1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề về quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp

79 216 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Vì thế, việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động tronghoạt động sản xuất kinh doanh luôn là một vần đề thường xuyên được quan tâm và là vần đề cốt lõi trong hoat động kinh doanh của doanh nghi

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt, doanh nghiệp muốn tồn tại và pháttriển được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một sức mạnh về tài chính cụ thể làvốn

Vốn là biểu hiện vật chất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinhdoanh, trong việc mở rộng quy mô về chiều sâu và chiều rộng của mỗi doanhnghiệp Vì thế doanh nghiệp phải luôn đảm bảo vốn cho hoạt động của mình,không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó doanh nghiệp mới có thể tănglợi nhuận, tăng thu nhập để tồn tại và phát triển

Sản phẩm công nghệ là một thị trường luôn phát triển và thay đổi thườngxuyên, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này phải luôn có sựcập nhật về sản phẩm cũng như công nghệ tiên tiến nhất để phục vụ các yêu cầu củakhách hàng Vốn lưu động là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp trong lĩnh vực này Vì thế, việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động tronghoạt động sản xuất kinh doanh luôn là một vần đề thường xuyên được quan tâm và

là vần đề cốt lõi trong hoat động kinh doanh của doanh nghiệp

Công ty cổ phần ACC-244 là một đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vựccông nghệ, công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu độngsao cho hiệu quả và đã gặt hái được một số thành tựu nhất định Bên cạnh đó, Công

ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưuđộng Do vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả vốn lưu độngnói riêng là mục tiêu phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp, qua đó sẽ tạo lợi thế cạnhtranh lớn, cũng như nâng cao uy tín cho bản thân doanh nghiệp trên thị trường trongnước, tạo thế và lực để vươn ra khu vực của thế giới

Xuất phát từ thực tế nêu trên, qua gần ba tháng thực tập tại Công ty cổ phầnACC-244,dưới sự hướng dẫn và giúp đõ tận tình của cô giáo “TS Nguyễn ThịThanh Hoài:, các cô chú anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty, em đãtừng bước làm quyen với thực tế,vận dụng lý luận vào thực tiễn của công ty Em đã

mạnh dạn chọn đề tài:“Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại

Công ty cổ phần ACC-244" làm mục đích và nội dung nghiên cứu cho chuyên đề

tốt nghiệp của mình

Trang 2

Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, nội dung chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1 : Lý luận chung về quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp

Chương 2 : Thực trạng công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tạiCông ty cổ phần ACC-244

Chương 3 : Một số giải pháp tài chính chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần ACC-244

Do trình độ lý luận ,nắm bắt thực tế và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạnchế nên kết quả nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong được sự quantâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị phòng tài chính kếtoán Công ty cổ phần ACC-244 và bạn bè để bài viết của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Phạm Thị Thơ

Trang 3

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH

NGHIỆP 1.1 Tổng quan chung về vốn lưu động.

1.1.1 Khái niệm vốn lưu động.

Vốn là yếu tố tiền đề của mọi quá trình đầu tư do vậy quản trị và sử dụng vốnhay tài sản trở thành một nội dung quan trọng của quản lý tài chính Mục đích quantrọng nhất của quản lý và sử dụng vốn là đảm bảo quá trình sản suất kinh doanhđược tiến hành bình thường và hiệu quả kinh tế cao nhất

Vốn là phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với nền sản xuấthàng hóa.Vốn là tiền nhưng tiền chưa hẳn là vốn Tiền trở thành vốn khi nó hoạtđộng trong lĩnh vực sản xuất lưu thông

Khái niệm vốn sản xuất trong doanh nghiệp được hiểu là biểu hiện bằng tiềncủa toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằmmục đích sinh lời

Vốn sản xuất được chia thành hai bộ phận đó là vốn cố định và vốn lưu động

Tỷ trọng của hai loại vốn này tùy thuộc vào độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độtrang thiết bị kỹ thuật, trình độ quản lý và quan hệ cung cầu hàng hóa

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài vốn cố định các doanh ngiệp cònphải sử dụng vốn tiền tệ để mua sắm các đối tượng dùng vào sản xuất Ngoài số vốndùng trong phạm vì sản xuất doanh nghiệp còn cần một số vốn trong phạm vi lưuthông Đó là vốn nằm ở khâu sản phẩm chưa tiêu thụ, tiền để chuẩn bị mua sắmthiết bị lao đọng mới ra và trả lương cho công nhân viên trong doanh nghiệp… Như vậy, vốn lưu đọng của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản lưu động

và vốn trong lưu thông

Vốn lưu động thể hiện dưới hai hình thức:

•Hiện vật gồm : nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm

•Gía trị: là biểu hiện bằng tiền, giá trị củ nguyên vật liệu bán thành phẩm,thành phẩm và giá trị tăng thêm của việc sử dụng lao động trong quá trình sản xuátnhững chi phí bằng tiền trong quá trình lưu thông

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động của doanh nghiệp thườngxuyên thay đổi từ hình thái vật chất này sang hình thái vật chất khác:

Tiền – dự trữ sản xuất – vốn trong sản xuất – thành phẩm – tiền.

Do hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, xen kẽ nhau, chu kỳ nàychưa kết thúc đã bắt đầu chu kỳ sau, nên vốn lưu động của doanh nghiệp luôn luôn

Trang 4

tồn tại trong tất cả các hình thái vật chất để thực hiện mục đích cuối cùng của sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm.

Qúa trình tiêu thụ bao gồm quá trình xuất trình sản xuất và thu tiền Hai quátrình này không phải lúc nào cũng tiến hành cùng một lúc.Bên cạnh đó các chứng từthanh toán giữa hai bên còn phải thông qua ngân hàng, bưu điện… Chỉ khi nào bênbán thu được tiền hay có giấy báo đã thu được tiền của ngân hàng thì quá trình sảnxuất và tiêu thụ đó mới được hoàn thành Đến đây vốn lưu động mới thực hiện đượcmột vòng chu chuyển của mình

1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động.

VLĐ không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinhdoanh( khâu dự trữ , khâu sản xuất, khâu lưu thông), quá trình này diễn ra liên tụcthường xuyên lặp đi lặp lại theo chu kỳ Qua mỗi giai đoạn,VLĐ thay đổi hình tháibiểu hiện từ hình thái vốn tiền tệ chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng dự trữ vàvốn sản xuất , rồi cuối cùng trở về hình thái vốn tiền tệ Sau mỗi kỳ SXKD,VLĐhoàn thành 1 vòng chu chuyển

Trong quá trình tham gia vào hoạt động SXKD, VLĐ chuyển toàn bộ giá trị 1lần và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghệp tiêu thụ sản phẩm,thu được tiềnbán hàng Như vậy, VLĐ hoàn thành 1 vòng tuần hoàn sau chu kỳ SXKD

1.1.3 Phân loại vốn lưu động.

Để quản lý sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốnlưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau Thông thường có nhữngcách phân loại sau:

1.1.3.1 Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyênvật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất : bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dởdang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm,vốn bằng tiền ( kể cả vàng, bạc, đá quý), các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứngkhoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…), các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắnhạn, các khoản vốn trong thanh toán ( các khoản phải thu, các khoản tạm ứng…)

Trang 5

Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trongtừng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấuvốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.

1.1.3.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện:

- Vốn vật tư hàng hoá: bao gồm giá trị các loại nguyên vật liệu, thành phẩm.bán thành phẩm, sản phẩm dở dang…

- Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửingân hàng, các khoản vốn trong thanh toán

Cách phân loại này giúp các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dựtrữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

1.1.3.3 Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn:

- Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng, phân phối và định đoạt Tuỳtheo loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu được hình thành từ những nguồnkhác nhau: nguồn đóng góp ban đầu và bổ sung của các nhà đầu tư, vốn từ ngânsách Nhà nước, nguồn đóng góp bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh…

- Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay cácngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác Doanh nghiệp chỉ có quyền

sử dụng trong một thời gian nhất định

Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp đượchình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ Từ đó có cácquyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo

an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.1.3.4 Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn

Có thể chia VLĐ của doanh nghiệp thành vốn thường xuyên và vốn tạm thời

- VLĐ thường xuyên: Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thườngxuyên liên tục cần phải có một lượng tài sản lưu động nhất định trong giai đoạn chu

kỳ kinh doanh như: Các khoản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thànhphẩm và nợ phải thu của khách hàng Do đó, những tài sản lưu động được gọi làTSLĐ thường xuyên, ứng với những khối lượng TSLĐ này là VLĐ thường xuyên.VLĐ thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính ổn định và dài hạn để hình

Trang 6

Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn

TSCĐ TSCĐ luỹ kế

VLĐ thường xuyên cho phép doanh nghiệp chủđộng trong kinh doanh, quátrình sản xuất kinh doanh bình thường, liên tục, mỗi doanh nghiệp cần có lượng vốnthường xuyên cần thiết Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải có chính sách tạolập VLĐ thường xuyên để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quảcao

- VLĐ tạm thời: Là vốn ứng với TSLĐ hình thành không có tính chất thườngxuyên Vốn này có tính chất ngắn hạn ( nhỏ hơn 1 năm) đểđáp ứng cho nhu cầu vốn

có tính chất tạm thời bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Vốn này gồm có: Các khoản vay ngắn hạn, khoản nợ ngắn hạn, nợphải trả cho người bán, các khoản phải nộp cho Nhà nước, phải trả, phải nộp khác…Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu VLĐ từng tháng cóthể lớn hơn hoặc nhỏ hơn khả năng cung ứng VLĐ thường xuyên Do vậy, để khắcphục tình trạng này doanh nghiệp cần huy động và sử dụng vốn tạm thời trongtrường hợp thiếu vốn, đầu tư hợp lý vốn thừa nếu có

VLĐ và TSLĐ của doanh nghiệp được xác định như sau:

VLĐ của = VLĐ thường xuyên + VLĐ tạm thời

doanh nghiệp

Hoặc:

TSLĐ = VLĐ thường xuyên + VLĐ tạm thời

Trang 7

Như vậy, doanh nghiệp căn cứ nhu cầu VLĐ trong từng khâu, khả năng đápứng VLĐ của nguồn vốn chủ sở hữu để tổ chức khai thác và sử dụng các khoản nợdài hạn và ngắn hạn hợp lý, đáp ứng nhu cầu VLĐ giúp doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh có hiệu quả.

Cách phân loại này giúp DN xem xét việc huy động các nguồn VLĐ một cáchphù hợp với thời gian sử dụng, là cơ sở lập kế hoạch tài chính trong tương lai vềviệc tổ chức , huy động nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ

Ngoài ra còn một số cách phân loại khác như: Phân loại theo nguồn hình

thành ( nguồn vốn điều lệ, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, liên kết,nguồn vốn đi vay, nguồn vốn huy động từ thị trường vốn), phân loại theo phạm vihuy động vốn ( nguồn vốn bên trong doanh nghiệp, nguồn vốn bên ngoài doanhnghiệp)

1.1.4 Vai trò vốn lưu động.

VLĐ có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, VLĐ là một bộ phận trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh, để tiếnhành hoạt động sản xuất kinh doanh nhất thiết phải có VLĐ

Nếu VLĐ không được cung cấp đầy đủ và kịp thời sẽ dẫn đến gián đoạn trongquá trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng đó là lợi nhuận.Quy mô của VLĐ cũng thể hiện quy mô của TSLĐ, vốn càng lớn chứng tỏ doanhnghiệp có lượng TSLĐ lớn Thông qua quy mô VLĐ có thể đánh giáđược quy môsản xuất can doanh nghiệp

Việc sử dụng TSLĐ tiết kiệm hay lãng phíđược thể hiện thông qua vòng quayVLĐ Vòng quay càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả và tiết kiệmVLĐ và ngược lại

Như vậy có thể nói VLĐ là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuấtkinh doanh Sử dụng VLĐ có hiệu quả cũng là mục đích của tất cả các doanhnghiệp

1.2 Nội dung quản lý, sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.

1.2.1 Nhu cầu VLĐ trong doanh nghiệp.

1.2.1.1 Sự cần thiết phải xác định nhu cầu vốn lưu động.

Trang 8

Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên , cần thiết để đảm bảo hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục tiets kiệm, cóhiệu quả là vấn đề cấp thiết đối với mọi nhà quản lý Trong cơ chế thị trường hiệnnay khi mọi nhu cầu về VLĐ của hầu hết các doanh nghiệp đều phải tự tài trợ thìđiều này càng có ý nghĩa quan trọng vì:

- Tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, nâng caohiệu quả sử dụng VLĐ

- Đáp ứng nhu cầu SXKD của DN được bình thường, liên tục

- Không gây sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh của DN

Nhu cầu VLĐ của DN không phải là một đại lượng ccos định mà nó chịu sựtác động của nhiều nhân tố:

- Quy mô sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ

- Sự biến động về giá cả các loại vật tư, hàng hóa mà DN sử dụng trong sản xuất

- Trình độ tổ chức quản lý sử dụng VLĐ của DN trong quá trình dự trữ sản xuất,sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Đối với mỗi doanh nghiệp ngoài việc phân loại VLĐ để quản lý, còn phải xácđịnh nhu cầu VLĐ hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanh không thừa, không thiếuvốn

Nhu cầu VLĐ = Mức dự trữ + Khoản phải thu - Khoản phải trả

hàng tồn kho từ khách hàng người cung cấp

Trong doanh nghiệp nhu cầu VLĐ được chia làm 2 loại : Nhu cầu VLĐthường xuyên và nhu cầu VLĐ tạm thời

1.2.1.2 Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ:

Để xác định nhu cầu VLĐ cần thiết doanh nghiệp có thể sử dụng các phươngpháp khác nhau Tuỳ theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp có thể lựa chọnphương pháp thích hợp Có 2 phương pháp chủ yếu: phương pháp trực tiếp vàphương pháp gián tiếp

Phương pháp trực tiếp:

Nội dung của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tốảnh hưởng trực tiếpđến lượng vốn của doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhu cầu thường xuyên.Việc xác định nhu cầu vốn theo phương pháp này được xác định theo trình tự sau:

Trang 9

- Xác định hàng tồn kho cần thiết.

- Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp chokhách hàng

- Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp

- Tổng hợp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

Phương pháp này có ưu điểm là tính chính xác rất cao vì xác định nhu cầu chotừng loại vốn, nhưng cũng có nhược điểm là việc tính toán rất phức tạp, mất nhiềuthời gian do phải tính nhu cầu từng loại vốn vì thế phương pháp này thường ít được

Vnc : Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

M : Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày của loại vốn được tính toán

N : Số ngày dự trữ và bảo hiểm của loại vốn được tính toán

i : Số khâu kinh doanh ( i = 1, k)

j : Loại vốn sử dụng ( j = 1, n)

Phương pháp gián tiếp:

Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào kết quả thống kê về VLĐ bìnhquân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăngtốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệpnăm kế hoạch Với phương pháp này thì độ chính xác không cao, chịu nhiều ảnhhưởng của nhân tố không hợp lý

Công thức tính như sau:

Vnc = VLĐ0× M1× ( 1+ t )

Mo

Trong đó:

Trang 10

Vnc : Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch.

M1 , M0 : Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo

VLĐ0 : Số dư bình quân VLĐ năm báo cáo

t : Tỷ lệ giảm hoặc tăng VLĐ năm kế hoạch

K1- K0

t = × 100

K0

Trong đó:

K1, K0: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, năm báo cáo

Trên thực tế để ước đoán nhanh nhu cầu VLĐ năm kế hoạch các doanh nghiệpthường sử dụng phương pháp tính toán căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và sốvòng quay VLĐ dự tính năm kế hoạch Phương pháp tính như sau:

- Ưu điểm của phương pháp: tương đối đơn giản,giúp DN ước tính đượcnhanh chóng nhu cầu VLĐ năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp

- Nhược điểm của phương pháp: kết quả xác định có thể không phù hợp vớitình hình thực tế của doanh nghiệp nếu có những thay đổi ngoài dự kiến

Trang 11

1.2.2 Quản trị vốn bằng tiền.

Vốn bằng tiền trong DN bao gồm tiền maự tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiềnđang chuyển, các chứng khoán có khả năng thanh toán cao.nhà quản trị nắm phầnlớn các hoạt động tài chính của DN, qua đó xây dựng kế hoạch dự trữ vốn bằng tiềnhợp lý cho các hoạt động chi tiêu của DN

Tiền mặt tại quỹ là bộ phận quan trong cấu thành vốn bằng tiền của DN.Nhucầu dự trữ tiền mặt trong các DN thường là để đấp ứng:

- Các giao dịch hàng ngày như mua sắm vật tư hàng hóa, thanh toán cáckhoản chi phí cần thiết, tạo điều kiện cho DN có cơ hội thu được chiết khấu thanhtoán, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của DN

- Nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dựđoán được

- Là động lực “đầu cơ” trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khixuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao

Quy mô vốn tiền măt là kết quả thực hiện nhiều quyết định kinh doanh trongcác thời kỳ trước, song việc quản trị vốn tiền mặ không phải là một công việc thụđộng, nó phải dựa trên quy mô đặc điểm SXKD của DN

Nội dung quản trị vốn tiền mặt trong DN bao gồm:

Trang 12

Qn:Tổng nhu cầu chi tiêu tiền mặt trong năm.

c1:Chi phí cơ hội cho việc lưu giữ tiền mặt( lãi suất chứng khoán ngắn hạn)c2:Chi phí cho mỗi lần giao dịch bán chứng khoán

1.2.2.2 Dự đoán và quản lý các luồng nhập, xuất ngân quỹ.

Dự đoán ngân quỹ là tập hợp các dự kiến về nguồn và sử dụng ngânquỹ.Ngân quỹ hàng năm được lập vừa tổng quát, vừa chi tiết cho từng tháng và từngtuần

Dự toán các luồng ngân quỹ thường bao gồm luồng thu nhập từ kết quả kinhdoanh, luồng đi vay và các luồng tăng vốn khác; trong đó luồng nhập ngân quỹ từkết quả kinh doanh là quan trọng nhất

Dự toán các luồng ngân quỹ thường bao gồm các khoản chi cho hoạt độngkinh doanh như mua sắm tài sản, trả lương, các khoản chi cho hoạt động đầu tư theo

kế hoạch của doanh nghiệp, các khoản chi khoản tiền lại phải chia, nộp thuế và cáckhoản chi khác

Trên cơ sở so sánh các luồng thu nhập và xuất ngân quỹ,DN có thể thấy đượcmức dư hay thâm hụt, từ đó thực hiện các biện pháp cân bằng thu chi ngân quỹ Khiluồng xuất ngân quỹ thì DN có thể tăng tốc độ thu hồi các khoản nợ phải thu, giảmtốc độ xuất ngân quỹ nếu có thể thực hiện được, khéo léo sử dụng các khoản nợtrong quá trình thanh toán, huy động các khoản vay thanh toán của ngân hàng.Ngược lại, khi luồng nhập ngân quỹ lớn hơn luồng xuất ngân quỹ thì DN có thể sửdụng phần dư ngân quỹ để thực hiện các khoản đầu tư trong thời hạn cho phếp đểnâng cao hiệu quả sử dụng số vốn tạm thời nhàn rỗi của mình

1.2.3 Quản trị các khoản phải thu, phải trả.

1.2.3.1 Quản trị các khoản phải thu.

Các khoản phải thu trong DN bao gồm: phải thu của khách hàng tiền trả trướccho người bán, phải thu nội bộ, dự phòng các khoản phải thu khó đòi, các khoảnphải thu khác Tỷ lệ các khoản phải thu trong các DN có thể khác nhau, thôngthường chiếm từ 15% đến 20% trên tổng tài sản

Quy mô các khoản phải thu chịu ảnh hưởng của các nhân tố: khối lượng sảnphẩm hàng hóa dịch vụ bán chịu cho khách hàng,sự thay đổi theo thời vụ của doanh

Trang 13

thu, giới hạn của lượng vốn phải thu hồi,thời hạn bán chịu và chính sách tín dụngcủa mỗi DN.

Trong các năm tài chính, DN xây dựng chiến lược các khoản phải thu phù hợpđặc biệt phải xác định số dư các khoản phải thu hợp lý như sau:

Số dư các khoản phải thu=DT tiêu thụ BQ 1 ngày*Kỳ thu tiền TB

+Kỳ thu tiền bình quân :

+Vòng quay khoản phải thu:

Sau khi so sánh số dư các khoản phải thu hợp lý với tình hình tài chính thực tếcủa DN, nhà quản trị có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để nhanh chóng thuhồi các khoản phải thu, hạn chế phát sinh chi phí không cần thiết như:

- Mở sổ theo dõi các khoản nợ phải thu trong và ngoài DN, thưỡng xuyên đônđốc thu hồi nợ đúng hạn

- Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ để cóbiện pháp xử lý thích hợp: gia hạn nợ, thoă ước xử lý nợ, yêu cầu án…

- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán như lựachọn DN cần xem xét kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã kýkết

- Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, vượt quá thời hạn theohợp đồng thì DN được thu lãi suất tương ứng như lãi suất của ngân hàng

1.2.3.2 Quản trị các khoản phải trả.

Các khoản phải trả là các khoản vốn của DN phải thanh toán cho khách hàngtheo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước hoặc tiềnlương người lao động Việc quản trị các khoản phải trả không chỉ đòi hỏi DN phảithường xuyên duy trì một lượng vốn bằng tiền mặt để đáp ứng yêu cầu thanh toán

mà còn đòi hỏi việc thanh toán các khoản phải trả chính xác, an toàn để nâng cao uytín của DN

Trang 14

Để đáp ứng các yêu cầu trên, DN cần chú trọng các biện pháp:

- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thanh toán với khả năngthanh toán của DN để chủ động đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn

- Lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp, an toàn, hiệu quả nhất đối vớiDN

1.1.4 Quản trị vốn tồn kho dự trữ.

Tồn kho dự trữ của DN là những tài sản mà DN lưu giữ để sản xuất hoặc bán

ra sau này Tài sản tồn kho dự trữ thường được biểu hiện ở 3 dạng sau: nguyên vậtliệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất, các sản phẩm dở dang và bán thành phẩm, các thànhphẩm chờ tiêu thụ

Tùy theo ngành nghề kinh doanh mà tỷ trọng các loại tài sản dự trữ trên cókhác nhau; trong các DN sản xuất tỷ trọng tài sản tồn kho dự trữ ở dạng nguyên vậtliệu , nhiên liệu dự trữ thường có tỷ trọng lớn; song trong các DN thương mại tồnkho chủ yếu là sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ

Mức tồn kho dự trữ của DN chịu ảnh hưởng của các nhân tố, cụ thể:

- Mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thường phụ thuộc vào: quy

mô sản xuất, nhu cầu dự trữ, giá cả từng loại, khả năng sẵn sàng cung ứng của thịtrường, chu kỳ giao hàng của đơn vị cung ứng

- Mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang thường phụ thuộcvào: đặc điểm yêu cầu kỹ thuật công nghệ trong chế tạo, độ dài thời gian chu kỳ sảnxuất, trình độ tổ chức quá trình sản xuất của DN

- Tồn kho dự trữ sản phẩm, thành phẩm thường phụ thuộc vào: sự phối kếthợp khâu sản xuất với khâu tiêu thụ, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với khách hàng,khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ của DN

- Việc quản lý tồn kho dự trữ trong các DN là rất quan trọng không chỉ vì mứctồn kho dự trữ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của DN( thường từ15-30%), mà điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức hợp lý sẽ giúp

DN không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hóa để bán, đồngthời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý VLĐ

Để quản trị vốn tồn kho dự trữ DN có thể áp dụng các Phuong pháp sau:

1.1.4.4 Phương pháp tổng chi phí tối thiểu.

Trang 15

Mục tiêu: tối thiểu hóa các chi phí dự trữ tài sản tòn kho trong điều kiện vẫnđảm bảo cho hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường.

Nội dung: nếu coi việc bán hàng trong năm được thực hiện đều đặn thì việccung cấp nhiên liệu, nguyên vật liệu cho DN trước đó cũng phải diễn ra đều đặn, giả

sử số lượng nhu cầu mỗi lần cung cấp là Q thì mức dự trữ trung bình là Q/2

Việc dự trữ tồn kho sẽ kéo dài theo 2 loại chi phí:

- Chi phí lưu kho: gồm chi phí bảo quản vật tư, hàng hóa dự trữ, chi phí bảohiểm, giảm giá, biến chất, chi phí cơ hội của vốn bị nắm giữ

- Chi phí quá trình thực hiện đơn hàng: gồm chi phí thực hiện, giao dịch, kýkết hợp đồng, chi phí vận chuyển hàng hóa vật tư về DN

Tổng chi phí lưu kho tính như sau:

Trong đó:

F1: Tổng chi phí lưu kho

c1: Chi phí lưu kho đơn vị hàng hóa

Q: Số lượng vật tư hàng hóa mỗi lần nhập kho

Chi phí quá trình thực hiện đơn hàng(F2):

Trong đó:

c2: Chi phí đơn vị cho mỗi lần đặt hàng

Qn:Tổng nhu cầu vật tư hàng hóa trong năm

Tổng chi phí tồn kho dự trữ(F) được xác định bằng cách:

Như vậy, tổng chi phí lưu kho là nhỏ nhất sẽ là:

Trang 16

Số lần nhập nguyên vật liệu tồn kho dự trũ trong năm:

Khoảng cách giữa 2 lần nhập kho là:

Thực tế việc sử dụng tồn kho đối với nhiều DN có thể không đều đặn, thời hạngiao hàng cũng có thể thay đổi Vì vậy khi xác định mức dự trữ tồn kho trung bình,các DN thường tính thêm phần dự trữ bảo hiểm về NVL:

Trong đó:

Qtb: Mức dự trữ tồn kho trung bình

Qbh: Mức dự trữ bảo hiểm

- Ưu điểm của phương pháp: việc tính toán tương đối dễ dàng

- Nhược điểm của phương pháp: dự đoán có thể không chính xác vì dựa vàonhiều giả định

1.1.4.2 Phương pháp tồn kho bằng không.

Phương pháp này còn gọi là phương pháp “Kịp thòi”(Just in times)

Theo đó, các DN có thể giảm chi phí tồn kho dự trữ đến mức tối thiểu(=0) vớiđiều kiện các nhà cung cấp phải cung ứng kịp thời cho DN các loại vật tư hàng hóakhi cần thiết, do đó có thể giảm được chi phí lưu kho cũng như các chi phí thực hiệnhợp đồng

- Ưu điểm của phương pháp: tạo điều kiện cho DN có thể dành ra một khoảnngân quỹ sử dụng cho đầu tư mới

- Nhược điểm của phương pháp: làm tăng chi phí phát sinh từ việc tổ chứcgiao hàng đối với các nhà cung cấp

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trang 17

Muốn thấy được hiệu quả trong quá trình tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ.các

DN cần phải thường xuyên đánh giá, phân tích chính xác tình hình hoạt động sảnxuất kinh doanh.Từ đó, tìm ra những ưu điểm để phát huy, hạn chế những nhượcđiểm tồn tại,đồng thời đề ra các phương hướng, biện pháp đẩy mạnh việc bảo toàn,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo điều kiện cho DN cạnh tranh thắng lợi trên thịtrường

Mỗi DN khác nhau có các hệ số tài chính khác nhau; thậm chí trong một DNxét ở các thời điểm khác nhau thì hệ số tài chính cũng khac nhau Các hệ số tàichính là biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình sử dụng vốn kinh doanh nói riêng vàtình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung trong một thời kỳ nhất định

Để đánh giá hiệu quả sử dụng và quản lý VLĐ của DN, người ta thường sửdụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

1.3.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

Được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển( số vòng quay VLĐ) và

kỳ luân chuyển VLĐ( số ngày một vòng quay VLĐ)

Việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm VLĐđược biểu hiện truớc hết ở tốc độ luânchuyển VLĐ của doanh nghiệp nhanh hay chậm VLĐ luân chuyển càng nhanh thìhiệu quả sử dụng càng cao và ngược lại

Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển (sốvòng quay vốn) và kỳ luân chuyển( số ngày của một vòng quay vốn)

* Số lần luân chuyển VLĐ cho biết trong một thời kỳ VLĐ quay được baonhiêu vòng

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay VLĐ thực hiện trong kỳ nhất định, thường

là 1 năm Chỉ tiêu này càng cao càng tốt

Trang 18

* Kỳ luân chuyển VLĐ ( số ngày 1 vòng quay VLĐ): phản ánh số ngày đểthực hiện một vòng quay VLĐ, kỳ luân chuyển càng cao thì vòng quay VLĐ càngđược rút ngắn

1.3.2 Mức tiết kiệm hay lãng phí VLĐ

Mức tiết kiệm vốn lưu động là số vốn lưu động mà doanh nghiệp tiết kiệmđược trong kỳ kinh doanh, có được do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanhnghiệp tăng tổng mức luân chuyển mà không cần tăng thêm vốn lưu động hoặc tăngvới quy mô không đáng kể

Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn được biểu hiệnbằng hai chỉ tiêu là mức tiết kiêm tuyệt đối và mức tiết kiệm tương đối

- Mức tiết kiệm tuyệt đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp

có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác Nói mộtcách khác với mức luân chuyển vốn không thay đổi(hoặc lớn hơn báo cáo) song dotăng tốc độ luân chuyển nên doanh nghiệp cần số vốn ít hơn Công thức tính nhưsau:

M1

Vtktđ = ( x K1) - VLĐ0 = VLĐ1 – VLĐ0

360

Trong đó:

Vtktđ : Vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối

VLĐ0, VLĐ1: Vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm kế hoạch

Trang 19

M1 : Tổng mức luân chuyển năm kế hoạch

K1 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch

Điều kiện để có VLĐ tiết kiệm tuyệt đối là tổng mức luân chuyển vốn kỳ kếhoạch phải không nhỏ hơn tổng mức luân chuyển vốn kỳ báo cáo và vốn lưu động

kỳ kế hoạch phải nhỏ hơn vốn lưu động kỳ báo cáo

- Mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp

có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăngkhông đáng kể quy mô VLĐ Công thức xác định số VLĐ tiết kiệm tương đối nhưsau:

M1

Vtktgđ = x (K1 – K0)

360

Trong đó:

Vtktgđ: Vốn lưu động tiết kiệm tương đối

M1 : Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch

K0, K1: Kỳ luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch

Điều kiện để có vốn lưu động tiết kiệm tương đối là tổng mức luân chuyểnvốn kỳ kế hoạch phải lớn hơn kỳ báo cáo và VLĐ kỳ kế hoạch phải lớn hơn VLĐ

1.3.4 Tỷ suất lợi nhuận VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VLĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanhtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế Chỉ tiêu này càng caocàng tốt

Trang 20

1.3.4 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động.

Hiệu suất sử dụng VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VLĐ trong tham gia vào quá trình sản xuất kinhdoanh trong kỳ sẽ mang lại cho DN bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thuthuần Chỉ tiêu này càng cao càng tốt

1.3.5 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán.

 Khả năng thanh toán ngắn hạn

Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện rõ nét thông qua khả năng thanhtoán, đó là khả năng mà doanh nghiệp trả được các khoản nợ phải trả khi nợ đếnhạn thanh toán Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có dư khả năngthanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp là bìnhthường hoặc khả quan

 Tỉ suất thanh toán tức thời

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì hiện tại doanh nghiệp cóbao nhiêu đơn vị tiền tệ tài trợ cho nó Nếu chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năngthanh toán nợ của doanh nghiệp là tốt, nếu chỉ tiêu này mà thấp thì khả năng thanhtoán nợ của doanh nghiệp là chưa tốt

Nếu tỷ suất lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán tương đói khả quan.Nếu tỷsuất nhỏ hơn 0.5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ và

do đó có thể phải bán gấp hàng hóa, sản phẩm để trả nợ vì không dư tiền thanh toán

 Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh vốn lưu động trướccác khoản nợ ngắn hạn Trong tài sản lưu động của doanh nghiệp hiện có vật tư

Trang 21

hàng hóa có tính thanh khoản thấp nhất, do đó nó có khả năng thanh toán thấpnhất.Vì vậy khi xác định hệ số thanh toán người ta đã trừ phần hàng tồn kho ra khỏitài sản để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.

1.3.6 Các chỉ tiêu về hệ số hoạt động kinh doanh.

1.3.6.1 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động.

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bình quân trong kỳ tham gia tạo baonhiêu đồng lợi nhuận sau thuế hoặc trước thuế Chỉ tiêu này có thể viết dưới 3 dạngphản ánh mức sinh lời của VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của VLĐ chưa có tác động của thuế thunhập và chưa đề cập đến nguồn hình thành VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của vốn lưu động chưa có sự tác động củathuế thu nhập nhưng đã đề cập đến nguồn tài trợ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao

nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp

Trang 22

1.3.6.4 Hệ số sinh lời của vốn lưu động.

Hệ số sinh lời của vốn lưu động hay còn gọi là mức doanh lời vốn lưu động,phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.Hệ số sinhlời vốn lưu động càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả

1.3.6.5 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt dược một đồng doanhthu, hệ số đảm nhiêm vốn lưu động càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu độngcàng cao và ngược lại

1.3.6.6 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động.

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra được baonhiêu đồng doanh thu thuần Việc tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ giúpdoanh nghiệp giảm được VLĐ cần thiết trong quá trình kinh doanh hoặc mở rộngquy mô kinh doanh trên cơ sở vốn lưu động hiện có

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc tổ chức,quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.

1.4.1 Nhân tố khách quan

- Một là, cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước Khi

Nhà nước có sự thay đổi chính sách về hệ thống pháp luật, thuế, …gây ảnh hưởngkhông nhỏ tới điều kiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tất yếu vốn củadoanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng Nếu các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhànước ban hành tạo được cho doanh nghiệp một môi trường đầu tư thuận lợi và ổnđịnh thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và hiệu quả kinh doanh sẽ cao.Ngược lại, môi trường kinh doanh không thuận lợi sẽ làm cho doanh nghiệp gặpkhó khăn trong kinh doanh Bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ chế quản lý và chính

Trang 23

sách kinh tế của Nhà nước cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hai là, lạm phát Do ảnh hưởng cuả nền kinh tế có lạm phát, sức mua của

đồng tiền bị giảm sút làm VLĐ trong doanh nghiệp bị giảm dần theo tốc độ trượtgiá của tiền tệ

- Ba là, rủi ro Khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường doanh

nghiệp gặp rủi ro bất thường như thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia,thị trường không ổn định…Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro dothiên tai là hoả hoạn, lũ lụt,… cũng có thể gây ra tình trạng mất vốn kinh doanh nóichung và VLĐ nói riêng

- Do cơ cấu đầu tư không hợp lý, đây là nhân tố ảnh hưởng tương đối lớn đếnhiệu quả sử dụng vốn Cơ cấu vốn được xác định không hợp lý sẽ xảy ra tình trạng

ở một bộ phận thì thừa vốn không phát huy hết tác dụng, trong khi đó lại thiếu vốntrầm trọng ở một số khâu khác, từ đó dẫn đến tình hiệu quả sử dụng vốn thấp

- Lựa chọn phương án đầu tư không đúng, không phù hợp với đặc điểm tìnhhình của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất những sản phâm dịch

vụ có chất lượng cao, giá thành hạ và được thị trường chấp thuận thì tất yếu hiệuquả sẽ rất cao Còn ngược lại, chất lượng sản phẩm kém, không phù hợp với yêucầu thị truờng dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

- Do sử dụng vốn lãng phí, nhất là VLĐ trong quá trình mua sắm dự trữ Việcmua các loại vật tư không phù hợp trong quy trình sản xuất, không đúng tiêu chuẩn

Trang 24

chất lượng và kỹ thuật, trong quá trình sử dụng lại không tận dụng hết các phếphẩm, phế liệu,…cũng có tác dụng đến hiệu quả sử dụng VLĐ.

- Do trình độ quản lý của doanh nghiệp còn yếu kém, hoạt động sản xuất kinhdoanh thua lỗ kéo dài làm cho vốn bị thâm hụt sau mỗi chu kỳ sản xuất, dẫn đếnhiệu quả sản xuất kinh doanh giảm

Đó là một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức sử dụng VLĐ của doanhnghiệp Để doanh nghiệp ngày càng tăng trưởng và phát triển đòi hỏi nhà quản trịdoanh nghiệp phải nắm vững các yếu tốt này để từ đó đưa ra các biện pháp tài chínhcần thiết góp phần khai thác và sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất

1.5 Phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp hiện nay.

Nhằm cung ứng đầy đủ kịp thời VLĐ cho hoạt động sản xuất kinh doanh vàkhông ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm cho đồng vốnkhông ngừng sinh sôi nảy nở, các doanh nghiệp có thể sử dụng các giải pháp sau:

- Xác định chính xác nhu cầu VLĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, từđó lập kế hoạch tổ chức huy động vốn đáp ứng cho hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Hạn chế thấp nhất tình trạng thiếu vốn gây giánđoạn sản xuất kinh doanh hoặc phải đi vay vốn ngoài kế hoạch với mức lãi suất cao,làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Nếu thừa vốn cũng phải có biện pháp linhhoạt nhưđầu tư mở rộng sản xuất hoặc cho vay

- Lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp sao cho đáp ứng đủ nhu cầu chosản xuất Tổ chức khai thác triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp, đồng thờitính toán lựa chọn huy động các nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp với mức độ hợp

lý của từng nguồn, nhằm giảm mức thấp nhất chi phí sử dụng vốn

- Lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật ngành.Cần xây dựng tỷ trọng của từng phần một cách hợp lý, đảm bảo đầy đủ vốn cho sảnxuất kinh doanh Cụ thể:

+ Đảm bảo tỷ trọng hợp lý giữa VLĐ và VCĐ trong tổng nguồn vốn củadoanh nghiệp

+ Đảm bảo tính đồng bộ giữa các công đoạn trong quá trình sản xuất

Trang 25

- Quản lý số vốn bằng tiền bằng việc xác định mức tồn quỹ hợp lý và dựđoán, quản lý các nguồn xuất nhập ngân quỹ Động lực của việc dự trữ tiền mặt chocác hoạt động là để doanh nghiệp có thể mua sắm hàng hoá, vật liệu và thanh toánchi phí cần thiết cho các hoạt động bình thường của doanh nghiệp Ngoài sự quản lýlành mạnh VLĐ đòi hỏi duy trì một mức dự trữ tiền mặt khá rộng rãi vì:

+ Doanh nghiệp phải có dự trữ tiền mặt vừa đủ để hưởng chiết khấu muahàng đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp + Vì các tỷ số khả năng thanh toán là các tỷ số căn bản trong lĩnh vực tíndụng, doanh nghiệp cần có các tỷ số trên gần với tiêu chuẩn trung bình của cácdoanh nghiệp cùng ngành, có uy tín cao, doanh nghiệp có thể mua hàng với thời hạnchịu khá lâu và vay ngân hàng một cách dễ dàng

+ Có tiền mặt rộng rãi, doanh nghiệp có thể tận dụng ngay được các cơ hộikinh doanh tốt, và hơn nữa doanh nghiệp phải có VLĐ đủ để ứng phó với cáctrường hợp bất ngờ xảy ra

- Quản lý tốt vốn tồn kho dự trữ: Để làm được điều đó doanh nghiệp phải xácđịnh được chính xác mức dự trữ vật tư hàng hóa hợp lý, đảm bảo đúng chất lượngphục vụ nhu cầu của quá trình sản xuất Muốn vậy, doanh nghiệp phải xác địnhđược mức tiêu hao nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,…để sản xuất một đơn vị sảnphẩm, kết hợp với kế hoạch được lập trong kỳ ( về khối lượng sản phẩm sản xuất,chủng loại, chất lượng,…) dựa trên thực tế sản xuất của doanh nghiệp và nhữngđánh giá về khả năng cung ứng của thị trường

- Quản lý tốt công tác thanh toán và công nợ: Trước tiên, đối với các khoảnphải thu, doanh nghiệp phải xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý vàmức độ nợ phải thu của doanh nghiệp, lập bảng phân tuổi các khoản nợ phải thu củakhách hàng để có những biện pháp cần thiết nhằm thu hồi nợ Ngoài ra doanhnghiệp còn phải chủ động phòng ngừa rủi ro bằng các biện pháp như lập quỹ dựphòng các khoản phải thu khó đòi, mua bảo hiểm Còn đối với các khoản phải trả,doanh nghiệp phải thanh toán các khoản phải trả đúng hạn, cần thường xuyên kiểmtra, đối chiếu các khoản phải trả với khả năng thanh toán của doanh nghiệp để chủđộng đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn, đồng thời cần lựa chọn các hìnhthức thanh toán phù hợp an toàn và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp

Trang 26

- Tăng cường phát huy vai trò cảu tài chính trong quản lý và sử dụng VLĐ,tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn ở các khâu Việc kiểm tra phải áp dụng kỹlưỡng và có hệ thống Đồng thời phải kịp thời có sự điều chỉnh phù hợp, tạo điềukiện cho sự luân chuyển của VLĐ, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả sửdụng VLĐ của doanh nghiệp Trên thực tế, do các doanh nghiệp thuộc những ngànhnghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nên mỗi doanh nghiệp cần căn cứvào các giải pháp chung để từ đó đề ra cho mình những biện pháp riêng cụ thể, cótính khả thi nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệpmình

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN ACC-244 2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần ACC-244.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần ACC-244:

Công ty cổ phần ACC- 244 (ACC-244 Joint stock company):

 Địa chỉ: 164 Lê Trọng Tấn,Phường Khương Mai,Quận ThanhXuân,Thành phố Hà Nội

 Mã số thuế: 0104598666

Trang 27

 Tài khoản: 068 1100 68 8888.Tại NHTMCP Quân đội chi nhánhThăng Long, Hà Nội.

Thực hiện Quyết định số 230/QĐ-QP ngày 16/8/1989 của Bộ Quốc phòng,Bộquốc phòng đã quyết định sáp nhập Xưởng A82 vào trung đoàn 244 và đổi tên thành

Xí nghiệp xây dựng 244 trực thuộc Cục Hậu cần không quân, thực hiện cơ chế hạchtoán toàn phần theo Quyết định 217/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng

Theo Quyết định số 1896/QĐ-QP ngày 27/12/1/1997 của Bộ quốc phòng,Xínghiệp xây dựng 244 được đổi tên thành Công ty xây dựng 244, trực thuộc Tổngcông ty bay dịch vụ Việt Nam

Thực hiện Quyết định 116/2003/QĐ-BQP ngày 09/09/2003 ủa Bộ trưởng Bộquốc phòng,từ ngày 01/01/2004 Xí nghiệp xây dựng 244 là đơn vị trực thuộc công

ty xây dựng Công trình Hàng không (ACC)

Thực hiện Quyết định số 4859/QĐ-BQP ngày 21/12/2009 của Bộ trưởng BộQuốc phòng về việc phê duyệt phương án và chuyển Xí nghiệp xây dựng 244 thuộcCông ty xây dựng công trình hàng không ACC thành Công ty cổ phần ACC-244.Đăng ký kinh doanh số 0104598666 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố HàNội cấp ngày 16 tháng 04 năm 2010

Trong quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần ACC-244(Xí nghiệpxây dựng 244 trước đây) đã có những định hướng đúng đắn,coi trọng xây dựngCông ty vững mạnh toàn diện Đến nay công ty đã có đội ngũ cán bộ chỉ huy, quản

lý, kỹ thuật có kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên, công nhân kỹ thuật giỏi nghiệp vụchuyên môn thành thạo tay nghề Trong những năm vừa qua Công ty đã đạt đượcmột số kết quả đáng kể Nhiều công trình được bộ xây dựng, Công đoàn xây dựng

Trang 28

Việt Nam trao tặng huy chương vàng chất lượng cao công trình sản phẩm xây dựngViệt Nam.

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây

Đơn vị: VN Đ

Trang 29

Chỉ tiêu Mã số Th.Minh Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch

1 Doanh thu BH và CCDV 01 VI.25 275.220.363.314 183.290.694.737 91.929.668.577 50,15

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 VI.26 25.420.000 140.308.119 114.889.119 81,88

3 Doanh thu thuần về BH &CCDV (10=01- 02) 10 VI.27 275.194.943.314 183.150.386.618

5 Lợi nhuận gộp về BH &CCDV (20=10-11) 20 17.607.155.108 11.733.423.044 5.873.732.060 50,06

Trang 30

♦ Bảng phân tích các chỉ tieu tỷ suấtChỉ tiêu Kỳ phân tích

năm 2011(%)

Kỳ gốc năm 2010(%)

Chênh lệch(%)

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty là bộ mặt của Công ty

đó, nó phản ánh thực tế việc kinh doanh của Công ty và đây là một phần không thểthiếu khi nghiên cứu bất kỳ một vấn đề gì của DN

Thông qua việc nghiên cứu bảng số liệu trên ta nhận thấy kết quả kinh doanhnăm 2011 so với năm 2010 đã tăng lên bởi LN Kế toán trước tuế năm 2011 so vớinăm 2010 là 2.261.750.456 tương ứng với tỷ lệ tăng 29,69% Tuy vậy tỷ suất lợinhuận kế toán trước thuế/DTT năm 2011 giảm 0,85% (năm 2011đạt 3,59%,năm

2010 đạt 4,44%).tỷ suất lợi nhuận thuần/DTT năm 2011 giảm 0,79% so với năm2010(năm 2011 đạt 3,58%,năm 2010 đạt 4,37%) Nguyên nhân là do:

- Gía vốn hàng bán là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình sản xuất kinhdoanh của Công ty, nhận tháy giá vốn hàng bán của Công ty tăng 86.170.824.632 đ,trong khi đó tỷ suất GVHB/DTT năm 2011 so với năm 2010 tăng 0,01% (năm 2011đạt 93,60%,năm 2010 đạt 93,59%) việc tăng giá vốn hàng bán nói trên là chưa hợplý

- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 so với năm 2010 tăng3.338.328.774đ Mặt khác tỷ suất chi phí QLDN/DTT năm 2011 đạt 2,77%,năm

Trang 31

2010 đạt 2,50%(tăng 0,27%).Việc tăng chi phí quản lý DN nói trên là chưa hợp lý

vì trong năm 2011 để tạo ra 100d DTT doanh nghiệp phải bỏ thêm ra 0,27 đồng chiphí quản lý doanh nghiệp

Tóm lại, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2011 so với năm 2010

đã tăng lên giúp DN tự tăng thêm vốn chủ sở hữu, có cơ hội mở rộng sản xuất kinhdoanh mà không phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, nâng cao uy tíncủa bản thân.Với tốc độ tăng trưởng trên đã phần nào khẳng định DN là một đơn vị

có tiềm lực, có hiệu quả mặc dù thị trường không ít khó khăn.Tuy nhiên, do DNchưa tiết kiệm được các khoản chi phí trong công tác quản lý DN, chi phí sản xuấtdẫn đến tỷ suất LN/DTT năm 2011 so với năm 2010 có xu hướng giảm.Vì vậy DNcần có những biện pháp trong việc quản lý các khoản chi phí tốt hơn, nhưng bêncạnh đó DN cũng có những thành tích nhất định đã sử dụng tiết kiệm trong công tácbán hàng

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động và quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần 244:

ACC-2.1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh

Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần ACC-244 là:

Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông vận tải, bưuđiện, thủy điện, xăng dầu, cấp thoát nước, công trình văn hóa, thể thao, công trìnhđường dây tải điện và trạm biến áp

Dịch vụ thương mại và cho thuê văn phòng

Tư vấn, khảo sát thiết kế các công trình và hạ tầng kỹ thuật, thiết kế thi côngnội - ngoại thất

Trang 32

Xây kênh:

Thi công các hạng mục chủ yếu của đường bộ:

* Dây truyền thi công mặt đường bê tông xi măng có lưới thép hoặc cốt thép:

Dây chuyền thi công mặt đường bê tông nhựa:

Lắp đặt ván khuôn quét dầu chống dính

Trải giấy dầu đặt giá đỡ

Lệnh đổ

bê tông

Sản xuất BTXM

Trải bê tông = máy SP500

XĐ cấp phối

bê tông

Đặt lưới thép

Thi công

Đổ bê tôngXây dựng

Lắp điện, nước Hoàn thiện,nghiệm thu

Xây dựngHoàn thành,nghiệm thu

Đổ trần

Trang 33

Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ của Công ty cổ phần ACC-244

2.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của Công ty cổ phần 244:

Tưới nhựa dính

Sản xuất BT nhựa tại trạm

Trang 34

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần ACC-244

- Hội đồng quản trị: Là nơi đề ra đường lối và định hướng phát triển kinh doanh

của doanh nghiệp, đồng thời kiểm tra giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh

doanh do Tổng giám đốc điều hành

ĐộiXDsố8

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM

SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG TÀI

CHÍNH-KẾ

TOÁN

PHÒNG TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH

PHÒNG KẾ HOẠCH-KINH DOANH

Xí nghiệp XD 41

ĐộiXD

số 3

ĐộiXD

số 6

ĐộiXD

số 1

ĐộiXD

sô 7

Trang 35

- Ban kiểm soát: Kiểm tra giám sát mọi hoạt động của Công ty.

- Ban giám đốc: Đứng đầu là Tổng giám đốc chịu trách nhiệm toàn bộ trongmọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của toàn công ty Giúp việc cho Tổng giám đốc là

- Phòng tổ chức-hành chính: Là phòng chuyên tham mưu cho Tổng Giám Đốc

về công tác tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng người lao động Phòng có tráchnhiệm theo dõi tình hình sản xuất, thực hiện chế độ chính sách với người lao động,xây dựng định mức lao động và làm công tác thanh tra bảo vệ và khen thưởng chotoàn Công ty

- Phòng kế hoạch-kinh doanh: Là phòng chuyên môn có chức năng là xâydựng các kế hoạch trong tháng, quý trên cơ sở thực tế các kỳ kinh doanh và xuhướng biến động của thị trường, báo cáo kết quả thực hiện các kế hoạch với Bangiám đốc và đề ra kế hoạch mới

Ngoài 6 bộ phận trên thì còn có 2 Xí nghiệp và các đội sản xuất : Có chứcnăng thực hiện công tác thi công các công trình theo sự chỉ đạo của Tổng Giám ĐốcCông ty và các ban chức năng, hạch toán sản xuất theo các chỉ tiêu được giaokhoán, sau khi hoàn thành công trình thì quyết toán với Công ty

Trang 36

2.1.4.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty: Công trình chỉ định thầu

Nghiệm thu bàn giao đưavào sử dụng

Lập hồ sơ hoàn công, thanh quyết

toán công trình

Bảo hành sản phẩm

Sơ đồ 1.3: Quy trình sản suất sản phẩm xây lắp của

Trang 37

2.1.5 Đặc điểm công tác kế toán:

2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán:

Tổ chức bộ máy kế toán là một nội dung rất quan trọng của tổ chức công tác

kế toán Bộ máy kế toán được hiểu như một tập hợp cán bộ công nhân viên kế toáncùng các phương tiện kỹ thuật ghi chép, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin về cáchoạt động kinh tế tài chính Công ty cổ phần ACC-244 là một đơn vị hạch toán độclập Được hạch toán toàn bộ đầu ra,đầu vào,lãi lỗ.Bộ máy kế toán của Công ty được

tổ chức theo hình thức vừa tập chung, vừa phân tán Phòng Tài chính - Kế toán thựchiện công tác kế toán chung của Công ty, tại các đội xây lắp có các nhân viên kếtoán đội làm nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh nhưng không tínhgiá thành các công trình, hạng mục công trình ở đội mình, cuối mỗi tháng tập hợpcác hoá đơn, chứng từ, hợp đồng lao động và bảng tính dự toán định mức lên PhòngTài chính - Kế toán của công ty Kế toán Công ty tập hợp chi phí sản xuất và tínhgiá thành, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, xác định nghĩa vụ với Nhà nước vàbáo cáo lên cấp trên có liên quan

Bộ máy kế toán được khái quát qua sơ đồ

Sơ đồ1.4: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty cổ phần ACC-244

Kế toán đội

Kế toán

tổng hợp

KT lương ,Thủ quỹ,

KT tiền gửi

Kế toán TSCĐ, Vật tư

Kế toán thanh toán, kế toán thuế

Kế toán trưởng

Trang 38

Error: Reference source not found* Kế toán trưởng: Giúp Tổng Giám đốc tổchức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính, thông tin kinh tế trongtoàn đơn vị, đồng thời kiểm soát việc thực hiện đúng chế độ pháp luật nhà nướctrong công tác tài chính kế toán của công ty Kế toán trưởng chịu trách nhiệmtrước Tổng Giám đốc về toàn bộ công tác tài chính trong công ty.

* Kế toán tổng hợp : Là người tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, cónhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và định kỳ phân tích tình hình thực hiệncác định mức chi phí trực tiếp,chi phí chung, chi phí quản lý doanh nghiệp, lập báocáo sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ và đúng thời hạn Lập báo cáo định kỳtheo quy định.Tổng hợp các báo cáo kế toán nộp công ty và các ban ngành liênquan

* Kế toán TSCĐ,Vật tư: Định kỳ phản ánh tổng hợp số liệu một cách chínhxác đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản hiện có, tình hình tănggiảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ công ty Định kỳ theo dõi tình hình khấu haoTSCĐ,tính toán, phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao vào chi phí sảnxuất kinh doanh và lập các bảng tính khấu hao TSCĐ Cuối mỗi niên độ kế toántham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ, tham gia đánh lại TSCĐkhi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở công ty.Đồng thời có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tư ở tất cả các đội, xínghiệp để đảm bảo hạch toán chính xác các khoản mục chi phí NVL trực tiếp vàchi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

* Kế toán thanh toán, kế toán thuế: Lập chứng từ thanh toán trên cơ sở kiểmtra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc và các chứng từ khác theo qui định Quản lýviệc tạm ứng và thanh toán tạm ứng theo từng đối tượng Lập tờ khai thuế GTGThàng tháng Thông qua công tác tổng hợp, phát hiện những điểm không phù hợptrong hạch toán, quản lý, kiểm soát chứng từ,báo cáo hoặc đề xuất hướng xử lý phùhợp Lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán, bảo mật số liệu kế toán

* Kế toán tiền lương, thủ quỹ, kế toán tiền gửi: Quản lý quỹ tiền mặt của công

ty, thực hiện các công việc về thu, chi tiền mặt và lập báo cáo quỹ hàng tháng

+ Theo dõi các khoản tạm ứng

+ Theo dõi số dư tại các tài khoản Ngân hàng

Trang 39

+ Lập báo cáo quỹ tiền mặt, báo cáo các khoản tạm ứng theo tháng, quý, năm.+ Theo dõi lương, các khoản khấu trừ, BHXH … toàn Công ty về số thực tếphát sinh, số còn nợ lương chưa thanh toán lương toàn Công ty.

+ Lập chứng từ ghi sổ các nghiệp vụ liên quan tới tiền lương,các khoản khấutrừ, BHXH…

+ Thực hiện công việc khác khi được yêu cầu

* Kế toán đội:Làm nhiệm vụ tập hợp số liệu,chứng từ về các nghiệp vụ kinh tếphát sinh tại các đội thi công và gửi lên phòng kế toán các chứng từ liên quan

2.1.6 Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty:

2.1.6 1 Chế độ báo cáo kế toán và báo cáo kế toán:

Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 23/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và chế độ kế toán

áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp ban hành theo QĐ số 1864/1998/QĐ/BTCngày 16/12/1998 của Bộ Tài Chính

Theo qui định tại Quyết Định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của BộTrưởng Bộ Tài Chính

+Báo cáo tài chính bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

+ Niên độ kế toán : bắt đầu từ 01/01 đến 31/12

+ Kỳ kế toán: Quý,Năm

+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam (VND)

2.1.6.2 Chính sách kế toán của Công ty:

-Phương pháp kê khai nộp thuế GTGT:Phương pháp khấu trừ

- Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên

- Trị giá thực tế xuất kho NVL,thành phẩm: Phương pháp giá thực tế đíchdanh

- Hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song song

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Ngày đăng: 11/06/2018, 19:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w