BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN MINH QUÂN QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN SA PA, TỈNH LÀO CAI VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN MINH QUÂN
QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN SA PA, TỈNH LÀO CAI VỚI SỰ THAM GIA
CỦA CỘNG ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
HÀ NỘI –3/2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN MINH QUÂN KHÓA: 2016 - 2018
QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN SA PA, TỈNH LÀO CAI VỚI SỰ THAM GIA
CỦA CỘNG ĐỒNG
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN LÂM QUẢNG
HÀ NỘI – 3/2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới:
- PGS.TS Nguyễn Lâm Quảng là người hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
- Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa quản lý đô thị, các thầy, các cô là giảng viên Khoa sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình tạo điều kiện, hướng dẫn, giảng dạy để tôi hoàn thành tốt khoá học và luận văn Thạc sĩ sau thời gian được học tập tại trường
- Cuối cùng tôi đặc biệt biết ơn sự quan tâm chia sẻ và động viên của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian hoàn thành luận văn
Tuy đã có nhiều sự cố gắng, song do điều kiện về thời gian cũng như kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế, luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến quý báu từ Hội đồng Khoa học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn ngày càng được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Minh Quân
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Minh Quân
Trang 5MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ
*Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận văn 4
CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN SA PA, HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI 7
1.1 Giới thiệu chung về thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai 7
1.1.2 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 8
1.2 Hiện trạng về hệ thống Hạ tầng kỹ thuật 13 1.2.1 Hiện trạng về hệ thống giao thông 13
Trang 61.2.3 Hiện trạng về cấp nước 17
1.2.6 Hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc 19
1.2.8 Hiện trạng về quản lý chất thải rắn 22
1.3 Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị
1.3.2 Cơ chế chính sách quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn Sa Pa 29 1.3.3 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hạ tầng kỹ thuật 31
1.4 Đánh giá chung về công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn
1.4.1 Những tồn tại bất cập trong phân cấp và quản lý 31 1.4.2 Những bất cập trong tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hạ
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HẠ TẦNG
KỸ THUẬT THỊ TRẤN SA PA, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI 35
2.1 Cơ sở lý luận trong quản lý hạ tầng kỹ thuật 35 2.1.1 Vai trò, đặc điểm của hệ thống hạ tầng kỹ thuật 35 2.1.2 Một số yêu cầu cơ bản về kỹ thuật đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật 36 2.1.3 Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật 44 2.1.4 Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức
2.1.5 Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản lý hệ thống
2.2 Cơ sở pháp lý về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
59
Trang 72.2.1 Văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước Trung ương ban hành 59 2.2.2 Các văn bản pháp luật do tỉnh Lào Cai ban hành 61
2.3 Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sa Pa đến năm 2030
đã được phê duyệt (Phần Hạ tầng kỹ thuật)
61 2.3.1 Phạm vi điều chỉnh lập quy hoạch 61
2.3.3 Quy hoạch hệ thống thoát nước và phòng chống thiên tai 63
2.3.7 Quy hoạch chất thải rắn và nghĩa trang 67 2.4 Một số kinh nghiệm thực tế trong quản lý hạ tầng kỹ thuật
2.4.1 Kinh nghiệm quản lý của các nước trên thế giới 68
CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN SA PA, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
72
3.1 Mục tiêu, nguyên tắc quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị
3.2 Đề xuất một số giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch
3.2.1 Đề xuất giải pháp quản lý mạng lưới đường qua công tác cắm mốc chỉ giới đường và hành lang bảo vệ công trình HTKT 74 3.2.2 Quản lý hệ thống thoát nước và đấu nối hệ thống thoát nước 78
3.3 Đề xuất cơ chế chính sách quản lý và thu hút đầu tư hạ tầng 83
Trang 8kỹ thuật trên địa bàn thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
3.3.1 Đề xuất bổ sung, điều chỉnh các văn bản pháp luật liên quan
3.3.2 Đề xuất cơ chế chính sách thu hút đầu tư xây dựng hệ thống
hạ tầng kỹ thuật thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 84 3.3.3 Đề xuất thành lập Ban Giám sát HTKT thị trấn Sa Pa 86 3.3.4 Sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát xây dựng công trình HTKT trên dịa bàn thị trấn Sa Pa 89 3.3.5 Đề xuất giải pháp nâng cao trình độ, tăng cường trách nhiệm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển châu Á
AFD Cơ quan phát triển Pháp
BXD Bộ Xây dựng
CTR Chất thải rắn
GDP Tổng sản phẩm nội địa
HTKT Hạ tầng kỹ thuật
HUD Tổng công ty xây dựng nhà và đô thị QCXD Quy chuẩn xây dựng
QHXD Quy hoạch xây dựng
QL Quốc lộ
TL Tỉnh lộ
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TTĐD Trung tâm điều dưỡng
UBND Ủy ban nhân dân
VNPT Bưu điện Việt Nam
XLNT Xử lý nước thải
XD Xây dựng
Trang 10DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số
TT
1.1 Sơ đồ vị trí thị trấn Sa Pa và tỉnh Lào Cai 8 1.2 Sơ đồ hiện trạng dân số thị trấn Sa Pa 9
1.4 Bản đồ phân bố du lịch thị trấn Sa Pa 13 1.5 Sơ đồ QH giao thông tỉnh Lào Cai gắn với thị trấn Sa Pa 15 1.6 Hiện trạng đường xuống cấp tại trung tâm đô thị Sa Pa 16 1.7 Mặt cắt điển hình một số loại đường đô thị của thị trấn Sa Pa 21 1.8 Biểu đồ Thành phần CTR sinh hoạt khu vực đô thị 22 1.9 Quy trình thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt 24 1.10 Hình ảnh xử lý chất thải rắn tồn đọng bên lề đường 25
1.11 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn thị trấn Sa Pa 25 1.12 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai
27
1.13 Tổng hợp các vấn đề cần giải pháp quản lý hiệu quả thị trấn Sa
Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
30
2.3 Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến- chức năng 55 2.4 Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến- tham mưu 55 2.5 Sơ đồ các giai đoạn tham gia của cộng đồng 58 2.6 Sơ đồ điều chỉnh QH chung thị trấn Sa Pa đến năm 2030 62 2.7 Sơ đồ điều chỉnh quy hoạch giao thông thị trấn Sa Pa 63 2.8 Sơ đồ quy hoạch thoát nước mặt thị trấn Sa Pa 64 2.9 Sơ đồ điều chỉnh quy hoạch cấp nước thị trấn Sa Pa 65
Trang 112.10 Sơ đồ điều chỉnh quy hoạch hệ thống cấp điện 66 2.11 Sơ đồ điều chỉnh quy hoạch quản lý nước thải đến năm 2030 67 2.12 Sơ đồ quy hoạch quản lý chất thải rắn và nghĩa trang 68 3.1 Đề xuất quản lý xây dựng (xác định chỉ giới đường đỏ trên mặt
bằng) theo quy hoạch đường nội bộ thị trấn
76
3.2 Sơ đồ bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm với chỉ giới
đường đỏ trên mặt bằng khu vực đô thị trung tâm
77
3.3 Minh họa mặt bằng tuyến phố có hệ thống công trình ngầm 77 3.4 Sơ đồ bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm với chỉ giới
đường đỏ trên mặt bằng khu vực mở rộng
78
3.5 Đề xuất mô hình xử lý nước thải phân chia theo điều kiện địa
hình của thị trấn Sa Pa
81
3.6 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải đề xuất cho khu vực thị trấn 81 3.7 Mô hình tổ chức Ban Giám sát HTKT thị trấn Sa Pa 87 3.8 Sơ đồ tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống HTKT 92
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng
1.1 Bảng quy mô và vị trí các trường học của thị trấn Sa Pa 10
1.2 Vị trí và quy mô các cơ sở khám chữa bềnh thị trấn Sa Pa 11
1.3 Bảng danh mục các công trình văn hóa thể thao 12
1.4 Hợp phần thoát và xử lý nước thải thị trấn Sa Pa thuộc
DA CSHT nông thôn và du lịch tỉnh Lào Cai – Vốn AFD
21
1.5 Bảng thống kê đặc điểm một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật 27
Trang 121
PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng, vừa là nền để hình thành đô thị, vừa là yếu tố đánh giá sự phát triển của một đô thị, đảm bảo sự phát triển bền vững của đô thị
Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét
so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Tam Đường, Lai Châu Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp
và dịch vụ du lịch
Trong những năm qua, thị trấn Sa Pa đã có bước phát triển vượt bậc về mọi lĩnh vực như phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch, phát triển mở rộng đô thị gắn với phát triển hạ tầng kỹ thuật …
Ngày 9/3/2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Quyết định số 642/QĐ – UBND về phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Sa Pa đến năm 2030” Theo đó, quy hoạch đô thị Sa Pa được điều chỉnh, mở rộng thêm
888 ha (so với quy hoạch trước) nâng tổng diện tích lên 5.525 ha Hướng mở rộng của đô thị Sa Pa chủ yếu là về đia giới của hai xã Hầu Thào và Sa Pả Việc điều chỉnh, mở rộng quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu, định hướng phát triển Sa Pa trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái và khám phá bốn mùa tầm cỡ quốc tế
Mục tiêu cụ thể là đến năm 2030, quy mô dân số đô thị của Sa Pa sẽ đạt khoảng 74.000 người Trong đó, 29.900 người là dân số chính thức, còn lại là dân số quy đổi khách du lịch và lao động phục vụ du lịch Quy mô đất xây
Trang 132
dựng đô thị Sa Pa đến năm 2030 là khoảng 1.500 ha Đô thị Sa Pa sau khi mở rộng địa giới hành chính sẽ đạt tiêu chuẩn đô thị cấp 4 (cấp thị xã) với quy mô
từ 5 - 6 phường Cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, các công trình công cộng phúc lợi xã hội, dịch vụ công cộng được đầu tư, xây dựng đảm bảo phù hợp với mỹ quan đô thị miền núi
Tuy nhiên trong quá trình phát triển đã có những bất cập trong quản lý đầu tư, xây dựng cũng như vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật Một số công trình hạ tầng kỹ thuật đã không theo kịp tốc độ đô thị hóa Hệ thống hạ tầng
kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc
và xử lý chất thải rắn chưa được quan tâm xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh Việc xây dựng mới chưa đáp ứng được sự phát triển của đô thị, công tác quản
lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật vẫn còn nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu của một đô thị du lịch – sinh thái văn minh, hiện đại
Để cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của thị trấn Sa Pa đảm bảo phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, tương xứng với điều kiện văn minh hiện đại của đô thị du lịch – sinh thái cần có sự thay đổi trong tư duy của các cấp chính quyền, các ngành và nhân dân trên địa bàn Đồng thời rất cần sự đầu tư nguồn tài chính cũng như các nghiên cứu để nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ công và tiện nghi đô thị
Do vậy, đề tài luận văn “Quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn Sa Pa, tỉnh
Lào Cai với sự tham gia của cộng đồng” là rất cần thiết nhằm góp phần xây
dựng thị trấn xứng đáng là một đô thị du lịch – sinh thái, phát triển theo hướng văn minh, hiện đại
*Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thưc trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn
Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hạ tầng kỹ
Trang 143
thuật thị trấn Sa Pa, đảm bảo tính phát triển bền vững của đô thị về kết cấu cũng như đảm bảo về môi trường và an ninh xã hội
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật (gồm quản lý Giao thông, quản lý Cấp thoát nước và quản lý Chất thải rắn) thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Phạm vi nghiên cứu: Thị trấn Sa Pa theo Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Sa Pa, huyện Sa Pa đến năm 2030
*Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát thu thập tài liệu, chụp ảnh hiện trạng Phương pháp hệ thống hoá
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Phương pháp kế thừa các giá trị khoa học và các nghiên cứu liên quan
*Nội dung nghiên cứu
Điều tra, tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Xây dựng cơ sở khoa học quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác quản
lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Vận dụng khoa học quản lý nhà nước và quản lý hệ thống HTKT đô thị để đề xuất các giải pháp cụ thể trong công tác quản lý hệ thống HTKT thị trấn Sa Pa
Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp quản lý hệ thống HTKT trên toàn bộ
Trang 154
địa bàn thị trấn Sa Pa có thể dùng làm tài liệu tham khảo, áp dụng cho công tác quản lý hệ thống HTKT tại các đô thị khác có điều kiện tương tự trong cả nước
*Các khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận văn
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị [10]
Hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống quản lý chất thải, vệ sinh môi trường, hệ thống nghĩa trang, và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác
- Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị [8]
Quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có nội dung rộng lớn bao quát từ quy hoạch phát triển, kế hoạch hoá việc đầu tư, thiết kế, xây dựng đến vận hành, duy lu sửa chữa, cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thập số liệu để thống
kê, đánh giá
Kết quả hoạt động của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
Hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là toàn bộ phương thức điều hành (phương pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định ) nhằm kết nối và đảm bảo sự tiến hành tất cả các hoạt động có liên quan tới quản lý cơ
sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Mục tiêu của nó là cung cấp và duy trì một cách tối
ưu hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và các dịch vụ liên quan đạt được các tiêu chuẩn quy định trong khuôn khổ nguồn vốn được cấp và kinh phí được sử dụng
Theo một cách tiếp cận khác thì quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm hai nhóm:
- Quản lý kinh tế và kỹ thuật: Sử dụng các định mức, đơn giá, quy
chuẩn, tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật, quy trình kỹ thuật để quản lý các hoạt động trong hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật [7]