Nhằm chống lại sự chuyên quyền, độc đoán của Nhà nướcphong kiến, đòi hỏi sự bình đẳng của giai cấp tư sản trongviệc tham gia nắm giữquyền lực Nhà nước, nên đa số các học giả tư sản đều t
Trang 1PHẦN MỘT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
I NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC
Nhà nước là một hiện tượng chính trị - xã hội đa dạng và phức tạp, có liênquan đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp dân cư, các quốc gia và có tác động trựctiếp đến cuộc sống của tất cả mọi người trong xã hội Do vậy, để nhận thức đúngđắn bản chất cũng như quy luật phát triển của Nhà nước, trước hết cần phải làmsáng tỏ nguyên nhân và giải thích quá trình phát sinh của Nhà nước
Từ thời kỳ cổ, trung đại đã có nhiều nhà tư tưởng tiếp cận và đưa ra nhữngkhái niệm khác nhau về nguồn gốc của Nhà nước Nhìn nhận một cách khái quát,chúng ta có thể phân chia những học thuyết về nguồn gốc của Nhà nước thành hailoại:
- Học thuyết Mác - Lênin về nguồn gốc Nhà nước
- Học thuyết khác về nguồn gốc Nhà nước (Các học thuyết phi Mác xít)
1 Các học thuyết phi Mácxít bàn về nguồn gốc Nhà nước
a Thuyết thần học:
Các nhà tư tưởng theo thuyết này cho rằng: “Thượng đế là người sắp đặttrật tự xã hội, Nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, dovậy Nhà nước là một lực lượng siêu nhiên và đương nhiên quyền lực Nhà nước làvĩnh cửu và sự phục tùng quyền lực Nhà nước là cần thiết và tất yếu” Do có sựgiải thích khác nhau về quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội nên những người theothuyết thần học phân hóa thành nhiều phái
- Phái giáo quyền thừa nhận sự lệ thuộc của Nhà nước vào Giáo hội và chorằng Thượng đế sáng tạo ra nhân loại, thống trị nhân loại cả về thể xác và linh hồn,sau đó đem trao quyền đó cho Giáo hội; nhưng rồi Giáo hoàng chỉ giữ lại quyềnlực về tinh thần còn quyền thống trị về thể xác Giáo hoàng trao lại cho vua Tinhthần chi phối thể xác nên Giáo hoàng chi phối nhà vua, ở bên trên nhà vua
- Phái quân chủ cho rằng: vua nhận trực tiếp từ thượng đế quyền thống trịdân chúng và phải chịu trách nhiệm trước thượng đế; nhân dân phải phục tùngtuyệt đối nhà vua (đại diện phái này có Luther, Bossuet, Stahl )
- Phái dân quyền cho rằng: Thượng đế trao cho nhân dân quyền lực rồinhân dân ủy thác cho nhà vua, cùng vua cam kết rằng vua phải trị vì một cáchcông minh và chỉ như vậy nhân dân mới phục tùng nhà vua; nếu vua thi hànhquyền lực một cách bạo ngược thì nhân dân có quyền vùng dậy và phản kháng lại(đại biểu phái này có Calvin, Langnet, Althisius )
b Thuyết gia trưởng:
Các nhà tư tưởng theo thuyết gia trưởng lại cố gắng chứng minh rằng: “Nhànước ra đời là kết quả phát triển của gia đình và quyền gia trưởng; là hình thức tổchức tự nhiên của cuộc sống con người, vì vậy cũng như gia đình, Nhà nước tồn
Trang 2tại trong mọi xã hội, quyền lực Nhà nước về bản chất giống như quyền lực giatrưởng của người đứng đầu gia đình” (đại biểu của thuyết này có Aristote, Bodin,More )
c Thuyết khế ước xã hội:
Đến khoảng thế kỷ 16, 17, 18 đã xuất hiện hàng loạt quan niệm mới vềnguồn gốc Nhà nước Nhằm chống lại sự chuyên quyền, độc đoán của Nhà nướcphong kiến, đòi hỏi sự bình đẳng của giai cấp tư sản trongviệc tham gia nắm giữquyền lực Nhà nước, nên đa số các học giả tư sản đều tán thành quan điểm cho
rằng sự ra đời của Nhà nước là sản phẩm của một khế ước (hợp đồng) được ký
kết, trước hết là giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không cóNhà nước Vì vậy, Nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội vàmỗi thành viên đều có quyền yêu cầu Nhà nước phục vụ họ, bảo vệ lợi ích của họ.Nguồn gốc của Nhà nước là khế ước xã hội nên chủ quyền Nhà nước thuộc vềnhân dân Trong trường hợp Nhà nước không giữ được vai trò của mình, cácquyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổNhà nước và ký kết khế ước mới
Sự xuất hiện thuyết khế ước xã hội về nguồn gốc Nhà nước đánh dấu bướcphát triển nhận thức của con người về nguồn gốc Nhà nước Về mặt lịch sử, thuyếtkhế ước xã hội phủ nhận thuyết thần quyền về sự ra đời của Nhà nước, đồng thờicoi quyền lực Nhà nước là sản phẩm hoạt động của con người Vì vậy, thuyết khếước xã hội thực sự trở thành cơ sở cho thuyết dân chủ cách mạng và cơ sở tưtưởng cho cách mạng tư sản, lật đổ ách thống trị phong kiến Với ý nghĩa đó, nó cótính cách mạng và giá trị lịch sử to lớn
Nhưng học thuyết này vẫn còn hạn chế căn bản vì vẫn giải thích nguồn gốcNhà nước trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm, coi Nhà nước được lập ra do ý muốn,nguyện vọng chủ quan của các bên tham gia khế ước, không giải thích được cộinguồn vật chất và bản chất giai cấp của Nhà nước (đại biểu của thuyết này cóHobbles, Locke, Montesquieu )
d Một số học thuyết khác:
Ngoài những học thuyết nêu trên, một số học thuyết khác tuy mức độ phổbiến có hạn chế hơn nhưng đã xuất hiện như:
- Thuyết bạo lực: cho rằng Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng
bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác, mà kết quả là thị tộc chiến thắng “nghĩra” một hệ thống cơ quan đặc biệt - Nhà nước, để nô dịch kẻ chiến bại (đại biểucủa phái này có Hume, Duhring )
- Thuyết tâm lý: Nhà nước xuất hiện do nhu cầu tâm lý của con người
nguyên thủy luôn luôn mong muốn phụ thuộc vào thủ lĩnh, giáo sĩ Vì vậy, Nhànước là tổ chức của những siêu nhân có sứ mệnh lãnh đạo xã hội (đại diện chophái này có Phơreder, L.Petơraitki )
• Nhận xét: Nhìn chung, do hạn chế về mặt lịch sử, do nhận thức còn thấp
kém, hoặc do bị chi phối bởi lợi ích giai cấp hay cố tình giải thích sai lệch nhữngnguyên nhân đích thực làm phát sinh Nhà nước, nhằm che đậy bản chất Nhà nước.Nên các học thuyết trên chưa giải thích được đúng nguồn gốc của Nhà nước
Trang 3(Những học thuyết tuyên truyền tính chất thần thánh, tôn giáo, duy tâm về Nhà
nước nhằm ru ngủ quần chúng bằng niềm tin số phận, duy trì sự thống trị của giai cấp cầm quyền; hoặc như giai cấp tư sản thì lại tuyên truyền cho tính chất “siêu giai cấp” của Nhà nước tư sản, xuyên tạc hoặc che đậy bản chất của Nhà nước).
Đa số họ khi xem xét sự ra đời của Nhà nước đều tách rời những điều kiện vật chấtcủa xã hội, tách rời những nguyên nhân kinh tế, và chứng minh rằng Nhà nước làmột thiết chế tồn tại trong xã hội; một lực lượng đứng trên xã hội, đứng ngoài xãhội để giải quyết các tranh chấp, điều hòa mâu thuẫn xã hội nhằm bảo đảm sựphồn vinh cho xã hội Theo đó, Nhà nước không thuộc giai cấp nào, Nhà nước làcủa tất cả mọi người và xã hội văn minh mãi mãi vẫn có Nhà nước
2 Học thuyết Mác- Lênin về nguồn gốc Nhà nước
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu khoa học của xã hội loàingười, với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các nhà kinh điển củachủ nghĩa Mác-Lênin đã chứng minh một cách khoa học rằng Nhà nước khôngphải là những hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến Nhà nước là một phạm trùlịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong Nhà nước là lực lượng nảysinh từ xã hội, là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người, Nhà nước chỉ xuấthiện khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định và tiêu vong khi những điềukiện khách quan cho sự tồn tại của nó mất đi Những luận điểm quan trọng về sự
xuất hiện Nhà nước được trình bày trong các tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình,
của chế độ tư hữu và của Nhà nước” (Ph.Ăngghen) và “Nhà nước và cách mạng”
(V.I.Lênin)
a Chế độ cộng sản nguyên thủy và quyền lực thị tộc
Xã hội loài người không phải khi nào cũng có Nhà nước Lịch sử đã chứngminh rằng, xã hội loài người đã có một thời kỳ dài không có Nhà nước Đó là thời
kỳ lịch sử của xã hội cộng sản nguyên thủy (CSNT) – hình thái KT-XH đầu tiêntrong lịch sử xã hội loài người
* Cơ sở kinh tế: cơ sở kinh tế của xã hội CSNT là chế độ sở hữu chung
(Công hữu) về Tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động
Điều này được qui định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất cònthấp kém, công cụ lao động thô sơ, con người chưa nhận thức đúng đắn về thiênnhiên và bản thân mình Họ luôn trong tình trạng hoảng sợ, bất lực trước những taihọa của thiên nhiên thường xuyên xảy đến, năng suất lao động thấp Trong điềukiện đó, con người không thể sống riêng biệt mà phải dựa vào nhau, cùng chungsống, cùng lao động và hưởng thụ những thành quả lao động chung (được đặctrưng bằng nguyên tắc bình quân) Điều này dẫn đến sự bình đẳng trong lao động
và hưởng thụ, không ai có tài sản riêng, không có người giàu, kẻ nghèo, không cótình trạng người nào chiếm đoạt tài sản của người kia Xã hội chưa phân chia
thành giai cấp và không có đấu tranh giai cấp
* Cơ sở xã hội: Tế bào của xã hội không phải là gia đình mà là thị tộc.
Thị tộc được tổ chức theo huyết thống, nền tảng vật chất là kinh tế tập thể vàquyền sở hữu công cộng.Ở giai đoạn đầu, do những điều kiện về KT-XH và hônnhân phụ thuộc vào địa vị chủ đạo của người phụ nữ nên các thị tộc được tổ chức
Trang 4theo chế độ mẫu hệ Dần dần, sự phát triển của nền KT-XH đã tác động làm thayđổi quan hệ trong hôn nhân, địa vị của người phụ nữ trong thị tộc cũng thay đổi.người đàn ông giữ vai trò chủ đạo trong đời sống thị tộc và chế độ mẫu hệ đãchuyển thành chế độ phụ hệ.
Ở thời kỳ này đã có sự phân công lao động nhưng mới là sự phân công laođộng tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà, giữa người già và trẻ nhỏ để thực hiện cácloại công việc khác nhau chứ chưa mang tính chất xã hội (phân công lao động theolứa tuổi và giới tính)
Tóm lại: Công hữu TLSX+SPLĐ → Mọi người đều bình đẳng
NSSX kém → Không có sản phẩm dư thừa →
Không có tư hữu →Không có phân chia giai cấp + đấu tranh giai cấp →
Không có Nhà nước.
* Quyền lực và các qui phạm xã hội trong chế độ CSNT
Quyền lực thị tộc: Trong xã hội CSNT đã có quyền lực nhưng đó là thứ
quyền lực xã hội được tổ chức và thực hiện dựa trên cơ sở của những nguyên tắcdân chủ thực sự Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích cho cảcộng đồng được thực hiện thông qua thiết chế tự quản của người dân với các cơquan quản lý gồm có Hội đồng thị tộc, Tù trưởng và các thủ lĩnh quân sự ( Quyềnlực công cộng)
+ Hội đồng thị tộc: là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, trong đó thành
viên là tất cả mọi người lớn tuổi không phân biệt đàn ông hay đàn bà HĐTT cóquyền quyết định tất cả các vấn đề quan trọng của thị tộc (tổ chức lao động sảnxuất, tiến hành chiến tranh, tổ chức các nghi lễ tôn giáo, giải quyết tranh chấp nộibộ ) Các quyết định của HĐTT thể hiện ý chí chung và có tính bắt buộc chungđối với mọi thành viên trong thị tộc Mặc dù trong thị tộc chưa có các tổ chứccưỡng chế đặc biệt như: Toà án, cảnh sát nhưng quyền lực xã hội có hiệu lực rấtcao và đã thể hiện tính cưỡng chế mạnh mẽ
HĐTT bầu ra những người đứng đầu thị tộc như tù trưởng, thủ lĩnh quânsự để thực hiện quyền lực và quản lý những công việc chung Những người này
có quyền lực rất lớn nhưng quyền lực của họ hoàn toàn không dựa vào bộ máycưỡng chế đặc biệt mà dựa vào tập thể cộng đồng, trên cơ sở uy tín cá nhân, sự tínnhiệm và sự ủng hộ của các thành viên trong thị tộc Những người đứng đầu thịtộc không có một đặc quyền, đặc lợi nào so với các thành viên khác Họ có thể bịbãi miễn bất cứ lúc nào nếu uy tín không còn và không được tập thể cộng đồngủng hộ nữa
Qui phạm xã hội: Trong xã hội CSNT, chưa có pháp luật nhưng đã tồn tại
những qui tắc xử sự chung thống nhất – đó là các qui phạm xã hội thể hiện ý chíchung của tất cả mọi thành viên trong xã hội bao gồm các tập quán và tín điều tôngiáo
Tập quán luôn gắn liền với các qui phạm đạo đức và tôn giáo và nhiều khi
đồng nhất với chúng Do nhu cầu khách quan của xã hội cần có một trật tự, trong
đó các thành viên phải tuân thủ những chuẩn mực chung, thống nhất phù hợp vớinhững điều kiện của xã hội và lợi ích của tập thể, các tập quán đã dần dần được
Trang 5hình thành một cách tự phát, dần dần được xã hội chấp nhận và trở thành nhữngqui tắc xử sự chung mang tính chất đạo đức của xã hội Do trình độ nhận thức thấpkém của con người, nhiều tín điều tôn giáo cũng được mọi người chấp nhận vànhiều khi được coi là những chuẩn mực tuyệt đối thiêng liêng cho xử sự của conngười, vì vậy được mọi nguời tuân theo một cách tự nguyện Việc tuân theo cácquy tắc xử sự đó dường như đã trở thành thói quen của các thành viên do đóQPXH có tính cưỡng chế mạnh mẽ, các cá nhân vi phạm có thể phải chịu các biênpháp cưỡng chế khắc nghiệt (dẫn chứng)
SƠ ĐỒ TÓM TĂT
Tập quán: thói quen xử sự của mọi người được xã hội chấp nhận được lưu truyền qua nhiều thế hệ trở thành chuẩn mực, qui tắc
xử sự chung.
Tập quán: XH sáng tạo ra mọi người chấp nhận
Tín điều: chuẩn mực thiêng liêng cho xử sự của con người
* Mối quan hệ giữa thị tộc – bào tộc - bộ lạc
Thị tộc là tổ chức tế bào cơ sở của xã hội CSNT, là một cộng đồng xã hội
độc lập Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, do nhiều yếu tố khác nhau tácđộng (chế độ ngoại tộc hôn) đã đòi hỏi các thị tộc phải mở rộng các quan hệ vớicác thị tộc khác dẫn đến sự xuất hiện các bào tộc và bộ lạc
Bào tộc là một liên minh bao gồm nhiều thị tộc gộp lại Tổ chức quyền lực
của bào tộc tương tự như của thị tộc nhưng ở chừng mực nhất định sự tập trungquyền lực cao hơn Hội đồng bào tộc bao gồm các tù trưởng, thủ lĩnh quân sự (đãkhông phải là tất cả các thành viên của bào tộc) Mặc dù phần lớn các công việctrong bào tộc vẫn do hội nghị tất cả các thành viên của bào tộc quyết định nhưngtrong nhiều truờng hợp chỉ do hội đồng bào tộc quyết định
Bộ lạc bao gồm nhiều bào tộc có liên kết với nhau, tổ chức quyền lực tương
tự như thị tộc, bào tộc nhưng đã thể hiện mức độ tập trung quyền lực cao hơn Tuynhiên, quyền lực vẫn mang tính xã hội, chưa mang tính giai cấp
b Sự tan rã của chế độ CSNT và sự xuất hiện của Nhà nước
Xã hội thị tộc - bộ lạc không biết đến Nhà nước nhưng chính trong lòng nó
đã nảy sinh những tiền đề vật chất cho sự ra đời của Nhà nước Những nguyênnhân làm cho xã hội tan rã đồng thời là những nguyên nhân làm xuất hiện Nhànước
Đóng vai trò quan trọng trong việc làm tan rã chế độ cộng sản nguyên thủy,chuyển chế độ cộng sản nguyên thủy lên một hình thái KT-XH mới cao hơn đó là
ba lần phân công lao động xã hội, mỗi lần tạo ra những tiền đề mới dẫn đến sự tan
rã của xã hội cộng sản nguyên thủy
* Lần thứ nhất: nghề chăn nuôi phát triển mạnh đã tách ra khỏi trồng
trọt trở thành một ngành kinh tế độc lập
Hệ quả:
- Sự xuất hiện tài sản tư hữu: Việc con người thuần dưỡng được động vật,
hình thành nên đàn gia súc và trở thành nguồn tích lũy quan trọng, là mầm móngcủa chế độ tư hữu Ngành trồng trọt cũng có những bước phát triển mới, năng suất
Trang 6lao động tăng nhanh, sản phẩm làm ra càng nhiều Con người đã tạo ra nhiều củacải hơn mức cần thiết để duy trì cuộc sống của chính bản thân họ Do đó đã xuấthiện những sản phẩm dư thừa và phát sinh khả năng chiếm đoạt những sản phẩm
dư thừa ấy, chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội đã phân chia thành kẻ giàu ngườinghèo
- Do sự phát triển mạnh mẽ của nghề chăn nuôi và trồng trọt một nhu cầumới đã nảy sinh: nhu cầu về sức lao động Vì vậy, trước kia những tù binh bị bắttrong chiến tranh thường bị giết chết thì nay được giữ lại làm nô lệ để bóc lộc sức
lao động, kết cấu xã hội phân chia thành chủ nô và nô lệ.
- Chế độ tư hữu xuất hiện đã làm thay đổi chế độ hôn nhân: chế độ hônnhân một vợ một chồng thay thế cho chế độ quần hôn; đã xuất hiện chế độ giatrưởng đặc trưng bằng vai trò tuyệt đối và quyền lực vô hạn của người chồng trong
gia đình - “Gia đình cá thể đã trở thành một lực lượng đang đe dọa thị tộc” Bởi
lẽ, đại gia đình phụ quyền đã được phân thành nhiều gia đình nhỏ chỉ bao gồm vợchồng và con cái Mỗi gia đình nhỏ ấy là một đơn vị kinh tế có tài sản riêng (công
cụ sản xuất, tư liệu lao động) và những thứ ấy được truyền lại cho con cái từ đờinày sang đời khác, càng củng cố thêm chế độ tư hữu
* Lần thứ 2: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
Việc tìm ra kim loại và chế tạo công cụ lao động bằng kim loại đã nâng caonăng suất lao động, nghề chế tạo đồ kim loại, nghề dệt, nghề gốm phát triển
Hệ quả:
- Xã hội hóa tầng lớp nô lệ Sự tăng trưởng không ngừng của sản phẩm lao
động đã nâng cao giá trị sức lao động của con người Sau lần phân công lao độngthứ nhất, nô lệ đã ra đời nhưng còn tính chất lẻ tẻ, thì ngày nay càng phát triển vàtrở thành một lực lượng lao động phổ biến
- Đã đẩy nhanh quá trình phân hóa xã hội làm cho sự phân biệt giữa kẻ giàu
và ngưòi nghèo, giữa chủ nô và nô lệ ngày càng sâu sắc, mâu thuẫn giai cấp càngtăng
* Lần thứ 3: Buôn bán phát triển và thương nghiệp xuất hiện
Hệ quả:
- Đây là lần phân công lao động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết
định Sự phân công này làm nảy sinh ra một giai cấp mà ịch sử không hề biết đến
trước đó là giai cấp thương nhân: " Giai cấp này tuy không tham gia sản xuất một
tý nào, nhưng lại chiếm toàn bộ quyền lãnh đạo sản xuất và bắt những người sản xuất phụ thuộc vào mình về mặt kinh tế và bóc lột cả hai”- một giai cấp mà lịch
sử loài người trước đó chưa hề biết đến
- Hoàn thiện chế độ tư hữu Xã hội phân hóa thành các giai cấp có lợi ích đối
Trang 7rất đông cùng với sự cưỡng bức và bóc lột ngày càng nặng nề của giai cấp chủ nôđối với họ; sự phân hóa giữa chủ nô và nô lệ càng thêm sâu sắc.
⇒ KẾT LUẬN: Qua 3 lần phân công lao động xã hội đã làm cho nền KT-XH có
sự chuyển biến sâu sắc:
2 Xã hội
- Chế độ hôn nhân một vợ, một chồng làm cho gia đình nhỏ tách khỏi giađình lớn, hình thành các đơn vị kinh tế độc lập, có tài sản riêng, tự tiến hành sảnxuất
- Những hoạt động thương nghiệp, sự thay đổi nghề nghiệp và sự nhượngquyền sở hữu đất đai đã đòi hỏi phải di động và thay đổi chỗ ở, phá vỡ cuộc sống
định cư của thị tộc (các thành viên của thị tộc, bộ lạc phải cùng chung sống trên
một lãnh thổ mà chỉ mình họ cư trú mà thôi).
- Trong xã hội hình thành giai cấp thống trị (chủ nô: quý tộc thị tộc trongcông xã, bộ lạc; thương nhân; tăng lữ) có quyền và lợi ích mâu thuẫn sâu sắc vớigiai cấp bị trị (bình dân, nô lệ), không thể điều hòa được
Tất cả những yếu tố trên đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, phá vỡ tính chấtkhép kín của thị tộc Tổ chức thị tộc với hệ thống quản lý trước đây trở nên bấtlực, không còn phù hợp Để điều hành, quản lý xã hội mới đòi hỏi phải có một tổchức mới khác trước về chất Tổ chức đó chỉ đại diện cho quyền lợi của giai cấpnắm ưu thế về chính trị, nhằm thực hiện sự thống trị giai cấp, dập tắt sự xung độtcông khai hoặc cùng lắm là giữ cho chúng ở trong vòng trật tự, tổ chức đó là Nhànước
Như vậy, Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ CSNT Tiền đềkinh tế cho sự xuất hiện của Nhà nước là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tài sảntrong xã hội Tiền đề kinh tế là cơ sở vật chất tạo ra tiền đề xã hội cho sự ra đờicủa Nhà nước - đó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp mà lợi ích cơ bản giữacác giai cấp và tầng lớp này là hoàn toàn đối kháng với nhau đến mức không thểđiều hòa được Do vậy, Nhà nước là một hiện tượng thuộc về bản chất của xã hội
có giai cấp
Qúa trình hình thành Nhà nước có thể được tóm tắt bằng giản đồ sau:
Sự phát triển của LLSX → KT phát triển và có sự phân công lao động xã hội
→ Sự xuất hiện của cải dư thừa và chế độ tư hữu → Sự hình thành giai cấp →
Mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hòa được → Nhà nước ra đời.
Ở Việt Nam, Nhà nước xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN Cũngnhư các Nhà nước phương Đông khác, sự phân chia giai cấp trong xã hội cổ ViệtNam chưa đến mức gay gắt Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, nhu cầu xây dựng,quản lý những công trình trị thuỷ đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp và tổ chức
Trang 8lực lượng chống giặc ngoại xâm đã thúc đẩy quá trình liên kết các tộc người vàhoàn thiện bộ máy quản lý Kết quả này đã cho ra đời Nhà nước Việt Nam đầu tiên
- Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng
II BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC
1 Tính giai cấp của Nhà nước
Xuất phát từ việc nghiên cứu nguồn gốc của Nhà nước, các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác – Lênin đi đến kết luận: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện
của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được” Nghĩa là Nhà nước chỉ
sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao giờ cũng thể hiện bản chất giaicấp sâu sắc Bản chất đó thể hiện trước hết ở chỗ Nhà nước là một bộ máy cưỡngchế đặc biệt nằm trong tay của giai cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất để duytrì sự thống trị giai cấp
Trong xã hội có giai cấp, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác
đều thể hiện dưới 3 loại quyền lực: quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế và quyền
lực tư tưởng, trong đó quyền lực kinh tế giữ vai trò quyết định, là cơ sở để đảm
bảo cho sự thống trị giai cấp Quyền lực kinh tế có ý nghĩa quan trọng vì nó tạo racho người chủ sở hữu khả năng có thể bắt người bị bóc lột phải phụ thuộc về mặtkinh tế Nhưng bản thân quyền lực kinh tế không thể duy trì được các quan hệ bóclột Vì vậy, cần phải có Nhà nước, một bộ máy cưỡng chế đặc biệt, để củng cốquyền lực của giai cấp thống trị về kinh tế và để đàn áp sự phản kháng của các giaicấp bị bóc lột Nhờ có Nhà nước mà giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấpthống trị về chính trị Nói cách khác, giai cấp thống trị đó trở thành chủ thể củaquyền lực kinh tế và quyền lực chính trị
Nhà nước là một bộ máy quyền lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để đàn
áp các giai cấp đối địch Với ý nghĩa đó, Nhà nước chính là một tổ chức đặc biệtcủa quyền lực chính trị giai cấp thống trị sử dụng Nhà nước để tổ chức và thựchiện quyền lực chính trị của giai cấp mình Thông qua Nhà nước, ý chí của giaicấp thống trị được thể hiện một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hóa thành
ý chí của Nhà nước và do đó buộc các giai cấp khác phải tuân theo trật tự phù hợpvới lợi ích giai cấp thống trị Làm như vậy, giai cấp thống trị đã thực hiện sựchuyên chính của giai cấp mình đối với giai cấp khác Công cụ chủ yếu để thựchiện sự chuyên chính giai cấp là Nhà nước, một bộ máy do giai cấp thống trị tổchức ra
Nắm quyền lực về kinh tế và chính trị, giai cấp thống trị cũng bằng conđường Nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưỏngthống trị trong XH, buộc các giai cấp khác phải phụ thuộc mình về mặt tư tưởng
Nhà nước là công cụ sắc bén nhất thể hiện và thực hiện ý chí của giai cấpcầm quyền Nó củng cố và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xãhội Do vậy, Nhà nước bao giờ cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc Trong cácNhà nước bóc lột, Nhà nước là bộ máy đặc biệt nhằm duy trì sự thống trị về kinh
tế, chính trị, tư tưởng của thiểu số giai cấp bóc lột với đông đảo quần chúng laođộng, thực hiện nền chuyên chính của giai cấp bóc lột Trong Nhà nước XHCN,Nhà nước là bộ máy để củng cố địa vị thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp công
Trang 9nhân và nhân dân lao động, bảo vệ sự thống trị của đa số với thiểu số giai cấp bóclột đã bị lật đổ.
2 Vai trò xã hội của Nhà nước
Vai trò xã hội và giá trị xã hội của Nhà nước thể hiện ở chỗ: Nhà nước giảiquyết các công việc mang tính xã hội, phục vụ lợi ích chung của xã hội, đặc biệttrong thời đại ngày nay như: xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, trường học,bệnh viện, công viên, đường sá; bảo vệ môi trường, phòng và chống các dịch bệnh(Bệnh cúm gà H5N1 – 2004-2006); chính sách giúp đỡ người nghèo (Chươngtrình “Nối vòng tay lớn”, “Tháng hành động vì người nghèo”) Do vậy, Nhà nước
là một tổ chức quyền lực công, là phương thức tổ chức và bảo đảm các lợi íchchung của xã hội
Điều đó nói lên rằng, Nhà nước là một hiện tượng phức tạp và đa dạng, nóvừa mang bản chất giai cấp lại vừa mang tính xã hội
3 Các dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước
- Thứ nhất, Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt, không
còn hòa nhập với dân cư nữa; chủ thể của quyền lực này là giai cấp thống trị về
kinh tế và chính trị Để thực hiện quyền lực này và để quản lý xã hội, Nhà nước cómột lớp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý; họ tham gia vào các cơ quanNhà nước và hình thành một bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thốngtrị
- Thứ hai, Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ,
không phụ thuộc vào huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính (khác với tổ chức
Thị tộc tập hợp các thành viên của mình theo dấu hiệu huyết thống).Việc phânchia này dẫn đến hình thành các cơ quan quản lý của từng đơn vị hành chính lãnhthổ Không một tổ chức xã hội nào trong xã hội có giai cấp lại không có lãnh thổriêng của mình, lãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước Mọi Nhà nước đều
có lãnh thổ riêng của mình để cai trị hay quản lý, mọi Nhà nước đều chia lãnh thổthành các đơn vị hành chính như tỉnh, huyện, xã Do có dấu hiệu về lãnh thổ màxuất hiện chế định quốc tịch - chế định quy định sự lệ thuộc của một công dân vàomột Nhà nước và một vùng lãnh thổ nhất định; thông qua đó Nhà nước thiết lậpquan hệ với công dân của mình
- Thứ ba, Nhà nước có chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia mang nội
dung chính trị pháp lý, nó thể hiện ở quyền tự quyết của Nhà nước về mọi chínhsách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc vào bất kì một quốc gia nào khác Chủquyền quốc gia là một thuộc tính không tách rời Nhà nước, có tính tối cao với đấtnước, các tổ chức và dân cư Dấu hiệu chủ quyền Nhà nước còn thể hiện sự độclập, bình đẳng giữa các quốc gia với nhau dù đó là quốc gia lớn hay nhỏ
- Thứ tư, Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc
đối với mọi công dân Với tư cách là người đại diện chính thức của toàn xã hội,
Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo thực hiện,
có thể cả bằng sức mạnh cưỡng chế Pháp luật do Nhà nước ban hành, nên nó cótính chất bắt buộc chung, mọi người đều phải tôn trọng pháp luật
Trang 10Nhà nước và pháp luật có mối liên hệ phụ thuộc: không thể có Nhà nước
mà thiếu pháp luật và ngược lại
- Thứ năm, Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới các
hình thức bắt buộc, với số lượng và thời hạn ấn định trước Sở dĩ Nhà nước phải
đặt ra các loại thuế vì bộ máy của Nhà nước bao gồm một lớp người đặc biệt, táchkhỏi lao động sản xuất để thực hiện chức năng quản lý, bộ máy đó phải được nuôidưỡng bằng nguồn tài chính lấy từ khu vực sản xuất trực tiếp Thiếu thuế bộ máy
đó không thể tồn tại được Nhưng mặt khác, chỉ có Nhà nước mới có đặc quyềnđặt ra các loại thuế và thu thuế, vì Nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đạibiểu chính thức của toàn xã hội
Những đặc điểm trên đã nói lên sự khác nhau giữa Nhà nước với các tổchức chính trị - xã hội khác đồng thời cũng phản ánh vị trí và vai trò của Nhà nướctrong xã hội có giai cấp: là một tổ chức đặc biệt, giữ vị trí trung tâm của hệ thốngchính trị, có thể tác động một cách toàn diện, mạnh mẽ và hiệu quả với đời sống
xã hội, thể hiện lợi ích giai cấp thống trị một cách tập trung nhất
* Từ việc xem xét nguồn gốc, bản chất và các đặc trưng của Nhà nước cóthể đưa ra định nghĩa về Nhà nước như sau:
“Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội nhằm thể hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng (của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCS trong XHCN)"
III CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ
1 Khái niệm kiểu Nhà nước
Lịch sử xã hội loài người cho đến nay đã trải qua năm hình thái KT-XHtrong đó có bốn hình thái KT-XH có giai cấp là: Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tưbản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa Tương ứng với bốn hình thái KT-XH đó, cóbốn kiểu Nhà nước:
- Kiểu Nhà nước chiếm hữu nô lệ
- Kiểu Nhà nước phong kiến
- Kiểu Nhà nước tư sản
- Kiểu Nhà nước XHCN
Riêng ở thời kỳ CSNT, do chưa có sự xuất hiện và tồn tại Nhà nước nênchưa có chưa có kiểu Nhà nước
Vậy: Kiểu Nhà nước là tổng thể các dấu hiệu cơ bản của Nhà nước thể
hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của Nhà nước trong một hình thái KT-XH nhất định.
2 Đặc điểm của kiểu Nhà nước
- Các kiểu Nhà nước Chủ nô, Phong kiến, Tư sản tuy có những đặc điểmriêng về bản chất, nội dung, chức năng, vai trò xã hội nhưng nhìn chung chúng đều
là “Nhà nước theo đúng nghĩa”:
+ Là kiểu Nhà nước bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu
về Tư liệu sản xuất (chỉ khác nhau ở giai cấp nào tư hữu)
Trang 11+ Là công cụ để duy trì và bảo vệ sự thống trị của giai cấp bóc lột đối vớiđông đảo quần chúng nhân dân lao động Cả ba giai cấp đều đại diện cho thiểu sốbóc lột.
+ Cả ba kiểu Nhà nước này đều duy trì, củng cố quan hệ bóc lột, làm chocác quan hệ đó ngày càng trở nên hoàn thiện
So với ba kiểu Nhà nước trên, Nhà nước XHCN là kiểu Nhà nước mới vớibản chất khác hơn cả và là kiểu Nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loàingười, theo Lênin đây không còn Nhà nước theo nguyên nghĩa của nó nữa mà là
“Nhà nước nửa Nhà nước”, thể hiện:
+ Nhà nước XHCN thiết lập chế độ công hữu về TLSX và bảo vệ nó
+ Nhà nước XHCN là Nhà nước của đại đa số nhân dân lao động trong xãhội (thể hiện ngay trong Điều 2 Hiến pháp1992)
+ Nhà nước XHCN hạn chế và dần dần đi đến xoá bỏ quan hệ bóc lột, xâydựng một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái, tất cả vì giá trị con người
Như vậy, kiểu Nhà nước là một phạm trù tổng hợp, nó giúp chúng ta tìm hiểumột cách sâu sắc bản chất, chức năng, vai trò xã hội của các Nhà nước trong cáchình thái KT-XH khác nhau, chỉ ra các điều kiện tồn tại và xu hướng phát triển củachúng trong lịch sử
* Sự thay đổi kiểu Nhà nước này bằng kiểu Nhà nước khác mới hơn, tiến bộhơn là một quá trình lịch sử tự nhiên Quá trình đó có mấy đặc điểm sau:
1 Mang tính tất yếu khách quan: Tới một giai đoạn phát triển nào đó, các lực
lượng sản xuất vật chất của xã hội sẽ mâu thuẫn với những QHSX hiện có⇒Từchỗ là những hình thức của các LLSX, những quan hệ ấy trở thành những xiềngxích của các LLSX Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc CMXH Cơ sở kinh tếthay đổi thì tất cả kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanhchóng
2 Được thực hiện bằng một cuộc CMXH: các giai cấp thống trị đại diện cho
PTSX cũ không bao giờ tự nguyện rời bỏ Nhà nước của mình, do vậy, giai cấp đạidiện cho PTSX mới phải tiến hành cuộc CMXH đấu tranh với giai cấp thống trịtrước đó
Kiểu Nhà nước sau bao giờ cũng tiến bộ và hoàn thiện hơn kiểu Nhà nướctrước, bởi vì nó dựa trên PTSX mới và thúc đẩy sự phát triển của phương thức đó
IV HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
* Khái niệm: Hình thức Nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực Nhà
nước và những phương pháp để tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước Hình thức Nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ 3 yếu tố:
- Hình thức chính thể
- Hình thức cấu trúc Nhà nước
- Chế độ chính trị.
1 Hình thức chính thể
- Khái niệm: Hình thức chính thể là cách thức tổ chức các cơ quan quyền
lực tối cao của Nhà nước, cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ giữa chúng; mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập cơ quan này.
Trang 12- Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản:
a) Chính thể quân chủ: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của Nhà
nước tập trung toàn bộ (hay một phần) vào trong tay người đứng đầu Nhà nướctheo nguyên tắc thừa kế, thế tập (Vua, Hoàng đế, Nữ hoàng, Quốc vương…).Với việc tập trung quyền lực tối cao của Nhà nước một phần hay toàn bộ vàotrong tay người đứng đầu Nhà nước theo nguyên tắc truyền ngôi mà chính thểquân chủ có 2 biến dạng: Quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế
* Chính thể Quân chủ tuyệt đối: Ở các quốc gia theo hình thức này thì hoàng
đế là người đứng đầu Nhà nước có quyền lực vô hạn Các quyền lập pháp, hànhpháp, tư pháp tối cao đều nằm trong tay hoàng đế Hình thức này chủ yếu tồn tạitrong hai kiểu Nhà nước đầu tiên là Nhà nước Chủ nô và Nhà nước Phong kiến(Vd: Nhà nước Phong kiến Việt Nam) Hiện nay trên thế giới có bốn nước theohình thức chính thể này là: Ả-rập-xê-út; Brunây, Ôman và Vaticăn
* Chính thể quân chủ hạn chế (Quân chủ lập hiến): Người đứng đầu Nhà
nước hình thành bằng con đường truyền ngôi chỉ nắm một phần quyền lực tối cao,bên cạnh họ còn có các cơ quan Nhà nước hình thành bằng con đường bầu cử chia
sẻ quyền lực Nhà nước với họ Ví dụ: Trong các Nhà nước Tư sản có chính thểquân chủ hạn chế, Nghị viện nắm quyền lập pháp, Chính phủ nắm quyền hànhpháp và quyền tư pháp thuộc về Toà án Hoàng đế là nguyên thủ quốc gia nhưngkhông có thực quyền, thông thường chỉ đại diện cho truyền thống và tình đoàn kếtdân tộc (Đã có Vua thì không có Hiến pháp, đã có Hiến pháp thì Vua không cóthực quyền, do đó Hiến pháp là công cụ hạn chế quyền lực của Vua)
Phụ thuộc vào sự hạn chế đó, người ta phân biệt hai loại: Quân chủ nhịnguyên và Quân chủ đại nghị
+ Quân chủ nhị nguyên: Là tính song phương quyền lực của Vua và Nghị
viện (tồn tại vào cuối thế kỷ XIX ở Đức, Nhật, hiện nay chính thể này không cònnữa) Theo hình thức chính thể này thì:
+ Nghị viện nắm quyền lập pháp
+ Vua đứng đầu cơ quan hành pháp
+ Hệ thống Toà án chịu ảnh hưởng trực tiếp của Vua
+ Vua có quyền can thiệp đến quyền Lập pháp của Nghị viện thông quaquyền Vectơ (quyền phủ quyết các đạo luật đã được Nghị viện thông qua)
+ Quân chủ đại nghị: là hình thức chính thể phổ biến hiện nay trong các
Nhà nước tư sản thậm chí ngay cả trong Nhà nước tư sản phát triển (Anh, Hà Lan,
Bỉ, Thụy Điển, Nauy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Nhật Bản) Ở các quốc gia theohình thức chính thể này thì:
+ Vua là nguyên thủ quốc gia, thay mặt cho Nhà nước về đối nội, đối ngoạinhưng không có thực quyền, chỉ là hình thức, không đóng vai trò gì đáng kể trong
hệ thống chính trị, chỉ được coi như chế định tiềm tàng trong trường hợp có khủnghoảng chính trị (VD: Tây Ban Nha)
+ Nghị viện nắm quyền lập pháp
+ Chính phủ nắm quyền hành pháp, đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng donguyên thủ quốc gia bổ nhiệm theo nguyên tắc Đảng nào chiếm đa số ghế trong
Trang 13Nghị viện thì có thể đứng ra thành lập Chính phủ và đương nhiên thủ lĩnh củaĐảng đó được bổ nhiệm làm Thủ tướng.
+ Thành viên Chính phủ do Thủ tướng đề xuất, Nguyên thủ quốc gia bổnhiệm và phải được Nghị viện thông qua; Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghịviện chứ không chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốc gia
+ Trong trường hợp bất tín nhiệm Chính phủ, Nghị viện có thể giải tánChính phủ và thành lập Chính phủ mới Ngược lại, Chính phủ có thể lật đổ Nghịviện trước thời hạn, giải tán Nghị viện và vận động bầu Nghị viện mới
b) Chính thể Cộng hoà: là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao
của Nhà nước thuộc về những cơ quan đại diện được bầu ra trong những thời hạnnhất định Hình thức chính thể cộng hoà là hình thức phổ biến hơn cả ở các nước
tư bản phát triển hiện nay Ở đây, mọi tàn tích của chính thể quân chủ bị xoá bỏ.Chính thể Cộng hoà là hình thức cai trị tiến bộ và dân chủ hơn so với chính thểquân chủ
Có hai loại hình thức chính thể cộng hoà:
1.Chính thể Cộng hoà quý tộc: Chỉ có giai cấp quý tộc mới có quyền bầu
cử thành lập cơ quan Nhà nước Tiêu biểu của hình thức này ở thời kỳ Nhà nướcChủ nô có: Nhà nước Spác cổ đại (Thế kỷVII – IV TCN) và ở Nhà nước La Mã cổđại (Thế kỷ V – II TCN) Trong Nhà nước Spác và La Mã cổ đại, quyền lực Nhànước (chủ yếu là quyền lập pháp) nằm trong tay một Hội đồng quý tộc mà thànhviên là các quý tộc giàu sang được bầu ra và được giữ chức vụ suốt đời (Hội đồngtrưởng lão Spác - 28 trưởng lão và 2 vua, trưởng lão là người từ 60 tuổi trở lênđược tuyển chọn trong hàng ngũ những quý tộc danh vọng; Viện nguyên lão LaMã) Bên cạnh đó, có một số cơ quan thực hiện chức năng hành pháp, giám sát vàxét xử Các cơ quan này đều được thành lập qua bầu cử Đại hội nhân dân (thànhviên là tất cả những người đàn ông đến tuổi trưởng thành - 30 tuổi trở lên - trong
xã hội) vẫn tồn tại nhưng không có vai trò quan trọng Hoạt động của đại hội mangtính chất hình thức và thực tế bị đặt dưới sự chỉ đạo của Hội đồng các quý tộc
2.Chính thể cộng hoà dân chủ: Quyền bầu cử thuộc về công dân Tuy
nhiên, trên thực tế, chỉ trong Nhà nước DC XHCN, quyền bầu cử của nhân dânmới được thực hiện đầy đủ (nam, nữ 18 tuổi trở lên) Còn ở Nhà nước CHDC chủ
nô hay CHDC tư sản thì qui định này chỉ mang tính hình thức (VD: Chính thểCHDC chủ nô điển hình ở Aten (Thế kỷ V-IV TCN), trong các Nhà nước này côngdân là những người đàn ông tự do đến tuổi trưởng thành - 30 tuổi - trong xã hội).Như vậy, công dân chỉ chiếm 1/5 dân số, số còn lại là nô lệ không có quyền bầucử)
Trong Nhà nước tư sản, Chính thể cộng hoà chia làm ba loại:
Trang 14+ Nghị viện toàn quyền trong lĩnh vực lập pháp
+ Nghị viện không có quyền bất tín nhiệm Chính phủ và ngược lại, Chínhphủ không có quyền lật đổ Nghị viện trước thời hạn
+ Tổng thống có thể can thiệp đến quyền lập pháp của Nghị viện thông quaquyền Véctơ (quyền phủ quyết các đạo luật đã được Nghị viện thông qua)
+ Nghị viện có thể can thiệp vào công việc hành pháp của Chính phủ thôngqua việc phủ quyết hoặc phê chuẩn ngân sách hoạt động hàng năm của Chính phủ
- Cộng hòa đại nghị (Đức, Ấn Độ, Ý, Hungary, Singapore…): về cơ bản
chính thể cộng hòa đại nghị tương tự như chính thể quân chủ đại nghị, chỉ khácmột điểm cơ bản là: Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do Nghị viện bầu (trongchính thể quân chủ đại nghị, nguyên thủ quốc gia là Vua theo con đường truyềnngôi)
- Cộng hòa lưỡng tính (Nga, Pháp): vừa mang đặc điểm của cộng hòa tổng
thống, vừa mang đặc điểm của cộng hòa đại nghị
+ Đặc điểm của cộng hòa tổng thống: Tổng thống là nguyên thủ quốc gia,đồng thời là người lãnh đạo Chính phủ do nhân dân trực tiếp bầu
+ Đặc điểm của cộng hòa đại nghị: Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ,thành viên Chính phủ và Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm nhưng phải đượcNghị viện thông qua, như vậy Nghị viện thành lập Chính phủ
+ Chính phủ vừa phải chịu trách nhiệm trước Tổng thống, vừa phải chịutrách nhiệm trước Nghị viện
* Chính thể cộng hoà XHCN (CuBa, Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên):
tuân theo hai nguyên tắc cơ bản:
- Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhànước
- Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội
2 Hình thức cấu trúc Nhà nước.
- Khái niệm: Hình thức cấu trúc là sự tổ chức Nhà nước thành các đơn vị
hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận hợp thành Nhà nước, giữa cơ quan Nhà nước trung ương với cơ quan Nhà nước ở địa phương.
- Phân loại: Có hai hình thức cấu trúc Nhà nước chủ yếu là Nhà nước đơnnhất và Nhà nước liên bang
a) Nhà nước đơn nhất (Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào ):
- Là Nhà nước có chủ quyền quốc gia chung; Có lãnh thổ toàn vẹn, thốngnhất; các bộ phận hợp thành Nhà nước là các đơn vị hành chính - lãnh thổ, không
có chủ quyền quốc gia
- Có bộ máy Nhà nước thống nhất trong toàn quốc
- Có một hệ thống pháp luật thống nhất trong toàn quốc
b)Nhà nước liên bang: là Nhà nước gồm hai hay nhiều nước thành viên
hợp thành (Mỹ, Ấn Độ, Malayxia, Mêhico, Áo, Đức, Thụy Sỹ, Achentina, Canada,Nga )
Trang 15- Trong Nhà nước liên bang, không chỉ có liên bang có dấu hiệu chủ quyềnquốc gia mà các nước thành viên cũng có dấu hiệu chủ quyền quốc gia Tuy nhiên,quyền tự quyết được các nước thành viên trao lại cho Nhà nước liên bang Vì vậy,
họ không phải là chủ thể độc lập trong quan hệ quốc tế
- Trong Nhà nước liên bang tồn tại hai hệ thống cơ quan quyền lực, một chotoàn liên bang và một cho mỗi nước thành viên
- Tồn tại hai hệ thống pháp luật, một cho toàn liên bang, một cho mỗi bangthành viên
* Nhà nước liên minh: Là do sự liên kết tạm thời của các Nhà nước với
nhau nhằm thực hiện một số mục đích nhất định Sau khi đạt được mục đích đó,Nhà nước liên minh có thể tự giải tán hoặc có thể phát triển thành Nhà nước liênbang
VD: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, từ 1776- 1787 là Nhà nước liên minh, sau
đó trở thành Nhà nước liên bang; Đức trong thời kỳ 1815-1867 là Nhà nước liên minh Liên minh Châu Âu EU đuợc hợp thành từ 15 nước thành viên: Pháp, Đức,
Ý, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Lucxambua, Ailen, Áo, Hi Lạp, Scotlen và Anh.
Trong chế độ chính trị dân chủ, giai cấp thống trị thường sử dụng chủ yếuphương pháp giáo dục - thuyết phục Tuy nhiên, phương pháp dân chủ có nhiềudạng khác nhau, phụ thuộc vào bản chất của từng Nhà nước cụ thể, như: dân chủhình thức, dân chủ thực sự, dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi Ví dụ như chế độdân chủ trong Nhà nước tư sản là biểu hiện cao độ của chế độ dân chủ hình thức,còn chế độ dân chủ XHCN là dân chủ thực sự và rộng rãi
Trong chế độ chính trị phản dân chủ, giai cấp thống trị thường sử dụng cáchình thức, phương pháp mang nặng tính cưỡng chế, đỉnh cao của chế độ này là chế
độ độc tài, phát xít
Trang 16quan quyền lực Nhà nước thành đơn vị hành chính lãnh thổLà cách thức tổ chức Nhà Nước Là cách thức cai trị và thựchiện quyền lực
Đơn nhất Liên bang
Trang 17V CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
Bản chất, vai trò của Nhà nước được thể hiện trực tiếp trong nhiệm vụ vàchức năng của Nhà nước, vì thế khi tìm hiểu bản chất của Nhà nước, vai trò xã hộicủa Nhà nước phải thông qua việc xem xét các nhiệm vụ và chức năng của Nhànước
1 Nhiệm vụ của Nhà nước: là mục tiêu mà Nhà nước hướng tới, là những
vấn đề đặt ra mà Nhà nước cần giải quyết Nhiệm vụ của Nhà nước tuỳ thuộc vàobản chất và vai trò xã hội của Nhà nước, vào điều kiện lịch sử của mỗi quốc giaqua từng giai đoạn cụ thể
Nhiệm vụ của Nhà nước tuỳ thuộc vào nội dung tính chất được chia thành:nhiệm vụ chiến lược lâu dài, nhiệm vụ này hướng tới các mục đích chung, cơ bản
Ví dụ: nhiệm vụ xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền XHCN
Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược, lâu dài cần phải có những nhiệm vụ cụthể trong những khoảng thời gian nhất định.Ví dụ: nhiệm vụ công nghiệp hoá,hiện đại hóa đất nước phục vụ cho công cuộc xây dựng Nhà nước Việt Nam phápquyền XHCN
2 Chức năng của Nhà nước
a) Khái niệm: Chức năng của Nhà nước là những phương diện, loại hoạt
động cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước Nhànước
Chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiếtvới nhau Một nhiệm vụ của Nhà nước làm phát sinh một hoặc nhiều chức năng vàngược lại một chức năng của Nhà nước có thể nhằm thực hiện một hoặc nhiềunhiệm vụ
Chức năng của Nhà nước được quy định bởi bản chất của Nhà nước Chứcnăng của Nhà nước XHCN khác với chức năng của các Nhà nước bóc lột ở nộidung và hình thức thực hiện
Chức năng của Nhà nước được thực hiện bởi bộ máy Nhà nước Do đó, khinghiên cứu về vấn đề này cần phân biệt giữa chức năng của Nhà nước và chứcnăng của cơ quan Nhà nước Chức năng của Nhà nước như đã nêu, là nhữngphương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước mà mỗi cơ quan Nhà nước đều phảitham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau Chức năng của cơ quan Nhà nướcchỉ là những phương diện hoạt động của cơ quan đó nhằm góp phần thực hiệnchức năng chung của Nhà nước
b) Phân loại: Chức năng của Nhà nước có nhiều cách phân loại khác nhau.
Có thể phân loại chức năng của Nhà nước thành: các chức năng đối nội và cácchức năng đối ngoại; hoặc thành chức năng cơ bản và các chức năng không cơbản; hoặc thành các chức năng lâu dài và chức năng tạm thời
* Chức năng đối nội của Nhà nước là những phương diện hoạt động cơ bản
của Nhà nước trong nội bộ của đất nước, bao gồm:
- Tổ chức và quản lý nền kinh tế
- Tổ chức và quản lý nền văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ
- Giữ vững an ninh, chính trị, trấn áp sự phản kháng của giai cấp đối kháng
Trang 18- Bảo vệ trật tự pháp luật và quyền lợi của giai cấp cầm quyền
* Chức năng đối ngoại của Nhà nước là những hoạt động cơ bản của đất
nước với các quốc gia khác, dân tộc khác (VD: phòng thủ đất nước, chống sự xâmlược bên ngoài, thíêt lập các mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác)
Hai nhóm chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau, thực hiện tốt cácchức năng đối nội sẽ ảnh hưởng tốt chức năng đối ngoại, ngược lại, nếu thực hiệntốt chức năng đối ngoại cũng sẽ ảnh hưởng tốt tới việc thực hiện các chức năngđối nội, và cả hai đều hướng tới việc thực hiện những nhiệm vụ của đất nước VD:
để thực hiện tốt chức năng đảm bảo ổn định an ninh - chính trị, bảo vệ các quyền
tự do, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, thì Nhà nước ta phải phối hợp với các quốc giakhác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm quốc tế
VI BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1 Khái niệm:Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ
trung ương xuống đến địa phương, tổ chức và hoạt động trên những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
Các yếu tố hợp thành bộ máy Nhà nước là cơ quan Nhà nước bao gồm 3loại: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp
2 Đặc điểm: Cơ quan Nhà nước có các đặc điểm sau:
- Cơ quan Nhà nước là một tổ chức công quyền, có tính độc lập tương đốivới các cơ quan Nhà nước khác, một tổ chức cơ cấu bao gồm những cán bộ, côngchức được giao những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ vàchức năng của Nhà nước theo quy định của pháp luật
- Cơ quan Nhà nước mang quyền lực Nhà nước Đây là đặc điểm làm cho
cơ quan Nhà nước khác hẳn với các tổ chức khác Chỉ có cơ quan Nhà nước mới
có quyền nhân danh Nhà nước thực hiện quyền lực Nhà nước, giải quyết nhữngvấn đề quan hệ với công dân Mỗi cơ quan Nhà nước đều có thẩm quyền do phápluật quy định, đó là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà Nhà nước trao cho
để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ Yếu tố cơ bản của thẩm quyền là quyềnban hành những văn bản pháp luật có tính bắt buộc chung phải thực hiện đối vớinhững chủ thể liên quan
- Thẩm quyền của cơ quan Nhà nước có những giới hạn về không gian, thờigian và đối tượng chịu sự tác động Giới hạn này mang tính pháp lý vì nó đượcpháp luật quy định
- Mỗi cơ quan Nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng dopháp luật quy định
- Cơ quan Nhà nước chỉ hoạt động trong phạm vi thẩm quyền của mình vàtrong phạm vi đó, nó hoạt động độc lập, chủ động và chịu trách nhiệm về hoạtđộng của mình Cơ quan Nhà nước có quyền đồng thời có nghĩa vụ phải thực hiệncác quyền của mình Khi cơ quan Nhà nước không thực hiện quyền hoặc từ chốikhông thực hiện quyền được pháp luật quy định là vi phạm pháp luật
Trang 19Mỗi Nhà nước, phụ thuộc vào kiểu Nhà nước, hình thức chính thể nên cócách tổ chức bộ máy Nhà nước khác nhau Bộ máy Nhà nước được tổ chức rất đadạng, phong phú trên thực tế.
3 Hệ thống các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước gồm Quốc hội và Hội đồng nhândân các cấp
Các cơ quan quyền lực Nhà nước do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhân danhnhân dân để thể hiện và thực thi một cách thống nhất quyền lực, phải chịu tráchnhiệm và báo cáo trước nhân dân về mọi hoạt động của mình Các cơ quan Nhànước khác đều phải chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước
- Hệ thống cơ quan chấp hành (cơ quan quản lý Nhà nước) bao gồm: Chínhphủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, các
Sở, Phòng, Ban chức năng của UBND
- Hệ thống các cơ quan xét xử bao gồm: TAND tối cao, TAND tỉnh, thànhphố trực thuộc TW, TAND huyện, quận và tương đương, Tòa án quân sự các cấp
- Hệ thống cơ quan kiểm sát gồm có: VKSNDTC, VKSND tỉnh, thành phốtrực thuộc TW, VKSND huyện, quận và cấp tương đương, VKS quân sự các cấp
Ngoài bốn hệ thống cơ quan Nhà nước nói trên, trong tổ chức bộ máy Nhànước CHXHCN Việt Nam còn có Chủ tịch nước Chủ tịch nước hiện nay là cánhân, do Quốc hội bầu ra từ trong số đại biểu Quốc hội và đặt dưới sự giám sátcủa Quốc hội Chủ tịch nước hiện nay với tính chất là nguyên thủ quốc gia chỉthay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại
Trang 20CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
I NGUỒN GỐC CỦA PHÁP LUẬT
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng có cùng nguồn gốc, bản chất vàgắn bó hết sức mật thiết với nhau Những nguyên nhân làm phát sinh Nhà nướccũng chính là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật Đó là chế độ tưhữu về tài sản và sự phân hóa XH thành các giai cấp có lợi ích đối kháng nhaukhông thể điều hòa được
Trong lịch sử phát triển của loài người đã có thời kỳ không có pháp luật đó
là thời kỳ xã hội cộng sản nguyên thuỷ Song, như mọi xã hội khác, xã hội CSNTcũng cần trật tự để ổn định và phát triển Do nhu cầu khách quan đó mà đã xuấthiện các qui tắc xử sự chung Đó chính là các qui phạm xã hội (QPXH) bao gồmtập quán và tín điều tôn giáo Các tập quán và tín điều tôn giáo xuất hiện một cách
tự phát, theo thời gian dần dần được cộng đồng thị tộc, bộ lạc chấp nhận và chúngtrở thành những qui tắc xử sự chung mang tính đạo đức và xã hội
Các QPXH trong xã hội CSNT có những đặc điểm sau:
- Thể hiện ý chí chung, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng thị tộc, bộ lạc
- Được thực hiện một cách tự nguyện, trên cơ sở thói quen, niềm tin tựnhiên; dựa trên tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.Trong trường hợp chúng bị viphạm thì vẫn có sự cưỡng chế nhưng sự cưỡng chế đó do toàn thị tộc tổ chức thựchiện chứ không phải do một bộ máy đặc biệt được hình thành để thực hiện
(Thuyết phục: phương pháp cơ bản được áp dụng đối với người vi phạm Cưỡng
tư hữu và giai cấp
Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia thành các giai cấp thì các quiphạm đó không còn phù hợp nữa vì chúng thể hiện ý chí chung và bảo vệ lợi íchcủa mọi thành viên trong cộng đồng thị tộc, bộ lạc
Trong điều kiện mới, giai cấp thống trị lợi dụng địa vị xã hội của mình đãtìm cách vận dụng những tập quán có nội dung phù hợp với lợi ích của giai cấpmình, biến đổi chúng bằng con đường Nhà nước và nâng chúng lên thành cácQPPL Đây là cách thức hoặc nguồn gốc thứ nhất hình thành nên pháp luật, Ví dụ:Đạo luật 12 bảng của La Mã chính là kết quả của quá trình chuyển hóa các tậpquán thành các QPPL; Nhà nước Việt Nam suốt thời kỳ Hùng vương - An DươngVương chưa có pháp luật thành văn, hình thức của pháp luật lúc bấy giờ chủ yếu làtập quán pháp
Bên cạnh đó các Nhà nước đã nhanh chóng ban hành các văn bản pháp luật.Bởi lẽ, nếu chỉ dùng các tập quán đã chuyển hoá để điều chỉnh các quan hệ xã hộithì sẽ có rất nhiều các quan hệ xã hội mới phát sinh trong xã hội không được điềuchỉnh (VD: Quan hệ giũa chủ nô - nô lệ, quan hệ trao đổi - mua bán ) Vì vậy để
Trang 21đáp ứng nhu cầu này hoạt động xây dựng pháp luật của các Nhà nước đã ra đời.Hoạt động này lúc đầu còn đơn giản, nhiều khi chỉ là các quyết định của các cơ
quan tư pháp, hành chính (Tiền lệ pháp: áp dụng đối với trường hợp chưa có qui
tắc tập quán được hình thành từ trước đó và do Nhà nước chưa đủ khả năng để ban hành những qui định cụ thể để áp dụng nên các cơ quan hành pháp dựa vào lợi ích của giai cấp và năng lực của cá nhân của mình để đưa ra phán xét; dần dà những phán xét tốt trở thành khuôn mẫu cho các cơ quan khác áp dụng giải quyết
và được gọi là tiền lệ pháp); sau dần trở nên hoàn thiện cùng với sự phát triển và
hoàn hiện của bộ máy Nhà nước (Văn bản pháp luật: giai đoạn phát triển cao
hơn của xã hội, giai đoạn có chữ viết, các văn bản gồm những qui tắc xử sự trướcđây thể hiện dưới dạng bất thành văn thì nay được thể hiện dưới dạng VBPL bằngchữ viết Điển hình của hình thức này là những văn bản của Nhà nước chủ nô: đạoluật Hamurabi, Manu )
* VBPL có những đặc điểm khác với QPXH thời nguyên thủy như sau:
Qui phạm xã hội trong XHCSNT Văn bản qui phạm pháp luật
Thể hiện ý chí chung, bảo vệ lợi ích
chung của cộng đồng thị tộc, bộ lạc
- Thể hiện ý chí giai cấp thốngtrị chiếm thiểu số trong xã hội chứ khôngthể hiện ý chí của đa số dân cư hoặc toàn
- Có tính bắt buộc chung
Được thực hiện một cách tự nguyện,
trên cơ sở thói quen, niềm tin tự
nhiên; dựa trên tinh thần hợp tác giúp
đỡ lẫn nhau
- Được đảm bảo thực hiệnbằng Nhà nước - chủ yếu cưỡng chế bởimột bộ máy đặc biệt, chuyên nghiệp
Như vậy pháp luật được hình thành bằng hai con đường:
Thứ nhất, Nhà nước cải cách hay thừa nhận các quy phạm xã hội phong tục, tập quán chuyển chúng thành pháp luật;
Thứ hai, bằng hoạt động sáng tạo pháp luật của Nhà nước thông quaviệc ban hành các VBQP; thừa nhận các tiền lệ pháp hay án lệ của Tòa án
Trang 22BẢNG 2: SƠ ĐỒ VỀ CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH CỦA PHÁP LUẬT
Ban hành các VBQPPL Thừa nhận các tiền lệ hoặc các án lệ của tòa án
Tòa tòa án
Trang 23II BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT
1 Tính giai cấp của pháp luật
Bản chất của pháp luật cũng giống như Nhà nước là tính giai cấp của nó,không có “pháp luật tự nhiên hay “pháp luật không có tính giai cấp" Tính giai cấpcủa pháp luật trước hết ở chỗ,:
- Pháp luật phản ánh ý chí Nhà nước của giai cấp thống trị, nội dung
của ý chí đó được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị.Nhờ nắm trong tay quyền lực Nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước
để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung thống nhất, hợp pháp hoá ýchí của Nhà nước, được Nhà nước bảo hộ thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước
- Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh của pháp luật Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các
giai cấp, tầng lớp trong xã hội Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặtgiai cấp các QHXH (quan hệ xã hội), nhằm hướng các QHXH phát triển theo mộttrật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấpthống trị Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giaicấp
- Bất kỳ kiểu pháp luật nào cũng mang tính giai cấp nhưng mỗi kiểu lại
có những cách biểu hiện riêng Chẳng hạn: đều là công khai qui định và bảo vệquyền lợi, địa vị của giai cấp thống trị nhưng đối với pháp luật chủ nô, đó chính làquyền lực vô hạn của giai cấp chủ nô và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ; đốivới pháp luật phong kiến thì đặc quyền, đặc lợi của của địa chủ phong kiến và sựđàn áp dã man nhân dân lao động; đối với pháp luật tư sản lại là ý chí, lợi ích củagiai cấp tư sản và quyền tự do, dân chủ một cách xảo trá, gian dối của chúng vớinhân dân lao động; riêng đối với pháp luật XHCN thể hiện ý chí của giai cấp côngnhân và nhân dân lao động
2 Tính xã hội của pháp luật
Tính xã hội của pháp luật thể hiện thực tiễn pháp luật là kết quả của sự
“chọn lọc tự nhiên” trong xã hội Các quy phạm pháp luật mặc dù do các cơ quanNhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các QHXH Tuy nhiên trongthực tiễn chỉ những quy phạm nào phù hợp với thực tiễn mới được thực tiễn giữ lạithông qua Nhà nước, đó là những quy phạm “hợp lý”, “khách quan’’ được số đôngtrong xã hội chấp nhận, phù hợp với lợi ích của đa số trong xã hội
Giá trị xã hội của pháp luật còn thể hiện ở chỗ, QPPL vừa là thước đo củahành vi con người, vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xãhội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các QHXH, hướng chúng vậnđộng, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan
III CÁC THUỘC TÍNH CỦA PHÁP LUẬT
Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng riêng có của phápluật nhằm phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác
Nhìn một cánh tổng quát, pháp luật có những đặc trưng cơ bản sau:
1 Tính quy phạm phổ biến
Trang 24Pháp luật được tạo bởi hệ thống các quy phạm pháp luật, quy phạm là tếbào của pháp luật, là khuôn mẫu, là mô hình xử sự chung Trong xã hội các hành
vi xử sự của con người rất khác nhau, tuy nhiên trong những hoàn cảnh điều kiệnnhất định vẫn đưa ra đươc cách xử sự chung phù hợp với đa số
Cũng như quy phạm pháp luật, các quy phạm xã hội khác đều có nhữngquy tắc xử sự chung Nhưng khác với các quy phạm xã hội, pháp luật có tính quyphạm phổ biến
Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trên lãnh thổ, việc áp dụngcác quy phạm này chỉ bị đình chỉ khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, bổsung, sửa đổi hoặc thời hiệu các quy phạm đã hết Tính quy phạm phổ biến củapháp luật dựa trên ý chí của Nhà nước “được đề lên thành luật” Pháp luật đã hợppháp hoá ý chí này làm cho nó có tính chất chủ quyền duy nhất trong một quốcgia Chính quyền lực chính trị đem lại cho pháp luật tính quy phạm đặc biệt - tínhquy phạm phổ biến
2 Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Thuộc tính thứ hai của pháp luật là tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức,
nó là sự thể hiện nội dung pháp luật dưới những hình thức nhất định
Nội dung của pháp luật đựơc xác định rõ ràng, chặt chẽ, khái quát trong cácđiều, khoản của các điều luật trong một văn bản quy phạm pháp luật cũng nhưtoàn bộ hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành Ngôn ngữ sử dụng trong phápluật là ngôn ngữ pháp luật, lời văn trong sáng, đơn nghĩa Trong pháp luật không
sử dụng những từ “vân vân” và các dấu ( ) Một quy phạm pháp luật không chophép hiểu thế này cũng được mà hiểu thế khác cũng được
3 Tính được bảo đảm bằng Nhà nước
Khác với các quy phạm xã hội khác, pháp luật do Nhà nước ban hành hoặcthừa nhận và được Nhà nước bảo đảm thực hiện Sự bảo đảm bằng Nhà nước làthuộc tính của pháp luật Pháp luật không chỉ do Nhà nước ban hành mà Nhà nướccòn bảo đảm cho pháp luật được thực hiện, có nghĩa là Nhà nước trao cho các quyphạm pháp luật có tính quyền lực bắt buộc đối với mọi cơ quan, tổ chức và cánhân Như vậy pháp luật trở thành quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung nhờ vàosức mạnh quyền lực của Nhà nước
Tuỳ theo mức độ khác nhau mà Nhà nước áp dụng các biện pháp về tưtưởng, tổ chức, khuyến khích kể cả biện pháp cưỡng chế cần thiết để đảm bảocho pháp luật được thực hiện
Như vậy, tính được bảo đảm bằng Nhà nước của pháp luật được hiểu dướihai khía cạnh Một mặt, Nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật bằng cả hai phươngpháp thuyết phục và cưỡng chế Mặt khác, Nhà nước là người bảo đảm tính hợp lý
và uy tín của pháp luật, nhờ đó pháp luật được thực hiện thuận lợi trong đời sống
xã hội
IV CHỨC NĂNG CỦA PHÁP LUẬT
1.Khái niệm: Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt tác động
chủ yếu của pháp luật phản ánh bản chất giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật
2 Phân loại: Pháp luật có ba chức năng chủ yếu:
Trang 25- Chức năng điều chỉnh;
- Chức năng bảo vệ;
- Chức năng giáo dục
a) Chức năng điều chỉnh của pháp luật thể hiện vai trò và giá trị xã hội
của pháp luật Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ xãhội Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo haihướng: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội; mặtkhác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội Như vậy phápluật đã thiết lập “trật tự ” đối với các quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ
xã hội phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợp với ý chí của giai cấp thốngtrị, phù hợp với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội
b) Chức năng bảo vệ: Bên cạnh chức năng điều chỉnh, pháp luật còn có
chức năng bảo vệ Pháp luật là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điềuchỉnh Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xãhội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ ápdụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quyphạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật
c) Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động
của pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp vớicách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật Từ sự nhận thức nàyhướng con người đến những hành vi, cách xử sự phù hợp với lợi ích của xã hội, lợiích của Nhà nước, lợi ích của bản thân
⇒Từ các vấn đề: nguồn gốc, bản chất, các mối liên hệ, các thuộc tính và
chức năng của pháp luật có thể đưa ra định nghĩa : Pháp luật là hệ thống các quy
tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực Nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội
có Nhà nước
V CÁC KIỂU PHÁP LUẬT TRONG LỊCH SỬ
1 Khái niệm: Kiểu pháp luật là hình thái pháp luật được xác định bởi tập
hợp các dấu hiệu, đặc trưng cơ bản của pháp luật là thể hiện bản chất giai cấp,điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế - xã hộinhất định
2 Phân loại: Chủ nghĩa Mác - Lê Nin xem xét lịch sử xã hội như là một
quá trình lịch sử tự nhiên của sự thay thế một hình thái kinh tế - xã hội khác Mỗimột hình thái kinh tế - xã hội là một kiểu lịch sử của xã hội được thiết lập trên cơ
sở của một phương thức sản xuất
Pháp luật là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng Bản chất, nội dung củapháp luật suy cho cùng là do cơ sở kinh tế quyết định, vì vậy, để phân loại các kiểupháp luật đã tồn tại trong lịch sử cần dựa vào hai tiêu chuẩn:
Thứ nhất, pháp luật ấy ra đời và tồn tại trên cơ sở kinh tế nào? Do quan hệ
sản xuất nào quyết định?
Trang 26Thứ hai, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp nào? Bảo vệ và củng cố
quyền lợi của giai cấp nào?
Là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của một
xã hội nhất định, vì thế tương ứng với các hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp cócác kiểu pháp luật :
Kiểu pháp luật XHCN đang trên con đường hình thành và phát triển, từngbước xây dựng một chế độ sở hữu công cộng về TLSX chủ yếu; thể hiện ý chí của
đa số nhân dân lao động trong xã hội; hạn chế dần và đi đến xoá bỏ bóc lột, xâydựng một xã hội công bằng, bình đẳng, đảm bảo cho mọi công dân có cuộc sống
ấm no, hạnh phúc, tất cả vì giá trị của con người
Sự thay thế các kiểu pháp luật là một tất yếu khách quan phù hợp với quyluật Cơ sở của sự thay thế đó là sự vận động và phát triển khách quan của các quyluật kinh tế - xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất
và trình độ của lực lượng sản xuất có tính quyết định Sự thay thế hình thái kinh tế
- xã hội được thự hiện thông qua một cuộc cách mạng xã hội đã làm thay thế kiểuNhà nước và pháp luật tương ứng
Sự thay thế một kiểu pháp luật này bằng một kiểu pháp luật khác tiến bộhơn là một quy luật tất yếu Tuy nhiên các điều kiện, bối cảnh lịch sử khác nhau ởmỗi nước cũng chi phối tới sự thay thế kiểu pháp luật Vì vậy sự thay thế kiểupháp luật ở mỗi quốc gia diễn ra cũng rất khác nhau Sự thay thế này cũng khôngnhất thiết phải diễn ra theo trình tự: pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, phápluật tư sản, pháp luật XHCN Chẳng hạn ở Việt Nam không có kiểu pháp luật chủ
nô, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ không có kiểu pháp luật phong kiến Theo quy luậtthì kiểu pháp luật sau bao giờ cũng tiến bộ hơn kiểu pháp luật trước
VI QUI PHẠM PHÁP LUẬT, VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT
1 Quy phạm pháp luật
a) Khái niệm, quy phạm pháp luật
Qui phạm pháp luật là những qui tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu, bắtbuộc mọi chủ thể phải tuân thủ, được biểu thị bằng một hình thức nhất định, doNhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được Nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể
có cả các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, nhằm mục đích điều chỉnh cácQHXH
Trang 27• Các qui phạm của các tổ chức xã hội: là các qui phạm do tổ chức xã hội đặt
ra, nó tồn tại và được thực hiện trong các tổ chức xã hội đó,
• Các qui phạm đạo đức: là những qui tắc hành vi được hình thành trong xã
hội trên cơ sở quan niệm về đạo đức và được con người tự giác thực hiện
• Các phong tục: được hình thành trong lịch sử và nó đã biến thành thói quen
của mọi người trong xã hội
b) Đặc điểm: Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, vì vậy nó
mang đầy đủ những đặc tính chung vốn có của quy phạm xã hội như là quy tắc xử
sự chung, là khuôn mẫu để mọi người làm theo, là tiêu chuẩn để xác định giới hạn
và đánh giá hành vi của con người
Ngoài những đặc tính chung của quy phạm xã hội thì quy phạm pháp luậtcòn có những đặc tính riêng:
- Quy phạm pháp luật luôn gắn liền với Nhà nước Chúng do các cơ quanNhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn Chúng được Nhà nướcđảm bảo thực hiện Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt QPPL với các QHXHkhác Các QPXH khác không do Nhà nước qui định mà do các tổ chức xã hội quiđịnh hay do các quan niệm về đạo đức hình thành nên hoặc được hình thành mộtcách tự phát do thói quen trong xã hội Các qui phạm của các TCXH được thựchiện dựa vào tổ chức, vào lực lượng và uy tín của tổ chức đó Các qui phạm đạođức được thực hiện trong đời sống nhờ lòng tin của con người; còn các phong tụcđược thực hiện trong xã hội, nhờ thói quen của mọi người
- Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí Nhà nước (tính được bảo đảm bằng
Nhà nước) Nhà nước thể hiện ý chí của mình bằng cách xác định những đối tượng
nào trong những điều kiện, hoàn cảnh nào thì phải xử sự theo pháp luật, nhữngquyền và nghĩa vụ pháp lý mà họ có và cả những biện pháp cưỡng chế mà họ buộcphải gánh chịu nếu họ không thực hiện đúng những nghĩa vụ đó
- Quy phạm pháp luật là các quy tắc hành vi có tính bắt buộc chung (Tính
qui phạm phổ biến) Tính bắt buộc chung của quy phạm pháp luật được hiểu là bắt
buộc tất cả những ai nằm trong điều kiện mà quy phạm pháp luật đã quy định
- Quy phạm pháp luật được thể hiện dưới hình thức xác định (tính xác định
chặt chẽ về mặt hình thức) Tính hình thức ở đây thể hiện trong việc biểu thị, diễn
đạt chính thức nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật
Còn tính xác định thể hiện trong việc biểu thị rõ nội dung các quy phạmpháp luật quy định các quy tắc hành vi và được diễn đạt rõ ràng, chính xác Nhờđược biểu thị dưới hình thức nhất định, các quy phạm pháp luật trở nên dễ hiểu và
áp dụng được trong đời sống xã hội
Từ những đặc điểm trên có thể khái quát về quy phạm pháp luật XHCN
như sau: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và
bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp (nhân dân lao động trong chế độ XHCN) để điều chỉnh các quan
hệ xã hội theo trật tự xã hội mà Nhà nước mong muốn
2 Cấu trúc của quy phạm pháp luật
Trang 28Cấu trúc của quy phạm pháp luật là cơ cấu bên trong, là các bộ phận hợpthành của quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận: giả định,quy định và chế tài.
a.Giả định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những
hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ởvào những hoàn cảnh, điều kiện đó đều buộc phải xử sự theo những qui định củaNhà nước
Nội dung của bộ phận giả định thường nói tới chủ thể, thời gian, khônggian, hoàn cảnh, điều kiện, tình huống nhất định
Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cánhân nào? Khi nào? Trong những hoàn cảnh, điều kiện nào?
Ví dụ 1: “Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi
phạm về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ
6 tháng đến 5 năm” (khoản 1, Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ
sung năm 2009)
Ví dụ 2:“Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai
trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng, con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng” (khoản 1, Điều
63 Luật HN-GĐ 2000)
• Giả định của quy phạm pháp luật có thể giản đơn (chỉ nêu 1 hoàn cảnh, điều
kiện), Ví dụ: “Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam (sau đây gọi là công dân Việt Nam)” (khoản 1, Điều 4 Luật Quốc tịch
Việt Nam); “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện:
chính trị, kinh tế, văn hóa” ( Điều 62 - Hiến pháp1992, sửa đổi,bổ sung năm
2001)
b Quy định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử
sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giảđịnh của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì?Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?
Ví dụ1: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp
luật” (Điều 57 Hiến phápnăm 1992) (được làm gì)
Ví dụ 2: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không
thoả thuận, thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong bộ luật này”(Điều 3
BLDS 2005)
Ví dụ 3: “Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hay
nhờ cha mẹ quản lý” ( Điều 45 Luật HNGĐ 2000).
* Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thểdứt khoát (chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không
có sự lựa chọn) Ví dụ: Khi việc kết hôn trái pháp luật bị huỷ thì hai bên nam nữ
Trang 29phải chấm dứt quan hệ vợ chồng (Điều 17 Luật HNGĐ 2000); “Hình phạt tử hình được thi hành bằng hình thức xử bắn” (K3-Đ229-BLTTHS)
Hoặc không dứt khoát (nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổchức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp từ những cách
xử sự đã nêu) Ví dụ: “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một
trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài” (Điều 12 Luật HNGĐ 2000); “Trong trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn, thì bên cho thuê có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng thuê, nếu bên thuê không trả tiền trong
ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hay pháp luật có qui định khác” (K2-Đ489-BLDS)
c Chế tài: là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp
tác động mà Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ thể không thực hiệnđúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ra trong phần qui định để đảm bảo cho phápluật được thực hiện nghiêm minh
Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Hậu quả sẽ nhưthế nào nếu vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đãnêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật
Ví dụ1: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù
từ 3 tháng đến 2 năm” (khoản 1, Điều 121 BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm
2009)
Ví dụ 2: “Người nào đua trái phép xe ôtô, xe máy hay các loại xe khác có
gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hay phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm ” (Đ207-BLHS sửa
đổi, bổ sung năm 2009)
Các biện pháp tác động mà Nhà nước nêu ra trong chế tài pháp luật rất đadạng, đó có thể là:
- Những biện pháp cưỡng chế Nhà nước mang tính trừng phạt có liên quantới trách nhiệm pháp lý Loại chế tài này gồm có:
Chế tài quy phạm pháp luật có thể là cố định hoặc không cố định
Chế tài cố định là chế tài quy định chính xác, cụ thể biện pháp tác động cầnphải áp dụng đối với chủ thể vi phạm quy phạm pháp luật đó
Trang 30Chế tài không cố định là chế tài không quy định các biện pháp tác động mộtcách dứt khoát hoặc chỉ quy định mức thấp nhất và mức cao nhất của biện pháp
tác động Ví dụ: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của
người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm” (khoản 1, Điều 106 BLHS 1999).
Việc áp dụng biện pháp nào, mức độ bao nhiêu là do cơ quan Nhà nước có thẩmquyền áp dụng lựa chọn cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của vụ việccần áp dụng
Lưu ý:* Không phải mọi trường hợp các QPPL đều có đầy đủ 3 bộ phận Nhiều
QPPL chỉ có bộ phận giả định và qui định, còn 1 bộ phận khác được qui định ẩnhay được viện dẫn ở QPPL khác hay ở VBPL khác
Ví dụ: "Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người
khác thì bị phạt tù từ 1 đến 3 năm" (Điều 117 - BLHS 1999); "Tòa án xét xử công khai trừ trường hợp do luật định" (Điều 131 Hiến pháp1992,sửa đổi bổ sung năm
2009)
* Trong một QPPL: trật tự giả định, qui định và chế tài có thể bị đảo lộn
Ví dụ: "Việc điều tra kết thúc khi cơ quan Điều tra ra quyết định đề nghị truy
tố hay đình chỉ điều tra" (Bộ luật tố tụng hình sự).
3 Văn bản quy phạm pháp luật
a Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức tiến bộ, khoa học nhất trong cáchình thức bên ngoài của pháp luật Chính vì thế nó được các Nhà nước hiện đại sử
dụng rộng rãi nhất Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc
xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống (Điều 1 - Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật 16/12/2002)
Từ định nghĩa trên rút ra những nhận xét sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩmquyền ban hành Nghĩa là chỉ có những văn bản nào được cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền (theo luật định) ban hành mới có thể là văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sựchung (các quy phạm pháp luật) Đó chính là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vicủa con người hay tổ chức con người có tính bắt buộc thực hiện
- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong đời sống, trongmọi trường hợp Khi có sự kiện pháp lý xảy ra văn bản quy phạm pháp luật lạiđược áp dụng
- Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành các loại văn bản quy phạm phápluật được quy định cụ thể trong luật
* Phân biệt VBQPPL với các loại văn bản khác:
Trang 31- Văn bản có tính chất chủ đạo là văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩmquyền ban hành nhằm thực hiện các chủ trương lớn, các nhiệm vụ, đường lối lớn,
đề cập đến các vấn đề có tính chất chính trị, pháp lý của quốc gia, địa phương (vídụ: lời tuyên bố, lời hiệu triệu ), động viên nhân dân thực hiện các chính sách đó,tuy mang tính pháp lý song không phải là VBQPPL
- Văn bản cá biệt là loại văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn
cứ vào QPPL ban hành để giải quyết những vụ việc cụ thể, hiệu lực chỉ một lần vàchỉ có quan hệ với những cá nhân, tổ chức chỉ ra trong chính văn bản (Ví dụ: bản
án, quyết định của Tòa án, quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức )
b Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
Căn cứ vào trình tự ban hành và giá trị pháp lý, các văn bản quy phạm phápluật được chia ra thành 2 loại là các văn bản luật và văn bản dưới luật
* Các văn bản luật
Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, cơ quan quyềnlực cao nhất của quyền lực Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục được qui địnhtrong Hiến pháp ( Điều 84, 88 và 147 của Hiến pháp năm 1992)
Các văn bản này có giá trị pháp lý cao nhất Mọi văn bản khác (văn bảndưới luật) khi ban hành đều phải dựa trên cơ sở của văn bản luật và không đượcttrái với các quy định trong văn bản đó Các văn bản dưới luật trái với các đạo luậtđều không có hiệu lực pháp lý và bị bãi bỏ Chỉ có Quốc hội mới có quyền thôngqua, sửa đổi hoặc hủy bỏ Hiến pháp, các đạo luật và bộ luật Các đạo luật khôngchịu sự kiểm tra, phê chuẩn, đình chỉ của bất cứ cơ quan nào ngoài Quốc hội
Văn bản Luật có các hình thức là Hiến pháp và luật
- Hiến pháp (bao gồm Hiến pháp và các đạo luật về bổ sung hay sửa đổi
Hiến pháp) Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như:Hình thức và bản chất của Nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xãhội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạtđộng và thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước Trong hệ thống văn bản quy phạmpháp luật, Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, là
cơ sở pháp lý cho tất cả hệ thống pháp luật Mọi văn bản pháp luật khác đều phảiphù hợp với các quy định của Hiến pháp và không được trái với Hiến pháp Trình
tự và thủ tục thông qua Hiến pháp cũng khác so với việc thông qua các đạo luậtthông thường
- Luật (Bộ luật, luật), Nghị quyết của Quốc hội có chứa đựng các quy
phạm pháp luật là những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội cơ quan quyềnlực Nhà nước cao nhất ban hành để cụ thể hoá Hiến pháp, nhằm điều chỉnh cácquan hệ xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước Giữa Bộ luật và Luậtthì Bộ luật có tính tổng hợp cao hơn, phạm vi điều chỉnh rộng hơn, bao quát hơn,trọn vẹn một lĩnh vực QHXH quan trọng
Các Luật và Nghị quyết của Quốc hội có giá trị pháp lý cao (chỉ sau Hiếnpháp), vì vậy khi xây dựng các văn bản dưới luật phải dựa trên cơ sở các quy địnhthể hiện trong văn bản luật, không được trái với các quy định đó
* Các văn bản dưới luật
Trang 32Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhànước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định.
Những văn bản này có giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản luật, vì vậy khiban hành phải chú ý sao cho những quy định của chúng phải phù hợp với nhữngquy định của Hiến pháp và Luật
Giá trị pháp lý của từng loại văn bản dưới luật cũng khác nhau, tuỳ thuộcvào thẩm quyền của các cơ quan ban hành chúng
Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật,hiện nay ở nước ta có những loại văn bản dưới luật sau:
- Pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ quốc hội ban hành quy định những vấn
đề được Quốc hội giao Thẩm quyền ban hành Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụQuốc hội được quy định trong điều 91 và điều 93 của Hiến pháp năm 1992
- Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được ban hành để giải thích
Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, giám sát việc thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạmpháp luật của Quốc hội và giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác
- Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước được ban hành để thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước do Hiến pháp, Luật quy định
- Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Chính phủ.
- Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Thông tư
của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Nghị quyết, Thông tư liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước với nhau (Ví
dụ: giữa các Bộ, giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổ chức CT-XH có
quyền ban hành Nghị quyết, Thông tư liên tịch).
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.
- Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp.
VII QUAN HỆ PHÁP LUẬT
1 Khái niệm quan hệ pháp luật
Quan hệ xã hội vốn phong phú và đa dạng, vì vậy cần phải dùng rất nhiềuloại quy tắc xử sự khác nhau (quy phạm xã hội) khác nhau để điều chỉnh các quan
hệ xã hội Chúng có thể là quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, phong tục, tậpquán, quy phạm pháp luật Trong hệ thống các quy phạm xã hội, quy phạm phápluật có vị trí đặc biệt quan trọng Chúng là loại quy phạm có hiệu quả nhất, bởivậy, trong xã hội XHCN, Nhà nước đã sử dụng hệ thống các quy phạm pháp luậtđiều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng nhằm đảm bảo cho chúng phát triển phùhợp với ý chí và lợi ích của mình
Quan hệ pháp luật có những đặc điểm sau:
- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí Nói cách khác, quan hệ phápluật xuất hiện do ý chí của con người Tính ý chí của quan hệ pháp luật thể hiện ởchỗ quan hệ pháp luật là dạng quan hệ cụ thể hình thành giữa những chủ thể nhấtđịnh Các quan hệ này được hình thành thông qua hành vi có ý chí của các chủ thể
Trang 33Có những quan hệ pháp luật mà sự hình thành đòi hỏi cả hai bên chủ thể đều phảithể hiện ý chí (quan hệ hợp đồng) Cũng có những loại quan hệ pháp luật đượchình thành trên cơ sở ý chí Nhà nước (quan hệ pháp luật hình sự).
- Quan hệ pháp luật XHCN xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật,tức là trên cơ sở ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thể chếhoá, vì thế, quan hệ pháp luật mang tính giai cấp sâu sắc
- Quan hệ pháp luật thuộc loại quan hệ tư tưởng: Quan hệ pháp luật thuộckiến trúc thượng tầng và phụ thuộc cơ sở hạ tầng là QHSX của XH Trong xã hội
có giai cấp, mỗi kiểu quan hệ sản xuất có kiểu pháp luật phù hợp Các quan hệpháp luật phát triển, biến đổi theo sự phát triển, biến đổi của quan hệ sản xuất vàphục vụ quan hệ sản xuất
Mặt khác, quan hệ pháp luật cũng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của
cơ sở hạ tầng
- Nội dung của quan hệ pháp luật được cấu thành bởi các quyền và nghĩa vụpháp lý mà việc thực hiện được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của Nhà nước Đây làđặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật Trong quan hệ pháp luật, quyền và nghĩa
vụ của các bên tham gia gắn bó chặt chẽ với nhau về mặt pháp luật
- Sự xuất hiện, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật luôn gắn liền với
sự kiện pháp lý Nói cách khác, chỉ khi có các tình huống, hiện tượng, quá trìnhxảy ra trong cuộc sống được ghi nhận trong quy phạm là sự kiện pháp lý và cácchủ thể pháp luật tham gia thì mới xuất hiện, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật
Từ sự phân tích trên có thể định nghĩa:" Quan hệ pháp luật XHCN là hình
thức pháp lý của quan hệ xã hội, xuất hiện dưới sự tác động của các quy phạm pháp luật, trong đó các bên tham gia quan hệ có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp
lý theo quy định của quy phạm pháp luật, quyền và nghĩa vụ đó được pháp luật ghi nhận và Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, cưỡng chế Nhà nước".
2 Cấu thành của quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật được cấu thành bởi: chủ thể, nội dung và khách thể
a Chủ thể quan hệ pháp luật
* Khái niệm: Chủ thể của quan hệ pháp luật là các bên tham gia quan hệ
pháp luật.Chủ thể của QHPL là cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể (năng lựcpháp luật và năng lực hành vi) và tham gia vào QHPL
- Năng lực pháp luật là khả năng của các cá nhân hay tổ chức có quyền và
nghĩa vụ pháp lý nhất định theo qui định của pháp luật Năng lực pháp luật xuấthiện từ khi con người mới sinh ra và tồn tại cho đến khi người đó chết
- Năng lực hành vi là khả năng của các cá nhân hay tổ chức bằng hành vi
của chính mình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý theo qui định của pháp luật.Khác với năng lực pháp luật, năng lực hành vi chỉ xuất hiện khi con người đạt đếnmột độ tuổi nhất định và phải có trạng thái thần kinh bình thường, tức là khôngmắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khảnăng điều khiển hành vi của mình Thông thường, pháp luật hầu hết các nước trên
Trang 34thế giới đều lấy tuổi 18 là tuổi xác định con người có năng lực hành vi đầy đủ.Dưới 18 tuổi, con người có thể có năng lực hành vi hạn chế.
Năng lực hành vi hạn chế là năng lực hành vi mà chủ thể pháp luật có thể
có trong một số lĩnh vực nhất định Năng lực hành vi hạn chế xuất hiện sớm nhất
là năng lực hành vi dân sự Theo qui định của BLDS nước ta (Điều 23) thì nănglực hành vi dân sự hạn chế có thể xuất hiện khi con người đủ 6 tuổi Những ngườichưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, ngoài những giao dịch phục vụnhu cầu hàng ngày phù hợp với lứa tuổi, khi thực hiện các giao dịch dân sự phảiđược người đại diện theo đồng ý Những người mặc dù đã thành niên nhưng mắccác bệnh tâm thần không thể điều khiển được hành vi của mình và không ý thức
được hậu quả pháp lý của nó vì họ là những người không có năng lực hành vi.
Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ phải thông qua người đại diệnhợp pháp
Ngoài ra, cũng cần lưu ý, những người đã thành niên và không mắc cácbệnh tâm thần nhưng nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đếnphá tài sản gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố hạn chế năng
lực hành vi hành vi dân sự của người đó.
Ở nước ta, theo qui định của BLLĐ ( Điều 6) năng lực hành vi lao động hạnchế xuất hiện khi con người đủ 15 tuổi Năng lực hành vi chịu trách nhiệm hànhchính xuất hiện khi con người đủ 14 tuổi - đối với VPHC cố ý và đủ 16 tuổi đốivới mọi VPHC do mình gây ra Năng lực hành vi chịu TNHS xuất hiện khi conngười từ đủ 14 tuổi - đối với những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặcbiệt nghiêm trọng và từ đủ 16 tuổi - đối với mọi tội phạm ( Điều 12- BLHS)
Để trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để trởthành chủ thể QHPL vừa phải có NLPL, vừa phải có NLHV NLPL là tiền đề củaNLHV Không thể có NLHV nếu không có NLPL Đối với các pháp nhân thìNLPL và NLHV xuất hiện cùng một lúc, nhưng đối với cá nhân thì NLPL nóichung xuất hiện trước, NLHV xuất hiện sau Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý
có những QHPL mà chủ thể pháp luật phải trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ,
họ không thể nhờ người đại diện thực hiện thay được Ví dụ: việc thực hiện quyềnbầu cử và ứng cử, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động, việc thực hiệnquyền đăng ký kết hôn Đối với những QHPL này, NLPL và NLHV của các chủthể pháp luật xuất hiện cùng một lúc Năng lực bầu cử và ứng cử 18 và 21 tuổi,năng lực lao động - 16 tuổi, năng lực kết hôn - nữ 18 tuổi, nam 20 tuổi
* Các loại chủ thể của QHPL
Các chủ thể của QHPL có thể chia làm 4 loại sau:
- Thể nhân (cá nhân - Physical person): bao gồm 3 loại là công dân nước sởtại, công dân nước ngoài và người không quốc tịch
So với công dân Việt Nam thì công dân nước ngoài và người không quốctịch cư trú trên Việt Nam có NLPL hạn chế hơn Ví dụ : họ không có quyền bầu
cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước, không thể giữ những chức vụnhất định trong bộ máy pháp luật, không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa
Trang 35vụ lao động công ích Tuy nhiên, trên cơ sở tôn trọng các quyền cơ bản của côngdân và của con người Nhà nước ta luôn thừa nhận và bảo vệ các quyền tự do, dânchủ và lợi ích hợp pháp của họ.
- Pháp nhân (Juridical person): là tổ chức có những dấu hiệu cơ bản sauđây:
1 Được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thànhlập, đăng ký hoặc công nhận
2 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
3 Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằngtài sản đó
4 Nhân danh mình tham gia các QHPL một cách độc lập
- Nhà nước là pháp nhân đặc biệt, là chủ thể đặc biệt của QHPL Khitham gia các quan hệ quốc tế như ký kết các Điều ước quốc tế, Nhà nước tham giavới tư cách là một pháp nhân Trong quan hệ sở hữu, Nhà nước với tư cách mộtpháp nhân là chủ sở hữu của đất đai, rừng núi, sông ngòi, tài nguyên thiên nhiêntrong lòng đất Nhưng Nhà nước lại như một pháp nhân mẹ chứa đựng trong lòngmình nhiều pháp nhân là các tổ chức và cơ quan của Nhà nước Các cơ quan tổchức của Nhà nước trực tiếp tham gia vào các QHPL với các quyền và nghĩa vụpháp lý nhất định
Các tổ chức không có tư cách pháp nhân cũng có thể trở thành chủ thể củamột số QHPL Ví dụ: Hộ gia đình là chủ thể của một số QHPLDS và đất đai, một
số Tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân, cũng có thể là chủ thể của QHPLDS
b Khách thể của QHPL
- Khái niệm: Khách thể của QHPL là những lợi ích vật chất hoặc phi vật
chất mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật
Khách thể của QHPL có thể chia làm 3 loại:
- Tài sản vật chất như tiền, vàng, bạc, đá quí, nhà ở, ô tô, xe máy, các loạihàng hóa khác
- Hành vi xử sự của con người như vận chuyển hàng hóa, khám bệnh, chữabệnh, chăm sóc người già, trẻ em, bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhànước, phục vụ hành khách trên tàu hỏa, máy bay, hướng dẫn người đi du lịch,tham quan
- Các lợi ích phi vật chất như quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế,danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của con người
Khách thể của QHPL chính là cái mà vì nó các chủ thể pháp luật tham gia
vào QHPL Ví dụ: Trong quan hệ mua bán nhà ở, ngôi nhà được coi là khách thể
của QHPL này Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa, khách thể của QHPL hợp đồng không phải là hàng hóa mà là sự vận chuyển hàng hóa Trong quan hệ tranh chấp về quyền tác giả của một sản phẩm lao động sáng tạo thì khách thể của QHPL là quyền tác giả.
c Nội dung của quan hệ pháp luật
Nội dung của QHPL bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thểkhi tham gia QHPL
Trang 36* Quyền chủ thể là khả năng của chủ thể được xử sự theo cách thức nhất
định khi tham gia QHPL
Quyền chủ thể bao gồm 3 yếu tố sau:
- Khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật chophép
- Khả năng yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt các hành động cản trở nóthực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hoặc yêu cầu chúng phải thực hiện cácnghĩa vụ tương ứng phát sinh từ quyền và nghĩa vụ này
- Khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ quan pháp luật có thẩm quyền canthiệp bảo vệ lợi ích của mình
* Nghĩa vụ của chủ thể là cách xử sự mà chủ thể bắt buộc phải thực hiện
nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác
Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể bao gồm 2 yếu tố:
- Phải thực hiện các xử sự mà pháp luật bắt buộc Hành vi bắt buộc này cóthể mang tính chủ động, nghĩa là phải thực hiện một hành động nhất định hoặcmang tính thụ động, tức là tự kiềm chế không vi phạm các điều cấm đoán
- Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện đúng các qui định củapháp luật
Trong mối quan hệ pháp luật thông thường, quyền và nghĩa vụ của các bêntham gia QHPL gắn bó với nhau.việc thực hiện quyền của một chủ thể pháp luậtnày thường là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của một chủ thể khác
a Sự biến pháp lý: là những sự kiện, hoàn cảnh thực tế, cụ thể xảy ra
không phụ thuộc vào ý chí của con người nhưng làm xuất hiện, thay đổi hoặcchấm dứt những QHPL
Sự kiện pháp lý thông thường là những tai biến thiên nhiên như động đất,núi lửa, gió bão, lũ lụt, hạn hán, sấm sét, sự sinh, sự chết của con người cũng đượccoi là sự kiện pháp lý Tuy nhiên, không phải bất kỳ tai biến thiên nhiên nào cũng
là sự kiện pháp lý Chỉ những tai biến thiên nhiên nào gây thiệt hại về tính mạng,sức khỏe con người hoặc thiệt hại về tài sản mới là sự kiện pháp lý
Ví dụ: Điều 40 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 quy định về việc
chấm dứt quan hệ pháp luật về trách nhiệm vật chất giữa các bên ký kết hợp đồng nếu như việc vi phạm hợp đồng xảy ra do thiên tai, địch họa hoặc các trở lực khách quan mà bên vi phạm đã tìm mọi cách khắc phục song không có hiệu quả
và đã có thông báo cho bên kia biết.
Trang 37b Hành vi pháp lý: là những sự kiện, hoàn cảnh thực tế cụ thể xảy ra phụ
thuộc vào ý chí của con người làm xuất hiện hoặc thay đổi hoặc chấm dứt nhữngQHPL
Hành vi pháp lý chia làm 2 nhóm là hành vi hợp pháp và hành vi bất hợppháp
• Hành vi hợp pháp là những hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật làm
xuất hiện, thay đổi, hoặc chấm dứt những QHPL Ví du: việc ký kết các hợp đồng
kinh tế, hợp đồng dân sự,việc đăng ký kết hôn theo đúng qui định của pháp luật
•Hành vi không hợp pháp là những hành vi vi phạm pháp luật làm xuất hiện,thay đổi hoặc chấm dứt những QHPL
Hành vi không hợp pháp bao gồm hành vi phạm tội và hành vi VPPL khác
- Hành vi phạm tội là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui địnhtrong BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâmphạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạmchế độ Nhà nước XHCN, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự
do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm nhữnglĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN
- Hành vi vi phạm pháp luật khác là những hành vi VPPL ngoài những quiđịnh của BLHS Ví dụ, vi phạm pháp luật giao thông, vi phạm hợp đồng dân sự, viphạm kỷ luật lao động Hành vi vi phạm pháp luật khác và hành vi phạm tội đều
là những sự kiện pháp lý vì chúng luôn luôn làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứtnhững QHPL
Những hành vi này bao giờ cũng là cơ sở phát sinh quan hệ trách nhiệm pháp
Quy phạm pháp luật tương ứng
Quan hệphápluật
Chủ thể: cá nhân,
tổ chức
Nội dung:
Quyền chủ thể Nghĩa vụ pháp lý
Khách thể của
quan hệ pháp luật
Trang 38IX.VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
1.Vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi không làm đúng với những quy định trong cácquy phạm pháp luật, gây tổn hại cho xã hội của các chủ thể pháp luật
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội có những dấu hiệu cơ bản sau:
- Vi phạm pháp luật luôn là hành vi (hành động hoặc không hành động) xácđịnh của con người Chỉ những hành vi (biểu hiện dưới dạng hành động hoặckhông hành động) cụ thể mới bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật; những ýnghĩ dù tốt, dù xấu cũng không thể coi là những vi phạm pháp luật
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hộiđược pháp luật bảo vệ Hành vi trái pháp luật là hành vi không phù hợp với nhữngquy định của pháp luật như không thực hiện những nghĩa vụ pháp lý, sử dụngquyền hạn vượt quá giới hạn pháp luật cho phép Tính trái pháp luật là dấu hiệukhông thể thiếu của hành vi bị coi là vi phạm pháp luật
-Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểuhiện bên ngoài của hành vi Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cảmặt chủ quan của hành vi, nghĩa là, phải xác định trạng thái tâm lý của chủ thể đốivới hành vi trái pháp luật của mình Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện
do những hoàn cảnh và điều kiện khách quan, chủ thể hành vi đó không cố ý vàkhông vô ý thực hiện hoặc không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn cách
xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi và chủ thểkhông bị coi là vi phạm pháp luật Kể cả những hành vi trái pháp luật mà chủ thể
bị buộc phải thực hiện trong điều kiện không có tự do ý chí thì cũng không bị coi
là có lỗi
- Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệmpháp lý Trong pháp luật XHCN, sự độc lập gánh chịu nghĩa vụ pháp lý chỉ quyđịnh đối với những người có khả năng tự lựa chọn cách xử sự và có tự do ý chí,nói một cách khác, người đó phải có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiểnhành vi của mình Những hành vi mặc dù trái pháp luật nhưng do những ngườimất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không thểcoi là vi phạm pháp luật Hành vi trái pháp luật của trẻ em (chưa đến độ tuổi phápluật quy định phải chịu trách nhiệm pháp lý) cũng không bị coi là vi phạm phápluật Như vậy, trách nhiệm pháp lý trong pháp luật XHCN chỉ quy định cho nhữngngười đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có khả năng lý trí
và tự do ý chí
Từ những dấu hiệu trên có thể xác định: vi phạm pháp luật là hành vi
(hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật XHCN bảo vệ.
2 Cấu thành vi phạm pháp luật
Trang 39Vi phạm pháp luật là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý, song để truycứu trách nhiệm pháp lý trước hết phải xác định cấu thành của vi phạm pháp luật.Cấu thành vi phạm pháp luật gồm:
- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật ;
- Khách thể của vi phạm pháp luật ;
- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật ;
- Chủ thể của vi phạm pháp luật
a Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ các dấu hiệu bên ngoàicủa vi phạm pháp luật, gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả thiệt hại cho
xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả thiệthại cho xã hội cùng các dấu hiệu khác (thời gian, địa điểm, phương tiện, côngcụ )
Vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi thể hiện bằng hành động hoặckhông hành động Không thể coi ý nghĩ, tư tưởng, ý chí của con người là vi phạmpháp luật nếu nó không được thể hiện thành những hành vi cụ thể Hành vi để bịcoi là nguy hiểm cho xã hội phải là hành vi trái pháp luật Tính trái pháp luật đượcbiểu hiện dưới hình thức làm ngược lại điều pháp luật quy định, thực hiện hành vivượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc làm khác đi so với yêu cầu của phápluật
Hậu quả thiệt hại cho xã hội là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà
xã hội phải gánh chịu Xác định sự thiệt hại của xã hội chính là xác định mức độnguy hiểm của hành vi trái pháp luật
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả thiệt hại cho
xã hội được biểu hiện: sự thiệt hại cho xã hội phải do chính hành vi trái pháp luậtnói trên trực tiếp gây ra Trong trường hợp giữa hành vi trái pháp luật và hậu quảthiệt hại cho xã hội không có mối quan hệ nhân quả thì sự thiệt hại của xã hộikhông phải do hành vi trái pháp luật trên gây ra mà có thể do những nguyên nhânkhác, trường hợp này không thể bắt chủ thể của hành vi trái pháp luật phải chịutrách nhiệm về những thiệt hại mà hành vi trái pháp luật của họ không trực tiếpgây ra Ví dụ: hành vi trộm cắp tài sản, hành vi cố ý gây thương tích, hậu quả chếtngười, làm thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của người khác
vi xâm hại đến trật tự quản lý hành chính
VD2: Khách thể của QHPLHS là quyền tự do về sức khỏe, thân thể, tínhmạng, quyền sở hữu tài sản, an ninh chính trị và trật tự an tòan xã hội
c Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Trang 40Mặt chủ quan củavi phạm pháp luật là toàn bộ các dấu hiệu bên trong của
nó, bao gồm yếu tố lỗi và các yếu tố có liên quan đến lỗi là động cơ, mục đích củachủ thể thực hiện vi phạm pháp luật
Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ của chủ thể đối với hành vi tráipháp luật của mình, cũng như đối với hậu quả của hành vi đó
Lỗi được thể hiện dưới 2 hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý Lỗi cố ý có thể là
cố ý trực tiếp có thể là cố ý gián tiếp Lỗi vô ý có thể là vô ý vì quá tự tin cũng cóthể là vô ý do cẩu thả
- Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội; nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mìnhgây ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra
Ví dụ: Lỗi cố ý giết người, lỗi cố ý gây thương tích cho người khác
- Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội; nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mìnhgây ra, tuy không mong muốn những để mặc cho hậu quả xảy ra
Ví dụ: Lỗi cố ý gián tiếp không cứu giúp người đang trong tình trạng nguyhiểm đến tính mạng dẫn đến người đó chết
- Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại
cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó khôngxảy ra hoặc nếu xảy ra có thể ngăn chặn được
- Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm không nhận thấy trước hậu quả nguy
hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể thấy hoặc cần phảinhận thấy trước
* Động cơ là lý do thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
* Mục đích là kết quả mà chủ thể muốn đạt được khi thực hiện hành vi viphạm
Trong mặt chủ quan, lỗi là dấu hiệu bắt buộc, còn động cơ và mục đíchkhông phải là dấu hiệu bắt buộc, trong thực tế, nhiều trường hợp vi phạm phápluật chủ thể thực hiện hành vi không có mục đích và động cơ
d Chủ thể vi phạm pháp luật
Chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp
lý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Khi truy cứu trách nhiệm pháp lý nếu chủthể hành vi trái pháp luật là cá nhân phải xác định người đó có năng lực tráchnhiệm pháp lý trong trường hợp đó hay không, muốn vậy phải xem họ đã đủ độtuổi theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp
đó hay chưa? Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong trường hợp đó nhưthế nào? Còn đối với chủ thể là tổ chức phải chú ý tới tư cách pháp nhân hoặc địa
vị pháp lý của tổ chức đó
Ở mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng, chúng ta sẽ xemxét cụ thể trong từng ngành khoa học pháp lý
3 Phân loại vi phạm pháp luật
Trong đời sống xã hội tồn tại nhiều những vi phạm, theo tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội có bốn loại vi phạm pháp luật sau: