1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ SÂN TẬP VÀ SÁT HẠCH LÁI XE

73 888 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2,76 MB

Nội dung

Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, Cục Đường bộ Việt Nam dự kiến đến năm 2020 cả nước có khoảng 6 triệu người có giấy phép lái xe ô tô, cộng thêm nhu cầu phải bù đắp 4% số lượng người lái

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ SÂN TẬP VÀ SÁT HẠCH LÁI XE

Họ và tên sinh viên: ĐINH VĂN QUANG Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 6/2011

Trang 2

THIẾT KẾ SÂN TẬP VÀ SÁT HẠCH LÁI XE

Tác giả

ĐINH VĂN QUANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

Giáo viên hướng dẫn:

Thạc sĩ Bùi Công Hạnh

Tháng 6/2011

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tại trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh - khoa Cơ khí Công nghệ - bộ môn Công nghệ kỹ thuật ô tô chúng em đã được sự quan tâm dạy dỗ đầy nhiệt huyết của các thầy cô cũng như sự giúp đỡ của bạn bè Bốn năm rèn luyện và học tập tại trường không phải là dài nhưng trong khoảng thời gian đó chúng em đã tích góp được phần nào kiến thức và những kinh nghiệm để làm hành trang bước vào đường đời sau này

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:

 Cảm ơn Cha Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy bảo em nên người

 Ban giám hiệu và chủ nhiệm khoa Cơ khí Công nghệ

 Toàn thế quý thầy cô đã giảng dạy, giúp đỡ em trong thời gian học tập tại trường

 Thầy Bùi Công Hạnh là người trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài Những ý kiến đóng góp quý báu của thầy đã giúp em hoàn thành tốt đề tài này

 Các Thầy và các Cô tại Trung tâm sát hạch lái xe trường Cao đẳng Giao thông vận tải TP HCM đã tận tình chỉ bảo

Kính chúc quý thầy cô sức khỏe

Chân thành cảm ơn! Tp.HCM tháng 6 năm 2011

Đinh Văn Quang

Trang 4

TÓM TẮT

1 Tên đề tài

Thiết kế sân tập và sát hạch lái xe

2 Thời gian và địa điểm thực hiện

Thời gian: Từ 03/2011 đến 05/2011

Địa điểm: Trung tâm sát hạch lái xe trường Cao đẳng Giao thông vận tải TP HCM Địa chỉ 8 Nguyễn Ảnh Thủ, phường Trung Mỷ Tây, quận 12 TP HCM

3 Mục đích đề tài

Đề tài được thực hiện với những mục đích sau:

- Khảo sát, thiết kế sân tập và sát hạch lái xe

- Lựa chọn và tính toán mặt bằng sân tập và sát hạch lái xe

- So sánh và lựa chọn công nghệ chấm điểm tự động

- Tìm hiểu về hệ thống sát hạch lái xe tự động

- Tìm hiểu nội dung và yêu cầu đối với công việc sát hạch lái xe cơ giới

4 Phương pháp và phương tiện

Phương pháp:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Khảo sát thực tế tại trung tâm sát hạch lái xe cơ giới

- Tiến hành tính toán đo đạt diện tích sân sát hạch lái xe

Phương tiện:

- Dùng thước dây, máy ảnh kĩ thuật số

5 Kết quả thực hiện

Thấy rõ tầm quan trọng của các trung tâm sát hạch lái xe

Đã tìm hiểu được cấu tạo, chức năng, nguyên lý làm việc trong hệ thống sát hạch lái xe tự động

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Lời cảm tạ ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh sách các hình vi

Danh sách các bảng viii

Chương 1: Mở đầu 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI 2

Chương 2: Tổng quan 2.1 QUY ĐỊNH CHUNG ĐỐI VỚI TRUNG TÂM SÁT HẠCH LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM 3

2.1.1 Phạm vi, đối tượng áp dụng 3

2.1.2 Yêu cầu đối với trung tâm 3

2.2 NỘI DUNG SÁT HẠCH ĐỂ CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE 4

2.2.1 Sát hạch lý thuyết 4

2.2.2 Sát hạch thực hành kỹ năng lái xe trong sân sát hạch 4

2.2.3 Sát hạch thực hành kỹ năng lái xe trên đường giao thông công cộng 6

2.3 YÊU CẦU ĐỐI VỚI XE CƠ GIỚI VÀ THIẾT BỊ DÙNG ĐỂ SÁT HẠCH 6

2.3.1 Xe cơ giới dùng để sát hạch 6

2.3.2 Thiết bị dùng để sát hạch lý thuyết 9

2.3.3 Thiết bị báo lỗi và chấm điểm 9

2.4 SỐ LƯỢNG XE CƠ GIỚI DÙNG CHO SÁT HẠCH ĐỂ CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE 10

Trang 6

2.5 YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CƠ BẢN 11

2.5.1 Nhà điều hành 11

2.5.2 Sân sát hạch thực hành kỹ năng lái xe cơ giới đường bộ 13

2.5.3 Các công trình phụ trợ khác 14

Chuơng 3: Phương pháp và phương tiện 3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành 15

3.2 Phương pháp nghiên cứu 15

3.3 Phương tiện thực hiện 15

Chương 4: Kết quả và thảo luận 4.1 KHẢO SÁT - THIẾT KẾ SÂN TẬP VÀ SÁT HẠCH LÁI XE 16

4.1.1 Lựa chọn và tính toán mặt bằng sân tập và sát hạch lái xe 16

4.2 SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ CHẤM ĐIỂM TỰ ĐỘNG 32

4.2.1 So sánh hai công nghệ 32

4.2.2 Lựa chọn công nghệ 35

4.3 TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG SÁT HẠCH LÁI XE TỰ ĐỘNG 35

4.3.1 Giới thiệu chung 35

4.3.2 Kiến trúc và mô hình hệ thống 35

4.3.3 Nguyên lý hoạt động 41

4.3.4 Phần mềm quản lý thí sinh 44

4.3.5 Phần mềm điều hành thi tại trung tâm - CCM 45

4.3.6 Phần mềm xe sát hạch, chấm thi trên xe CMC 47

4.3.7 Phần mềm quản lý, điều hành hệ thống 49

4.3.8 Thông số kỹ thuật 51

Chương 5: Kết luận và đề nghị 5.1 KẾT LUẬN 52

5.2 ĐỀ NGHỊ 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 7

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1: Vạch xuất phát và kết thúc 16

Hình 4.2: Vạch dừng lại, đường người đi bộ qua đường 16

Hình 4.3: Vạch dừng ở chỗ đường dốc và đi tiếp 17

Hình 4.4: Vệt bánh xe 18

Hình 4.5: Đường vòng vuông góc 18

Hình 4.6: Qua ngã tư 19

Hình 4.7: Đường vòng quanh co 20

Hình 4.8: Ghép xe ngang vào nơi đỗ 20

Hình 4.9: Ghép xe dọc vào nơi đỗ 21

Hình 4.10: Nơi có đường sắt chạy qua 22

Hình 4.11: Thay đổi số, tăng tốc và giảm tốc trên đường bằng 22

Hình 4.12: Diện tích hình sát hạch thực hành kỹ năng lái xe ô tô hạng F 22

Hình 4.13: Diện tích hình sát hạch thực hành kỹ năng lái xe hạng A3, và A4. 23

Hình 4.14: Hình số 8 23

Hình 4.15: Vạch đường thẳng 24

Hình 4.16: Đường có vạch cản 25

Hình 4.17: Đường gồ ghề hạng A1 và hạng A2 26

Hình 4.18: Mặt bằng mẫu sân sát hạch lái xe loại 1 27

Hình 4.19: Mặt bằng mẫu sân sát hạch lái xe loại 2 29

Hình 4.20: Mặt bằng mẫu sân sát hạch lái xe loại 3 31

Hình 4.21: Kiến trúc logic hệ thống sát hạch lái xe 36

Hình 4.22: Kiến trúc vật lý hệ thống 37

Hình 4.23: Mô hình sa bàn trường thi 38

Hình 4.24: Sơ đồ kiến trúc trên xe sát hạch, các thiết bị cảm biến 38

Hình 4.25: Sơ đồ của hệ thống cảm biến trên trường thi, đèn giao thông 40

Hình 4.26: Nguyên lý hoạt động chung 41

Trang 8

Hình 4.27: Tìm kiếm khoá thi 44 Hình 4.28: Phần mềm điều hành thi tại trung tâm 46

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy định xe cơ giới dùng để sát hạch hạng A3 7

Bảng 2.2: Quy định xe cơ giới dùng để sát hạch hạng A4 7

Bảng 2.3: Quy định xe cơ giới dùng để sát hạch hạng B1 và B2 7

Bảng 2.4: Quy định xe cơ giới dùng để sát hạch hạng C 8

Bảng 2.5: Quy định xe cơ giới dùng để sát hạch hạng D 8

Bảng 2.6: Quy định xe cơ giới dùng để sát hạch hạng E 8

Bảng 2.7: Số lượng tối thiểu xe cơ giới dùng cho sát hạch để cấp Giấy phép lái xe 10

Bảng 4.1: Kích thước hình số 8 24

Bảng 4.2: Kích thước vạch đường thẳng 24

Bảng 4.3: Kích thước vạch cản 25

Bảng 4.4: Thông số kỹ thuật 51

Trang 10

xe cơ giới đường bộ tăng mạnh Tổng số giấy phép lái xe đã cấp trên cả nước hiện nay lên đến hơn 24,5 triệu giấy phép lái xe mô tô và hơn 2,1 triệu giấy phép lái xe ô tô

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, do đó mà trong những năm tới số lượng phương tiện cơ giới đường bộ của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng nhanh Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

cả nước sẽ có khoảng 2,8 đến 3 triệu xe ô tô Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, Cục Đường

bộ Việt Nam dự kiến đến năm 2020 cả nước có khoảng 6 triệu người có giấy phép lái xe ô

tô, cộng thêm nhu cầu phải bù đắp 4% số lượng người lái xe hết tuổi lao động, thì trong khoảng thời gian 11 năm này cần đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe ô tô cho khoảng 4,8 triệu người có nhu cầu, tức là mỗi năm trung bình cần đào tạo, sát hạch, cấp mới giấy phép lái xe ô tô cho 430.000 người trung bình lớn hơn 150% hiện nay

Nhu cầu thi giấy phép lái xe tăng quá cao nên tất cả các cơ sở đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe trong cả nước đều ở trong tình trạng quá tải Người dân sau khi nộp hồ sơ đăng ký phải chờ ít nhất một tháng mới được học và thi sát hạch, 20 ngày sau khi thi mới được nhận giấy Cá biệt tại Hà Nội và TP HCM, thời gian chờ đợi kéo dài đến 3 tháng

Thiếu chỗ thi sát hạch lái xe trên hệ thống tự động

Do đó trước tình hình này đặt lên vai các trung tâm sát hạch lái xe trách nhiệm

Trang 11

1.2 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI:

Nhằm giải quyết cơ bản các bức xúc và bất cập trong công tác đào tạo lái xe hiện nay Công tác đào tạo lái xe sẽ được quy về một mối để tránh tình trạng đào tạo lái xe chất lượng kém Qua đó, cũng tạo điều kiện giải quyết tình trạng quá tải về học lái xe hiện nay, đồng thời đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tham gia giao thông và hạn chế vấn nạn bằng giả, bằng dỏm Từ đó, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, phục vụ đắc lực và lâu dài cho sự nghiệp xây dựng văn minh lưu thông đường bộ…

Từ đó việc thiết kế sân tập và sát hạch lái xe với hệ thống chấm điểm tự động là một nhu cầu cần thiết Vì vậy, khoá luận này được thực hiện với những nội dung sau:

 Tìm hiểu nội dung và yêu cầu đối với công việc sát hạch lái xe cơ giới

 Lựa chọn và tính toán mặt bằng sân tập và sát hạch lái xe

 So sánh và lựa chọn công nghệ chấm điểm tự động

 Tìm hiểu về hệ thống sát hạch lái xe tự động

Trang 12

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 QUY ĐỊNH CHUNG ĐỐI VỚI TRUNG TÂM SÁT HẠCH LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM :

2.1.1 Phạm vi, đối tượng áp dụng :

Tiêu chuẩn này áp dụng vào việc xây dựng các trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ trong phạm vi cả nước

Khuyến khích các cơ sở đào tạo vận dụng tiêu chuẩn này trong việc xây dựng cơ

sở vật chất kỹ thuật

2.1.2 Yêu cầu đối với trung tâm:

2.1.2.1 Quy định đối với trung tâm:

Trung tâm là nơi thực hiện sát hạch để cấp Giấy phép lái xe, được xây dựng theo quy hoạch, có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sát hạch lái xe theo quy định, được đặt ở nơi có đường giao thông thuận tiện, thuận lợi về việc cung cấp điện, nước, thoát nước, thông tin liên lạc Khu đất phải cao ráo, không bị ô nhiễm không khí và ảnh hưởng do khói, bụi, không bị nhiễu loạn điện từ ảnh hưởng đến các thiết bị báo lỗi và chấm điểm

2.1.2.2 Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ được chia làm 03 loại:

a Trung tâm loại 1:

Để sát hạch cấp Giấy phép lái xe tất cả các hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E và

F, có tổng diện tích xây dựng đầy đủ các hạng mục công trình không nhỏ hơn 3,5 ha, có quãng đường chạy sát hạch trong sân sát hạch không nhỏ hơn 1,5 km Có đăng ký sử dụng tối thiểu 2 km đường giao thông công cộng, có các tình huống như đường giao nhau, đường người đi bộ cắt ngang, đường bị hẹp, có chỗ được phép quay đầu xe, có mật độ giao thông trung bình

Trang 13

b Trung tâm loại 2:

Để sát hạch cấp Giấy phép lái xe các hạng: A1, A2, A3, A4, B1, B2 và C, có tổng diện tích xây dựng đầy đủ các hạng mục công trình không nhỏ hơn 2,0 ha, có quãng đường chạy sát hạch trong sân sát hạch không nhỏ hơn 1,0 km Có đăng ký sử dụng tối thiểu 2 km đường giao thông công cộng, có các tình huống như đường giao nhau, đường người đi bộ cắt ngang, đường bị hẹp, có chỗ được phép quay đầu xe, có mật độ giao thông trung bình

c Trung tâm loại 3:

Để sát hạch cấp Giấy phép lái xe các hạng: A1, A2, A3 và A4 có tổng diện tích xây dựng các hạng mục công trình không nhỏ hơn 0,4 ha

2.1.2.3 Trung tâm có các hạng mục công trình cơ bản sau:

a Sân sát hạch kỹ năng lái xe

b Nhà điều hành

c Các công trình phụ trợ

2.2 NỘI DUNG SÁT HẠCH ĐỂ CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE:

2.2.1 Sát hạch lý thuyết:

2.2.1.1 Câu hỏi sát hạch lý thuyết:

Chủ yếu bao gồm nội dung của Luật Giao thông đường bộ về Quy tắc giao thông đường bộ

Ngoài ra có các nội dung liên quan đến kỹ thuật lái xe, cấu tạo, bảo dưỡng xe và nghiệp vụ vận tải

2.2.1.2 Phương pháp sát hạch lý thuyết:

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp trắc nghiệm trên máy vi tính

Đối với các Trung tâm loại 3 có thể sát hạch trắc nghiệm bằng làm bài trực tiếp trên giấy theo mẫu

2.2.2 Sát hạch thực hành kỹ năng lái xe trong sân sát hạch:

2.2.2.1 Hạng B1, B2, C, D và E:

Trang 14

Nội dung sát hạch gồm:

1 Xuất phát và tín hiệu xuất phát

2 Tạm dừng ở vạch người đi bộ qua đường

3 Dừng lại ở chỗ đường dốc, khởi hành giữa dốc

4 Tiến qua hình vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc

5 Đi qua ngã tư có đèn tín hiệu giao thông bao gồm:

8 Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua

9 Thay đổi số, tăng tốc độ đến 30 km/h và sau đó giảm tốc độ xuống dưới 20 km/h trong quãng đường 50 m trên đường bằng

Trang 15

- Tiến qua hình chữ chi hạng A3, A4 và lùi (đối với xe có số lùi) hoặc vòng trở lại hình chữ chi theo hướng ngược chiều (đối với xe không có số lùi)

- Duy trì trạng thái động cơ làm việc trong quá trình thực hiện nội dung sát hạch

Duy trì trạng thái động cơ làm việc trong quá trình thực hiện nội dung sát hạch

2.2.3 Sát hạch thực hành kỹ năng lái xe trên đường giao thông công cộng:

Sát hạch kỹ năng xử lý các tình huống thực tế trên đường giao thông công cộng

2.3 YÊU CẦU ĐỐI VỚI XE CƠ GIỚI VÀ THIẾT BỊ DÙNG ĐỂ SÁT HẠCH:

2.3.1 Xe cơ giới dùng để sát hạch:

1 Xe cơ giới dùng để sát hạch ngoài việc phải tuân theo các quy định của tiêu

chuẩn này, còn phải tuân theo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới đường bộ số 22-TCN224-01

2 Xe sát hạch phải là các loại xe đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam

- Ôtô sát hạch phải có hệ thống phanh bổ trợ

3 Môtô 2 bánh dùng để sát hạch cấp Giấy phép lái xe hạng A1:

- Có dung tích làm việc của xi lanh không nhỏ hơn 70 cm3

4 Mô tô 2 bánh dùng để sát hạch cấp Giấy phép lái xe hạng A2:

- Có dung tích làm việc của xi lanh không nhỏ hơn 249 cm3

5 Xe lam dùng để sát hạch cấp Giấy phép lái xe hạng A3, được quy định tại bảng sau:

Trang 16

Bảng 2.1: Quy định xe cơ giới dùng để sát hạch hạng A3

a Dung tích làm việc của xilanh không nhỏ hơn 105 cm3

d Chiều dài cơ sở: Đến 2,3 m

e Bán kính quay vòng bánh xe trước phía ngoài nhỏ nhất:

Đến 3,5 m

6 Máy kéo dùng để sát hạch cấp Giấy phép lái xe hạng A4:

- Máy kéo kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế không nhỏ hơn 750 kg và được quy định tại bảng sau:

Bảng 2.2: Quy định xe cơ giới dùng để sát hạch hạng A4

a Chiều dài kể cả rơ moóc: Từ 5,3 m đến 5,5 m

b Chiều rộng: Từ 1,0 m đến 1,7 m

c Chiều dài cơ sở: Từ 1,8 m đến 2,0 m

d Bán kính quay vòng: Từ 1,7 m đến 4 m

7 Ôtô con 5 chỗ ngồi (kể cả ghế lái) hoặc ôtô tải có trọng tải thiết kế từ 2500 kg

đến dưới 3500 kg dùng để sát hạch cấp Giấy phép lái xe hạng B1 và B2 được quy định tại bảng sau:

Bảng 2.3: Quy định xe cơ giới dùng để sát hạch hạng B1 và B2

c Chiều dài cơ sở: Từ 2,5 m đến 2,6 m

d Bán kính quay vòng bánh xe trước phía ngoài nhỏ nhất:

Từ 4,9 m đến 5,5 m

Trang 17

8 Ô tô tải có trọng tải thiết kế từ 5000 kg trở lên dùng để sát hạch cấp giấy phép

lái xe hạng C được quy định tại bảng sau:

Bảng 2.4: Quy định xe cơ giới dùng để sát hạch hạng C

b Chiều rộng: Từ 1,9 m đến 2,5 m

c Chiều dài cơ sở: Từ 4,0 m đến 4,2 m

d Bán kính quay vòng bánh xe trước phía ngoài nhỏ nhất:

Từ 7,0 m đến 7,5 m

9 Ô tô khách có từ 24 đến 30 chỗ ngồi (kể cả ghế lái) dùng đề sát hạch cấp giấy

phép lái xe hạng D được quy định tại bảng sau:

Bảng 2.5: Quy định xe cơ giới dùng để sát hạch hạng D

b Chiều rộng: Từ 2,0 m đến 2,2 m

c Chiều dài cơ sở: Từ 3,1 m đến 4,1 m

d Bán kính quay vòng bánh xe trước phía ngoài nhỏ nhất:

Từ 7,0 m đến 7,5 m

10 Ôtô khách có từ 40 chỗ ngồi (kể cả ghế lái) trở lên dùng để sát hạch cấp giấy

phép lái xe hạng E được quy định tại bảng sau:

Bảng 2.6: Quy định xe cơ giới dùng để sát hạch hạng E

b Chiều rộng: Từ 2,4 m đến 2,5 m

c Chiều dài cơ sở: Từ 4,2 m đến 5,2 m

d Bán kính quay vòng bánh xe trước phía ngoài nhỏ nhất:

Từ 7,9 m đến 10,5 m

Trang 18

2.3.2 Thiết bị dùng để sát hạch lý thuyết:

1 Máy tính sử dụng cho sát hạch lý thuyết phải tương thích chuẩn IBM - PC và

cần thỏa mãn những điều kiện sau:

- Cài đặt được một trong những hệ điều hành Windows 9x, Me, NT workstation và chương trình sát hạch lý thuyết

- Màn hình từ 14 inch trở lên, độ phân giải tối thiểu 480x600, 256 màu

- Card mạng internet

- Có dung lượng đĩa cứng còn trống tối thiểu 100Mb

- Đối với máy chủ phải dùng tối thiểu máy Pentum 4, tốc độ 800Mb, Ram

256, có 2 ổ cứng 18G

2 Máy in dùng cho việc in kết quả sát hạch sử dụng máy in Laser, in được khổ

A4 tiêu chuẩn

3 Hệ thống thiết bị lưu điện tập trung hay cục bộ dùng cho phòng sát hạch lý

thuyết và phòng điều hành phải có khả năng đảm bảo cấp điện ổn định, không gián đoạn trong khoảng thời gian 30 phút

4 Phần mềm sát hạch lý thuyết phải kết nối với phần mềm sát hạch thực hành

kỹ năng lái xe

5 Mỗi Trung tâm phải có 01 máy chủ và 01 máy in Laser Mỗi phòng sát hạch

lý thuyết có ít nhất 20 máy vi tính để thí sinh làm bài

2.3.3 Thiết bị báo lỗi và chấm điểm:

1 Làm việc phải chính xác, không cho phép người can thiệp vào trong quá

trình sát hạch

- Giao diện (menu) với người sử dụng của phần mềm điều hành và quản lý

hệ thống phải được thể hiện bằng tiếng Việt

2 Phản ánh được các lỗi xảy ra ở chế độ thời gian thực hiện (realtime)

3 Có cơ chế hiệu chỉnh các thông số làm việc của thiết bị có thay đổi quy định

chấm điểm

Trang 19

4 Các chi tiết, hệ thống cài đặt ở vị trí nhận và báo cáo lỗi phải có khả năng

làm việc ổn định và chính xác trong những điều kiện nhiệt độ cao đến 800C, độ ẩm đến 95% và bụi bẩn

5 Thiết bị báo lỗi và chấm điểm phải đồng thời đánh giá chính xác cho ít nhất

10 xe cùng sát hạch trong sân sát hạch

6 Toàn bộ các thiết bị báo lỗi và chấm điểm phải đảm bảo tốc độ truyền sóng,

được kết nối với phòng điều hành tổng hợp kết quả sát hạch, đồng thời được thông báo trực tiếp bằng hiển thị đến người đang thực hiện sát hạch kỹ năng lái xe ôtô tại ôtô sát hạch và có cơ chế kiểm tra trạng thái hoạt động của từng thiết bị từ Trung tâm Mặt khác thiết bị phải làm việc độc lập theo chức năng, những sự cố của thiết bị này không được làm ảnh hưởng đến hoạt động hoặc gây ra sự cố cho thiết bị khác cũng như toàn hệ thống, trừ thiết bị cấp nguồn

7 Phần mềm quản lý kết quả sát hạch phải có cơ chế bảo vệ và an toàn dữ liệu

chống sự can thiệp từ bên ngoài và mất dữ liệu do các sự cố ngẫu nhiên

8 Sân sát hạch hạng A1, A2, A3, A4 và F Không bắt buộc lắp đặt thiết bị báo lỗi

Trung tâm Loại 1 Loại 2 Loại 3

Trang 20

02 02

D Ôtô khách có từ

24 đến 30 chỗ ngồi

02

E Ôtô khách có từ

40 chỗ ngồi trở lên

02

trọng tải 3000 kg trở lên

2.5 YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CƠ BẢN:

2.5.1 Nhà điều hành:

2.5.1.1 Diện tích mặt bằng xây dựng:

- Trung tâm loại 1 tối thiểu 250 m2

- Trung tâm loại 2 tối thiểu 200 m2

Trang 21

- Trung tâm loại 3 tối thiểu 100 m2

2.5.1.2 Cách bố trí nhà điều hành:

- Nhà điều hành được bố trí tại nơi xuất phát và kết thúc sát hạch thực hành

kỹ năng lái xe, bảo đảm có thể quan sát được các xe đang sát hạch trong sân Được thiết

kế, xây dựng theo tiêu chuẩn hiện hành, các phòng có trang bị máy tính tổng hợp kết quả

thi và được lắp điều hòa nhiệt độ

2.5.1.3 Nhà điều hành bao gồm:

a Phòng tiếp nhận hồ sơ và thu nạp các thông tin của thí sinh dự sát hạch

Được trang bị điện thoại, máy Fax, máy tính nối mạng với phòng điều hành

Có khu vực thực hiện thu nạp các thông tin về kỳ sát hạch và nhận kết quả sát hạch, chuẩn

bị cho việc cấp Giấy phép lái xe

b Phòng hướng dẫn ôn tập Luật Giao thông đường bộ

- Được trang bị ít nhất 01 máy vi tính nối mạng với phòng tiếp nhận hồ sơ, phòng Hội đồng sát hạch điều hành kỳ sát hạch và 01 máy in Laser

e Phòng Hội đồng sát hạch thực hiện điều hành kỳ sát hạch

- Được trang bị điện thoại, máy tính nối mạng với phòng điều hành, chấm thi về thực hành kỹ năng lái xe và tổng hợp kết quả sát hạch

g Phòng Giám đốc Trung tâm

h Phòng Phó Giám đốc trung tâm

Trang 22

i Phòng Hành chính quản trị

k Khu công trình phụ khác

2.5.2 Sân sát hạch thực hành kỹ năng lái xe cơ giới đường bộ:

a Sân sát hạch thực hành kỹ năng lái xe cơ giới đường bộ được chia làm 2 khu vực:

Khu vực 1: Được lắp đặt thiết bị báo lỗi và chấm điểm, được nối mạng với phòng điều hành và thông báo trực tiếp bằng hiển thị đến người đang thực hiện sát hạch thực hành kỹ năng lái xe ôtô đối với các hạng giấy phép lái xe như sau:

- Trung tâm loại 1: Giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và E

- Trung tâm loại 2: Giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C

Khu vực 2: Không bắt buộc lắp đặt thiết bị để đánh giá thực hành kỹ năng lái xe đối với các hạng Giấy phép lái xe như sau:

- Trung tâm loại 1: Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4 và F

- Trung tâm loại 2: Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 và A4

b Sân sát hạch phải đảm bảo để xe sát hạch chỉ chạy theo làn đường thuận chiều, không

rẽ cắt ngang các làn đường khác (Trừ ngã tư có đèn tín hiệu) và không được chạy lặp lại quãng đường đã chạy (Trừ nội dung sát hạch lái xe lùi)

c Diện tích Sân sát hạch loại 1 không nhỏ hơn 3,3 ha

Diện tích Sân sát hạch loại 2 không nhỏ hơn 1,8 ha

Diện tích Sân sát hạch loại 3 không nhỏ hơn 0,36 ha

d Các làn đường và hình sát hạch trong Sân sát hạch lái xe bảo đảm hệ số Mô đuyn đàn hồi E không nhỏ hơn 10.000 N/Cm2, có hệ thống tiêu thoát nước đảm bảo không ứ đọng

e Đèn tín hiệu giao thông và biển báo hiệu đường bộ trong sân sát hạch lái xe phải tuân theo Mục 3, Mục 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ Kích thước, màu sắc và hình vẽ trên biển báo hiệu đường bộ tuân theo 22TCN 237-01 “Điều lệ báo hiệu đường bộ” được

Bộ Giao thông vận tải ban hành

g Các vạch giới hạn hình thi trong Sân sát hạch lái xe được sơn màu trắng có chiều rộng 0,1 m và cách vỉa hè hình sát hạch 0,1 m Vỉa hè hình sát hạch có chiều cao 0,2 m Các

Trang 23

cọc chuẩn trong dân sát hạch được sơn hai màu trắng và đỏ, mỗi khoảng sơn dài 0,15 m, đường kính từ 20 mm đến 25 mm có chiều cao 1,6 m

2.5.3 Các công trình phụ trợ khác:

2.5.3.1 Các công trình phụ trợ được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn hiện hành bao gồm:

a Nhà để xe cơ giới dùng sát hạch

b Gara sửa chữa, bảo dưỡng xe cơ giới dùng sát hạch

c Nhà nghỉ và lưu trú cho các thành viên Hội đồng sát hạch

d Nhà đón tiếp và lưu trú thí sinh ở xa về dự sát hạch

e Khu dịch vụ phục vụ cho kỳ sát hạch

2.5.3.2 Đối với Trung tâm sát hạch loại 3 không bắt buộc phải có các công trình phụ trợ theo Mục c, d, e Điểm 5.3.1 của Tiêu chuẩn này:

Trang 24

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN

3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành:

- Thời gian: Từ 03/2011 đến 05/2011

- Địa điểm: Trung tâm sát hạch lái xe trường Cao đẳng Giao thông vận tải TP HCM Địa chỉ: 8 Nguyễn Ảnh Thủ, phường Trung Mỹ Tây, quận 12 TP HCM

3.2 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

 Tra cứu tài liệu sách báo nhằm phục vụ mục đích đề tài

 Tìm kiếm các thông tin liên quan đến đề tài qua mạng internet

- Khảo sát thực tế tại trung tâm sát hạch lái xe:

 Tiến hành đo đạt diện tích sân sát hạch lái xe

 Đo đạt, tính toán kích thước các vạch sa hình có trên sân thực hành

kỹ năng lái xe ô tô

 Số lượng xe sát hạch thực hiện đồng thời trên sân

3.3 Phương tiện thực hiện:

- Tiến hành đo đạt diện tích của hình sát hạch thực hành kỹ năng lái xe ô tô các loại hạng A1, A2, B1, B2, C, D, E, F (Dùng thước dây để đo)

- Đo đạt và tính toán kích thước các vạch sa hình có trên sân thực hành kỹ năng lái

xe ô tô (Dùng thước dây để đo)

- Tiến hành kiểm tra số lượng phương tiện sát hạch thực hiện đồng thời trên sân

Trang 25

Chương 4

KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN

4.1 KHẢO SÁT - THIẾT KẾ SÂN TẬP VÀ SÁT HẠCH LÁI XE:

4.1.1 Lựa chọn và tính toán mặt bằng sân tập và sát hạch lái xe:

4.1.1.1 Diện tích của hình sát hạch thực hành kỹ năng lái xe ô tô các loại hạng B1, B2, C, và E:

a Vạch xuất phát và kết thúc:

Trên mặt đường kẻ một vạch ngang vuông góc với trục dọc của đường theo quy cách của Điều lệ báo hiệu đường bộ

Hình 4.1: Vạch xuất phát và kết thúc

b Vạch dừng lại, đường người đi bộ qua đường:

Trên mặt đường kẻ hết chiều rộng lòng đường 02 làn vạch “sọc ngựa vằn” quy định nơi người đi bộ qua đường theo quy cách của Điều lệ Báo hiệu đường bộ, trong đó chiều dài vạch P(m) được chọn: P = 2,5 m

Hình 4.2: Vạch dừng lại, đường người đi bộ qua đường

Trang 26

Trên mặt đường ở chỗ đường lên dốc có độ dốc 10%, với chiều rộng 7 m, chiều dài lên dốc 15 m kẻ một vạch ngang vuông góc với trục dọc của đường theo quy cách của

Điều lệ báo hiệu đường bộ

- Lvb (m) là chiều dài vệt bánh xe: Lvb = a Với: B1 (m) là chiều rộng của bánh xe sau bên phải

a (m) là chiều dài ôtô

Trang 27

Hình 4.4: Vệt bánh xe

e Đường vòng vuông góc:

Gồm 02 hình đường vuông góc nối tiếp với nhau theo chiều ngược lại, có:

- Sv (m) là chiều sâu đường vuông góc:

Sv = 1,5a

- Lv (m) là chiều dài đường vuông góc:

Lv = 2,0a Với a (m) là chiều dài ôtô

- Bv (m) là chiều rộng làn đường vuông góc dành cho loại ôtô thực hành sát hạch:

Bv = 2,2b Với b (m) là chiều rộng ôtô

Hình 4.5: Đường vòng vuông góc

Trang 28

f Qua ngã tư:

Nơi đường hai chiều cùng cấp, (có chiều rộng không nhỏ hơn 7 m giao nhau một làn đường có chiều rộng 3,5 m) Trên mặt đường, ở mỗi đầu ngã tư kẻ hết chiều rộng lòng đường Vạch “sọc ngựa vằn” quy định nơi người đi bộ qua đường, theo quy định các vạch

số 1.14 Phụ lục 8 Điều lệ báo hiệu đường bộ Tại ngã tư được trang bị điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn, được lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu và cắm biển số 209 (a) “Giao nhau” có tín hiệu đèn Trước ngã tư cắm biển số 205 (a) “Đường giao nhau” để báo trước sắp đến nơi giao nhau của các tuyến đường cùng cấp

Hình 4.6: Qua ngã tư

g Đường vòng quanh co:

Gồm 02 hình “nửa đường vòng tròn” nối tiếp nhau ngược chiều, tạo thành hình chữ s, có:

- RN (m) là bán kính quay vòng phía ngoài của đường vòng quanh co:

RN = Rqv + 1,2 Với Rqv (m) là bán kính quay vòng bánh xe trước phía ngoài nhỏ nhất

- Rtr (m) là bán kính quay vòng phía trong của đường vòng quanh co:

RTr = RN - Bqc

- Bqc (m) là chiều rộng làn đường đường vòng quanh co dành cho loại ôtô đó:

Trang 29

Với b (m) là chiều rộng ôtô

- Sqc (m) là khoảng cách tâm đường vòng hai phía

Sqc = RN + RTr

Hình 4.7: Đường vòng quanh co

h Hình ghép xe ngang vào nơi đỗ:

Trên làn đường xe chạy, bố trí chỗ “ghép xe ngang vào nơi đỗ, có:

- Lg (m) là chiều dài nơi đỗ: Lg = (1 + 2/3)a = 5/3a Với a (m) là chiều dài ô tô

- Rg (m) là chiều rộng nơi đỗ: Rg = (1 + 1/4)b = 5/4b Với b (m) là chiều rộng ôtô

Hình 4.8: Ghép xe ngang vào nơi đỗ

i Hình ghép xe dọc vào nơi đỗ:

Trên làn đường dành cho loại ôtô thực hành sát hạch giao nhau với đoạn đường cụt có cùng chiều rộng, được dùng làm nơi “Ghép xe dọc vào nơi đỗ” có:

Trang 30

Ld = a + 1 Với a (m) là chiều dài ôtô

- Rd (m) là chiều rộng nơi ghép xe dọc, bằng chiều rộng làn đường:

Rd = b + 0,6 Với b (m) là chiều rộng ôtô

- Ed (m) là khoảng cách khống chế để lùi vào nơi ghép xe dọc:

Ed = 1,5a

Hình 4.9: Ghép xe dọc vào nơi đỗ

k Nơi có đường sắt chạy qua:

Làn đường bộ giao nhau với đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển, có đèn tín hiệu báo tàu hỏa chạy qua, được cắm biển số 211 Phụ lục 8 Điều lệ báo hiệu đường bộ và sau đó cắm thêm biển phụ 508 (a, b) “chỗ đường sắt cắt đường bộ”, đặt cách đường ray ngoài cùng của đường sắt 10 m

Trên mặt đường bộ, cách đường ray ngoài cùng tối thiểu 5 m kẻ một vạch ngang vuông góc với trục dọc của đường, theo quy cách vạch số 1.12 phụ lục 8 Điều báo hiệu đường bộ

Trang 31

Hình 4.10: Nơi có đường sắt chạy qua

l Thay đổi số, tăng tốc và giảm tốc trên đường bằng:

Hình 4.11: Thay đổi số, tăng tốc và giảm tốc trên đường bằng

4.1.1.2 Diện tích của hình sát hạch thực hành kỹ năng lái xe ôtô hạng F, kéo rơmoóc

có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg khi đã có Giấy phép lái xe hạng B2, C, D và E để được cấp Giấy phép lái xe hạng FB2, FC, FD và FE:

Hình đi qua: 5 cọc chuẩn A, B, C, D, E với khoảng cách cọc AB = BC = CD =

DE = LCF = 1,4aF

Với aF (m) là chiều dài toàn bộ ôtô kéo rơ moóc (chiều dài ôtô, chiều dài càng rơ moóc và chiều dài rơ moóc)

Trang 32

4.1.1.3 Diện tích của hình sát hạch thực hành kỹ năng lái xe lam (Hạng A3) và lái máy kéo có trọng tải đến 1000 kg (Hạng A4):

aM (m) là chiều dài môtô 3 bánh và máy kéo kể cả kéo rơ moóc

Trên đường trục tâm của hai điểm A và B quay cung R = 3 m

Hình 4.13: Diện tích hình sát hạch thực hành kỹ năng lái xe hạng A3, và A4

4.1.1.4 Hình sát hạch thực hành kỹ năng lái xe môtô 2 bánh (hạng A1, A2):

a Hình số 8:

Hình 4.14: Hình số 8

Trang 33

Bảng 4.1: Kích thước hình số 8

Hạng A1 Hạng A2

- Bán kính vòng ngoài R1: 3 m 3,4 m

- Bán kính vòng trong và bán kính điểm uốn nối tiếp giữa hai vòng tròn ngoài R0:

Hình 4.15: Vạch đường thẳng

c Đường có vạch cản:

Trang 34

- Chiều dài đoạn đường gồ ghề:15 m

- Chiều dài dải gồ ghề: 0,9 m

- Chiều rộng đế dải gồ ghề: 0,2 m

- Chiều rộng đỉnh dải gồ, ghề: 0,1 m

- Chiều cao dải gồ ghề: 0,05 m

- Khoảng cách giữa các dải gồ ghề:1,5 m

- Dải gồ ghề được thi công bằng bê tông nhựa hạt thô, dầm lèn chặt

Trang 35

Hình 4.17: Đường gồ ghề hạng A1 và hạng A2.

4.1.1.5 Mặt bằng mẫu sân sát hạch lái xe:

a Mặt bằng mẫu sân sát hạch lái xe loại 1:

Trang 36

Hình 4.18: Mặt bằng mẫu sân sát hạch lái xe loại 1

Ngày đăng: 12/06/2018, 13:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. ThS. Bùi Công Hạnh, 2007. Thực tập kỹ thuật lái xe. Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, 52 trang Khác
2. Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT: Thông tư quy định về đào tào, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ Khác
3. Thông tư số 15/2011/TT-BGTVT: Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ Khác
4. Quyết định số 4392/2001/QĐ-BGTVT: Quyết định ban hành tiêu chuẩn nghành trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ Khác
5. Giao thông vận tải, quý I/2009. Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 224 trang Khác
6. Lê Thuý Hồng, 2005. Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 187 trang Khác
7. PGS. Bùi Xuân Cậy, ThS. Đặng Minh Tân, 2009. Thiết kế cảnh quan, môi trường đường ô tô. Nhà xuất bản Xây dựng, 132 trang.Tài liệu từ Internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w