đề thi+ bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học lớp 11 kính mời các em học sinh cùng với quý thầy cô tham khảo
Trang 1SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
A SINH TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT Thân cây 2 lá mầm lớn lên về bề ngang là do bộ phận nào? Giải thích hiện tượng vòng gỗ hàng năm ở thân cây 2 lá mầm?
TL
* Thân cây 2 lá mầm lớn lên về bề ngang là do các tầng phát sinh: tầng sinh vỏ làm cho phần vỏ dày lên, tầng sinh trụ làm cho phần trụ giữa nhất là phần gỗ lớn lên
* vòng gỗ hàng năm:
+ Hàng năm, tầng sinh trụ sinh ra một số lớp tế bào mạch gỗ
- Mùa mưa, cây nhiều thức ăn=> sinh ra các lớp tế bào mạch gỗ to, vòng dày và màu sáng
- Mùa đông, cây thiếu thức ăn => sinh ra các lớp tế bào mạch gỗ nhỏ, vòng mỏng hơn, màu sẫm
+ Hai lớp tế bào mạch gỗ sáng và sẫm đó tạo thành vòng gỗ hàng năm
=> Căn cứ vào các vòng gỗ có thể biết được tuổi cây
Một số cây trồng như bông, đậu, cà chua… người ta thường hay bấm ngọn thân chính Biện pháp đó ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây như thế nào? Auxin có vai trò gì trong biện pháp đó?
Bấm ngọn thân chính có ảnh hưởng như thế nào tới ST- PT của cây? Giải thích tại sao?
TL
- Ảnh hưởng: + Tạo điều kiện cho các chồi bên sinh trưởng mạnh
+ Tán cây phát triển về bề rộng (hoặc cây ra nhiều hoa)
- Giải thích: + Tác dụng của auxin: kích thích sự tăng trưởng của các tế bào phần ngọn, đồng thời kìm hãm sự xuất hiện và tăng trưởng của các chồi bên
+ => Bấm ngọn đã hạn chế tác dụng ưu thế đỉnh của auxin do auxin ở ngọn không còn nữa => các chồi bên tự do xuất hhiện và tăng trưởng mạnh
Ưu thế ngọn là gì? Giải thích vai trò của auxin và xytokinin trong hiện tượng ưu thế ngọn?
TL
- Ưu thế ngọn là hiện tượng chồi ngọn và rễ chính sinh trưởng mạnh, ức chế sự sinh trưởng của chồi bên và rễ phụ
- Giải thích:
+ Do lượng auxin được hình thành trên ngọn cao hơn và được vận chuyển xuống phía dưới Trên con đường vận chuyển đó nó đã ức chế sự sinh trưởng chồi ên
+ Vai trò của xytokinin thì ngược lại: làm yếu ưu thế ngọn và kích thích chồi bên sinh trưởng
Hoocmon Giberelin và axit abxixic chủ yếu có ở bộ phận nào của cây? Chứng minh tác dụng trái ngược của 2 loại hoocmon này trong quá trình ST – PT của cây?
Trong trồng trọt, người ta sử dụng giberelin với mục đích gì? Ví dụ?
TL
- Điểm khác nhau giữa giberelin và axit abxixic
Cos ở các cơ quan còn non Có ở các cơ quan đang hoá già
Kích thích thân mọc cao, dài, các lóng vươn
dài
Íưc chế sự sinh trưởng của cành, lóng Kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi Gây trạng thái ngủ của chồi và hạt
Kích thích sự ra hoa, tạo quả sớm, quả không Kích thích sự rụng lá, quả
Trang 2- Trong trồng trọt, người ta sử dụng giberelin với mục đích:
+ Kích thích sự nảy mầm của chồi, hạt, củ (khoai tây)
+ Tăng chiều cao đối với cây lấy sợi như lanh, đay… cây thu hoạch đường như míâ
+ Tăng sinh khối rau ăn như: cải xanh, cải trắng, ắp cải…
+ Tăng kích thước của các loại quả, tạo quả không hạt như: nho, táo, lê…
Dựa vào tính hướng sáng và hiện tượng ưu thế ngọn ở cây, hãy giair thích tại sao auxin là hoocmon kích thích sinh trưởng nhưng cũng có thể là hoocmon ức chế sinh trưởng?
TL
auxin là hoocmon kích thích sinh trưởng
- Khi chiếu sáng từ một phía của thân => auxin chủ động di chuyển và tập trung nhiều về phía tối => auxin kích thích sự kéo dài tế bào ở phía tối => tế bào phía tối tăng trưởng nhanh => mọc cong về hướng sáng => hướng sáng dương
- Auxin kích thích chồi ngọn và rễ chính sinh trưởng mạnh
auxin là hoocmon ức chế sinh trưởng
- Khi chiếu sáng từ một phía của rễ => auxin chủ động di chuyển và tập trung nhiều về phía tối
=> auxin ức chế sự kéo dài tế bào ở phía tối => tế bào phía tối tăng trưởng chậm=> mọc cong
về phía tối => hướng sáng âm
- Nồng độ auxin cao ức chế sự sinh trưởng chồi bên và rễ bên => hiện tượng ưu thế ngọn
Vì sao ngọn cây luôn hướng sáng dương và rễ cây luôn hướng sáng âm? Tính hướng này
có ý nghĩa gì trong đời sống thực vật?
TL
Sử dụng thuyết quang chu kì để giải thích các trường hợp sau:
- Tại sao phải thắp đèn ban đêm vào mùa đông ở các vườn trồng thanh long, vào mùa thu
ở vườn hoa cúc, vào mùa đông ở các vùng trồng mía của Cuba?
- Người ta sử dụng 3 loại đèn trắng, đỏ, đỏ thẫm chiếu sáng vào ban đêm ở các vườn trên Nêu tác dụng của các loại đèn này?
TL
Giải thích:
- Cây thanh long là cây ngày dài, thắp đèn ban đêm để chia đêm thành 2 đêm ngắn => ra hoa, tạo quả sớm
- Hoa cúc là cây ngày ngắn, cần đêm dài => mùa thu đêm dài hoa cúc sẽ nở, cuống ngắn, lại là mùa có rất nhiều hoa nên nở vào lúc này sẽ không thu được giá trị kinh tế cao => thắp đèn ban đêm vào mùa thu để ức chế sự ra hoa => mùa đông mới ra hoa
- Cây mía là cây ngày ngắn, ra hoa khi đêm dài Ban đêm bắn pháo hoa hay thắp đèn sẽ
ức chế mía ra hoa, lượng đường không bị giảm, mía ngọt
* Tác dụng của các loại đèn:
+ Nếu sử dụng đèn trắng: thanh long ra hoa, cúc không ra hoa, mía không ra hoa
+ Nếu sử dụng đèn đỏ (R) : kích thích sự ra hoa của cây ngày dài => thanh long ra hoa, cúc không ra hoa, mía không ra hoa
+ Nếu sử dụng đèn đỏ thẫm( FR) : kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn => thanh long không ra hoa, cúc ra hoa, mía ra hoa
Trang 3Quá trình phát triển của ếch bao gồm những giai đoạn nào? Nêu đặc điểm của mỗi giai đoạn? Biến thái của ếch được điều hoà bởi hoocmon nào?
TL
- Gồm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn phát triển phôi: từ phân cât trứng => phôi nang => phôi vị gồm 3 lá phôi => mầm các cơ quan
+ Giai đoạn hậu phôi: trứng nở ra nòng nọc sống tự do trong môi trường nước và sẽ biến thái thành ếch
- Sự biến thái ở ếch được điều hoà bởi hoocmon tiroxin do tuyến giáp trạng của nòng nọc tiết ra
Giải thích tại sao trong suốt quá trình mang thai ở người không thể xảy ra hiện tượng kinh nguyêt?
Tl
- Sau khi trứng rụng, phần còn lại của nang trứng sẽ phát triển thành thể vàng tiết ra progesteron, cùng với owsstrogen sẽ tác động đến niêm mạc dạ con, làm niêm mạc dày lên, tích đầy máu để chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con
- Nếu trứng không được thụ tinh (không có hợp tử, không có phôi), thể vàng sẽ thoái hóa
đi => không còn tiets progesteron nũa => niêm mạch tróc ra gây hiện tượng chảy máu (kinh nguyệt)
- Trong quá trình mang thai (trứng đã được thụ tinh)=> hợp tử phát triển thành phôi bám chặt vào niêm mạc dạ con hình thành nhau thai để nuôi phôi Nhau thai tiết HCG (hoocmoon kích dục nhau thai) có tác dụng duy trì thể vàng => tiếp tục tiết progesteron => niêm mạc không
bị tróc => không có hiện tượng kinh nguyệt
a Tiroxin là gì? Tiroxxin có vai trò như thé nào trong cơ thể động vậ?
b Khi sản sinh tiroxin bị rối loạn thường dẫn đến những hậu quả gì ở người và động vật?
TL
a - Tiroxin là 1 loại hoocmoon được sản sinh ra từ tuyến giáp có tác dụng điều hòa sự sinh trưởng (có thể phát triển) ở động vật
- Vai trò của trroxin:
+ Chủ yếu trong sinh trưởng: làm tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản, do đó tăng cường sinh trưởng của cơ thể
+ Ngoài ra tiroxin còn có vai trò trong điều hòa sự phát triển qua biến thái hoàn toàn ở ếch, để nòng nọc biến đổi thành ếch
b Rối loạn sản sinh tiroxin
- Ở người:
+ Ở trẻ em: thiếu tiroxin làm xương, mô thần kinh sinh trưởng không bình thường => gây bệnh đần độn
+ Ở người lớn: thiếu tiroxin làm tốc độ chuyển hóa cơ bản tháp đẫn đến bệnh nhược giáp: nhịp tim chậm, huyết áp kèm theo phù viêm
Ngược lại khi quá nhiều tiroxin: chuyển hóa cơ bản tăng cao đẫn đến bệnh cường giáp: tim đập nhanh, huyết áp thấp, gầy sút cân kèm theo mắt lồi và bướu giáp
- Ở động vật:
+ Nếu cắt bỏ tuyến giáp ở nòng nọc thì nòng nọc không biến đổi thành ếch
Trang 4+ Nếu thêm tiroxin vào nước thì nòng nọc nhanh chóng biễn thành ếch tí xíu như con ruôi
Nếu biết người bị lùn do thiếu hoocmon GH thì cần tiêm GH vào giai đọan nào? Vì sao?
TL
Cần tiêm vào giai đoạn còn trẻ em vì:
+ Ở giai đoạn trẻ em tốc độ sinh trưởng diễn ra mạnh nên GH mới phát huy tác dụng + Nếu tiêm ở giai đoạn trưởng thành, tốc độ sinh trưởng chậm thì GH không phát huy được tác dụng mà lại có thể gây tác hại như bệnh to đầu xương chi
a Chu kì kinh nguyệt của người: thời gian của chu kì, thời gian rụng trứng?
b Thay đổi ở buồng trứng và dạ con trong chu kì kinh nguyệt ở người?
c Chu kì kinh nguyệt của người được điều hòa bởi những loại hoocmon nào và bằng cách nào?
TL
a Chu kì kinh nguyệt của người:
- thời gian của chu kì: 28 ngày gồm: pha nang trứng (14 ngày đầu) và pha thể vàng (14 ngày sau)
- thời gian rụng trứng: ngày thứ 14 kể từ ngày bắt đầu có kinh
b, c Thay đổi ở buồng trứng và dạ con
* Trong pha nang trứng: nồng độ FSH, LH, ơstrogen tăng cao => nang trứng phát triển => trứng chín => trứng rụng => lọt vào ống dẫn trứng
* Trong pha thể vàng: nang trứng (đã giải phóng trứng) biến thành thể vàng
+ Nếu trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử: thể vàng tiết progesteron, kết hợp với ơstrogen ức chế sự tiết FSH và LH => ức chế sự phát triển nang trứng
- Ơ dạ con: do tác dụng của progesteron và ơstrogen => niêm mạc dạ con dày lên, tích đầy máu chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con
- Nhau thai hình thành nuôi phôi, tiết ra HCG có tác dụng duy trì thể vàng tiết progesteron => thời kì mang thai không có trứng chín và rụng trứng
+ Nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàn sẽ teo đi và chu kì kinh nguyệt được lặp lại
Trong dạ con: không có phôi làm tổ, niêm mạc dạ con bị bong ra và được bài xuất ra ngoài cùng với máu
=> Chu kì kinh nguyệt được điều hòa bằng cách "liên hệ ngược"
TẠi sao trong thức ăn và nước uống nếu thiếu Iot thì tre sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
TL
Vì:
- Iot là một trong 2 thành phần cấu tạo nên tiroxin => thiếu iot dẫn đến thiếu tiroxin
- Thiếu tiroxin làm giảm quá trình chuyển hóa và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên người chịu lạnh kém
- Thiếu tiroxin còn làm giảm quá trình phân chiavaf lớn lên bình thường của tế bào Hậu quả là trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, số lwuwongj tế bào não giảm dẫn đến trí tuệ thấp
Điều gì sẽ xảy ra khi cắt bỏ tinh hoàn của gà trống con? Giải thích?
TL