1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non 2018

27 583 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Khác vớingười lớn trẻ em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong trường mầm non theo phương châm “Học bằng chơi,chơi mà học” Căn cứ vào thực trạng của

Trang 1

M c L c ụ ụ

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 2

PHẦN II : NỘI DUNG 3

1 Thực trạng: 3

2 Những thuận lợi và khó khăn: 4

a/Thuận lợi: 4

b/Khó khăn: 4

PHẦN III : BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 5

1 Trò chơi chuyển tiếp trong một hoạt động: 5

a)Trò chơi chuyển tiếp giúp cho các hoạt động diễn ra một cách nhẹ nhàng. 5

b)Trò chơi chuyển tiếp giúp giáo viên thu hút và ổn định các cháu dễ dàng hơn 6

c)Trò chơi chuyển tiếp giúp cô giáo gần gũi với trẻ, đồng thời tạo mối quan hệ giữa trẻ và bạn 6

d)Trò chơi chuyển tiếp giúp trẻ luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ 7

e)Trò chơi chuyển tiếp giúp trẻ ôn lại một số kinh nghiệm về các sự vật hiện tượng xung quanh mình 7

2 Trò chơi chuyển tiếp giữa các hoạt động 7

3 Hướng dẫn trò chơi chuyển tiếp mọi lúc mọi nơi: 8

PHẦN IV : KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 9

PHẦN V : BÀI HỌC KINH NGHIỆM 10

Trang 1

Trang 2

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ 4-5 tuổi , đây là lứa tuổi

kỳ diệu, trẻ rất hiếu động tò mò, muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và xãhội Trong các hoạt động của tuổi mẫu giáo: chơi giữ vai trò hoạt động chủ đạo,giữa hoạt động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới rõ ràng Khác vớingười lớn trẻ em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học

trong trường mầm non theo phương châm “Học bằng chơi,chơi mà học”

Căn cứ vào thực trạng của lớp, tình trạng trẻ trong giờ hoạt động hay bịnhàm chán,ù lì, không tham gia hoạt động hay ít phát biểu ý kiến, dễ bị sao lãngkhi thấy một sự việc, sự vật khác bên ngoài mà không hứng thú với hoạt độngtrong lớp Qua những buổi dự giờ bạn đồng nghiệp, tôi cũng rút ra những kinhnghiệm khi thấy các bạn chưa chú ý nhiều đến các trò chơi nhỏ để chuyển tiếp giữacác hoạt động, hoặc khá cứng nhắc khi chủ yếu là cho trẻ đọc thơ, hát vận động

nhẹ để chuyển tiếp.Cùng với trọng tâm giáo dục lồng ghép phát triển vận động cho trẻ và giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cũng rất cần áp dụng những trò chơi vận động

vào các hoạt động giáo dục

Là một giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp chồi1 tôi luôn xác định cho mình làm thế nào để trẻ tiếp thu được tối đa các kiến thức mà giáo viên muốn truyền đạt tới trẻ một cách có hiệu quả

Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi đã sưu tầm và biên soạn các trò chơichuyển tiếp nhằm phát triển vận động cho trẻ, giúp thu hút trẻ vào các hoạt độnghọc tập không bị nhàm chán, phát huy tốt nhất hiệu quả các bài tập, bài học màgiáo viên muốn truyền đạt đến trẻ

Đó là lý do mà ngay từ đầu năm tôi đã quyết tâm đi sâu vào nghiên cứu đề tài

“Một vài biện pháp ứng dụng trò chơi chuyển tiếp trong các hoạt động cho trẻ lớp chồi 1”

Trang 3

PHẦN II : NỘI DUNG

1 Thực trạng:

Trường mầm non Hoa Cúc 5 thực hiện tốt các chuyên đề trọng tâm ,nhất là

chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong

trường mầm non.Do đó đầu năm học tất cả cán bộ- giáo viên – nhân viên trong

trường đã được học tập và cũng cố chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục

phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” thông qua các hoạt động,

qua việc học bồi dưỡng thường xuyên, qua các tiết thao giảng, dự giờ… Tôithấy rất ít trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động vì theo thói quen thường sử dụngcác bài hát, bài thơ, đồng dao để chuyển tiếp các hoạt động

Nguyên nhân dẫn đến kết quả đó là do cô chưa thực sự nghiên cứu tìmtòi,sưu tầm các trò chơi chuyển tiếp nhằm phát triển vận động cho trẻ, giúp thu húttrẻ vào các hoạt động học tập không bị nhàm chán, phát huy tốt nhất hiệu quả cácbài tập, bài học mà giáo viên muốn truyền đạt đến trẻ

Nếu giáo viên thường theo thói quen sử dụng các bài hát, bài thơ, đồng dao

để chuyển tiếp các hoạt động,thì trong bài kinh nghiệm này sẽ giúp giáo viên cóthêm những biện pháp ứng dụng trò chơi chuyển tiếp nhẹ nhàng, sinh động, vui

vẻ ,gây chú ý ,hứng thú cho trẻ thay cho những biện pháp cũ vào chuyển tiếp cáchoạt động cho trẻ

Ngay từ đầu năm học 2017 – 2018,tôi được nhận công tác nuôi dạy trẻ lớp chồi 1.Với tổng số học sinh là 39 cháu, trong đó có 19 nữ và 20 nam

Mặc dù trẻ trong lớp tôi phụ trách đã có hơn nửa lớp được học qua chươngtrình lớp Mầm, nhưng qua các tiết học tôi nhận thấy trẻ trong lớp chưa hứng thútham gia vào hoạt động Chính vì vậy Tôi quyết tâm áp dụng một vài biện phápứng dụng trò chơi chuyển tiếp trong các hoạt động để gây hứng thú cho trẻ thamgia vào các hoạt động

Trong quá trình thực hiện các biện pháp bản thân Tôi có được một số thuậnlợi và cũng gặp không ít những khó khăn sau:

Trang 3

Trang 4

2 Những thuận lợi và khó khăn:

a/Thuận lợi:

-Được Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục

vụ cho hoạt động đầy đủ, phòng học có diện tích rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng

- Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của con em mình,sẵn sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng

-Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn làm đồdùng phục vụ giảng dạy

- Chị em trong tổ khối cùng hỗ trợ để thực hiện kế hoạch

b/Khó khăn:

- Lớp đa số các cháu chưa chủ động tham gia vào các hoạt động.Trẻ thường

nhàm chán, thụ động chưa có hứng thú khi bước sang hoạt động mới

- Một số trẻ trong lớp ít khi chú ý trong các hoạt động như cháu: Phúc, GiaBảo,Minh Anh , Nguyễn Nhân,Hồng Ánh,…

-Từ những thuận lợi khó khăn vừa nêu trên, là một giáo viên đứng lớp bảnthân tôi rất băn khoăn lo lắng và suy nghĩ,tìm ra những biện pháp để trẻ được hoạtđộng một cách tích cực hơn, và nhằm giúp trẻ học tốt hơn

Trang 5

PHẦN III : BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Ví dụ: Đề tài “xác định vị trí trên dưới, trước sau của trẻ trong không gian”

- Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức về vị trí trên dưới, trước sau của trẻ trongkhông gian

Trò chơi chuyển tiếp : Bàn tay của bé

Đặt bàn tay xuống đất ( ngồi xuống vỗ nhẹ hai bàn tay xuống sàn nhà)

Đưa bàn tay lên cao ( đứng lên đưa hai tay cao qua đầu)

Đưa bàn tay ra trước (đứng đưa hai tay ra phía trước)

Đưa bàn tay ra sau(đứng đưa hai tay ra phía sau)

Phủi Phủi phủi cho đừng dơ áo quần ( hai tay phủi phủi vào nhau)

Nhanh nhanh nhanh đôi tay này sạch quá ( lắc xoay hai tay)

Giơ hai tay lên trời ta đón chào ban mai( đưa tay cao bật nhảy tại chỗ vẫy tay)

- Hoạt động 2 : củng cố ôn luyện

Từ trò chơi giáo viên có thể hỏi trẻ những vị trí nào mà bàn tay trẻ vừađưa ra rồi giáo viên giải thích thêm về những vị trí của đồ vật so với vị trí đứngcủa trẻ trong không gian qua hoạt động ôn luyện củng cố

Ngoài ra , kinh nghiệm tổ chức đề tài này tôi còn tổ chức thêm trò chơidân gian”Lộn cầu vồng” cũng là một trò chơi nhẹ giúp chuyển tiếp hoạt động mộtcách nhẹ nhàng đồng thời củng cố kiến thức về vị trí trong không gian Khi trẻ

Trang 5

Trang 6

quay mặt vào nhau vị trí trên dưới không thay đổi nhưng phía trước và sau của trè

sẽ khác so với khi trẻ lộn qua quay lưng vào bạn.

b)Trò chơi chuyển tiếp giúp giáo viên thu hút và ổn định các cháu dễ dàng hơn.

Khi chuẩn bị vào một hoạt động học tập nào đó mà cô giáo sử dụng trò chơithì trẻ sẽ chú ý đến cô hơn, và cũng chú ý tới bài giảng hơn

Ví dụ:

- Để ổn định trẻ trước khi học giáo viên tổ chức cho trẻ chơi Trò chơi “Con

muỗi”.Trước tiên muốn cho trẻ chú ý, giáo viên hỏi:

+“ Các bạn ơi! Tay đẹp các bạn đâu?” Trẻ sẽ nói “Tayđẹp đây tay đẹp đây!”

+ “ Hai ngón tay đẹp chụm lại giả làm con muỗi cùng chơi tròchơi với cô nha!” Trẻ sẽ thực hiện theo cô và chơi trò chơi

+ Tổ chức cho trẻ chơi

Có con muỗi vo ve vo ve ( chụm hai ngón tay giả làm muỗi đưa tay qua lại)Chích cái tay, chích cái đùi( tay giả muỗi đụng vào cánh tay, đùi)

Rồi bay đi xa (tay giả làm muỗi đưa qua lại)

Úi chà, úi chà ( vai nhún lên xuống)

Có con muỗi vo ve vo ve (chụm hai ngón tay giả làm muỗi đưa tay qua lại)

Em lấy tay em đập cái bốp( Hai tay vỗ vào nhau)

Mũi xẹp lép như con tép he he he( Đưa hai tay kẹp mũi)

- Sau khi chơi cô cho trẻ vào hoạt động 1 mà không cần phải hát hay đọcthơ hay lắc trống để trẻ tập trung vào hoạt động.Qua trò chơi trẻ được hoạt độngđược vui chơi nên trẻ sẽ dễ dàng bước vào học một cách thoải mái hơn

c)Trò chơi chuyển tiếp giúp cô giáo gần gũi với trẻ, đồng thời tạo mối quan hệ giữa trẻ và bạn

Khi chơi cô hóa thân cùng trẻ, chơi cùng trẻ, hòa mình vào trò chơi nên trẻ sẽxem cô như một người bạn thân thiết Đồng thời khi chơi trẻ cũng được giao lưucùng các bạn trong lớp tạo mối quan hệ thân thiết hơn

Trang 7

d)Trò chơi chuyển tiếp giúp trẻ luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Trò chơi chuyển tiếp còn giúp trẻ rèn luyện cách phát âm ,ngôn ngữ cho trẻ,khi trẻ đọc những câu trong trò chơi yêu cầu trẻ phải đọc thật chính xác kèm theohành động và biểu cảm khuôn mặt , luyến láy giọng sao cho hay để trò chơi thêmhấp dẫn

e)Trò chơi chuyển tiếp giúp trẻ ôn lại một số kinh nghiệm về các sự vật hiện tượng xung quanh mình

Ví dụ : Trong hoạt động Làm quen Môi trường xung quanh đề tài : “ Các con

vật nuôi trong gia đình” mở đầu hoạt động hoặc trước khi cung cấp kiến thức vềcon vật cho trẻ ta có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi”Con thỏ, con mèo”

Con thỏ gật gật là con thỏ gật gật (hai bàn tay đưa lên đầu giả làm tai thỏ vẫyvẫy)

Thỏ đi vào rừng là thỏ đi vào rừng( bật nhảy lên trước giống thỏ)

Thỏ tìm củ cà rốt( đứng quay đầu qua lại giả vờ tìm)

Thỏ nhai nhai nhai( đưa hai tay lên miệng giả cầm cà rốt nhai )

Mèo kêu meo meo là mèo kêu meo meo( hai tay vuốt râu mèo)

Mèo rình bắt chuột là mèo rình bắt chuột( Hai tay cong ngón giả làm móngvuốt mèo đi dậm chân tìm chuột)

Chuột sợ quá chuột chạy đi(Giả chạy đi)

Ở trò chơi này ta vừa cung cấp cho trẻ kiến thức về đặc điểm đặc trưng củathỏ là lỗ tai dài, cách di chuyển của thỏ là bật nhảy và thức ăn thỏ thích nhất là càrốt Còn mèo đặc điểm là tiếng kêu meo meo, hay rình bắt chuột Sau khi chơi tròchơi ta có thể cho trẻ tự nói về đặc điểm của thỏ và mèo rồi cung cấp thêm kiếnthức khác cho trẻ một cách nhanh chóng hơn

2 Trò chơi chuyển tiếp giữa các hoạt động

-Khi chuyển tiếp từ hoạt động học sang hoạt động góc, hoạt động ngoài trời ta

có thể tổ chức một số trò chơi chuyển tiếp để thu hút trẻ tới gần cô, nghe cô hướngdẫn chơi góc, hay hoạt động ngoài trời

Ví dụ: trò chơi “con muỗi” hay trò chơi “cái ca”,

Trang 7

Trang 8

Con có cái ca (nắm 1 bàn tay đưa ra phía trước)

Cô cắt quả cà (2 bàn tay xòe ra và đánh lên đánh xuống)

Con cầm cái ca (2 tay nắm lại)

Cùng cười ha ha (Trẻ đọc và cười)

- Khi dẫn trẻ xuống sân dạo chơi tổ chức trò chơi cho trẻ có thể vừa đi dạovừa chơi những trò chơi nhẹ liên quan đến tay

Ví dụ : trò chơi “con thỏ, con mèo”, “Hai bàn tay”, “cô giáo”

Con thỏ gật gật là con thỏ gật gật (hai bàn tay đưa lên đầu giả làm tai thỏ vẫyvẫy)

Thỏ đi vào rừng là thỏ đi vào rừng( bật nhảy lên trước giống thỏ)

Thỏ tìm củ cà rốt( đứng quay đầu qua lại giả vờ tìm)

Thỏ nhai nhai nhai( đưa hai tay lên miệng giả cầm cà rốt nhai )

Mèo kêu meo meo là mèo kêu meo meo( hai tay vuốt râu mèo)

Mèo rình bắt chuột là mèo rình bắt chuột( Hai tay cong ngón giả làm móngvuốt mèo đi dậm chân tìm chuột)

Chuột sợ quá chuột chạy đi(Giả chạy đi)

Hai bàn tay

Bàn tay nắm lại – 2lần (lần lượt nắm từng bàn tay đưa lên trước ngực)

Đập bàn tay nhé (vỗ tay)

Bàn tay nắm lại -2lần (lần lượt nắm từng bàn tay đưa ngang vai)

Lắc chúng xoay đi nào (hai tay ngang vai và xoay tròn bàn tay)

Cô giáo

Cô giáo em

Là lá la (2 tay vỗ vào vai)

Cô hay cười (2 tay chỉ lên miệng)

Đầu rung rung (lắc đầu rung rung)

3 Hướng dẫn trò chơi chuyển tiếp mọi lúc mọi nơi:

- Vì tính chất của các trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ, tạo tâm lý thoải mái nên việchọc thuộc các câu, động tác của trò chơi đối với trẻ sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn

so với việc học kiến thức Do đó dù là hoạt động nào( đón trẻ, trả trẻ,sinh hoạt

Trang 9

chiều), ở đâu như trong lớp, ngoài sân trường bất cứ khi nào không có hoạt độnghọc chúng ta đều có thể dạy trò chơi mới cho trẻ tùy theo từng chủ đề.

Ví dụ : Trong giờ đón trẻ trong khi chờ đợi các bạn đến đầy đủ thì giáo viên

cũng có thể dạy cho trẻ những trò chơi để chuẩn bị cho hoạt động ngày hôm đó hayngày hôm sau…

Thứ ba có hoạt động toán số lượng 7: Cô dạy trẻ biết cách chơi tròchơi :”chú thỏ con”

Trò chơi Chú thỏ con:

7 chú thỏ con mà tôi được biết(đưa 7 ngón tay phía trước và lắc qua lắc lại)Thỏ nhảy qua bên phải(đưa 2 tay lên lại làm tai thỏ và nhảy qua phải)

Thỏ nhảy qua bên trái (đưa 2 tay lên lại làm tai thỏ và nhảy qua phải)

Thỏ nhặt quả rụng là thỏ nhặt quả rụng ( 1 tay chống hông làm giỏ, tay còn lạilàm động tác bỏ quả vào giỏ)

Thỏ rung cây quả rụng(đọc 2 lần)(2 tay đưa lên cao làm động tác rung cây)Nhiều quả thỏ thích quá(đọc 2 lần) ( trẻ vỗ tay) (có thể thay số lượng cho phùhợp đề tài)

trong giờ đón trẻ để trẻ ôn lại kiến thức về số lượng tứ 5-6 và để khi vào hoạtđộng về số lượng 7 trẻ sẽ nhanh tiếp thu hơn

PHẦN IV : KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Qua việc ứng dụng những trò chơi chuyển tiếp vào các hoạt động ở lớp tôinhận thấy các cháu tích cực tham gia vào các hoạt động hơn hẳn Trẻ ít bị nhàmchán hơn khi học những hoạt động tĩnh vì sau đó trẻ được tham gia vào các tròchơi thu hút trẻ học tiếp Nhờ đó mà các kiến thức cung cấp trong các hoạt độngđược trẻ tiếp thu đầy đủ, trẻ hiểu biết , nhớ bài lâu hơn, chủ động tham gia tích cựchơn không còn tình trạng trẻ lơ là học tập, không chú ý cô, mà trẻ đã chủ độngtham gia vào hoạt động một cách nhẹ nhàng ,thoải mái Qua đó tạo sự gần gũi giữa

cô và trẻ

Như Phúc, Gia Bảo,Minh Anh , Nguyễn Nhân,Hồng Ánh,…đầu năm vào lớpcác cháu trong giờ học rất ít khi chú ý, tuy các cháu học rất nhanh nhưng do khôngchú ý nên có 1 khoảng thời gian đầu các cháu học không bằng các bạn trong lớp

Trang 9

Trang 10

Nhưng sau một thời gian tôi tổ chức thường xuyên những trò chơi chuyển tiếp thìcác cháu đã chú ý cô và tiếp thu bài nhanh hơn Vì thế kết quả học tập của các cháu

có sự tiến bộ rõ ràng

PHẦN V : BÀI HỌC KINH NGHIỆM

- Thường xuyên sưu tầm, sáng tạo thêm nhiều trò chơi mới lạ, hấp dẫn trẻ để

trẻ được tham gia một cách tích cực vào các hoạt động tránh nhàm chán, cứng nhắckhi chuyển tiếp giữa các hoạt động

- Khuyến khích trẻ tự tổ chức chơi nhóm trong giờ sinh hoạt chiều, hay giờđón ,trả trẻ, giờ chơi tự do để rèn thêm kỹ năng trong trò chơi

- Ứng dụng một cách có hiệu quả trò chơi vào hoạt động nhằm củng cố, ônluyện hay cung cấp kiến thức, trong nhiều hoạt động Có thể thay đổi hình thức,thêm, bớt câu từ trong trò chơi để tạo ra trò chơi mới phù hợp chủ đề, đề tài giảngdạy

- Trao đổi thông tin với các bạn đồng nghiệp về các trò chơi mới nhằm bổsung thêm các trò chơi mới cho lớp

Hoa Cúc 5, Ngày 07/03/2018

Người viết

Dương Thị Thủy

Trang 11

Hình minh họa một số trò chơi

Trang 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách hướng dẫn : Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non ( Mẫu giáo bé 4- 5 tuổi)

- Trên mạng Internet

- Tự sáng tác

Trang 17

Trang 18

PHỤ LỤC Một vài trò chơi chuyển tiếp ở một số chủ đề

I.Chủ điểm trường lớp

Tập cho trẻ đọc thuộc lời của trò chơi

Tập các động tác minh họa và cho trẻ vận động kết hợp với lời của trò chơi

1.Trò chơi: Cái ca

Con có cái ca (nắm 1 bàn tay đưa ra phía trước)

Cô cắt quả cà (2 bàn tay xòe ra và đánh lên đánh xuống)

Con cầm cái ca (2 tay nắm lại)

Cùng cười ha ha (Trẻ đọc và cười)

2.Trò chơi: Em vẽ

Em thích vẽ (1 cánh tay đưa lên như đang cầm cọ)

Vẽ ngôi trường (làm như đang vẽ)

Có bạn em (chỉ sang một bạn bên cạnh)

Cùng hát múa (rung 2 tay như đang múa)

Ngày đăng: 12/06/2018, 08:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w