Trong xu thế hội nhập và phát triển toàn diện như hiện nay, đặc biệt là sự bùng nổ về khoa học công nghệ, nhiều kỹthuật tiên tiến, hiện đại đã được áp dụng trong việc phòng và chữa bệnh
Trang 1MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu 5
1.2 Cơ sở lý luận 9
1.3 Địa bàn nghiên cứu 11
Tiểu kết chương 1 29
CHƯƠNG 2: DÒNG HỌ CA CÔNG VÀ NGHỀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN 2.1 Lịch sử nghề thuốc đông y gia truyền của dòng họ Ca Công 30
2.2 Nghề thuốc đông y gia truyền của dòng họ Ca công hiện nay 40
2.3 Những Quan niệm, định hướng trong việc truyền dạy nghề 43
Tiểu kết chương 2 49
CHƯƠNG 3: DÒNG HỌ CA CÔNG VÀ CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN NGHỀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 3.1 Nghề thuốc đông y gia truyền của dòng họ Ca công trong bối cảnh mới 51
3.2 Những chiến lược bảo vệ và phát triển nghề thuốc đông y gia truyền của dòng họ Ca công 54
3.3 Vai trò của dòng họ Ca công và nhân dân trong việc bảo tồn nghề thuốc đông y gia truyền 66
Tiểu kết chương 3 71
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 77
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước Việt Nam trải hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước Qua các thời kỳ, những y lý và y thuật dựatrên nền tảng của sự kết hợp lý luận y học Phương Đông (Đông y) với các kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54dân tộc Việt Nam, cùng với kinh nghiệm sử dụng các nguồn dược liệu, thảo dược phong phú sẵn có trong nước hình thànhmột nền y học truyền thống, hay còn gọi là Y học cổ truyền Việt Nam
Ngay từ thời kỳ đầu dựng nước, chúng ta đã biết đến các phương pháp chữa bệnh đơn giản được nhắc đến trongtruyền thuyết như ăn trầu để giữ ấm cho cơ thể hay tục nhuộm răng để bảo vệ răng
Sau này, trải qua các thời kỳ, những kinh nghiệm trong việc khám chữa bệnh ngày càng được phổ biến, khi cáctriều đình phong kiến thành lập Viện thái y chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho hoàng tộc và quan lại, theo đó việc trồng thuốcthuốc cũng được quan tâm theo nhu cầu chữa bệnh Dần dần, các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc đông y lan rộng ranhân dân để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, theo đó số lượng các thầy thuốc cũng ngày một đông
Đến khi phương tây (người Pháp) đô hộ nước ta thì phương pháp chữa bệnh bằng tây y được du nhập, vai trò, vị trícủa những thầy thuốc cũng như các bài thuốc dân gian truyền thống bị giảm sút, số lượng người hành nghề còn lại ít vàphạm vi hoạt động nghề hạn chế
Tuy nhiên, sau khi đất nước giành được độc lập, vai trò, vị thế của đông y dần được trở lại Năm 1957, Hội đông yViệt Nam được thành lập và cho đến nay, mặc dù y học hiện đại phát triển mạnh với nhiều kỹ thuật công nghệ cao được ápdụng trong chữa bệnh nhưng y học cổ truyền vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ Điều đó được chứng minh bởi hệ thống cácbệnh viện từ trung ương đến địa phương, các trạm y tế xã, phường đều có phòng chẩn trị y học cổ truyền phục vụ chăm sócsức khỏe nhân dân
Đặc biệt, trong xu thế hội nhập, phát triển và toàn cầu hóa như hiện nay đời sống nhân dân có nhiều những sự biếnđổi Y học hiện đại không ngừng phát triển nhưng con người không hoàn toàn yên tâm với những kết quả chữa bệnh mà nómang lại, ngược lại con người ngày càng nhận thấy nhiều vấn đề đặt ra từ đó, điều này khiến cho con người trong xã hộihiện nay không quay lưng lại với y học cổ truyền mà ngược lại ngày càng tìm đến với y học cổ truyền nhiều hơn Thực tếnày đã làm sống dậy nhiều làng nghề, nghề thuốc Đông y gia truyền
Hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu về nghề thuốc đông y dưới các góc độ chuyên ngành khác nhau song từ góc
độ chuyên ngành văn hóa học thì các thành tựu nghiên cứu về chủ đề này còn hạn chế Chính vì vậy, luận văn này sẽ là sự
bổ sung có ý nghĩa cho hướng nghiên cứu còn chưa đầy đủ và hệ thống này
Trang 3Trong xu thế hội nhập và phát triển toàn diện như hiện nay, đặc biệt là sự bùng nổ về khoa học công nghệ, nhiều kỹthuật tiên tiến, hiện đại đã được áp dụng trong việc phòng và chữa bệnh thì dòng họ Ca Công đã làm gì, có quan niệm vàứng xử như thế nào để không chỉ giúp nghề truyền thống của dòng họ tồn tại mà còn phát triển nghề bằng niềm tin củanhân dân, góp phần vào việc bảo tồn vốn tri thức dân gian trong việc phòng và chữa bệnh cũng như lưu giữ nghề truyềnthống là một vấn đề rất thú vị cần được nghiên cứu sâu
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Nghề thuốc đông y gia truyền họ Ca Công, xã Xuân Quang, huyệnThọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa” để thực hiện luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Văn hóa học
2 Mục đích nghiên cứu
Thông qua tìm hiểu, nghiên cứu về nghề thuốc đông y gia truyền của dòng họ Ca công để làm rõ được vai trò, tầmquan trọng của dòng họ cũng như nghề truyền thống trong đời sống xã hội, những vấn đề về dòng họ và nghề truyền thốngđang đặt ra như thế nào trong bức tranh biến đổi xã hội hiện nay
3 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, học viên đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu thứ cấp: tập hợp các nguồn tài liệu và những kết quả nghiêncứu từ các sách, tạp chí đã xuất bản; từ các chương trình, dự án đề tài nghiên cứu do các cơ quan, tổ chức trong nước vànước ngoài thực hiện có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn Đánh giá những thành công và khoảng trốngtrong nghiên cứu của các công trình này và xác định vấn đề nghiên cứu chính của luận văn
- Phương pháp điền dã dân tộc học: Với các kỹ năng quan sát tham gia và phỏng vấn sâu để thu thập tài liệu, thôngtin từ thực địa, trong đó, các kỹ năng quan sát giúp học viên thể tận mắt chứng kiến cách ứng xử, giao tiếp của thầy thuốcđối với bệnh nhân; các quan niệm, ứng xử về nghề thuốc ngay trong gia đình, dòng họ (giữa thế hệ trước với thế hệ sau;con trai với con gái, ); quan điểm, các đối tượng người bệnh lựa chọn phương pháp chữa trị bằng thuốc đông y; cách thứcđược áp dụng nhằm bảo tồn và phát huy nghề thuốc đông y của gia đình, dòng họ; vai trò của nhân dân trong bảo tồn vàphát huy nghề thuốc đông y hiện nay,
Kỹ năng phỏng vấn sâu được sử dụng để thu thập thông tin từ những người trong gia đình, dòng họ Ca công, cácbệnh nhân và người dân, những người đã và đang chữa bệnh bằng thuốc đông y
Các công cụ bổ trợ như: chụp ảnh và sưu tầm các nguồn tài liệu thư tịch liên quan cũng được sử dụng trong luậnvăn để làm rõ thêm những dẫn chứng và cứ liệu của luận văn
Do học viên là một thành viên của gia đình, của dòng họ Ca công nên trong quá trình thực hiện các phương pháp đểthu thập tài liệu, đặc biệt là trong phỏng vấn sâu, học viên đã có nhiều thuận lợi song cũng có những khó khăn nhất định, vínhư, đôi khi nêu một hiện tượng văn hóa nhưng học viên chưa diễn giải cụ thể để người đọc hiểu rõ bởi học viên đã quen
Trang 4thuộc với hiện tượng văn hóa đó Khắc phục tình trạng này, học viên đã rất cố gắng không chỉ phỏng vấn những thành viêntrong gia đình, dòng họ, mà còn phỏng vấn những người trong làng, xã, đặc biệt là các bệnh nhân và đọc thêm các tài liệu,sách để có được những thông tin, tư liệu khách quan nhằm mang lại tính thuyết phục cao hơn cho luận văn này
4 Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghề thuốc đông y của dòng họ Ca công, xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân,tỉnh Thanh Hóa Trọng tâm của luận văn là tập trung phân tích về các chiến lược, vai trò của dòng họ và nhân dân trongviệc bảo tồn và phát huy nghề thuốc đông y; những lý do, niềm tin của nhân dân đối với phương pháp chữa bệnh bằng đông
y, quan niệm của dòng họ Ca công trong truyền dạy nghề
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về dòng họ Ca công và nghề thuốc đông y gia truyền củadòng họ trong lịch sử và đương đại
5 Đóng góp của luận văn.
- Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về nghề truyền thống của dòng họ Ca Công, xã Xuân Quang,huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Luận văn cũng cung cấp phần nào những nét đặc trưng về văn hóa, quan niệm, tập quán
và ứng xử của cư dân nơi đây trong phòng và chữa bệnh
- Luận văn nêu lên thực trạng của nghề thuốc cũng như vai trò của dòng họ trong việc thực hành và duy trì nghềthuốc đông y truyền thống
- Luận văn góp phần bổ sung nguồn tư liệu về nghề thuốc đông y gia truyền của một vùng đất thuộc miền đồngbằng trung du của tỉnh Thanh Hóa
6 Bố cục của luận văn.
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn còn có 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu, Cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Dòng họ Ca công và Nghề thuốc đông y gia truyền
Chương 3: Dòng họ Ca công và chiến lược bảo vệ, phát triển nghề thuốc đông y gia truyền trong bối cảnh hiện nay
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1 Tinh hình nghiên cứu
Trong bối cảnh hiện nay, dòng họ, nghề và làng nghề truyền thống đang là một trong những chủ đề được các nhànghiên cứu quan tâm, tiếp cận dưới nhiều phương diện khác nhau Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, học viên chỉ
Trang 5tổng quan một số công trình mà học viên cho là nổi bật và có liên quan đến các vấn đề mà luận văn đang quan tâm nghiêncứu
Sách Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ [12] là một trong những cuốn sách ghi chép về một số thầy thuốc thời
xưa ở Trung Hoa và nước ta qua các thời kỳ Sách này đã khái quát về hiệu quả của việc chữa bệnh, xem mạch bằng thuốcđông y, cách nhận biết các bậc danh y, lương y giỏi và những phương pháp xem bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền xưa
ở nước ta, qua đó cho chúng ta thấy được bức tranh sinh động trong phòng và chữa bệnh của nhân dân ta trước đây
Một trong những công trình đề cập đến việc truyền nghề và công hiệu của các bài thuốc gia truyền là sách Việt
Nam phong tục [5] của Phan Kế Bính Đây là cuốn sách khắc họa bức tranh về cách chữa bệnh của người xưa khá phong
phú với các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc bắc Tác giả khẳng định sự thần hiệu của một số bài thuốc namnhưng do không được ghi chép lại để truyền cho các thế hệ sau nên khi người thầy thuốc đó mất thì bài thuốc cũng mấttheo nên cách chữa bệnh bằng thuốc nam xưa được sử dụng bằng cách truyền tục
Viết về việc ghi chép các bài thuốc để truyền lại cho sau này, sách Các ngành nghề Việt Nam [17] và Các vị tổ
nghề [16] của hai tác giả Vũ Ngọc Khánh và Phạm Khang Hai tác giả này đều khẳng định, Tuệ Tĩnh là vị tổ nghề thuốc
nam - thầy thuốc đầu tiên ở nước ta Tuệ Tĩnh là người chuyên tâm về nghề thuốc và trong quá trình chữa bệnh, ông đãnghiên cứu, biên soạn những bài thuốc, công dụng, tính dược của từng vị thuốc thành sách
Cùng với quan điểm của hai tác giả Vũ Ngọc Khánh và Phạm Khang về việc ghi chép các bài thuốc, công dụng,
dược tính của từng vị thuốc để truyền lại cho đời sau là cuốn sách Đất lề quê thói- phong tục Việt Nam của tác giả Nhất
Thanh [32], Đây là công trình mang lại khá nhiều thông tin về cách phòng, chữa bệnh, phương pháp chữa, cách xem bệnh,các bài thuốc, nguồn gốc cây thuốc (dược liệu) của người xưa Tài liệu này không nêu rõ về lịch sử Y dược Việt Nam màcòn cho chúng ta biết về những vị thuốc dân dã thường mọc ở bụi rậm, bờ rào tại miền đồng bằng đã được người dân sửdụng làm thuốc chữa bệnh Tuy nhiên, sau này nhiều người học nghề thuốc bắc hơn là do nhiều vị thuốc chỉ có ở miền rừngnúi xa xôi, khi cần không có, thuốc bắc dễ mua do người Trung Quốc đem sang bán nhiều
Sách Nghề cổ đất Việt [34] là cuốn sách cung cấp nguồn tài liệu khá phong phú về bức tranh y học Việt Nam Công
trình này tác giả không chỉ khái quát về lịch sử y học nước ta dưới thời phong kiến mà còn giới thiệu về các trung tâmtrồng, chế biến thuốc chữa bệnh lớn, nổi tiếng ở nước ta, trong đó có nhắc đến vua Lý Thần Tông đã khuyến khích nhândân nhân trồng các cây thuốc dân dã trong vườn nhà là cây Mã Đề Công trình đã phác họa nên nghề thuốc đông y ở nước
ta từ xưa với các làng nghề chuyên trồng, chế biến, thu mua dược liệu cũng như chữa bệnh và y đức của người thầy thuốctrong việc hành nghề chữa bệnh cho nhân dân
Một học giả nước ngoài nghiên cứu về lịch sử y học đã đề cập đến các lương y và lang băm thời xưa là Lois N
Magner trong cuốn Lịch sử y học [20] Trong tài liệu này, tác giả đã cho chúng ta biết về lịch sử ngành y học, đưa ra những
Trang 6so sánh về những lang y và lang băm giỏi và ngược lại ở Trung Quốc và Ân Độ Tác giả còn đề cập đến các loại thầy thuốckhác nhau, trong đó các thầy thuốc xưa phải qua các trường lớp và học việc, còn các thầy lang xoàng thì chủ yếu do tự học.Việc xếp hạng thầy thuốc dựa vào tỉ lệ thành công trong việc chữa bệnh của họ Tác giả cũng phân loại các thầy thuốc giỏithì chữa những bệnh gì còn các thầy thuốc hạng xoàng chữa những bệnh gì Ở đây tác giả cũng đề cập đến các phươngpháp chữa bệnh bằng “mê tín” của các thầy thuốc xưa và hình phạt dành cho những người chữa bệnh bằng phương phápnày Trong đó, tác giả nhắc đến các thầy thuốc được đào tạo bài bản luôn tránh xa các phương pháp chữa bệnh bằng mê tín
dị đoan và các thầy thuốc xưa cũng phân chia phương pháp chữa, chẩn đoán bệnh theo giới tính nam, nữ Tài liệu này cũngkhẳng định, các thầy thuốc xưa thường là nam, hiếm khi là nữ Tóm lại, đây là cuốn sách cung cấp cho chúng ta nguồn tàiliệu khá phong phú về bức tranh toàn cảnh về y học ở Ân Độ và Trung Hoa, qua đó giúp cho chúng ta hiểu thêm về cáchchữa bệnh bằng thuốc đông y, các phương pháp cũng như khả năng chữa bệnh của các thầy thuốc
Báo cáo Bước đầu tìm hiểu làng Đại Yên và nghề thuốc nam cổ truyền của tác giả Chu Xuân Giao [9 và công trình luận văn Thạc sĩ Nghề thuốc nam ở làng Đại Yên của tác giả Trần Thị Ngọc Nam [22] là hai công trình được các tác giả
cung cấp nguồn tài liệu khá phong phú về lịch sử và nghề thuốc nam ở nước ta Trong đó, tác giả Chu Xuân Giao trongcông trình báo cáo thực tập của mình đã mô tả khá chi tiết về việc hình thành nghề trồng và làm thuốc nam ở làng Đại Yênxuất phát từ nhu cầu bảo về sức khỏe trong gia đình, sau đó dần hình thành nghề của làng cho đến ngày nay Trong côngtrình của mình, tác giả đề cập đến kinh nghiệm làm thuốc, chẩn đoán, chữa bệnh bằng thuốc nam và trồng, nhập cây thuốcnam (kèm theo bảng thống kê các loại cây thuốc được trồng hiện nay ở làng và đặc điểm, đặc tính, công dụng, thành phần;cách trồng, thu hái của từng loại cây thuốc) của nhân dân làng Đại Yên Tác giả cho biết, tại làng Đại Yên hiện nay có bahình thức hành nghề y là chẩn đoán, chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc bắc và bằng y học dân tộc thiểu số Ngoài ra, cònmột hình thức chữa bệnh nữa là bằng phương pháp dưỡng sinh Tác giả còn phân chia ra các bệnh ngoại khoa, nội khoa,bệnh ngoài da, bệnh phụ nữ và bệnh trẻ em kèm theo đó là nguyên nhân gây bệnh, cách chữa, các bài thuốc kèm theo vàcách chẩn đoán bệnh, sử dụng bài thuốc trị bệnh
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Thị Ngọc Nam với đề tài Nghề thuốc nam ở làng Đại Yên cũng cung cấp một
nguồn tài liệu khá phong phú về lịch sử nền y học nói chung cũng như nghề thuốc nam nói riêng ở nước ta; cách trồng, thuhái, chế biến, bảo quản, sử dụng và những bài thuốc chính dùng để chữa bệnh của nhân dân làng Đại Yên Đặc biệt, trongnghiên cứu của mình tác giả đã đề cập đến vấn đề thực trạng, phương án bảo tồn và phát huy nghề trồng, chế biến, làmthuốc nam của làng trong bối cảnh hiện nay - khi mà quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, tây y đang phát triểnkhông ngừng
Ở Thanh Hóa, nghiên cứu liên quan đến cách phòng, chữa bệnh tác giả Hoàng Anh Nhân trong tác phẩm Tuyển tập
sưu tầm - nghiên cứu văn hóa dân gian Thanh Hóa [23] đã đề cập đến phương pháp chữa bệnh qua việc ăn uống của người
Trang 7Mường ở Thanh Hóa Ở đây, tác giả thống kê một số nguyên liệu cây, lá được người Mường sử dụng chế biến làm thức ănhàng ngày để vận dụng phòng, chữa một sô bệnh thường gặp trong đời sống Qua giới thiệu của tác giả cho thấy, ngườiMường ở Thanh Hóa đã vận dụng theo thuyết âm dương của phương Đông để phòng bệnh trong việc ăn uống hàng ngày
Một công trình khác liên quan cũng đề cập đến nghề thuốc đông y và thuốc Nam ở Thanh Hóa là cuốn sách Địa chí
Thanh Hóa [13] Đây là công trình khái quát về y học cổ truyền ở Thanh Hóa, trong đó có khái lược về lịch sử y học và hai
dòng chữa bệnh bằng cây thuốc nam và dòng chữa bệnh bằng thuốc bắc khi mà y học phương tây chưa du nhập vào nướcta; những cây thuốc quý và các bài thuốc gia truyền độc đáo; những vị danh y thời xưa và một số dòng họ nổi tiếng về nghềthuốc qua các thời kỳ, trong đó nhắc đến một số công trình tiêu biểu đã được biên soạn thành sách, các giai thoại về cácdanh y ở Thanh Hóa dưới thời Trần và thời Nguyễn; Những thành tựu về y học cổ truyền của Thanh Hóa những năm nửacuối thế kỷ XX Công trình này cho biết, dòng chữa bệnh bằng thuốc nam được nhân dân ta đúc kết từ quá trình đấu tranhsinh tồn với tự nhiên qua kinh nghiệm dân gian bằng các loại dược liệu tự nhiên sẵn có xung quanh Ngoài ra, công trìnhnày còn nhắc đến việc kết hợp với chữa bệnh bằng phương pháp dân gian với một số phương pháp chữa bệnh bằng tâm linhnhư phù chú, bùa giải, lễ bái và phương pháp chữa bệnh bằng mẹo
Đối với dòng thuốc bắc, công trình này cũng khẳng định phương pháp chữa bệnh bằng thuốc bắc ở nước ta được dunhập từ Trung Quốc và những người làm thuốc bắc thì dùng các vị thuốc bắc là chính nhưng vẫn kết hợp thêm cả các vịthuốc nam Như vậy, có thể nói đây là một trong số những công trình ghi chép và nêu khái quát về lịch sử hình thành cũngnhư sơ lược về việc chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền xưa ở nước ta Công trình này cũng thống kê tổng sốlượng các loài cây thuốc hiện có ở Thanh Hóa được trồng chủ yếu ở các vùng miền núi, trung du và nêu tác dụng chính củamột số loại cây thuốc này Có thể nói, đây là công trình mang tính khái quát cao về mọi mặt của ngành y học cổ truyền ởThanh Hóa
Như vậy, nghề thuốc đông y gia truyền dòng họ Ca công, xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa từtrước đến nay chưa từng được đề cập đến trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào nêu trên Tuy nhiên, các công trìnhnghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu, cơ sở, nền tảng lý luận phục vụ trong luận văn này của tôi
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
Để làm rõ hơn những nội dung trình bày trong luận văn, tác giả thông qua một số khái niệm cơ bản nhằm làm rõhơn những vấn đề, chương, mục liên quan đến đề tài như sau:
- Thuốc là “chất được chế biến dùng để phòng hoặc chữa bệnh” hay “chất được chế biến có dạng như một loại
thuốc, có công dụng hoặc tác dụng nhất định” [30 - tr.1273] Như vậy, theo cách hiểu trên thì thuốc ở đây được hiểu chungcho cả y học cổ truyền và y học hiện đại Đối với y học cổ truyền, chất ở đây được sử dụng là đối với các loại thuốc được
Trang 8chế biến khác nhau thành dạng viên hoàn tán hoặc cao dán, miếng dán, đắp để chữa bệnh Tuy nhiên, trong y học cổtruyền chủ yếu sử dụng thuật ngữ “cây thuốc” hay “dược liệu” nhiều hơn, do đó thuật ngữ thuốc trong y học cổ truyền ởđây phải được hiểu là cách chế biến, sử dụng cây thuốc, dược liệu có tác dụng nhất định nhằm phòng và chữa bệnh Nghềthuốc ở đây là cách chế biến, sử dụng các nguồn dược liệu có tác dụng nhất định để phòng và chữa bệnh
- Đông y là “nền y học cổ truyền của các nước phương đông” [30 - tr.461] Theo cách sử dụng cây thuốc, dược liệu
của người xưa để lại đến ngày nay thì, đông y hiểu một cách cụ thể hơn là cách chế biến, sử dụng cây thuốc, dược liệu theophương pháp y học cổ truyền của các nước phương đông để phòng và chữa bệnh
Gia truyền là “do các đời trước truyền lại và thường được trân trọng giữ gìn từ đời này qua đời khác” [30
-tr.511] Từ đó có thể suy ra, gia truyền trong nghề thuốc đông y gia truyền dòng họ Ca công là do các đời trước của giađình, dòng họ Ca công lưu giữ và truyền lại cho con cháu kế tiếp các đời về sau này
- Dòng họ là “toàn thể nói chung những người cùng huyết thống làm thành các thế hệ nối tiếp nhau” [30 - tr.359].
Như vậy, đông y gia truyền ở đây có nghĩa là nền y học cổ truyền của các nước phương đông, do các đời trướctruyền lại và được trân trọng giữ gìn từ đời này qua đời khác
Nghề thuốc Đông y gia truyền dòng họ Ca công nghĩa là công việc chế biến nguyên dược liệu dùng để chữa bệnhbằng phương pháp của nền y học cổ truyền của các nước phương đông được các đời trước của dòng họ Ca công truyền lại
và được con cháu của dòng họ trân trọng gìn giữ từ đời này qua đời khác đến nay
Ngày nay, khi mà y học hiện đại đã phát triển với nhiều thành tựu to lớn đã được khẳng định và phổ biến khắp mọinơi trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh, thì phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền không những không bị
“lãng quên” hay “lỗi thời” mà ngược lại, các phòng chẩn trị y học cổ truyền, Hội đông y đều được thiết lập trên khắp cácđịa phương Đặc biệt, không kể các bệnh viện chuyên về chữa trị bằng phương pháp đông y tuyến Tỉnh, Trung ương đãđược thành lập, thì tất cả các bệnh viện thuộc tuyến huyện hoặc tương đương đều có một khoa thăm khám, chữa bệnh bằngphương pháp y học cổ truyền, trong đó có sử dụng thuốc đông y và các thảo dược Ngoài ra, qua thực tiễn cũng như thông
Trang 9tin đại chúng cho thấy, nhiều nhà thuốc, thầy thuốc, phòng chẩn trị y học cổ truyền đã và đang được tuyên truyền, quảng básâu rộng trên các loại phương tiện thông tin đại chúng nhằm mục đích quảng bá thương hiệu, sản phẩm và tay nghề củamình trong việc khám chữa bệnh để thu hút người bệnh Không chỉ dừng lại ở đó, để phù hợp và bắt kịp thị hiếu, xu thế,nhiều nhà thuốc, cơ sở, thầy thuốc, phòng chẩn trị y học cổ truyền còn tận dụng thời gian và khả năng của mình tham giacác chương trình hoặc lớp đào tạo về y học hiện đại hoặc liên kết, phối hợp với các phòng khám, bệnh viện khám chữabệnh bằng y học hiện đại để nâng cao hiệu quả trong việc khám, chữa bệnh nhằm nâng cao uy tín của mình và thu hút bệnhnhân
Bằng những cơ sở lý luận nêu trên, luận văn sẽ nghiên cứu, tìm hiểu về vai trò của y học cổ truyền trong đời sốngcủa nhân dân ta, trong đó có nghề thuốc đông y gia truyền để hiểu biết thêm về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cũng nhưvăn hóa dòng họ, văn hóa nghề thông qua nghề thuốc đông y gia truyền Qua đó cũng hiểu thêm về nhận thức, quan niệmcủa nhân dân ta về sức khỏe trong việc phòng, chữa bệnh bằng thuốc đông y cũng như trong việc trao truyền bí quyết nghềnghiệp
1.3 Địa bàn nghiên cứu
1.3.1 Vài nét cơ bản về vùng đất Xuân Quang
1.3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Xuân Quang là vùng đất bán sơn địa xen đầm lầy thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Các làng xưa và nay của
xã Xuân Quang nằm trên những doi đất hình con dơi khổng lồ đang vỗ cánh bay về hướng Nam
Nằm ở tọa độ 19054’27”N; 105°31’57”, với diện tích tự nhiên là 378,43ha Trong đó, đất nông nghiệp là 276,45ha;đất phi nông nghiệp là 99,60ha; đất thổ cư là 44,06ha và 2,38ha là đất chưa sử dụng [31, tr.123] Dân số là 1.118 hộ, 4.665nhân khẩu (theo thống kê mới nhất của xã Xuân Quang năm 2017) Xuân Quang là một trong 41 xã và thị trấn của huyệnThọ Xuân, nằm cách trung tâm huyện lỵ Thọ Xuân 3km về phía Nam, trên đường tỉnh lộ nối Quốc lộ 47, đường 506 vớiQuốc lộ 15 từ xã Tây Hồ đi thị trấn Sao Vàng Xuân Quang phía Bắc giáp xã Xuân Giang, phía Tây giáp xã Xuân Hưng;phía Đông giáp xã Tây Hồ, phía Nam giáp xã Xuân Sơn
Do nằm ở vùng đất có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu ở Xuân Quang cũng có những đặc điểm chung với cáchuyện trung du miền núi khác của tỉnh Thanh Hóa Ở đây một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Độ ẩm trungbình là 68%, lượng mưa khoảng 1.700 mm/năm Tổng giờ nắng khoảng 1.780 giờ Do tiếp giáp với vùng rừng núi phía Tâycủa tỉnh Thanh Hoá gần giáp Lào nên mùa hè nơi đây rất nắng nóng, mưa nhiều, lại có gió Lào khô hanh Nhiệt độ mùanóng có khi lên đến 410C Mùa đông lạnh, ít mưa, có sương giá, sương muối Giao mùa xuân - hạ thường dầm dề mưaphùn; tháng 8, tháng 9 thường dây dắc mưa ngâu và nhiều lụt lội
Trang 10Đến nay, chưa tìm thấy nguồn tài liệu nào ghi chép rõ về sự hình thành của vùng đất Xuân Quang là từ bao giờ.
Sách Lịch sử xã Xuân Quang [31] cho biết: Dưới thời các vua Hùng, xã Xuân Quang có tên là trang La Đá thuộc bộ Cửu
Chân Thời thuộc Hán (111 TrCN - 210) thuộc Tư Phố, quận Cửu Chân Năm 502, quận Cửu Chân đổi thành Ái Châu( Nhà Lương) Thời Tuỳ - Đường, La Đá thuộc Di Phong, Trường Lâm, Ái châu Thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Bàn Thạch
là trang La Đá huyện Cổ Lôi, Phủ Thiệu Thiên Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), Lê Thái Tổ chia cả nước thành 5 đạo,bãi bỏ các đơn vị hành chính thuộc Minh, Bàn Thạch thuộc huyện Lôi Dương, đạo Hải Tây
Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), Bàn Thạch thuộc huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên [Sau đổi là phủ Thiệu Hóavào năm Gia Long thứ 13 (1815)] Năm 1821, vua Minh Mạng chia trấn Thành Đô ra nhiều châu phủ Năm 1826, haihuyện Lôi Dương, Thụy Nguyên tách khỏi phủ Thiệu Hoá nhập vào phủ Thọ Xuân Thời Pháp thuộc xã Bàn Thạch thuộcTổng Kim Thạch (sau đổi là Kiên Thạch), phủ Thọ Xuân
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, xã Bàn Thạch được đổi thành xã Cộng Lực, thuộc tổng Kiên Thạch, phủ ThọXuân (Thọ Xuân có 10 tổng) Năm 1946, xã Cộng Lực thuộc huyện Thọ Xuân được chia làm 4 khu A, B, C, D
Khu A ( thôn A) gồm Giáp Đông và họ Ca Công (Làng Đông)
Khu B ( thôn B) gồm Giáp Đăng (Làng Đăng)
Khu C (thôn C) Giáp Trung và Giáp Yên (Làng Giữa, làng Yên)
Khu D ( thôn D) gồm có 3 Giáp là Giáp Thượng, Giáp Kênh và Giáp Yên
Hòa
Giữa năm 1946, xã Cộng Lực đổi thành xã Xuân Sinh (có thêm các làng Hoàng Kim, Yên Cư, Đồng Đình) Năm
1948, xã Xuân Sinh nhập với xã Xuân Đài thành xã Xuân Quang có 15 làng gồm: 1 Bàn Thạch; 2 Bái Trạch; 3 Lệ Trạch;
4 Yên Kênh; 5 Quần Kênh; 6 Đại Đồng; 7 Lục Nộn; 8 Hải Mao; 9 Bột Thượng; 10 Đồng Đình; 11 Vũng Voi; 12 BíchPhương 13 Ngọc Lạp; 14 Yên Cư; 15 Hoàng Kim
Trang 11Tháng 6 năm 1954, Xuân Quang được chia tách thành 3 xã, trong đó Bàn Thạch thuộc xã Xuân Quang; 14 làng cònlại chia tách thành 2 xã là: Xuân Giang và Xuân Sơn Năm 1977, hai xã Xuân Quang và Xuân Sơn sáp nhập thành xã ThọQuang, năm 1978 lại tách ra như cũ
Tháng 12 năm 1962, Xuân Quang được chia thành 3 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp là: hợp tác xã Thống Nhất(Làng Đông); hợp tác xã Đại Long gồm làng Đăng, làng Giữa, làng Yên và hợp tác xã Quang Trung gồm làng Kênh, làngThượng, làng Yên Hòa (còn được gọi ba làng hay thôn D)
Tháng 10 năm 1967, Hợp tác xã Thống Nhất và Hợp tác xã Đại Long sáp nhập lại thành Hợp tác xã Đại Long gồm
4 làng (bên hữu Long Hồ) Năm 1969, Hợp tác xã Đại Long và Hợp tác xã Quang Trung sáp nhập lại thành Hợp tác xãToàn Xã
Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Xuân Quang được chia thành 10 thôn (Từ thôn 01 đến thôn 10) nên sau này têncác Giáp xưa ít được nhắc đến [31 - tr10,11] Nghề thuốc đông y gia truyền của họ Ca công xưa thuộc giáp Đông (nay làthôn 2), nay thuộc giáp Yên (thôn 5)
Ở Xuân Quang có nhiều dòng họ chung sống từ nhiều đời nay, gồm: họ Lê; họ Đỗ; họ Nguyễn; họ Hà; họ Hoàng;
họ Mai; họ Trần; họ Tô; họ Khuất; họ Đào; họ Đặng; họ Vũ; họ Bùi; họ Kiều; họ Nghiêm; họ Phan; họ Trịnh; họ Dương.Trong đó, họ Lê gồm: Lê Công, Lê Trọng, Lê Quốc, Lê Văn, Lê Xuân, Lê Đình, Lê Đình (nhỏ), Lê Huy, Lê Nhân, LêKhắc, Lê Bá, Lê Duy, Lê Hữu, Lê Đăng, Lê Doãn, Lê Quý, Lê Thiêm Dòng họ có số lượng đông nhất là họ Lê và họ Đỗ.Tuy nhiên, họ Lê vừa là dòng họ đông nhất nhưng cũng là dòng họ có sự phân bố rộng khắp trên toàn xã
1.3.1.3 Đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội
- Đời sống kinh tế
Nằm trong khu vực có lịch sử phát triển từ rất sớm, cư dân Việt từ các vùng khác đến định cư, khai phá đất đai đãtạo nên nhiều kỳ tích nhưng cũng không thiếu những gian nan vất vả Nhìn trên bức tranh tổng thể, có thể thấy Xuân Quangnằm trong khu vực chuyển tiếp giữa ba miền là núi rừng phía Tây, trung du và đồng bằng ven biển phía Đông của tỉnhThanh Hoá
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà địa lý - địa chất, về mặt địa hình, Xuân Quang nằm trong vùng đất phù sa cổ,
ô trũng xen lẫn vùng đầm lầy và đồng bằng phù sa
Xuân Quang là nơi có điều kiện tự nhiên khá phong phú, với địa thế là vùng đất bán sơn địa xen lẫn đầm lầy, tínhchất phức tạp và đa dạng đã tạo nên tiềm năng, sự thuận lợi đáng kể cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp nơi đây
Những năm gần đây, cùng với những đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc đổi mới,hội nhập, phát triển kinh tế và xây dựng đất nước tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã tạo nên sự chuyển biến rõ rệt Ngoài
Trang 12- Đời sống văn hóa - xã hội
Là một trong những làng xã nằm về phía hữu ngạn sông Chu - dòng sông có vai trò chủ đạo tạo nên nền văn minhchâu thổ, làng, xã Xuân Quang được coi là một trong những cái nôi của nền văn minh dân tộc thuộc lưu vực sông Mã.Xuân Quang là nơi phát hiện nhiều di vật thuộc thời kỳ đồ đá; đồ đồng, đồ gốm sành, sứ thuộc nền văn minh Đông Sơnnhư: trống đồng, thạp đồng, chậu đồng và nhiều loại bát, đĩa, chậu, bình, vò bằng các chất liệu gốm, sứ
Cách Xuân Quang không xa về phía Bắc khoảng 7km là xã Xuân Lập - quê hương của vị anh hùng dân tộc LêHoàn - nơi phát hiện ra trống đồng Đông Sơn Heger I - dấu vết của nền văn hoá thời đại dựng nước đầu tiên trong lịch sửnước nhà Thời đại Hùng Vương - mở đầu cho thiên anh hùng ca dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đồng thời đây cũng
là chứng tích về sự tụ cư của cư dân Việt từ buổi đầu công nguyên mà sau này các điểm dân cư còn lan toả xuống các vùngđất rộng lớn của các huyện Thiệu Hoá, Yên Định, Đông Sơn rực rỡ Những dấu tích của các nền văn hoá cổ xưa ở đây vàcác vùng đất bao quanh vùng đất Xuân Quang đã chứng tỏ những tâm điểm cư trú của người cổ là những cư dân đầu tiênsinh sống trên lãnh thổ này đã dùng vùng đồng bằng trung du để làm bàn đạp tiến xuống đồng bằng và ven biển rộng lớn.Tất cả dấu tích và quang cảnh đó chính là bằng chứng cho một nền văn hoá rực rỡ xưa kia, đồng thời nó cũng minh chứngcho tính chất mở của một vùng đất cổ có bề dày về truyền thống lịch sử và văn hoá Khái niệm “vùng trung du”- vùngchuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi mà Xuân Quang là một trong những điểm nổi bật, mang một sắc thái riêng của mộtlàng quê truyền thống Việt Nam
Do vốn là một vùng đất cổ với bề dày truyền thống lịch sử lâu đời nên đời sống văn hóa - xã hội của nguời dân nơiđây khá phong phú và đa dạng Xua kia, Xuân Quang có 07 giáp, tuơng ứng với các giáp, mỗi giáp có một ngôi đình Ngoài
ra, còn có hai ngôi chùa là chùa Con Chan, chùa Long Hồ; một ngôi Nghè và ba khu lăng mộ của các vua triều Lê TrungHung là lăng mộ vua Lê Dụ Tông [31 - tr56], lăng mộ vua Lê Hiển Tông [31 - tr162] và lăng mộ vua Lê Chiêu Thống cùngcác lăng, mộ của Thái hậu, Hoàng phi, con vua, Đề lĩnh Nguyễn Viết Triệu, Nội thị Nguyễn Văn Quyên cùng đuợc đặtcạnh lăng vua Hiển Tông [28 - tr424, 425] Mặc dù phần lớn đã bị hủy hoại trong thời kỳ bài phong nhung những dấu ấn vànhững giá trị văn hóa truyền thống của cu dân Xuân Quang còn khá đậm nét, phong phú Trong nhiều năm trở lại đây,
Trang 13ngoài việc bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị của một trong 07 ngôi đình còn lại, nhân dân Xuân Quang đã phục hồi, tôn tạolại Nghè Cao Sơn, khu lăng mộ vua Lê Hiển Tông và xây dựng đền thờ các vua, Hoàng hậu và công chúa thời Lê TrungHung để phục vụ nhu cầu tín nguỡng của nhân dân Cùng với đó, lễ hội đình, nghè cũng và một số trò chơi, trò diễn dângian cũng đuợc khôi phục lại Các thiết chế văn hóa của thôn cũng đuợc hình thành, gồm: Nhà văn hóa của 10 thôn, sânluyện tập, thi đấu thể thao và sân vận động Đa số nguời dân đều huởng ứng và hăng say tham gia sinh hoạt
Ngày nay, những di sản văn hóa của nhân dân Xuân Quang đã đuợc quan tâm bảo tồn, phục hồi nhu: Đình làngGiữa, Nghè Cao Sơn, mộ vua Lê Hiển Tông, đền thờ các vua, Hoàng hậu và công chúa thời Lê Trung Hung Những điểm
di tích còn lại đã đuợc UBND xã phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện và Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóaThanh Hóa tiến hành lập và đua vào danh mục kiểm kê nhu: chùa Long Hồ, chùa Con Chan, địa điểm lăng mộ vua LêChiêu Thống, Thái hậu, Hoàng phi, các con vua và các quan
Bên cạnh những sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, trò chơi, trò diễn đã và đang được từng bước phục hồi và duy trìsinh hoạt thường xuyên còn có những di sản văn hóa khác mang giá trị lịch sử, văn hóa hiện còn đang được nhân dân nơiđây lữu giữ như:
- Bia chùa Long Hồ
Văn bia này trước đây đặt ở hành lang bên trái chùa Long Hồ, xã Bàn Thạch, tổng Kiên Thạch, phủ Thọ Xuân, tỉnhThanh Hóa (nay là Bàn Thạch, xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) Ngày nay, bia đã bị mất, chúng tôi tìm
thấy thác bản ghi trong “Corpusdes inscriptions - Corpus op ancient Viet Namese in scruptions - Tổng tập văn bản khắc
Hán Nôm” do Viện Cao học thực hành - Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp - Viện nghiên cứu Hán Nôm ấn hành, ký hiệu
01904 - 01905 Thác văn bản bia hai mặt, cao 128 cm x 68cm, trán bia mặt trước trang trí đôi rồng chầu mặt trời, diềmchạy hoa văn dây leo, chân chạm bệ cánh sen Mặt sau trang trí đôi phượng chầu mặt nguyệt, diềm chạy hoa văn dây leo,chân chạm ba con kỳ lân vườn nhau
Nội dung văn bia và bài minh trên bia ca ngợi cảnh đẹp của vùng đất nơi chùa tọa lạc, lý do những người nơi đâyhưng công, công đức tu sửa lại chùa Phần cuối của bia có ghi chép những người đứng ra kêu gọi công đức, niên hiệu dựngbia và người soạn văn bia như sau:
- Hội chủ là Lê Quang Bật, chức: Dương vũ Uy dũng Tán trị Công thần, Điện tiền Đô hiệu Điểm ty, Tả hiệu điểm, tước Cẩm Xuyên hầu.
- Hưng công là Lê Bái Sai, chức: Dương vũ Uy dũng Tán trị Công thần, Đặc tiến làm Phụ quốc Thượng tướng quân Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty, Đô chỉ huy sứ, Điện tiền Đô hiệu Điểm ty, Tả hiệu Điểm tước Hoa Sơn hầu.
Trang 14Hội chủ là Lê Sỹ Khuể, chức: Dương vũ Uy dũng Tán trị Công thần, Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty, Đô chỉ huy sứ, tước Phú Dũng hầu.
Ngày lành tháng 11 niên hiệu Đức Long năm thứ 3 (1631) triều Lê.
Người soạn là Lê Hữu Độ hiệu Nhã lượng, chức Cẩn sự lang bậc dưới Tri huyện huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên ”.
- Di tích kiến trúc nghệ thuật đình làng Giữa
Đình làng Giữa còn có tên gọi khác ít phổ biến hơn là đình Cao Sơn hay đình Giáp Trung Đình trước kia được xâytheo kiểu chữ đinh ( J ) gồm có Tiền đường và Hậu cung Hiện đình có kiến trúc theo kiểu chữ Nhất (—) và là di tích lịch
sử, văn hoá, công trình kiến trúc điêu khắc gỗ thời Nguyễn thế kỷ XIX, niên hiệu Tự Đức năm thứ 22 (1869) Ngày10/01/2005, đình đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 69/QĐ-UBND công nhận là di tích kiếntrúc nghệ thuật cấp Tỉnh
Ngoài ra, nơi đây còn có nghè thờ thần Cao Sơn đại vương và Thủy Tiên công chúa cùng hai bản thần tích bằngchữ Hán ghi chép lại thân thế, sự nghiệp, coong trạng của hai vị thần này Hai bản thần tích có niên hiệu năm Hồng Phúcnguyên niên (1572) Hiện các hiện vật giá trị của nghè vẫn còn lưu giữ được như: 03 chiếc quạt, xương quạt bằng ngà voi,
2 chiếc quạt lớn, một chiếc nhỏ bằng vải thêu hình đôi chim phượng; hai hòm gỗ đựng Thần phả, sắc phong và 01 lư hươngbằng đồng do dòng họ Lê Văn tức họ Ca công cung tiến
- Văn hóa truyền thống
Là vùng đất nằm trong các đầu mối giao thông từ Bắc vào Nam, từ miền núi xuống miền xuôi, vì vậy mà từ rất xaxưa, Bàn Thạch - Xuân Quang là nơi có nhiều dòng họ du nhập đến đây sinh cơ lập nghiệp và mang theo cả nhiều phongtục tập quán về truyền thống văn hoá từ nơi khác đến, vì vậy nét văn hoá của vùng đất này cũng rất đa dạng và phong phú
Tục thờ thành hoàng làng và các vị thần linh
Ở Bàn Thạch - Xuân Quang có 7 giáp (bảy làng) thì cả 7 giáp đều thờ chung một vị thành hoàng là Cao Sơn đạivương ở đình của mỗi làng Đến nay rất tiếc hầu hết các ngôi đình đã bị phá huỷ từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945.Hiện nơi đây chỉ còn lại duy nhất một trong số 7 ngôi đình, nhưng tục thờ thành hoàng và các vị thần linh vẫn còn in đậmtrong ký ức mỗi người dân Bàn Thạch - Xuân Quang và trong dân gian
Nơi thờ Thần thường được gọi là Mã Nghè, nằm về phía tây Long Hồ Trong ký ức người dân trang La Đá - BànThạch - Mã Nghè lung linh huyền ảo Nghè tọa lạc trên yên của mảnh đất hình con ngựa, xung quanh là rừng cây và nhiềuloại chim muông hoa lá Tương truyền ngay trước sân đệ tam của nghè có một cây thông đã hàng nghìn năm tuổi, chu vibằng ba bốn người ôm, cao vút trời Ngoài ra nơi đây còn có nhiều loài cây cổ thụ như cây Vạng, Mủ quả, Chầu Chuông
Trang 15Cũng như bao vùng quê khác, trên mảnh đất Xuân Quang là nơi lưu giữ nhiều dấu tích của những di tích quý giátrong lịch sử hình thành và phát triển của mảnh đất Xuân Quang nói riêng và đất nước nói chung Ngoài ngôi đình còn lạicủa làng Giữa và Nghè thờ thần Cao Sơn, Thuỷ Tiên công chúa còn lại ngày nay thì xưa kia, trên mảnh đất Xuân Quangcòn là nơi có nhiều đình, chùa với nhiều diện mạo khác nhau nhưng rất tiếc đã bị phá huỷ trong thời kỳ bài phong của thế
kỷ trước Chính vì vậy mà việc nghiên cứu hệ thống tín ngưỡng ở Xuân Quang ở các góc độ khác nhau, qua đó để đánh giáđúng được giá trị văn hoá, nghệ thuật cùng với chặng đường phát triển kinh tế, xã hội ở Xuân Quang đã gặp không ít nhữngkhó khăn Tuy nhiên một hệ thống tín ngưỡng ở Xuân Quang vẫn còn được lưu giữ lại trong nhân dân và trong trí nhớ dângian cho thấy nét văn hoá tinh thần nơi đây là rất phong phú và đa dạng Đáng tiếc là những dấu tích của loại hình sinh hoạtvăn hoá này đến nay hiện hữu còn khá mờ nhạt
Những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết TW5 Khóa VIII, kết luận Hội nghị TWX Khóa IX của Đảng, Luật Disản Văn hóa và cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư của UBTWMTTQ phát động,phong trào xây dựng làng văn hoá, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng gia đình văn hóa phát triển mạnh
mẽ, những nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của nơi đây đang dần dần được phục hồi Đền thờ Thần Cao Sơn được nhândân phục dựng trên diện tích gần 20.000m2 nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân Đình Trung Giápđược Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Tỉnh và trùng tu Văn bia Chùa Long hồ được sưu tầm, dịch thuật, Lăng mộvua Lê Hiển Tông và Đền thờ các vua Lê Trung Hưng cùng các Hoàng hậu và Công chúa đã được xây dựng trên diện tíchđất đai khoảng 20.000m2 Nếp xưa làng cũ trong đời sống mới đã tạo nên một tổng thể cấu trúc gắn bó chặt chẽ trong mộtkhông gian ấm cúng, thân quen của những con người nơi đây
- Đạo Phật và đạo Nho
Trang 16Nằm trong khu vực có lịch sử phát triển lâu đời, từ lâu hầu hết những ngôi chùa cổ đã được xây dựng để phục vụcho đời sống tinh thần của người dân địa phương, đồng thời qua đó cũng đã khẳng định được sự phong phú trong sinh hoạtvăn hoá của người dân Xuân Quang
Xuân Quang trước kia có chùa Con Chan, chùa Long Tự, xây dựng từ thời Lý, được trùng tu tôn tạo quy mô lớnvào thời Lê Sơ, đã bị phá huỷ vào đầu những năm 60 thế kỷ XX Tuy nhiên đến nay, trong tâm khảm của mỗi người dânnơi đây vẫn còn lưu lại khá đậm nét và sâu thẳm về “cảnh xưa chùa cũ”
Theo trí nhớ của các cụ cao niên thì trước đây trong chùa có nhiều pho tượng và đồ thờ quý rất đẹp
Những ngôi chùa xuất hiện đã minh chứng cho sự phát triển song song và bắt nhịp cùng với sự phát triển chung của
xã hội lúc bấy giờ về nét văn hoá truyền thống của người Việt
Xét từ mức độ học hành và đỗ đạt bằng con đường Nho học cho thấy đạo Nho không chiếm vị trí đáng kể và quantrọng trong đời sống làng xã nơi đây Đến đầu thế kỷ XX, ở Xuân Quang mới có lớp dạy chữ Hán nhưng chỉ số rất ít nhữngcon nhà khá giả mới được đi học
Xuân Quang xưa cả xã chỉ có một người đỗ đạt vào thời Nguyễn là Cụ Lê Đức Hiệp, người của Giáp Đông thuộcdòng họ Ca Công (tức họ Lê Văn ngày nay) đỗ phó bảng khoa Kỷ Dậu năm Tự Đức thứ 2 (1849) được bổ nhiệm làm quanđến chức Tri phủ
Xuân Quang trong nhiều thế kỷ, việc học hành không được quan tâm bởi những khó khăn về yếu tố truyền thống vàyếu tố kinh tế và giao lưu văn hoá giữa vùng đất này với các vùng khác cũng gặp nhiều khó khăn nên việc học hành bị hạnchế nhiều Tính đến đầu thế kỷ XX, Bàn Thạch - Xuân Quang mới chỉ có một số người mở lớp dạy chữ Hán như: cụ Phan,
cụ Xe, cụ thày Chinh, Cụ Trạc, cụ Chánh Thung Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp có cụ Lê Văn Thoại dạy tiếngPháp bậc tiểu học, sau năm 1954 cụ chuyển sang dạy chữ Quốc ngữ Học sinh theo học là con em các gia đình khá giảnhưng cũng rất thưa thớt Đến những năm 1939, mới có thêm lớp dạy chữ Quốc ngữ
Từ thực tế như vậy cho thấy, dòng khoa cử và học hành ở Bàn Thạch - Xuân Quang xưa còn rất hạn chế
1.3.1.5 Một số phong tục tập quán khác
Cũng như nhiều làng quê khác của người Việt xưa, các làng của xã Xuân Quang là những làng thuần nông, hầu nhưkhông có nghề phụ Hàng năm, theo ttruyền thống của người Việt, nhân dân nơi đây cũng có nhiều ngày lễ, tết và tục lệtruyền thống mang đậm tính chất truyền thống của làng quê Việt Nam như: Tết ông Táo, tết Nguyên Đán, tết Khai Hàng,tết Thượng Nguyên (tết Nguyên Tiêu), tết Hàn
Thực, tết Thanh Minh, tết Đoan Ngọ, tết Trùng Nguyên với tục cúng cháo và tục đốt mã, tết Trung thu, tết Trùng Thập, tết
Hạ Nguyên
Trang 171.3.2 Nguồn gốc và tên gọi dòng họ Ca công
Theo gia phả dòng họ Ca công, xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Dòng họ Ca công vốn
là họ Nguyễn ở thôn (làng) Bình Ngô, xã Chẩn Xuyên, huyện Thụy Nguyên1, phủ Thanh Hoa, nay là làng Bình Ngô, xã
Thiệu Ngọc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa [35 - tr 158] Sách Địa chí huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Thời
Tam Quốc - Lưỡng Tấn - Nam Bắc Triều (210 - 581), thôn Bình Ngô thuộc huyện Quân An, quận Cửu Chân Huyện Quân
An bấy giờ bao gồm huyện Yên Định và miền đông bắc của huyện Thiệu Hóa ngày nay, trong đó có xã Thiệu Ngọc Niênhiệu Vũ Đức thứ 5 (662) đời nhà Đường, Quân An đổi thành Quân Ninh cho đến cuối đời nhà Trần thì đổi tên thành huyệnYên Định Ngày 05/7/1977, theo Quyết định của Chính phủ số 177/CP giải thể huyện Thiệu Hóa, đưa 15 xã vùng tả ngạnsông Chu của huyện này sáp nhập vào huyện Yên Định để thành lập huyện Thiệu Yên Ngày 18/11/1996, Chính phủ raNghị định số 72/CP tái lập các huyện cũ thì 15 xã vùng tả ngạn sông Chu của huyện Thiệu Hóa lại được trả về Thiệu Hóa[18 - tr.80, 81] Từ đó tới nay, xã Thiệu Ngọc thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa Do dòng họ xưa có nghề hát Cacông (Ả đào hay Ca trù) nổi tiếng nên nhân dân thường gọi là họ Ca công để phân biệt với các họ khác trong vùng Họ Cacông xưa là một họ lớn và là một trong 07 giáp của xã Xuân Quang Gọi là họ Ca công là cách mà người xưa thường dùng
để gọi hay đặt tên cho các làng, vùng đất, dòng họ có tính chất đặc trưng về nghề nghiệp, vị trí địa lý hay tính chất tự
nhiên của vùng đất đó nhằm phân biệt với các dọng họ, vùng đất khác Sách Kỷ yếu Hội thảo ca trù Thanh Hóa cho biết,
làng Bàn Thạch nổi tiếng hát Ca công từ thời Lê sơ, con gái làng này dưới triều Lê được tuyển vào nội cung để ca hát, có
bà làm chủ giáo phường và được ban Quốc tính [27 - tr.117]
Như vậy, Ca công là cách gọi theo tên một trong các nghề của dòng họ Lê Văn ở xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân,tỉnh Thanh Hóa là nghề hát Ca trù hay còn gọi là hát Ả đào Dòng họ này vốn là họ Nguyễn ở xã Chẩn Xuyên, huyện ThụyNguyên, phủ Thanh Hoa, nay là xã Thiệu Ngọc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Theo gia phả dòng họ Ca công ở xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Họ Ca công vốn ở làng Bình Ngô, xã Chẩn Xuyên, huyện Thụy Nguyên, phủ Thanh Hoa nay là làng Bình Ngô, xã Thiệu Ngọc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa Gia phả viết: “Cao cao cao cao tổ khảo húy Trung Thiện, húy là Tôn Nho, thập nhị nguyệt nhị thập cửu nhật kị, Táng Thụy Nguyên huyện, Chẩn Xuyên xã, Bình Ngô thôn Cao tổ khảo Thủy tổ đồng tộc Lê Trung Trực húylà tự là Phượng Cẩm, Trung Đức công chi tử, hữu sắc Khải Định phong tôn thần Thập nhất nguyệt nhị thập ngũ nhật kị Bản đồng tộc kính mộ táng tại Quần Kênh địa phận, cồn Ưu Tinh chi tây bắc cửu kỳ mộ cận hạ điền quý đinh phương tọa càn hướng cấn cô mẫu thú Bàn Thạch xã tòng cư dữ mẫu nhân cư yên, tử tôn chí kim vu Bàn Thạch cơ y thủy tự vi thủy tử cựu Nguyễn tính, chí công thủy cải tính Lê Kỳ thứ chi tiền tiên tổ cư tại Bình Ngô chí Nguyễn Văn Hx duy hữu
nhất nữ” [11- tr.1, 2] tức cụ cao cao cao cao tổ húy là Trung Th, lại có tên húy nữa là Tôn Nho, mất ngày 29/12, táng ở
1 Theo Địa chí huyện Yên Định, Thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn - Nam Bắc Triều (210 - 581), quận Cửu Chân
Trang 18thôn Bình Ngô, xã Chẩn Xuyên, huyện Thụy Nguyên Cụ Cao tổ là Lê Trung Tr, húy là tự là Phượng Cẩm, là con trai của ông Trung Đức công, được vua Khải Định thời Nguyễn ban sắc phong là tôn 2 thần Ngày giỗ là ngày 25/11, mộ táng ở địa phận cồn Ưu Tinh, thôn Quần Kênh, giáp ruộng, nằm về phía tây bắc, hướng đông bắc Cao tổ tức con trai của cụ Lê Trung Tr Do cụ Lê Trung Tr mất sớm nên vợ cụ đi bước nữa với người ở xã Bàn Thạch nên cụ cao tổ theo mẹ đến Bàn Thạch sinh sống ở đó đến nay Cụ thủy tổ của dòng họ vốn họ Nguyễn, đến thời cụ? đổi sang họ Lê Chi thứ sống ở thôn Bình Ngô Đến đời cụ Nguyễn Văn Hx chỉ sinh được một người con gái”.
Như vậy, qua ghi chép của gia phả cho biết, họ Ca công vốn là họ Nguyễn sau đổi sang họ Lê, có nguồn gốc ở làngBình Ngô Do cụ Lê Trung Tr mất sớm nên vợ cụ đi bước nữa với người xã Bàn Thạch nên đem theo con trai đến định cư ởđây cho đến ngày nay Mặc dù gia phả không ghi chép cụ thể về thời gian vợ cụ Lê Trung Tr tái giá đến xã Bàn Thạch nhưng qua ghi chép của gia phả cho chúng ta
biết khoảng thời gian cụ bà và con trai đến đây tái giá, sinh sống Qua khảo sát thực tế cho biết, nơi vợ của cụ Lê Trung Tr
di cư từ làng Bình Ngô đến Bàn Thạch định cư là tại giáp Đông (tức giáp Ca công hay làng Đông, nay thuộc thôn 2) Đếnđời lương y Lê Văn C, sau khi xây dựng gia đình ông đã di cư đến giáp Yên tức thôn 5, xã Xuân Quang ngày nay
Cũng theo gia phả và thông tin từ khảo sát điều tra cho biết, họ Ca công không chỉ là dòng họ nổi tiếng với nghề hát
Ả đào mà còn là một dòng họ có truyền thống văn chương và khoa bảng ở xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh ThanhHóa với nhiều đời làm quan dưới triều đình nhà hậu Lê và nhà Nguyễn đã đóng góp nhiều công lao to lớn cho nhân dân,đất nước và triều đình phong kiến nên được các vua triều Nguyễn ban sắc ca ngợi, phong thần Tuy nhiên, do các thế hệ củadòng họ đều là những vị quan thanh liêm và những lương y đức độ nên gia cảnh cũng không khá giả Gia phả cho biết, cụThuần Phác là con trai của cụ Trung Ph, tổ đời thứ 4 của Chi Ât (Chi thứ hai) là một người thông minh, giỏi thi thư, lý, số.Khoa thi Hương năm Ât Mão, niên hiệu Vĩnh Hựu nguyên niên (1735), đời vua Lê Ý Tông thi đỗ tứ trường, làm quan đếnchức Giáo thụ, sau làm Hội trưởng Hội văn của xã [11 - tr.6] Tằng tổ đời thứ 3 (Chi Bính) là cụ Trung Đ, một người giỏithi thư Năm Nhâm Tý, niên hiệu Vĩnh Khánh thứ 4 (1731), đời vua Lê Đế Duy Phường thi đỗ tứ trường, sau làm Hộitrưởng Hội văn của xã Anh em đều là người giỏi văn học cụ Trung Đạt vốn là người hiểu biết và là thầy truyền dạy đạohọc cho người trong huyện [11 - tr.7]
Hiển khảo húy là Trung T, húy nữa là H, tự là Đức Th, tên tự nữa là Duy Hx, con trai của cụ Trung B Cụ Trung Tsinh vào giờ Ngọ, ngày 10/10 năm Bính Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 21 (1760), mất ngày 08/9 niên hiệu Minh Mệnhthứ 10 (1829) Cụ vốn là người thông minh, mẫn cán, trung thực, thẳng thắn Nho, y, lý, số đều tinh thông, lại giỏi trongviệc đối nhân xử thế, kính già yêu trẻ [11 - tr 16] Con trai thứ 4 của cụ Trung T công tên là Hội, tự là Đức Hiệp, sinhvào giờ Thìn, ngày 23/02 năm Mậu Dần, niên hiệu Gia Long năm thứ 17 (1818) Cụ được mẹ nuôi dưỡng, cho theo học
2 Gia phả chép là tôn thần nhưng trong sắc phong chép là chi thần.
Trang 192 cụ thi đỗ Phó bảng Gia phả ghi chép như sau: Hoàng triều Kỷ Dậu ân khoa hộ thí Phó bảng lịch thụ Hàn lâm viện kiểm
thảo thụ văn lang lâm [11- tr 29] Ngày 20/7, ông được bổ nhiệm giữ chức Hàn lâm viện kiểm khảo, làm việc trong nội các
03 năm 10 tháng Sau chuyển đến làm trong nội các bản chương 04 năm 05 tháng 15 ngày và tiếp tục được bổ làm Trihuyện và được ban chức Giáo thụ trong 05 năm 10 tháng Do có công lao với triều đình, nhân dân nên niên hiệu Tự Đứcthứ 04, ngày 5/5, cụ được vua Tự Đức ban một bản Chế sắc ca ngợi tài năng, công đức của cụ Nội dung bản chế sắc như
sau: “Hoàng đế sắc viết, học nhiễu tắc sĩ tư quân tử tri bản tâm quan duy kỳ nhân nãi quốc gia thường điển nhị Hàn lâm
viện Kiểm thảo sung Nội các bản trương sở hành tẩu Lê Đức Hiệp tài năng khả lộc, hạnh kiểm trúc thân tàng tu gia đôn tố tri công bất quyết hướng sưu phó thừa hưu chi nguyện hữu phục tai khích tư trì thụ văn lang lâm đông hỷ huyện Tri huyện thượng kỳ phụng hành cách tẩu ư quang thường thủ dạy trác nhiễu ư chính tích mẫu tán Trẫm mệnh tương thí nhĩ năng khâm tai!
Tự Đức tứ niên ngũ nguyệt ngũ nhật” 1 [11 - tr.28, 29,30].
Sách Quốc triều hương khoa lục ghi chép về cụ Lê Đức Hiệp như sau: “Lê Đức Hiệp người xã Bàn Thạch, huyện
Lôi Dương Thi đậu Phó bảng khoa Kỷ Dậu (1849) Làm quan tới chức Tri phủ” [6 - tr.281] Qua ghi chép trên cho biết, cụ
Lê Đức Hiệp (Theo gia phả cụ còn có tên gọi khác là Hội) làm quan đến chức Tri phủ Và như vậy, có lẽ gia phả của dòng
họ ghi chép cụ làm quan Tri huyện là chức quan ban đầu sau khi cụ thi đỗ Phó bảng, sau này cụ làm đến chức Tri phủ như
sách Quốc triều hương khoa lục đã ghi chép về quan Tri phủ Lê Đức Hiệp, ngày nay các thế hệ con cháu trong họ Ca công
còn truyền lại câu chuyện như sau: Khi cụ Lê Đức Hiệp thi đỗ Phó bảng, kiệu vinh quy bái tổ của cụ về đến đầu làng nhưngnhân dân nơi đây không ra nghênh đón vì họ cho rằng cụ vốn không phải là người gốc ở Bàn 3
Thạch nên cụ đã thốt lên rằng “làng này là làng đại bại” và từ đó, các đời con, cháu của cụ sau này tất cả đều tinh thông vănchương nhưng không ứng thí mà chỉ chuyên tâm ở nhà, người làm nghề hát Ca công, người thì vừa kết hợp dạy học vừalàm nghề thuốc đông y chữa bệnh cứu người
Ngày nay, tại nhà thờ họ Ca công, thôn 2, xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay còn lưu giữđược 01 bản sắc phong cho cụ Lê Trung Trực dưới thời vua Khải Định Nội dung bản sắc phong như sau:
Phiên âm:
Sắc Thanh Hóa tỉnh, Thọ Xuân phủ, Ca công giáp phụng sự Lê Trung Trực linh thần chi thần
3 Bản chế sắc này hiện đang được lưu giữ tại nhà thờ chi họ Ca công ở thôn 2, xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Trang 20Đặc biệt cho phép [Địa phương trên] phụng thờ Thần như cũ để thần bảo vệ cho muôn dân của ta Kính vâng lấy lời!
Ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định thứ 09 (1924) 1 ” [Xem ảnh 2 - phụ lục 3, trang 87].
Qua nội dung bản sắc phong trên cho biết, không chỉ cụ Lê Đức Hiệp là người có công lớn đối với nhân dân, đấtnước nên được vua Tự Đức triều Nguyễn ban sắc mà sau này triều đình nhà Nguyễn xét thấy cụ Lê Trung Trực cũng làngười có công lớn đối với nhân dân, đất nước nên vua Khải Định ban sắc, ban mĩ tự, 4
phong thần và lệnh cho nhân dân nơi đây thờ phụng Thần để Thần bảo vệ cho nhân dân
Ngoài ra, mặc dù gia phả không ghi chép, nhưng qua khảo sát thực tế và một số nguồn tài liệu cho biết, dòng họ Cacông xưa còn có nghề hát Ca trù (Ả đào) từ thời Lê sơ nổi tiếng khắp nơi, con gái làng này dưới triều Lê được tuyển vàonội cung để ca hát, có bà làm chủ giáo phường được ban Quốc tính [36] và [27 - tr.117, 140] Do có nghề hát Ca công (tứchát ca Trù hay còn gọi là hát Ả đào) nên dòng họ được gọi là họ Ca công Họ Ca công xưa ở giáp Đông là dòng họ lớn nhất
và là một trong 7 giáp của xã nên còn được gọi là giáp Ca công
Như vậy, qua ghi chép của gia phả dòng họ Ca công có thể xác định khoảng thời gian dòng họ di cư đến xã XuânQuang là vào thời Lê Trung Hưng Tuy nhiên, do gia phả không ghi chép cụ thể nên không thể xác định chính xác thờiđiểm dòng họ di cư đến đây Cũng căn cứ nguồn tài liệu gia phả thì dòng họ Ca công vốn họ Nguyễn ở làng Bình Ngô và
có thể khi chuyển đến Bàn Thạch - Xuân Quang thì đổi thành họ Lê Một nguồn tài liệu khác là Kỷ yếu Hội thảo Ca trù
Thanh Hóa thì cho rằng, họ Ca công có nghề hát nổi tiếng từ thời Lê Sơ nên được ban Quốc tính [27 - tr.117] Đây là dòng
họ không chỉ nổi tiếng với nghề nghề hát Ả đào mà có nhiều người đỗ đạt trong khoa cử được bổ nhiệm làm quan, có côngvới nhân dân, với đất nước nên được ban sắc, mĩ tự, phong thần và ban Quốc tính Nhân vật tiêu biểu của dòng họ là quanTri phủ Lê Đức Hiệp, người được triều đình phong kiến nhà Nguyễn hai lần ban sắc Lần thứ nhất là vào niên hiệu Tự Đứcthứ 4, vua ban cho cụ bản chế sắc ca ngợi tài năng và công lao của cụ; lần thứ hai cụ được ban sắc, ban mĩ tự và phong thần
là dưới đời vua Khải Định năm thứ 9 (1924)
4 Phiên âm và dịch nghĩa: Trịnh Thị Tâm - Chuyên viên Hán - Nôm Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thanh Hóa.
Trang 21cụ nhận bất cứ gì của ai, dù là nhỏ nhất Vì vậy, từ những người trong làng, xã cho đến trong vùng và nhiều nơi khác tìmđến với nhà thuốc đông y gia truyền họ Ca công ngày càng đông; người đến vì việc này, người việc kia nên càng làm chodanh tiếng các cụ đồn ngày một xa, nhưng đông nhất là những người tìm đến chữa bệnh.
Trang 22Tiểu kết chương 1
Xuân Quang được biết đến là một trong những vùng đất phát hiện nền văn minhĐông Sơn thuộc thời đại kim khí dưới thời các vua Hùng - cái nôi của nền văn minh dân tộcthuộc lưu vực sông Mã và sông Chu là minh chứng xác thực về việc cư dân Việt cổ đã từng
cư trú ở vùng đất này từ buổi sơ khai của dân tộc cùng với nhiều công trình kiến trúc nhưđình, chùa, đền, nghè, đặc biệt là hai khu lăng mộ của các vua triều Lê Trung Hưng (LêHiển Tông và Lê Chiêu Thống) cùng các lăng mộ của Thái Hậu, Hoàng phi, con vua và cácquan đã khẳng định, đây là một vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa Do vậy,ngày nay nhiều di sản văn hóa, phong tục truyền thống nơi đây vẫn còn được gìn giữ và bảotồn thông qua các di sản văn hóa được phục hồi như: lễ hội đình làng Giữa, lễ hội nghè CaoSơn, mộ vua Lê Hiển tông, đền thờ các vua, Hoàng hậu, công chúa thời Lê Trung hưng,nghè Cao Sơn; nhiều trò chơi, trò diễn dân gian, tục lễ cũng được phục hồi Đặc biệt, nơiđây còn có dòng họ Ca công - một dòng họ nổi tiếng không chỉ với nghề hát ca Trù (Ả đào)
và truyền thống học hành khoa cử đã được lưu danh sử sách mà dòng họ này còn lưu giữđược di sản văn hóa phi vật thể là nghề thuốc đông y gia truyền được nhân dân biết đến bởinhiều bài thuốc hay được nhân dân tin dùng khi không may mắc phải ốm đau, bệnh tật Đâyvốn là họ Nguyễn, di cư từ thôn Bình Ngô, xã Chẩn Xuyên, nay là thôn Bình Ngô, xã ThiệuNgọc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa và do có công với đất nước nên được ban Quốctính (họ Lê)
Những kết quả và thành tựu trong việc khám chữa bệnh của nhà thuốc đông y giatruyền dòng họ Ca công, xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến nay khôngchỉ mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân mà nó còn là niềm tự hào của dòng họ, nhândân xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa nói riêng cũng như nhân dân cảnước nói chung ở góc độ nào đó trong cuộc chiến sinh tồn của con người đối với quy luật tựnhiên Hơn thế nữa, đây còn là một di sản quý báu của ông cha, các thế hệ của dòng họ Cacông xã Xuân Quang lưu truyền lại và hiện đang đang được gìn giữ, phát huy một cách cóhiệu quả theo định hướng của Đảng
CHƯƠNG 2
DÒNG HỌ CA CÔNG VÀ NGHỀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Trang 232.1 Lịch sử nghề thuốc đông y gia truyền của dòng họ Ca công
Nghề thuốc Đông y gia truyền của dòng họ Ca công, xã Xuân Quang, huyện ThọXuân, tỉnh Thanh Hóa dù đã được gia phả của dòng họ ghi chép lại nhưng chỉ dừng lại ởviệc nhắc đến một số thành viên trong dòng họ biết và hành nghề nên chưa xác định đượcnghề thuốc đông y gia truyền của dòng họ Ca công chính xác được hình thành từ bao giờ.Tuy nhiên, theo Gia phả họ Ca công cho biết từ thời cụ Lê Trung Bình, sống dưới thời LêTrung hưng dòng họ đã có nghề thuốc đông y
Gia phả dòng họ Ca công chép về các bậc tiên tổ của dòng họ làm nghề thuốc đông
y như sau: “Đinh chi phổ hệ Đinh giáp Hiển tổ khảo húy Trung Bình tiên sinh, húy Chỉnh,
tự là Duy Thành, hựu cải là Đồ Tải tằng tổ công Trung Hào chi trưởng nam sinh ư Lê CảnhHưng ngũ niên Ât Sửu tri Bính Ngọ niên bát nguyệt thập bát nhật kị, thọ 42 tuổi, mộ côngtiền táng tại đồng giáp bến chùa Công minh đạt tinh xảo, nho, y, lý, số vô bất tinh thông,văn học hiển danh đương thế Lê Cảnh Hưng nhị thập tứ niên, Giáp Ngọ Hương thí trúng tứtrường ” [11 - tr.12]
Tức “Phả hệ chi Đinh của Giáp Đinh.
Ông nội húy là Trung Bình tiên sinh, húy nữa là Chỉnh, tự là Duy Thành, rồi lại đổi
là Đồ Tải Ông tằng tổ công là con trai trưởng của ông Trung Hào Ông sinh vào năm Ất Sửu niên hiệu Cảnh Hưng thứ 5 5 (1745), mất ngày 18 tháng 8 năm Bính Ngọ (1786), thọ 42 tuổi Mộ táng tại đồng giáp bến chùa Ông giỏi về Nho, y, lý, số nhưng cũng rất tinh thông văn học và là người nổi tiếng đương thời Năm Lê Cảnh Hưng thứ 24 (1763), tức Giáp Ngọ, thi Hương đỗ tứ trường ”.
Đến đời con ông là Trung Tiệp nối nghiệp của cha cũng là người tinh thông Nho, y,
lý, số Gia phả chép như sau: “Hiển khảo húy Trung Tiệp, húy Hoàn, tự Đức Thận, hiệu tựDuy Hoàn, Trung Bình công chi tử Cảnh Hưng nhị thập nhất niên, Bính Tuất thập nguyệt,thập nhật Ngọ, Thìn sinh Nguyễn triều Minh Mệnh thập niên cửu nguyệt sơ bát nhật kị, thọ
64 tuổi, táng tại địa phận bến chùa Công tính minh mẫn, trung trực, Nho, y, lý, số hàm tinh
kỳ ” [11 - tr 16] tức “Cha húy là Trung Tiệp, húy là Hoàn, tên tự là Đức Thận, tên hiệu
là Duy Hoàn, là con trai của Trung Bình công Ông sinh giờ Thìn, ngày Ngọ (mồng mười), tháng 10 (Bính Tuất), niên hiệu Cảnh Hưng thứ 21 (1760) Ông là người tinh thông nho, y,
5 Gia phả ghi là năm Ât Sửu, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 5 nhưng khi tra cứu lại niên biểu cho thấy: năm Ât Sửu,
niên hiệu Cảnh Hưng là niên hiệu Cảnh Hưng thứ 6.
Trang 24lý, số Tổ tiên của dòng họ là cụ Lê Trung Trực, do có công nên được vua Khải Định triều
Nguyễn ban sắc phong là tôn thần Gia phả chép như sau: “Tổ khảo thủy tổ đồng tộc LêTrung Trực, húy? tự Phượng Cẩm, Trung Đức công chi tử, hữu sắc phong Khải Định phong
tôn thần” [11 - tr.01] tức là Thủy tổ họ ta là Lê Trung Trực, tự là Phượng Cẩm, là con
trai của Trung Đức công, được vua Khải Định ban sắc phong làm tôn thần?
Gia phả ghi chép, đến đời cụ thân sinh của lương y Lê Văn C cũng là người tinhthông nho, y, lý, số Sinh thời, cụ là người thường được nhân dân quanh vùng kính trọng, tintưởng nên mỗi khi có bệnh tật thường đến nhờ cụ xem mạch, xem bệnh để bốc thuốc; Hoặctrong dòng họ, gia đình có các việc liên quan đến hiếu, hỷ cũng đến nhờ cụ xem ngày giờ,tốt xấu; xem hướng để làm nhà, bốc mộ, xây mộ
Mặc dù gia phả không ghi chép cụ thể về nghề thuốc của dòng họ được khởi phát từ
ai và đời thứ mấy của dòng họ nhưng qua ghi chép trong gia phả có thể xác định được, ítnhất là từ thời Lê Trung Hưng, hiên hiệu Cảnh Hưng, đời vua Lê Dụ Tông đã có ngườitrong dòng họ là cụ Trung Bình, tên húy là Chỉnh, tên tự là Duy Thành là người tinh thông
về nho, y, lý, số và Nghề thuốc đông y của dòng họ Ca công từ đó vẫn còn được lưu truyền,phát triển qua các thế hệ đến ngày nay
Nghề thuốc Đông y gia truyền họ Ca công là một trong những ngành nghề truyềnthống được sử dụng khá phổ biến không chỉ ở vùng đất Xuân Quang mà nó còn có mặtnhiều nơi ở nước ta từ xưa
Hiện chưa tìm thấy nguồn tài liệu nào ghi chép lại cụ thể, rõ ràng về Nghề thuốcĐông y của dòng họ Ca công ở xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Nguồntài liệu duy nhất chúng tôi thấy có ghi chép về nghề thuốc đông y gia truyền của dòng họ Cacông ở xã Xuân Quang là cuốn gia phả chép tay của dòng họ được cụ thân sinh của lương y
Lê Văn C khi còn sống đọc theo dạng phiên âm lại từ cuốn gia phả gốc của dòng họ chongười con trai trưởng của ông ghi chép lại năm 1998 Qua nghiên cứu cuốn gia phả này chỉthấy dừng lại ở việc ghi chép về các thành viên trong dòng họ từ xưa đã có nhiều thế hệ nổitiếng trong quá trình hành nghề thuốc đông y nhưng không thấy ghi chép cụ thể về phươngthức hành nghề cũng như cách xem bệnh, xem mạch như thế nào và chữa được những bệnhgì
Trang 25Tuy nhiên, qua lời kể của các thành viên trong gia đình, dòng họ và nhân dân nơiđây được biết, họ Ca công nổi tiếng không chỉ bởi nhiều người đỗ đạt trong khoa cử, họcvấn uyên thâm mà còn nổi tiếng với nghề hát Ả đào Đặc biệt, nghề thuốc đông y gia truyềncủa dòng họ đã có từ rất lâu đời với nhiều bài thuốc hay, hiệu nghiệm, được nhân dân khắpnơi biết và tìm đến chữa bệnh, trong đó nổi tiếng nhất là bài thuốc chữa vô sinh, hiếm muộncon cái Cụ Lê Doãn Thanh, sinh năm 1921, thôn 2, xã Xuân Quang, là người bạn đồng niênvới bố của lương y Lê Văn C cho biết: Họ Ca công là dòng họ nổi tiếng với nghề thuốcđông y gia truyền Khi tôi còn nhỏ đã được biết ông cụ thân sinh ra cụ Lê Văn sinh ratrong một gia đình có truyền thống về học hành khoa cử và là người thông kinh sử, nho, y,
lý, số đều giỏi Bấy giờ, cụ không chỉ hành nghề y, giúp nhân dân các việc xem ngày, giờliên quan đến việc hiếu, hỷ, chọn hướng làm nhà mà cụ còn là một trong ba người trong
xã làm nghề dạy chữ Nho gồm cụ, Cụ Trạc và cụ Chánh Thung nhưng do cụ là người thôngNho nhất nên được học trò theo học đông nhất Cũng chính vì vậy nên trong làng, xã có giađình nào cưới gả thường đến nhờ cụ làm chủ hôn vì gia đình cụ vừa đông con cái, gia giáo,
có học, vừa thông Nho và tinh thông y thuật lại được nhân dân kính trọng Cụ Thanh chohay, khi cụ cưới vợ cũng phải mời cụ làm chủ hôn Có lần một gia đình trong xã cưới vợcho con trai nên mời cụ Trạc làm chủ hôn, khi vào đến nhà gái, họ liền đóng cửa lại khôngcho ra mà ra vế đối, nếu đối được mới cho đón dâu về nhưng cụ Trạc không đối được nênnhà trai phải về mời cụ đến đối để được đón dâu Nhà gái ra vế đối rằng “Thánh nhân Chếlễ”, cụ liền đối “Quân tử Mẫn hành”, trong đó, Chế là tên chú rể, Mẫn là tên cô dâu CụThanh cho hay, lúc bấy giờ các Cai tổng, lý trưởng hầu hết đều là học trò của cụ Cũng do
cụ là người tinh thông y thuật nên nhân dân thường gọi cụ là bậc danh y và do thông Nho lạidạy học nên nhân dân thường gọi cụ là ông thày Bấy giờ cụ làm thuốc, ngoài mua thuốc ởcác hiệu thuốc trong huyện, xã do người Trung Quốc mở bán thì cụ thường tận dụng các vịthuốc mọc tự nhiên quanh vùng và trong vườn nhà như: Bưởi bung, Sài hồ, Tiền hồ, Namhoàng bá, Cà gai leo, Kim ngân, Kinh giới, Gừng, Hương phụ để chữa bệnh Do xưa kianơi đây thuộc vùng đồng bằng trung du tiếp giáp với miền núi phía tây của tỉnh Thanh Hóanên có nhiều gò, đồi núi thấp, hệ sinh thái đa dạng nên nguồn dược liệu sẵn có khá phongphú Đương thời, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nên cụ thường tận dụng các
Trang 26vị thuốc nam sẵn có để chữa bệnh bởi các dược liệu này vừa phù hợp với điều kiện khí hậunhưng cũng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của nhân dân.
Đến đời cụ thân sinh của lương y Lê Văn C là bạn đồng niên với cụ Lê Doãn Thanhnên cụ biết khá rõ Cụ Thanh cho biết, cụ thân sinh của lương y Lê Văn C cũng là ngườitinh thông Nho, y, lý, số; đặc biệt và là người tính tình hiền lành, đức độ Sau khi đượcngười cha truyền lại nghề thuốc đông y, cụ chuyên tâm đọc sách nghiên cứu các bộ sách về
y dược, địa lý, phong thủy, tử vi bằng chữ Hán và chữ Nôm do tổ tiên để lại Do chuyêntâm học hành, nghiên cứu y thuật nên trong quá trình hành nghề, nhiều bài thuốc của cụ vôcùng hiệu nghiệm, được nhân dân ca ngợi và tôn là bậc danh y Cụ thường nói, để chữa khỏiđược bệnh, điều quan trọng đầu tiên là phải biết rõ bệnh; thứ hai là thuốc và thứ ba là phảivận dụng gia giảm sao cho phù hợp với mức độ của bệnh cũng như thể trạng từng bệnhnhân Đối với thuốc, dù là mua về, tự kiếm hay trồng ở vườn nhà đều phải được thu hoạchđúng mùa, đúng thời điểm thì dược tính mới đảm bảo; muốn bảo quản được lâu dài mà vẫnđảm bảo được dược tính của thuốc thì phải được phơi thật khô và bảo quản nơi thoáng mát,tránh những nơi nhiệt độ cao quá cũng như nơi ẩm thấp Với những vị thuốc phải được chếbiến, sao tẩm trước khi sử dụng, cần phải thực hiện đúng, đủ các quy trình thì công hiệu mớicao
Nói về gia đình lương y Lê Văn C, bà Lê Thị Nguyên cho biết, gia đình tôi và giađình ông vừa là hàng xóm liền kề chỉ cách nhau một con đường, chồng bà lại là một tronghai người bạn thân của cụ thân sinh ra lương y Lê Văn C nên hai gia đình thường qua lại vớinhau mỗi khi rảnh rỗi Bà Nguyên kể, ông nội của lương y Lê Văn C là một người rất giỏi
về y thuật và chữ Nho, nhân dân thường gọi cụ là ông thầy do cụ vừa làm nghề thuốc vừadạy chữ Nho, tính tình của cụ rất nghiêm khắc nhưng lại hiền lành Cụ thân sinh của lương
y Lê Văn C trong đời thường là một người sống đơn giản, tính tình vui vẻ hiền hòa, nhânhậu nhưng trong sinh hoạt lại rất mực thước, nhất là trong việc bốc thuốc chữa bệnh Ngay
kể cả trong sinh hoạt thường ngày cụ cũng rất mực thước, mỗi ngày cụ thường dùng hai bữacơm, mỗi bữa chỉ hai bát, không ăn thêm bữa phụ nhưng lại uống ba lần rượu một ngày, mỗilần uống chỉ đúng một chén và rất đúng giờ Do cụ là người rất giỏi trong việc chữa bệnhcứu người, lại đối đãi với bệnh nhân như người nhà nên được nhân dân rất kính trọng Vớinhững người ở xa như các huyện trong tỉnh, các tỉnh khác, kể cả ở miền Nam ra tìm đến
Trang 27chữa bệnh không thể về ngay, cụ thường là người sang nói chuyện với một số nhà hàng xóm
để xin cho họ nghỉ trọ lại và nhờ nấu cơm cho họ ăn nếu gia đình cụ bận không thể nấuđược Mặc dù nhà cửa rộng rãi nhưng do đông khách, lại bận công việc không thể nấu cơmcho khách ăn được phải nhờ hàng xóm Những hôm rảnh rỗi gia đình cụ vẫn nấu cơm đểmời bệnh nhân ăn nhưng không bao giờ lấy tiền và trong nhà cụ quanh năm lúc nào cũng cóđến năm sáu vại tương, cà muối và vại dưa muối Khi được hỏi tại sao cụ và các gia đìnhkhông lấy tiền nghỉ trọ và tiền ăn của khách thì bà Nguyên nói, trước đây mọi người sốngrất tình cảm, vả lại điều kiện kinh tế lúc bấy giờ rất khó khăn, mời khách nhưng thật ra cũngchỉ vài bát cơm, bát canh, ít con cá khô, tương và mấy quả cà chứ có gì sang trọng đâu màtiền với nong
Nói về nghề thuốc của gia đình, bà Nguyên cho biết, ngoài việc mua thuốc ở cáchiệu buôn thuốc bắc ở tỉnh và huyện về làm, cụ thân sinh ra lương y Lê Văn C thường đinhiều nơi quanh vùng để lấy các vị thuốc sẵn có trong tự nhiên về chế biến sử dụng Ngoài
ra, trong vườn nhà cụ cũng tận dụng trồng nhiều loại cây thuốc thông dụng để sử dụng như:Nam Khương hoạt, ích mẫu, Tía tô, Cát căn, Diếp cá, Bồ công anh, Hương nhu, Hắc hương,
Bố chính sâm, Kim ngân, Thạch xương bồ, Mạch môn, Nam hoàng bá, Binh lang, Cam thảodây Đối với bệnh nhân, cụ rất ân cần, từ tốn, không phân biệt giàu nghèo hay sang hèn,
đã đến nhờ cụ chữa bệnh thì sau khi xem bệnh bốc thuốc, cụ còn thăm hỏi gia cảnh, nếubệnh nhân nào gia cảnh khó khăn cụ không bao giờ lấy tiền Những người ở gần hay ở xađến, nếu biết gia cảnh khó khăn, sau khi bốc thuốc, cụ còn cho thêm tiền về đi đường uốngnước và ăn uống dọc đường hoặc những người mang thiếu tiền cụ thường bảo có bao nhiêutrả bấy nhiêu và cho nợ nhưng sau này không bao giờ hỏi hay đòi Bà Nguyên còn cho biết,nhiều người đến chữa bệnh vô sinh hiếm muộn con, khi có mang thường đến tạ ơn cụ dù chỉgói bánh hay gói kẹo, lạng chè, chai rượu và ít trầu cau, người thì thêm lạng thuốc lào chứkhông phải tiền nong gì nhưng cụ không bao giờ nhận Trường hợp bệnh nhân thiết tha lắmthì cụ mở gói chè lấy vài ấm và lạng thuốc lào để ăn trầu cho họ vui lòng rồi trả lại hết Cụthường nói là đã nhận nhưng gửi lại cho gia đình sử dụng, nhiều người cụ còn mắng rằngnếu không mang về lần sau có việc gì là cụ không giúp nữa nên hầu hết đều phải mang về
Do vậy, mặc dù rất đông bệnh nhân đến chữa bệnh nhưng gia đình cụ cũng không dư giả gì,bởi tiếng là rất đông khách nhưng nhiều người do không có tiền cụ không lấy hay thiếu tiền
Trang 28thường họ không trả Cụ thường nói, người ta có bệnh mới đến với mình nên nếu giúpngười ta được gì thì cứ giúp, mình làm nghề y là nghề chữa bệnh cứu người nên càng phảilàm nhiều việc thiện thì sau này con cháu trong nhà càng có thêm phúc đức Bà Nguyên còn
kể, trước đây Hội Đông y huyện mời cụ ra làm nhưng cụ không đi Khi xã mời cụ lên trạm y
tế xã và phân cho cụ một phòng để làm việc nhưng cụ làm được khoảng vài tháng sau thìxin về nhà làm cho thoải mái Bà còn cho biết thêm, trước đây có người ở Hà Nội về mời cụ
ra đi chế thuốc cụ cũng không đi Vì là hàng xóm lân cận nên lúc rảnh rỗi bà Nguyênthường qua lại nhà cụ chơi, gặp lúc gia đình đang thu hái hay chế biến thuốc bà cũng làmgiúp Bà nói, tôi còn được biết có những bài thuốc trong một năm chỉ làm được một lần vàođúng 12 giờ ngày mồng 5 tháng năm nên tất cả nguyên vật liệu dùng để chế biến bài thuốc
đó thường được chuẩn bị sẵn trước để đến đúng ngày giờ chỉ việc đem ra làm
Bà Lê Thị Tuy, sinh năm 1928, thôn 2, xã Xuân Quang cho biết, thân sinh củalương y Lê Văn C là người rất hiền lành, đức độ Cụ làm nghề cũng phải mua thuốc chữabệnh nhưng nhiều người đến lấy thuốc cụ không bao giờ lấy tiền Với những bệnh đơn giản
có thể bảo cho bệnh nhân tự lấy những cây thuốc có sẵn trong vườn nhà hay xung quanh đểchữa, cụ thường bảo cho họ tự lấy và hướng dẫn cách sử dụng chứ không lấy thuốc nhàmình ra bán cho bệnh nhân để kiếm tiền Cụ là người rất chuyên tâm đọc sách, nghiên cứu,bất cứ khi nào rảnh rỗi, không có bệnh nhân là cụ thường lấy sách ra đọc và hầu như ngàynào cụ cũng đọc Sách của cụ tất cả đều là sách chữ Hán và chữ Nôm do tổ tiên để lại CụTuy nói, tôi còn nhớ có lần tôi mới sinh thì bị cảm, toàn thân nhức mỏi nên đã sang nhờ cụbốc thuốc nhưng cụ hướng dẫn cho về lấy một số lá sử dụng, cụ còn bảo thêm rằng nướctiểu trẻ sơ sinh rất tốt, bà về lấy uống thêm mấy bát kết hợp dùng thuốc sẽ hết đau mỏi Tôi
đã làm đúng theo hướng dẫn của cụ và từ đó đến nay không bao giờ tôi thấy bị đau mỏi nữa.Nhân dân biết đến cụ không chỉ bởi những bài thuốc hay, hiệu nghiệm mà còn biết đến cụ làngười rộng lượng, thương người Những người có hoàn cảnh khó khăn khi đến bốc thuốckhông những cụ không lấy tiền thuốc mà nếu nhà ở xa cụ còn cho thêm tiền để dọc đườnglấy tiền uống nước và ăn gì đó phòng khi đói
Như vậy, thông qua ghi chép của gia phả dòng họ Ca công, xã Xuân Quang, huyệnThọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là những người dân nơi đây, chúng ta có thể xác định,nghề thuốc đông y gia truyền của dòng họ Ca công đã xuất hiện từ rất lâu đời Mặc dù gia
Trang 29phả không ghi chép cụ thể về thời điểm xuất hiện nghề thuốc đông y của dòng họ là từ baogiờ, từ đâu mà dòng họ này có nghề thuốc đông y cũng như không thấy nhắc đến phươngthức hành nghề nhưng thông qua nhân dân nơi đây cho chúng ta biết về nghề thuốc đông ycủa dòng họ chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là bệnh vô sinh hiếm muộn
và các quan niệm về y đức, việc khai thác, sử dụng dược liệu, mối quan hệ giữa thầy thuốc
và bệnh nhân dưới thời ông nội và cụ thân sinh của lương y Lê Văn C trở lại đây
Dưới thời lương y Lê Văn C và cụ thân sinh của ông, việc chẩn đoán và chữa bệnhngoài việc có sự vận dụng đối với từng bệnh nhân, loại bệnh, mùa khác nhau thì về cơ bảnviệc chẩn đoán và chữa bệnh đều dựa trên các phương pháp truyền thống của y học phươngđông là vận dụng các thuyết của tự nhiên như âm - dương được kế thừa từ cha ông để lại
Về cách xem bệnh, cũng như người xưa, họ Ca công xem bệnh chủ yếu dựa trên bốnphép chủ yếu là: Trông (Vọng), tức là nhìn bề ngoài người bệnh để đoán và biết bệnh haycòn được gọi là xem khí sắc người bệnh, tức nhìn qua sắc da, sắc lưỡi, móng tay, móngchân, tóc và mắt của người bệnh; Nghe (văn), tức là nghe tiếng nói của người bệnh giọngthế nào để biết bệnh; Hỏi (vấn), tức là hỏi người bệnh hoặc gia đình người bệnh để biếtđược nguyên nhân của bệnh hoặc xem người bệnh nóng hay lạnh ra sao và đã dùng thuốc gìchưa nhằm biết chính xác bệnh; Xem mạch (Thiết), tức là xem mạch ở hai cổ tay để biếtngười bệnh bị nặng nhẹ thế nào mà bốc thuốc Ngoài ra, một cách xem bệnh của người xưanữa cũng được dòng họ Ca công vận dụng đó là cách chẩn đoán bệnh dựa trên tứ chẩn gồm:Hàn - Nhiệt, Biểu - lý, Âm - dương, Hư - thực để hội chẩn thành bệnh Sau khi hội chẩnthành bệnh thì dựa trên bát cương để đưa ra bài thuốc chữa bệnh Theo lương y Lê Văn Ccho biết, vốn đây là phương pháp truyền thống do bố của ông truyền lại cho ông, tuy nhiênông cũng cho biết, mặc dù việc xem và chẩn đoán bệnh bằng các các phương pháp truyềnthống trên là không thể thiếu trong đông y nhưng cũng tùy từng loại bệnh hay mức độ nặngnhẹ của bệnh để xem xét có áp dụng hay không Với lương y Lê Văn C thì, nếu là mộtlương y tinh thông y thuật thì hầu hết không cần phải xem mạch (Thiết) hay hỏi (Vấn)người bệnh mà chỉ nhìn (Vọng) cũng có thể biết được họ mắc bệnh gì và phải dùng bàithuốc nào, điều chỉnh lượng các vị thuốc ra sao, thang bằng gì mới khỏi được nhưng nhiềukhi để chiều lòng những bệnh nhân kỹ tính hoặc để người bệnh yên tâm, tin tưởng thì ôngphải xem mạch và hỏi cặn kẽ người bệnh Đây cũng là một cách nắm bắt tâm lý của người
Trang 30bệnh nhằm vừa tạo nên sự gần gũi, hòa đồng giữa thầy thuốc và bệnh nhân nhưng cũng làmcho bệnh nhân bớt sự lo lắng về bệnh của mình và gây được thiện cảm nhất định của nhàthuốc đối với bệnh nhân Cũng theo ông C, đa số những bệnh nhân đến với nhà thuốc củagia đình ông dù bệnh nặng hay nhẹ thì đều là những người không phải có bệnh cấp cứukhẩn cấp Vì vậy, để có thời gian xem xét kỹ về người bệnh, ông thường có những câuchuyện mở đầu xã giao để tạo sự thân thiện, ân cần của thầy thuốc đối với bệnh nhân nhưngcũng vừa để quan sát sắc, lắng nghe hơi thở, giọng nói của người bệnh để đoán biết thêm vềbệnh của họ trước khi thăm khám cụ thể, chi tiết để bốc thuốc Và đối với những ngườibệnh nặng không đi lại được ông mới phải đến thăm khám tận nhà Về thời điểm xem mạchcũng như truyền thống của người xưa, muốn xem mạch chuẩn phải vào buổi sáng sớm khimới ngủ dậy, chưa lao động vì lúc này tinh thần người bệnh còn yên tĩnh mới dễ xem Tuynhiên, lương y Lê Văn C cũng khẳng định thêm, việc xem mạch đối với ông chỉ cần thiếtđối với các bệnh nặng, phức tạp, người mắc nhiều chứng bệnh.
Đối với cách chữa bệnh, lương y Lê Văn C cho biết, thăm, khám bệnh là bước đầutiên và cũng là bước quan trọng nhất nhưng nếu xem bệnh rồi mà bốc thuốc không đúng,không biết tùy vào từng loại bệnh, mùa, thời tiết, thể trạng người bệnh [hàn (lạnh) hay nhiệt(nóng), mập hay gầy ], độ tuổi, giới tính (Ví dụ: cùng là phụ nữ, cùng độ tuổi nhưng vớingười đang có bầu bốc thuốc khác với người bình thường) và mức độ nặng nhẹ của bệnh
mà có sự điều chỉnh bài thuốc, vị thuốc hay gia giảm khác nhau cho phù hợp thì bệnh mớikhỏi được Ngoài ra, mỗi loại bệnh, mỗi phương thuốc còn có một loại thang khác nhau, cóbệnh và bài thuốc thang bằng ba lát gừng sống nhưng cũng có loại lại thang bằng gừng đãnướng qua lửa; loại lại thang bằng cây mã đề, lá tre, hương nhu, kim ngân Sau khi bốcthuốc cho người bệnh, ngoài việc dặn dò kỹ người bệnh cách sắc và uống thuốc, thầy thuốccòn phải nhắc người bệnh nên ăn gì và kiêng không ăn gì trong quá trình uống thuốc Dovậy, lương y Lê Văn C khẳng định, xem bệnh và bốc thuốc là hai bước quan trọng nhấttrong quá trình chữa bệnh mà người thầy thuốc phải thông thạo thì mới tạo được uy tín, tintưởng của bệnh nhân đối với bất kỳ nhà thuốc nào, kể cả tây y lẫn đông y Vì thế, theo ôngthì vấn đề quan trọng và bí quyết của gia đình ông trong chữa bệnh không phải là ở bàithuốc hay cách xem bệnh mà là sự tinh tường, linh hoạt trong cách xem bệnh, gia giảmthuốc với từng bệnh nhân khác nhau Lương y Lê Văn C cũng nhấn mạnh thêm, có những
Trang 31bài thuốc cái hay, độc đáo để quyết định đến việc bệnh có khỏi hay không lại nằm ở chỗ vịthang và cách chế biến.
Trong khai thác, chế biến và sử dụng dược liệu: Qua khảo sát được biết, từ thời cụthân sinh của lương y Lê Văn C đến nay, nguồn dược liệu chính sử dụng trong quá trìnhhành nghề chủ yếu là nhập các vị thuốc từ các cơ sở kinh doanh thuốc bắc ở thành phốThanh Hóa Nguồn dược liệu này sau khi nhập về, để đảm bảo lưu trữ được lâu dài phảiphơi lại qua nắng thật khô, vị nào cần chế biến (ngâm, tẩm, sao ) thì mang chế biến rồi mớiđem sử dụng và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát Ngoài ra, do cây thuốc nam ở nước tacũng khá phong phú, đặc biệt là ở các cùng miền núi, trung du nên nguồn duợc liệu nàycũng đuợc gia đình tận dụng khá triệt để bằng cách tận thu các vị thuốc từ những nguời dânvốn có hiểu biết về duợc liệu khai thác nhỏ lẻ về chế biến và sử dụng Mặt khác, khuôn viêncủa gia đình cũng đuợc tận dụng để trồng các loại duợc liệu phù hợp với chất đất, khí hậu,
dễ trồng nhằm giảm chi phí thu mua từ cơ sở kinh doanh [Xem phụ lục 1, trang 77 và ảnh
24, 25, 26, 27, trang 99, 100, phụ lục 3] Luơng y Lê Văn C còn cho biết, trên thực tế cónhững nguời bệnh khi đến thăm khám, bốc thuốc còn hỏi vị này, vị kia là thuốc bắc haythuốc nam bởi tâm lý của họ cho rằng thuốc bắc tốt hơn thuốc nam Tuy nhiên, theo luơng y
Lê Văn C thì có nhiều bệnh lại cần các vị thuốc nam nhiều hơn các vị thuốc bắc mới tốt Vềvấn đề này, ông lý giải rằng, tâm lý nguời bệnh là muốn thuốc tốt nhung họ không phảinguời trong nghề nên không thể hiểu đuợc là mỗi vùng miền hay mỗi nuớc thuờng có tínhchất, đặc điểm tự nhiên, khí hậu khác nhau nên vấn đề quan trọng ở đây không phải thuốcnam hay thuốc bắc mà là thuốc nào phù hợp với bệnh, thể trạng của bệnh nhân mới quantrọng Ông khẳng định, không thể phủ nhận đuợc tính uu việt của thuốc bắc nhung do đặctrung về mặt khí hậu của nuớc ta nên để phù hợp với bệnh thì phải có vị thuốc nam của tamới tốt
Ngoài ra, luơng y Lê Văn C cho biết, nhiều vị thuốc phải bào chế rất cầu kỳ, mấtnhiều thời gian Ví nhu cách chế biến Huơng phụ là cần phải ngâm trong nuớc tiểu (nuớctiểu càng để lâu càng tốt) đủ bảy ngày bảy đêm mới vớt ra đem rửa sạch, để ráo nuớc rồiđem giã dập sau đó phơi khô, tiếp đến chia thành bốn phần bằng nhau, phần thứ nhất chếbằng giấm thanh, phần thứ hai chế bằng muối trắng, phần thứ ba chế bằng ruợu trắng vàphần thứ tu chế bằng nuớc gừng tuơi Sau khi chế xong bốn phần lại đem sao vàng và cuối
Trang 32cùng trộn cả bốn loại lại với nhau mới đem sử dụng đuợc Ngày nay, do điều kiện sống đãnhiều thay đổi, nhà vệ sinh tự hoại đã đuợc thay thế bằng nhà vệ sinh nổi truớc kia nênkhông còn nuớc tiểu để lâu năm để chế biến nữa mà phải sử dụng nuớc tiểu hàng ngày; Với
Hà thủ ô là vị thuốc rất cứng nhung lại kị với các chất liệu sắt nên để chặt nhỏ ra phải sửdụng gốc tre hoặc gốc luồng rồi mới bào chế Phải sử dụng nuớc đậu đen để bào chế trongchín lần Mỗi lần chế xong phải đem phơi khô xong sao lên mới chế lần tiếp theo; Đối vớiBạch truật phải đuợc chế biến bằng đất của con Tò vò làm tổ hoặc đất trên bờ vách xưađược sử dụng làm tường nhà giã nhỏ trộn với nước để bào chế Sau khi trộn phải đem phơikhô rồi dùng cám gạo trộn đều và sao vàng mới sử dụng để chữa bệnh được Nếu không cóhai loại đất trên thì sử dụng đất đỏ để bào chế Một cách bào chế khác nữa là bằng mật míanhưng để chữa cho những người bị ngã hay va chạm mạnh
Nghề thuốc đông y gia truyền của dòng họ Ca công trước đây chữa bệnh và thu hútkhách bằng “Tiếng lành đồn xa”, không sử dụng biển hiệu hay bất kỳ một phương phápquảng bá nào trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền thông, truyềnhình Do vậy, để tạo uy tín cũng như thu hút người bệnh, nhà thuốc chỉ sử dụng hình thứcduy nhất là lấy uy tín từ những bài thuốc hay, hiệu nghiệm để thu hút bệnh nhân Trong đó,
đa số là những người nghe đến danh tiếng, người thì chữa nhiều nơi không khỏi bệnh tìmđến theo kiểu “có bệnh vái tứ phương”, chỉ còn cách trông chờ gặp thầy, gặp thuốc và may,rủi Thường thì các bệnh nhân, dù là ở đâu đến xem bệnh, bốc thuốc chỉ cần tìm đến xãXuân Quang và hỏi tên thầy thuốc là nhân dân nơi đây chỉ đường cho đến tận nhà Phươngtiện hỗ trợ duy nhất cho bệnh nhân nhà thuốc sử dụng là số điện thoại nhưng cũng chỉ mới
có khoảng vài chục năm nay
2.2 Nghề thuốc đông y gia truyền của dòng họ Ca công hiện nay
Nghề thuốc đông y gia truyền dòng họ Ca công, xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân,tỉnh Thanh Hóa với bề dày về thời gian, truyền thống đã khẳng định được danh tiếng nhấtđịnh đối với nhân dân thông qua những bài thuốc hay, hiệu nghiệm từ xưa đã được các thế
hệ của dòng họ nghiên cứu, đúc kết, vận dụng truyền lại đã được nhân dân nhiều nơi biếtđến không chỉ với y đức của các thế hệ lương y của dòng họ trong chữa bệnh mà điều quantrọng hơn là niềm tin của họ khi họ mắc bệnh, đến với nhà thuốc họ được chữa khỏi bệnh.Ngày nay, ngoài việc tiếp thu, kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm của cha ông các thế hệ
Trang 33để lại, lương y Lê Văn C và những người con của ông tiếp nối truyền thống nghề thuốcđông y gia truyền của gia đình mà họ còn tham gia các lớp đào tạo từ các trường Trung cấp,Đại học chuyên ngành về y dược cổ truyền để kế thừa và phát triển nghề của gia đình mìnhmột cách bài bản hơn Trong số năm người con của lương y Lê Văn C thì có hai người gồmcon trai thứ tư và người con gái thứ hai sau khi hoàn thành khóa đào tạo tại Học viện YDược học cổ truyền Việt Nam đã được ông đem những kiến thức, kinh nghiệm khám, chữabệnh của mình học từ cụ thân sinh của ông truyền lại Trong đó, người con gái thứ hai củaông sau một thời gian vừa tìm tòi, nghiên cứu, đọc thêm sách và đặc biệt là được sát cánhcùng ông trong quá trình thăm khám, chẩn đoán bệnh, xem mạch, kê đơn, bốc thuốc cùngông nên đã độc lập khám, chữa bệnh tại nhà từ hai năm trở lại đây với số lượng bệnh nhânkhá đông và ổn định Hiện tại, ngoài những người trong gia đình hỗ trợ phụ giúp thêm trongviệc nhập, phơi, chế biến, sao, ngâm tẩm, bốc, sắc thuốc và chuyển thuốc cho bệnh nhân,
Cử nhân y học cổ truyền Lê Thị L còn thuê thêm ba người giúp việc để hỗ trợ, trong đó mộtngười chuyên tiếp nhận, ghi chép và tư vấn thêm cho bệnh nhân Ban đầu, thông qua nhữngngười quen biết, những người đã từng sử dụng thuốc và khỏi bệnh, dần dần khi đã có một sốlượng bệnh nhân nhất định tin tưởng vào phương pháp khám, chữa bệnh, sự hiệu nghiệmcủa những bài thuốc cũng đã khẳng định được khả năng của mình Ngoài ra, nhằm mục đíchquảng bá rộng rãi và phát huy tốt nghề thuốc của gia đình, Cử nhân y học cổ truyền Lê Thị
L đã kết hợp với các thành viên khác trong gia đình đổi mới một số quy trình trong chẩn trịbệnh như: đối với việc phục vụ bệnh nhân được thực hiện chu đáo từ khâu tư vấn, sắc thuốc,vận chuyển thuốc đến tận nhà theo yêu cầu của bệnh nhân; tiến hành ghi chép tất cả cácthông tin của bệnh nhân (gồm họ tên, tuổi, nơi ở, chứng bệnh, biểu hiện, thời gian mắcbệnh, liệu trình sử dụng thuốc ) nhằm theo dõi để tư vấn và chăm sóc bệnh nhân tốt nhất cóthể trong thời gian điều trị [Xem ảnh 17, phụ lục 3, trang 95]
Với y sĩ y học cổ truyền Lê Văn T - con trai thứ tư của lương y Lê Văn C, ngườiđược coi là người kế thừa chính nghề thuốc đông y gia truyền của gia đình hiện nay đangcông tác tại khoa đông y của bệnh viện đa khoa huyện nên ngoài việc kế thừa các phươngpháp xem mạch [Xem ảnh 22 và 23, phụ lục 3, trang 98], chữa bệnh truyền thống của tổ tiên
để lại, y sĩ y học cổ truyền - lương y Lê Văn T đã vận dụng những kiến thức được học từ cơ
sở đào tạo kết hợp với truyền thống nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc khám, chữa
Trang 34bệnh; trong đó có việc kết hợp giữa đông y và tây y; kết hợp chẩn đoán bệnh, xem mạch vớichâm cứu, bấm huyệt [Xem ảnh 6 trang 89 và ảnh 7 trang 90, phụ lục 3] Đây là mộtphương pháp được thế hệ con của lương y Lê Văn C bổ sung trong việc khám, chữa bệnhthông qua lớp đào tạo chuyên ngành mà các thế hệ thầy thuốc trước đây của dòng họ chưa
có Từ những kiến thức, kinh nghiệm tiếp thu được, y sĩ y học cổ truyền - lương y Lê Văn Tcòn nghiên cứu, sáng tạo thêm nhiều bài thuốc mới, cách chữa bệnh mới nhằm phù hợp với
xu thế phát triển và điều kiện của nhân dân hiện nay như: Thuốc điều kinh, thuốc trị viêmnhiễm phụ khoa, thuốc dạ dày, thuốc trị nám và tàn nhang dạng hoàn tán; cao mát gan [Xem ảnh 3, trang 88; ảnh 13, trang 93; ảnh 14 - 15, trang 94; ảnh 16, trang 95; ảnh 18, 19,trang 96 và ảnh 20, trang 97, phụ lục 3] Ngoài ra, việc ghi chép các thông tin liên quan đếnbệnh nhân nhằm theo dõi chuyển biến trong quá trình điều trị cũng được lương y Lê Văn Tthực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp
Như vậy, khác với người bố và các thế hệ đi trước trong dòng họ của mình là chủyếu xây dựng thương hiệu của nhà thuốc, niềm tin của nhân dân chỉ trên cơ sở nhữngphương thuốc hay bí truyền và cách ứng xử, y đức của người làm nghề y đã được nhân dânkiểm chứng qua thực tế Ngoài việc phát huy truyền thống của gia đình về những phươngthuốc hay, hiệu nghiệm và đạo đức nghề nghiệp, một số người con của lương y Lê Văn C kếthừa nghề của gia đình còn sử dụng một số phương pháp nhằm giới thiệu, quảng bá thươnghiệu, những phương thuốc hay của gia đình mình thông qua các phương tiện thông tin đạichúng để được nhân dân biết đến như: Lập trang wed và đưa thông tin nhà thuốc; thông tin,kết quả của những bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi uống thuốc của nhà thuốc nhằm mụcđích để nhiều người biết đến cũng như để họ có thể kiểm chứng công hiệu của bài thuốc quanhững người đã uống và khỏi bệnh Từ khi sử dụng phương pháp tuyên truyền, quảng bánày, số lượng bệnh nhân từ khắp mọi nơi trên cả nước biết về thương hiệu và đến với nhàthuốc ngày một đông hơn Đặc biệt, để khắc phục, đáp ứng nhu cầu về thời gian, công việc
và đối với nhiều người vốn rất ngại khi nói đến uống thuốc đông y, thuốc nam bởi phải sắccầu kỳ, nhiều công, khó uống, không bảo quản lâu dài và tiện lợi như thuốc tây y, nhà thuốc
áp dụng việc sắc sẵn thuốc đóng gói vào túi chân không cho bệnh nhân Ngoài ra, nhiều bàithuốc cũng được nhà thuốc điều chế hoàn tán thành dạng viên, bột, cao để không chỉ phù
Trang 35hợp với nhu cầu của người bệnh mà còn giúp nhà thuốc đảm bảo bí mật được bài thuốc củamình không bị lộ ra ngoài.
Có thể nói, với nhiều bước thay đổi trong cách phục vụ, chế biến, chẩn trị bệnhnhằm đáp ứng xu thế và nhu cầu hiện nay của nhà thuốc đông y gia truyền họ Ca công đãgóp phần đưa thương hiệu, uy tín của nhà thuốc ngày càng được đông đảo người dân biếtđến, tin dùng Vì vậy, để bảo vệ thương hiệu nhà thuốc và những bài thuốc có tính chất độcđáo, không nhiều người chữa được, năm 2016 gia đình lương y Lê Văn C đã tiến hành đăng
ký thương hiệu của nhà thuốc với Cục Sở hữu trí tuệ và đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấpnhận bảo vệ thương hiệu của nhà thuốc đông y gia truyền họ Ca công, xã Xuân Quang,huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa với tên “Đông Y gia truyền Ca công Việt Nam” [Xemảnh 9, trang 91, phụ lục 3]
Ngoài ra, để tận dụng và phát huy nghề thuốc truyền thống của gia đình, người congái thứ ba và người con gái út của lương y Lê Văn C sau khi tốt nghiệp Đại học, Trung họcchuyên nghiệp đã giới thiệu thương hiệu, sản phẩm thuốc của gia đình mình đến với mọitầng lớp nhân dân thông qua các phương tiện truyền thông và những người quen biết
Như vậy, thông qua nguồn tài liệu ghi chép của gia phả dòng họ, đặc biệt là nguồnthông tin từ nhân dân và thực tế về phương thức hành nghề thuốc của các thành viên dòng
họ Ca công hiện nay cho biết, nghề thuốc đông y gia truyền dòng họ Ca công ngày nay ítnhiều đã có những biến đổi Tuy nhiên, đây chỉ là những biến đổi để phù hợp với xu thếnhằm mang lại những hiệu quả cao nhất trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhândân cũng như ở một góc độ khác là phục vụ nhu cầu đời sống kinh tế hiện nay
2.3 Những quan niệm, định hướng trong việc truyền dạy nghề
2.3.1 Quan niệm, định hướng trong việc truyền dạy nghề xưa
Theo truyền thống, các làng nghề và nghề của dòng họ, người xưa đều có bí quyếtriêng trong việc truyền dạy và thực hành nghề để nghề của làng mình không bị lộ bí quyết
ra ngoài với mục đích giữ nghề Theo Phan Kế Bính, chắc cũng có nhiều phương thần hiệunữa, nhưng ngặt vì tính người mình bí hiểm, ai có phương nào tuyệt hay thì chỉ để làm bàithuốc gia truyền mà kiếm lợi riêng một mình, chớ không ai làm ra sách vở hoặc truyền lạicho người khác Người ấy mất thì bài thuốc ấy cũng mất, cho nên không còn mấy bài hay đểđến bây giờ [5 - tr.275] Trong tâm thức của người xưa, đặc biệt là các nước phương đông
Trang 36nói chung, trong đó có Việt Nam, do sự ảnh hưởng bởi tư tưởng “Quyền huynh thế phụ” củaNho giáo dưới chế độ phong kiến nên người phụ nữ không có vai trò trong gia đình và xãhội, mọi quyền hành đều tập trung vào người nam giới Đối với xã hội, việc học hành thi cử
ra làm quan chỉ dành riêng cho nam giới Trong gia đình, dòng họ mọi quyền hành hầu nhưtập trung vào người con trai, đặc biệt là người con trai trưởng hay trưởng tộc Vì thế, nếu giađình, dòng họ nào có nghề, của cải, tài sản nhà cửa thường chỉ phân chia và truyền chongười con trai, và người đó thường là con trai trưởng hoặc có thể là con dâu Bởi người xưacũng quan niệm, con gái lớn lên đi lấy chồng là con người ta, nếu truyền nghề sẽ bị lộ bíquyết ra ngoài Con dâu mới là con nhà mình nên đôi khi có những trường hợp vẫn đượctruyền nghề nhưng truyền hết bí quyết hay không lại tùy thuộc vào gia cảnh của gia đình đó
Đối với dòng họ Ca công, mặc dù không thấy gia phả ghi chép về việc truyền nghềtrong dòng họ cho các thế hệ Tuy nhiên, căn cứ truyền ngôn của các thế hệ trong dòng họcũng như qua việc khảo sát, điều tra thực tế tại địa bàn xã Xuân Quang và dòng họ Ca côngchúng tôi được biết, việc truyền nghề của dòng họ vẫn thực hiện theo quan niệm cũ, tức vẫnchỉ được lưu truyền trong nội bộ gia đình, dòng họ tức là cha truyền cho con trai Theonhững người trong dòng họ và nhân dân nơi đây cho biết, ông nội của lương y Lê Văn Csinh được năm người con trai và tất cả năm người đều được cụ truyền dạy nghề thuốc củamình nhưng chỉ hai người làm được nghề là cụ Lê Văn B và cụ thân sinh ra lương y Lê Văn
C Tuy nhiên, trong số năm người con của cụ thì chỉ hai người tiếp thu được nghề, mộttrong số đó mặc dù cũng làm rất tốt nhưng bốc thuốc “không mát tay” nên sau này bỏ khônglàm nữa nên chỉ còn lại mình cụ thân sinh ra lương y Lê Văn C theo nghề Trong số nămngười con trai của ông nội lương y Lê Văn C thì người con trai đầu dưới thời Pháp thuộclàm nghề giáo viên dạy tiếng Pháp bậc Tiểu học Sau năm 1954, cụ chuyển sang dạy chữQuốc ngữ
Qua ghi chép về thế thứ các đời của dòng họ Ca công trong gia phả cho thấy, đếnđời thân sinh của lương y Lê Văn C thì việc truyền nghề trong dòng họ chỉ giới hạn và quyđịnh trong gia tộc nhưng không quy định là phải truyền cho con trưởng Gia phả cho biết,ông nội của lương y Lê Văn C lấy hai người vợ và thân sinh của lương y Lê Văn C là contrai lớn của người vợ thứ hai Tuy nhiên, theo thế thứ của dòng họ thì cụ là con trai thứ tư.Phần phụ biên của Gia phả họ Ca công chép về cụ thân sinh của lương y Lê Văn C như sau:
Trang 37“Đệ tứ nam niên canh Mậu Ngọ, thú Thị , sinh ngũ nam tứ nữ tinh thông Nho, y, lý, số
tồn phụ truyền tử kế vi phúc nhân dân đa nhân kính phục” tức “Con trai thứ tư là , lấy vợ
là bà Thị , sinh được năm người con trai và bốn người con gái Ông là người tinh thông Nho, y, lý, số do người cha truyền lại cho con để làm phúc cho nhân dân và được nhiều người dân kính phục [11 - tr.45,46] Như vậy, qua ghi chép trong gia phả của dòng họ và
khảo sát thực tế cho biết, từ đời trước cụ thân sinh của lương y Lê Văn C (1917 - 2004) về
cơ bản vẫn theo quan niệm truyền thống của người xưa đó là chỉ truyền cho con trai trong
họ Cũng như thời cụ thân sinh ra mình, cụ thân sinh ra lương y Lê Văn C ngoài việc truyềndạy lại nghề thuốc của mình cho con trai trưởng của cụ là lương y Lê Văn C, cụ còn truyềndạy nghề thêm cho một người nữa là con trai trưởng của người anh trai thứ hai của cụ (nay
đã mất) nhưng người này chỉ duy trì được một thời gian ngắn trong vòng vài năm, do khôngphát huy được nên bỏ không làm nữa
Như vậy, qua việc truyền nghề cho các thế hệ trước và sau của cụ thân sinh ra lương
y Lê Văn C (ít nhất là từ thời ông nội của lương y Lê Văn C) cho thấy, quan niệm trong việctruyền nghề vẫn còn duy trì việc chỉ truyền cho con trai, không truyền cho con gái nhưng đã
có sự cởi mở hơn là từ trong gia đình đã mở rộng hơn ra nội tộc, tức là trong dòng họ Ởđây, trong suy nghĩ và quan niệm truyền nghề đã không còn nặng nề như xưa là chỉ truyềncho một người duy nhất trong gia đình là người con trai trưởng hoặc nếu người con trưởngkhông còn thì truyền cho người con trai tiếp theo Đến lương y Lê Văn C, việc kế thừa tiếpnối nghề thuốc của dòng họ trên cơ sở từ những bài thuốc đã được ghi chép lại thành sáchbằng chữ Nôm và chữ Hán cùng với những kinh nghiệm do cha ông tích lũy trong quá trìnhchữa bệnh để lại
Riêng đối với trường hợp của lương y Lê Văn C (sinh năm 195x) là con trai trưởngcủa gia đình, sau khi học hết lớp 7 (cũ), ông tình nguyện lên đường nhập ngũ tham giakháng chiến chống Mỹ tại chiến trường miền Nam từ năm 1968 đến năm 1979 Trong quátrình tham gia kháng chiến chống Mỹ, năm 1974 lương y Lê Văn C được đơn vị cử đi họctrường Lục quân nhưng sau gần một năm, do bị thương, sức khỏe không đảm bảo phục vụlâu dài nên được trả về đơn vị cũ Trước đó, năm 1970, ông được đơn vị cử tham gia lớpđào tạo Y tá tại đơn vị nhằm phục vụ điều trị cho các chiến sĩ của ta khi bị thương nên khiđược truyền lại nghề thuốc gia truyền của dòng họ, ban đầu ông đã vận dụng thêm kinh
Trang 38nghiệm được học từ tây y vào để kết hợp chữa bệnh Sau này, dần dần ông chỉ chuyên tâmnghiên cứu và chữa bệnh bằng thuốc Nam và thuốc Bắc [Xem ảnh 10 trang 91, phụ lục 3].
Mặc dù lương y Lê Văn C cũng là người được tổ tiên truyền nghề và học nghề theotruyền thống thông qua những ghi chép, kinh nghiệm chữa bệnh của các thế hệ đi trước củadòng họ nhưng qua thời gian, cùng với sự phát triển của đất nước, trong đó có lĩnh vực yhọc hiện đại dần đã đi vào đời sống nhân dân theo nhu cầu tất yếu về sự phát triển của xãhội, ông được tiếp cận với nền y học hiện đại nên trong cách chữa bệnh của ông ít nhiều đã
có sự kết hợp và vận dụng thêm phương pháp chữa bệnh bằng y học hiện đại (tây y) vàotrong nghề Tuy nhiên, đây chỉ là sự kết hợp mang tính bổ sung trong vấn đề xác định vàchẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh đang ở mức độ nào mà những vấn đề này y học hiện đạixác định chính xác, thuận lợi hơn như: chụp chiếu, đo độ đường, xác định lượng mỡ trongmáu và gan; mức độ sỏi thận, mật lớn và nhiều đến đâu để vận dụng thêm vào việc chữabệnh bằng thuốc đông y nhằm mang lại hiệu quả cao hơn
Như vậy, mặc dù cũng đã có sự kết hợp trong việc khám và chữa bệnh bằng đông y
và y học hiện đại của nhà thuốc đông y gia truyền họ Ca công, xã Xuân Quang, huyện ThọXuân, tỉnh Thanh Hóa từ đời ông Lê Văn C trở lại đây nhưng nhìn chung đây cũng chỉ làmột phần không đáng kể trong việc thăm khám, chẩn đoán bệnh Phương pháp chữa bệnhcủa nhà thuốc đông y gia truyền họ Ca công hiện nay vẫn chủ yếu thăm khám, chữa bệnhbằng các phương pháp truyền thống của dòng họ và vận dụng, kết hợp các kiến thức đượccác giảng viên của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam truyền đạt
Như vậy, qua cách thức truyền nghề của bố ông Lê Văn C cho thấy, mặc dù quanniệm truyền nghề ở đây vẫn giữ nguyên tắc truyền cho con cháu trong dòng họ nhưng đã có
sự cởi mở hơn Quan niệm trong việc truyền nghề của dòng họ Ca công không chỉ mở rộngsang người thứ hai trong họ mà còn không bị gò bó bởi khuôn khổ, quan niệm cũ xưa là chỉtruyền cho duy nhất một người là người con trai trưởng hoặc nếu con trưởng mất thì truyềncho người con trai kế tiếp nhưng không truyền cho người con gái Người xưa quan niệm,con gái đi lấy chồng là con người ta nên nếu truyền nghề sẽ lộ và mất bí quyết ra ngoài, do
đó sẽ khó làm ăn Tuy nhiên, nếu trường hợp nhà không có con trai, muốn duy trì thì vẫnphải truyền cho con gái nhưng đây là trường hợp bất khả kháng
2.3.2 Quan niệm, định hướng trong việc truyền dạy nghề hiện nay
Trang 39Từ xưa, các thế hệ của dòng họ Ca công mặc dù đã có những quan niệm, địnhhướng cởi mở hơn trong truyền dạy nghề, nhưng ở một góc nhìn khác vẫn thấy cơ bản chỉ
có hình bóng của người con trai mà chưa có sự góp mặt của người phụ nữ ở đây
Đến thế hệ lương y Lê Văn C, mặc dù thuộc “tuýp người xưa” và coi nghề thuốcđông y gia truyền mình đang nắm giữ không chỉ là nghề bí truyền của gia đình, dòng họ xưanay dùng để chữa bệnh cứu người mà đây còn là “phương tiện” sinh kế của gia đình ônghiện nay Với quan niệm cởi mở và thoáng hơn nên ông cho rằng, nghề của gia đình, dòng
họ là phải cố gắng lưu giữ, phát huy Vì vậy, ông khẳng định sẽ truyền dạy lại nghề bất cứ
ai trong số những người con của ông nếu muốn học, không phân biệt con trai hay con gái.Tuy nhiên, chỉ có hai người trong số năm người con của ông (một con trai và một con gái)theo học và thành nghề về vấn đề này, ông cho biết, trước hết nghề nghiệp cũng có cái gọi
là nhân duyên và phù hợp với từng người Ông lý giải, để làm được nghề này hay bất cứngành nghề nào khác, nếu như không có niềm đam mê, tận tụy, say sưa với nó thì khó đạtđến thành công Với nghề y là một trong những nghề “làm dâu trăm họ”, tiếp xúc với mọilứa tuổi, mọi ngành, nghề, mọi đối tượng, trình độ học vấn khác nhau trong xã hội nênmuốn làm được nghề này phải là người tính tình điềm đạm, thanh tịnh, cẩn trọng, tỉ mỉ, chuđáo, không nóng vội, hấp tấp vì đây là nghề liên quan đến tính mạng của con người Trongquan niệm của ông, trước hết truyền nghề với mong muốn là để lưu giữ được nghề của giađình, dòng họ; thứ hai là để con cháu tiếp nối truyền thống của cha ông trong việc chữabệnh, cứu người; thứ ba, đây cũng là một nghề không chỉ làm ăn chân chính mà còn là nghề
có thể tạo phúc cho con cháu lâu dài nên với ông, trong số những người con của mình, ai có
sự đam mê, nhiệt huyết, đủ khả năng ông đều truyền nghề, không phân biệt con cả, con thứhay con trai, con gái
Như vậy, thông qua những quan niệm, định hướng trong việc truyền dạy nghề xưa
và nay của dòng họ Ca công đã cho thấy đã có sự thích ứng để phù hợp với bối cảnh, điềukiện kinh tế - xã hội Qua đó vừa đảm bảo duy trì được nghề của dòng họ nhưng cũng vừaduy trì được mối quan hệ với cộng đồng và đặc biệt là đảm bảo được nhu cầu chăm sóc, bảo
vệ sức khỏe của nhân dân Đó cũng chính là một trong những nền tảng cơ bản giúp chonghề thuốc đông y gia truyền của họ Ca công được bảo tồn và phát huy tốt cho đến ngàynay
Trang 40Tiểu kết chương 2
Nghề thuốc đông y gia truyền dòng họ Ca công, xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân,tỉnh Thanh Hóa có lịch sử tồn tại và phát triển từ rất lâu đời Mặc dù là nghề khá phổ biếnxưa nhưng với quan niệm về việc chữa bệnh, đặc biệt là những phương thuốc hay, bí truyềncòn được dòng họ Ca công bảo tồn và phát huy được cho đến ngày nay đã trở thành một sảnphẩm văn hóa đặc sắc và mang đậm dấu ấn dòng họ
Ngày nay, cùng với sự quan tâm của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc bảotồn và phát huy giá trị di sản truyền thống của dân tộc, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay,khi mà người dân đã và đang có xu thế “trở lại với tự nhiên” không chỉ riêng trong lĩnh vựcchăm sóc, bảo vệ sức khỏe mà còn trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nghề thuốc đông y giatruyền của dòng hộ Ca công đã và đang được bảo tồn và phát huy tốt Dẫu vậy, không chỉngày nay mà từ xưa nghề thuốc đông y gia truyền họ Ca công, xã Xuân Quang vẫn đượcbảo tồn và phát triển mạnh mẽ, bởi đây là nghề ra đời và tồn tại trên cơ sở phục vụ nhu cầuchăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân Do vậy, nó chỉ bị mất đi trong trường hợp khôngkhẳng định được vai trò, vị trí ở nhu cầu ấy
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự phủ sóng toàn cầu của y họchiện đại như ngày nay, tưởng chừng như không còn vị trí, chỗ đứng cho Nghề thuốc đông ygia truyền họ Ca công nhưng bằng nhiệt huyết, sự cố gắng, ý thức trong việc bảo tồn, pháthuy thành quả của các thế hệ cha ông để lại, sự tận tâm, phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạovới nghề ở mỗi thành viên trong gia đình, dòng họ nên thành quả mang lại không chỉ là bảotồn tốt được nghề mà còn phát huy được giá trị của nó Đây là thành quả đáng tự hào củakhông chỉ riêng đối với gia đình lương y Lê Văn C hay họ Ca công mà còn đối với dòng họ
và nhân dân nói chung vì đã lưu giữ và phát huy được những bài thuốc quý trong việc chămsóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân
Để có được những thành quả ấy, các thế hệ thầy thuốc của nhà thuốc đông y dòng
họ Ca công đã có những quan niệm khá cởi mở, bình đẳng giữa các thành viên trong giatộc Chính vì “thoát” ra khỏi được quan niệm “trưởng”, “thứ”; “nam”, “nữ” nên nghề thuốcđông y gia truyền của dòng họ Ca công mới có cơ hội “được trao cho đúng người” đủ tâm