Nghiên cứu một số loại thức ăn xanh cho đà điểu từ sơ sinh - 3 tháng tuổi
Ngô Minh Thành Lớp CNTY K32 PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong phân loại động vật đà điểu thuộc lớp chim có khối lượng cơ thể lớn nhất hiện nay trên thế giới. Đà điểu được dự báo là loài chim của thế kỷ XXI, vì nó có tiềm năng phát triển rất lớn. Đáp ứng được nhu cầu thực phẩm sạch, an toàn ngày càng cao của người tiêu dùng. Thịt đà điểu có chất lượng tốt, rất được ưa chuộng hiện nay. Tỷ lệ protêin cao, thịt mềm, thơm ngon, hàm lượng các chất béo đặc biệt là lượng chrolesterol thấp, hàm lượng khoáng vi lượng khoáng vi lượng cao. Không chỉ vậy, các sản phẩm khác cũng đều có giá trị. Lông đà điểu có đặc điểm quý là không tạo dòng tĩnh điện nên dược sử dụng nhiều trong công nghệ tin học điện tử, làm bàn chải lau chùi các thiết bị vi mạch. Các sản phẩm từ đà điểu có độ bền cao, không bị nứt vỡ. Ngoài ra trứng, móng vuốt đều là những nguyên liệu quý được dùng làm đồ mỹ nghệ đắt tiền. Chăn nuôi đà điểu đang là một nghề đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên đây cũng còn là một nghề chăn nuôi mới vì vậy còn rất nhiều vấn đề như: Quy trình chăn nuôi, dinh dưỡng, thức ăn cần phải được nghiên cứu hoàn chỉnh. Trong khẩu phần ăn của đà điểu thức ăn xanh đóng một vai trò rất quan trọng, bởi vì đà điểu có khả năng tiêu hoá tốt chất sơ. Đặc biệt trong giai đoạn nuôi gột từ sơ sinh - 3 tháng tuổi thức ăn xanh không những cung cấp cho đà điểu chất dinh dưỡng, nguồn nước tinh khiết, chất khoáng, vitamin mà còn có tác dụng nhuận tràng, tăng cường nhu động ruột, giúp cho đà điểu hoàn thiện chức năng tiêu hoá. Thức ăn xanh chủ yếu được tiêu hoá ở đôi manh tràng và trực tràng nhờ hệ vi sinh vật, lên men thành các axit béo bay hơi được hấp thu vào trong cơ thể cung cấp tới 76% nhu cầu năng lượng trao đổi. Nhiều nước trên thế giới có nghề chăn nuôi đà điểu phát triển như: Nam phi, Úc, Trung quốc . Đã tiến hành nghiên cứu sử dụng đa dạng nguồn thức ăn xanh, các Báo cáo tốt nghiệp phương pháp chế biến thức ăn xanh cho đà điểu đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Ở Việt Nam nguồn thức ăn xanh rất phong phú và đa dạng nhưng có biến động theo mùa vụ ở miền Bắc mùa khô do thời tiết khô hạn nên một số loại như rau muống, cỏ xanh khan hiếm. Trong khi đó nhiều loại như rau lấp, chè đại lại sẵn có. Vì vậy để chủ động khai thác các nguồn thức ăn xanh sẵn có trong các mùa vụ để nuôi gột đà điểu có hiệu quả chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu một số loại thức ăn xanh cho đà điểu từ sơ sinh - 3 tháng tuổi” 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Xác định loại thức ăn xanh phù hợp cho đà điểu trong giai đoạn từ 0 -3 tháng tuổi. - Xác định ảnh hưởng của một số loại thức ăn xanh đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dung thức ăn của đà điểu từ 0 – 3 tháng tuổi. - Từ kết quả thu được góp phần hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đà điểu. Ngô Minh Thành Lớp CNTY K32 PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại Đà điểu Theo nguyên tắc phân loại lớp chim (Aves) được chia làm 3 phân lớp: Ratite, Grinate, Impere. Hầu hết các loài gia cầm đều thuộc phân lớp Grinate. Tuy nhiên phân lớp chim chạy (Ratite) lại có lịch sử tiến hoá lâu đời hơn. Đà điểu xuất hiện từ trước kỷ nguyên thứ 3, phân bố trên khắp đại lục lớn. Một số học giả căn cứ vào thuyết trôi dạt lục địa cho rằng: các loại đà điểu xuất phát từ một tổ tiên chung, phân tán rộng rãi trong các vùng đất phía Nam bán cầu, rồi tiến hoá thành các gia đình đà điểu ngày nay, sau khi lục địa lớn bắt đầu tách ra vào cuối kỷ phấn trắng (Gretaceuos) tạo nên các lục địa Châu Phi, Mỹ, Úc và Nam cực như hiện nay. Tuy nhiên kết quả các công trình nghiên cứu về giải phẫu học ngoại hình, sinh hoá và di truyền đã bác bỏ giả thuyết trên và cho rằng chúng hoàn toàn khác biệt. Những tranh luận trên vẫn còn kéo dài và chưa đi đến kết luận sáng tỏ. Theo quan điểm ngày nay tất cả các loài chim chạy thuộc 1 bộ: Bộ Struthioniformes và được chia làm 5 phụ bộ. - Phụ bộ Apteryges: tiêu biểu chim Kiwi. - Phụ bộ Dromai: tiêu biểu là chim Emu. - Phụ bộ Casuarary: tiêu biểu là chim Cassowary. - Phụ bộ Rheae: tiêu biểu là chim Rhea. - Phụ bộ Struthiones: tiêu biểu là Ostrish Nhiều tác giả cho rằng Ostrish bắt nguồn từ lục địa Châu phi, một bộ phận từ Austrlia, mặc dù trước đây chúng có mặt ở Nam Châu Âu và cả Châu Á. Mẫu vỏ hoá thạch Đà điểu, được tìm thấy ở Châu phi, Trung Báo cáo tốt nghiệp Quốc trong lịch sử, con người biết về những loài chim chạy (Ratite) và Đà điểu như là biểu tượng của nền văn minh Địa Trung Hải. Loài cổ nhất trong gia đình Đà điểu này được tìm thấy ở Phocene đã tồn tại và ghi nhận vào khoảng 12 triệu năm trước đây. Ngày nay gia đình Đà điểu chỉ còn lại duy nhất 1 loài được gọi là Đà điểu lạc đà (Struthio camelus) và được chia làm 5 phân loài. - Đà điểu Syrian (Struthio camelus syriacyus) - sinh sống tại Syria và phía bắc tiểu vương quốc ARập thống nhất, Jordan, Iraq và Tây Iran. Loài phụ này đã tuyệt chủng vào năm 1941 là loài Đà điểu nhỏ nhất với bộ lông tuyệt vời. Đà điểu Syrian được sử dụng để lai tạo tại Nam Phi để nâng cao chất lượng lông của loài địa phương. - Đà điểu Bắc Phi (Struthio camelus camelus) - trải dài phía nam dãy Atlas bao gồm Senegal, Nigeria, Sudan và Ethiopia. Trên đầu có lông tơ bao phủ, tròng mắt nâu. Cổ có 1 ít lông phủ phía dưới và màu đỏ tươi. Bắp đùi con trống có màu đỏ tươi đến hồng xẫm với bộ lông màu đen xẫm. - Đà điểu Massai (Struthio camelus massaicus) - trải dài từ Kenya và 1 phần Tanzania. Đầu có lông màu trắng, tròng mắt nâu. Cổ có lông tơ mọc ngược và màu hồng nhạt hơn. Lông con trống có màu nâu đen. - Đà điểu Somali (Struthio camelus molybdophanes) - trải dài ở Đông Phi chủ yếu ở Somali và Ethiopia. Loài này nhỏ hơn so với loài Nam Phi, trên đầu có mảng trụi cứng, da màu xám và tròng mắt nâu. Mỏ có viền màu đỏ sáng. Đùi và cổ con trống màu xanh xám. - Đà điểu Nam Phi (Struthio camelus Australis) - trải dài từ phía nam sông Zambezi bao gồm Namibia, Boswana, Zimbabuwe. Đỉnh đầu thường có nhiều lông hơn, tròng mắt nâu, mỏ thường không có vành đỏ, Ngô Minh Thành Lớp CNTY K32 từ cẳng chân xuống ngón cái có màu đỏ phía trước. Cổ và đùi có màu xám tro nhạt. Như vậy , trong hệ thống phân loại động vật vị trí phân loại của Đà điểu như sau: Lớp chim : Aves Bộ : Struthioniformes Phụ bộ : Struthiones Họ (gia đình) : Struthionidae Chủng (giống) : Struthio Loài : Struthio camelus Phân loài - Struthio Camelus camelus - Struthio Camelus molyb dophanes - Struthio Camelus masaicus - Struthio Camelus Australis - Struthio Camelus Syriacus. phân loài này đã tuyệt chủng vào khoảng năm 1941. 2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SINH TRƯỞNG 2.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng * Sinh trưởng tích luỹ Sinh trưởng tích luỹ từng thời kỳ là một chỉ tiêu sử dụng để đánh giá sự sinh trưởng của gia cầm. Tuy nhiên chỉ tiêu này cho phép xác định sự sinh trưởng ở các thời điểm nhát định của cơ thể, song nó lại không chỉ ra đượch sự khác nhau về tỷ lệ sinh trưởng của các thành phần cơ thể trong khoảng thời gian ở các độ tuổi khác nhau. ở đà điểu khối lượng cơ thể được theo dõi bằng tuần tuổi với đơn vị tính là g/con hoặc kg/con. * Sinh trưởng tuyệt đối Sinh trưởng tuyệt đối chính là sự gia tăng về khối lượng sống trung bình trong một ngày đêm, hay sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích Báo cáo tốt nghiệp trong một khoảng thời gian giữa 2 lần kiểm soát .Sinh trưởng tuyệt đối còn được gọi là năng lực sinh trưởng, đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol. Sinh trưởng tuyệt đối càng lớn thì hiệu quả chăn nuôi càng cao. Sinh trưởng tuyệt đối đánh giá được mức độ sinh trưởng nhưng không đánh giá được cường độ sinh trưởng. Để xem xét khả năng sinh trưởng một cách toàn diện hơn, người ta phải áp dụng chỉ tiêu sinh trưởng tương đối. * Sinh trưởng tương đối: Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát .Đường cong biểu diễn sinh trưởng tương đối có dạng hình Hypecbol cho thấy sinh trưởng tương đối giảm theo lứa tuổi. Đơn vị tính sinh trưởng tương đối là %. 2.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng Các tính trạng về sinh trưởng đều là các tính trạng số lượng nên ngoài phần ảnh hưởng do các yếu tố về bản thân con vật (yếu tố giống, tính biệt) chúng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, phương thức chăn nuôi .) * Ảnh hưởng của giống loài Tốc độ sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào giống, dòng và bản thân cá thể. ở các giống gia cầm khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau, giống gà thịt có tốc độ sinh trưởng cao hơn giống gà kiêm dụng thịt trứng và giống gà chuyên trứng. Joap và Monras, 1937 , đã phát hiện những sai khác trong cùng giống về cường độ sinh trưởng trước 8 tuần tuổi của gà con ở các cặp bố mẹ khác nhau. Có sự sai khác trên là do di truyền quy định. Với những tiến bộ trong công tác chọn lọc và tạo giống thì sự khác nhau về khối lượng cơ thể giữa các giống gia cầm ngày càng lớn. Kết qủa Ngô Minh Thành Lớp CNTY K32 nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và ctv, 1996 , Nguyễn Mạnh Hùng 1994; Nguyễn Đức Hưng và Ctv, 1994; Phùng Đức Tiến 1996. Cũng đã khẳng định các giống gia cầm khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự sai khác nhau về khối lượng cơ thể và tốc độ sinh trưởng đề cập đến ở phần trên là do yếu tố di truyền. Nhiều tác giả cho rằng có nhiều đôi gen khác nhau cùng ảnh hưởng tới sinh trưởng và có nhiều NST thường mang những đôi gen này. Những nghiên cứu sau này cho rằng có thể có nhiều hơn 15 đôi gen, quy định tốc độ tăng trưởng mặc dù chưa thật chính xác nhưng cũng cho thấy rõ sự khác nhau về sinh trưởng là do di truyền và cơ sở là sự di truyền đa gen, trong đó có ít nhất 1 đôi gen về sinh trưởng liên kết với giới tính. Ưu thế lai có thể có sự đặc biệt đối với tính trạng khối lượng cơ thể ở giai đoạn gia cầm non và tốc độ sinh trưởng có thể thay đổi do chọn lọc di truyền. Marco A.S (1982) cho biết hệ số di truyền của tốc độ sinh trưởng là từ 0,4 - 0,5. Theo tài liệu của Chambers (1990) thì Sirgel và Kiney đã tổng kết một cách hoàn chỉnh hệ số di truyền về tốc độ sinh trưởng. Kết quả tính toán qua phân tích phương sai dựa trên thành phần con bố từ 0,4 - 0,6. Theo Nguyễn Ân và cộng sự (1983) (Dẫn theo Phùng Đức Tiến, 1996) thì hệ số di truyền về tốc độ sinh trưởng của gà 1 tháng tuổi là 0,33; 2 tháng tuổi là 0,46; 3 tháng tuổi là 0,43. * Ảnh hưởng của tính biệt Ở gia cầm, giữa 2 loại tính biệt có sự khác nhau về khả năng sinh trưởng. Theo Jull M.A (Dẫn theo Phùng Đức Tiến) (1996) thì gà trống có tốc độ sinh trưởng hơn gà mái 24-32%. Các tác giả này cũng cho biết, sự sai khác này do gen liên kết giới tính, những gen này ở gà trống (2NST giới tính) hoạt động mạnh hơn ở gà mái (1 NST). Sự sai khác về mặt sinh trưởng do giới tính Báo cáo tốt nghiệp còn thể hiện rõ hơn đối với các dòng gà phát triển nhanh so với các dòng gà phát triển chậm North M.O 1990 (Dẫn theo Nguyễn Khắc Thịnh, 2005) cho biết khối lượng gà con 1 ngày tuổi tương quan dương với khối lượng trứng giống đưa vào ấp, song không ảnh hưởng tới khối lượng gà lúc thành thục và cường độ sinh trưởng ở 4 tuần tuổi. Song lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn ở 2 tuần tuổi hơn 5%, 3 tuần tuổi hơn 11%; 8 tuần tuổi hơn 27%. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1992), Phạm Quang Hoán và ctv (1994), cho biết khối lượng gà trống và mái Broiler V135 sai khác nhau từ 1 tuần tuổi. * Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông Các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học xác định: trong cùng 1 giống, cùng tính biệt ở gà có tốc độ mọc lông nhanh cũng có tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Theo Phùng Đức Tiến (1996) thì Brandsch và Bichel cho biết tốc độ mọc lông cũng là 1 đặc tính di truyền. Đây là tính trạng có liên quan đến đặc điểm trao đổi chất sinh trưởng và phát triển của gia cầm và là chỉ tiêu để đánh giá sự thành thục sinh dục, Kurhner, K.F (1974) cho rằng tốc độ mọc lông có liên quan chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng, thường gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn ở gà chậm lớn. Hayer và Cs (1970) đã xác định trong cùng một giống thì gà mái mọc lông đều hơn ở gà trống và tác giả cho rằng ảnh hưởng của Hormon có tác dụng ngược chiều với gen liên kết với giới tính quy định tốc độ mọc lông. * Ảnh hưởng của dinh dưỡng Gia cầm sử dụng thức ăn nhằm bảo đảm các hoạt động duy trì cơ thể và sản xuất (sinh trưởng, sản xuất trứng). Năng lượng và Protein là 2 yếu tố Ngô Minh Thành Lớp CNTY K32 dinh dưỡng quan trọng nhất trong khẩu phần ăn của gia cầm (Rose, S.P, 1997). Ngoài ra trong dinh dưỡng gia cầm các thành phần như axit béo khoáng, vitamin và nước cũng không thể thiếu được. - Ảnh hưởng của năng lượng trong thức ăn: gia cầm có khả năng chuyển hoá năng lượng từ những Carbon hydrate đơn giản, một vài Carbon hydrate phức tạp như dầu mỡ, nhưng những Carbon hydrate quá phức tạp như Cellulose thì gia cầm không thể sử dụng được. Nhu cầu về năng lượng cho các mục đích thay đổi chất rất khác nhau, do vậy nếu thiếu năng lượng sẽ ảnh hưởng hầu hết đến quá trình sản xuất. Theo Rose (1997) nếu hàm lượng năng lượng trong khẩu phần thay đổi thì gia cầm điều chỉnh sự cân bằng năng lượng bằng cách thay đổi lượng thức ăn tiêu thụ. - Ảnh hưởng của protein: trong thức ăn Protein thức ăn chứa 22 axit amin trong đó có một số axit amin cần thiết mà gia cầm không thể tự tổng hợp được. Khẩu phần ăn của gia cầm đòi hỏi phải có sự cân bằng các Axit amin cần thiết mới đáp ứng được dinh dưỡng. Kirchge Bner và Cs (1991) đã chứng minh sự thiếu hụt Protein trong khẩu phần đến năng suất của gà. Để đạt được năng suất tối ưu và rút ngắn thời gian nuôi dưỡng của gà thịt, trong thí nghiệm của Vogt (1990) đã tìm ra protein thích hợp trong khẩu phần là 118g protein/MJ ME, với khẩu phần này khối lượng của gà thịt khi kết thúc thí nghiệm đạt lớn nhất. Bên cạnh đưa ra hàm lượng protein, năng lượng thích hợp, người ta phải tính đến tỷ lệ protein/năng lượng. Nếu hàm lượng protein trong khẩu phần quá cao gây tình trạng tích luỹ mỡ trong cơ thể. * Ảnh hưởng của cấu trúc cơ thể Trong chăn nuôi mỗi loại gia súc gia cầm với hưởng sản xuất khác nhau đều có những đặc điểm về ngoại hình, thể chất khác nhau. Đánh giá con vật qua ngoại hình phối hợp với kích thước các chiều đo là một nội dung quan trọng trong công tác giống. Báo cáo tốt nghiệp Ở gia cầm kích thước và khối lượng của xương có tầm quan trọng lớn đối với khối lượng và hình dạng cơ thể, quan hệ giữa khối lượng cơ thể và tốc độ lớn và chiều dài đùi cũng như chiều dài xương ngực và chiều rộng ngực với chất lượng thịt có tầm quan trọng đặc biệt. Theo Pingel và Cs, 1969 ở gia cầm giữa độ dày cơ ngực và tỷ lệ phần trăm thịt lườn có mối tương quan dương. Negin và Cs 1981 cho biết kích thước các chiều đo có liên quan rõ rệt đến khối lượng cơ thể. Ngoài các yếu tố trên, các yếu tố ngoại cảnh: nhiệt độ, ánh sáng, mật độ nuôi có ảnh hưởng đáng kể tới khả năng sinh trưởng của gia cầm. Các yếu tố ngoại cảnh trên có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp qua việc thu nhận thức ăn, tỷ lệ tiêu hoá hấp thụ các chất dinh dưỡng và bệnh tật qua đó ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gia cầm. 2.2.3. Cơ sở khoa học của hiệu quả sử dụng thức ăn 2.2.3.1. Đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hoá của Đà điểu Đà điểu thuộc lớp chim vì thế về mặt giải phẫu học của hệ thống tiêu hoá của chúng có những đặc điểm chung và có những nét đặc trưng riêng. Đà điểu là loài dạ dày đơn. Chúng không có diều mà chỉ có thực quản phình to 1 cách đặc trưng. Trong biểu mô có rất nhiều tuyến và quá trình tiết chất nhầy sẽ di chuyển thức ăn bên trong. Thành thực quản có hệ thống cơ rất chắc (cơ tròn) (Jaroslaw Olaw Horbanczuk, 2002). Dạ dày của Đà điểu bao gồm 1 phần tuyến và 1 phần cơ (mề). Khác với hầu hết các loài chim, chức năng tiêu hoá của men hay dịch vị nằm trong giới hạn một vùng ở trên bờ cong lớn của mề. Diện tích vùng này là 1 × 5 × 24 cm, chiếm 25% diện tích bên trong vùng dạ dày truyền đồng thời có chức 300 tuyến, tuyến này tiết ra axit Clohydric và men Pepxin. Phần nối giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ đủ rộng để cho thức ăn chuyển từ dạ dày tuyến vào dạ dày cơ (mề) và được nghiền nát trong này. . syriacyus) - sinh sống tại Syria và phía bắc tiểu vương quốc ARập thống nhất, Jordan, Iraq và Tây Iran. Loài phụ này đã tuyệt chủng vào năm 1941 là loài Đà điểu. camelus camelus) - trải dài phía nam dãy Atlas bao gồm Senegal, Nigeria, Sudan và Ethiopia. Trên đầu có lông tơ bao phủ, tròng mắt nâu. Cổ có 1 ít lông