Điều đó giải thích vì sao, từ rất cổ xưa,con người đã đến đây sinh sống”[7] Nguồn gốc các dân tộc Đông Nam Á chủ thể của văn hóa Đông Nam Á Đông Nam Á được các nhà khoa học coi là một tr
Trang 1Đông Nam Á xét về mặt điều kiện tự nhiên
Con người luôn luôn gắn bó với tự nhiên Con người sinh ra và lớn lên trong tự nhiên Tự nhiênnuôi dưỡng, chở che con người Không có tự nhiên, con người không thể tồn tại được bởi thức ăn, nướcuống, không khí v.v… tóm lại là tất cả những thứ không thể thiếu được đối với con người, đều lấy từ tựnhiên Chính vì thế “mối quan hệ giữa con người với tự nhiên cũng là một mặt cơ bản của đời sống văn
hóa”[1] Có thể nói rằng điều kiện tự nhiên, môi trường tự nhiên của một vùng chắc chắn có một ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa của những con người sống trong vùng đó Đây là lý do giải thích
vì sao trước khi đi vào các mặt khác của đời sống văn hóa, chúng tôi lại bắt đầu từ mặt môi trường tựnhiên của nó
1 Trên bản đồ thế giới, Đông Nam Á nằm trong phạm vi từ khoảng 920 đến 1400 kinh đông và từkhoảng 280 vĩ bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 150 vĩ nam Tổng diện tích của Đông Nam Á khoảngtrên 4 triệu Km2 Đông Nam Á bao gồm một quần thể các đảo, quần đảo và quần đảo, các vịnh và biểnchạy dài suốt tự Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương Xét về mặt địa lý – hành chính, Đông Nam Á baogồm 10 quốc gia: Philippines, Malaysia Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Myanmar, Cămpuchia,Lào và Việt Nam, trong đó 5 nước nằm trên quần đảo Mã Lai và 5 nước nằm trên bán đảo Trung Ấn Tínhđến năm 1994, dân số Đông Nam Á lên tới 478 triệu người Nước đông dân nhất là Indonesia (192 triệu),sau đó đến Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Myanmar, Malaysia Nước có dân số ít nhất là Brunei (300nghìn), rồi Singapore (hơn 3 triệu)
2 Đặc điểm nổi bật nhất của khí hậu Đông Nam Á là tính chất gió mùa nóng và ẩm Khu vực được
mệnh danh là “châu Á gió mùa” này mỗi năm thường có hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô mát, mùamưa nóng và ẩm Có thể nói Đông Nam Á là nơi có độ ẩm cao nhất trên thế giới[2] Khí hậu biển cũng làmột đặc điểm quan trọng đối với tuyệt đại đa số các quốc gia Đông Nam Á Trên quả địa cầu, đường xíchđạo chạy qua ba nơi: Khu vực sông Amazon, khu vực sông Congo và Đông Nam Á Hai khu vực trênnằm trong lục địa, chỉ có Đông Nam Á là nằm trên biển Đường bờ biển của Đông Nam Á rất dài Đâychính là nguyên nhân gây ra mưa nhiều và khiến cho lượng hơi nước luôn luôn dư thừa trên đất liền[3].Biển và gió mùa, khí hậu nóng và ẩm đã biến Đông Nam Á thành thiên đường của thế giới thực vật Quảthực, trên thế giới, hiếm có một khu vực rộng lớn nào mà thảm thực vật lại trở nên vô cùng trù phú vàxanh tốt như ở nơi đây Với lượng mưa lớn 1500 đến 3000 mm/năm), lượng bức xạ mặt trời phong phú(trên 100 kcal.m2/năm), độ ẩm (trên 80%) và nhiệt độ (từ 20 đến 270) cao, Đông Nam Á đã tạo ra nhữngcánh rừng nhiệt đới bao la với đủ các loại thảo mộc quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các loạicây gia vị và hương liệu như hồ tiêu, sa nhân, quế, hồi, trầm hương, v.v… Những cây công nghiệp nhưcao su, dừa, cọ, v.v… cũng đóng một vai trò đáng kể trong nền kinh tế của Đông Nam Á: 80% cao su tự
Trang 2nhiên, 75% dầu cọ, 73% cùi dừa của thế giới là từ Đông Nam Á đã trở thành khu vực được mệnh danh làquê hương của lúa nước – cây lương thực số một của nhân loại Không phải ngẫu nhiên mà hai trong số
ba nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới lại nằm ở khu vực này Rừng Đông Nam Á còn lưu giữ đượcnhiều loại động vật quý mang tính nhiệt đới đặc trưng như voi, tê giác, bò tót, v.v… Đặc biệt, Đông Nam
Á còn được coi là “viện bảo tàng chim thú” – thiên đường của các nhà động vật học Chim ở đây có giátrị lớn về nhiều mặt: kinh tế, khoa học, sản xuất, văn hóa – xã hội, v.v…
Tóm lại, điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều và có gió mùa là hằng số tự nhiên của văn hóa Đông Nam
Á và chính nó đã góp phần tạo nên đặc trưng của văn hóa Đông Nam Á – nền văn minh thực vật hay nên văn minh lúa nước.
3 Ở Đông Nam Á có sự đối lập khá rõ giữa khu vực lục địa – bán đảo Trung Ấn – với khu vực hảiđảo Khu vực lục địa, ngoài địa hình núi còn có những đồng bằng phù sa màu mỡ nổi tiếng như đồngbằng châu thổ sông Hồng (Việt Nam), đồng bằng sông Mêcông (Cămpuchia, Việt Nam), đồng bằng sôngMenam (Thái Lan), đồng bằng sông Irawadi Salusen (Myanmar) So với khu vực lục địa đồng bằng ở hảiđảo thường nhỏ hẹp Ngay ở bang Kedah, nơi được coi là vựa lúa của Malaysia, mặc dù cũng có nhữngcánh đồng “thẳng cánh cò bay” song cũng không thể so sánh được với những cánh đồng ở Thái Bình,Hưng Yên của Việt Nam Tuy nhiên, so với khu vực lục địa, rừng ở các nước hải đảo lại có phần trù phúhơn
4 Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi dày đặc Đây là một nguồn lợi lớn về kinh tế, trước hết là
về mặt giao thông vận tải Các sông lớn có giá trị kinh tế cao phần lớn đều nằm ở bán đảo Trung Ấn:Sống Mêcông (dài 4500 km, đoạn chảy vào khu vực Đông Nam Á dài 2600 km), sông Hồng, sông Saluen(3200 km), sông Irawadi (2150 km), sông Menam (1200 km) Các sông ở khu vực hải đảo thường ngắn,dốc và có giá trị thủy điện cao Nhìn chung, các sông ở Đông Nam Á nhiều nước, dòng chảy trên mặc cólưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao, tạo nên các vùng châu thổ rộng lớn, màu mỡ Trữ năng thủy điệncủa các con sông ở vùng này cũng thật đáng kể: Indonesia 20 triệu kw, Việt Nam 20 triệu kw, Lào 12,4triệu kw, Thái Lan 8 triệu kw, Cămpuchia 5,4 triệu kw, Philippines 2,8 triệu kw, Myanmar 2 triệu kw,v.v… Hệ thống sông ngòi dày đặc chính là một trong những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho công cuộccủa người dân Đông Nam Á ngay từ buổi đầu tiền sử của họ
5 Đông Nam Á là vùng khá giàu có về khoáng sản: sắt, nicken, đồng, thiếc, kẽm, chì, vonfram,
v.v… Thiếc ở Đông Nam Á chiếm 70% trữ lượng thế giới (khoảng 3,6 triệu tấn) và có hàm lượng cao.Malaysia đứng hàng đầu (1,5 triệu tấn), sau đó là Indonesia (gần 1 triệu tấn)
Đồng có ở tất cả các nước nhưng nhiều nhất là Philippines với trữ lượng 6 triệu tấn, rồi đếnIndonesia (gần 1 triệu tấn), Malaysia (80 vạn tấn) Quặng Măngan trữ lượng chung 25 triệu tấn, trong đó
Trang 3Indonesia 10 triệu tấn, Thái Lan 7 triệu tấn Quặng sắt Indonesia 1,7 tỉ tấn, Philippines gần 1 tỉ, Lào gần 1
tỉ tấn
Trữ lượng dầu mỏ ở Đông Nam Á khá lớn, tạo thành một vành đai dọc bờ biển Sarawak, Sabah(Malaysia), Brunei cho đến tận Nam Việt Nam
6 Đông Nam Á có một vị trí đặc biệt quan trọng trên đường giao lưu quốc tế Nó “nằm trọn” giữa
hai đại dương lớn: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Eo Malacca, có người ví như kênh đào Su-ê, nốibiển Đông với Andaman thuộc Ấn Độ Dương, trở thành cửa ngõ trên tuyến đường hàng hải quốc tế, nốiliền Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên) với Tây Âu và châu Phi Đông Nam Á nằm gần haiquốc gia lớn nhất phương Đông: Trung Quốc và Ấn Độ Qua đường biển, các nước Đông Nam Á cònnằm gần siêu cường quốc kinh tế Nhật Bản “Chỗ đứng” như vậy làm cho Đông Nam Á từ xa xưa đã trởthành một khu vực quan trọng, có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự Không phải ngẫu nhiên
mà nhiều người đã coi Đông Nam Á như là một “hành lang” hay một “chiếc cầu nối Đông – Tây”
Giáo sư Sakurai Yumlo có một nhận xét rất thú vị rằng trên quả địa cầu có ba đại dương chính tạothành biên giới phân chia đất liên thành các lục địa mà mỗi lục địa có thể coi là một thế giới (World).Trước thế kỷ XVI, các nhà hàng hải không có một con đường nào nối thông Thái Bình Dương với ĐạiTây Dương cũng như Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương Trong khi đó ở Đông Nam Á có một số kênhnối thông Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, chẳng hạn như eo biển Malacca, vùng Sulu và Lombok
Vì vậy mà Đông Nam Á có điều kiện chủ động đón nhận các luồng giao lưu văn minh nhờ vị trí địa lí cótính chất cửa ngõ quốc tế[4]
Dựa vào các tài liệu khảo cổ học, các nhà khoa học cho biết việc đi lại bằng thuyền, việc đóng bèmảng và thuyền đi biển ở Đông Nam Á có từ rất sớm Theo Solheim, khoảng 8000-9000 năm trước đây,
kỹ thuật đi biển đã xuất hiện ở Sulu, giữa Mindanaw, Borneo và Selebor[5] “Kỹ thuật hàng hải cổ đại đạtđến đỉnh cao vào khoảng thế kỷ V trước công nguyên khi những hình thuyền với cỡ dáng to lớn, kiểucong mũi, căng lái được khắc trên nhiều trống đồng Đông Sơn Các thư tịch cổ Trung Quốc từ thế kỷ IIIcũng xác nhận rằng các sư tăng Trung Hoa sang Ấn Độ thời bấy giờ đều đi trên những thuyền được gọi làCôn Luân, bản dài đến 50 mét, trọng tải đến 600 tấn, có thể chở hàng trăm người, có buồm lớn, buồmcon… của các nước thương nghiệp Đông Nam Á”[6]
Từ thế kỷ thứ II, việc buôn bán bằng đường biển ở Đông Nam Á trở nên rất tấp nập Nhiều thuyềnbuôn nước ngoài đã lui tới khu vực này để mua gia vị, hương liệu, cũng từ đó, bằng đường biển, nhiềungười phương Tây đã có mặt ở đây với tư cách là những nhà truyền đạo, nhà địa lí, nhà ngoại giao haynhà du lịch Ngày nay, Đông Nam Á đã thực sự trở thành một trong những điểm giao lưu quốc tế quantrọng bậc nhất của thế giới
Trang 47 Trên đây là những thuận lợi, những điểm mạnh về điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á Nhưng ởbất kỳ nơi nào trên trái đất, bên cạnh những điều kiện thuận lợi cũng không thể không gặp phải nhữngkhó khăn, trở ngại do thiên nhiên gây ra Các nước như Indonesia, Philippines thường có động đất, núilửa, hàng năm gây thiệt hại không ít về người và của Nạn hạn hán, lụt lội, sâu bệnh, bão gió, v.v… cũngthường xảy ra ở nhiều nơi Ngoài ra, mặc dù cũng có nhiều đồng bằng nhưng, nhìn chung, so với cácđồng bằng ở vùng châu thổ sông Hằng, sông Ấn thì đồng bằng Đông Nam Á vẫn thuộc loại nhỏ, do đóphần nào có ảnh hưởng đến quy mô sản xuất lớn.
Nhìn một cách tổng thể, thiên nhiên Đông Nam Á khá thuận lợi cho cuộc sống của con người, nhất
là cho cuộc sống của con người trong buổi đầu lịch sử nhân loại “Không gian sinh tồn ở đây tuy nhỏ, hẹpnhưng lại rất phong phú, đa dạng, con người có thể khai thác ở thiên nhiên đủ loại thức ăn để sinh tồn…Những mùa mưa ổn định với khí hậu không quá gay gắt về cả nhiệt độ và lượng mưa, địa bàn sinh tụ nhỏnhưng hết sức phong phú, đa dạng kết hợp rừng - suối, đồi – ruộng, có biển, có đồng bằng, đã tạo nênnhững không gian lý tưởng cho cuộc sống của con người thời cổ Điều đó giải thích vì sao, từ rất cổ xưa,con người đã đến đây sinh sống”[7]
Nguồn gốc các dân tộc Đông Nam Á chủ thể của văn hóa Đông Nam Á
Đông Nam Á được các nhà khoa học coi là một trong những cái nôi của nhân loại “Ngay từ buổi
bình minh của lịch sử - Ja V Chesnov viết – Đông Nam Á đã có một trong những cái nôi hình thành loàingười Đây chính là địa bàn hình thành đầu tiên của đại chủng phương nam”[1] Người ta đã tìm được
những dấu vết khảo cổ học thể hiện quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở khu vực này, chẳng hạn,
dấu vết hóa thạch vượn bậc cao ở Pondaung (Myanmar) có niên đại 40 triệu năm và vượn khổng lồ(Meganthropus paleojacanicus) ở jawa (Indonesia) sống cách đây khoảng 5 triệu năm Cũng tại Indonesia,trên đảo Jawa, các nhà khảo cổ học còn phát hiện được nhiều mảnh sọ, hàm dưới và hàm trên hóa thạchcủa dạng người mà giới khoa học gọi là Pitekantrov có niên đại cách đây khoảng 2 triệu năm Đó là dấuvết xưa nhất về giống người cổ tại khu vực Đông Nam Á Những dấu tích của một số dạng Piteantrovmuộn hơn, sống trong thời gian cách đây khoảng từ 500.000 đến 900.000 năm, cũng được phát hiện tạiJawa Những kết quả khai quật ở hàng loạt địa điểm khác nhau ở Đông Nam Á như Patdtan (Indonesia),Tampan (Malaysia), Kabaloan (Philippines), Anyath (Myanmar), Pingnoi (Thái Lan), hang ThẩmKhuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn, Việt Nam), núi Quan Yên (Xuân Lộc), Núi Đọ (Thanh Hóa), Hàng Gòn –Dầu Giây (Đồng Nai) v.v… đã tìm thấy di cốt và những công cụ đồ đá của người tối cổ Đông Nam Á
Trang 5Những dấu vết về giai đoạn Neandectan trong thời trung kỳ đồ đá cũ cũng còn được lưu giữ lại ởViệt Nam, Indonesia… chẳng hạn, răng người ở hang Thẩm Òm (Nghệ Tĩnh), hang Hùm (Lào Cai) cóniên đại khoảng 10 vạn năm, di cốt người trên bờ sông Solo ở Jawa.
Tại hang Niah (Sarawak, Malaysia) người ta đã phát hiện ra xương sọ của một người sống cách đâykhoang 396.000 năm Và tại hang Tabon (Philippines) cũng tìm được chỏm sọ của người tinh khôn(Homo Sapiens) có niên đại 30.500 năm Điều này, đúng như tác giả cuốn “Lược sử Đông Nam Á” nhậnxét: “cho thấy quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á là liên tục và trực tiếp, đồngthời đây cũng là niên đại Home Sapiens sớm nhất hiện nay trên thế giới”[2]
Tại Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm ra dấu vết hóa thạch của người tinh khôn (HomeSapiens) ở Lạng Sơn, Nileh Bình Đồng thời với các mảnh di cốt này là nền văn hóa Sơn Vi thuộc hậu kỳ
đá cũ, được phân bố suốt từ Lào Cai đến Bình Trị Thiên Người Son Vi sống chủ yếu trên các đồi, gò củavùng trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và các hang động núi đá vôi Kỹ nghệ đá tương đương còn có ởnhiều nơi khác thuộc Đông Nam Á như Maros, Puso (Sulavesi), Sungs Mas (Sumatra), Tabon, Espinoza(Philippines), v.v…
Cùng với sự có mặt của người tinh khôn là sự xuất hiện của các tộc người Đông Nam Á
Vào thời kỳ đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm về trước) có một dòng người thuộc chủng Mongoloid
từ lục địa châu Á (Tây Tạng) di cư về hướng Đông Nam và dừng lại ở khu vực mà nay gọi là bán đảoTrung Ấn Tại đây đã diễn ra sự hợp chủng giữa họ với cư dân Melanesien bản địa (thuộc đại chủngAustraloid), tạo thành chủng Indonesia (còn gọi là Mã Lai cổ) với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng,tầm vóc thấp Từ đây lan tỏa ra, người Indonesia cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông Nam Á cổ đại Đó làmột vùng rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử, phía Tây tới bang Assam của Ấn Độ, phía Đông tới vùngquần đảo Philippines và phía Nam tới các hải đảo Indonesia
Chủng Indonesia chính là những người mà Nguyễn Đình Khoa gọi là Tiền Đông Nam Á Từ chủngnày, trải qua hàng nghìn năm lịch sự, lại được phân thành hai chủng mới là Austroasiatique vàAustronesien Chủng Austroasiatique được hình thành vào cuối thời đá mới, đầu thời đại đồ đồng Khuvực cư trú của họ là vùng nam Trung Hoa và bắc bán đảo Trung Ấn (từ nam sông Dương Tử đến lưu vựcsông Hồng Hà) Chủng Austroasiatique là kết quả của sự hợp chủng giữa Indonesia (Tiền Đông Nam Á)với Mongoloid Với chủng Austroasiatique, các nét đặc trưng Mongoloid lại càng nổi trội, vì vậy nó đượccoi là ngành Mongoloid phương nam Về sau, Bách Việt đã được sinh ra từ chủng này
Chủng Austronesien được hình thành ở phía nam, dọc theo dải Trường Sơn và tiếp về phía hải đảo
Đó là những tộc người nói ngôn ngữ Nam Đảo hiện nay Đây cũng chính là “tổ tiên” của các dân tộcChăm (Chàm), Raglai, Êđê, Giarai, Churu,v.v… ở Việt Nam
Trang 6Bức tranh về các dân tộc ở Đông Nam Á ngày nay cực kỳ đa dạng song, xét về nguồn gốc, hầu hếtchúng đều bắt nguồn từ một gốc chung, đó là chủng Indonesien Chính điều đó đã tạo nên tính thống nhất– một tính thống nhất trong sự đa dạng của con người và văn hóa Đông Nam Á.
Tiến trình lịch sử văn hóa Đông Nam Á
Như trên đã nói, từ xa xưa, Đông Nam Á đã được coi như một khu vực địa lý quan trọng Tuynhiên, mãi đến những năm đầu thế kỉ XX, người ta vẫn chưa nhận thức được là có một khu vực văn hóaĐông Nam Á thống nhất
Đúng như giáo sư Đinh Gia Khánh đã nhận xét: “Khi xem xét văn minh của châu Á, ngoài các nềnvăn minh Lưỡng Hà và Ba Tư, thì trước kia các nhà khoa học phương Tây mới chỉ nhận diện được mộtcách tương đối rõ về nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ Vì bị thu hút quá nhiều bởi sự phong phú và độcđáo của hai nền văn minh này mà trong một thời gian lâu dài họ không chú ý đến các nền văn minh ở phíađông nước Ấn Độ và phía nam nước Trung Hoa Các nền văn minh ở đó tức là của các nước ở khu vựcĐông Nam Á, giữa hai nước lớn ấy đã từng bị người phương tây coi là các bộ phận ngoại vi và phụ tôngcủa văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ”[1] Ngay những cái tên mà người phương Tây đặt ra chocác nước ở khu vực cũng đã phản ánh khá rõ quan niệm của họ, hay nói đúng hơn là nhận thức khôngrành mạch của họ về Đông Nam Á, chẳng hạn, Indeextériure (ngoại Ấn), Indochina (Ấn Độ - TrungQuốc: bao gồm Myanmar, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Việt Nam, bán đảo Malay), Indonesia (Ấn Độ +đảo, nghĩa là các đảo của Ấn Độ)
Có lẽ người đầu tiên chứng minh được rằng có một cơ tầng văn hóa bản địa Đông Nam Á là họcgiả Pháp G Coedès Quan điểm của ông có cơ sở từ các thành tựu của khảo cổ học, ngôn ngữ học, dântộc học, sử học, văn học nghệ thuật… do đó mang đầy sức thuyết phục Có thể nói, sau hai công trình nổitiếng “Lịch sử cổ các quốc gia Ấn Độ hóa vùng Viễn Đông” (1944) và “Các cư dân của bán đảo TrungẤn” (1962), việc coi Đông Nam Á là một khu vực văn hóa riêng biệt, khác với Trung Hoa và Ấn Độ, coinhư đã được chấp nhận Cũng từ đó, nhiều nhà khoa học Pháp, Áo, Anh, Mỹ v.v… đã đưa ra nhiều bằngchững khoa học khẳng định tính chất đúng đắn của quan điểm trên
Những đặc điểm chung của khu vực Đông Nam Á mà G Coedès đã dẫn ra như sau[2]:
- Về phương diện vật chất: làm ruộng cấy lúa, nuôi trâu bò, dùng đồ kim khí thô sơ, giỏi bơithuyền
- Về phương diện xã hội: địa vị quan trọng của người phụ nữ, huyết tộc mẫu hệ, tổ chức xã hội theonhu cầu tưới nước cho đồng ruộng
Trang 7- Về phương diện thần thoại: đối luận với vũ trụ luận giữa núi và biển, giữa loại phi cầm với loàithủy tộc, giữa người thượng du với người hạ bạn.
- Về phương diện tôn giáo: thuyết vạn vật hữu linh (mọi vật đều có linh hồn), thờ phụng tổ tiên vàthờ thần đất, đặt đền thờ ở những chỗ cao, chôn người chết trong các chum, vại hay trắc thạch
- Về phương diện ngôn ngữ: dùng những tiếng đơn âm
Đồng thời với việc xem xét “cái nôi” văn hóa Đông Nam Á là việc tìm “chỗ đứng” cho văn hóaViệt Nam Đây cũng là một vấn đề gây nhiều tranh luận
Arnold Toynbee, một học giả Anh, Trong “A study of history”, London, 1972 (một công trình nghiên cứu về sử học) đã coi Việt Nam là một trong số 18 nền văn minh đang còn tồn tại và xếp nó vào
cùng loại với văn minh Trung Hoa, văn minh Nhật Bản và văn minh Triều Tiên Ông còn coi cả ba nềnvăn minh Nhật, Triều, Việt đều mô phỏng văn minh Trung Hoa và văn minh Trung Hoa là ngọn nguồn, làtrung tâm còn ba nền văn minh kia là “những nền văn minh vệ tinh”
Một học giả khác, ông Leon Vandermeersch, giám đốc trường Viễn Đông bác cổ Pháp, thì coi ViệtNam, Nhật Bản và Triều Tiên thuộc về vùng thế giới Trung Hoa hóa (le monde sinisé), nghĩa là bị TrungHoa đồng hóa
Nói chung, một số học giả phương Tây thường xếp văn hóa Việt Nam vào một vùng chung đượcgọi là văn hóa Đông Á và Việt Nam được coi là “đồng văn” (cùng chung văn hóa, văn minh) với TrungQuốc, Nhật Bản, Triều Tiên
Khác với một số học giả phương Tây, các nhà khoa học Việt Nam những năm gần đây, bằng nhiều
cứ liệu khoa học, đã chứng minh được rằng trong quá trình giao lưu với khu vực, văn hóa Việt Nam saunày đã trở nên gắn bó mật thiết với văn hóa Trung Hoa, tiếp thu khá nhiều thành tựu từ văn hóa TrungHoa (cũng như từ văn hóa Ấn Độ và các nước phương Tây) nhưng từ trong cội nguồn thì không gian vănhóa Việt Nam được định hình trên nền của không gian văn hóa Đông Nam Á
Đông Nam Á ngày nay, xét về mặt lãnh thổ, như trên đã nói, bao gồm 10 nước Tuy nhiên, trongthời kỳ tiền sử, Đông Nam Á không chỉ bao gồm khu vực nói trên mà rộng hơn nhiều Không gian ĐôngNam Á tiền sử thực ra còn bao hàm cả vùng Hoa Nam của Trung Quốc và một phần Ấn Độ hiện nay Nhưvậy vùng văn hóa Đông Nam Á tiền sử phía bắc tới bờ nam sông Dương Tử, phía tây tới biên giới bangAssam của Ấn Độ, phía đông tới các quần đảo Philippines và phía nam đến tận quần đảo Nam Dương(Indonesia) Với một không gian như thế, Việt Nam nằm gọn ở trung tâm của Đông Nam Á, nó mang đầy
đủ những đặc trưng của văn hóa Đông Nam Á bản địa
Trang 8Cùng sinh ra và phát triển trên một khu vực địa lý, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra một nền vănhóa bản địa riêng biệt, độc đáo, có cội nguồn từ thời tiền sử và sơ sử, trước khi tiếp xúc với văn hóa TrungHoa và Ấn Độ Nền văn hóa mang tính khu vực thống nhất đó được phát triển liên tục trong suốt chiềudài lịch sử cho đến tận ngày nay.
Văn hóa Đông Nam Á thời tiền sử và sơ sử
Giai đoạn bản địa của văn hóa Đông Nam Á có thể tính từ khi con người bắt đầu hình thành ở khuvực này cho đến khoảng thế kỷ I trước công nguyên Đây là giai đoạn hình thành, phát triển và định vịcủa văn hóa Đông Nam Á bản địa, do đó nó có vai trò cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình phát triểnsau này Giai đoạn này có thể phân chia thành hai thời kì: thời kì tiền sử và thời kì sơ sử Thời kì tiền sửđược tính từ đầu cho đến cuối thời đại đá mới Thời kỳ sơ sử cách đây khoảng 4000 năm
1 Văn hóa Đông Nam Á thời tiền sử
Là một trong những cái nôi của nhân loại, như đã trình bày trong phần mở đầu, người vượn (Homo– Erectus) xuất hiện ở Đông Nam Á khá sớm (cách đây khoảng 400.000 đến 500.000 năm) Mở đầu cho
tiền sử văn hóa Đông Nam Á là giai đoạn mà các cư dân nguyên thủy Đông Nam Á sử dụng mảnh tước (mảnh ghè) làm công cụ lao động Đây là những công cụ đá rất thô sơ nhưng đã có sự gia công ghè đẽo
của con người Hàng vạn mảnh ghè như vậy đã được tìm thấy ở Indonesia Philippines, thái Lan,Myanmar v.v… Ở Malaysia, những công cụ bằng đá cuội được G de Sieveking và D Walker phát hiện ởKota Tampan Tại đây, hai nhà khoa học đã tìm thấy 165 công cụ chế tác từ viên cuội và 89 công cụ chếtác từ mảnh tước Ở Việt Nam, khu vực Núi Đọ (Thanh Hóa) được coi là tiêu biểu nhất về sự lưu giữ loạicông cụ này Tại đây, các nhà khoa học còn tìm được một số rìu tay bằng đá được chế tác khá công phu.Người tinh khôn (Homo – Sapiens) ở Đông Nam Á xuất hiện từ khoảng 20 đến 15 nghìn năm trướcCông Nguyên Người tinh khôn sống thành bộ lạc, biết săn bắt, hái lượm và chế tác công cụ lao động từ
đá cuội So với mảnh tước giai đoạn trước, các công cụ đá cuội thời kì này đã có một bước tiến mới trong
kỹ thuật chế tác và có nhiều hình loại ổn định Người tinh khôn Đông Nam Á sinh sống trên các đồi gòhoặc một số hang động Ở Việt Nam thời kì này được gọi là văn hóa Sơn Vi Theo giáo sư Hà Văn Tuấn,người Sơn Vi đã có tư duy phân loại: Tư duy phân loại của họ được thể hiện qua sự lựa chọn nguyên liệu
đá và trong sự đa dạng của các loại hình công cụ
Người nguyên thủy Đông Nam Á đã biết dùng lửa Thức ăn chủ yếu của họ là nhuyễn thể, cây, quả,hạt và một số động vật vừa và nhỏ[1]
Những bộ sưu tập về thời kì đồ đá cũ được tìm thấy khá nhiều ở Thái Lan, chẳng hạn, bộ sưu tậpcủa H.R Van Heckeren ở bậc thềm cao nhất của sông Kwae gồm sáu công cụ bằng đá cuội được chế tác
Trang 9thành những chopper (công cụ chặt đập thô, ghè đẽo một mặt hay tiền rìu tay), bộ sưu tập của K.G.Heider gồm 104 chế phẩm cuội cũng ở địa điểm trên, các bộ sưu tập khác nữa như các di chỉ đã cũ ởChande A và Tamanao, ở Đồi Cum[2], v.v… Tại Indonesia người ta đã tìm thấy rất nhiều công cụ bằng đáthuộc thời kỳ sơ kỳ đá cũ mà tiêu biểu là văn hóa Patritan Những công cụ này được tìm thấy ở TrungJawa, Sumatra, Bali và Kalimantan mà loại công cụ tiêu biểu nhất cũng là chopper Ở giai đoạn muộn hơnthì có văn hóa Sangiran (ở Jawa) và văn hóa Trabenjer (Nam Sulavesi) thuộc trung kì đá cũ.
Từ thời kỳ đồ đá cũ, người nguyên thủy Đông Nam Á bước vào thời kỳ đồ đá giữa cách đây
khoảng 10.000 năm, với những thay đổi vô cùng quan trọng Đó là quá trình hợp chủng giữa ngườiMongoloid với người Melanésien (thuộc đại chủng Australoid) tạo ra chủng Indonesien – tiền Đông Nam
Á Vào thời kỳ này, kỹ thuật chế tác đá được hoàn thiện và đạt đến đỉnh cao, đặc biệt là những viên cuộiđược ghè đẽo hai mặt, rìu đá cuội có lưỡi ở một đầu Hơn thế nữa cư dân chủng Indonesien còn biết sử
dụng các nguyên liệu khác như đất sét, sừng, xương, tre, gỗ v.v… Tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho văn hóa đồ đá giữa ở Đông Nam Á và văn hóa Hòa Bình Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học trên
thế giới khi nghiên cứu văn hóa Đông Nam Á tiền sử đã lấy các đặc điểm của nền văn hóa và các dữ kiệnvật chất được tìm thấy ở Hòa Bình Việt Nam là tiêu chuẩn để xem xét và sắp xếp các nền văn hóa đồ đágiữa ở toàn bộ vùng Đông Nam Á Kỹ thuật đá Hòa Bình có mặt ở nhiều nơi ở khắp vùng Đông Nam Á:
Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Indonesia v.v… do đó văn hóa Hòa Bình là văn hóa chung của Đông Nam
Á “Ông Aung Thaw, giám đốc vụ khảo cổ học Myanmar, năm 1969 đã đào được một số dụng cụ rất đáng
chú ý về văn hóa Hòa Bình trong các hang Padh Lin ở phía đông Myanmar Ngoài nhiều vật dụng ôngcòn tìm được cả những hình vẽ trên vách hang Như vậy đây là vùng cực tây của nền văn hóa Hòa Bình
đã được phát hiện”[3]
Cư dân chủng Indonesien thời văn hóa Hòa Bình thường sống ở các cửa hang động, thung lũng đávôi thoáng đãng Họ biết thuần dưỡng động vật và cây trồng Trong một số di chỉ văn hóa Hòa Bình, cácnhà khoa học đã tìm thấy một số quả và hạt của nhiều loại cây thuộc họ bầu bí, rau đậu được coi là đãthuần dưỡng “Ở xa phía bắc Thái Lan gần với biên giới Myanmar, anh ta (Chester Gorman – một sinhviên ở đại học Hawaii) đã tìm thấy hang thần… Khi đào nền hang, Gorman phát hiện thấy những mảnhcây đã hóa than, cùng với hai hạt đậu… một hạt rẻ, một hạt tiêu sọ, nhiều mảnh bí và dưa leo cùng vớinhiều đồ dùng bằng đá rất đặc biệt của vùng Hòa Bình”[4]
Như vậy, mặc dù hái lượm và săn bắt vẫn là phương thức sống chủ yếu của nhân chủng Indonesien
song một nền nông nghiệp sơ khai cũng đã xuất hiện vào thời đại văn hóa Hòa Bình Lúc đầu người ta
trồng các loại củ như khoai môn, khoai sọ và những loại quả như bầu, bí, đậu Đúng như Wilhelm G.Solheim II nhận xét: “Tôi đồng ý với Sauer rằng sắc dân Hòa Bình ở một vùng nào đó trong khu vực
Trang 10Đông Nam Á là giống người biết trồng cây trước tiên trên thế giới”[5] Như vậy, có thể coi Đông Nam Á
là nơi có cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất thế giới.
Sau thời đại đồ đá giữa, người tiền sử Đông Nam Á bước vào thời đại đồ đá mới, cách đây khoảng 5.000 năm Điểm nổi bật trong thời đồ đá mới là con người đã biết làm đồ gốm Ở Việt Nam, nền văn hóa
đặc trưng cho thời kỳ này là văn hóa Bắc Sơn, ở đó người ta tìm được nhiều công cụ đá có mài lưỡi Rìumài lưỡi kiểu Bắc Sơn còn có ở hang Kepah, núi Cheroh, thị xã Tongkat, đồi Chuping, hang Kajang, hangKechil (Malaysia), ở Kendang Lambu (Jawa, Indonesia) Ở hang Madu (Kelantan, Malaysia) người ta tìmđược 500 công cụ ghè đẽo Có thể nói, rìu mài lưỡi ở Đông Nam Á là công cụ đá mài sớm nhất thế giới.Theo một số tác giả vào thời đại đồ đá mới, kỹ thuật mài, khoan, cưa đá đã được phổ biến ở khắp ĐôngNam Á Vì thế, “ngay cả ở những khoảng cách khá xa, chúng tôi cũng có thể tìm ra những điểm giốngnhau về kỹ thuật Chẳng hạn, sự giống nhau giữa xưởng chế tác rìu Đông Khối và các xưởng chế tác rìu ởJawa Còn kĩ thuật khoan, tách lõi thì quả là đã phân bố rất rộng, từ nam Trung Quốc cho đến Indonesia.Các kĩ thuật chế tác đá như mài, khoan có lẽ đã lan truyền từ vùng lục địa đến vùng hải đảo mà trước đây
kỹ thuật mãnh ghè đẽo đã phổ biến”[6]
Ở Thái Lan, thuộc thời kỳ văn hóa Bắc Sơn của Việt Nam có thể kể đến di chỉ Sai Yok (với 1500công cụ thu được) và di chỉ Thẩm Phi Tại Thẩm Phi người ta còn tìm thấy hạt của các loại cây như cau,tùng, trám, mận, bầu, dưa, mướp, hồ tiêu, v.v…
Với việc làm đồ gốm, cư dân Đông Nam Á đã chuyển sang kinh tế sản xuất chứ không chỉ là kinh tế khai thác thiên nhiên như trước đây Rõ ràng đây là một bước chuyển rất có ý nghĩa trong đời sống của
họ
Cư dân Đông Nam Á thời đại đồ đá mới đã biết tìm đến những nơi ở thuận lợi cho cuộc sống củamình Người ta không chỉ sống ở các hang động như trước mà còn lấn dần ra các vùng ven biển Nghềđánh cá từ đó được phát triển Các cụm dân cư trở nên đông đúc hơn, ổn định hơn do sự quy tụ không chỉđơn thuần là những người cùng dòng máu
Một điều đặc biệt nữa là ở thời kỳ này đã có dấu hiệu của nền nghệ thuật hội họa Đó là những hiệnvật xương có vết khắc hình cá, hình thú, là những hoa văn ký hiệu biểu thị mặt trời được vẽ trên đồ gốm,v.v… Một số tín ngưỡng nguyên thủy cũng đã xuất hiện ở thời kỳ tiền sử Đông Nam Á
2 Văn hóa Đông Nam Á thời sơ sử
Thời kì sơ sử, cách đây khoảng 4.000 năm, cư dân Đông Nam Á bước vào một thời kì mới mà các
nhà khoa học thường gọi là các nhà kim khí.
Trang 11Ở thời kì này, đồ gốm vẫn tiếp tục được phát triển với chất lượng tốt hơn Đá, gỗ, tre, nứa, xương,v.v… vẫn được con người sử dụng để chế tạo công cụ lao động và vũ khí Tuy nhiên, ở thời kỳ này, cái
mà các nhà khoa học quan tâm đến nhất chính là sự xuất hiện của các dụng cụ bằng đồng Chính vì thế thời kì này còn được gọi là thời đại đồ đồng.
Sống trong vùng khí hậu nhiệt đới, cư dân Đông Nam Á đã chuyển sang trồng lúa cạn ở nương rẫy
và lúa nước ở vùng thung lũng Rồi từ việc thuần dưỡng ở thung lũng, cây lúa được chuyển dần xuốngvùng châu thổ thích nghi với vùng ngập nước Ở thời đại đồ đồng, gắn liền với quá trình trồng cấy là sựphát triển của các loại công cụ lao động bằng kim loại và công việc chăn nuôi gia súc Với sự xuất hiệncủa cuốc, xẻng, mai, thuổng, cày, v.v… kĩ thuật canh tác đã có một bước nhảy vọt về chất so với các dụng
cụ bằng đá trước đây Năng suất lao động, vì thế, ngày càng được nâng cao Công việc chăn nuôi đượcđẩy mạnh, nhất là việc chăn nuôi trâu bò dùng làm sức kéo Ngoài ra, việc thuần dưỡng voi cũng đượcchú trọng ở một số vùng
Nền văn hóa tiêu biểu nhất của thời kì này là văn hóa Đông Sơn với hàng loạt trống đồng, thạp
đồng đủ các loại kích cỡ với một nghệ thuật trang trí tuyệt tác Có thể nói, với sự xuất hiện của trống đồngĐông Sơn, kĩ thuật đúc đồng thau của cư dân Đông Nam Á đã vươn tới đỉnh cao nhất Công cụ đồng thau
dĩ nhiên là không chỉ có ở Việt Nam Người ta còn tìm thấy chúng ở nhiều khu vực khác của Đông Nam
Á, chẳng hạn, ở Thái Lan, đồ đồng ở bản Chiang, Nonnokthà, bản Nadi, bản Dontaphet, hang Ongbah.Riêng ở Nonnokthà, trong lần khai quật thứ nhất, người ta đã đào 88 mộ táng và thu được 22 vòng đồngthau, 1 rìu đồng thau và nhiều thứ khác, còn trong lần khai quật thứ hai, với 132 mộ táng, người ta thuđược 6 vòng đồng thau, 3 rìu đồng thau, 4 nồi nấu đồng, v.v… Tuy nhiên, Việt Nam được coi là “cái nôicủa đồ đồng” Trống đồng làm từ Đông Sơn đã được đem bán ra ở nhiều nước Đông Nam Á
Do yêu cầu của việc chế tạo công cụ sản xuất, kĩ thuật luyện và rèn sắt cũng được phát triển màtiêu biểu nhất là đồ sắt Sa Huỳnh (Việt Nam) Tại đây người ta đã tìm thấy trên 100 dụng cụ sắt như dao,giáo, liềm, mai, lao, kiếm, v.v… Ngoài ra hàng loạt ngành nghề khác như dệt vải, làm mộc, đan lát, chếtác đá, làm thủy tinh, v.v… cũng đã ra đời ở thời kì này
Ở thời đại đồ đồng, cư dân Đông Nam Á sơ sử thường sinh sống thành làng ở những nơi đất cao vàgần sông ngòi Điều này chứng tỏ họ đã biết thích ứng với môi trường tự nhiên Nhà ở của cư dân vùngnày là nhà sàn Cách ăn mặc của họ gọn gàng, phù hợp với công việc lao động: nam đóng khố, cởi trầncòn nữ giới thì mặc yếm và váy Việc đi lại được tiến hành chủ yếu bằng thuyền Sông và biển là nhữngcon đường giao thông huyết mạch cho sự giao lưu văn hóa lúc đó
Trang 12Cư dân Đông Nam Á sơ sử cũng đã có một đời sống tinh thần và một trình độ nghệ thuật kháphong phú, đa dạng Điều đó còn được lưu lại rất rõ trên các hoa văn, trong các nhạc cụ Vào thời kì này,các nhạc cụ như trống đồng, sênh, phách, khèn, v.v… khá phát triển.
Bắt đầu từ thời kỳ sơ sử, nhiều nghi lễ, tín ngưỡng ra đời, gắn liền với công việc trồng lúa nước nóiriêng và sản xuất nông nghiệp nói chung, như tục thờ thần mặt trời, thờ thần Nước, thần Đất, thần Lúa,v.v… Hàng loạt lễ hội dân gian cũng đã được tổ chức như đua thuyền, thả diều, dâng lửa, vun thóc trênsân, v.v… Đây cũng là thời kì nảy sinh các thần thoại, huyền thoại
3 Khái quát về những thành tựu chung của lớp văn hóa bản địa Đông Nam Á thời tiền sử và
sơ sử
3.1 Cùng sinh ra và lớn lên trên một khu vực địa lí, cư dân cổ đại Đông Nam Á đã tạo ra một nền
văn hóa bản địa có nguồn gốc chung, mang tính thống nhất cho toàn vùng, đó làmột nền văn hóa, văn minh đặc sắc với nghề nông nghiệp lúa nước là chủ đạo.
Nền văn hóa, văn minh đó phát triển liên tục trong lịch sử và là một phức thể văn hóa lúa nước với
ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa châu thổ và văn hóa biển, trong đó văn hóa châu thổ giữ vai trò chủđạo[7] Hay như các giáo sư Trần Quốc Vượng và Cao Xuân Phổ nhận xét: Đó là một “nền văn minh có
đủ sắc thái đồng bằng, biển, nửa đồi nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp… Nhưng mẫu sốchung là văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng”[8]
Các nhà khoa học đã khẳng định Đông Nam Á là một trong năm trung tâm xuất hiện cây trồng Nó
là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm nhất của nhân loại Những thành tựu chủ yếucủa nghề nông nghiệp Đông Nam Á thời tiền sử là:
- Trồng được lúa và các loại rau màu như bầu, bí, khoai sọ, v.v…
- Thuần dưỡng được các loại gia súc như trâu bò, lợn gà
- Làm được nhà để ở
- Biết dùng một số cây thuốc để chữa bệnh
3.2 Vào thời đại đá mới, một thành tựu khác của nền văn hóa tiền sử và sơ sử Đông Nam Á sau
nghề trồng lúa nước, như đã nói, là sự xuất hiện của một nghề kim khí đặc biệt:nghề luyện kim đồng, mà
tiêu biểu nhất là đồ đồng Đông Sơn Nghề luyện kim đồng, thực ra, đã xuất hiện trước cả nền văn hóaĐông Sơn rất lâu Kĩ thuật luyện đồng Đông Sơn là sự phát triển kế tục, không ngừng của kĩ thuật luyệnkim các giai đoạn văn hóa tiền Đông Sơn
Một điều rất đặc biệt là ảnh hưởng của đồ đồng Đông Nam Á còn vượt rất xa ra ngoài khu vực.Chesnov cho biết: “Gần đây nhất việc phân tích kĩ thuật luyện kim ở những đồ đồng vùng Kavkaz đã cho
Trang 13những kết quả thật bất ngờ rằng chúng ta đã chịu ảnh hưởng của những trung tâm luyện kim vùng núiĐông Dương, nơi mà, theo những kết quả đào xới gần đây, đồng đã tồn tại ít nhất từ thiên niên kỉ thứ batrước Công nguyên”[9].
Tóm lại, ngay từ buổi bình minh của lịch sử, Đông Nam Á đã trở thành một khu vực đáng chú ý với nền văn minh nông nghiệp lúa nước và nghề luyện kim đồng nổi tiếng thế giới.Nhận xét về những thành
tựu của nền văn hóa Đông Nam Á, giáo sư nhân chủng học Mỹ W.G Soltheim II viết: “những phát hiệnmới đây ở khu vực Đông Nam Á bắt buộc chúng ta phải xem xét lại… Những vật dụng đã được đào lên
và đem phân tích trong vòng năm năm qua cho thấy cư dân ở đây đã biết trồng cây, làm đồ gốm và đúc đồdùng bằng đồng sớm hơn tất cả các vùng khác trên trái đất… Sớm hơn các dân tộc Cận Đông, Ấn Độ vàTrung Hoa tới hàng mấy nghìn năm”[10] Học giả Nga Ja V Chesnov cũng nhận xét: “Về hàng loạtphương diện của văn hóa – từ sản xuất nông nghiệp cho đến lĩnh vực thần thoại – Đông Nam Á đã cónhững ảnh hưởng lớn vượt rất xa ra ngoài ranh giới những láng giềng trực tiếp của nó… Tất nhiên làtrong việc tạo nên những thứ như là cây lúa trồng, nghề luyện kim đồng hoặc những thành tựu văn hóakhác, có sự tham gia không chỉ của những dân tộc riêng biệt – Đó là kết quả sáng tạo của rất nhiều dântộc lớn nhỏ đã tạo nên trong suốt chiều dài lịch sự nhiều nghìn năm cái thế giới độc đáo được gọi là ĐôngNam Á”[11]
Những thành tựu trên đây chính là nền tảng, cơ sở rất vững chắc cho sự phát triển của văn hóaĐông Nam Á trong các thế kỉ sau này
Văn hóa Đông Nam Á
từ buổi đầu lịch sử đến thế kỷ thứ X
1 Bối cảnh lịch sử - văn hóa
1.1 Phạm vi của khu vực Đông Nam Á tiền sử, như đã nói, lên đến tận bờ sông Dương Tử Ở phíabắc sông Dương Tử, văn hóa Hán sau này vốn có cốt lõi đầu tiên là văn hóa Ngưỡng Thiều, hình thành ởlưu vực sông Hoàng Hà Nền văn hóa ấy khác với văn hóa phương Nam ở bờ nam sông Dương Tử - tứcvăn hóa Đông Nam Á tiền sử mà chủ nhân của nó là những người “nam man” theo cách gọi của Hoa tộc
Sự kiện lịch sử quan trọng đầu tiên đối với cư dân Đông Nam Á trong buổi đầu lịch sử làsự bành trướng của nhà Tần, nhà Hán xuống phương Nam Đó là sự thôn tính của đế quốc Tần, Hán đối với phần
phía bắc Đông Nam Á tiền sử Trước nạn ngoại xâm, cư dân Đông Nam Á lúc đó bị đẩy dần xuống phíanam Một số khác bị đẩy ra đảo (Hải Nam, Đài Loan) hoặc vào tận rừng sâu
Trang 14Trong tình hình đó người Lạc Việt đã sớm tập hợp lại thành một liên minh bộ lạc Đây thực chất làmột tổ chức “tiền quốc gia”, “tiền nhà nước” Và về sau liên minh bộ lạc ấy phát triển thành nhà nướcVăn Lang.
Đến thế kỉ thứ III trước công nguyên, người Âu Việt (cũng thuộc Bách Việt như Lạc Việt) và ngườiLạc Việt hợp nhất với nhau thành nhà nước Âu Lạc Tuy nhiên, nhà nước non trẻ vừa mới ra đời đã bị rơivào tình trạng bị đô hộ Năm 179 trước Công nguyên, Triệu Đà vua nước Nam Việt, đánh đuổi An DươngVương, chiếm Âu Lạc và sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, đồng thời chia Âu Lạc ra thành hai quận: quậnGiao Chỉ và quận Cửu Chân Đến năm 111 trước Công nguyên, nhà Hán thôn tính nước Nam Việt Nước
Âu Lạc vốn thuộc Nam Việt cũng bị thôn tính theo Lúc này bản thân Âu Lạc lại được mang một tên mới
là châu Giao Chỉ, dưới đó có 7 quận Tính từ thời điểm đó đến mãi thế kỉ thứ X, phần Đông Nam Á từ bờnam sông Dương Tử đến núi Hoành Sơn (Đèo Ngang) đã bị đế quốc Trung Hoa đô hộ
Như vậy là ngay từ đâu Công nguyên, phần đất phía bắc của Đông Nam Á đã bị sáp nhập vàoTrung Quốc, trừ một vương quốc của người Thái là nước Nam Chiếu (sau đó là Đại Lí) ở Tây Nam TrungQuốc (nay là Vân Nam)
Khi có sự bành trướng của nhà Tần xuống phía nam sông Dương Tử, cư dân Đông Nam Á đã cónhiều cuộc chống trả song đều thất bại Một số bị đồng hóa vào Hán tộc Một số chạy xuống phía nam
“Các cuộc di cư về phương nam của người Thái, người Lôlô, người Dao, người Miêu đến các nước MiếnĐiện, Thái Lan, Lào, Việt Nam đã diễn ra như vậy từ đầu Công nguyên” Trong diễn trình lịch sử văn hóaĐông Nam Á, sự đô hộ của đế quốc Trung Hoa đối với phần phía bắc của khu vực này có một sự tác độngkhông nhỏ Tuy nhiên, trong tiến trình lịch sử văn hóa, đồng thời có xu hướng Hán hóa khá quyết liệt, bởi
lẽ, văn hóa Trung Hoa du nhập vào Đông Nam Á không phải bằng con đường hòa bình mà bằng conđường chiến tranh xâm lược Trong phần sau chúng ta sẽ xét kĩ về sự giao lưu văn hóa Đông Nam Á –Hán trong thời kì này
1.2 Một sự kiện văn hóa – lịch sử khác cũng có sự tác động đến văn hóa Đông Nam Á thời kì này
là ảnh hưởng của Ấn Độ Ấn Độ có tác dụng rõ rệt đến sự hình thành các nhà nước cổ đại Đông Nam Á.
Cư dân Đông Nam Á ở những vùng thung lũng và đồng bằng, do yêu cầu phải chinh phục thiênnhiên để trồng lúa nước (như làm thủy lợi), họ buộc phải liên minh với nhau Liên minh ấy ngày càngrộng lớn hơn, chặt chẽ hơn và dần dần trở thành những tổ chức tiền quốc gia vững mạnh Và các tổ chứctiền quốc gia ấy chắc chắn là phải có cơ sở ở sự phát triển của thương mại giữa các khu vực rộng lớn vớinhau Sự phát triển thương mại ở vùng Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu công nguyên có liên quan chặtchẽ với Ấn Độ
Trang 15Lúc bấy giờ, để phục vụ cho nhu cầu của các hoàng đế đông và tây và của các tầng lớp giàu có,việc buôn bán những sản phẩm quý như hương liệu, châu ngọc, tơ lụa, v.v… giữa Nam Á và châu Âungày càng tấp nập Các nhà buôn Ấn Độ đã đến vùng đất phía đông sông Hằng, tức vùng Đông Nam Á,mua hương liệu, gia vị, long não, xạ hương, gỗ mun… để mang đi bán ở các vùng Tiểu Á, Ba Tư và La
Mã Ngoài ra họ còn đến vùng Đông Nam Á để tìm vàng (Đông Nam Á, như đã nói, được gọi làSuvannabhumi nghĩa là “bán đảo vàng”) Chính vì thế đã nảy sinh mối quan hệ giao lưu Ấn Độ - ĐôngNam Á Và cũng chính là sự có mặt của cư dân Ấn Độ ở đây mà bản thân các bộ lạc, các liên minh bộ lạcĐông Nam Á có điều kiện liên kết với nhau, tạo ra một điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự ra đời của mộtloạt nhà nước sơ khai Đông Nam Á Có thể nói, sự hình thành các quốc gia Đông Nam Á đã chịu ảnhhưởng không ít của văn hóa Ấn Độ (ở phía nam) và văn hóa Trung Quốc (ở phía bắc)
Ở phía nam Đông Nam Á lục địa, từ khoảng đầu công nguyên đến thế kỉ thứ VII đã ra đời một loạtnhà nước sơ khai, trong đó có những nhà nước khá mạnh như Vương quốc Phù Nam mà thủ đô làVyadhapura (ở Preivieng, Căm phu chia ngày nay) bao gồm chủ yếu các thành thị thương phố ở ven biển
mà quan trọng nhất là Óc Eo, Takkola và Ligor ở eo biển Malacca (nay là Nam Thái Lan), hoặc vươngquốc ChămPa (Chiêm Thành) với các thành thị ven biển như Indrrapura (Quảng Nam – Đà Nẵng),
Kauthara (Khánh Hòa) và Panduranga (Phan Rang) Nếu như Âu Lạc ở phía bắc được coi là nhà nước hình thành do nhu cầu kiểm soát giao thông đường bộ thì các nhà nước như Phù Nam, Chămpa, v.v… ở ven biển Đông lại là những nhà nước hình thành do nhu cầu kiểm soát đường giao thông trên biển
Từ đầu công nguyên đến thế kỉ thứ VII còn có nhiều quốc gia khác xuất hiện ở khu vực Đông Nam
Á Ở phần lục địa, cộng đồng người Môn xây dựng đến mấy quốc gia: Pegu (Hamsawati), Thaton(Sudhanmawati), Xích Thổ Trên bán đảo Malay xuất hiện nhà nước Tumasik (khu vực bang Johor vàSingapore ngày nay), nhà nước Melayu (khu vực đảo Sumatra ngày nay), nhà nước Taruma (trên đảoJawa) Vương quốc Taruma ngay từ thế kỉ thứ IV đã có quan hệ buôn bán mật thiết với Ấn Độ và TrungQuốc
Trên đây là những nét sơ lược về các quốc gia Đông Nam Á được hình thành từ đầu công nguyênđến thế kỉ thứ VII Tuy nhiên, vào các thế kỉ sau, do các cuộc chiến tranh, danh sách và biên giới các quốcgia có sự thay đổi
Đến cuối thế kỉ thứ VII, nước Vạn Xuận bị nhà Tùy thôn tính Nước Phù Nam cũng sụp đổ vànhường chỗ cho một quốc gia mới là Cămpuchia
Trên đảo Sumatra, thay cho Melayu là quốc gia mới Srrivijaya Quốc gia này làm chủ toàn bộ eobiển giữa Sumatra và Malacca Trên đảo Jawa, quốc gia Kalinga được hình thành Đến cuối thế kỉ thứVIII, quốc gia này chinh phục cả đảo Bali
Trang 16Nói chung, đến thế kỉ thứ X, tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều bắt đầu đi vào thế ổn định, đểngay sau đó bước vào một thời kì phát triển cực thịnh trên toàn vùng.
Trong một bối cảnh như vừa trình bày, văn hóa Đông Nam Á thời kì này mang tính chất đa dạng: một mặt vừa giữ gìn, phát triển bản sắc, truyền thống văn hóa bản địa, mặt khác vừa tiếp thu những cái mới của hai nền văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ Trong sự giao lưu văn hóa với nước ngoài, bao giờ cũng tồn tại hai xu hướng đối lập nhau: chống đối và tiếp thu Chống đối là để Đông Nam Á không bị đồng
hóa còn tiếp thu là nhằm làm giàu thêm, phong phú cho nên nền văn hóa bản địa Không thể phủ nhậnrằng những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc đối với Đông Nam Á là khá toàn diện và sâusắc Nó được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết, văn chương, nghệ thuật điêu khắc, kiếntrúc, v.v Và cũng cần nói thêm rằng ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Đông Nam Á thì nhiềunhất, nếu không nói là chủ yếu, là vào bắc bán đảo Trung - Ấn Trái lại, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thìchủ yếu lại thể hiện rõ hơn ở các vùng nam bán đảo Trung - Ấn, phía tây và phía nam của Đông Nam Á
2 Sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa với Trung Hoa
Sự bành trướng của Trung Hoa xuống Đông Nam Á đã tạo ra sự tiếp xúc cưỡng bức và giao thoavăn hóa Đông Nam Á – Hoa, Hán
Ở đời Tần, các vương quốc Đông Nam Á tiền sử ở bờ nam sông Dương Tử - nơi những người
“nam man” sinh sống, bị đồng hóa vào văn hóa Trung Hoa Người “nam man”, tức tộc người có cơ tầngvăn hóa Đông Nam Á tiền sử, bị đồng hóa với Hoa tộc để cùng trở thành Hán tộc Tuy nhiên, sự đồng hóanày có tính chất hai chiều, nghĩa là cả hai bên đều có sự tác động qua lại Vì vậy, trong văn hóa Hán tộccũng có nhiều yếu tố phương nam, chẳng hạn, “việc trồng lúa nước, việc trồng dâu nuôi tằm lấy tơ, việctrồng cây chè và uống chè là những thành tựu của vùng Đông Nam Á mà Hoa tộc đã tiếp thu được khiđồng hóa các dân cư nam sông Dương Tử để cùng trở thành Hán tộc”
Như vậy, ngay từ đầu công nguyên, ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đã lan ra toàn bộ phía bắccủa vùng Đông Nam Á tiền sử Ảnh hưởng ấy diễn ra cùng với sự thôn tính các quốc gia đã hình thành từtrước Tuy nhiên, bước chân của kẻ xâm lược, không dừng lại ở đó Chúng còn tiếp tục tiến đến nước ÂuLạc ở xa hơn về phía nam
Đồng thời với việc xâm chiếm lãnh thổ, đế quốc Tần, Hán đã tiến hành hàng loạt chính sách đồnghóa văn hóa Đông Nam Á trên mọi lĩnh vực Chúng bắt dân bản xứ tổ chức xã hội, học tập, làm ruộng rồi
ăn, mặc, ở, v.v… đúng như người Hán Điều đó có nghĩa là đế quốc Tần, Hán muốn thiết lập ở Đông Nam
Á một thể chế chính trị, một cơ cấu xã hội, thậm chí một phong tục tập quán theo kiểu Trung Hoa Songsong với sự cưỡng bức nói trên là truyền bá các hệ tư tưởng như Nho giáo, Đạo giáo, v.v… vào ĐôngNam Á
Trang 17Nho giáo và Đông Nam Á ngay từ trước công nguyên song suốt 10 thế kỉ nó vẫn chưa khẳng địnhđược sự tồn tại bền vững của mình ở khu vực này Số người theo Nho học rất ít Những người theo Nhohọc chủ yếu là tầng lớp trên của xã hội Dẫu sao đây cũng là một giai đoạn chuẩn bị, một cơ sở cho sựphát triển cao hơn của đạo Nho giáo ở giai đoạn sau.
Cùng với đạo Nho, đạo Giáo và đạo Lão Trang cũng được truyền vào Đông Nam Á Cả hai đạo nàytuy có ảnh hưởng không nhiều nhưng cũng đã trở thành một bộ phận trong tư tưởng và quan niệm của cưdân Đông Nam Á
Sự tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Đông Nam Á – Hán, mà rõ nhất là Việt Nam, “còn đểlại dấu ấn trong những lĩnh vực khác như cách ăn, mặc, ở, đi lại, phương thức sản xuất, quan hệ xã hội,ngôn ngữ v.v…”
Về mặt ngôn ngữ, hàng loạt từ Hán đã được du nhập và các ngôn ngữ ở Đông Nam Á như tiếngThái, tiếng Khmer, tiếng Lào, tiếng Việt, v.v… Riêng trong tiếng Việt, như mọi người đều biết, số lượng
Như vậy, quả thực, cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa Trung Hoa nhưng “Hánhóa với mục tiêu là đồng hóa thì bọn xâm lược phương bắc không thành công” Như một tác giả phươngTây nhận xét, “qua Bắc thuộc, nước Việt như một tòa nhà chỉ bị thay đổi “mặt tiền” (façade) mà không bịthay đổi cấu trúc bên trong” Sở dĩ như vậy là vì, như trên đã nói đồng thời với xu hướng Hán hóa còn có
một xu hướng đối nghịch khá mạnh: xu hướng chống Hán hóa Điều đó thể hiện tính kiên cường bất khuất, ý chí bảo vệ nền văn hóa dân tộc của cư dân Đông Nam Á Và đây cũng chính là một trong những đặc điểm chủ yếu của văn hóa Đông Nam Á thời kì này.
3 Tiếp xúc và giao lưu văn hóa Đông Nam Á - Ấn Độ
Ngay từ đầu Công nguyên, các cư dân Đông Nam Á đã có dịp tiếp xúc, giao lưu với văn hóa Ấn
Độ qua các thương gia và các nhà truyền đạo
Khác với Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á không phải bằng cách cưỡng bức, bằng sự đô hộ mà bằng con đường hòa bình Chính vì vậy, đối với các quốc gia Đông Nam
Trang 18Á, việc tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, hay nói một cách chính xác hơn, sự giao lưu văn hóa Đông Nam Á - Ấn
Về phương diện văn học, hai trường ca nổi tiếng của Ấn Độ Ramayana và Mahabharata đượctruyền sang nhiều vùng Đông Nam Á và, thậm chí, ở một số nơi, chẳng hạn, ở đảo Jawa (Indonesia), dựatheo cốt truyện gốc này, người ta đã tạo nên những biến thể khác tương tự Sự thâm nhập của hai trường
ca Ấn Độ vừa nêu vào Jawa sâu đến mức cư dân địa phương đã không biết chúng có nguồn gốc Ấn Độ
Họ vẫn quan niệm đó là của chính họ
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ được thể hiện rất rõ nét ở các đền tháp, chùa chiền đượcxây dựng ở khắp Đông Nam Á mà tiêu biểu hơn cả là Ăngco Voat (Cămpuchia), hệ thống các tháp ởvương quốc Chămpa, chùa Borobudur (Indonesia), chùa Thạt Luông (Lào) Đối với các công trình kiếntrúc đồ sộ này, ảnh hưởng của quan niệm nghệ thuật kiến trúc tôn giáo Ấn Độ rất đậm đà: Đó là kiến trúcHindu giáo (Ăngco Voat, tháp Chămpa) và kiến trúc phật giáo (Borobudur, Thạt Luông)
Nhưng ảnh hưởng có thể coi là rõ rệt nhất, đậm nét nhất của văn hóa Ấn Độ vào Đông Nam Á làviệc phổ biến đạo Phật và đạo Bàlamôn (sau này là đạo Hindu) Các tôn giáo này, đặc biệt là đạo Phật, cómột ảnh hưởng rất sâu rộng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân bản địa Đông Nam Á Ở một
số quốc gia sau này, phật giáo đã trở thành quốc giáo
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á còn biểu hiện ở lĩnh vực chính trị - xã hội Nhiềunhà nước Đông Nam Á được hình thành trong thời kì này tuân theo mô hình chính trị - xã hội kiểu Ấn
Độ, trong đó nhà nước Chămpa, một trong những vương quốc cổ đại ra đời sớm nhất ở Đông Nam Á, làmột ví dụ điển hình Có thể nói, mô hình của Ấn Độ về tổ chức chính trị và vương quyền đã được ngườiChămpa áp dụng triệt để Ở đây vua là hiện thân của thần trên mặt đất và cũng là người bảo vệ thần dân,giữ gìn trật tự đất nước theo “luật riêng” Nhà vua dùng anh em làm phó vương hay thứ vương và lập một
hệ thống quan cai trị Ngoài việc tiếp nhận mô hình tổ chức chính quyền, người Chămpa còn tiếp nhận cả
hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ, mặc dù hệ thống đẳng cấp này của người Chămpa chỉ mang tính hình thức
Trang 19Những ảnh hưởng về mặt văn hóa của Ấn Độ đến Đông Nam Á còn biểu hiện ở lĩnh vực chính trị.Trước hết như đã nói, thương gia Ấn Độ đến các vùng ở Đông Nam Á để mua hương liệu, gia vị, v.v…Hoạt động có tính chất thương mại này của họ đã góp phần thúc đẩy kinh tế các vùng đó phát triển Đồngthời, văn hóa Ấn Độ cũng theo đó mà được truyền vào Đông Nam Á Từ Ấn Độ các nhà truyền đạo cũnglợi dụng các thuyền buôn để vào Đông Nam Á Cũng có một tình hình là không chỉ người Ấn Độ đếnĐông Nam Á mà bản thân những người Đông Nam Á bản địa cũng đến Ấn Độ với mục đích thương mại
và nhờ đó tiếp thu văn hóa Ấn Độ
Vào những thế kỉ gần Công nguyên, đồ sắt bắt đầu phổ biến ở Đông Nam Á Với đồ sắt phát triển,các dân tộc Đông Nam Á nói chung bước vào một thời kì mới: thời kì tan rã của xã hội nguyên thủy vàhình thành xã hội có giai cấp Nhiều thủ lĩnh của các bộ tộc ở Đông Nam Á đã nhanh chóng tiếp thu cách
tổ chức và cai quản nhà nước của Ấn Độ (như trường hợp nhà nước Chămpa nói trên) Song để tổ chứcđược một nhà nước vương quyền như Ấn Độ, người ta không thể không chú ý đến vai trò của tôn giáo
Do đó, khi xây dựng nhà nước, tầng lớp trên của cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu của Ấn Độ cả chữ viết,các văn bản lẫn tôn giáo Và sau đó hàng loạt những thành tựu văn hóa khác của Ấn Độ được Đông Nam
Á tiếp thu cũng là nhằm để phục vụ cho việc thiết lập và củng cố vương quyền Rõ ràng những ảnh hưởngcủa Ấn Độ đã có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hóa xã hội, hình thành những nhà nước cổ đại và gópphần không nhỏ vào việc tạo ra bản sắc văn hóa Đông Nam Á
Tóm lại, trên cơ sở của một nền văn hóa bản địa vững chắc – nền văn hóa nông nghiệp lúa nước –trong thiên niên kỉ đầu Công nguyên, nhân dân Đông Nam Á đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa mới (cả vềvật chất lẫn tinh thần) từ Trung Quốc và Ấn Độ Và điều đó đã làm cho bức tranh văn hóa Đông Nam Ángày càng phong phú, đa dạng và giàu có Tuy nhiên, cần khẳng định rằng những sự tác động, ảnh hưởng
từ bên ngoài đến Đông Nam Á không thể biến vùng này thành khu vực “Ấn Độ hóa” hay “Trung Hoahóa” được
Quá trình tiếp thu văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc ở Đông Nam Á trong thời kì này gắn liền chặt chẽ với quá trình dựng nước và giữ nước sôi động trên toàn khu vực.Trong khi “các dân tộc ở nam bán
đảo Trung - Ấn và ngoài hải đảo tiếp thu các yếu tố văn hóa Ấn để dần dần hoàn thiện tổ chức xã hội củamình (dựng) thì các dân tộc ở bắc (giữ) mặc dù vẫn phải tiếp thu văn hóa Hán Thực chất, xét trên toànmiền [ở đây tác giả dùng từ “miền” để chỉ khu vực Đông Nam Á – MNC], đó chỉ là hai mặt của một vấn
đề có tác động tương hỗ nhau Không phải ngẫu nhiên mà vào thế kỉ VI sau Công nguyên, tình thế đã diễn
ra là trong khi hầu khắp trên Đông Nam Á, nhiều dân tộc, sau một quá trình tìm tòi tiếp thụ có chọn lọcvăn hóa Ấn, đã thể nghiệm dựng nên được những nhà nước có tính dân tộc bản địa như Chân Lạp,Dvaravati, Haripunjaya, Thaton, Pegu, Palembang, Kalinga… thì trong địa bàn của mình, người Việt đãphải cam go đương đầu với cuộc tấn công toàn diện của phong kiến phương bắc và, qua nhiều cuộc khởi
Trang 20nghĩa liên tiếp – mà quan trọng nhất là Hai Bà Trưng (40-43), Bà Triệu (248) và Lý Bôn (544) – đã dựngnên được nhà nước Vạn Xuân (thế kỉ VI), nhịp bước với đà tiến chung của toàn miền Có thể nói, cuộcđấu tranh của người Việt chống đế quốc phương bắc thời bấy giờ để tự khẳng định mình cũng đã có tácdụng chặn bước nam tiến của các đế quốc đó và bảo đảm được một thế hòa bình ổn định cho toàn miền,chí ít là khu vực bán đảo Trung Ấn Và ngược lại, thông qua cư dân Đông Nam Á mà người Việt đã tiếpthu Phật giáo là một thứ vũ khí tinh thần trong cuộc đấu tranh chống Hán hóa, đồng thời cũng là một chấtkeo liên kết dân trong làng trong xóm lại với nhau
Một đặc điểm nữa cần nhấn mạnh là các dân tộc Đông Nam Á tiếp thu văn hóa Trung Quốc và
Ấn Độ không phải một cách thụ động mà chủ động, sáng tạo, làm cho các yếu tố văn hóa ngoại phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình Điều này có nguồn gốc sâu xa từ bản chất của con người Đông
Nam Á: luôn luôn cởi mở (sẵn sàng tiếp nhận) và năng động (sáng tạo) Tính chất sáng tạo này được thểhiện ở nhiều mặt, nhiều phương diện, lĩnh vực Xin nêu ra một số ví dụ minh họa
Từ đầu công nguyên trở đi, khi cần ghi chép, một số nước Đông Nam Á sử dụng chữ Pali làmphương tiện chuyển tải Dần dần về sau, do yêu cầu ghi âm tiếng nói dân tộc mình, trên cơ sở chữ Pali,mỗi nước đã sáng tạo ra một thứ chữ riêng Do đó, tuy đều có gốc chung là chữ Pali nhưng chữ Khmer,chữ Thái, chữ Lào, chữ Myanmar không hoàn toàn giống nhau Ngay ở Chămpa, một vương quốc đượccoi là chịu ảnh hưởng của Ấn Độ mạnh nhất (thậm chí có người cho là quốc gia Ấn Độ hóa) thì bộ chữviết cũng có những thay đổi so với văn tự cổ Ấn Độ
Hệ thống từ Hàn mà tiếng Việt mượn vào cũng được sửa đổi cách đọc, cách viết và thậm chí, cảcách dùng lẫn ý nghĩa Nó khá nhiều so với gốc Hán ban đầu nên được gọi là lớp từ Hàn Việt
Một ví dụ khác là việc tiếp thu kĩ thuật làm giấy của Trung Hoa Nhân dân Việt Nam lúc đó đã biếttìm tòi, khai thác nguyên liệu địa phương như gỗ trầm, rêu biển, v.v… để tạo ra những loại giấy có chấtlượng tốt hơn giấy được sản xuất tại Trung Hoa
Trong nghề gốm sứ cũng vậy, trong khi chịu ảnh hưởng của gốm sứ Trung Hoa, người Việt vẫn sảnxuất ra những mặt hàng riêng của mình như xanh hai quai (khác với chảo ở Trung Hoa), ống nhổ, bìnhcon tiện có đầu voi, v
Đồng thời với việc du nhập những yếu tố văn hóa mới từ Trung Quốc, Ấn Độ, các dân tộc Đông
Nam Á còn biết kết hợp những yếu tố mới đó với những yếu tố văn hóa bản địa của mình Chính sự kết hợp tài tình này đã vừa làm phong phú văn hóa Đông Nam Á vừa giữ cho các yếu tố văn hóa bản địa không bị các yếu tố ngoại lai chèn ép, tiêu diệt, thay thế.Trong các bộ nhạc cụ của các dân tộc Đông
Nam Á, ta thường thấy có cả khánh, chuông (du nhập từ Trung Hoa), trống cơm, hồ cầm (du nhập từ Ấn
Độ, Trung Á) lẫn cồng, chiêng, v.v… (nhạc cụ Đông Nam Á) Ngay bản thân các nghi thức tôn giáo vốn
Trang 21khá chặt chẽ ở nước ngoài khi được nhập vào Đông Nam Á cũng “ị phối hợp” với các tín ngưỡng dângian bản địa, hay, nói theo nhà sử học nổi tiếng D.G.E Hall, “được chiết ghép vào những tập tục thờcúng” thậm chí, có lúc, có nơi trong sự phối hợp ấy, các tín ngưỡng dân gian bản địa lại có vai trò trộihơn Ngay ở chùa Dâu (Bắc Ninh) – một chùa nằm cạnh Luy Lâu, nơi phật giáo có cơ sở vào loại vữngchắc nhất nước ta trước đây – các lễ thức liên quan đến phật giáo vẫn bị mờ nhạt trước các lễ thức và cáctrò diễn xướng dân gian liên quan đến nữ thần địa phương Quan sát nghệ thuật kiến trúc tháp Chămchúng ta cũng thấy một tình hình tương tự Về hình dáng, tháp Chăm vừa mang hình núi (biểu tượng chonúi Meru gọi là Sikhara – truyền thuyết trong Bàlamôn giáo Ấn Độ) lại vừa có những kiến trúc phụ cómái cong hình thuyền (kiến trúc đặc thù của nhà cửa cư dân Đông Nam Á) Chính sự phối hợp tài tình ấy
đã tạo nên một kiến trúc hết sức độc đáo của các tháp Chăm
Trong số các lễ hội Đông Nam Á thì phổ biến nhất là các lễ hội nông nghiệp mà quan trọng nhất lànhững lễ hội liên quan đến cây lúa Có thể nói đây là một điểm riêng biệt, độc đáo của phong tục lễ hộiĐông Nam Á so với nhiều vùng khác trên thế giới
Tuy nhiên, cũng là lễ hội nông nghiệp nhưng biểu hiện của chúng ở từng nước, từng dân tộc tộcngười hết sức đa dạng, phong phú Sự đa dạng phong phú ấy không chỉ là ở mặt số lượng mà còn và đó làđặc điểm chính, ở các sắc thái tín ngưỡng dân tộc khác nhau, các tôn giáo khác nhau
Nói chung, bất kì tháng nào, mùa nào ở Đông Nam Á cũng có lễ hội Tuy nhiên, vì các lễ hộithường gắn với công việc đồng áng nên thời gian giao tiếp giữa hai mùa, giữa hai chu trình sản xuấtthường có nhiều lễ hội hơn cả Đó là lúc người dân nhàn rỗi nên có điều kiện tổ chức các lễ hội Hơn nữa,sau một thời gian lao động vất vả, người ta bao giờ cũng có tâm lí “xả hơi” Đây cũng chính là một trongnhững lí do để các lễ hội ra đời
Địa điểm tổ chức các lễ hội cũng khá linh hoạt, thường là những nơi gắn với đời sống sản xuất củanhà nông: trên cánh đồng, ngoài bờ sông, dưới gốc cây đa, bên bờ suối, trước cửa rừng, trên gò cao, bên
Trang 22ngọn thác, trong thung lũng, v.v Trong quan niệm của người dân Đông Nam Á, tất cả những nơi đó đều
có “thần” “Thần ở nơi nào thì lễ hội thường được tổ chức ở ngay nơi đó” Sau một thời gian dài tổ chức
lễ hội ở ngoài làng mạc, các lễ hội Đông Nam Á dần dần được chuyển vào miếu Khi các tôn giáo (nhưPhật, Nho, hồi giáo, v.v.) xuất hiện, thì các lễ hội được diễn ra ở chùa, đền, đình, nhà thờ
Trong số các lễ hội nông nghiệp, như đã nói, phổ biến và quan trọng hơn cả là những lễ hội gắn vớicây lúa và vòng đời của cây lúa, hay nói cách khác, quy trình sản xuất lúa Có thể kể ra một số lễ hội của
các dân tộc Đông Nam Á có liên quan đến quy trình trồng cấy lúa.Bước đầu tiên của quy trình sản xuất lúa được phản ánh trong các lễ hội như lễ xuống đồng hay tịch điền của người Việt, lễ dựng chòi cày của
người Chăm, lễ mở đường cày đầu tiên của người Thái Lan, lễ ban phát giống thiêng ở Cămpuchia, v.v ởlàng Naga (Quế võ, Hà Bắc) lễ xuống đồng còn biến thành hội chen tại miếu Việc đàn ông đàn bà chenlấn nhau cũng là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực Ở Myanmar, lễ “Đường cày hạnh phúc” được tổchức rất linh đình Ngày giờ cho lễ hội này được các nhà chiêm tinh tính toán, lựa chọn rất cẩn thận NhàVua được rước từ Hoàng Thành ra một vùng đất cách đó nửa dặm Và một điều rất đặc biệt là chính nhàVua là người thực hiện “đường cày hạnh phúc” đầu tiên, sau đó đến các Hoàng tử, quan lại, quý tộc ỞCămpuchia có lễ hội ban phát những giống lúa thiêng về cho các địa phương Trong lễ hội, người đón VuaMâkh châm lửa vào lúa Nhân dân té nước dập lửa Lúa đã qua lửa đỏ và nước lạnh được phân phát cho
người đứng đầu các tỉnh để mang về làm Giống cho các địa phương Một lễ hội khác gắn với giai đoạn phát triển quan trọng nhất của cây lúa - giai đoạn lúa chửa - thường được tổ chức ở Cămpuchia là lễ hội
Đônta Trong lễ hội này, người ta mang cơm, bánh cúng tổ tiên và thần Đất, thần Lúa, cầu mong tổ tiên vàcác vị thần phù hộ độ trì cho cây lúa phát triển tươi tốt, mùa màng bội thu Đồng thời với việc tế lễ là cáctrò chơi giải trí như thả đèn trên sông, bơi thuyền, v.v và nghi thức nhét chuối chín và cốm vào miệngmột vài đứa trẻ, biểu hiện ước muốn về một cuộc sống no ấm, đủ đầy Về giai đoạn thu hoạch lúa, có thể
kể đến lễ hội Bun khun khau nay lan (Vun thóc trên sân) của dân tộc Lào Lễ hội được tổ chức ngay trênsân đập lúa ở bìa ruộng Lễ vật cho lễ hội là bánh, bún, xôi, hương, hoa, nến và một vài âu nước lạnh.Trong lễ hội, người ta tổ chức ăn uống, chuyện trò, vui chơi ngay trên sân đập lúa Và lễ hội được kết thúcbằng lễ cầu may cho sân đập lúa
Trong các lễ hội Đông Nam Á thường có hai phần: phần lễ và phần hội Phần lễ thường mang nộidung:
- Cầu xin, cầu mong làm ăn phát đạt, sung túc (như cầu cho mùa màng bội thu, muôn loài sinh sôinảy nở)
- Tạ ơn thần linh, tổ tiên đã phù hộ, che chở cho cuộc sống của mình
Trang 23Phần hội thường là những trò vui chơi giải trí Mục đích của các trò chơi trong dịp lễ hội rất cụ thể,thiết thực, chẳng hạn:
- Những trò chơi như thi bơi chải, đấu vật, kéo co, cướp cờ, v.v nhằm mục đích nâng cao sức khoẻ
- Các trò thi đánh trống, ném còn, chơi đu, v.v thể hiện mục đích phồn thực
- Những trò thi như thả diều, luộc gà, dệt vải, v.v nhằm rèn luyện sự khéo léo
- Những trò chơi cờ, đố chữ, v.v luyện trí thông minh
- Và hàng loạt trò khác như đốt pháo, ném pháo, té nước thì thể hiện ý muốn cầu nước, cầumưa[1]
Một trong những lễ hội tiêu biểu ở Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay là lễ hội Rija củangười Chăm ở Bình Thuận và Ninh Thuận mà nhiều nhà nghiên cứu văn hoá dân gian vẫn thường nhắcđến Có điều thú vị là, ở lễ hội này, đã có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa văn hoá bản địa với Hồi giáo
Một kiểu lễ hội khác nữa cũng thường được tổ chức hàng năm là những lễ hội tôn giáo Mỗi tôngiáo đều có lễ hội riêng của mình Lễ Noen của Thiên Chúa giáo, các lễ hội chùa của Phật giáo như hội
Trang 24chùa Keo (Thái Bình), hội chùa Hương (Hà Tây), hội Phủ Giầy, v.v ở Việt Nam, Bun Phà Vệt (kỉ niệmngày Thích Ca thành Phật), Bun Xà Lạc (lễ hiến tế đồ vật cho nhà chùa) ở Lào, v.v là thuộc về kiểu này.
2 Tết nguyên đán
Ở mỗi quốc gia Đông Nam Á đều có ít nhất một lễ hội có quy mô lớn nhất, đó là Tết Nguyên đán
Ngoài Tết Nguyên đán còn có thể có một số tết khác nữa nhưng Tết Nguyên Đán là số một và quan trọng nhất.
Tết thực ra cũng là một kiểu lễ hội và được sinh ra từ trong hệ thống lễ hội của dân tộc Tết, đặcbiệt là Tết Nguyên đán, là lễ hội biểu hiện rõ nhất, đặc trưng nhất bản sắc văn hoá của một dân tộc.Tết Nguyên đán của các dân tộc Đông Nam Á bao giờ cũng mang ý nghĩa tổng kết năm cũ, tổngkết một chu kì lao động và đón mừng năm mới (năm âm lịch, dương lịch, Hồi lịch, v.v.) với một chu trìnhlao động mới Việc tổng kết năm cũ thường bao hàm cả ý nghĩa tống tiễn cái rủi ro, cái xui xẻo còn việcđón mừng năm mới thì luôn luôn mang ý nghĩa đón chào cái mới, cái may mắn, tốt lành Có thể nói TếtNguyên đán bao giờ cũng hàm chứa trong nó ý nghĩa tổng kết và mở đầu, “tống cựu nghinh tân”
Nói chung, Tết Nguyên đán của các dân tộc Đông Nam Á thường được tổ chức cố định vào tiếtchuyển mùa: chuyển từ mùa khô sang mùa mưa vào lúc mùa màng thu hoạch xong và mọi người nghỉngơi để chuẩn bị bước vào vụ gieo trồng mới Dù hình thức và nghi thức đón tết của các dân tộc có khácnhau nhưng Tết bao giờ cũng là dịp mọi người nghỉ ngơi, vui chơi, làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên, thần linh
đã ban cho một năm mưa thuận gió hoà, gột bỏ những điều xấu trong năm cũ, cầu mong và đón nhận vạn
sự tốt lành của năm mới
Tết Nguyên đán của Việt Nam được tổ chức vào mùa xuân, mùa của sự sinh sôi nảy nở Đó cũng làdịp để nhà nông nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả, một nắng hai sương Trước đây, thời gian Tếtđược tính từ 23 tháng Chạp, tức ngày cúng tiễn ông Táo lên trời, đến ngày mùng 7 tháng Giêng năm mới -ngày hạ cây nêu và động thổ Trong dịp Tết, người Việt Nam có tục “đi tết” theo nguyên tắc người bậcdưới mang lễ vật (thường là bánh chưng, bánh giầy) đến tết người trên như con tết bố mẹ, em tết anh, chị,v.v
Cũng vào dịp này, nhiều tục lệ được tiến hành nhằm mục đích cầu may, cầu sự phồn thịnh trongnăm mới như chọn người xông nhà, xông đất, hái lộc, chọn ngày giờ tốt để xuất hành, khai canh (đặtđường cày đầu tiên), khai bút, khai ấn, khai sơn, cầu ngư, v.v
Tết Nguyên đán của các dân tộc Lào, Thái Lan, Cămpuchia, Myanmar đều diễn ra vào khoảng giữatháng Tư dương lịch, tức là thời gian chuyển tiếp giữa mùa khô và mùa mưa Có thể coi đây là Tết vào
Trang 25mùa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước Trước hết, thời tiết ở các quốc gia này đều rất oi bức, do đó,đón Tết, đối với cư dân nông nghiệp ở đây, thực chất là đón mưa, đón nguồn nước mát cho cây cối và conngười Đây là lí do giải thích vì sạo lễ hội Song Kran của người Thái Lan và người Myanmar, lễ hội Bunhốt nậm của người Lào (đều với nghĩa là “Hội té nước”) được coi là Tết Nguyên đán của các dân tộc này.Tết té nước không chỉ có ý nghĩa là mang lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc cho conngười mà còn, về mặt tôn giáo, mang ý nghĩa về sự trong sạch, thanh khiết hoá cuộc sống của con người.Nước sẽ rửa hết cái cũ lỗi thời, rửa sạch những vết nhơ, những cái dở, cái tầm thường trong con người.Hơn nữa, những ngày giáp tết là cuối mùa khô nên rất nóng bức Té nước vào người sẽ làm cho cơ thểmát mẻ, da dẻ mịn màng, tâm hồn sảng khoái, hân hoan Đón năm mới trong một tâm trạng như vậy thìcòn hạnh phúc nào bằng.
Tết Nguyên đán ở Lào, Thái Lan, Cămpuchia và Myanmar còn gắn liền với một tôn giáo có tínhchất quốc giáo: đạo Phật Vì vậy, để chuẩn bị đón năm mới, người ta sửa sang, quét dọn chùa chiền, laurửa tượng Phật sạch sẽ Và, nói chung, năm mới thường được mở đầu bằng nghi lễ tắm nước thơm chocác pho tượng (ở Lào là nước có ngâm hoa Chămpa), sau đó nhà sư vẩy nước thơm vào tất cả nhữngngười dự lễ, mong ban phước lành, mang lại điều may mắn cho họ
Tết Chôl chnăm thmây (chôl: vào; chnăm: năm; thmây: mới) của Cămpuchia được tổ chức cùngdịp với Tết Lào, Tết Thái Lan, Tết Myanmar, thực chất cũng là Tết cầu mưa Trong dịp Tết, ngườiCămpuchia có tục lệ đắp núi cát (hoặc núi lúa) Họ quan niệm rằng núi cát sẽ cản để mây khỏi bay đi mất,nghĩa là muốn giữ mây lại để có mưa Sau này, khi Phật giáo trở thành quốc giáo ở Cămpuchia, tục đắpnúi cát lại được giải thích theo quan điểm Phật giáo: đắp một hạt cát (hoặc hạt thóc) vào núi là loại bỏđược một tội lỗi và giải thoát được một linh hồn trên thế gian Chính vì vậy, mỗi khi Tết đến, người dânCămpuchia thường đi lấy cát về đắp thành núi quanh chùa, quanh gốc cây bồ đề, cây đa rồi cắm hoa,hương lên đó
Đối với thế giới Hồi giáo Melayu ở Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippines và Singapore, TếtHari Raya Aidilfitri (hai: ngày, raya: vĩ đại, lớn) được tổ chức theo lịch Hồi giáo vào quãng thời giantrước hoặc sau Tết Nguyên đán Việt Nam khoảng mươi ngày Mùa này, người Melayu gọi là Musimbunga (mùa hoa) Tết Hari Raya được tổ chức sau một tháng nhịn ăn, nhịn uống ban ngày Tuy là Tết Hồigiáo nhưng về mặt thời gian nó cũng phù hợp với tết của cư dân nông nghiệp toàn vùng Đối với ngườiHồi giáo, tháng nhịn ăn, nhịn uống có nhiều ý nghĩa, trong đó có một ý nghĩa rất quan trọng là giúp conngười ta đừng vì cuộc sống no đủ mà quên cảnh đói nghèo Sau một tháng nhịn ăn, nhịn uống, Tết HariRaya Aidilfitri đối với người Hồi giáo càng có ý nghĩa biết chừng nào Gần đến Tết, khắp nơi người tađua nhau làm những loại bánh ngon nhất và bán nhiều ở các Pasar malam (chợ đêm) Tết thực sự là ngày
Trang 26hội lớn nhất đối với mọi gia đình Trong ngày Tết, trẻ già ăn mặc đẹp đẽ kéo nhau đến làm lễ cầu nguyệntại các nhà thờ Hồi giáo (Masjid), sau đó trở về đi chúc tết ông bà, bố mẹ, họ hàng và bà con làng giềng.Những người Tamil (Ấn Độ) sống ở các nước Đông Nam Á thì ăn Tết Thaipusam Thaipusam làTết Ấn Độ giáo, được tổ chức hàng năm vào tháng Giêng hoặc đầu tháng Hai - cũng phù hợp với Tết của
cư dân nông nghiệp trồng lúa nước Đông Nam Á Trong ngày Tết, những người sùng đạo thường mangsữa, mật ong và hoa quả đến chùa tế lễ Lord Subramaniam Vào dịp này, tại các chùa Hindu thường diễn
ra một lễ hội lớn với các tập tục tôn giáo đầy thần bí, thể hiện sức mạnh của “phần hồn” con người Ngàynay, tại Batu Cave (Batu: đá, cave: hang, động), Kuala Lumpur, Malaysia vào dịp Tết Thaipusam, người
ta vẫn tổ chức rước kiệu linh đình Những người “biểu diễn” thường đội mô hình đầu các con vật và thựchiện các hành động dũng cảm như xuyên sắt từ má này sang má kia mà không cảm thấy đau đớn bởi lúc
đó “nội lực” phần hồn có sức mạnh vô song
Trên đất nước đảo dừa Indonesia, người Bali có Tết Tilem Kesanga Để chuẩn bị đón Tết, cư dânđịa phương làm vệ sinh làng mạc, dọn dẹp nhà cửa, vườn tược Trước năm mới hai ngày, người Bali làm
lễ Melis Người ta tiến hành rước lễ linh đình từ làng xã ra bờ sông hoặc bãi biển Các tượng thần từ trongnhà, trong chùa cũng được rước ra nơi tổ chức lễ hội và được đặt lên chỗ cao ráo, sạch sẽ Đồ tế lễ đượcxếp kín xung quanh Sau đó người ta bắt đầu làm lễ Ngày đầu năm mới được coi là ngày tế máu cho cácthần Chọi gà được tổ chức ở mọi nơi, đặc biệt là trước cổng đền, đình Những con gà đẫm máu là lễ vậtchính được mang hiến dâng cho ba vị thần: thần Mặt trời, thần Biển, thần Đất với lòng ước nguyện các vịthần đó giúp cho mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no
Đồng thời, người dân địa phương còn mang đồ tế lễ hai vị hung thần Buta và Kala Đãi tiệc cáchung thần xong, người ta hò reo, đánh chiêng trống, vẩy nước thiêng để xua đuổi tà ma khỏi ruộng vườn,nhà cửa, xóm làng Hai hung thần (Buta và Kala) vừa được cúng bái cũng phải chạy trốn khỏi làng.Tóm lại, Tết nói riêng và lễ hội nói chung là một biểu hiện đặc sắc của văn hoá truyền thống ĐôngNam Á Các hình thức lễ tết và lễ hội của các dân tộc Đông Nam Á rất phong phú, đa dạng và có thểmang những sắc thái tôn giáo khác nhau nhưng đồng thời với sự đa dạng, nhiều vẻ ấy vẫn có một gốc vănhoá chung thống nhất, mang tính khu vực đó là sự phản ánh bản sắc văn hoá của cư dân nông nghiệp lấycây lúa làm “vị cứu tinh” chính cho cuộc sống của mình
Phong tục tập quán
Phong tục tập quán Đông Nam Á rất đa dạng bởi trên địa bàn này quần tụ rất nhiều dân tộc, tộcngười khác nhau Tuy nhiên, trong sự muôn hình muôn vẻ ấy vẫn có những phong tục tập quán chungxuất phát từ một cơ sở văn hoá bản địa Đông Nam Á vốn đã hình thành từ lâu đời
Trang 27Phong tục tập quán là một khái niệm rộng Nó bao gồm cả hội hè, lễ tết, trang phục, ăn uống, cướixin, ma chay, v.v và hàng loạt các trò chơi giải trí Trong phần trước, các mục lễ hội - lễ tết và ẩm thực -trang phục - nhà cửa đã được tách riêng để xem xét Ở phần này, chúng tôi đề cập đến những phong tụctập quán liên quan đến việc cưới xin, tang lễ, các trò chơi dân gian vốn mang tính chất chung và kháphổ biến ở thiều dân tộc trong khu vực.
1 Hôn nhân
Những phong tục xung quanh vấn đề hôn nhân hết sức đa dạng và khác nhau ở mỗi dân tộc Khó cóthể khái quát được thành những phong tục chung cho tất cả các dân tộc ở Đông Nam Á Tuy nhiên, vẫn cónhững phong tục chung cho một số, thậm chí nhiều dân tộc khác nhau
Từ xa xưa có một tình hình chung cho nhiều dân tộc Đông Nam Á là cha mẹ thường quyết định vấn
đề hôn nhân của con cái Tập quán “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” không phải chỉ có ở Việt Nam mà còn
ở rất nhiều nơi khác như Malaysia, Indonesia, Brunei, Cămpuchia, v.v Thậm chí, cho đến tận ngày nay, ởmột số dân tộc, tuy không nhiều nhưng vẫn có những gia đình bố mẹ “đi tìm” và quyết định người bạntrăm năm của con mình Theo đà phát triển chung của xã hội, xu hướng trên, nói chung, đã và đang bị loạibỏ
Tuy nhiên, đồng thời với tập quán “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” là một xu hướng khác cũng rất
phổ biến ở Đông Nam Á, đó là việc tự do đi tìm bạn đời Và một điều thú vị là ở nhiều dân tộc, việc tìm bạn để được tiến hành thông qua các sinh hoạt văn hoá dân gian như hát đối đáp nam nữ, thổi sáo, thổi khèn gọi bạn tình, v.v Nơi “nam thanh nữ tú” gặp nhau tìm hiểu có thể là ở một lễ hội hay một phiên chợ,
cũng có thể là một “điểm hẹn” nào đó bên suối, cửa rừng, con đê, dưới gốc cây đa, v.v Tục hát đối đápnam nữ, thổi sáo, thổi khèn có ở rất nhiều dân tộc Người Khasi (Myanmar), nhiều dân tộc thiểu số ở ViệtNam và ở các nước khác đều có hình thức này Hàng năm, suốt từ đầu năm đến mùa gieo trồng, các chàngtrai Akha ở Tam giác vàng thường kết thành từng đoàn, đi các làng khác để tìm “nửa bên kia” của mình
“Tối tối, dưới ánh lửa bập bùng, các cô gái trổ tài múa hát Các chàng trai hát đối đáp tỏ tình Đôi nào ưng
ý nhau thì cứ việc đưa nhau vào rừng mà tìm hiểu tiếp”[1] Cảnh tìm hiểu nhau thông qua các hình thứcsinh hoạt văn hoá, văn nghệ như trên được biểu hiện khá rõ nét ở “chợ tình” Sapa (Lào Cai, Việt Nam)thường diễn ra vào đêm thứ bảy hàng tuần
Thuộc về hôn nhân còn có một phong tục khác rất đặc biệt, mang đậm nét văn hoá cổ truyền ĐôngNam Á: tục cướp dâu Phong tục đáng yêu này, không như tên gọi có tính chất “bạo lực” của nó, thật ra làrất cần thiết và hợp tình hợp lí bởi nó là hành động cuối cùng giúp đôi trai gái thực hiện được ý nguyệncủa mình Cướp dâu không phải là cướp một cô gái bất kì về làm vợ Cướp dâu là hành động đã có sựchuẩn bị, sự thoả thuận từ trước của cặp nam nữ yêu nhau nhưng vì một lí do nào đó (thường là sự ngăn