Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và đưa ra dự
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
LÊ KIM ANH
ĐƯA RA DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
LÊ KIM ANH
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ ĐƯA RA DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN
Ngành: Qu ản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS LÊ VĂN LẠNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích thực trạng
hoạt động kinh doanh và đưa ra dự báo xu hướng phát triển giai đoạn 2011 – 2015 tại
Công ty TNHH dịch vụ du lịch Công đoàn Thủ Đức, ngành quản trị kinh doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày………
Trang 4L ỜI CẢM ƠN
Bốn năm Đại học trôi qua thật nhanh Một khoảng thời gian đủ dài để tôi có được những người bạn thân thiết, những thầy cô giáo tận tình cùng với những kiến
thức quý báu mà tôi học đường trên giảng đường sinh viên.Tôi hiểu rằng tất cả vốn
kiến thức mà tôi có được còn rất ít ỏi Đó chỉ là nền tàng cơ bản, là hành trang ban đầu
để tôi bước vào đời Bản thân tôi còn phải học hỏi và trau dồi thêm rất nhiều
Lời đầu tiên tôi xin tri ân cha mẹ người đã sinh ra tôi, nuôi dưỡng tôi khôn lớn
và trưởng thành như ngày hôm nay
Với những gì tôi nhận được, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các
thầy cô đã phụ trách giảng dạy lớp DH07QT của chúng tôi Đặc biệt, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới thầy LÊ VĂN LẠNG người đã hướng dẫn tôi rất tận tình trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận này
Cùng với khỏang thời gian 3 tháng ngắn ngủi thực tập tại công ty TNHH-MTV
du lịch Công Đoàn Thủ Đức tôi cũng đã tích lũy được cho mình một ít kiến thức và kinh nghiệm thực tế Tôi chân thành cảm ơn các anh chị nhân viên công ty, giám đốc
Công Ty, đặc biệt gửi lời cảm ơn tới Chị Nguyễn Trúc Phương Hải Yến, kế toán trưởng của công ty đã chỉ dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều
Lời cuối cùng cảm ơn những người bạn dễ thương đã động viên, giúp đỡ và ủng
hộ tôi nhiệt tình cho sự thành công của khóa luân tốt nghiệp hôm nay
Xin chân thành cảm ơn
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011
LÊ KIM ANH
Trang 5N ỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ KIM ANH Tháng 07 năm 2011 “Phân Tích Thực Trạng hoạt động kinh doanh
và đưa ra dự báo xu hướng phát triển giai đoạn 2011 – 2015 tại Công ty dịch vụ Dịch Vụ Du Lịch Công Đoàn Thủ Đức”
LE KIM ANH July 2010 “Situation analysis of business activities and provide trend forecasting period 2011 - 2015 at Thủ Đức Trade Union Tourism Services
lí tốt hơn như chi phí và sử dụng vốn Từ đó giúp cho hoạt động của công ty ngày càng
phát triển hơn nữa
Sau cùng, luận văn đưa ra dự báo và mục tiêu giai đoạn 2011- 2015 cho công ty thông qua các phương pháp dự báo để từ đó công ty có một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và có định hướng phát triển tốt hơn nữa để góp phần làm cho công ty hoàn thành những mục tiêu đã đề ra và ngày càng phát triển hơn nữa
Trang 62.6 Chiến lược phương hướng phát triển của Công ty trong tương lai 11
Trang 73.1.1 Kết quả 13
3.2 Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 16
3.2.2 Phân tích thông qua các chỉ số tài chính 17
3.4 Dự báo nhu cầu và phương pháp dự báo nhu cầu 21
3.5 Đánh giá các phương pháp bằng sai chuẩn cho từng phương pháp đã lựa chọn24
4.1.Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2008 đến 2010 25 4.1.1 Phân tích biến động doanh số từ năm 2008 đến 2010 25
4.1.2 So sánh doanh thu thực hiện và kế hoạch 26
4.2 Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại công
4.3.Ma trận SWOT của công ty TNHH Dịch Vụ Du Lịch Công Đoàn Thủ Đức 41
Trang 84.4.1 Lựa chọn phương pháp dự báo tốt nhất 48 4.4.2 Dự báo doanh số theo đường xu hướng có điều chỉnh theo mùa giai đoạn
4.4.3 Mục tiêu cho giai đoạn 2011 – 2015 và một số giải pháp thục hiện 59
Trang 9CBCNV Cán bộ công nhân viên
HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh
SWOT Strengths, weaknesses, opportunities and threats
(Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa) TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh
BHXH Bảo hiểm xã hội
Trang 10Bảng 4.13 Ma Trận SWOT Của Công Ty TNHH Dịch Vụ Du Lịch Công Đoàn Thủ
Bảng 4.15 Bảng dự báo doanh số bằng phương pháp san bằng số mủ có điều chỉnh xu
Trang 11Bảng 4.24 Dự báo số dư đảm phí 57Bảng 4.25 Bảng dự báo lợi nhuận giai đoạn 2011 đến 2015 58 Bảng 4.26 Mục tiêu về doanh thu giai đoạn 2011 - 2015 59
Trang 12DANH M ỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 9 Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện biến động doanh số theo quý 25 Hình 4 2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh số theo quý từ năm 2008 đến năm 2010 28 Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện biến động biến phí theo quý từ năm 2008 đến năm 2010 29
Hình 4.4 Biểu đồ biến động định phí theo quý năm 2008- 2010 30 Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện cơ cấu chi phí từ 2008- 2010 31
Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện phần trăm chi phí và lợi nhuận trong doanh thu 33 Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện biến động lợi nhuận năm 2008- 2009 -2010 33
Trang 13CHƯƠNG 1
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển
biến tích cực Tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng gia tăng, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước và định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Việc chuyển sang cơ chế thị trường và Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trở nên vô cùng khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động chuyển sang cơ chế mới phù hợp, để có thể tồn tại và phát triển Trong cơ chế thị trường muốn làm chủ được thị trường, nắm bắt những cơ hội và loại trừ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thì các doanh nghiệp phải xác định thực trạng của doanh nghiệp từ đó
có những đường lối chính sách phù hợp và hoạt động có hiệu quả hơn
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta, nhu cầu về vui chơi giải trí ngày càng được chú trọng và nâng cao, đặc biệt là về nhu cầu du lịch Du lịch được xem là “ngành công nghiệp không khói”, một trong những dịch vụ không thể thiếu đối
với mỗi người nhằm giải tỏa những khó khăn mệt nhọc sau những ngày làm việc căng
thẳng Đồng thời, du lịch cũng đem lại một nguồn thu rất lớn
Việt Nam có trên 3.200 km bờ biển với nhiều bãi biển đẹp: Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc và hàng ngàn địa danh thắng cảnh nổi tiếng như: Vịnh Hạ
Long, Phố Cổ Hội An, Động Phong Nha Kẻ Bàng, Huế, đỉnh Phanxiphang Trong đó, Vịnh Hạ Long, Hội An, Vịnh Nha Trang… là các di sản thiên nhiên của thế giới do tổ
chức UNESCO công nhận Tiềm năng du lịch là rất lớn, thế nhưng lượng khách đến Việt Nam là không nhiều và số lượng khách du lịch đến Việt Nam, đa phần là họ không muốn quay trở lại Theo số liệu thống kê thì tổng lượng khách du lịch biển đến
Trang 14Việt Nam cũng chỉ bằng số du khách đến Pattaya, một điểm du lịch biển của Thái Lan, không những thu hút khách thua Thái Lan mà chúng ta còn kém hơn rất nhiều nước khác trên thế giới Nhìn chung, du lịch Việt Nam chỉ mới khai thác dựa trên những tài
nguyên sẵn có chưa có sự đầu tư theo chiều sâu và chưa có các chính sách chiến lược đúng đắn
Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những thành phố nổi tiếng về nhiều khu du
lịch nổi tiếng của Việt Nam Với nhiều năm kinh doanh trong ngành du lịch, Công Ty TNHH Dịch Vụ Du Lịch Công Đoàn Thủ Đức dưới sự chỉ đạo của Liên Đoàn Lao
Động TP đã có những bước đổi mới phát triển mạnh mẻ Tuy nhiên, công ty cũng gặp
một số khó khăn hạn chế như sản phẩm du lịch còn đơn điệu, dịch vụ chưa được tốt lắm… Vì vậy, nghiên cứu thực trạng và nắm bắt xu hướng phát triển là một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để công ty phát triển hơn nữa và thu hút khách đến với công ty ngày càng nhiều hơn
Nhận thức được điều này, cùng với sự hổ trợ giúp đỡ của Công Ty TNHH Dịch Vụ Du Lịch Công Đoàn Thủ Đức và với sự đồng ý của thầy hướng dẫn nên tôi
quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH VÀ ĐƯA RA DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH CÔNG ĐOÀN THỦ ĐỨC” để làm
luận văn tốt nghiệp
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và đưa ra dự báo cho từng giai đoạn
phát triển tại Công Ty TNHH 1 thành viên dịch vụ du lịch Công đoàn Thủ Đức
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động du lịch của công ty
Đưa ra dự báo xu hướng phát triển cho công ty trong giai đoạn 2011 đến
2015,qua đó đưa ra mục tiêu và biện pháp thực hiện
Trang 151.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian : Nghiên cứu tạiCông Ty TNHH Dịch Vụ Du Lịch Công Đoàn Thủ Đức
Phạm vi thời gian: Từ ngày:1/2/2010 đến ngày: 1/4/2010
1.4 C ấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 5 chương:
sự của công ty và xu hướng chung của công ty trong tương lai
Chương 3: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Đưa ra những khái niệm và chiến lược, những phương pháp nghiên cứu áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty trong những năm vừa qua Mục tiêu chương sẽ nhắm sâu vào kết quả về doanh thu, chi phí và tài chính và phân tích thông qua đối thủ cạnh tranh, phân tích vị thế công ty bằng mô hình SWOT
Chương này sẽ dựa trên những phân tích trên để đưa ra những dự báo và mục tiêu cho năm 2011
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm lược lại những nội dung đã nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị cần thiết
Trang 16lập, tự chủ trong quan hệ tài chính, có con dấu riêng, được mở tài khoản trong hệ
thống ngân hàng để hoạt động theo pháp luật nhà nước, cụ thể là luật công ty
Công ty TNHH một thành viên dịch vụ du lịch Công Đoàn Thủ Đức được Sở
Kế hoạch Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép Đăng kí kinh doanh số
4104000090 ngày 11/1/2007, với số vốn điều lệ là 3 tỷ đồng
Tên Công ty: Công ty TNHH một thành viên dịch vụ du lịch Công Đoàn Thủ Đức
Trụ sở chính: 462 Song hành Hà Nội, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TPHCM
Điện thoại: (083)8962 064 – (083)8977 456 – (083)8966 568
Fax: (083)8972 359 – (083)8977 845
Cơ sở: (Câu lạc bộ) : 376 Quốc lộ 1A, phường Tam Bình, quận Thử Đức
Lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ nhà hàng,nhà nghỉ, hồ bơi, du lịch và một số dịch
Trang 17“Nhà nghĩ dưỡng sức” là nhà nghĩ thuộc Công Đoàn huyện Thủ Đức tổ chức những hoạt động nhằm phực vụ nghĩ ngơi, dưỡng sức tại chổ cho cán bộ,công nhân
viên chức trên địa bàn huyện theo chế độ Bảo hiểm Xã Hội và diện chính sách
Năng lực ban đầu chỉ có một dãy nhà trệt gồm 14 phòng, 1 bếp ăn tập thể và 1
hồ bơi phục vụ thể dục thể thao Từ năm 1985 đến năm 1989, đầu tư thêm 1 dãy 2 tầng
và 1 dãy 3 tầng với số phòng tăng thêm là 24 phòng, nâng tổng số phòng lên 38 phòng được trang bị tương đối tiện nghi nhằm phục vụ khách nghỉ nghơi ngày một tốt hơn
Năm 1992, Nhà nghĩ Dưỡng sức được đổi tên thành Nhà nghỉ Du lịch Công Đoàn Thủ Đức với lĩnh vực kinh doanh là nhà nghĩ và nhà hàng Nhà nghĩ phục vụ
cho những đoàn cán bộ từ các tỉnh thành về phố công tác và nhà hàng thực hiện việc tổ chức tiệc cưới cho công nhân viên, tổ chức các buổi hội họp của các cơ quan đoàn thể trên địa bàn quận Năm 1996, do nhu cầu du lịch và giải trí ngày càng cao nên công ty
đã khai thác thêm trong lĩnh vực du lịch, tổ chức các Tour du lịch đi Vũng Tàu, Mũi
Né, Đà Lạt………
Căn cứ Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của Chính phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty TNHH một thành viên; Nghị quyết 3b/NQ-BCH ngày 02/07/2004 của Ban Chấp Hành Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt
Nam về việc năng cao hiệu quả hoạt động kinh tế công đoàn Ngày 03/01/2007 , Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 22/QĐ-LĐLĐ chuyển đổi Nhà nghĩ Du lịch Công Đoàn Thủ Đức thành công ty TNHH một thành
viên dịch vụ Du lịch Công Đoàn Thủ Đức
Nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tăng cường
phát triển thương hiệu và tạo điều kiện phát triển tốt hơn trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, hồ bơi và dịch vụ lữ hành, Công ty đã đầu tư xây dựng
thêm nhiều phòng ốc với đầy đủ tiện nghi để phục vụ không chỉ khách trong nước mà còn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng quốc tế, thực hiện các chính sách khuyến mãi, marketing, cung cách phục vụ tận tâm, chu đáo, nhà hàng luôn phục vụ các món
ăn ngon, đặc sắc để tăng lượng khách đặt tiệc nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận đóng góp kinh phí cho hoạt động phong trào công nhân viên chức và hoạt động Công Đoàn quận Thủ Đức
Trang 18Trong những năm qua, công ty đã không ngừng phấn đấu để từng bước ổn định hoạt động kinh doanh và đề ra các chính sách phù hợp với hoạt động của Công ty,
đồng thời phát huy tiềm năng để tăng năng suất lao động, đạt hiệu quả kinh tế
2.3 Ch ức năng, lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ của Công Ty TNHH Dịch Vụ Du Lịch Công Đoàn Thủ Đức
2.3.1 Chức năng
Công ty TNHH một thành viên dịch vụ du lịch Công Đoàn Thủ Đức cung ứng các dịch vụ nhà hàng, khách sạn,hồ bơi, du lịch lữ hành và một số dịch vụ khác đáp ứng nhu cấu khách hàng trong hoạt động của đơn vị
2.3.2 Lĩnh vực hoạt động
2.3.2.1 Kinh doa nh phòng ngh ỉ :
Gồm 4 khu với tất cả 60 phòng từ hạng trung bình đến cao cấp
Khu A: có 14 phòng Khu B: có 20 phòng Khu C: có 14 phòng
Khu D: có 12 phòng
Bảng 2.1 Bảng giá phòng
Loại phòng Tiện nghi
Nghỉ 2 giờ ở 2 người/phòng (Nghỉ 4h thu thêm 20000đ
.T ừ giờ thứ 5 thu bằng cả ngày)
Th ời gian nghỉ đến 12h trưa hôm sau
2 người/phòng 3 người/phòng 4 người/phòng
Trang 19Trong khuôn viên công ty có tất cả 5 mặt bằng với sức chứa khoảng 250 đến 350 bàn tiệc dung để đãi tiệc cưới, sinh nhật và tổ chức hội họp, phục vụ cho tất cả các đối tượng với nhiều mức giá khác nhau, tùy theo sự lựa chọn và khả năng của khách hàng
2.3.2.2 Kinh doanh Du l ịch lữ hành
Tổ chức các Tour du lịch trọn gói và từng phần cho du khách đi theo đoàn và
theo từng cá nhân Với phương châm chất lượng phục vụ luôn là sự quan tâm hàng đầu, công ty đã đầu tư các loại phương tiện vận chuyển tốt, tuyển dụng nhân viên hướng dẫn du lịch có trình độ chuyên môn nghiệp vụ,hoạt bát, vui vẻ
Ngoài ra Công ty còn cung ứng các dịch vụ vận chuyển cho các công ty thương
mại, du lịch khi có nhu cầu
2 3.2.3 Kinh doanh hồ bơi
Để đa dạng hóa trong lĩnh vực kinh doanh, Công ty đã xây dựng bể bơi trong khuôn viên với 300m2 đáp ứng nhu cầu cho khách tại nhà nghĩ và khách vãng lai
2.3.2.4 M ột số dịch vụ khác:
Kinh doanh cho thuê mặt bằng, căn tin phục vụ ăn uống…
Trong những lĩnh vực kinh doanh trên, lĩnh vực nhà hàng, phòng nghĩ là hoạt động kinh doanh chính của Công ty chiếm 90% trên tổng doanh thu của Công ty
2 3.3 Nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của công ty
Tổ chức các dịch vụ thuê hội trường, vận chuyển và các dịch vụ vui chơi giải trí
Lập kế hoạch xây dựng các phương án kinh doanh, không ngừng nâng cao các
hiệu quả kinh tế trong kinh doanh Hoàn thành và vượt chỉ tiêu do cấp trên giao
Thực hiện tốt việc sử dụng tốt có hiệu quả nguồn vốn đồng thời huy động thêm
các nguồn vốn khác để đáp ứng nhu cầu kinh doanh làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước
Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, kiểm tra tài sản, tài chính, lao động, tiền lương
và bồi dưỡng trình độ chuyên môn tay nghề cho các cán bộ công nhân viên
Trang 20Luôn luôn chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên toàn công ty, bảo vệ công
ty, môi trường an ninh theo pháp luật, hạch toán và báo cáo trung thực theo quy định
của nhà nước, từng bước xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh
2.3.3.2 M ục tiêu chiến lược
Tìm kiếm khách hàng: Làm cho khách hàng biết đến công ty thông qua khách hàng củ và các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức tiếp thị quảng cáo, thư
ngỏ và gia nhập các tổ chức hiệp hội toàn ngành du lịch
Tổ chức cung cấp dịch vụ: Công ty thường xuyên đầu tư trang thiết bị,duy trì tu
sửa nâng cấp cơ sở vật chất để tăng chất lượng phục vụ khách hàng Không ngừng
nâng cao công suất phòng nghỉ cũng như các dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác nhằm mục đích nâng cao nguồn thu tăng lợi nhuận, tiết kiệm, giảm chi phí
Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ bản, mở rông quy mô kinh doanh, mở rộng các dịch
vụ kinh doanh khác nhằm tạo điều kiện nâng cao công suất hữu ích, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, thái
độ phục vụ ân cần, niềm nở cũng là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng
2.3.3.3 Biện pháp
Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ tốt hơn
Nổ lực đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị marketing…
Tổ chức dịch vụ: hoa hồng, khuyến mãi cho người môi giới… nhằm thu hút khách hàng mới và duy trì quan hệ với khách hàng củ
2 4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH một thành viên dịch vụ du
l ịch công đoàn Thủ Đức
2.4.1 Cơ cấu tổ chức
Đối với các doanh nghiệp việc tổ chức bộ máy quản lý là rất quan trọng Doanh nghiệp cần có bộ máy quản lý phù hợp để hoạt động và kinh doanh có hiệu quả
Trang 21Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
tiếp chỉ đạo các phòng ban của công ty
Hỗ trợ Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty theo phạm vi phụ trách
trực tiếp như: Quản lý khách sạn, du lịch, điều hành công tác phân công tổ bảo vệ,tổ
bảo trì điện nước và bộ phận tài xế
Trang 222 4.2.2 Ban ch ấp hành Công đoàn và Đoàn TNCS HCM
Phối hợp với Thủ trưởng Đơn vị Giáo dục, động viên, nhắc nhở CNVC cơ quan
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, chấp hiện triệt để nội quy đơn vị Chấp hành nghiêm
chỉnh đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước
Theo dõi việc giám sát thực hiện tốt các chế độ chính sách hiện hành, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho CNV-LĐ
Tham gia xây dựng kế hoạch, tìm biện pháp để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hoạt động kinh doanh hàng năm
Quan tâm đề nghị khen thưởng kịp thời cho đoàn viên có thành tích xuất sắc
2.4.2.3 Bộ phận nghiệp vụ
B ộ phận tài chính kế toán
Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ, rõ rang và kịp thời
toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Lập BCTC , báo cáo thuế… theo đúng chế độ quy định
- Giúp Giám đốc trong việc lập kế hoạch tài chính của Công ty
- Có trách nhiệm nộp đủ các khoản phải nộp ngân sách
- Thanh toán đúng hạn các khoản vay và công nợ
- Tổ chức lưu trữ và bảo quản các tài liệu kế toán
B ộ phận văn phòng
Tổ chức lưu trữ, bảo quản và quản lý hồ sơ cán bộ và công nhân viên, tham mưu cho giám đốc về việc tuyển dụng hay thôi việc, quản lý, sắp xếp nhân sự, nghiên cứu xây dụng cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý lao động Thực hiện một số cộng việc về
chế độ nhân viên như kí hợp đồng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách khác
Thực hiện các chức năng tổ chức bộ máu nhân sự, phân công, bố trí đúng người, đúng việc, phân công chuyên môn hóa sâu nhằm đạt hiệu quả cao
B ộ phận nhà hàng:
Làm việc với khách hàng khi đến đặt tiệc : chộn món ăn, thoat thuận giá cả, lập
hợp đồng Từ đó lên kế hoạch, tổ chức việc thu mua, chế biến thực phẩm phục vụ các buổi tiệc, kể cả việc phục vụ cho khách tại nhà nghỉ khi có nhu cầu
Trang 23Quyết toán hợp đồng với khách hàng, lập phiếu tính tiền tiệc, thu tiền và nộp về
bộ phận tài chính kế toán để hoạch toán
Bộ phận khách sạn
Tiếp nhận khách khi đến đặt phòng ( khách phải có giấy tờ tùy thân CMNN ), thực hiện đăng kí số khách nghỉ với Ủy ban phường; Phòng nghỉ luôn chuẩn bị sạch đẹp, đầy đủ đồ phục vụ trong phòng, có trách nhiệm bảo quản tài sản trong phòng
Lập bảng kê tiền phòng và nộp tiền về bộ phận tài chính kế toán để hoạch toán
B ộ phận du lịch
Thiết kế Tour du lịch, lien hệ tìm nguồn khách đi tham quan du lịch, nguồn khách
sạn và các dịch vụ kèm theo tại các địa danh, lập hợp đồng và bảng dự trù kinh phí phục vụ trình giám đốc thông qua, tập hợp chúng từ thanh quyết toán đầy đủ, chi tiết,
kịp thời sau từng chuyến đi của hợp đồng Tour tham quan du lịch
B ộ phận bảo vệ, bảo trì điện nước, tài xế
Bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ tài sản, an ninh trật tự tại đơn vị, bắt giữ những hành
vi trộm cắp tài sản và phải báo ngay cho Công an địa phương xử lý Thực hiện việc đăng kí sổ tạm trú của khách nghỉ theo quy định của công an địa phương đều đặn, nghiêm túc
Bảo trì điện nước: thường xuyên theo dõi sổ báo sửa chữa tại văn phòng, kiểm tra
và sửa kịp thời toàn bộ khu vực khi có kế hoạch sửa chữa hay thay mới dụng cụ phải
dự trù kinh phí thông qua ý kiến của Ban Giám đốc, nghiên cứu đề xuất các phương
pháp bố trí điện đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ
Tài xế: theo sự phân công của Ban Giám đốc và tổ du lịch khi có nhu cầu, vệ sinh
bảo quản xe tốt, lái xe an toàn, kiểm tra máy thường xuyên
2.5 Vấn đề vui chơi giải trí
Thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao giải trí cho toàn thể CBCNV, tạo
sự liên kết và đoàn kết giữa các bộ phận trong công ty
Tham gia vào các hoạt động do sở du lịch Tp Hồ Chí Minh tổ chức và đạt được
những thành tích nổi bật
2.6 Chiến lược phương hướng phát triển của Công ty trong tương lai
Trong tương lai Công ty chuyển hướng hoạt động theo hình thức Công ty Cổ
phần Chiến lược của Công ty là sẽ quy hoạch lại tổn thể toàn khu với diện tích mặt
Trang 24bằng trên 12.000 m2 với tổng vốn đầu tư khoảng 80 tỷ đồng Cơ cấu sắp xếp lại các lĩnh vực hoạt động kinh doanh như khách sạn, nhà hàng, hồ bơi, cho thuê mặt
bằng,… trong đó chú trọng đến lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch để
tọa thế mạnh riêng của Công ty
Ngoài ra,đẩy mạnh hơn nữa công việc quảng bá thương hiệu, chất lượng sản
phẩm dịch vụ bằng nhiều phương tiện khác nhau Quảng cáo Website trên internet, đài, báo, tạp chí, tờ rơi… đồng thời có nhiều hình thức khuyến mãi, chăm sóc khách hàng để giữ khách hàng truyền thống và khai thác thêm thị trường mới
Xây dựng đội ngủ cán bộ CNVC của công ty ngày càng tinh gọn, giỏi nghiệp vụ,
có nhiệt huyết, đoàn kết gắn bó, biết phấn đấu vì lợi ích chung của công ty, vì thương hiệu của công ty
Trang 25CHƯƠNG 3
3.1 Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh
như của toàn bộ công ty, nó chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,
là thước đo thành tích lâu dài cũng như giúp xí nghiệp tồn tại và phát triển
3.1.1.2 Các ch ỉ tiêu đánh giá kết quả
Doanh thu: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường
của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
DTT: Doanh thu thuần
Lợi nhuận: là bộ phận giá trị còn lại của toàn bộ các sản phẩm tiêu thụ
trong kì, sau khi đã trừ các khoản chi phí cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất, đánh giá đúng đắn nhất kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
LNTT = TDT – TC
Trang 26LNST = LNTT - Thuế TNDN
TDT: Tổng doanh thu
TC: Tổng chi phí
LNTT: Lợi nhuận trước thuế
LNST: Lợi nhuận sau thuế
3.1.2 Hiệu quả và phân loại hiệu quả
Từ xa xưa, trong quá trình lao động, con người đã cố gắng trong công việc để đạt được kết quả ngày càng tốt hơn Điều đó được thể hiện rõ thông qua quá trình hình thành và phát triển xã hội con người Có thể nói rằng, ai cũng muốn mình làm việc hiệu quả, vì hành động nào lại không muốn công việc ngày càng được kết quả tốt hơn Điều đó chính là minh chứng chứng tỏ phạm trù hiệu quả có từ rất lâu và rất đỗi thân quen Hiệu quả được xem là sự quan tâm hàng đầu của mọi công việc , đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh
3.1.2.1 Hiệu quả
Hiểu một cách chung nhất, hiệu quả là phạm trù kinh tế xã hội, một chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia trong các hoạt động để đạt được kết quả và mục đích của mình
Đây là một khái niệm rộng, bao gồm tất cả lĩnh vực đời sống (từ sản xuất kinh doanh đến y tế, giáo dục, quốc phòng…), nó không chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế mà còn có hiệu quả xã hội
Chúng ta có thể hiểu hiệu quả dưới nhiều phạm vi và góc độ khác nhau nhưng ở đây chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả ngắn hạn và hiệu quả dài hạn, hiệu quả
bộ phận và hiệu quả tổng thể
3 1.2.2 Phân loại hiệu quả
Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng vì nó phản ánh yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng lực lượng sản xuất và mức độ hoàn thiện quan
hệ sản xuất trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu xem xét, lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của con người ở mỗi lĩnh vực và những
Trang 27 Hiệu quả ngắn hạn và hiệu quả dài hạn
Hiệu quả ngắn hạn
Là hiệu quả chỉ xem xét trong thời gian ngắn, nghĩa là hao phí và kết quả thu được chỉ được tính trong khoảng thời gian ngắn, có thể là một tháng, một quý, một năm
Hiệu quả dài hạn
Là hiệu quả xem xét trong một quá trình Hiệu phí và kết quả đạt được được xem xét trong thời gian khá dài (3 năm, 5 năm, hoặc lâu hơn) Chẳng hạn hiệu quả vốn đầu
tư cơ bản, vốn cải tạo môi trường
Việc xác định hiệu quả với thời gian ngắn hay thời gian dài thường tương ứng với thời kì xây dựng và thực hiện kế hoạch
Hiệu quả ngắn hạn và hiệu quả dài hạn có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc lẫu nhau Về nguyên tắc, hiệu quả ngắn hạn phải tuân thủ theo hướng của hiệu quả dài hạn Và ngược lại hiệu quả dài hạn là kết quả của hiệu quả ngắn hạn
Hiệu quả bộ phận và hiệu quả tổng thể
Trong một ngành hay một doanh nghiệp có nhiều hoạt động và lĩnh vực kinh doanh khác nhau, do vậy hiệu quả có thể xem xét ở phạm vi từng bộ phận, từng lĩnh vực hoặc phạm vi tổng thể
Hiệu quả bộ phận
Là hiệu quả dược tính cho từng bộ phận, từng lĩnh vực riêng rẽ của cả hệ thống
Ví dụ: hiệu quả được tính riêng cho từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp như kinh doanh nhà nghỉ, nhà hàng, du lịch…
Hiệu quả tổng thể
Là hiệu quả được tính chung cho cả hệ thống
Hiệu quả tổng thể là kết quả tổng hợp của hiệu quả bộ phận Sự chi phối của hiệu quả bộ phận đối với tổng thể ở mức độ nào là do tỷ trọng của nó trong tổng thể Trong một số trường hợp phải giảm nhẹ hiệu quả của một bộ phận để đạt được mục tiêu doanh nghiệp
Trang 283.2 Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
3.2.1 Phân tích biến động, cơ cấu của
Hiệu quả hoạt động kinh doanh tỷ lệ thuận với doanh thu và tỷ lệ nghịch với chi phí các nguồn lực
3.2.1.1 Phân tích biến động, cơ cấu của doanh số
Hiệu quả hoạt động kinh doanh được phản ánh thông qua các chỉ tiêu doanh số và lợi nhuận đạt được trong một kì nhất định Kết quả này phụ thuộc vào số lượng khách hàng đến với doanh nghiệp Lượng khách hàng tăng thì kết quả kinh doanh có chiều hướng tốt và ngược lại Vì vậy, xem xét biến động doanh số có tầm quan trọng nhất định Nếu có sự quan tâm đúng mức vào tình hình biến động doanh số, lãnh đạo công
ty sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về chính doanh nghiệp, từ đó có những quyết định kịp thời
để nâng cao doanh số, đảm bảo thực hiện mục tiêu, kế hoạch đề ra Hơn nữa, đối với ngành du lịch hoạt động có tính mùa vụ thì việc phân tích biến động doanh số, doanh nghiệp có những dự báo chính xác cho mục tiêu, kế hoạch hoạt động theo từng quý Tránh trường hợp doanh nghiệp dự báo theo kiểu phỏng đoán, gây ảnh hưởng trầm trọng đến kế hoạch mua hàng, quản lý hàng tồn và cả kế hoạch tài chính…
3.2.1.2 Phân tích biến động và cơ cấu chi phí
Chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố sử dụng trong quá trình kinh doanh để doanh nghiệp tạo ra và cung ứng các sản phẩm trên thị trường Chi phí kinh doanh hết sức đa dạng và phức tạp vì bao gồm các tính chất và nội dung và mức
độ khác nhau
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh có thể nhìn dưới góc độ chi phí như: khả năng tiết kiệm chi phí của mỗi doanh nghiệp, chi phí nào cần ưu tiên phân bổ sao cho phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp
Phân tích cơ cấu chi phí của doanh nghiệp nhằm tìm ra nguyên nhân của những lãng phí trong từng lĩnh vực kinh doanh, khả năng tiết kiệm chi phí của từng danh mục hoạt động Từ đó có những dự báo chính xác để cung ứng và kiểm soát chi phí trong doing nghiệp và từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Trang 293.2.2 Phân tích thông qua các chỉ số tài chính
3.2.2.1 Khái niệm
Phân tích tài chính là một bộ phận không thể thiếu trong việc phân tích hoạt động
kinh doanh Bỡi lẽ, tài chính là mối quan hệ kinh tế, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, tồn tại một các khách quan trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích tài chính giúp
phát hiện các nguyên nhân yếu kém, đề ra các biện pháp giải quyết giúp doanh nghiệp hoạt động đạt kết quả cao nhất
Công việc phân tích tài chính bao gồm việc xem xét và đánh giá tình hình sử dụng vốn có hợp lý không, xem xét sự bảo đảm vốn cho quá trình sản xuất, phát hiện những nguyên nhân thừa hay thiếu vốn Bên cạnh đó, còn đánh giá khả năng thanh toán, tỷ suất sinh lợi, hiệu quả sử dụng vốn…
3.2.2.2 Nội dung phân tích
Tỷ số tài chính là giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa hai hay nhiều số liệu tài chính với nhau
B1 Phân tích khả năng sinh lời
Lợi nhuận biên tế: là tỷ số đo lường lượng lãi ròng trong 1 đồng doanh thu thu được
Công thức: LNm= LR/DT
Suất sinh lợi trên tổng tài sản: là tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp Tỷ số ROA đo lường suất sinh lợi của cả vốn chủ sở hữu và của
cả nhà đầu tư
Công thức: ROA= lãi ròng/ tổng vốn
Suất sinh lời trên cổ phần thường: đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi cho các cổ đông có cổ phần phổ thông Nó
đo lường thu nhập trên một đồng vốn chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh, hay còn gọi là suất hoàn vốn đầu tư cho vốn chủ sở hữu:
Công thức: ROE=lãi ròng/ vốn cổ phần thường
B2 Phân tích v òng quay tài sản
Vòng quay khoản phải thu: cho thấy doanh nghiệp đã thu tiền mặt nhanh hay chậm khi sử dụng phương thức bán hàng tín dụng
Trang 30Công thức: doanh thu/ khoản phải thu
Vòng quay hàng tồn kho: đo lường mức độ luân chuyển hàng hoá dưới hình thức tồn kho, hay hàng dự trữ trong một năm của doanh nghiệp
Công thức: Vtk=giá vốn hàng bán/ giá trị tồn kho bình quân
- Vòng quay tài sản cố định: đo lường nhu cầu vốn cấp thiết phải đầu tư vào tài sản cố định để tạo ra 1 đồng doanh nghiệp
Công thức: Vtscđ=doanh thu/tài sản cố định ròng
B3 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (CR): cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khi đế hạn phải trả
Công thức: CR= tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (QR): cho thấy khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động thanh khoản cao của doanh nghiệp
Công thức: (Tiền mặt +khoản phải thu)/nợ ngắn hạn
Tỷ số ngân lưu từ hoạt động SX-KD đối với nợ ngắn hạn: cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trung bình bằng ngân lưu từ hoạt động SX-KD
Công thức: tỷ số ngân lưu SX-KD=(ngân lưu sx-kd)/NNH
B4 Đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn
Tỷ số nợ/vốn: là tỷ lệ vốn vay dưới mọi hình thức (có lãi và không lãi) trong tổng
số vốn được đưa vào sử dụng trong SX-KD
Công thức: D/A= tổng nợ / tổng vốn
Tỷ lệ nợi dài hạn/ vốn chủ sở hữu: là tỷ lệ vốn vay dài hạn so với vốn chủ sở hữu được đua vào sản xuất kinh doanh
Công thức: D/E=vốn vay/vốn chủ sở hữu
Số lần thanh toán lãi vay từ thu nhập: là tỷ lệ đo lường khả năng thanh toán lãi vay từ thu nhập của doanh nghiệp Nó đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán nợ dài hạn
Công thức: TIE= EBIT/lãi vay phải trả
Trang 31B5 Các ch ỉ số thể hiện hiệu quả lao động
Năng suất lao động bình quân: chỉ tiêu này cho ta biết doanh thu bình quân trên tổng số lao động của doanh nghiệp (thường tính trong một năm) hay một lao động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
Công thức: Hdt=doanh thu/tổng lao động
Hiệu quả lao động bình quân: chỉ tiêu này cho ta biết mỗi người trong đơn vị làm
ra bình quân bao nhiêu lợi nhuận
Công thức: lợi nhuận /tổng lao động
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu nghiên cứu được thu thập thông qua các phòng ban: phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh, phòng hành chính tổ chức, lữ hành,tham khảo tài liệu, các luận văn của các anh chị khoá trước, các tài liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, tạp chí, tìm kiếm trên mạng Internet,…
có liên quan làm cơ sở đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp
Thu thập số liệu sơ cấp: Tham khảo ý kiến, trao đổi thông tin với CBCNV của Công ty
Các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu kinh tế như sau:
- Phải thống nhất về nội dung phản ánh
- Phải thống nhất về phương pháp tính toán
- Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một khoảng thời gian tương ứng
- Các chỉ tiêu kinh tế phải có cùng đại lượng biểu hiện là đơn vị đo lường
Trang 32Tùy theo mục đích yêu cầu, tính chất và nội dung của việc phân tích mà các chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng phương pháp so sánh cho thích hợp
So sánh tuyệt đối:
- Số tuyệt đối: là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, giờ công
Số tuyệt đối là cơ sở tính các chỉ tiêu khác
- So sánh tuyệt đối: là so sánh của các chỉ tiêu kinh tế giữa kì kế hoạch và thực tế, giữa những khoảng thời gian, không gian khác nhau để thấy được mức độ hoàn thành, quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó
- So sánh tương đối:Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
3.3.3.2 Ma trận SWOT
Nhằm xác định nhiệm vụ và đưa ra các giải pháp phát triển công ty dựa vào các yếu tố:
Phân tích những điểm mạnh (Strengths)
Phân tích những điểm yếu (Weaknesses)
Phân tích cơ hội (Oppotunities)
Phân tích nguy cơ (Threats)
Trên cơ sở phân tích để đề ra các chiến lược giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để công ty ngày càng phát triển hơn nữa
Chiến lược điểm mạnh, cơ hội (SO): sử dụng những điểm mạnh bên trong công
ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài Tất cả những nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi chiến lược WO, ST hay WT để tổ chức có thể vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO Khi một công ty có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng trở thành điểm mạnh Khi tố chức phải đối đầu với những mối đe dọa quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ
Trang 33Chiến lược WO: nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng công
ty có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này
Các chiến lược ST: sử dụng các điểm mạnh của công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những thách thức bên ngoài Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn gặp phải những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài
Các chiến lược WT: là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những yếu điểm bên trong và tránh khỏi những thách thức bên ngoài Một công ty đối đầu với vô
số những mối đe dọa bên ngoài và những yếu điểm bên trong có thể lâm vào tình trạng không an toàn Trong thực tế, một công ty như vậy thường phải đấu tranh để tồn tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ
3.4 Dự báo nhu cầu và phương pháp dự báo nhu cầu
3.4.1 Dự báo nhu cầu
Có nhiều dự báo, tuy nhiên do giới hạn về đề tài, ở đây chỉ giới thiệu dự báo nhu cầu
Thực chất của dự báo nhu cầu là dự kiến, tiên đoán về doanh số bán ra của doanh nghiệp
Dự báo nhu cầu giúp các doanh nghiệp xác định các loại và số lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ cần trong tương lai Thông qua dự báo nhu cầu các doanh nghiệp sẽ quyết định được quy mô sản xuất, hoạt động của công ty, là cơ sở để có những kế hoạch về tài chính, nhân sự, marketing
3.4.2 Phương pháp dự báo nhu cầu
Các phương pháp định lượng:
Do hạn chế của đề tài, đề tài chỉ sử dụng 3 phương pháp dự báo định lượng: phuơng pháp dự báo bình quân có trọng số, phương pháp san bằng số mũ có điều
chỉnh, phương pháp dự báo theo đường xu hướng có điều chỉnh theo mùa
Vì sao lại chọn 3 phương pháp dự báo định lượng đó?
Mỗi phương pháp dự báo có ưu và nhược điểm riêng, nhưng 3 phương pháp dự báo này tương đối phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của công ty Cụ thể như sau:
Phương pháp bình quân có trọng số theo 3 quý phù hợp với nguồn số liệu tương đối dồi dào và dự báo cho tương lai gần Nhưng phưong pháp này bộc lộ nhược điểm
Trang 34là làm giảm độ nhạy cảm những biến động doanh số của những tháng có doanh số tăng cao
Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh cho thấy xu hướng biến động nên phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Phưong pháp dự báo theo đường xu hướng có điều chỉnh theo mùa phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nhược điểm yêu cầu số liệu quá khứ phải có xu hướng phát triển theo đường thẳng tăng hoặc giảm
3.4.2.1 Phương pháp bình quân di động có trọng số
Những số liệu mới xuất hiện trong các thời kì cuối có giá trị lớn hơn những số liệu xuất hiện đã lâu Để xét đến những vấn đè này ta sử dụng các trọng số để nhấn mạnh giá trị các số liệu gần nhất, vừa xảy ra
Việc chọn các trọng số phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự nhạy cảm của người
dự báo
Số bình quân di =
động có trọng số
3.4.2.2 Dự báo theo đường xu hướng có điều chỉnh theo mùa
Phương pháp dự báo theo nhu cầu theo đường xu hướng dựa và dãy số thời gian Dãy số này cho phép ta xác định đường khuynh hướng lý thuyết trên cơ sở kĩ thuật bình phương bé nhất, tức là tổng khoảng cách từ các điểm thể hiện nhu cầu thực
tế trong quá khứ đến đường khuynh hướng lấy trục tung là nhỏ nhất Sau đó dựa vào đường khuynh hướng lý thuyết ta tiến hành dự báo nhu cầu trong tương lai
Sử dụng phương trình đường thẳng sau:
Yc=AX+B
A=∑XY/∑X2, B=∑Y/n
Trong đó:
X: là thứ tự thời gian
Y: số liệu nhu cầu thực tế trong quá khứ
N số lượng các số liệu có được
Yc: nhu cầu cần dự báo trong tương lai
Đối với những mặt hàng, nhu cầu thị trường có tính chất biến động theo thời vụ
Trang 35biến động của nhu cầu theo thời vụ bằng cách tính chỉ số thời vụ trên cơ sở dãy số thời gian đã điều tra được
Chỉ số thời vụ được tính theo công thức:
Is=Yi trung bình/Yo trung bình
Trong đó:
Is: chỉ số thời vụ
Yi trung bình= số bình quân của các quý bình quân
Yo trung bình= số bình quân của các số liệu có
3.4.2.3 Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng
Phương pháp san bằng số mũ giản đơn không thể hiện rõ xu hướng biến động.do đó cần sử dụng thêm kĩ thuật điều chỉnh xu hướng Cách làm như sau: Đầu tiên tiến hành dự báo theo phương pháp san bằng số mũ giản đơn sau đó thêm vào lượng điều chỉnh âm hoặc dương:
Tính toán theo công thức: FIT=Ft-Tt
Ft=F(t-1)+α[A(t-1)-F(t-1)]
Tt= T(t-1)+β(Ft-Ft-1)
Trong đó:
FIT: dự báo nhu cầu theo xu hướng
Ft: Dự báo nhu cầu giản đơn
Tt: lượng điều chỉnh theo xu hướng
Ft: nhu cầu dự báo thời kỳ t
F(t-1): nhu cầu dự báo thời kì (t-1)
At: Nhu cầu thực tế thời kì (t-1)
α: hệ số san bằng (0<α<1)
Tt: lượng điều chỉn theo xu hướng thời kì t
T(t-1): lượng điều chỉnh theo xu hướng thời kì (t-1)
β: hệ số san bằng xu hướng mà ta lựa chọn
Trang 363.5 Đánh giá các phương pháp bằng sai chuẩn cho từng phương pháp đã lựa chọn
3 phương pháp dự báo đưa ra đều phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của Công
ty, mỗi phương pháp dự báo có ưu và nhược điểm riêng Để chọn ra phương pháp dự
báo tốt nhất, ta dựa vào sai chuẩn để chọn
Sai chuẩn được tính theo công thức:
Trong đó:
δ: sai chuẩn tính cho từng phương pháp sử dụng
y: nhu cầu thưc tế
yc: nhu cầu dự báo
n: số số liệu có
Phương pháp nào có sai chuẩn nhỏ nhất sẽ được chọn
Trang 37CHƯƠNG 4
4.1.Phân tích tình hình ho ạt động kinh doanh của công ty từ năm 2008 đến 2010 4.1.1 Phân tích biến động doanh số từ năm 2008 đến 2010
Bảng 4.1 Biến động doanh số từ năm 2008 đến 2010
Trang 38Nh ận xét:
Doanh thu có chiều hướng giảm: năm 2008 tổng doanh thu đạt tới trên mười tỷ VNĐ, nhưng tới năm 2009, giảm còn 9,494793 tỷ VNĐ và vẫn chưa hồi phục và năm 2010 Nguyên nhân:
Năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, người dân giảm thiểu một số dịch vụ đặc biệt là dịch vụ du lịch Vì vậy , là một công ty du lịch, công
ty không thoát khỏi tình trạng này
Năm 2009, 2010 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, công ty đã hạn chế kinh doanh một số dịch vụ du lịch nhằm hạn chế thua lỗ
Doanh thu có sự biến động theo mùa: quý 1 và quý 3 doanh thu luôn thấp hơn so với quý 2 và quý 4
Ngành du lịch là ngành có biến động theo mùa, Quý 2 và quý 4 là mùa khách hàng tiêu xài nhiều nhất cho du lịch và nhà hàng Quý 2 là mùa của những chuyến công tác cán bộ, vì vậy góp phần doanh thu dịch vụ nhà nghỉ cao Quý 4 là mùa cưới,
vì vậy doanh thu dịch vụ nhà hàng, tiệc cưới tăng cao
4.1.2 So sánh d oanh thu thực hiện và kế hoạch
Bảng 4.2 So sánh doanh thu giữa thực hiện và kế hoạch
Trang 394.1.3 Phân tích cơ cấu doanh số
B ảng 4.3 Cơ cấu doanh số theo từng lĩnh vực kinh doanh
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Cơ cấu doanh số theo từng lĩnh vực kinh doanh
Năm Quý Nhà nghỉ Nhà hàng Du lịch Hồ bơi Mặt bằng