1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo môn công nghệ sau thu hoạch rau hoa quả (quả thanh long)

11 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Cây thanh long mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám,bạc màu BìnhThuận, đất phèn TPHCM, đất đỏ latosol Long Khánh… và cũng có khả năng thích ứngvới các độ chua của đất rất k

Trang 1

MỤC LỤC

I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢ THANH LONG: 1

1 Đặc điểm chung 1

2 Gía trị dinh dưỡng-tác dụng của Thanh Long 2

3 Tình hình sản xuất ở Việt Nam 3

4 Những vấn đề liên quan hiện nay 4

II PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH 5

A PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH 5

1 Xác định độ chín và thời điểm thu hái 5

2 Chuẩn bị dụng cụ thu hái 7

3.Phương pháp thu hoạch 7

4.Phân loại sau thu hoạch 7

B.BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH 8

1.Điều kiện bảo quản 8

2.Phương pháp bảo quản 9

III.NHẬN ĐỊNH CHUNG VÀ GIẢI PHÁP 9

1.Điểm mạnh 9

2 Điểm yếu 9

V.Kết luận 10

Trang 2

I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢ THANH LONG:

1 Đặc điểm chung

Thanh long có tên tiếng anh là dragon fruit, hay red dragon fruit (dành cho loại thanhlong ở Việt Nam) là một loài cây thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc từ các vùng sa mạcthuộc Mehico và Colombia

Thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên thường được trồng ở những vùngnóng Một số loài chịu được nhiệt độ 50-55OC, nhưng lại không chịu được giá lạnh Sự phát triển của cây cần có cường độ ánh sáng mạnh, vì thế hễ bị che nắng, thân cây sẽ ốm yếu và lâu ra trái

Thanh long có thể trồng quanh năm Cây thanh long mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám,bạc màu (BìnhThuận), đất phèn (TPHCM), đất đỏ latosol (Long Khánh)… và cũng có khả năng thích ứngvới các độ chua của đất rất khác nhau

Khả năng chống chịu mặn của cây thanh long rất kém.Thanh long cũng là loại cây nhanh cho thu hoạch Chỉ sau một năm trồng là đã có thể thu hoạch trái từ cây thanh long Sản lượng trái trung bình khoảng 20-30tấn/ha chính vụ và 20 tấn/ha trái vụ

Rễ thanh long không mọng nước nên nó cũng không phải là nơi tích trữ nước giúp cây chịu hạn Cây thanh long có hai loại rễ: địa sinh và khí sinh Rễ địa sinh phát triển từ phần lõi ở gốc hom, những rễ lớn đạt đường kính từ 1-2cm Rễ địa sinh có nhiệm vụ bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây Rễ phân bố chủ yếu ở tầng mặt đất (0-15cm) Rễ khí sinh mọc dọc theo thân cây phần trên không, bám vào cây trồng để giúp cây leo trên giá đỡ Những rễ khí sinh nắm gần đất sẽ đi dần xuống đất

Thanh long trồng ở nước ta có thân, cành trườn bò trên trụ đỡ, trong khi mốt

số nướctrồng thân cột Thân có nhiều nước nên nó có thể chịu ạn mộ thời gian dài

Số lượng cành trên cây tăng theo tuổi thọ cây: cây 1 tuổi trung bình có độ 30 cành,

2 tuổi độ 70 cành, 3tuổi độ 100 cành, 4 tuổi độ 130 cành, ở cây 5-6 tuổi chỉ duy trì 150-170 cành

Hoa xuất hiện sớm nhất vào khoảng tháng 3 và kéo dài đến khoảng tháng

10, rộ nhất từtháng 5 tới tháng 8 Trung bình có khoảng 4-6 đợt ra hoa rộ mỗi năm Hoa thường nở rộ vào 20-23 giờ đêm và động loạt trong vườn Từ lúc hoa nở đến

Trang 3

tàn kéo dài độ 2-3 ngày Thời gian từ khi hoa thụ phấn đến thu hoạch từ 22-25 ngàyđất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây

Trái thanh long có hình bầu dục, có nhiều tai màu xanh do phiến hoa còn lại, đầu trái lõm sâu tạo thành hốc mũi Thịt trái có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải, ít cung cấp calo, hương vị của nó đôi khi giống như hương vị của quả kiwi (Actinidia deliciosa) Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang; hoa có thể ăn được hay ngâm vào nước giống như chè.Mỗi trái có rất nhiều hột nhỏ mau đen nằm trong khối thịt trái màu trắng Do hạt nhỏ và mềm nên không phải bỏ hạt so với một số loại trái khác.Mặc dù các hạt bé xíu đượ căn cùng với thịt của ruột trái nhưng chúng cũng không bị tiêu hóa Vỏ thanh long chiếm từ 5-7% khối lượng trái

2 Gía trị dinh dưỡng-tác dụng của Thanh Long

 Gía trị dinh dưỡng

 Chất xơ: (0,7-0,9g) Giúp mọi người giảm cân, giảm lượng đường trong máu, nuôi dưỡng ruột và ngăn ngừa ung thư ruột kết

 Vitamin C: ( 8 – 9mg) Hỗ trợ hệ miễn dịch và có thể giúp nhanh khỏi và giảm mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh thông thường

 Sắt: ( 0,55-0,65mg) Sản xuất hemoglobin trong cơ thể con người

 Chất béo và CholesteroL:0,21g Trong hạt, chất béo không bão hòa, một dạng của chất béo lành mạnh và tốt cho sức khỏe

 Protein: ( 0,16-0,23g) Tích hợp tích cực với các kim loại nặng trong cơ thể con người để loại bỏ các độc tố, bảo vệ thành dạ dày

 Ngoài ra còn có một số thành phần khác như nước (g) 82,5-83; beta

carotene (mg) 0,005-0,012; canxi (mg) 6,3-8,8, phốt pho (mg) 30,2-36,1; vitamin B1 (mg) 0,28-0,30, vitamin B2 (mg) 0,043 - 0,045, và niasin (mg) 1,297-1,300

 Tác dụng của Thanh Long

 Tốt cho sức khỏe

 Tốt cho tim

 Hỗ trợ tiêu hóa

 Thanh nhiệt

 Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

 Phòng bệnh ung thư

 Ngăn chặn chứng viêm khớp

 Chữa bỏng nhẹ

 Ngừa táo bón

 Công dụng làm đẹp

Trang 4

 Tránh mụn: Giàu vitamin C , thanh long trở thành thuốc mỡ bôi tuyệt vời (nghiền ra và bôi lên da)

 Làm dịu da bị cháy nắng: Giàu vitamin B3, thanh long có thể dưỡng ẩm da

bị cháy nắng và giải phóng nhiệt từ các vùng bị ảnh hưởng (kết hợp thanh long với nước ép dưa chuột và mật ong)

 Bảo vệ tóc khỏi các hư tổn: Nước ép thanh long giữ cho các nang lông mở, giúp cho mái tóc của bạn khỏe mạnh và mềm mượt.( thoa nước ép thanh long lên tóc)

3 Tình hình sản xuất ở Việt Nam

Việt Nam là nước có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất châu Á và cũng là nước xuất khẩu thanh long hàng đầu thế giới Diện tích trồng thanh long ở Việt Nam tăng khá nhanh từ 5.512 ha năm 2000 lên đến 35.665 ha diện tích trồng thanh long với tổng sản lượng đạt khoảng 614.346 tấn vào năm 2014 Theo số liệu ước tính sơ bộ năm 2015, diện tích trồng mới gần 5.000 ha, sản lượng đạt khoảng 686.195 tấn

Thanh long hiện đang được trồng ở hầu hết ở các tỉnh/thành phố, nhưng phát triển mạnh thành các vùng chuyên canh quy mô lớn tập trung ở các tỉnh như Bình Thuận, Tiền Giang, và Long An Diện tích thanh long của ba tỉnh này chiếm 92% tổng diện tích và 96% sản lượng của cả nước, phần diện tích thanh long còn lại phân bố ở một số tỉnh Miền Nam như Vĩnh Long, Trà Vinh, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và một số tỉnh Miền Bắc

Bình Thuận là nơi có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất chiếm 63,2% diện tích và 68,4% sản lượng cả nước, kế đến là Long An (chiếm 17,3% diện tích và 14,2% sản lượng) và đứng thứ ba là Tiền Giang (chiếm 10,9% diện tích và 13,7% sản lượng)

Cây thanh long thời gian gần đây trồng đạt năng suất cao, mang lại thu nhập cho người dân Đặc biệt, trong tiến bộ kỹ thuật hiện nay, thanh long cho trái quanh năm (giá thường cao hơn từ 3.000đ đến 5.000đ/kg so với chính vụ) rất thuận lợi cho việc xuất khẩu Do đó, cây thanh long thực sự trở thành cây có hiệu quả kinh

tế và có lợi thế cạnh tranh cao so với một số cây trồng khác

Trang 5

HÌNH 1:Diện tích và sản lượng thanh long của Việt Nam, năm 2014

HÌNH 2: Biểu đồ diện tích và sản lượng Thanh Long

4 Những vấn đề liên quan hiện nay.

 Thanh long hiện nay đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như

Mỹ, Ý, Nhật, Singapore, Úc, Ấn Độ

 Thanh long được chế biến thành nhiều sản phẩm đa dạng: thanh long sấy, nước thanh long, mứt thanh long…

Trang 6

 Còn nhiều nhà vườn bị thương lái Trung Quốc ép giá, thanh long rớt giá đổ đống

 Thanh long bị dịch bệnh do chưa có kinh nghiệm trong trồng trọt

II PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH

A PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH

1 Xác định độ chín và thời điểm thu hái

Trọng lượng trái tăng nhanh trong suốt thời gian từ khi nở hoa cho đến khi trái bắt đầu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ hoàn toàn (30 ngày) Sau đó trọng lượng trái tăng chậm dần và ổn định

Trái bắt đầu chuyển màu ở ngày thứ 25 sau khi nở hoa, màu đỏ trên vỏ trái phát triển rất nhanh và đến ngày thứ 30 thì trái có màu đỏ đều đặc trưng cho loại trái này Như vậy, thanh long nên thu hoạch trong thời gian 30 – 32 ngày sau khi

nở hoa để quả có chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn

Khi thu trái ở giai đoạn từ 30 - 32 ngày sau khi nở hoa, chúng ta có thể

bảo quản trái khoảng 3 tuần (ở nhiệt độ 100C, ẩm độ 90 - 95%) Hình thức bên ngoài của trái còn tốt sau khi bảo quản, trái có màu đỏ đặc trưng.Thu trái từ ngày thứ 36 sau khi nở hoa trở đi, thời gian bảo quản của trái giảm xuống, tai trái héo

úa nhanh làm giảm giá trị mỹ quan của trái

Đối với thanh long thu hoạch sớm (26 - 28 ngày sau khi nở hoa), độ brix của trái trước và sau khi bảo quản thấp, acid tổng số và hàm lượng chất khô giảm nhanh sau khi bảo quản Điều này giải thích cho chất lượng cảm quan của trái rất kém Khi trái đạt độ chín thành thục trên cây nghĩa là khi trái có màu

đỏ hoàn toàn (kể từ ngày thứ 30 sau khi nở hoa), trái giữ được chất lượng ngon sau khi bảo quản

Độ Brix để chỉ độ ngọt của trái Độ Brix tăng nhanh từ ngày thứ 26 sau khi

Trang 7

hoa nở và cao nhất ở ngày thứ 40 (14,1%) Để tiêu thụ thị trường trong nước, nông dân thích để trái trên cây lâu hơn vì người tiêu dùng thích trái có vị ngọt hơn (Thái Thị Hòa và ctv, 2000)

Sự thay đổi màu sắc của vỏ: Trong giai đoạn 16-22 ngày sau khi nở hoa,

sự chuyển màu xảy ra chậm nhưng bắt đầu ngày thứ 22 màu đỏ bắt đầu xuất hiện,

đỏ hoàn toàn vào ngày thứ 25 và sau đó đỏ sậm vào ngày thứ 31

Thời gian sinh trưởng của trái thanh long từ lúc nở hoa đến khi chín là 30-

32 ngày.Tùy theo yêu cầu của thị trường mà chúng ta có thểthu trái sớm (30 ngày) hay muộn (34 ngày)

Nếu thu trái sớm hơn (26 - 28 ngày), màu đỏ của trái vẫn phát triển sau đó nhưng không đẹp, đặc biệt là chất lượng cảm quan của thịt trái rất kém (vị nhạt, không có mùi thơm đặc trưng)

Kể từ ngày thứ 38 trở đi, vẻ mỹ quan của trái thanh long bị giảm đi do

màu sắc trái bắt đầu nhạt dần và xuất hiện nhiều nốt sần trên vỏ trái

Tóm lại, để có được trái thanh long đạt chất lượng về mỹ quan lẫn cảm quan

và cho phép tồn trữ tươi với thời gian lâu nhất, chúng ta nên thu hoạch trái vào khoảng thời gian từ ngày thứ 30 đến 32 sau khi nở hoa Ở giai đoạn này, trái có màu sắc đẹp và các chỉ tiêu sinh hóa khác đạt giá trị tối ưu

Trang 8

Hình 3:Thời gian bảo quản, thay đổi về sinh hóa trước và sau khi bảo quản (100C,

ẩm độ 90 – 95%), đánh giá cảm quan sau khi bảo quản đối với thanh long thu

hoạch ở các độ chín khác nhau

2 Chuẩn bị dụng cụ thu hái

Trước khi thu hái thanh long cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như sau:, , bao, giấy lót và nhà kho chứa trái

Dụng cụ được chuẩn bị để thu hoạch trái phải sắc, bén Các dụng cụ như dao, kéo, giỏ… được dùng trong thu hoạch nhiều lần phải được chùi rửa, bảo quản cẩn thận Dụng cụ phải được chuẩn bị đầy đủ để trái sau khi cắt được đựng trong giỏ nhựa, để trong mát, phân loại sơ bộ và vận chuyển ngay về nhà đóng gói càng sớm càng tốt, không để lâu ngoài vườn

Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với trái thanh long phải được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm

Thiết bị, thùng chứa phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước khi

sử dụng

Thiết bị, thùng chứa thanh long thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữ riêng biệt, cách ly với kho chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia và có các biện pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm

3.Phương pháp thu hoạch

Chấm dứt phun thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch 7-10 ngày

Nên thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh ánh nắng trực tiếp vì gây mất nước ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản trái

Cắt nhanh gọn Sau khi cắt, bỏ vào vỏ, để trong mát, phân loại sơ bộ và chuyển nhanh đến nhà chứa

4.Phân loại sau thu hoạch.

Chất lượng trái thanh long thương mại là do màu sắc và hình dạng hấp dẫn

Trang 9

Do vậy, khi phân loại để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, trái thanh long cần đạt các tiêu chuẩn sau:

- Trọng lượng : Thay đổi tùy theo nhu cầu của thị trường nhập khẩu:

+ Thị trường Châu Âu : 250 - 300 g/trái

+ Thị trường Trung Quốc : 400 - 600 g/trái

+ Thị trường Singapore : 300 - 500 g/trái

+ Thị trường Hồng Kông : > 400 g/trái

Theo Phân Viện Công Nghệ Sau Thu Hoạch có thể phân loại quả theo

trọng lượng, theo đó quả thanh long được phân làm 4 loại:

+ Loại l: trên 500 g;

+ Loại 2: từ 380 g đến 500 g;

+ Loại 3: từ 300 g đến 380 g;

+ Loại 4: nhỏ hơn 300 g

Theo cách phân loại này thì các loại quả từ hạng 3 trở lên đều có thể xuất khẩu được

B.BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH

1.Điều kiện bảo quản

 Có thể dùng bao polyetylen (PE) có đục 20 –30 lỗ bằng kim đường kính 0,5

mm để bao và hàn kín bao

 Đựng trái trong thùng carton kích thước thùng thường 46 x 31x 13 cm, có

10 lỗ thông khí kích thước lỗ 2.5 x 4cm, có vách ngăn bề dày vách 5 mm, vách ngăn không quá chật để tránh làm gẫy tai

 Nhiệt độbảo quản tối ưu đối với trái thanh long là 6 – 70C và ẩm độ 95 - 100%

 Việc xử lý trái thanh long sau thu hoạch bằng dung dịch chlorine 200ppm (ngâm 3 phút) có thể hạn chế được sự phát triển của bệnh trên vỏ trái sau thu

hoạch

 Màng bao gói FC214 có khả năng cải thiện được độ bóng của trái thanh

Trang 10

long sau 28 ngày bảo quản ở 6 – 7 0C và ẩm độ 95% Việc xử lý trái với màng bao

gói ăn được không làm ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của trái sau khi bảo

quản

 Điều kiện vận chuyển: thanh long nên được vận chuyển lúc trời mát hoặc buổi tối, tốt nhất trong container lạnh 50C, độ thông khí 20 – 25 m3/giờ

 Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi xếp thùng chứa sản phẩm

 Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm

 Phải thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận chuyển Tóm lại, xử lý trái thanh long bằng dung dịch chlorine 200ppm (ngâm 3 phút) hoặc dung dịch ozone, bảo quản ở điều kiện: nhiệt độ 5 0C, độ ẩm 90% kết hợp với kỹ thuật bao gói, có thể báo quản tươi được 40-60 ngày

2.Phương pháp bảo quản

 Bảo quản thanh long ở nhiệt độ thường;

 Bảo quản thanh long bằng cách xử lí lạnh

 Bảo quản thanh long bằng cách xử lí thuốc kích thích;

 Bảo quản thanh long bằng cách điều chỉnh thành phần không khí;

 Bảo quản thanh long bằng hóa chất ozone, chlorine

III.NHẬN ĐỊNH CHUNG VÀ GIẢI PHÁP

1.Điểm mạnh

Người dân có kinh nghiệm trồng trọt lâu năm

Thanh long hiện có mặt trên khoảng 35 nước trên thế giới, trong đó thị trường Trung Quốc là chủ yếu và ngày càng mở rộng vào thị trường châu Âu gần 40% thị phần EU Thanh Long Việt đang dần chinh phục những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản

2 Điểm yếu

Người nông dân Việt còn trồng dựa theo phương pháp truyền thống là chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết,điều kiện khí hậu

Trang 11

Khu vực trồng chưa được quy hoạch cụ thể còn nổ ra ồ ạc do vậy nhiều nhà trồng

còn bị ép giá bởi những thương lái Chưa chủ động về thị trường tiêu thụ

Chưa được đầu tư đúng mức về mặt kỹ thuật trồng và phương pháp bảo quản

V.Kết luận

Thanh Long là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao Nó cung cấp nguồn vitamin dồi dào như vitamin C,B, chất xơ, protein tốt cho sức khỏe người

sự dụng

Ngành sản xuất Thanh Long hiện nay rất phát triển, sản lượng xuất khẩu tăng nhanh góp phần phát triển kinh tế Thanh Long Việt ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường thế giới như ÚC, Trung Quốc, Singabo, Thái Lai, Qủa Thanh Long còn được chế biến thành nhiều sản phẩm mới lạ như Thanh Long sấy, nước uống Thanh Long, Mức Thanh Long,

Ngày đăng: 20/06/2018, 12:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w