1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN PHYTOPHTHORA VÀ PYTHIUM GÂY HẠI TRÊN CÂY HOA LÀI (Jasminum spp.) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

103 344 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Với các mẫu Phytophthora và Pythium đã phân lập được sẽ thực hiện thí nghiệm đánh giá khả năng gây hại của chúng trên rễ cây đậu nành và trên lá cây hoa lài, sử dụng lá non, lá bánh tẻ,

Trang 1

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN PHYTOPHTHORA VÀ PYTHIUM

GÂY HẠI TRÊN CÂY HOA LÀI (Jasminum spp.)

Trang 2

NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN PHYTOPHTHORA VÀ PYTHIUM

GÂY HẠI TRÊN CÂY HOA LÀI (Jasminum spp.)

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

™ Chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu và quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh; Quý thầy

cô Khoa Nông Học đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em theo học tại trường

Cảm ơn Ban Lãnh Đạo và các anh chị tại Trung tâm Kiểm Dịch Thực Vật Sau Nhập Khẩu II đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp

Cảm ơn anh Nguyễn Mạnh Thế, bạn Bùi Thị Tôn Thất, bạn Nguyễn Thị Phụng Kiều, bạn Võ Nhất Sinh cùng tất cả các bạn đã giúp đỡ, động viên và góp ý cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường, đặc biệt là trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp

có quá nhiều lo lắng và căng thẳng

™ Lời cảm ơn sâu sắc:

Thầy Lê Đình Đôn, thầy Lê Cao Lượng và chị Phan Thị Thu Hiền (Trung tâm Kiểm Dịch Thực Vật Sau Nhập Khẩu II) đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện

và hoàn thiện đề tài tốt nghiệp

™ Luôn ghi nhớ công ơn:

Con cảm ơn cha mẹ đã sinh thành và nuôi dạy con khôn lớn như ngày hôm nay, gia đình luôn là điểm tựa để con phấn đấu cho các mục tiêu trong cuộc đời này

Xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, 08/2011 Đinh Thị Ánh Tuyết

Trang 4

TÓM TẮT

Đinh Thị Ánh Tuyết, Khoa Nông Học – Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh,

tháng 08/2011 Đề tài “Nghiên cứu tác nhân Phytophthora và Pythium gây hại trên cây

hoa lài (Jasminum spp.) tại thành phố Hồ Chí Minh”

Giáo viên hướng dẫn: TS Lê Đình Đôn

ThS Lê Cao Lượng Cây hoa lài từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng trong đời sống, hoa lài được dùng để ướp trà, làm cảnh, làm thuốc, nước hoa, mỹ phẩm và có cả vai trò trong tín ngưỡng tại một số nơi Đây là loài cây khá dễ trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều vùng đã chuyên canh cây trồng này từ khá lâu trong đó có Tp Hồ Chí Minh, tuy nhiên tình hình sâu bệnh hại là một phần nguyên nhân làm diện tích canh tác cây hoa lài giảm sút các năm qua tại Tp Hồ Chí Minh và bệnh thối rễ chết cây hoa lài có liên quan

đến tác nhân Phytophthora và Pythium mà hiện nay trong nước vẫn chưa có nghiên cứu

liên quan đến hai tác nhân này gây hại trên cây hoa lài Xuất phát từ thực tế trên, đề tài đã được thực hiện

Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2011 đến tháng 07/2011, tại Phòng Khảo Sát Thực Nghiệm – Trung tâm Kiểm Dịch Thực Vật Sau Nhập Khẩu II Đề tài được tiến

hành trên các mẫu Phytophthora và Pythium phân lập được từ 30 mẫu bệnh thu thập từ

các vùng trồng lài của Tp Hồ Chí Minh gồm: Xã Nhị Bình – Huyện Hoóc Môn, Xã Bình

Mỹ – Huyện Củ Chi và Phường Thạnh Lộc – Quận 12 Mục tiêu của đề tài là xác định tác

nhân Phytophthora và Pythium gây bệnh thối rễ chết cây hoa lài

Các mẫu bệnh sau khi thu thập được tiến hành phân lập nhóm tác nhân

Phytophthora và Pythium Với các mẫu Phytophthora và Pythium đã phân lập được sẽ

thực hiện thí nghiệm đánh giá khả năng gây hại của chúng trên rễ cây đậu nành và trên lá cây hoa lài, sử dụng lá non, lá bánh tẻ, lá già với phương pháp gây vết thương và không

gây vết thương Khảo sát sự sinh trưởng của các mẫu Phytophthora và Pythium trên 4

loại môi trường CMA, CRA, PCA, PGA, và tại 5 mức nhiệt độ 15oC, 20oC, 25oC, 30oC,

35oC Xếp các mẫu đã phân lập vào hai nhóm Phytophthora và Pythium bằng phương

pháp mô tả hình thái học, đồng thời dựa vào đặc điểm hình thái học phân thành những

nhóm nhỏ hơn trong hai nhóm lớn Phytophthora và Pythium

Trang 5

Qua các thí nghiệm đã tiến hành, trong 30 mẫu bệnh thu thập đã phân lập được 16

mẫu thuộc hai nhóm Phytophthora và Pythium Từ hai nhóm lớn này bằng phương pháp

mô tả hình thái học, khảo sát khả năng sinh trưởng của các mẫu đã phân lập trên 4 môi

trường CMA, CRA, PCA, PGA đã phân thành 4 nhóm nhỏ thuộc nhóm Phytophthora và

2 nhóm nhỏ thuộc nhóm Pythium

Hai thí nghiệm đánh giá khả năng gây hại của các mẫu Phytophthora và Pythium

đã phân lập được trên rễ cây đậu nành con và trên lá cây hoa lài đã chứng tỏ động bào tử

và sợi nấm của hai nhóm Phytophthora và Pythium đều có khả năng xâm nhiễm, gây hại

đến cây trồng

Khoảng nhiệt độ 20oC – 30oC là thích hợp nhất cho cả hai nhóm Phytophthora và

Pythium phát triển, ở nhiệt độ 35oC có 2 mẫu là NB03 và TL04 trong 16 mẫu phân lập sinh trưởng rất chậm và ở nhiệt độ 15oC cả hai nhóm đều sinh trưởng chậm Trên các môi

trường dinh dưỡng và tại các mức nhiệt độ thí nghiệm, nhóm Pythium luôn sinh trưởng nhanh hơn so với nhóm Phytophthora

Trang 6

Mục lục

Trang

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Mục lục v Danh sách các chữ viết tắt viii

Danh sách các bảng ix

Danh sách các hình x

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu 2

1.2.1 Yêu cầu 2

1.3 Giới hạn đề tài 2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Sơ lược về cây hoa lài 3

2.1.1 Nguồn gốc phân loại 3

2.1.2 Đặc tính thực vật học 4

2.1.3 Điều kiện sinh thái 5

2.1.4 Giá trị kinh tế của cây hoa lài 6

2.1.5 Tình hình nghiên cứu bệnh hại trên cây hoa lài 6

2.1.5.1 Nghiên cứu ngoài nước về bệnh hại trên cây hoa lài 6

2.1.5.2 Nghiên cứu trong nước về bệnh hại trên cây hoa lài 7

2.2 Sơ lược về Phytophthora và Pythium 9

2.2.1 Vị trí phân loại của Phytophthora và Pythium 9

2.2.2 Đặc điểm của Phytophthora và Pythium 9

2.2.2.1 Sơ lược về Phytophthora 11

2.2.2.2 Sơ lược về Pythium 12

2.2.3 Những điểm khác biệt giữa Phytophthora và Pythium 14

Trang 7

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15

3.1.1 Thời gian nghiên cứu 15

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 15

3.2 Nội dung nghiên cứu 15

3.3 Phương pháp nghiên cứu 15

3.3.1 Phương pháp thu thập mẫu bệnh 15

3.3.2 Phương pháp phân lập Phytophthora và Pythium từ các mẫu bệnh thu thập 16

3.3.2.1 Phương pháp chuẩn bị một số môi trường phân lập 16

3.3.2.2 Phương pháp phân lập từ rễ 17

3.3.2.3 Phương pháp phân lập từ đất 18

3.3.3 Phương pháp đánh giá khả năng gây hại của các mẫu Phytophthora và Pythium đã phân lập được 18

3.3.3.1 Phương pháp đánh giá trên rễ 18

3.3.3.2 Phương pháp đánh giá trên lá 19

3.3.4 Phân nhóm các mẫu Phytophthora và Pythium đã phân lập được bằng đặc điểm hình thái 20

3.3.4.1 Mô tả hình thái trên các môi trường dinh dưỡng 20

3.3.4.2 Mô tả hình thái bằng phương pháp búi sợi nấm 20

3.3.5 Khảo sát khả năng sinh trưởng của các mẫu Phytophthora và Pythium đã phân lập được 21

3.3.5.1 Khảo sát khả năng sinh trưởng trên các môi trường dinh dưỡng 21

3.3.5.2 Khảo sát khả năng sinh trưởng ở các mức nhiệt độ khác nhau 22

3.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 22

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

4.1 Kết quả phân lập và phân nhóm Phytophthora và Pythium 23

4.1.1 Kết quả phân lập Phytophthora và Pythium 23

4.1.2 Kết quả phân nhóm dựa vào đặc điểm hình thái học 23

4.2 Khả năng gây hại của các mẫu Phytophthora và Pythium đã phân lập được 24

Trang 8

4.2.1 Khả năng gây hại trên rễ 24

4.2.2 Khả năng gây hại trên lá 26

4.3 Khả năng sinh trưởng của các mẫu Phytopthora và Pythium đã phân lập được trên các môi trường dinh dưỡng 31

4.4 Đặc trưng hình thái các mẫu Phytophthora và Pythium đã phân lập được 40

4.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của các mẫu Phytophthora và Pythium đã phân lập được 47

4.6 Thảo luận kết quả 56

4.6.1 Khả năng gây hại của các mẫu Phytophthora và Pythium đã phân lập được 56

4.6.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của các mẫu Phytophthora và Pythium đã phân lập được 56

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58

5.1 Kết luận 58

5.2 Đề nghị 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHỤ LỤC

Trang 9

CV Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)

PCA Thạch cà rốt khoai tây (Potato Carrot Agar)

PGA Thạch đường khoai tây (Potato Glucose Agar)

WA Thạch nước cất (Water Agar)

Trang 10

DANH S ÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Diện tích canh tác cây hoa lài tại Tp Hồ Chí Minh qua các năm 8

Bảng 3.1 Thời gian, địa điểm và số mẫu bệnh thu thập 16

Bảng 4.1 Số mẫu Phytophthora hoặc Pythium phân lập được từ các nơi lấy mẫu 23

Bảng 4.2 Tỉ lệ nhiễm bệnh của cây đậu nành sau 7 ngày chủng 24

Bảng 4.3 Kích thước vết bệnh trên lá non có gây vết thương ở 3 NSC và 10 NSC 26

Bảng 4.4 Kích thước vết bệnh trên lá bánh tẻ có gây vết thương ở 3 NSC và 10 NSC 27

Bảng 4.5 Kích thước vết bệnh trên lá già có gây vết thương ở 3 NSC và 10 NSC 28

Bảng 4.6 Đường kính tản nấm và tốc độ sinh trưởng trung bình của các mẫu Phytophthora và Pythium trên môi trường CMA nuôi cấy ở nhiệt độ phòng 32

Bảng 4.7 Đường kính tản nấm và tốc độ sinh trưởng trung bình của các mẫu Phytophthora và Pythium trên môi trường CRA nuôi cấy ở nhiệt độ phòng 33

Bảng 4.8 Đường kính tản nấm và tốc độ sinh trưởng trung bình của các mẫu Phytophthora và Pythium trên môi trường PCA nuôi cấy ở nhiệt độ phòng 34

Bảng 4.9 Đường kính tản nấm và tốc độ sinh trưởng trung bình của các mẫu Phytophthora và Pythium trên môi trường PGA nuôi cấy ở nhiệt độ phòng 35

Bảng 4.10 Tốc độ sinh trưởng trung bình của hai nhóm Phytophthora và Pythium trên các môi trường dinh dưỡng 36

Bảng 4.11 Bảng mô tả tóm tắt hình thái học các mẫu Phytophthora và Pythium trên các môi trường dinh dưỡng 40

Bảng 4.12 Đường kính tản nấm và tốc độ sinh trưởng trung bình của các mẫu Phytophthora và Pythium trên môi trường CRA ở nhiệt độ 15oC 48

Bảng 4.13 Đường kính tản nấm và tốc độ sinh trưởng trung bình của các mẫu Phytophthora và Pythium trên môi trường CRA ở nhiệt độ 20oC 49

Bảng 4.14 Đường kính tản nấm và tốc độ sinh trưởng trung bình của các mẫu Phytophthora và Pythium trên môi trường CRA ở nhiệt độ 25oC 50

Bảng 4.15 Đường kính tản nấm và tốc độ sinh trưởng trung bình của các mẫu Phytophthora và Pythium trên môi trường CRA ở nhiệt độ 30oC 51

Bảng 4.16 Đường kính tản nấm và tốc độ sinh trưởng trung bình của các mẫu Phytophthora và Pythium trên môi trường CRA ở nhiệt độ 35oC 52

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Một số triệu chứng của bệnh thối rễ chết cây hoa lài 8

Hình 4.1 Triệu chứng sau 7 ngày chủng các mẫu Phytophthora và Pythium đã phân lập được trên rễ cây đậu nành 25

Hình 4.2 Lá lài không gây vết thương sau 3 ngày chủng 29

Hình 4.3 Lá lài không gây vết thương sau 10 ngày chủng 29

Hình 4.4 Lá lài có gây vết thương sau 3 ngày chủng 30

Hình 4.5 Lá lài có gây vết thương sau 10 ngày chủng 30

Hình 4.6 Hình thái khuẩn lạc mẫu NB03 trên 4 loại môi trường sau 3 ngày cấy 37

Hình 4.7 Hình thái khuẩn lạc mẫu NB04 trên 4 loại môi trường sau 3 ngày cấy 37

Hình 4.8 Hình thái khuẩn lạc mẫu BM03 trên 4 loại môi trường sau 3 ngày cấy 38

Hình 4.9 Hình thái khuẩn lạc mẫu BM10 trên 4 loại môi trường sau 3 ngày cấy 38

Hình 4.10 Hình thái khuẩn lạc mẫu TL04 trên 4 loại môi trường sau 3 ngày cấy 39

Hình 4.11 Hình thái khuẩn lạc mẫu BM08 trên 4 loại môi trường sau 3 ngày cấy 39

Hình 4.12 Đặc điểm của Phytophthora sp (1) 44

Hình 4.13 Đặc điểm của Phytophthora sp (2) 44

Hình 4.14 Đặc điểm của Phytophthora sp (3) 45

Hình 4.15 Đặc điểm của Phytophthora sp (4) 45

Hình 4.16 Đặc điểm của Pythium sp (1) 46

Hình 4.17 Đặc điểm của Pythium sp (2) 46

Hình 4.18 Hình thái khuẩn lạc mẫu NB03 ở 5 mức nhiệt độ trên môi trường CRA sau 3 ngày cấy 53

Hình 4.19 Hình thái khuẩn lạc mẫu NB04 ở 5 mức nhiệt độ trên môi trường CRA sau 3 ngày cấy 53

Trang 12

Hình 4.20 Hình thái khuẩn lạc mẫu BM03 ở 5 mức nhiệt độ

trên môi trường CRA sau 3 ngày cấy 54 Hình 4.21 Hình thái khuẩn lạc mẫu BM10 ở 5 mức nhiệt độ

trên môi trường CRA sau 3 ngày cấy 54 Hình 4.22 Hình thái khuẩn lạc mẫu TL04 ở 5 mức nhiệt độ

trên môi trường CRA sau 3 ngày cấy 55 Hình 4.23 Hình thái khuẩn lạc mẫu BM08 ở 5 mức nhiệt độ

trên môi trường CRA sau 3 ngày cấy 55

Trang 13

Chương 1 GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Công dụng của hoa lài đã được con người biết đến từ lâu, từ thế kỷ 13 người Trung Quốc đã dùng hoa lài để ướp trà, thế kỷ 17 du nhập vào Châu Âu và được dùng như một loại cây cảnh có hương thơm Hoa lài còn có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của người Ấn Độ, là quốc hoa của Philippines và Indonesia, hiện nay cây hoa lài được trồng làm cảnh ở khắp nước ta Ngoài ra hoa lài còn được dùng làm nước hoa,

mỹ phẩm, và theo y học cổ truyền, hoa lài còn là vị thuốc hay, có tính bình, hơi hàn, vị đắng có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh

Nhờ dược tính của mình mà hoa lài có giá trị kinh tế cao, mang lại nhiều lợi nhuận cho người trồng Hơn nữa cây hoa lài rất dễ trồng vì cây thích nghi khá tốt đối với điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta trong đó có Tp Hồ Chí Minh Tuy nhiên, thực

tế diện tích trồng cây hoa lài tại Tp Hồ Chí Minh đang giảm một cách đáng kể, theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật Tp Hồ Chí Minh năm 2001 diện tích trồng lài tại quận 12 là 600 ha, huyện Hoóc Môn là 100 ha, đến năm 2010 diện tích trồng cây hoa lài chỉ còn 74,5 ha ở quận 12 và 30 ha ở huyện Hoóc Môn Thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh tế của việc canh tác cây hoa lài dẫn đến diện tích trồng cây hoa lài tại Tp Hồ Chí Minh bị giảm sút

Hiện nay các nghiên cứu về bệnh hại trên cây hoa lài vẫn còn khá ít kể cả trên

thế giới và tại Việt Nam Trong 43 nghiên cứu liên quan đến chi Jasminum thì chỉ có 6

nghiên cứu về sâu bệnh hại (Springerlink, 2011), các nghiên cứu trong nước mới chỉ dừng lại ở điều tra, khảo sát mức độ thiệt hại của sâu bệnh gây ra trên cánh đồng, rất ít nghiên cứu liên quan đến tác nhân gây hại, vì vậy các biện pháp quản lý bệnh hại còn hạn chế Một trong các bệnh hại quan trọng là bệnh thối rễ chết cây hoa lài vì bệnh rất khó phát hiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng nụ hoa lài và khi cây đã thể hiện triệu chứng bệnh rõ ràng thì gần như không thể cứu chữa

Trang 14

Theo Leonhardt và Teves (2002), Pythium là một trong các tác nhân gây bệnh thối rễ chết cây hoa lài, đồng thời Phytophthora cũng là một tác nhân tương tự

Pythium Hiện nay trong nước vẫn chưa có nghiên cứu liên quan đến hai nhóm tác

nhân này gây hại trên cây hoa lài, xuất phát từ thực tế trên đề tài “Nghiên cứu tác

nhân Phytophthora và Pythium gây hại trên cây hoa lài (Jasminum spp.) tại thành

phố Hồ Chí Minh” được thực hiện

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu

Xác định tác nhân Phytophthora và Pythium gây bệnh thối rễ chết cây hoa lài

1.2.2 Yêu cầu

- Phân lập Phytophthora và Pythium trên các mẫu bệnh thu thập và phân nhóm

các mẫu đã phân lập được

- Chủng bệnh trên rễ cây đậu nành con và trên lá cây hoa lài trong điều kiện

phòng thí nghiệm

- Mô tả hình thái học của Phytophthora và Pythium

- Khảo sát khả năng sinh trưởng của Phytophthora và Pythium

1.3 Giới hạn đề tài

- Chưa định danh được tên loài các mẫu Phytophthora và Pythium đã phân lập

được bằng mô tả hình thái học

- Chưa thực hiện chủng bệnh trên cây hoa lài bằng các mẫu Phytophthora và

Pythium đã phân lập được ở điều kiện ngoài đồng nhằm xác định lại tác nhân

gây bệnh theo qui tắc Koch

Trang 15

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về cây hoa lài

2.1.1 Nguồn gốc phân loại

Cây hoa lài có nguồn gốc ở Nam Á (Ấn Độ, Philippines, Myanmar và Sri lanka) cho đến Ả Rập và được trồng làm cảnh khắp nơi

Chi Nhài hay chi Lài (Jasminum) là một chi cây leo có 500 loài thuộc họ Nhài

(Oleaceae), trong đó có 4 loài phổ biến:

+ Jasminum officinale L

+ Jasminum sambac (L.) Ait

Nhưng được trồng phổ biến nhất là loài Jasminum sambac (L.) Ait hay còn gọi là lài Ả rập (Arabian jasmine) (Phùng Thị Bạch Yến, 2000)

Jasminum officinale mọc ở chân núi Himalaya và vùng đồng bằng

Granges, được trồng thương mại ở vùng có khí hậu ôn hòa của Ấn Độ đặc biệt là Chtar Pradesh và Andhra Pradesh Từ đó chúng đã được mang tới Trung Quốc, Pháp, Địa Trung Hải, được người Marốc mang tới Tây Ban Nha, đây cũng là loài rất nổi tiếng và phổ biến nhất nước Anh và là loài được ưa chuộng nhất ở Châu Âu

Trang 16

Ở miền Nam nước Pháp có hai loài là Jasminum officinale và

Jasminum grandiforum, Jasminum officinale là loài hoang dại thường sống

trên các vùng núi cao còn Jasminum grandiforum thường được gọi là lài Tây Ban Nha, được trồng để chiết xuất tinh dầu tự nhiên Jasminum grandiforum

đã có mặt ở vùng Grasse của Pháp hơn 200 năm, chúng được trồng để phục

vụ cho công nghệ sản xuất nước hoa nổi tiếng trên thế giới

Jasminum angustifolium và Jasminum humile được trồng rộng rãi ở Ấn

Độ, Jasminum fruticans mọc tự nhiên ở phía Nam Châu Âu và vùng Địa Trung Hải Ở Trung Quốc, Jasminum paniculatum được trồng khắp nơi,

Jasminum nudiflorum là hoa lài có màu vàng rực rỡ cũng được trồng ở đây

(Ernest Guenther, 1952)

Theo Trần Thị Dung (1999), ở Việt Nam hoa lài đã có mặt khoảng một thế kỷ trước ở làng hoa Ngọc Hà (Hà Nội), làng hoa Gò Vấp, Hoóc Môn (TP.HCM) Hiện nay, để xuất khẩu hoa lấy hương liệu các nhà vườn ở Tp Hồ Chí Minh gây trồng

chủng có cánh kép Jasminum sambac var flora pleno Hort (Trần Hợp, 1998)

2.1.2 Đặc tính thực vật học

Đặc điểm họ Oleaceae: Thân gỗ leo hay mọc thành bụi, phân nhánh lưỡng phân rất rõ Lá không có lá kèm, thường mọc đối hay lá kép lông chim lẻ Hoa đều mẫu năm, lưỡng tính ít khi đơn tính, có lá bắc và hai lá bắc con Hoa ít khi mọc riêng lẻ mà xếp thành chùm kép hay xim ở ngọn Quả có thể là quả khô hay quả mọng

Đặc điểm hình thái của loài Jasminum sambac

Theo Nguyễn Hữu Đảng (2003), Trần Hợp (1998) và Phạm Hoàng Hộ (1999)

thì cây lài Jasminum sambac có những đặc điểm sau:

- Cây có thân gỗ nhỏ, mọc thành bụi, nhiều cành nhánh, có thể vươn dài

trên giá đỡ, thường cao 0,5 – 3 m Lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, gần như không có cuống Lá dài 3 – 12,5 cm, rộng 2 – 7,5 cm, ở kẽ lá có những gân phụ, mỗi bên có 5 – 6 gân phụ, lồi ở giữa, cong đột ngột ở mép, gân con hình mạng lưới Rễ thuộc loại rễ chùm, phát triển nhiều, lan rộng Hoa màu trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây, hoa rất thơm, thường mọc thành phát, mỗi phát hoa có từ 3 –

12 hoa, cánh hoa thường tròn hay tròn dài, hoa thường từ 8 – 10 cánh

Trang 17

xếp thành hai lớp Lá đài hẹp, có lông ở bìa đôi khi không có lông, lá bắc hình sợi chỉ Quả màu đen, hình cầu có 2 ngăn, đường kính 6 mm, bao bọc bởi đài hoa

• Đặc điểm hình thái một số loài khác

Theo Maud Grieve (1931), ngoài loài Jasminum sambac trên thế giới còn có rất

nhiều loài khác, trong đó 4 loài phổ biến:

- Jasminum officinale là cây bụi thân leo mảnh khảnh, xanh quanh năm,

có thể phát triển đến 10 m Lá màu xanh đậm, hoa nhỏ màu trắng hình giống như ngôi sao

- Jasminum grandiforum là cây lâu năm, có nhiều cành, cành phía dưới

cứng, dạng gỗ còn cành ở phía trên mọc vươn dài, yếu, dạng cỏ Cành

có thể dài từ 1,5 – 2 m, lá hình bầu dục, nhọn ở phía dưới

- Jasminum angustifolium là cây thân leo xanh quanh năm, cao 3 – 3,65m,

lá rộng màu xanh sáng bóng, hoa màu trắng, nở quanh năm và rất thơm

- Jasminum nudiflorum có màu vàng rực rỡ vào mùa đông trước khi ra lá,

phát triển nhanh chóng trong bất cứ điều kiện nào

2.1.3 Điều kiện sinh thái

Cây lài có nguồn gốc ở Nam Á, nhiệt độ thích hợp cho cây lài sinh trưởng là 20 – 330C, nhiệt độ thấp 8 – 100C cây sinh trưởng kém Lài là cây ưa sáng, do đó cần trồng nơi thoáng, rộng, không bị che bóng, cây mới cho năng suất cao và hoa mới thơm Lài cần nước để sinh trưởng và ra hoa liên tục nhưng không chịu úng do đó cần trồng nơi cao ráo, tưới tiêu thuận lợi Lài sống được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất đồng bằng trung tính (pH từ 6,5 – 7) đến đất đồi núi hơi chua (pH từ 3,5 – 4); từ đất thịt nặng đến đất thịt pha cát, đất đồi núi nghèo dinh dưỡng, đất bạc màu nếu được chăm sóc tốt, bón phân, tưới nước đầy đủ vẫn cho năng suất hoa cao

Ngày dài và thời tiết nóng thuận lợi cho việc ra hoa và kích thước hoa lớn Cây lài phát triển tốt ở những vùng khô và dưới lượng ánh sáng mặt trời đầy đủ cây cho lượng hoa dồi dào Dưới điều kiện râm mát cây phát triển kém và cho hoa ít hơn Nhiệt

độ ban ngày từ 27 – 32oC và ban đêm từ 21 – 27oC là tốt nhất Nếu nhiệt độ ban đêm dưới 21oC năng suất và kích thước hoa giảm Cây chịu mặn và gió trung bình, gió mạnh có thể làm gãy hoa (Trần Hợp, 1998)

Trang 18

2.1.4 Giá trị kinh tế của cây hoa lài

Trong những năm gần đây chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số địa phương phát triển mạnh, nhất là mô hình trồng hoa màu theo hướng chuyên canh cho hiệu quả kinh tế cao Ngoài Tp Hồ Chí Minh đã chuyên canh cây hoa lài lâu năm thì một số tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bình Dương đã đưa cây hoa lài vào mô hình sản xuất nông nghiệp và được xem là mô hình rất có triển vọng

Theo người dân canh tác cây hoa lài thì sau 3 tháng trồng cây sẽ ra hoa và cây

ra hoa quanh năm nên thời gian thu hoạch liên tục Tuy năng suất cho hoa của cây lài ở mùa nắng và mùa mưa không đồng đều, mùa nắng ra hoa nhiều hơn mùa mưa, giá cả cũng có phần chênh lệch, có lúc lên hơn 130 ngàn đồng 1 kg hoa tươi có lúc xuống 20 ngàn đồng 1 kg nhưng ngày nào cũng có thu nhập nên đây vẫn là cây cho giá trị kinh

tế cao, hầu hết các hộ trồng lài đều cho thu nhập từ 15 – 20 triệu đồng 1 năm

Một số địa phương khác hiện nay đang mở rộng mô hình trồng cây hoa lài như tại ấp Long Hưng, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là nơi trồng cây hoa lài phổ biến nhất, toàn ấp có hơn 20 ha đất trồng cây hoa lài chuyên canh (Chu Trinh, 2007) Hiện nay, tỉnh Trà Vinh có khoảng 200 hộ dân trồng cây hoa lài và diện tích trồng hơn 43 ha, trong đó có 37 ha đang cho hoa, thu hoạch đạt 2,73 tấn.ha-1(Nguyễn Tân, 2007)

2.1.5 Tình hình nghiên cứu bệnh hại trên cây hoa lài

2.1.5.1 Nghiên cứu ngoài nước về bệnh hại trên cây hoa lài

Có khá ít tài liệu nghiên cứu về bệnh hại trên cây hoa lài Trước đây không ai biết bệnh vi rút là nguyên nhân gây khảm vàng trầm trọng trên lá cây hoa lài, nó được phát hiện vào năm 1995 tại Kaohsiung và Pingtung, Đài Loan Triệu chứng bao gồm các đốm vàng không đều và khảm vàng trầm trọng quan sát thấy trên ruộng Khi quan sát thấy nhiều sợi vi rút nhỏ trong nhựa nguyên của cây lài và một sợi vi rút dài khoảng 720 – 750 nm trong một mẫu nhỏ được phân lập thành công từ mẫu cây hoa lài

có triệu chứng khảm vàng Đây là lần đâu tiên ghi nhận bệnh vi rút trên cây hoa lài ở Đài Loan Điểm nhiệt không hoạt động của vi rút là 50 – 55oC, tuổi thọ trong điều kiện

invitro là 2 – 3 ngày và hơn 10 tháng ở nhiệt độ – 70oC Sự biến đổi các cơ quan tế bào của nhân, lục lạp, ti thể trong lá do vi rút gây hại thể hiện triệu chứng khảm vàng được quan sát dưới kính hiển vi điện tử, vi rút được xác định là một loài Potyvirus mới dựa

Trang 19

trên hình thái học của nó, kích thước, đặc tính thể chất, sự gây bệnh, đặc tính huyết thanh, % nucleotic và sự đồng nhất trình tự amino acid Tên Jasmine virus T (JaVT), được tạm thời đưa ra Đây là lần đầu tiên ghi nhận về sự phân lập thành công vi rút từ cây hoa lài trên thế giới (Lin, Y Y và ctv., 2004)

Theo Leonhardt và Teves (2002), các sinh vật hại chính trên cây hoa lài gồm:

- Bọ trĩ gây hại hoa: Thrips hawaiiensis, Frankliniella occidentalis

- Muỗi vằn gây hại hoa: Contarinia maculipennis

- Nhện có phổ ký chủ rộng: Polyphagotarsonemus latus

- Nhện đỏ: Tetranychus cinnabarinus

- Bọ phấn trắng: Aleuroclava jasmini, Dialeurodes kirkaldyi

- Rệp sáp: Pseudococcus longispinus

- Sâu ăn lá: Psilogramma menephron

- Bệnh thối rễ: Pythium, Rhizoctonia, Sclerotium rolfsii

D và ctv., 2007)

2.1.5.2 Nghiên cứu trong nước về bệnh hại trên cây hoa lài

Cho đến nay bệnh trên cây hoa lài vẫn chưa được quan tâm nhiều, một số nghiên cứu trong nước chỉ dừng lại ở điều tra, khảo sát, đánh giá tỷ lệ bệnh cũng như những thiệt hại bệnh trên cánh đồng Tình hình sâu bệnh gây hại vẫn chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả là nguyên nhân quan trọng làm diện tích canh tác cây hoa lài tại Tp Hồ Chí Minh giảm dần, theo báo cáo của Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Tp Hồ Chí Minh ở bảng 2.1 cho thấy diện tích trồng lài đã giảm đáng kể

Trang 20

Bảng 2.1 Diện tích canh tác cây hoa lài tại Tp Hồ Chí Minh qua các năm

Vùng canh tác Diện tích canh tác cây hoa lài qua các năm (ha)

2001 2007 2010

(Nguồn: Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Tp Hồ Chí Minh, 2010)

Đặc biệt bệnh thối rễ chết cây hoa lài hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về tác nhân và cách phòng trị hiệu quả Điểm đáng chú ý là bệnh khó phát hiện, thời gian đầu cây vẫn sinh trưởng bình thường, khi lá hơi chuyển vàng, cây sinh trưởng chậm dễ gây nhầm lẫn với hiện tượng thiếu dinh dưỡng, đến khi cây thể hiện triệu chứng một cách rõ ràng như lá vàng và rụng toàn bộ thì không thể cứu chữa vì bộ rễ của cây gần như đã hư hại toàn bộ

Theo nghiên cứu của Leonhardt và Teves (2002), Pythium là một trong các tác

nhân gây bệnh thối rễ chết cây hoa lài Do vậy trong nghiên cứu này sẽ tập trung vào

Pythium và một tác nhân tương tự nó là Phytophthora

Hình 2.1 Một số triệu chứng của bệnh thối rễ chết cây hoa lài A: triệu chứng vàng lá;

B: triệu chứng lá vàng và rụng; C: cây hoa lài chết do bệnh thối rễ; D, E: Bộ rễ bị hư hại của cây hoa lài mắc bệnh thối rễ chết cây

D

BA

Trang 21

2.2 Sơ lược về Phytophthora và Pythium

2.2.1 Vị trí phân loại của Phytophthora và Pythium

Pythium và Phytophthora là hai chi thuộc lớp Oomycetes trong giới Chromista,

chúng không phải là nấm thực mà là vi sinh vật giống nấm

Vị trí phân loại của Pythium và Phytophthora (Burgess và ctv., 2009)

2.2.2 Đặc điểm của Phytophthora và Pythium

Lớp Oomycetes có những đặc trưng về hình thái và chu kỳ sống gần giống nấm thực, tuy nhiên chúng được phân biệt rõ ràng với nấm thực bởi di truyền học và cơ chế sinh sản của chúng (Erwin và Ribeiro, 1996), chúng sản sinh ra các sợi nấm không vách ngăn, một đặc điểm chính phân biệt chúng với các chi nấm thực Một đặc điểm của lớp Oomycetes là sinh các du động bào tử với lông roi từ bọc bào tử qua sinh sản

vô tính và sinh bào tử noãn thông qua sinh sản hữu tính (Võ Thị Thu Oanh, 2007) Chu kỳ sống của Phytophthora và Pythium có nhiều dạng bào tử gồm:

- Túi bào tử: có thể được xem là bào tử vô tính Túi bào tử nảy mầm trực tiếp khi môi trường giàu dinh dưỡng, nước quyết định cho sự hình thành túi bào tử Túi bào tử không hình thành trong môi trường có pH cao Sự hiện diện của ion Cu2+ hạn chế sự hình thành túi bào tử

- Động bào tử: được hình thành dưới điều kiện như túi bào tử; đòi hỏi có nhiều nước tự do và nhiệt độ thấp hơn khoảng 15 – 18oC Chúng là bào tử vách mỏng, vô tính, có thể bơi bằng hai lông roi Động bào tử được sinh ra trong túi bào tử, nhiều bào

tử động hình thành trong mỗi túi bào tử, làm tăng khả năng lây nhiễm đến ký chủ mới Động bào tử bị hấp dẫn bởi dịch tiết từ rễ cây; vết thương, phần mọng nước của rễ và chồi ngọn là thích hợp nhất cho sự lây nhiễm Động bào tử xuyên thẳng vào cây ký chủ qua rễ hoặc qua khí khổng

Trang 22

- Bào tử noãn: là bào tử hữu tính, hình thành từ sự kết hợp của các túi giao tử, được gọi là túi đực và túi noãn Sterol là chất thiết yếu cho sự hình thành bào tử noãn Bào tử noãn bị ức chế bởi ánh sáng, nhưng nhiệt độ cho bào tử noãn hình thành nhìn chung là thấp hơn cho sự phát triển của túi noãn Bào tử noãn được xem như là một cấu trúc nghỉ và dưới điều kiện không thích hợp chúng đi vào giai đoạn ngủ nghỉ Khi điều kiện thích hợp trở lại cho sự nảy mầm chúng sẽ hình thành sợi nấm, sau đó hình thành túi bào tử và động bào tử

- Bào tử hậu (Chlamydospore) là một cấu trúc nghỉ vô tính Chúng là những tế bào sinh dưỡng hình thành bên trong sợi nấm hoặc tại đầu chóp của sợi nấm Chúng phát triển vách dày, có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt Điều kiện tối thích cho bào tử vách dày hình thành là nhiệt độ khoảng 15oC, sự hiện diện của sterol trong môi trường nuôi cấy và một tỷ lệ cao của C (30:1) Sự nảy mầm có thể xảy ra khi nồng

độ dinh dưỡng cao, đặc biệt là glucose và asparagine

Tất cả các dạng bào tử đều yêu cầu nước tự do cho sự nảy mầm Bào tử tồn tại trong đất hoặc trong xác bã thực vật đã chết Mầm bệnh có thể được lan rộng bởi túi bào tử, lan truyền nhờ gió, mưa, côn trùng, động vật và con người mang đất bị nhiễm bệnh và cặn bã thực vật có mang mầm bệnh trên giày dép, quần áo, xe cộ và những dụng cụ khác Chúng sống tự do như một loài hoại sinh trong một thời gian ngắn cho tới khi tìm được một ký chủ thích hợp (Trịnh Thị Phương Vy, 2005)

Các dạng bào tử được hình thành qua hai quá trình sinh sản, đó là quá trình sinh sản vô tính và quá trình sinh sản hữu tính:

- Sinh sản vô tính: tạo thành các cấu trúc gọi là bọc bào tử động, nơi hình thành

và giải phóng du động bào tử Những du động bào tử này di chuyển được và có vai trò quan trọng trong chu kỳ bệnh, đặc biệt là chức năng lan truyền trong đất ướt hoặc trên

bề mặt cây trồng Du động bào tử giúp cho việc lan truyền bệnh nhanh chóng từ cây bệnh sang cây khỏe

- Sinh sản hữu tính: liên quan đến sự hình thành các túi noãn và túi tinh Túi tinh

và túi noãn hình thành trên các nhánh của cùng một sợi nấm, hoặc trên những sợi nấm khác nhau, chúng ngăn cách với phần còn lại bởi một vách ngăn Túi noãn hình cầu chứa vài noãn cầu, mỗi noãn cầu chứa một nhân Túi tinh hình trụ, chứa đầy nội chất

và nhiều nhân Túi tinh mọc những mấu nhỏ nối vào túi noãn rồi dồn nội chất vào túi

Trang 23

noãn để thụ tinh noãn cầu, cuối cùng hình thành hợp tử noãn (Oospores) Oospores nghỉ một thời gian, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm cho ra sợi nấm ngắn và từ những sợi nấm đó sẽ phát triển thành túi bào tử vô tính (Võ Thị Thu Oanh, 2007)

2.2.2.1 Sơ lược về Phytophthora

Phytophthora là một loài chi quan trọng trong các tác nhân gây bệnh trên thế

giới, gây hại trên nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: cao su, sầu riêng, ca cao, mít, đu đủ, dứa, tiêu, khoai tây và cây có múi đều dễ mắc phải Có khoảng 60 loài

trong chi Phytophthora là gây hại cây trồng, trong số chúng có những loài có khả năng gây hại cây trồng trong cả điều kiện khí hậu ôn đới và nhiệt đới Phytophthora được

nghiên cứu nhiều kể từ khi có bệnh mốc sương trên khoai tây xảy ra ở Châu Âu từ

những năm 1845 – 1847 (Bourke, 1964) Phạm vi ký chủ của Phytophthora rất rộng, tuy có những loài chuyên tính chỉ tấn công một loại ký chủ như P fragariae var rubi nhưng có những loài tấn công nhiều loại ký chủ như P cinnamoni có thể tấn công hơn

1000 loại cây trồng khác nhau (Erwin và Ribeiro, 1996)

Tất cả các mẫu phân lập của Phytophthora đếu có tính lưỡng tính, điều này có

nghĩa là chúng có thể sản sinh cả bộ phận sinh dục cái và đực hoặc túi giao tử (Galindo

và Gallegly, 1960) Tuy nhiên chỉ có khoảng một nửa các loài Phytophthora là đồng

tản và có thể sinh bào tử noãn (oospores) nhanh và nhiều trong môi trường nuôi cấy, các loài còn lại là dị tản và chỉ sinh túi giao tử khi có sự kích thích hóa học từ các mẫu của hình thức sinh sản đối ngược nhau (Brasier, 1992; Ko, 1978) Hệ thống lai của tính

dị tản liên quan tới kiểu sinh sản A1 và A2 là phổ biến ở tất cả các giống

Chi Phytophthora là một chi rộng được công nhận là khá khó khăn trong phân

loại, tuy nhiên đặc trưng hình thái học vẫn là cơ bản để xác định loài và phân loại

Theo Waterhouse (1963), phân loại các loài Phytophthora chủ yếu dựa trên hình thái

của túi bào tử có chóp đầu, hơi chóp đầu hoặc không chóp đầu; tính rụng của túi bào tử; kiểu tiếp xúc của túi tinh và túi noãn

Theo ghi nhận của Drenth và Sendall (2001) cho thấy Phytophthora dễ dàng

gây bệnh cho cây trồng hơn các loài của chi nấm thực vì chúng có những khả năng đặc biệt hơn như:

- Khả năng hình thành nhiều dạng bào tử khác nhau như túi bào tử, động bào tử

làm nhiệm vụ phát tán và xâm nhiễm trong thời gian ngắn, bào tử hậu và bào tử

Trang 24

noãn làm nhiệm vụ lưu tồn trong thời gian dài, bào tử noãn có khả năng sống sót qua bộ máy tiêu hóa của động vật như ốc sên

- Khả năng hình thành túi bào tử nhanh trên mô ký chủ trong 3 – 5 ngày sau lây

nhiễm, dưới điều kiện môi trường thích hợp

- Động bào tử của Phytophthora tấn công đầu rễ bằng cách tiết ra chất kích thích

giúp việc xâm nhiễm dễ dàng hơn, kết hợp với tính di động của động bào tử bởi hai lông roi, chúng bơi trong nước để tìm những đầu rễ đang sinh trưởng, kết nang, lây nhiễm những mô rễ non và mẫn cảm

- Sự hình thành túi bào tử có thể sống trong không khí và di chuyển đến các khu

vực bên cạnh Những túi bào tử này có khả năng lây nhiễm trực tiếp vào mô ký chủ hoặc từ một túi bào tử hình thành khoảng 4 – 32 động bào tử dưới điều kiện

ẩm và mát làm cho khả năng lây nhiễm của chúng rộng hơn Tuy nhiên động bào tử chỉ di chuyển được một khoảng ngắn và mẫn cảm với điều kiện khô hạn

- Phytophthora có những đặc điểm sinh hóa khác với nấm thật nên thuốc trừ nấm

ít có hiệu lực, bên cạnh đó Phytophthora phát triển dưới điều kiện ẩm ướt cũng

làm thuốc trừ nấm khó có thể phát huy hiệu quả tốt

2.2.2.2 Sơ lược về Pythium

Giống như Phytophthora, các loài Pythium cũng phân bố rộng khắp thế giới, từ vùng nhiệt đới cho đến vùng ôn đới Pythium xuất hiện nhiều trong đất trồng trọt được

cày xới, gần vùng rễ cây ở lớp đất bề mặt; chúng ít phổ biến hơn trong đất trồng ít

được cày xới hoặc đất chua vì trong đất chua có Trichoderma khiến cho Pythium không thể tồn tại Các loài Pythium được tìm thấy ở độ sâu 0,75 cm và 335 cm nhưng

không tìm thấy ở lớp đất 120 cm và 200 cm so với mặt đất

Các sợi nấm của Pythium trong suốt, các sợi nấm chính phần lớn rộng 5 – 7 µm

đôi lúc lên đến 10 µm, không có vách ngăn trừ những sợi già hoặc những nơi hình thành cơ quan sinh sản, hầu như không có vách ngăn ở sợi non, chất nguyên sinh thường nhìn thấy rõ ở các sợi nấm non, sự phát triển khuẩn lạc nhiều hay ít phụ thuộc vào môi trường nuôi cấy

Quá trình sinh sản vô tính diễn ra nhờ túi động bào tử và động bào tử, ở

Pythium động bào tử không được phóng thích trực tiếp từ túi động bào tử mà được

phóng thích qua một bọc giả (vesicle) được nối với túi bào tử bằng một khoang nhỏ

Trang 25

Túi bào tử được chia tách với phần còn lại của sợi nấm bằng một vách ngăn Từ túi bào tử, hàm lượng những chất chưa biệt hóa di chuyển qua khoang nhỏ vào bọc giả (vesicle), tại đây động bào tử được hình thành và phóng thích ra bên ngoài

Động bào tử chỉ được phóng thích dưới điều kiện ẩm ướt Sự sản sinh của túi bào tử hoặc chỗ trương phồng của sợi nấm có thể bị kích thích bởi ion Mg, K và Ca Dịch tiết của rễ và những hạt nảy mầm kích thích sự nảy mầm của bào tử và hệ sợi nấm Bào tử hậu và bào tử noãn được kích thích nảy mầm bởi vài loại đường và amino acid, hỗn hợp của những chất này cũng có tác dụng kích thích sự nảy mầm của bào tử hậu và bào tử noãn đồng thời gây tính hướng dương của động bào tử, sterol có thể ảnh

hưởng tích cực đến sự sinh sản vô tính của Pythium

Sinh sản hữu tính diễn ra bởi túi noãn và túi đực Túi noãn dạng hình cầu như quả chanh, thành của túi noãn có thể trơn hoặc có gai; khi tiếp xúc với túi noãn, túi đực hình thành một ống thụ tinh để đâm xuyên qua túi noãn Túi đực được xem là đơn nghiêng (monoclinous) nếu chúng có cùng cuống với túi noãn và được xem là đôi nghiêng (diclinous) nếu hình thành từ sợi nấm khác và phần ở gần cuống túi noãn hình thành túi đực thì gọi là hypogynous

Quá trình hình thành bào tử noãn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiệt độ thuận lợi cho sinh sản hữu tính đa phần thấp hơn nhiệt độ sinh trưởng nhưng cao hơn so với nhiệt độ hình thành túi động bào tử Các ion Ca, Mg, K, Zn và Mn kích thích sự hình thành bào tử noãn, nhân tố quan trọng cho sinh sản hữu tính là sterol Sterol kích thích

sự sinh sản, tăng sinh trưởng, tăng tính chịu đựng ở nhiệt độ cao và ảnh hưởng tính

thấm của màng tế bào Các loài Pythium không tổng hợp được sterol, chúng dẫn srerol

lên một cách dễ dàng từ môi trường và chuyển hóa thành este và các chất nhiều điện cực hơn so với sterol ban đầu

Sau khi noãn bào tử trưởng thành, pha ngủ đông thường rất cần thiết trước khi diễn ra sự nảy mầm Khi nảy mầm, noãn bào tử biến đổi thành cấu trúc vách mỏng, sản xuất ống phôi hoặc có vai trò như túi bào tử để hình thành nên động bào tử Noãn

bào tử là cấu trúc sống quan trọng giúp các loài Pythium tồn tại và phát triển Noãn

bào tử lưu tồn trong đất có thể sống sót sau 8 tháng cho đến 12 năm

Các loài Pythium có thể sống hoại sinh hoặc ký sinh, sống ký sinh thường phụ

thuộc nhiều nhân tố Khi điều kiện thuận lợi cho Pythium nhưng ít thuận lợi cho ký

Trang 26

chủ chúng sẽ xâm nhiễm và gây bệnh, những mô mọng nước và những mô còn non sẽ

bị tấn công trước tiên Sự xâm nhiễm vào cây trồng còn phụ thuộc nhiều nhân tố như

mật độ của Pythium, nước trong đất, nhiệt độ, pH, cường độ ánh sáng, cation và các vi

sinh vật trong đất; nước trong đất nhiều sẽ thích hợp cho sự xâm nhiễm Giống như

Phytophthora, Pythium cũng có phổ ký chủ rộng, có loài tấn công nhiều loại cây trồng,

có loài chỉ tấn công một loại ký chủ như Pythium buismaniae (Vander Plaats –

Niterink A J., 1981)

2.2.2.3 Những điểm khác biệt giữa Phytophthora và Pythium

Quá trình hình thành và phóng thích bào tử động của Phytophthora và Pythium khác nhau, các bào tử động của Pythium hình thành ở đỉnh hoặc đoạn giữa các sợi

nấm, hình tròn (hình cầu) hoặc hình sợi (giống như sợi nấm phình ra) Một ống tháo

được hình thành từ bọc bào tử của Pythium, với một bọc giả (vesicle) có thành rất

mỏng hình thành ở cuối ống tháo Tế bào chất di chuyển từ bọc bào tử qua ống tháo vào bọc giả Các du động bào tử sau đó phát triển trong bọc giả và được tung ra khi

màng bọc giả vỡ Ngược lại, các loài Phytophthora tạo các túi bào tử có hình dáng

nhất định một cách rõ rệt trên cành mang bọc bào tử Các du động bào tử hình thành trong bọc bào tử và được giải phóng trực tiếp từ bọc bào tử

Khi quan sát dưới kính hiển vi, nấm Pythium có sợi nấm suông mảnh, sợi nhánh

luôn luôn tạo thành góc bé hơn 90o so với sợi chính, kích thước sợi nhánh nhỏ hơn

kích thước sợi chính Ở nấm Phytophthora thì sợi nhánh và sợi chính tạo thành góc 90o

và sợi nhánh có kích thước bằng sợi chính, sợi nấm suông mảnh hoặc trương phồng thành nhiều dạng khác nhau

Nhìn bằng mắt thường khi nuôi cấy trên môi trường cùng điều kiện nấm

Pythium phát triển nhanh hơn Phytophthora, sợi nấm tỏa đều, sinh trưởng mạnh, sợi

nấm lan ra ngoài mép đĩa petri Ngược lại, Phytophthora phát triển chậm hơn, mọc co

cụm lại tạo thành hình dáng nhất định trên môi trường nuôi cấy (Ho H H và ctv., 1995; Burgess và ctv., 2009)

Trang 27

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2011 đến tháng 07/2011

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm thu thập mẫu bệnh gồm: xã Nhị Bình – Huyện Hoóc Môn, xã Bình

Mỹ – Huyện Củ Chi, phường Thạnh Lộc – Quận 12, Tp Hồ Chí Minh

- Tất cả các thí nghiệm trong nghiên cứu được tiến hành tại Phòng Khảo Sát

Thực Nghiệm – Trung tâm Kiểm Dịch Thực Vật Sau Nhập Khẩu II

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Phân lập tác nhân Phytophthora và Pythium từ các mẫu bệnh thu thập

- Phân nhóm tác nhân Phytophthora và Pythium bằng đặc điểm hình thái

- Đánh giá khả năng gây bệnh trên rễ và trên lá của các mẫu Phytophthora và

Pythium phân lập được

- Khảo sát khả năng sinh trưởng của các mẫu Phytophthora và Pythium phân lập

được trên một số môi trường dinh dưỡng

- Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng của các mẫu

Phytophthora và Pythium phân lập được

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập mẫu bệnh

Chọn cây lài đã biểu hiện triệu chứng của bệnh thối rễ chết cây Đào vùng đất xung quanh rễ để lấy toàn bộ bộ rễ cây lài Cắt bỏ phần thân trên của cây lài, đoạn cắt

bỏ cách phần trên mặt đất của cây lài 15 cm Sau đó lấy mẫu đất xung quanh vùng rễ của cây lấy mẫu Mỗi mẫu rễ và mẫu đất của từng cây lấy mẫu được bỏ vào từng túi nilon riêng Tất cả các mẫu bệnh thu thập có nhãn ghi thông tin:

Trang 28

o Tên người lấy mẫu – Ngày lấy mẫu

o Tên chủ vườn – Địa chỉ

o Phân loại mẫu: mẫu rễ, mẫu đất

o Tên mẫu bệnh thu thập

o Mô tả triệu chứng và những dấu hiệu điển hình chứng tỏ cây bị bệnh

Tên mẫu bệnh thu thập được đặt như sau: các mẫu bệnh thu thập ở xã Nhị Bình – Huyện Hoóc Môn được đặt tên NB + số thứ tự mẫu bệnh thu thập, các mẫu bệnh thu thập ở xã Bình Mỹ – Huyện Củ Chi được đặt tên BM + số thứ tự mẫu bệnh thu thập, các mẫu bệnh thu thập ở phường Thạnh Lộc – Quận 12 được đặt tên TL + số thứ tự thu thập mẫu bệnh Số mẫu thu thập được thể hiện qua bảng 3.1

Bảng 3.1 Thời gian, địa điểm và số mẫu bệnh thu thập

Thời điểm

Số mẫu thu thập

13/02/2011

3.3.2 Phương pháp phân lập Phytophthora và Pythium từ các mẫu bệnh thu thập

3.3.2.1 Phương pháp chuẩn bị một số môi trường phân lập

Môi trường WA (môi trường thạch nước cất): Đun sôi 500 ml nước cất, thêm vào 15 gram agar, nấu tan agar và thêm nước cất vào cho đủ 1000 ml Hấp khử trùng trong 20 phút ở 121oC, 1 atm, sau đó đổ ra đĩa petri (15 ml/đĩa)

Môi trường PGA (môi trường thạch khoai tây và đường glucose): 200 gram khoai tây đã gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ nấu trong 500 ml nước cất cho đến khi khoai tây mềm, lọc lấy nước, thêm 20 gram glucose và 15 gram agar vào nấu cho tan đều, thêm nước cất cho đủ 1000 ml Hấp khử trùng trong 20 phút ở 121oC, 1 atm, sau đó đổ ra đĩa petri (15 ml/đĩa)

Môi trường PCA (môi trường thạch cà rốt khoai tây): 20 gram khoai tây, 20 gram cà rốt đã gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ nấu trong 500 ml nước cất cho đến khi khoai

Trang 29

tây, cà rốt mềm, lọc lấy nước, thêm 15 gram agar vào nấu cho tan đều, thêm nước cất cho đủ 1000 ml Hấp khử trùng trong 20 phút ở 121oC, 1 atm, sau đó đổ ra đĩa petri (15 ml/đĩa)

Môi trường CMA (môi trường thạch bột bắp): Đun sôi 30 gram bột bắp với 500

ml nước cất trong 1 giờ, thêm vào 15 gram agar, nấu tan agar và thêm nước cất vào cho đủ 1000 ml Hấp khử trùng trong 20 phút ở 121oC, 1 atm, sau đó đổ ra đĩa petri (15 ml/đĩa)

Môi trường CR (môi trường dung dịch cà rốt): 600 gram cà rốt đã gọt vỏ, rửa sạch, bào mỏng, xay nhuyễn cùng với 700 ml nước cất vô trùng, hấp khử trùng ở

100oC trong 20 phút Để nguội lọc qua rây, sau đó tiếp tục lọc qua bốn lớp vải muslin, lấy dung dịch trong Thêm nước cất vô trùng cho đủ 1000 ml và canh chỉnh pH tới 6,5 Hấp khử trùng trong 20 phút ở 121oC, 1 atm

Môi trường CRA (môi trường thạch cà rốt): thành phần và cách chuẩn bị môi trường tương tự môi trường CR và có thêm 15 gram agar Hấp khử trùng trong 20 phút

ở 121oC, 1 atm, sau đó đổ ra đĩa petri (15 ml/đĩa)

3.3.2.2 Phương pháp phân lập từ rễ

Áp dụng theo phương pháp của Burgess và ctv (2009) cho việc phân lập nấm gây bệnh từ rễ như sau:

Tiến hành phân lập trên môi trường WA, PCA

Thành phần môi trường, cách chuẩn bị môi trường tương tự 3.3.2.1

Phương pháp phân lập: Rửa sạch mẫu rễ dưới vòi nước để lọai bỏ đất và các vi sinh vật hoại sinh bám ở ngoài rễ Gọt bỏ lớp vỏ ngoài của rễ, cắt rễ thành những đoạn

2 cm - phần ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe, khử trùng mẫu rễ bằng dung dịch NaOCl 1% trong 2 – 3 phút, khử trùng tiếp bằng cồn ethanol 70% trong 1 phút sau đó rửa bằng nước cất vô trùng 4 lần Cắt mẫu thành từng miếng dài 4 – 5 mm đặt trên giấy thấm vô trùng, sấy khô bằng quạt trong tủ cấy Cấy mẫu lên môi trường WA, sau khi cấy xong đặt ngược đĩa petri để tránh đọng hơi nước trên bề mặt môi trường cấy, đặt đĩa petri ở điều kiện nhiệt độ phòng Khi có sợi nấm mọc ra từ các mẫu cấy tiến hành cấy truyền đỉnh sợi nấm lên môi trường PCA Làm thuần mẫu nấm bằng cách cấy đỉnh sinh trưởng sợi nấm

Trang 30

Tiến hành phân lập trên môi trường WA, PCA

Thành phần môi trường, cách chuẩn bị môi trường tương tự 3.3.2.1

Phương pháp phân lập: Rửa cánh hoa hồng bằng nước cất vô trùng, cắt phần ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe trên cánh hoa Phương pháp khử trùng, cắt mẫu, cấy mẫu, làm thuần mẫu tương tự 3.3.2.2

3.3.3 Phương pháp đánh giá khả năng gây hại của các mẫu Phytophthora và Pythium

đã phân lập được

3.3.3.1 Phương pháp đánh giá trên rễ

Phương pháp này là một biến đổi từ phương pháp của Pratt và Heather (1972)

- Đất trồng sau khi đã khử trùng trong 60 phút ở 121oC, 1 atm được làm ẩm bằng

nước cất vô trùng Tiếp theo, khử trùng bề mặt hạt giống đậu nành bằng cồn ethanol 70% trong 2 phút, rửa lại hạt giống bằng nước cất vô trùng và ngâm hạt giống 60 phút trong nước cất vô trùng Sau đó đặt hạt giống đậu nành trên giấy thấm vô trùng đã làm ẩm, để hạt giống nảy mầm ở điều kiện nhiệt độ phòng

- Trong thời gian chờ hạt giống nảy mầm, tiến hành đục 5 lỗ, đường kính 5 mm

trên nắp các ly nhựa và cho vào đáy mỗi ly nhựa một lớp đất đã khử trùng (3 cm), làm ẩm đất trong các ly nhựa bằng nước cất vô trùng Sau khi đã phân lập

Trang 31

được Phytophthora và Pythium, tiến hành làm thuần, nhân sinh khối trên môi

trường thạch Mỗi một mẫu trong thí nghiêm được cấy vào 3 ly nhựa đã chứa đất làm ẩm, mỗi ly cấy 1 khoanh nấm, mỗi khoanh là 1 cm2, ghi lại ký hiệu mỗi mẫu để tránh nhầm lẫn

- Khi rễ mầm hạt giống dài 2 – 3 cm, cho nước cất vô trùng vào các ly nhựa đã

cấy sẵn các mẫu nấm, cho nước cất vô trùng vào ly đến khi cách thành ly 1 cm thì đậy nắp ly đã đục lỗ lên Đặt các hạt đậu đã nảy mầm trên nắp sao cho rễ mầm chèn vào thông qua các lỗ vào trong nước

- Quan sát hàng ngày đến khi thấy rễ mầm ở tất cả các ly xuất hiện các vết

thương màu nâu, thối mềm Ghi nhận triệu chứng, thời gian xuất hiện vết bệnh của các mẫu, tính tỷ lệ cây xuất hiện triệu chứng của các mẫu trong thí nghiệm

3.3.3.2 Phương pháp đánh giá trên lá

Vật liệu thí nghiệm

Hộp nhựa (40 x 25 x 15 cm), có nắp đậy cho mỗi hộp

Lá lài gồm 3 độ tuổi: lá non, lá bánh tẻ, lá già

Phytophthora và Pythium đã phân lập được

Phương pháp tiến hành

- Chọn lá lài không sâu bệnh, tuổi lá được xác định qua màu sắc của lá trên cây

Lá non có màu vàng xanh, phiến lá mỏng; lá bánh tẻ có màu xanh vàng, phiến

lá mỏng; lá già có màu xanh đậm, phiến lá dày

- Lá lài được khử trùng bằng cồn ethanol 70% trong 2 phút, sau đó được rửa lại

bằng nước cất vô trùng Các hộp nhựa cũng được xử lý bằng cồn ethanol 70%, bên dưới đáy hộp đặt lớp giấy thấm vô trùng đã làm ẩm

- Mỗi tuổi của lá chọn 3 cặp lá, 3 lá không gây vết thương và 3 lá gây vết thương

(gây 3 vết thương trên mỗi lá) Các mẫu Phytophthora và Pythium đã phân lập

được nhân sinh khối trên môi trường thạch Cấy lên mỗi lá 3 khoanh nấm 4 – 5

mm, sau khi cấy xong cố định các khoanh nấm trên lá, đặt lá trong hộp giữ ẩm

ở nhiệt độ phòng Làm tương tự cho tất cả các mẫu trong thí nghiệm

- Theo dõi hàng ngày đến khi vết bệnh xuất hiện trên lá tiến hành đo kích thước

vết bệnh, sau lần đo đầu tiên cách 2 ngày đo kích thước vết bệnh 1 lần (Vũ Khắc Chung, 2010)

Trang 32

3.3.4 Phân nhóm các mẫu Phytophthora và Pythium đã phân lập được bằng đặc điểm

hình thái

Phương pháp sử dụng cho các thí nghiệm mô tả đặc điểm hình thái dựa vào phương pháp của Vander Plaats – Niterink A J., 1981 và Ho H H và ctv., 1995

3.3.4.1 Mô tả hình thái trên các môi trường dinh dưỡng

Tiến hành trên 4 loại môi trường: CMA, CRA, PCA, PGA

Thành phần và cách chuẩn bị môi trường tương tự 3.3.2.1

Phương pháp: cấy khoanh nấm có đường kính 4 – 5 mm có cùng độ tuổi (3 NSC) vào trung tâm đĩa petri (đường kính 80 mm) trên các môi trường dinh dưỡng, ủ đĩa ở nhiệt độ phòng Khi tiến hành thí nghiệm 3.3.5.1 thì kết hợp vừa khảo sát khả năng sinh trưởng của các mẫu đã phân lập trên 4 loại môi trường CMA, CRA, PCA, PGA vừa mô tả hình thái của từng mẫu trên 4 loại môi trường đó Quan sát hằng ngày các chỉ tiêu theo dõi như thí nghiệm 3.3.5.1

Đánh giá kết quả:

- Quan sát bằng mắt thường hình dạng tản nấm trên môi trường nuôi cấy, sau đó

dựa vào thuật ngữ mô tả của khóa phân loại để nhận dạng mẫu nấm thuộc kiểu nào

- Lấy sợi nấm làm tiêu bản quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính 40X để mô tả

đặc điểm hệ sợi nấm, xem có hình thành túi bào tử trên môi trường agar hay không, nếu có xác định tuổi nấm xuất hiện bào tử

- Quan sát xem có sự hình thành túi noãn, túi đực trên môi trường agar hay

không, nếu có xác định và đo kích thước túi noãn, bào tử noãn, túi đực, mỗi chỉ tiêu đo lặp lại 20 lần

- Quan sát xem có sự hiện diện của bào tử hậu (Chlamydospore) và sợi nấm

trương phồng hay không

3.3.4.2 Mô tả hình thái bằng phương pháp búi sợi nấm

Môi trường nuôi cấy: CR 20%

Thành phần và cách chuẩn bị môi trường tương tự 3.3.2.1

Phương pháp: cấy từng khoanh nấm có đường kính 4 – 5 mm cùng độ tuổi (3 NSC) vào trung tâm đĩa petri, thêm vào 10 – 15 ml CR 20% Ủ tối trong 48 giờ ở nhiệt

độ phòng đến khi tản nấm có đường kính 2 – 2,5 cm Sau đó rửa tản nấm bằng nước

Trang 33

cất vô trùng, ủ trong 24 giờ hoặc hơn tùy đặc tính từng mẫu trong thí nghiệm Quan sát phóng thích động bào tử, ủ cả đĩa nấm vào tủ – 5oC, sau 30 phút mang ra để ở nhiệt độ phòng (Trịnh Thị Phương Vy, 2005)

Chỉ tiêu theo dõi:

- Túi bào tử: đo chiều dài và chiều rộng ngẫu nhiên của 20 túi bào tử đã thành

thục, sau đó tính tỉ lệ D/R (dài/rộng) và dựa vào khóa phân loại để xác định hình dạng của túi bào tử

- Đo chiều ngang lỗ phóng thích: khi túi bào tử già sẽ vỡ ở chóp đầu và phóng

thích động bào tử, lúc đó đo ngẫu nhiên 20 lỗ phóng thích ở vật kính 40X

- Chlamydospore: xác định xem mẫu nấm có sự hiện diện của chlamydospore

hay không, nếu có đo đường kính của 20 túi ngẫu nhiên cùng với độ dày vách

và xác định vị trí đính trên sợi nấm là ở đầu sợi nấm hay xen giữa sợi nấm

- Sợi nấm trương phồng: xác định xem mẫu nấm có sự hiện diện của sợi nấm

trương phồng hay không, nếu có đo ngẫu nhiên đường kính của 20 vị trí trương phồng và xác định vị trí trương phồng trên sợi nấm

3.3.5 Khảo sát khả năng sinh trưởng của các mẫu Phytophthora và Pythium đã phân

lập được

3.3.5.1 Khảo sát khả năng sinh trưởng trên các môi trường dinh dưỡng

Khảo sát trên 4 môi trường: CMA, CRA, PCA, PGA

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố, 3 lần lặp lại, với mỗi nghiệm thức là một mẫu, khảo sát bao nhiêu mẫu thì có bấy nhiêu nghiệm thức tại một loại môi trường đang khảo sát, mỗi lần lặp lại tương ứng với một đĩa petri (đường kính 80 mm)

Thành phần và cách chuẩn bị môi trường tương tự 3.3.2.1

Phương pháp: cấy khoanh nấm có đường kính 4 – 5 mm có cùng độ tuổi (3 NSC) vào trung tâm đĩa petri Ủ đĩa ở nhiệt độ phòng

Chỉ tiêu theo dõi:

- Đo đường kính tản nấm: 1 NSC đo lấy số liệu đầu tiên, các lần đo sau cách

nhau 24 giờ cho đến khi tản nấm mọc chạm thành đĩa thì ngừng quan trắc

- Đường kính trung bình tính theo công thức d = (d1 + d2)/ 2, với d1, d2 là 2

đường chéo phần tản nấm phân bố

Trang 34

3.3.5.2 Khảo sát khả năng sinh trưởng ở các mức nhiệt độ khác nhau

Khảo sát trên môi trường các mẫu phát triển tốt nhất trong thí nghiệm 3.3.5.1 Khảo sát ở 5 mức nhiệt độ: 15oC, 20oC, 25oC, 30oC và 35oC

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố, 3 lần lặp lại, với mỗi nghiệm thức là một mẫu, khảo sát bao nhiêu mẫu thì có bấy nhiêu nghiệm thức tại một mức nhiệt độ đang khảo sát, mỗi lần lặp lại tương ứng với một đĩa petri (đường kính 80 mm)

Thành phần môi trường và cách chuẩn bị môi trường tương tự 3.3.2.1

Phương pháp: cấy khoanh nấm có đường kính 4 – 5 mm có cùng độ tuổi (3 NSC) vào trung tâm đĩa petri Ủ đĩa trong tối ở các nhiệt độ 15oC, 20oC, 25oC, 30oC và

35oC bằng tủ định ôn

Chỉ tiêu theo dõi:

- Đo đường kính tản nấm: 1 NSC đo lấy số liệu đầu tiên, các lần đo sau cách

nhau 24 giờ cho đến khi tản nấm mọc chạm thành đĩa thì ngừng quan trắc

- Đường kính trung bình tính theo công thức d = (d1 + d2)/ 2, với d1, d2 là 2

đường chéo phần tản nấm phân bố

- Mô tả hình thái và cách mọc của khuẩn lạc trên môi trường ở các mức nhiệt độ

3.3.6 Phương pháp xử lý số liệu

Tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn (SD), vẽ các đồ thị, bảng biểu bằng phần mềm Excel 2007 Các số liệu của thí nghiệm 3.3.5.1 và 3.3.5.2 được xử lý thống kê ANOVA, tính hệ số biến thiên CV (%) và trắc nghiệm phân hạng kiểu Duncan bằng phần mềm SAS

Trang 35

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả phân lập và phân nhóm Phytophthora và Pythium

4.1.1 Kết quả phân lập Phytophthora và Pythium

Bằng phương pháp phân lập từ rễ và phân lập từ đất, trong 30 mẫu thu thập có

16 mẫu đã phân lập là Phytophthora hoặc Pythium, kết quả thể hiện qua bảng 4.1

Bảng 4.1 Số mẫu Phytophthora hoặc Pythium phân lập được từ các nơi lấy mẫu

Địa điểm lấy mẫu thu thập Số mẫu Số mẫu Phytophthora hoặc

Pythium phân lập được

Ấp 1 – Xã Nhị Bình – Huyện Hoóc Môn 8 3

Ấp 4 – Xã Nhị Bình – Huyện Hoóc Môn 2 0

TL10 Kết quả cho thấy 2 nhóm Phytophthora và Pythium xuất hiện trên cả 3 vùng thu

thập mẫu bệnh tại Tp.Hồ Chí Minh và có tần số xuất hiện khá cao, chiếm 53,3% trong tất cả các mẫu phân lập

Tuy nhiên hai phương pháp phân lập này chưa phân biệt chính xác mẫu nào là

Phytophthora, mẫu nào là Pythium, các thí nghiệm tiếp theo sẽ xếp 16 mẫu đã phân

lập được vào hai nhóm hoặc là nhóm Phytophthora hoặc là nhóm Pythium dựa vào đặc

điểm hình thái học của chúng

4.1.2 Kết quả phân nhóm dựa vào đặc điểm hình thái học

Tất cả các mẫu đã phân lập là Phytophthora và Pythium được nuôi cấy trên môi

trường PCA do vậy dựa vào đặc điểm hình thái học của các mẫu trên môi trường PCA

để phân thành hai nhóm Phytophthora và Pythium

Các đặc điểm chính để xếp các mẫu đã phân lập vào Phytophthora hoặc Pythium:

Trang 36

- Nhóm Phytophthora: sợi nấm suông mảnh, không vách ngăn, sợi nấm phân

nhánh vuông góc, sợi nhánh bằng sợi chính; khuẩn lạc mọc sát mặt thạch,phát triển không chạm thành đĩa, tốc độ phát triển chậm, mọc co cụm tạo thành hình

dáng nhất định trên môi trường nuôi cấy Các mẫu thuộc nhóm Phytophthora:

NB03, NB04, BM03, BM10

- Nhóm Pythium: sợi nấm suông mảnh, không vách ngăn, sợi nấm chính phân

nhánh không vuông góc, sợi nhánh và sợi chính tạo thành góc nhỏ hơn 90o; khuẩn lạc phát triển nhanh, sợi nấm tỏa đều trên mặt thạch, phát triển chạm

thành đĩa Các mẫu thuộc nhóm Pythium: NB02, BM05, BM06, BM08, TL02,

TL04, TL05, TL06, TL07, TL08, TL09, TL10

4.2 Khả năng gây hại của các mẫu Phytophthora và Pythium đã phân lập được

4.2.1 Khả năng gây hại trên rễ

Thí nghiệm đánh giá khả năng xâm nhiễm, gây hại của động bào tử, mức độ xâm nhiễm của từng mẫu đã phân lập được Những cây đậu nành xuất hiện vết thâm nâu, thối nhũng trên rễ thì được tính là nhiễm bệnh, kết quả thể hiện qua bảng 4.2

Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm bệnh của cây đậu nành sau 7 ngày chủng

Trang 37

Qua kết quả bảng 4.2 cho thấy tất cả các mẫu trong thí nghiệm đều xâm nhiễm

gây tổn thương trên rễ, trong đó các mẫu NB02, TL05, TL09 biểu hiện triệu chứng

trên rễ cây đậu nành sớm nhất ở 2 NSC và tỷ lệ cây nhiễm bệnh là 100% Tuy các ly

cấy mẫu BM05, BM06, TL06 cho thấy rễ xuất hiện triệu chứng ở 3 NSC, muộn hơn so

với NB02, TL05, TL09 nhưng tỷ lệ xuất hiện cây nhiễm bệnh vẫn là 100% Các ly cấy

mẫu BM10 biểu hiện triệu chứng bệnh trên rễ muộn nhất ở 6 NSC và cũng là mẫu biểu

hiện triệu chứng trên rễ cây đậu nành ít nhất, chỉ 3 trong số 15 cây đậu nành xuất hiện

triệu chứng nên tỷ lệ cây nhiễm bệnh là 20%

Ở các ly đối chứng không cấy khoanh nấm nên cây đậu nành phát triển bình

thường, bộ rễ phát triển khá mạnh so với các cây đậu nành trồng trong ly có cấy các

mẫu thí nghiệm và trên rễ các cây đối chứng không xuất hiện các vết thâm nâu như

trên rễ của các cây trồng trong ly có cấy các mẫu thí nghiệm

Hình 4.1 Triệu chứng sau 7 ngày chủng các mẫu Phytophthora và Pythium đã phân lập

được trên rễ cây đậu nành A 1 , B 1 : cây trồng trong ly đối chứng; A 2 , B 2 : cây trồng

trong ly cấy mẫu TL05; C: rễ của cây trồng trong ly đối chứng; D: rễ của cây trồng

trong ly cấy mẫu TL05

Trang 38

4.2.2 Khả năng gây hại trên lá

Thí nghiệm đánh giá khả năng xâm nhiễm của các mẫu Phytophthora và

Pythium đã phân lập được đối với lá có gây vết thương và lá không gây vết thương

trên ba loại lá là lá non, lá già và lá bánh tẻ Sau 3 ngày chủng ở các lá không gây vết thương chưa xuất hiện triệu chứng, còn ở các lá có gây vết thương tại các vị trí có cấy khoanh nấm của ba loại lá đều xuất hiện các vết thâm nâu trừ đối chứng, các vết thâm nâu đều có quầng vàng xung quanh, chứng tỏ các mẫu trong thí nghiệm đã xâm nhiễm

và gây hại trên lá lài qua các vết thương

Sau 5 ngày chủng các lá không gây vết thương vẫn chưa xuất hiện triệu chứng ở tất cả các nghiệm thức, còn ở các lá có gây vết thương vết bệnh đã lan rộng hơn so với thời điểm 3 ngày sau chủng Đến thời điểm 7 NSC và 10 NSC ở các lá không gây vết thương, triệu chứng bị các mẫu xâm nhiễm vẫn chưa biểu hiện, còn các lá có gây vết thương của tất cả các nghiệm thức đều không tăng thêm kích thước vết bệnh so với thời điểm 5 NSC Kích thước vết bệnh ở 3 NSC và 10 NSC của lá có gây vết thương ở tất cả các nghiệm thức trên ba loại lá thể hiện qua bảng 4.3, bảng 4.4 và bảng 4.5

Bảng 4.3 Kích thước vết bệnh trên lá non có gây vết thương ở 3 NSC và 10 NSC

ĐC 1,04 ± 0,28 0,82 ± 0,18 1,04 ± 0,28 0,82 ± 0,18

Các giá trị là kích thước trung bình trên 3 lá lài ± SD; ĐC: đối chứng, NSC: ngày sau chủng

Trang 39

Qua bảng 4.3 cho thấy từ khi trên lá non xuất hiện triệu chứng ở thời điểm 3 NSC đến thời điểm 5 NSC kích thước vết bệnh thay đổi rất ít, kích thước vết bệnh đo

ở 5 NSC chỉ lớn hơn kích thước vết bệnh đo ở 3 NSC từ 0,34 – 0,99 mm đối với chiều dài vết bệnh và từ 0,39 – 0,79 mm đối với chiều rộng vết bệnh Kích thước vết bệnh tăng chậm nhất cả chiều dài và chiều rộng ở các lá non cấy mẫu BM03 (0,34 x 0,39 mm), chiều dài vết bệnh tăng nhiều nhất ở các lá non cấy mẫu TL06 (0,99 mm) và chiều rộng vết bệnh tăng nhiều nhất ở các lá non cấy mẫu TL09 (0,79 mm) Từ 5 NSC vết bệnh không tăng thêm nên kích thước vết bệnh đo ở 5 NSC cũng chính là kích thước vết bệnh đo ở 10 NSC

Bảng 4.4 Kích thước vết bệnh trên lá bánh tẻ có gây vết thương ở 3 NSC và 10 NSC

ĐC 1,50 ± 0,55 0,76 ± 0,07 1,50 ± 0,55 0,76 ± 0,07

Các giá trị là kích thước trung bình trên 3 lá lài ± SD; ĐC: đối chứng, NSC: ngày sau chủng

Trên lá bánh tẻ cũng tương tự như trên lá non, kích thước vết bệnh thay đổi rất

ít, qua bảng 4.4 cho thấy kích thước vết bệnh đo ở 5 NSC chỉ lớn hơn kích thước vết bệnh đo ở 3 NSC từ 0,41 – 1,13 mm đối với chiều dài và từ 0,34 – 0,71 mm đối với chiều rộng vết bệnh Kích thước vết bệnh tăng chậm nhất đối với chiều dài ở các lá bánh tẻ cấy mẫu BM08 (0,41 mm) và đối với chiều rộng ở các lá bánh tẻ cấy mẫu TL04 (0,34 mm), kích thước vết bệnh tăng nhanh nhất đối với chiều dài ở các lá bánh

Trang 40

tẻ cấy mẫu BM10 (1,13 mm) và đối với chiều rộng ở các lá bánh tẻ cấy mẫu TL09 (0,71 mm) Ở lá bánh tẻ, từ 5 NSC vết bệnh cũng không tăng thêm nên kích thước vết bệnh đo ở 5 NSC cũng chính là kích thước vết bệnh ở 10 NSC

Bảng 4.5 Kích thước vết bệnh trên lá già có gây vết thương ở 3 NSC và 10 NSC

ĐC 1,74 ± 0,46 0,98 ± 0,16 1,74 ± 0,46 0,98 ± 0,16

Các giá trị là kích thước trung bình trên 3 lá lài ± SD; ĐC: đối chứng, NSC: ngày sau chủng

Tương tự như trên lá non và lá bánh tẻ, qua bảng 4.5 cho thấy kích thước vết bệnh thay đổi rất ít, kích thước vết bệnh đo ở 5 NSC chỉ lớn hơn kích thước vết bệnh

đo ở 3 NSC từ 0,21 – 1,47 mm đối với chiều dài và từ 0,34 – 1,16 mm đối với chiều rộng Kích thước vết bệnh tăng chậm nhất đối với chiều dài là ở lá già cấy mẫu TL04 (0,21 mm) và đối với chiều rộng là ở các lá già cấy mẫu TL07 (0,34 mm), kích thước vết bệnh tăng nhanh nhất cả chiều dài và chiều rộng ở các lá già cấy mẫu NB03 (1,47

x 1,16 mm) Ở lá già, từ 5 NSC vết bệnh cũng không tăng thêm nên kích thước vết bệnh đo ở 5 NSC cũng chính là kích thước vết bệnh ở 10 NSC

Qua thí nghiệm cho thấy khả năng xâm nhiễm gây hại khá thấp khi cấy trực tiếp khoanh nấm lên lá lài thể hiện qua các hình 4.2, hình 4.3, hình 4.4, hình 4.5, chỉ có các

lá bị gây vết thương mới xuất hiện triệu chứng do nấm xâm nhiễm và các vết bệnh tăng kích thước rất chậm, ở các lá lài không gây vết thương đến thời điểm 10 NSC vẫn

Ngày đăng: 10/06/2018, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w