sáng kiến KN “thực trạng và một số giải pháp bồi dưỡng chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS sáng kiến KN “thực trạng và một số giải pháp bồi dưỡng chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS sáng kiến KN “thực trạng và một số giải pháp bồi dưỡng chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS sáng kiến KN “thực trạng và một số giải pháp bồi dưỡng chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS sáng kiến KN “thực trạng và một số giải pháp bồi dưỡng chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS
Trang 1I ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu mục tiêu tổng quát và phương hướng của 5 năm 2006-2010 và định hướng những năm tiếp theo là:
“Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phát triển văn hóa thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Giữ vững ổn định chính trị xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước
ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”
Thực tế và yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục những thời cơ và thách thức Đó là đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực Đảng ta đã khẳng định vai trò của GD-ĐT: “Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH- HĐH cần chuyển biến cơ bản toàn diện về giảng dạy và đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng”
Chính vì vậy Ban bí thư trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 40/CT-TW
về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Để thực hiện mục tiêu giáo dục đối với trường THCS điều 15 luật giáo dục đã nêu rõ “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục, nhà giáo phải không ngừng học tập rèn luyện nêu gương tốt cho người học Điều 32 điều lệ trường trung học đã chỉ rõ nhiệm vụ của giáo viên trường trung học “Rèn luyện đạo đức học tập văn hoá bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục” Vì vậy đối với giáo viên, việc nâng cao tay nghề là nhiệm vụ cực
kỳ quan trọng và cần thiết
Xuất phát từ trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên trung học cơ
sở nói chung và đội ngũ giáo viên trường THCS Hùng Lô nói riêng chất lượng chưa cao, một số ít chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của giáo viên hiện
Trang 2nay Đội ngũ giáo viên có trình độ đào tạo chưa đồng đều, đào tạo nâng cao
về văn bằng, một số giáo viên cao tuổi đã quá quen với phương pháp dạy học truyền thống nên việc nắm bắt nội dung, đổi mới phương pháp giảng dạy còn chậm Số giáo viên trẻ đủ kiến thức có trình độ, song kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, thường xuyên thay đổi do chuyển công tác
Thực tế phong trào giáo dục nhà trường đang có chiều hướng chuyển biến tốt Nhu cầu học tập của người học nâng cao Do vậy giáo viên phải đáp ứng về năng lực và trình độ giảng dạy, bồi dưỡng Trường đang phấn đấu sẽ đạt chuẩn Quốc gia Do vậy việc nâng cao trình độ giáo viên là cần thiết với nhà trường
Việc đổi mới chương trình, SGK ở bậc THCS đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học để thực hiện những nội dung chương trình theo quy định Nhiệm vụ bồi dưỡng trình độ cho đội ngũ giáo viên càng trở nên cấp thiết Là cán bộ quản lý trước yêu cầu về chất lượng, trình độ hiện nay cần nhận thức rõ nhiệm vụ bồi dưỡng chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ hàng đầu
Trước thực trạng về đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập với yêu cầu của giáo dục, cần tìm ra những biện pháp thiết thực, có hiệu quả để góp phần bồi dưỡng chất lượng chuyên môn cho giáo viên
Với những lý do trên, tôi suy nghĩ đề ra sáng kiến: “Thực trạng và
một số giải pháp bồi dưỡng chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS Hùng Lô - Việt Trì - Phú Thọ”.
Trang 3II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận của vấn đề:
1.1 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giáo viên trường THCS:
Nhà trường là một hệ thống giáo dục quốc dân, hoạt động chủ yếu là hoạt động dạy và học Hoạt động của người thầy vừa là nhà sư phạm vừa là nhà tổ chức Phương tiện lao động của người thầy chính là phẩm chất năng lực của người giáo viên Trí tuệ của thầy giúp học sinh phát triển toàn diện Điều 15 luật giáo dục năm 2005 đã nêu rõ "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học" Điều 31(c) điều lệ trường trung học
đã nêu "Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh" Do đó việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là một yêu cầu, một nhiệm
vụ cấp bách đối với mỗi cơ sở giáo dục và cụ thể là những người làm công tác quản lý giáo dục
1.2 Tính tất yếu của quản lý trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo thời kỳ CNH- HĐH giai đoạn
2001 - 2010 chỉ rõ: "Phát triển đội ngũ giáo dục đảm bảo đủ số lượng, hợp lý
về chất lượng, chuẩn hóa về đội ngũ đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục"
Trang 42 Thực trạng của vấn đề:
2.1 Thuận lợi:
Trường THCS Hùng Lô tuy là một trường vùng ven của thành phố Việt Trì nhưng học sinh có truyền thống hiếu học, trong những năm gần đây trường luôn đạt danh hiệu tiên tiến cấp cơ sở trở lên Trong 3 năm học 2002 – 2005 trường đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp Tỉnh Được sự quan tâm của Đảng chính quyền địa phương, UBND, phòng giáo dục thành phố Việt Trì đến nay nhà trường đã có đội ngũ 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, cảnh trí sư phạm nhà trường đảm bảo xanh – sạch – đẹp Trường có chi
bộ Đảng liên tục đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh, công đoàn vững mạnh, liên đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh liên tục được công nhận là liên đội mạnh cấp cơ sở trở lên Học sinh nhìn chung là ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập, chất lượng đại trà khá cao, chất lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi được duy trì Trong 3 năm gần đây, tỉ lệ học sinh đỗ vào THPT đạt từ 70% trở lên
Chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Hùng Lô tương đối đồng đều,
có phẩm chất tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng
2.2 Khó khăn:
Cơ sở vật chất trường hiện có 12 phòng học trong đó 3 phòng còn ở nhà cấp 4 đã xuống cấp, các phòng chức năng còn thiếu 90 % giáo viên ở các phường trung tâm Việt Trì lên công tác, chất lượng của các môn học chéo ban còn hạn chế, sử dụng thiết bị dạy học còn lúng túng
Còn một số học sinh chưa thực sự rèn luyện tu dưỡng đạo đức và chưa
cố gắng tự giác trong học tập
Một số phụ huynh học sinh đi làm kinh tế ở xa nhà chưa quan tâm kết phối hợp kịp thời đến việc giáo dục toàn diện học sinh
2.3 Hiện trạng về nhà trường trong các năm học:
Trang 5* Đội ngũ giáo viên:
Tổng
số CBQL GV
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học TP Tỉnh
* Học sinh:
Quy mô, số lượng:
Khối lớp Năm học 2009 - 2010 Năm học 2010 - 2011 Năm học 2011 - 2012
Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS
Chất lượng hai mặt giáo dục của học sinh:
Năm
học
TS
HS
Xếp loại hạnh kiểm (%)
Xếp loại học lực
(%)
HSG các cấp (%)
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém Tổng TP Tỉnh 09-10 335 67.2 23.9 6 2.9 11 29.6 43.6 15.5 0.3 10.7 10.7 0 10-11 300 69.7 22.7 6 1.7 11 31 44 13.7 0.3 11.6 11.6 0
HK I
11-12 297 68.4 25.6 4.4 1.7 11.4 31 39.7 17.2 0.7 11.45 9.8 1.65
* Cơ sở vật chất:
Trường hiện có 12 phòng học văn hóa (3 phòng học cấp 4 đã xuống cấp), 4 phòng học bộ môn, 1 thư viện, 1 văn phòng, 1 phòng hiệu trưởng, 1 phòng phó hiệu trưởng, 1 phòng đoàn đội, 1 phòng y tế, 1 phòng thường trực
3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Trang 6Trước tình hình và nhiệm vụ của ngành giáo dục nói chung, của trường THCS Hùng Lô nói riêng nhà trường đã tiến hành các biện pháp sau: 3.1 Nâng cao nhận thức
Xác định rõ, tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc cho CBGV nắm vững nhiệm vụ trọng tâm của các năm học nêu trong chỉ thị nhiệm vụ các năm học của Bộ Giáo dục và các văn bản hướng dẫn của các cấp
Làm cho giáo viên nắm vững về mục tiêu, nhiệm vụ của cấp học, nhiệm vụ của người giáo viên THCS vì chỉ khi có nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong hoạt động giáo dục thì người giáo viên mới mang hết khả năng của mình vào việc học tập, nghiên cứu giảng dạy Giúp họ thấy rõ vai trò của mình đối với yêu cầu giáo dục hiện nay Đồng thời nhận rõ việc học tập, bồi dưỡng là trách nhiệm của bản thân
3.2 Lập kế hoạch bồi dưỡng
Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các lớp tập huấn
do các cấp tổ chức Phát huy vai trò của tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên cốt cán Tổ chức sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả
3.3 Dự trù kinh phí
Căn cứ vào thực tiễn của từng năm học xây dựng kế hoạch bằng các nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ, công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường kinh phí đầu tư cho mua sắm CSVC, TBDH phục vụ dạy học nâng cao chất lượng
Xây dựng quĩ khuyến học để làm tốt công tác thi đua khen thưởng, khích lệ, để động viên những giáo viên, học sinh có thành tích tốt
3.4 Thành lập ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng:
- Trưởng ban: Là hiệu trưởng
- Phó ban: Là phó hiệu trưởng
Trang 7- Các ủy viên: Là các tổ trưởng chuyên môn.
- Thư ký: Là thư ký của nhà trường
Nhiệm vụ: Lập kế hoạch bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, nội dung chuyên đề cần bồi dưỡng, thực hiện việc kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm 3.5 Xây dựng nội dung và phương pháp bồi dưỡng:
- Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị: Hiệu trưởng cho giáo viên học tập
đủ các văn kiện, nghị quyết của Đảng, những chủ chương chính sách của nhà nước, của ngành giáo dục Thông tin đầy đủ, kịp thời các văn bản pháp quy, pháp chế về giáo dục, học tập điều lệ nhà trường để giáo viên xác định đúng quyền và nhiệm vụ
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ: Căn cứ vào thực tiễn của các năm học,
hiệu trưởng đánh giá phân loại đội ngũ, lập kế hoạch, tạo điều kiện để giáo viên đi học các lớp đào tạo trên chuẩn, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, chuyên gia bồi dưỡng học sinh giỏi Phân công giáo viên giảng dạy các môn phù hợp với hệ đào tạo và năng lực chuyên môn, tạo điều kiện để giáo viên
đi tập huấn do các cấp tổ chức Bằng nhiều hình thức như ngắn hạn, dài hạn, hội thảo, chuyên đề, tập chung, tại chức, tự bồi dưỡng, tự học, tự nghiên cứu
Tập chung đi sâu vào chuyên đề, đặc biệt đổi mới phương pháp dạy học Mỗi chuyên đề cần có sự chuẩn bị và triển khai một cách khoa học trước hết cần tìm hiểu nội dung của chuyên đề, sau đó xây dựng kế hoạch triển khai Ban giám hiệu kiểm tra giáo viên dạy sau khi tiếp thu chuyên đề
để đánh giá kết quả kiểm tra chuyên đề
Coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học: "Nội dung nào thì phương pháp ấy" Do vậy với nội dung chương trình SGK mới cần phải có phương pháp mới phù hợp Việc đổi mới phương pháp dạy học giữ vai trò quan trọng quyết định chất lượng dạy và học Do đó phải lựa chọn những
Trang 8giáo viên có khả năng vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học để tổ chức dạy mẫu, trao đổi thống nhất trong tổ sau đó mới triển khai đại trà Động viên giáo viên tự nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học để vận dụng vào giảng dạy
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Để thực hiện tốt công tác giảng dạy thì yếu tố về cơ sở vật chất giữ vai trò quan trọng Phòng học, bàn ghế, đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học Đặc biệt chú trọng đến việc tăng cường CSVC để ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, xây dựng phòng giáo án điện tử Xây dựng thư viện của nhà trường, đảm bảo đủ sách cho giáo viên lên lớp và các sách tham khảo để giáo viên nghiên cứu, học tập
Tăng cường các hình thức kiểm tra: Kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện để đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên Từ đó nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng giáo viên để phân công phù hợp với trình độ năng lực của từng giáo viên đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp
Công tác thi đua khen thưởng: Phối hợp chặt chẽ với công đoàn nhà trường tổ chức các đợt thi đua Đánh giá thi đua một cách chính xác, khách quan, để công tác thi đua thực sự là động lực cho giáo viên phấn đấu khen thưởng thích đáng cho những giáo viên có thành tích tốt trong chuyên môn như đạt GVG, GV có HSG, có chất lượng giáo dục cao
* Đánh giá chung:
- Ưu điểm: Trong công tác quản lý về chuyên môn ban giám hiệu đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, chi tiết, có kiểm tra đánh giá thường xuyên Đồng thời quan tâm đến xây dựng
cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho công tác giảng dạy của giáo viên Làm tốt
Trang 9công tác thi đua khen thưởng, khuyến khích được giáo viên có thành tích tốt, tạo phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên
- Tồn tại: Do kinh phí nhà trường hạn hẹp nên đầu tư cho hoạt động chuyên môn còn ít Các hình thức bồi dưỡng chưa phong phú, chưa có điều kiện tổ chức cho giáo viên đi học tập kinh nghiệm ở các trường điển hình tiên tiến Trang thiết bị dạy học tuy đã có nhiều cố gắng song còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa chính xác, chưa đảm bảo cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học
Nguồn kinh phí chi cho thi đua khen thưởng còn ít mới chỉ là hình thức động viên chưa xứng đáng với công sức bỏ ra của giáo viên, phần nào cũng hạn chế kết quả lao động của giáo viên Bên cạnh đó một số ít giáo viên nhận thức chưa đầy đủ vai trò, nhiệm vụ của mình, chưa thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, ngại học tập, nghiên cứu
4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với tâm huyết của một nhà quản lí, sau nhiều năm trăn trở, suy nghĩ và tìm tòi giải pháp, tôi đã mạnh dạn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm nhỏ này từ năm học 2009 - 2010 đến nay tại trường THCS Hùng lô Việt Trì và cho thấy chất lượng chuyên môn của đội ngũ đã được nâng lên rõ rệt Số giáo viên có trình độ tay nghề giỏi ngày càng tăng Không còn giáo viên có trình độ tay nghề yếu
Hàng năm nhà trường chọn cử giáo viên đi dự thi giáo viên giỏi thì đều đủ điều kiện vào dự thi giảng dạy và đạt giải, không có giáo viên nào hỏng phần thi nhận thức Chất lượng học sinh giỏi hàng năm cũng được nâng lên đáng kể Có thể liệt kê, so sánh kết quả về trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên trong nhà trường trước và sau khi áp dụng sáng kiến trong bảng kê dưới đây:
Trang 10Năm học GV
11-12
* Qua bảng hiện trạng về đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục của học sinh (trong phần 2.3) cho thấy:
Giáo viên giỏi cấp thành phố duy trì ổn định trong các năm học
Học sinh: về hạnh kiểm: loại tốt, khá tăng dần ở các năm học từ 1,3% đến 1,6%; về học lực: loại khá, giỏi cũng tăng dần ở các năm học từ 0,4% đến 1,4%
Học sinh giỏi đạt giải ở các cấp: ổn định; riêng năm học 2011-2012 đã
có 5 giải HSG cấp tỉnh
III KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
1 Kết luận
Đội ngũ giáo viên trong nhà trường là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế, mục tiêu của giáo dục phải phù hợp với yêu cầu của xã hội Chính vì vậy người giáo viên phải không ngừng học tập, bồi dưỡng chất lượng chuyên môn để đáp ứng với yêu cầu của giáo dục Do vậy trong mỗi nhà trường công tác bồi dưỡng chất lượng chuyên môn cho đội
Trang 11ngũ giáo viên là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng Chính vì vậy người hiệu trưởng cần làm tốt công tác quản lý để thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có hiệu quả Đặc biệt cần chú trọng đến những biện pháp sau:
- Nâng cao nhận thức, chất lượng chuyên môn cho giáo viên
- Tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên dưới mọi hình thức
- Tổ chức hoạt động của tổ chuyên môn có hiệu quả
- Đổi mới trong đánh giá, xếp loại giáo viên
- Chỉ đạo tốt việc đổi mới dạy học, tăng cường giáo dục toàn diện cho HS
- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng
- Làm tốt công tác tham mưu với các cấp để tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
2 Kiến nghị đề xuất
2.1 Bộ GD&ĐT cần có sự kiểm tra chất lượng các thiết bị, đồ dùng dạy học trước khi cấp về cho cơ sở sao cho đảm bảo độ chính xác, khoa học của các thiết bị dạy học, phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường
2.2 Sở GD&ĐT cần tổ chức kịp thời các lớp bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung đổi mới SGK và phương pháp dạy học trước khi bước vào năm học mới
2.3 Đổi mới phòng GD&ĐT cần có kế hoạch xây dựng các chuyên đề đổi mới về phương pháp giảng dạy ở các cụm chuyên môn./
Hùng Lô, ngày 16 tháng 4 năm 2012
ĐÁNH GIÁ CỦA
HĐKH NHÀ TRƯỜNG
NGƯỜI VIẾT