có khả năng làm cho sự chống cự về mặt thực tế không xảy ra được hoặc xảy ra nhưng không có kết quả hoặc làm cho người bị tấn công bị
tê liệt về ý chí, không dám kháng cự [38, tr.14]
Ngoài ra, đối với tội cướp tài sản còn phải xem xét đến hai dạng hành vi khách quan khác là: Hành vi đe dọa dũng vũ lực ngay tức khắc (Đây là trường hợp người phạm tội bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống
Trang 3429
cự lại việc chiếm đoạt; Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không
thể chống cự được
- Đối với tội cưỡng đoạt tài sản: Hành vi khách quan của loại tội này có thể là:
Hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi uy hiếp tinh thần người khác
Hành vi đe dọa dùng vũ lực trong tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe nếu không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội Khác với hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cưới tài sản, hành vi
đe dọa sẽ dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản không có đặc điểm “Ngay tức khắc”
Đe dọa ở tội cướp tài sản là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc còn đe dọa ở tội cưỡng đoạt tài sản là đe dọa sẽ dùng vũ lực Giữa hành vi đe dọa và việc dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản có khoảng cách về mặt thời gian Sức mãnh liệt của sự
đe dọa chưa đến mức có thể làm tê liệt ý chí chống cự của người bị đe dọa mà chỉ
có khả năng khống chế ý chí của họ Người bị đe dọa còn có điều kiện suy nghĩa,
cân nhắc để quyết định hành động [38, tr.24]
Hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản còn có thể là hành vi uy hiếp tinh thần Đây là hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại về tài sản, danh dự, nhân phẩm bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt
tài sản của người phạm tội
- Đối với tội trộm cắp tài sản: Hành vi khách quan ở đây được thể hiện ở dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có chủ sở hữu Hành vi chiếm đoạt tài sản được coi là lén lút nếu được thực hiện bằng hình thức mà hình thức đó có khả năng không chi phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra Ý thức chủ quan của người phạm tội là lén lút nếu khi thực hiện hành vi chiếm đoạt người phạm tội có ý thức che dấu hành vi đang thực hiện của mình
Tài sản là đối tượng tác động của hành vi chiếm đoạt tài sản phải còn nằm trong sự quản lý của chủ sở hữu, phải có chủ sở hữu cụ thể với các quyết định có tính chất pháp lý thể hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản Nếu trong quá trình thực hiện hành vi chiếm đoạt, nếu người phạm tội thay đổi từ hình thức
Trang 3530
chiếm đoạt này sang hình thức chiếm đoạt khác để có được tài sản thì xuất hiện khả năng chuyển hóa hình thức chiếm đoạt từ tội này sang tội khác
Hậu quả của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt gây ra chủ yếu
là thiệt hại về tài sản Đây là thước đo để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Tuy vậy, "dấu hiệu hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc ở đa số các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt" [10, tr.218], chẳng hạn như các tội: Tội cướp tài sản, Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Tội cưỡng đoạt tài sản Đây là những tội có cấu thành hình thức, nghĩa là dấu hiệu về mặt khách quan của các tội phạm này chỉ bao gồm một yếu tố là hành vi phạm tội
mà không bao gồm hậu quả của tội phạm và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
2.1.1.1 Chủ thể của tội phạm
"Chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu là con người cụ thể, thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do pháp luật hình sự quy định" [7, tr.54]
Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm, có năng lực TNHS đủ tuổi chịu TNHS theo luật định [8]
Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, người từ đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể của tất cả các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt quy định từ Điều 168
đến Điều 175 Bộ luật hình sự
Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ là chủ thể của các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
2.1.1.4 Mặt chủ quan của tội phạm
"Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến bên trong phán ánh trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra"[7, tr.51]
Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các dấu hiệu: Lỗi, mục đích và động cơ phạm tội Tất cả các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đều được thực
Trang 3631
hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện Mục đích chiếm đoạt cũng là yếu tố bắt
buộc để cấu thành tội phạm đối với nhóm tội này [21]
Ở các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, các hành vi phạm tội luôn luôn được thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp (người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến tài sản, thậm chí là tính mạng, sức khỏe của người khác nhưng vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra)
Lỗi bao gồm hai yếu tố lý trí và ý chí, lý trí chính là năng lực nhận thức thực tại khách quan, còn ý chí là khả năng điều khiển hành vi trên cơ sở nhận thức Ở đây, người phạm tội có sự tự do lựa chọn và quyết định về việc thực hiện hành vi phạm tội của mình Về mặt lý trí, người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tức họ hoàn toàn nhận biết được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nhưng họ vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra Về ý chí, người phạm tội biết tài sản mà mình muốn chiếm đoạt đang thuộc sự quản lý của người khác nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành của mình
Động cơ phạm tội là động cơ bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội [7 tr.53] Ở các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, luôn luôn xuất hiện động cơ, tức động lực thúc đẩy, kích thích người phạm tội thực hiện tội phạm
Mục đích phạm tội là yêu cầu đạt được và mong muốn đạt được của người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội [7,tr.53].Các tội quy định tại các Điều 168 - Tội cướp tài sản, Điều 169 - Tội bắt cóc nhằmchiếm đoạt tài sản, Điều 170 - Tội cưỡng đoạt tài sản thì mục đích là yếu tố bắt buộc
2.1.2 Định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm
2.1.2.1 Đặc điểm của định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong trường hợp đồng phạm
Trang 3732
Bộ luật hình sự Việt Nam không mô tả riêng các cấu thành tội phạm đồng phạm của hành hành vi đồng thực hiện tội phạm; cấu thành tội phạm của hành vi xúi giục thực hiện tội phạm; cấu thành tội phạm của hành vi giúp sức thực hiện tội phạm và cấu thành tội phạm của hành vi tổ chức thực hiện tội phạm mà chỉ quy định về khái niệm đồng phạm, trong đó mô tả các dấu hiệu của hành vi đồng phạm
bao gồm: Hành vi thực hành; hành vi tổ chức, hành vi xúi giục và hành vi giúp sức
Đồng phạm là hình thức phạm tội đặc biệt của trường hợp phạm tội cố ý có nhiều người tham gia Để xác định một trường hợp phạm tội có phải là đồng phạm hay không phải xác định số lượng người tham gia cùng các điều kiện liên quan Với
sự tham gia của nhiều người thì không thể chỉ có người thực hiện tội phạm mà có thể có người cùng thực hiện tôi phạm hoặc có người xúi giục, người tổ chức thực hiện tội phạm… Chỉ khi có nhiều người tham gia vào việc phạm tội thì việt kiểm tra các dấu hiệu của đồng phạm mới đặt ra Sự tham gia của nhiều người vào việc phạm
tội có thể là đồng phạm và cũng có thể không phải là đồng phạm
Khác với cấu thành tội phạm cơ bản của từng tội, cấu thành tội phạm trong trường hợp đồng phạm không được quy định trực tiếp cho từng tội danh Dấu hiệu của các hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức thực hiện tội phạm được quy định trong các quy phạm phần chung của Bộ luật hình sự Đó là các dấu hiệu có tính chất chung cho tất cả các tội danh nhưng chưa phải là cấu thành đồng phạm của một tội phạm cụ thể nào Cấu thành tội phạm này chỉ được hình thành trên cơ sở kết hợp cấu thành tội phạm của tội cụ thể với những quy định chung của bộ luật Đồng thời các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành đồng phạm là các dấu hiệu định tội cho trường hợp phạm tội của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức thực hiện tội phạm Như vậy, có thể giải quyết vấn đề định tội danh hành vi của chủ thể với tư cách là đồng phạm trong tội phạm chỉ sau khi xác định được tronghành vi của người
đó có tất cả các dấu hiệu của khái niệm tội phạm chung và các cơ sở TNHS chung
trong đồng phạm [13]
Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 quy định về đồng phạm như sau: “Đồng phạm
là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” Căn cứ vào
Trang 3833
khái niệm mà Bộ luật hình sự đưa ra, khi định tội danh đối với trường hợp đồng phạm đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt cần xem xét
các dấu hiệu sau:
Thứ nhất, hành vi phạm tội đồng phạm phải xâm hại cùng khách thể
Đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt, để xác định hành vi phạm tội có thuộc trường hợp đồng phạm hay không phải xác định những người trong đồng phạm có cố ý thực hiện một tội phạm hay không Phải xác định xem hành vi nguy hiểm mà những người trong đồng phạm thực hiện có xâm hại đến cùng một quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ không Nếu họ cùng cố ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và cùng biết hành vi của họ cùng xâm hại vào một khách thể thì đó là đồng phạm
Thứ hai, phải thỏa mãn các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của đồng phạm
Đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói chung và các tội danh khác, để xác định trường hợp đồng phạm phải xác định được hai dấu hiệu thuộc mặt khách quan đó là: Có từ hai người trở lên và những người này cùng có đủ điều kiện là chủ thể của tội phạm, đồng thời những người này phải cùng thực hiện tội phạm với lỗi cố ý
Cùng thực hiện tội phạm có nghĩa là mỗi người trong đồng phạm đều có hành
vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi đó được thực hiện trong mối quan hệ thống nhất với những đồng phạm khác Những người trong đồng phạm đều cùng cố ý hướng đến việc thực hiện cùng một tội phạm, vì thế giữa hành vi của mỗi người trong đồng phạm và hậu quả của tội phạm phải có mối quan hệ nhân quả với nhau
Bộ luật hình sự 2015 chia người đồng phạm bao gồm: Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức Trong đó, người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm; Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm; Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm; Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm Trong một vụ án có đồng phạm thì có thể chỉ có một người thực hành, một người tổ chức… nhưng cũng có thể có nhiều người tổ chức,
Trang 3934
thực hành Trường hợp nhiều người cùng tham gia với vai trò là người thực hành thì không cần mỗi người phải thực hiện đầy đủ các yếu tố của cấu thành tội phạm mà chỉ cần tổng hợp hành vi của những người thực hành này thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm Nếu tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm có sự tham gia của nhiều dạng người: Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức thì quy tắc chung khi định tội đối với những hành vi của những người trong đồng phạm
sẽ vận dụng Điều 17 Bộ luật hình sự để xác định vai trò của từng người trong đồng phạm, đồng thời định tội theo điều luật thuộc phần các tội phạm của Bộ luật hình sự Hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức của những người đồng phạm khác có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực hiện tội phạm của người thực hành
Do đó, khi xác định tính chất hành vi của những người đồng phạm khác trong vụ án
có đồng phạm, cần xác định được hành vi xúi giục là hành vi nào, có mang tính kích động, dụ dỗ hoặc thúc đẩy nhanh hơn ý định phạm tội đã hình thành từ trước trong
ý thức chủ quan của người thực hành; hoặc hành vi xúi giục có thể tạo ra ý định phạm tội vốn chưa được người thực hành nghĩ đến? Nếu có hành vi xúi giục nhưng người bị kích động, dụ dỗ thúc đẩy vẫn không phạm tội thì không có đồng phạm xảy ra
Đối với người giúp sức, hành vi giúp sức có thể thông qua hành động hoặc không hành động Cũng xem là hành vi giúp sức trong trường hợp một người hứa hẹn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hành vi phạm tội sau khi tội phạm kết thúc Việc hứa hẹn này phải diễn ra trước khi tội phạm được thực hiện hoặc tội phạm chưa kết thúc Nếu không có hứa hẹn trước, nhưng sau khi tội phạm được thực hiện, họ đã giúp sức che giấu các dấu vết của tội phạm thì họ có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về “Tội che giấu tội phạm”[37]
Thứ ba, phải có ít nhất hai chủ thể phạm tội trong trường hợp đồng phạm
Khi xây dựng khái niệm đồng phạm, Bộ luật hình sự 2015 đã khẳng định, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào có hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm thì đều được xem là đồng phạm Bởi để thỏa mãn dấu hiệu pháp
Trang 4035
lý của tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải là người
có năng lực trách nhiệm hình sự Cụ thể, người thực hiện hành vi phạm tội phải có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, không mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi, có đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự Do đó, nếu trong một vụ án có hai người cùng cố ý thực hiện một tội phạm tuy nhiên trong đó
có một người không nhận thức, điều khiển được hành vi thì khi xem xét, định tội danh đối với trường hợp này không đặt ra vấn đề đồng phạm
Thứ tư, phải có lỗi cố ý của những người đồng phạm
Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 quy định đồng phạm “là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” Do đó, có thể xác định những người tham gia trong đồng phạm bao giờ cũng thực hiện tội phạm với lỗi cố ý Những người trong đồng phạm khi tham gia thực hiện hành vi phạm tội đều nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, nhận thức được mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi do mình thực hiện, biết người đồng phạm khác cũng có hành vi nguy hiểm như thế, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ cùng tham gia thực hiện
và họ cũng mong muốn hậu quả chung xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh
Lỗi cố ý trong đồng phạm có thể là lỗi cố ý trực hiện hoặc cũng có thể là lỗi cố
ý gián tiếp Nếu những người tham gia thực hiện tội phạm đều nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện và nhận biết được tính nguy hiểm của hành vi của những người đồng phạm khác, họ đều thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm
và cùng mong muốn cho hậu quả xảy ra thì đó là lỗi cố ý trực tiếp Trong trường hợp những người tham gia thực hiện tội phạm nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho
xã hội của hành vi cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia và họ cũng có ý thức để mặt cho hậu quả của tội phạm xảy ra thì lỗi của họ là lỗi cố ý gián tiếp