1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN VÀ XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC ĐẾN THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI CỦA RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal) HẠI LÚA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TIỀN GIANG

93 212 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NÔNG HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN VÀ XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC ĐẾN THIÊN ĐỊC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN VÀ XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC ĐẾN THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI

CỦA RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal) HẠI LÚA TẠI HUYỆN

CHÂU THÀNH, TIỀN GIANG

KHÓA : 2007 – 2011 NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08/2011

Trang 2

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN VÀ XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC ĐẾN THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI

CỦA RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal) HẠI LÚA TẠI HUYỆN

CHÂU THÀNH, TIỀN GIANG

Tác giả

NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng

Kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TS Trần Thị Thiên An

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08/2011

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Con vô cùng biết ơn công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cùng với gia đình đã

cho con có được ngày hôm nay

Em xin vô cùng cảm ơn!

- Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

- Ban Chủ nhiệm khoa Nông học, bộ môn Bảo Vệ Thực Vật cùng với các thầy cô đã

tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và chỉ dạy em trong quá trình học tập cũng như thực hiện

đề tài tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn!

- Cô Trần Thị Thiên An đã tận tình chỉ dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài

- Ban lãnh đạo, anh Lê Phước Thuận cùng các cô chú, anh chị làm việc tại Trung

Tâm Bảo Vệ Thực Vật Bảo Vệ Phía Nam đã tận tình giúp đỡ

Cảm ơn những người bạn luôn ở bên cạnh và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, thực

Trang 4

TÓM TẮT

Tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Ngân

Trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

Thời gian báo cáo: tháng 08/2011

Đề tài: “Điều tra thành phần và xác định ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến thiên địch bắt mồi của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) hại lúa tại huyện Châu Thành, Tiền

Giang” được tiến hành từ 04/2011 – 07/2011 tại huyện Châu Thành, Tiền Giang

Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần

- Điều tra thành phần thiên địch bắt mồi của rầy nâu trên ruộng lúa

- Điều tra biến động mật số của rầy nâu và thiên địch bắt mồi phổ biến của rầy nâu

- Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đến rầy nâu và quần thể thiên địch bắt mồi của rầy nâu

Kết quả thu được

- Trên cây lúa có 12 loài thiên địch bắt mồi rầy nâu thuộc 4 bộ khác nhau Gồm các

loài nhện chân dài (Tetragnatha sp.), nhện lùn (Atypena formosana), nhện linh miêu (Oxyopes Javanus và O.Lineatipes), nhện lycosa (Lycosa pseudoannulata), nhện lưới (Araneus inustus), bọ rùa đỏ (Micraspis sp.), bọ rùa 8 chấm (Harmonia octomaculata),

bọ cánh cụt (Paederus fuscipes), bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis), bọ xít nước

ăn thịt (Microvelia sp) và chuồn chuồn kim (Agriocnemis sp)

- Bọ xít mù xanh và nhện lùn luôn hiện diện trên ruộng lúa trong suốt quá trình điều tra Mật số bọ xít mù xanh biến động mạnh theo mật số rầy Mật số nhện lùn tương đối

ổn định trong suốt quá trình điều tra

Trang 5

- Tất cả các loại thuốc dùng trong thí nghiệm đều có khả năng phòng trừ rầy nâu cao sau 3 – 5 ngày sau phun Hiệu lực của các loại thuốc kéo dài đến 14 ngày sau phun Trong đó thuốc Chess 50WG (0,3 kg/ha) đạt hiệu lực cao nhất 81,1% vào thời điểm 5NSP Thuốc Bassa 50EC (1,5 lít/ha) có hiệu lực thấp nhất (63,2 %)

- Các loại thuốc dùng trong thí nghiệm đều có ảnh hưởng đến mật số các loài thiên địch Thuốc Bassa 50EC (1,5 lít/ha) ảnh hưởng đến mật số bọ xít mù xanh nhất Thuốc Oshin 20WP ( 0,13 kg/ha) ảnh hưởng đến mật số bọ xít nước ăn thịt Thuốc Applaud 10WP liều lượng 1,0 kg/ha ít ảnh hưởng đến thiên địch nhất trong các loại thuốc thí nghiệm

 

 

Trang 6

MỤC LỤC

Trang tựa i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Mục lục v

Danh sách các chữ viết tắt viii

Danh sách các bảng ix

Danh sách các hình x

Chương 1 Giới thiệu 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích 2

1.3 Yêu cầu 2

1.4 Giới hạn đề tài 2

Chương 2 Tổng quan tài liệu 3

2.1 Đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng gây hại của rầy nâu 3

2.1.1 Phân bố và ký chủ 3

2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học 4

2.1.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại 5

2.2 Thành phần thiên địch bắt mồi của rầy nâu 5

2.2.1 Tại Việt Nam 5

2.2.2 Trên thế giới 6

2.3 Đặc điểm của một số loài thiên địch bắt mồi phổ biến 7

2.3.1 Nhóm côn trùng 7

2.3.1.1 Bọ rùa 7

Trang 7

2.3.1.2 Bọ xít mù xanh 8

2.3.1.3 Bọ xít nước 8

2.3.1.4 Kiến ba khoang 9

2.3.2 Nhóm nhện lớn bắt mồi 9

2.3.2.1 Nhện sói đinh ba vân 9

2.3.2.2 Nhện linh miêu 10

2.3.2.3 Nhện chân dài 10

2.4 Một số kết quả nghiên cứu về vai trò quản lý rầy nâu của một số loài thiên địch bắt mồi 10

2.4.1 Trong nước 10

2.4.2 Ngoài nước 12

2.5 Thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm 13

2.5.1 Chess 50WG (Sygenta Vietnam Ltd) 13

2.5.2 Oshin 20WP (Mitsui Chemicals Inc) 13

2.5.3 Bassa 50EC (Nihon Nohyaku Co., Ltd) 14

2.5.4 Applaud 10WP (Nihon Nohyaku Co., Ltd) 15

2.6 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm thời tiết khí hậu huyện Châu Thành, Tiền Giang 16

Chương 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 18

3.1 Thời gian và địa điểm 18

3.2 Nội dung nghiên cứu 18

3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 18

3.3.1 Vật liệu nghiên cứu 18

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 19

3.3.2.1 Điều tra thành phần thiên địch bắt mồi của rầy nâu 19

3.3.2.3 Điều tra diễn biến động mật số thiên địch bắt mồi phổ biến của rầy nâu trên ruộng lúa 21

Trang 8

3.3.2.4 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đến thiên địch bắt

mồi của rầy nâu 21

3.4 Phương pháp xử lý số liệu 24

Chương 4 Kết quả thảo luận 25

4.1 Kết quả điều tra thành phần thiên địch bắt mồi 25

4.2 Diễn biến mật số một số loài thiên địch bắt mồi phổ biến 30

4.2.1 Diễn biến mật số bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis) trên ruộng lúa ở huyện Châu Thành, Tiền Giang 30

4.2.2 Diễn biến mật số nhện lùn trên lúa ở huyện Châu Thành, Tiền Giang 32

4.3 Đánh giá hiệu lực trừ rầy nâu của một số loại thuốc thí nghiệm 33

4.3.1 Mật số rầy nâu sống trên ruộng thí nghiệm 33

4.3.2 Hiệu lực phòng trừ rầy nâu của các loại thuốc thí nghiệm 36

4.4 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến mật số thiên địch phổ biến trên ruộng thí nghiệm 39 4.4.1 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến mật số bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis) 39

4.4.2 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến mật số bọ xít nước ăn thịt 42

4.4.3 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến mật số nhện lùn 45

Chương 5 Kết luận và đề nghị 48

5.1 Kết luận 48

5.2 Đề nghị 49

Tài liệu tham khảo 50

A Tài liệu tiếng việt 50

B Tài liệu nước ngoài 52

Phụ lục 53

Trang 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BXMX Bọ xít mù xanh BXNAT Bọ xít nước ăn thịt BVTV Bảo vệ thực vật

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng Trang

Bảng 2.1 Điều kiện khí hậu thời tiết từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011 17

Bảng 4.1 Thành phần thiên địch nhện lớn bắt mồi của rầy nâu tại huyện Châu Thành,

Bảng 4.5 Hiệu lực (%) của các loại thuốc thí nghiệm 38

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của thuốc đến mật số bọ xít mù xanh trên ruộng thí nghiệm 41

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của thuốc đến mật số bọ xít nước ăn thịt trên ruộng thí nghiệm44

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của thuốc đến mật số nhện lùn trên ruộng thí nghiệm 47

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình Trang

Hình 4.1 Bọ xít nước ăn thịt 28

Hình 4.2 Nhện lycosa 28

Hình 4.3 Nhện lưới 28

Hình 4.4 Nhện chân dài 29

Hình 4.5 Nhện linh miêu 29

Hình 4.6 Chuồn chuồn kim 28

Hình 4.7 Bọ rùa 8 chấm 28

Hình 4.8 Diễn biến mật số giữa rầy nâu và bọ xít mù xanh 30

Hình 4.9 Diễn biến mật số giữa rầy nâu và nhện lùn 32

Trang 12

Chương 1 GIỚI THIỆU

Nguyên nhân chính gây nên sự tái bộc phát của rầy nâu hiện tại so với 24 năm trước đây (đợt bùng phát rầy nâu tòan cầu lần thứ 1 năm 1986) không có gì mới, khác biệt là

do mất đa dạng cơ cấu giống lúa trên đồng ruộng, bón dư thừa phân đạm, phun định

kỳ, phun nhiều lần thuốc trừ sâu phổ rộng … đã phá vỡ tính bền vững hệ sinh thái tự nhiên trong ruộng lúa

Trang 13

Chúng ta đang hướng tới phát triển nền nông nghiệp sạch – một nền nông nghiệp vì sức khỏe và môi trường sống của con người Hạn chế sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật ở mức thấp nhất là yêu cầu hàng đầu Để thực hiện mục đích này, một mặt tìm kiếm giải pháp phi hóa học mới, mặt khác tập trung khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên địch để phòng chống dịch hại Với những lý do đó mà tôi thực hiện đề tài

“Điều tra thành phần và xác định ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến thiên

địch bắt mồi của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) hại lúa tại huyện Châu Thành,

- Diễn biến mật số rầy nâu, nhện và côn trùng thiên địch bắt mồi phổ biến

- Đánh giá hiệu quả phòng trừ rầy nâu của một số loại thuốc hóa học

- Đánh giá ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến quần thể nhện và côn trùng thiên địch bắt mồi của rầy nâu

1.4 Giới hạn đề tài

Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2011 – 7/2011 tại huyện Châu Thành, Tiền Giang

Trang 14

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng gây hại của rầy nâu

Tên khoa học Nilaparvata lugens Stal

Tên tiếng anh Brown planthopper

Ở Việt Nam, rầy nâu có mặt ở khắp các vùng trồng lúa nhất là các vùng lúa thâm canh cao Chúng có mặt ở các vùng đồng bằng, ven biển, trung du cho đến các vùng núi cao (Nguyễn Công Thuật, 1996)

Ký chủ chính của rầy nâu là cây lúa gạo, lúa hoang, cỏ lồng vực, cỏ gấu…(Nguyễn Thị Chắt, 2006)

2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học

Thành trùng rầy nâu có kích thước 4-5mm, cơ thể có màu nâu nhạt, cánh trong suốt Trên cánh trước ở giữa bìa sau cánh có một đốm đen Khi cánh xếp lại đốm đen

Trang 15

này chồng lên tạo thành một đốm to hơn và đen hơn Phía lưng đốt ngực trước có 3 sọc màu nâu Rầy cái có màu nhạt hơn rầy đực Bụng con cái to và tròn, phía dưới bụng có bộ phận đẻ trứng màu đen

Thành trùng rầy nâu có hai dạng:

- Dạng cánh dài, cánh che phủ kín bụng, loài này hình thành chủ yếu để di chuyển tìm thức ăn

- Dạng cánh ngắn, cánh chỉ che phủ được nữa thân Dạng này sinh ra khi có đầy

đủ thức ăn và điều kiện thời tiết thích hợp, do đó loài này có khả năng sinh sản cao Thành trùng cánh ngắn rất giống ấu trùng ở tuổi cuối cùng

Trứng rầy nâu hơi giống hình hạt gạo, hơi cong, một đầu nhỏ có nắp đậy Trứng thường được đẻ vào bên trong bẹ lá lúa Rầy nâu đẻ thành ổ, mỗi ổ có nhiều hàng xếp vuông góc với bẹ lá Sau khi đẻ 1-2 ngày vết đẻ bị xám lại trở thành màu nâu, khi đó mắt thường mới phát hiện được Trứng mới đẻ có màu trắng gần nở chuyển sang màu vàng nâu, giai đoạn trứng nở kéo dài 6-9 ngày

Ấu trùng rầy nâu mới nở gọi là rầy cám, màu trắng ngà, càng lớn có màu nâu nhạt Rầy nâu có 5 tuổi, thời gian phát triển kéo dài từ 14-20 ngày Rầy tuổi 1-2-3 gọi là mạt cám, rầy tuổi 4-5 đã có cánh và rất giống thành trùng cánh ngắn chỉ khác là cánh thành trùng trong suốt, cánh ấu trùng đục hơn ( Nguyễn Thị Chắt, 2006)

Đời sống trung bình của thành trùng Rầy Nâu khoảng từ 10-20 ngày, trong thời gian đó một rầy cái cánh dài đẻ khoảng 100 trứng, và rầy cái cánh ngắn đẻ từ 300 đến

400 trứng Nếu điều kiện thích hợp, một rầy cái có thể đẻ đến cả ngàn trứng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003)

Vòng đời của rầy nâu trung bình 20 – 25 ngày (nhiệt độ không khí 27 – 320C), trong đó thời gian trứng 5 – 7 ngày, rầy non 12 – 15 ngày, rầy trưởng thành sau 3 – 5 ngày đẻ trứng và có thể sống 2 tuần lễ (Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Trinh, 2003)

Trang 16

2.1.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại

Tác hại chủ yếu của rầy là chích hút nhựa ở bẹ lá lúa làm lá bị úa vàng, cây lúa sinh trưởng kém, nếu mật độ rầy cao có thể làm cây lúa bị khô cháy, gọi là hiện tượng

“cháy rầy” Trong lúc hút nhựa cây, rầy nâu tiết ra một chất kết rắn đưa vào trong mô cây tạo thành ống hút thức ăn Những ống này cũng làm tắt nghẽn đường dẫn nhựa trong cây, làm cây lúa bị khô nhanh

Rầy nâu còn là môi giới lan truyền virus gây các bệnh lúa lùn xoăn lá và bệnh lúa cỏ, là những bệnh rất nguy hiểm đối với cây lúa

Sau khi vũ hóa từ 3 - 5 ngày thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng bằng cách rạch bẹ

lá hoặc gân chính của phiến lá, gần cổ lá Rầy cái tập trung đẻ trứng ở gốc cây lúa, cách mặt nước 10 - 15 cm Cả thành trùng và ấu trùng rầy nâu đều thích sống dưới gốc cây lúa, chúng chích hút cây lúa bằng cách cho vòi chích hút vào mạch libe của mô hút nhựa Trong khi chích hút rầy tiết nước bọt phá hủy mô cây, cản trở sự di chuyển nhựa nguyên và nước lên phần trên của cây lúa làm cây lúa bị héo khô, gây ra hiện tượng cháy rầy (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004)

2.2 Thành phần thiên địch bắt mồi của rầy nâu

2.2.1 Tại Việt Nam

Trong điều kiện nước ta, đã ghi nhận có khoảng gần 20 loài thiên địch phổ biến của rầy nâu trên đồng lúa từ đồng bằng sông Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long

Các loài bắt mồi phổ biến trong quần thể rầy nâu là bọ xít mù xanh Cyrtohinus

lividipennis, nhện sói vân đinh ba Pardosa pseudoannulata, nhện sói bọc trứng trắng Pirata subpiraticus, nhện lớn hàm to bụng tròn Dyschiriognatha tenera, bọ rùa đỏ Micraspis discolor, bọ cánh cụt ngắn Paederus fuscipes và Paederus tamulus, bọ 3

khoang 4 chấm trắng Ophionea indica, bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata, bọ xít nước Microvelia douglasi, nhện lớn chân dài hàm to Tetragnatha spp và nhện linh miêu Oxyopes sp (Phạm Văn Lầm, 2001 - 2002)

Trang 17

Có nhiều loài côn trùng ký sinh, ăn thịt và nấm bệnh gây hại mọi giai đoạn tăng trưởng của rầy nâu Các loài thiên địch bắt mồi quan trọng của rầy nâu trên ruộng lúa

là bọ rùa, kiến ba khoang, bọ xít nước, bọ xít mù xanh, các loài nhện phổ biến là loài Lycosa (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003)

Cho đến nay ở nước ta, đã phát hiện được 65 loài côn trùng và nhện là những loài bắt mồi của rầy nâu và rầy lưng trắng (Phạm Văn Lầm, 2001)

Phần lớn các loài thiên địch của rầy nâu là loài bắt mồi Đặc biệt phổ biến là bọ xít mù xanh và nhện lớn bắt mồi Bọ xít mù xanh chiếm từ 10,8 – 79,8% tổng số cá thể bắt mồi thu trong quần thể rầy nâu Đã xác định được 18 loài nhện lớn bắt mồi thường

có mặt trong quần thể rầy nâu (Phạm Văn Lầm, 2001)

Theo Nagarajan, 1994; Napompeth, 1900; Lee và ctv., 2001; Ooi và ctv., 1994, Shepard và ctv., 1991 Thành phần thiên địch của các loài rầy nâu đã phát hiện được rất phong phú Chung cho nhiều nước ở vùng Đông Nam Á có 14 loài Đó là các loài

bọ xít mù xanh Cyrtohinus lividipennis, nhện sói vân đinh ba Pardosa

pseudoannulata, bọ xít nước Microvelia douglasi, bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata, bọ cánh cứng ngắn Paedurus fuscipes, nhện lớn chân dài hàm to Tetragnatha spp., nhện linh miêu Oxyopes sp., các ong ký sinh trứng Oligosita yasusmatsui, Anagrus spp., Gonatocerus spp., các ong ngoại ký sinh Pseudogonatopus

spp., Haplogonatopus apicalis, ruồi ký sinh Tomosvaryaella spp., (Trích bởi Phạm

Văn Lầm, 2006)

Trang 18

2.3 Đặc điểm của một số loài thiên địch bắt mồi phổ biến

2.3.1 Nhóm côn trùng

2.3.1.1 Bọ rùa

Bọ rùa thuộc họ Coccinellidea, thuộc bộ Coleoptera Là những loài có kích thước nhỏ, bầu dục hoặc tròn, mặt lưng của cơ thể vòng lên hình bán cầu, thành trùng thường có màu sắc tưới sáng (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009)

Trong tự nhiên có rất nhiều loài bọ rùa với nhiều loại màu sắc, hoa văn hiện diện trên cơ thể khác nhau Hầu hết các loài bọ rùa thuộc nhóm có lợi, tấn công chủ yếu các loại rầy mềm, nhện gây hại, rầy phấn trắng, rệp sáp và các loại côn trùng có kích thước nhỏ và trứng của một số loại côn trùng khác Cả thành trùng và ấu trùng

đều ăn mồi những loài phổ biến bọ rùa đỏ (Micraspis sp.); bọ rùa vàng (M crocea);

bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus); bọ rùa 8 chấm (Hamonia octomaculata)

Nhóm thiên địch trên các ruộng khảo sát, trong đó đa dạng nhất là bọ rùa

Coccinellidae có 4 loài, bao gồm Coccinella transversalis, Harmoniaoctomaculata,

Micraspis discolor, Menochilus sexmaculatus Trong điều kiện phòng thí nghiệm vòng

đời của Micraspis discolor biến động từ 26 - 29 ngày, vòng đời của Menochilus

sexmaculatus biến động từ 21 - 29 ngày (Nguyễn Thị Thái Sơn và ctv, 2010)

Có nhiều loài bọ rùa tấn công rầy nâu Mỗi ngày một con bọ rùa (cả thành trùng lẫn ấu trùng) có thể ăn từ 5-10 con rầy nâu bao gồm cả ấu trùng và thành trùng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003)

Bọ rùa 6 chấm và bọ rùa 8 chấm mất 1 – 2 tuần để phát triển từ trứng đến trưởng thành Chúng có thể đẻ từ 150 – 200 trứng trong thời gian từ 6 – 8 tuần Ấu trùng thì có tính phàm ăn hơn thành trùng và tiêu thụ 5 – 10 con mồi (trứng, nhộng, ấu trùng, thành trùng) hằng này (Shepard và ctv, 1989)

Trang 19

2.3.1.2 Bọ xít mù xanh

Tên khoa học là Cyrtorhinus lividipennis Reuter, họ Miridae, bộ Hemiptera

Loài này có kích thước cơ thể nhỏ hoặc trung bình (dài khoảng 3 - 4 mm), màu xanh

và đen, râu đầu có bốn đốt, không có mắt đơn Phần màng có 1 - 2 buồng cánh, còn mạch cánh khác đều tiêu biến Cùng một loài thường có dạng cánh lớn, cánh ngắn và không có cánh Bàn chân có ba đốt (Nguyễn Viết Tùng, 2006)

Bọ xít mù xanh thường đẻ trứng vào mô thực vật, sau 2 - 3 tuần sẽ trưởng thành

và có thể sinh sản từ 10 - 20 con non Chúng thích ăn trứng và sâu non của các loài rầy Chúng tìm trứng rầy ở bẹ lá và thân, dùng vòi nhọn hút kho trứng Mỗi con ăn hết 7-10 trứng/ngày hay 1 - 5 con bọ rầy/ngày

Ấu trùng và thành trùng bọ xít mù xanh chủ yếu tấn công trứng của rầy nâu Thành trùng bọ xít mù xanh còn săn bắt cả ấu trùng và thành trùng rầy nâu để ăn Mỗi ngày một con bọ xít mù xanh có thể chích hút từ 7-10 trứng rầy hoặc từ 1-5 con rầy (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003)

Trong suốt cuộc đời của mình (14,4 ngày) một con cái có thế ăn 144 trứng rầy nâu so với 44 trứng của con đực (9,6 ngày) (CHUA, T H.; MIKIL, E, 1989)

Trứng của bọ xít mù xanh được đẻ trong mô cây, phát triển tới thành trùng từ 2 – 3 tuần và đẻ từ 10 – 20 con non, mỗi con có thể ăn từ 5 – 7 trứng rầy một ngày (Shepard và ctv, 1989)

2.3.1.3 Bọ Xít nước

Có 2 loài thường xuất hiện trên ruộng lúa là Microvelia atrolineata Bergroth (họ Veliidae) và Mesovelia sp (họ Mesoveliidae) Cả hai loài trên thuộc bộ Hemiptera

Ấu trùng và thành trùng các loài bọ xít nước đều chích hút chất dịch bên trong cơ thể

ấu trùng và thành trùng rầy nâu Một bọ xít có thể ăn từ 4-7 ấu trùng và thành trùng rầy nâu mỗi ngày

Trang 20

2.3.1.4 Kiến Ba Khoang

Có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua tạo thành một khoang đen Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, các đống rơm rạ mục ngoài ruộng Chúng làm tổ dưới đất và đẻ trứng Khi ruộng lúa xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, chúng tìm đến, chui vào những tổ sâu, ăn thịt từng con Trung bình mỗi con kiến ba khoang có thể ăn từ 3 - 5 con sâu non/ngày Sự xuất hiện của kiến ba khoang đã làm cho mật số của sâu hại giảm đáng kể và bảo vệ lúa không bị phá hại, giảm bớt việc dùng thuốc hoá học, giảm chi phí, bảo vệ môi trường

Có 2 loài kiến ba khoang thường gặp trên ruộng lúa là Paederus fuscipes thuộc

họ Staphylinidae và Ophionea indica thuộc họ Carabidae Cả ấu trùng và thành trùng

các loài kiến ba khoang kể trên đều ăn ấu trùng và thành trùng rầy nâu Một con kiến

ba khoang có thể ăn từ 3-5 rầy nâu mỗi ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003)

2.3.2 Nhóm nhện lớn bắt mồi

2.3.2.1 Nhện sói đinh ba vân

Tên khoa học là Pardosa psseudoannulata, có 8 chân cao như gọng vó, trên

lưng có màu xám hoặc xanh đen, có hình cái nĩa màu trắng trên lưng Nhện nước làm

tổ trong những đám cỏ, rơm rạ mục trong ruộng lúa ngập nước hay ruộng cạn Con cái thường đẻ khoảng 200 - 600 trứng trong 3 - 4 tháng vòng đời của chúng, mỗi lần đẻ 80 trứng trong một ổ và vác ổ trứng trên lưng Khi ruộng lúa xuất hiện bướm sâu đục thân, sâu cuốn lá hoặc rầy nâu, chúng tìm đến dùng vòi hút chất dinh dưỡng bên trong con mồi Gặp trứng của rầy nâu, chúng ăn từ 5-15 trứng/ngày Mật độ nhện càng tăng khi số sâu hại tăng, khống chế được sâu hại không tăng quá lớn để phá hại cây trồng

Phổ biến trên đồng ruộng là loài Pardosa pseudoannulata, một con nhện có thể

ăn từ 5 - 15 rầy nâu mỗi ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003)

Loại nhện này rất nhanh và đến định cư nhanh chóng tại ruộng lúa nước hoặc lúa cạn vừa mới chuẩn bị xong Chúng tụ tập sớm trên ruộng lúa và bắt mồi là sâu hại trước khi các loài sâu hại ở mức gây tác hại cho cây trồng Con cái đẻ 300 – 400 trứng

Trang 21

trong vòng đời từ 3 – 4 tháng Có thể nở ra 60 – 80 con đực và chúng nhảy lên lưng

con cái Lycosa pseudoannulata là loại nhện phổ biến nhất trên cây trồng và khi bị

động chúng bò rất nhanh trên mặt nước Chúng không kéo màng mà tấn công con mồi trực tiếp Nhện trưởng thành ăn rất nhiều loài côn trùng có hại, kể cả bướm sâu đục thân Nhện đực cũng tấn công bọ rầy non Mỗi ngày chúng ăn 5 – 15 con mồi.Con đực

có thân mình to (Shepard và ctv., 1989)

2.3.2.2 Nhện linh miêu

Gồm rất nhiều loài nhện nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn trong việc săn bắt mồi Đặc biệt là chúng có cặp mắt tròn xoe và sáng quắc ở trước đầu (nên mới gọi là linh miêu),

có thể quay đi ngó lại để ngắm nghía con mồi và thừa lúc nào thuận tiện thì nhảy tới

vồ ngay con mồi, có khi còn lớn hơn chúng nhiều lần Có khi đói quá chúng cũng liều bắt luôn các con nhện khác lớn hơn đang rình mồi trên lưới, bằng cách dùng chân trước khều nhẹ trên lưới cho rung rung, làm cho con nhện kia tưởng có mồi đang mắc lưới nên vội chạy đến thì bị con nhện linh miêu tấn công bất ngờ (Nguyễn Văn Huỳnh, 2010)

Đây là một loại nhện săn mồi, không làm màng Ở bụng con cái Oxyopes

javanus có bốn vạch trắng chéo, mỗi bên hai vạch O.Lineatipes có hai vạch nâu đỏ và

hai vạch trắng dọc bụng Con cái bảo vệ ổ trứng, chúng đẻ lên lá Các loài nhện này sống 3 – 5 tháng và có thể sinh sản 200 – 350 con non Loài nhện này sống trong tán lá lúa, thích sống ở ruộng khô hơn và sinh sống trên ruộng lúa sau khi ruộng lúa phát triển tán lá lúa và đã có độ che phủ cao Khác với các nhện linh miêu khác, loại này đậu cách xa con mồi trốn chúng, chủ yếu là các loài bướm Chúng đóng một vai trò khá quan trọng, bởi vì mỗi ngày chúng giết 2 – 3 con bướm, nhờ đó có thể ngăn chặn được một thế hệ mới của sâu hại (Shepard, B M và ctv., 1989)

2.3.2.3 Nhện chân dài

Nhện chân dài gồm nhiều loài với màu sắc khác nhau, có tên khoa học là

Tetragnatha spp (Tetragnathidae, Araneae) Loại nhện nầy có đặc điểm dễ nhận biết

là chân rất dài, ban ngày thường thấy nằm duỗi chân bất động theo chiều dài của mặt

lá lúa để lẩn trốn, đến khi chiều tối bớt gió thì chúng thức dậy để giăng tơ giữa các đầu

Trang 22

lá lúa thành một mạng lưới ngang hình tròn và nằm chờ mồi ở ngay chính giữa lưới

Do đó nếu ra đồng sớm vào những buổi sáng cuối năm khi trời lành lạnh và có nhiều sương mù như lúc nầy thì các bạn sẽ thấy trên đầu lá lúa có những lưới nhện đọng sương giăng ngang và con nhện còn đang rình mồi ở giữa Đến khi nắng lên có gió thì chúng sẽ đi gom lưới lại và mang mẻ mồi vừa bắt được qua đêm (thường là các con rầy, muỗi nước, bướm sâu phao hay sâu cuốn lá…) về một cành hay lá cây ven bờ, hoặc ngay trên trên lá lúa trong ruộng, để nằm đó nhấm nháp con mồi rồi làm một giấc cho đến chiều tối

Nhện Tetragnatha spp sống 1 – 3 tháng và đẻ 100 – 200 trứng Trứng được đẻ

thành đám ở nửa phía trên cây lúa và được phủ một màng mỏng giống như bông Nhện Tetragnatha thích ở vùng ẩm, chúng ẩn náu ở thân cây lúa lúc giữa trưa và rình mồi ở lưới vào buổi sáng Chúng chăng loại lưới hình tròn, nhưng rất yếu Khi con mồi

bọ rầy, ruồi hoặc bướm đụng vào lưới, lập tức nhện cuốn ngay con mồi Mỗi ngày một con nhện Tetragnatha bắt 2 – 3 con mồi (Shepard, B M et al, 1989)

2.4 Một số kết quả nghiên cứu về vai trò quản lý rầy nâu của một số loài thiên địch bắt mồi

2.4.1 Trong nước

Bọ xít mù xanh có khả năng ăn mồi rất lớn Thí nghiệm trong phòng tại Viện BVTV cho thấy khả năng ăn mồi của bọ xít trưởng thành lớn hơn so với khả năng ăn mồi của bọ xít non tuổi cuối Trong 24 giờ, một bọ xít trưởng thành tiêu diệt trung bình từ 8,9 – 24,9 trứng rầy nâu Đối với bọ xít non tuổi cuối, tiêu diệt từ 2,7 – 15,7 trứng rầy nâu

Trên đồng ruộng quần thể bọ xít mù xanh tăng dần từ đầu vụ lúa đến cuối vụ lúa Mật độ quần thể của nó thường tăng theo sự gia tăng mật độ quần thể của rầy nâu Như vậy bọ xít mù xanh có phản ứng thuận đối với sự gia tăng mật độ quần thể của rầy nâu Đây là đặc điểm rất quan trọng của một loài thiên địch Những thiên địch có phản ứng số lượng thuận đối với sự thay đổi mật độ quần thể của con mồi/vật chủ thì

Trang 23

thường là những thiên địch rất quan trọng trong kìm hãm sự phát triển số lượng vật chủ/con mồi (Phạm Văn Lầm, 1995)

Trong nhóm nhện lớn bắt mồi, nhện sói vân đinh ba Pardosa pseudoannulata, nhện sói bọc trứng trắng Pirata subpiraticus, nhện lớn hàm to bụng tròn

Dyschiriognatha tenera bắt gặp nhiều nhất trong quần thể rầy nâu Khả năng ăn rầy

nâu của những loài nhện lớn bắt mồi khá cao Trong 24 giờ, một cá thể trưởng thành cái của loài nhện sói vân đinh ba của ngày thí nghiệm thứ nhất, thứ 2 và 3 tiêu diệt được trung bình 27,5; 17,2 và 12,4 rầy non tuổi 5 của rầy nâu Sức ăn của loài nhện sói bọc trứng trắng và nhện lớn hàm to bụng tròn kém hơn so với loài nhện sói vân đinh

ba Trung bình một ngày, một nhện trưởng thành cái loài nhện sói bọc trứng trắng và nhện lớn hàm to bụng tròn tương ứng tiêu diệt được 13,3 – 16,2 và 5,1 – 6,6 rầy non tuổi 4 – 5 của rầy nâu (Viện BVTV, 2003)

Kết quả từ các thí nghiệm trong phòng tại viện BVTV cho thấy khả năng ăn rầy nâu của nhện sói vân đinh ba là khá cao Một nhện sói vân đinh ba ở giai đoạn nhện non tuổi 3 sau 24 giờ có khả năng tiêu diệt được 3,2 – 3,5 rầy non tuổi 4 của rầy nâu (tùy thuộc giới tính của nhện non) Khả năng ăn rầy nâu của chúng tăng theo tuổi phát dục Nhện non tuổi 8 của loài nhện sói vân đinh ba trong 24 giờ đã ăn trung bình được 6,5 – 21,0 rầy non tuổi 4 của rầy nâu (tùy thuộc giới tính của nhện non) Đặc biệt, một trưởng thành cái loài nhện sói vân đinh ba không mang bọc trứng có sức ăn mồi rất lớn Trong 24 giờ, trung bình nó ăn được 17,3 – 34,1 rầy non tuổi 5 của rầy nâu

2.4.2 Ngoài nước

Theo Kenmore và ctv., 1984; Ooi và ctv., 1994; Lee và ctv., 2001 Nhiều kết quả khẳng định các loài bắt mồi có tác động mạnh hơn tới mật độ quần thể của rầy nâu khi so với tác động của các ký sinh (Trích bởi Phạm Văn Lầm, 2006)

Bọ xít mù xanh là loài bắt mồi phổ biến trên đồng lúa Diệt trứng rầy non và rầy non tuổi nhỏ của rầy nâu và các loài rầy khác hại lúa Đây là loài bắt mồi rất hiệu quả trong hạn chế số lượng rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy xanh đuôi đen (Chiu, 1979; Ooi, 1982; Ooi và ctv, 1994) Số lượng trứng rầy nâu do 1 cá thể bọ xít mù xanh tiêu diệt sẽ

Trang 24

tăng lên khi mật độ trứng rầy nâu tăng (Chua và ctv, 1986; IRRI, 1987; Reissig và ctv, 1986)

Bọ rùa là nhóm bắt mồi phổ biến trên đồng lúa, các loài rầy gây hại lúa là một phần thức ăn của chúng Thí nghiệm trong nhà kính ở IRRI cho thấy khi tương quan số lượng giữa bọ rùa và rầy nâu là 1:4, thì tỷ lệ rầy nâu bị chết do bọ rùa tám chấm gây ra

là 77 – 91% và do bọ rùa đỏ gây ra là 52 – 93% (Chiu, 1979) Các loài bọ xít nước

Mesovelia sp., Limnogonus sp., Microvelia spp Cũng là những tác nhân gây chết tự

nhiên quan trọng của các loài rầy hại lúa Chúng tiêu diệt cả rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen (Nakasuji và ctv, 1984; Ooi và ctv, 1994)

2.5 Thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm

2.5.1 Chess 50WG (Sygenta Vietnam Ltd)

- Hoạt chất Pymetrozine

- Tính chất thuốc

- Độ độc nhóm 3

• Cơ chế tác động lưu dẫn và thấm sâu

• Thuốc đặc trị rầy nâu hại lúa, lưu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh, rất hiệu quả diệt rầy đã kháng thuốc khác, hiệu quả kéo dài đến 2 tuần sau khi phun

- Liều lượng 0,3 kg/ha

2.5.2 Oshin 20WP (Mitsui Chemicals Inc)

Trang 25

• Thuốc kỹ thuật ở thể rắn, điểm nóng chảy 94,5 – 101,50C Tan trong nước 54,3g/l (ở 200C)

• Nhóm độc III, LD50 qua miệng 2804 mg/kg, qua da >2000 mg/kg Ít độc với cá (LC50 với cá chép >1g/l trong 96 giờ) Thời gian cách ly 7 ngày

- Sử dụng Oishin 20WP hiện đăng ký phòng trừ rầy nâu hại lúa Liều lượng sử dụng 0,50 – 0,75 kg/hecta, pha nước với nồng độ 0,1% phun ướt đều lên cây

- Khả năng hỗn hợp khi sử dụng có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu khác Không pha chung với thuốc có tính kiềm mạnh như Bordeaux

2.5.3 Bassa 50EC (Nihon Nohyaku Co., Ltd)

• Nhóm độc II, LD50 qua miệng 340 – 410 mg/kg, LD50 qua da 4200 mg/kg Độc trung bình với ong và cá Thời gian cách ly với cà, dưa 3 ngày, lúa 7 ngày, chè 21 ngày

• Tác động tiếp xúc, vị độc Phổ tác dụng rộng

- Sử dụng chế phẩm sữa 50% dùng cho lúa, rau, đậu, bông, với liều lượng 1 – 2 l/ha, dùng cho chè, cây ăn quả pha nước với nồng độ 0,2 – 0,4% phun ướt đều lên tán lá

Trang 26

- Khả năng hỗn hợp có các dạng hỗn hợp với Dimethoate (Caradan), Phenthoate (Hopsan), Fenitrothion (Sumibass), Buprofezin (Applaud – Bas) Ngoài ra khi sử dụng

có thể pha chung với nhiều loại thuốc sâu bệnh khác

2.5.4 Applaud 10WP (Nihon Nohyaku Co., Ltd)

• Nhóm độc III, LD50 qua miệng 2198 – 2355 mg/kg, LD50 qua da >5000 mg/kg

• Thời gian cách ly 7 ngày Ít độc với cá, ong và các loài thiên địch

- Sử dụng Applaud 10WP trừ rầy nâu, rầy xanh cho lúa dùng 0,7 – 1,0kg/ha pha với

400 – 600 lít nước (nồng độ 0,15 – 0,25%) Dùng cho chè, cây ăn quả, pha nước với nồng độ 0,2% phun ướt đều lên tán lá

- Khả năng hỗn hợp: để hiệu lực phòng trừ rầy nhanh hơn, thường hỗn hợp với Isoprocard (Applaud Mipc) hoặc Fenobucard (Applaud Bas) Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác

Trang 27

2.6 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm thời tiết khí hậu huyện Châu Thành, Tiền Giang

Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Tỉnh Tiền Giang nằm về phía Đông Bắc Đồng bằng sông Cửu Long và cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km, có diện tích tự nhiên là 2.481,8 km2 Có 32 km bờ biển

và là cửa ngõ ra biển Đông

Toạ độ địa lý Tiền Giang giới hạn bởi

- 105o49'07'' đến 106o48'06'' kinh độ Đông

- 10o12'20'' đến10o35'26'' vĩ độ Bắc

Ranh giới hành chính

- Phía Đông giáp biển Đông

- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp

- Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An, TP Hồ Chí Minh

Thời tiết - Khí hậu

Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến, cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,9 oC, tổng tích ôn cả năm 10.183 oC/năm

Có 2 mùa : Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8)

Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424 mm/năm

và phân bố ít dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông Độ ẩm trung bình 80 - 85 %

Trang 28

Gió : Có 2 hướng chính là Đông Bắc (mùa khô) và Tây Nam (mùa mưa) Tốc

Trang 29

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm

- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4/2011 – 7/2011 Ở huyện Châu Thành, Tiền Giang

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra thành phần thiên địch bắt mồi của rầy nâu trên ruộng lúa

- Điều tra biến động mật số của rầy nâu và thiên địch bắt mồi phổ biến của rầy nâu

- Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đến rầy nâu và quần thể thiên địch bắt mồi của rầy nâu

3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Vật liệu nghiên cứu

- Các loại thuốc được dùng trong thí nghiệm gồm Chess 50WG , Oshin 20WP, Bassa 50EC, Applaud 10WP

- Vợt bắt côn trùng, khay điều tra, khung điều tra, cuộn dây, bình phun 8 lít

- Lọ đựng mẫu, cồn 700 hoặc cồn 750 để bảo quản mẫu

- Kính lúp cầm tay, máy ảnh, sổ tay

Trang 30

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.3.2.1 Điều tra thành phần nhện và côn trùng thiên địch bắt mồi của rầy nâu

*Địa điểm điều tra

Điều tra tại các vùng trồng lúa ở huyện Châu Thành, Tiền Giang

*Chọn ruộng điều tra

Mỗi lần điều tra chọn ngẫu nhiên 3 ruộng (có diện tích từ 1000m2 trở lên) Không cố định ruộng cho mỗi lần điều tra

* Phương pháp điều tra

Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch được tiến hành điều tra theo phương pháp điều tra của Nguyễn Công Thuật (1997), Lê Văn Trịnh (2002) và Phạm Văn Lầm

(1997) Mỗi ruộng điều tra theo 5 điểm chéo góc, các điểm điều tra cách bờ ruộng 1m

*Phương pháp thu thập mẫu thiên địch bắt mồi

Dùng vợt nhỏ để thu những loài thiên địch xuất hiện trên mặt nước

Trang 31

Thu bắt tất cả các đối tượng đem về phòng thí nghiệm Bỏ vào trong ống nghiệm (trên đầu ống phủ vải voan để ngăn không cho côn trùng trốn thoát) và bỏ đói trong 24h Sau đó, thả ấu trùng hoặc thành trùng rầy nâu vào ống nghiệm Nếu những loài này tấn công rầy nâu thì ta thu mẫu và bảo quản trong cồn 70 – 750 Nếu đối tượng thuộc các pha trước trưởng thành thì phải nuôi cho đến khi trưởng thành để lấy mẫu làm tiêu bản phục vụ cho việc xác định tên khoa học

*Bảo quản mẫu và định danh

Tất cả mẫu vật thiên địch đã thu thập trong điều tra thực địa đều được bảo quản theo phương pháp làm mẫu ướt Các mẫu được làm sạch trước khi ngâm trong dung dịch cồn 700 và bảo quản trong lọ thủy tinh nhỏ có nhãn bên ngoài ghi địa điểm và ngày thu

mẫu

Mẫu côn trùng và nhện thu được vào các lần điều tra sẽ được phân loại dựa theo sách

Shepard, B M., A T Barrion và J A Litsinger 1987 “Helpful insects, spiders and

pathogens”

* Chỉ tiêu theo dõi

- Thành phần loài nhện và côn trùng thiên địch bắt mồi của rầy nâu

- Tần số xuất hiện (TSXH) loài được tính theo công thức

TSXH (%) = (số lần loài xuất hiện/ tổng số lần điều tra) x 100

* Thời gian lấy chỉ tiêu

- Giai đoạn 30 ngày sau sạ

- Giai đoạn 45 ngày sau sạ (lúa làm đòng)

- Giai đoạn 70 – 75 ngày sau sạ (lúa trổ đều)

- Giai đoạn 80 ngày sau sạ (lúa chín đỏ đuôi)

Trang 32

3.3.2.2 Điều tra biến động mật số nhện và côn trùng thiên địch bắt mồi phổ biến của rầy nâu trên ruộng lúa

*Giống và ruộng điều tra: IR 50404, là giống đang trồng phổ biến tại địa phương trong

vụ hè thu ở Châu Thành – Tiền Giang Tiến hành chọn 3 ruộng được trồng theo tập quán canh tác của nông dân địa phương có cùng giai đoạn sinh trưởng phát triển, giống

và thời vụ giống nhau Cố định ruộng điều tra, mỗi ruộng có diện tích ít nhất 1000m2

*Phương pháp điều tra:

Điều tra định kỳ 7 ngày một lần theo 5 điểm chéo góc tịnh tiến không lặp lại cho đến cuối vụ Điều tra mỗi điểm dùng khay có kích thước 20cm x 20 cm x 5cm, trong khay

có tráng một lớp dầu mazut để bám dính rầy nâu và thiên địch Đặt khay hơi nghiêng 1 góc 450 so với thân cây lúa, mép khay chấm với thân cây lúa ở điểm sát mặt nước, đập nhẹ vào bụi lúa 2 – 3 lần, sau đó đếm số lượng rầy nâu và thiên địch ở từng điểm Tính trung bình và quy ra đơn vị con/m2

*Chỉ tiên theo dõi

- Mật số rầy nâu (con/m2)

- Mật số nhện và côn trùng thiên địch bắt mồi phổ biến (con/m2)

3.3.2.3 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đến thiên địch bắt mồi của rầy nâu

* Đặc điểm ruộng thí nghiệm

Ruộng có diện tích 3000m2, giống lúa IR 50404, ruộng được trồng và chăm sóc theo tập quán địa phương

Trang 33

*Các nghiệm thức thí nghiệm

NT Tên thương mại Tên hoạt chất Nồng độ Công ty sản xuẩt

1 Chess 50WG Pymetrozine 0,3 kg/ha Sygenta Vietnam Ltd

2 Oshin 20WP Dinotefuran 0,13 kg/ha Mitsui Chemicals Inc

3 Bassa 50EC Fenobucarb 50% 1,5 lít/ha Nihon Nohyaku Co.,

- Bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên

- Số nghiệm thức 5 (trong đó có một nghiệm thức đối chứng)

- Số lần lặp lại 3 (tổng cộng có 15 ô nghiệm thức)

- Mỗi ô cơ sở có diện tích 7m x 7m = 49m2

- Lượng nước sử dụng 400 lít/ha

- Khoảng cách giữa các lần lặp lại là 0,5m, giữa các nghiệm thức là 0,5m

Trang 34

* Sơ đồ bố trí thí nghiệm

LLL1 LLL2 LLL3

Chiều biến thiên

*Thời điểm xử lý và phương pháp phun: Phun thuốc 1 lần vào lúc lúa 45 ngày sau

sạ, và rầy nâu non (rầy cám) ở tuổi 2-3 và ở mật độ khoảng 2500 con/m2 Thời gian phun thuốc vào lúc sáng sớm, thuốc được phun bằng bình phun 8 lít, phun thuốc hướng vòi phun xuống sát phần gốc của cây lúa để rầy dễ bị dính thuốc

*Phương pháp và lịch theo dõi

Mỗi nghiệm thức điều tra 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm có kích thước 20cm

x 20cm, dùng khay có kích thước 20cm x 20cm x 5cm thoa dầu mazut để bám dính rầy nâu và thiên địch Đặt khay hơi nghiêng 1 góc 450 so với thân cây lúa, mép khay chấm với thân cây lúa ở điểm sát mặt nước, đập vào bụi lúa 2 – 3 lần, sau đó đếm số lượng rầy nâu, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, nhện lùn ở từng điểm

Thời gian theo dõi ở 1 ngày trước phun và 1,3,5,7,14 ngày sau phun

NT3 NT2 NT5 NT4 NT1

NT5 NT1 NT4 NT2 NT3

NT4 NT3 NT1 NT5 NT2

Trang 35

* Chỉ tiêu theo dõi:

Mật số rầy nâu (con/m2)

Mật số bọ xít mù xanh, bọ xít nước, nhện lùn (con/m2)

Hiệu lực (%) của thuốc được tính theo công thức Henderson – Tilton:

Q=[ 1-(Ta x Cb/Ca x Tb)]x 100

Q: là hiệu quả kỹ thuật tính bằng %

Ta: số cá thể sống sau khi phun

Tb: số cá thể sống trứơc khi phun

Ca: số cá thể sống đối chứng sau phun

Cb: số cá thể sống đối chứng trước phun

3.4 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu về hiệu lực thuốc được tính bằng % Các chỉ tiêu khác xử lý thống kê ANOVAII, trắc nghiệm LSD (được dùng để đánh giá sự khác biệt giữa các nghiệm thức) Sử dụng phần mềm Excel 2010 và MSTATC để xử lý số liệu

Trang 36

Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả điều tra thành phần thiên địch bắt mồi

Việc nghiên cứu thành phần thiên địch đóng một vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ thực vật Thành phần thiên địch trên cây lúa rất đa dạng và phong phú Trong quá trình sản xuất lúa, nếu nắm được thành phần thiên địch trên cây lúa ở các điều kiện canh tác khác nhau, sẽ có sơ sở xây dựng biện pháp phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả trên cơ sở xác định rõ những đối tượng thiên địch quan trọng, phổ biến và xuất hiện thường xuyên trên đồng ruộng

Mặc dù thành phần thiên địch trên lúa đã được nhiều tác giả nghiên cứu, nhưng thành phần thiên địch là không hoàn toàn giống nhau ở những địa phương khác nhau Thành phần thiên địch trên cây lúa ở những vùng khác nhau, chế độ canh tác khác nhau, ở những mùa vụ khác nhau và kĩ thuật canh tác khác nhau thì thành phần thiên địch cũng khác nhau

Trang 37

Bảng 4.1 Thành phần nhện lớn bắt mồi tại Châu Thành – Tiền Giang

Nhóm nhện lớn bắt mồi có 6 loài thuộc 3 họ khác nhau

- Nhện lùn có tần suất xuất hiện là 83,3% Nhện lùn có cơ thể rất nhỏ, khi trưởng

thành có 3 đôi chấm vạch ở lưng Nhện lùn thích ở ruộng lúa nước và kéo màm

ở gốc cây lúa phía trên mặt nước có thể có đến ba đến bốn chục con trong một

bụi lúa Chúng di chuyển chậm và bắt mồi chủ yếu là do chúng mắc vào màng

Một con nhện lùn có thể ăn từ 4 – 5 con rầy nâu và rầy xanh mỗi ngày

- Nhện chân dài có tần suất xuất hiện 68.3% Nhện Tetragnatha sp có thân và

chân dài, thường nằm dài trên lá lúa Một ngày một con nhện Tetragnatha sp có

thể bắt 2 – 3 con mồi

- Nhện lycosa có tần suất hiến là 21,7% Nhện Lycosa pseudoannulata có vạch

hình nĩa trên lưng và bụng có những điểm trắng Chúng không kéo màng mà

tấn công con mồi trực tiếp Mỗi ngày chúng ăn 10 – 15 con mồi

Trang 38

Bảng 4.2 Thành phần côn trùng thiên địch bắt mồi của rầy nâu tại Châu Thành – Tiền

Giang

Côn trùng thiên địch bắt mồi có 6 loài thuộc 3 bộ khác nhau

- Bọ xít mù xanh có tần suất xuất hiện là 93,3 % Loài này có kích thước cơ thể

nhỏ hoặc trung bình (dài khoảng 3 - 4 mm), màu xanh và đen, râu đầu có bốn

đốt, không có mắt đơn Phần màng có 1 - 2 buồng cánh, còn mạch cánh khác

đều tiêu biến Cùng một loài thường có dạng cánh lớn, cánh ngắn và không có

cánh Bàn chân có ba đốt

- Bọ xít nước ăn thịt có tần suất xuất hiện là 51,7% Là loài bọ xít nhỏ, có vạch

trên lưng Con trưởng thành vai rộng có thể có cánh hoặc không có cánh trên

lưng Loại không có cánh không có vạch đen và vạch trắng ở cổ và cánh trước

Có thân hình nhỏ và bàn chân trước chỉ có một đốt Mỗi ngày một con bọ xít

nước có thể ăn từ 4 – 7 bọ rầy

-

Trang 39

Hình 4.1 Bọ xít nước ăn thịt

Trang 40

Hình 4.4 Nhện chân dài Hình 4.5 Nhện linh miêu

Ngày đăng: 11/06/2018, 08:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w