Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khi mà các doanh nghiệp đang thiết lập cho sản phẩm của mình một chỗ đứng trên thị trường cũng như đang cố gắng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác thì buộc họ phải tìm kiếm và phát triển ở thị trường nước ngoài..Khi mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế, thì vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để có thể tiêu thụ hàng hoá một cách có hiệu quả.Trong nhiều trường hợp, vấn đề tiêu thụ có ý nghĩa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy, cùng với sự phát triển của sản xuất và cạnh tranh thị trường, càng ngày các nhà kinh doanh càng đặc biệt quan tâm tới các giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ. Vậy thì làm thế nào để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá dịch vụ ? Đây là một câu hỏi khiến cá nhà kinh doanh phải trăn trở .Quá trình thúc đẩy việc bán hàng , lôi kéo khách hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh thị trường dần hình thành nên một môn khoa học đó là môn Marketting Vào thế kỷ thứ 17, các thương gia Nhật đã đưa ra các nguyên tăc trong kinh doanh như: phải có mặt hàng bền đẹp, làm vui lòng khách hàng không để họ thắc mắc, khách hàng có quyền lựa chọn khi mua hàng, khi họ không hài lòng thì sẵn sàng đổi cho họ, phải ghi chép lại những mặt hàng khi bán để xác định mặt hàng bán nhanh hay chậm. Và đén cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường làm nảy sinh nhiều vấn đề buộc các nhà kinh doanh phải nắm bắt thị trường một cách nhanh nhạy đẻ từ đó có thể đưa ra được nhưng chiến lược marketing sản phẩm của mình một cách nhanh nhất. Chúng ta hiểu thế nào là Marketting? Theo trường phái cổ điển thì marketing là việc tién hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng chuyển vận hàng hoá, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng.Còn theo trường phái hiện đại thì Marketing được định nghĩa như là tất cả các hoạt động nhằm phát hiện nắm bắt nhu cầu thị trường để từ đó xác lập các biện pháp thoả mãn tối đa các nhu cầu đó nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp .Như vậy các định nghĩa về Marketing đều nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự trao đổi lợi ích để qua đó thoả mãn tối đa các mục tiêu của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng
1 LỜI MỞ ĐẦU 1 Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khi mà các doanh nghiệp đang thiết lập cho sản phẩm của mình một chỗ đứng trên thị trường cũng như đang cố gắng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác thì buộc họ phải tìm kiếm và phát triển ở thị trường nước ngoài Khi mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế, thì vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để có thể tiêu thụ hàng hoá một cách có hiệu quả.Trong nhiều trường hợp, vấn đề tiêu thụ có ý nghĩa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy, cùng với sự phát triển của sản xuất và cạnh tranh thị trường, càng ngày các nhà kinh doanh càng đặc biệt quan tâm tới các giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ. Vậy thì làm thế nào để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá dịch vụ ? Đây là một câu hỏi khiến cá nhà kinh doanh phải trăn trở .Quá trình thúc đẩy việc bán hàng , lôi kéo khách hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh thị trường dần hình thành nên một môn khoa học đó là môn Marketting Vào thế kỷ thứ 17, các thương gia Nhật đã đưa ra các nguyên tăc trong kinh doanh như: phải có mặt hàng bền đẹp, làm vui lòng khách hàng không để họ thắc mắc, khách hàng có quyền lựa chọn khi mua hàng, khi họ không hài lòng thì sẵn sàng đổi cho họ, phải ghi chép lại những mặt hàng khi bán để xác định mặt hàng bán nhanh hay chậm. Và đén cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường làm nảy sinh nhiều vấn đề buộc các nhà kinh doanh phải nắm bắt thị trường một cách nhanh nhạy đẻ từ đó có thể đưa ra được nhưng chiến lược marketing sản phẩm của mình một cách nhanh nhất. Chúng ta hiểu thế nào là Marketting? Theo trường phái cổ điển thì marketing là việc tién hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng chuyển vận hàng hoá, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng.Còn theo trường phái hiện đại thì Marketing được định nghĩa như là tất cả các hoạt động nhằm phát hiện nắm bắt nhu cầu thị trường để từ đó xác lập các biện pháp thoả mãn tối đa các nhu cầu đó nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp .Như vậy các định nghĩa về Marketing đều nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự trao đổi lợi ích để qua đó thoả mãn tối đa các mục tiêu của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng 1 2 3 NỘI DUNG 4 5 1- TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN : Nhật Bản với 124 triệu dân ,GNP đạt 4.600 tỷ đô la Mỹ(1994) ,đây là thi trường tiêu dùng lớn thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau Mỹ và cũng là một nước nhập khẩu lớn. Và sự thắng lợi của Nhật Bản về mặt kinh tế ngày nay không chỉ xuất phát từ một nhân tố mà đó là sự nỗ lực của cả một hệ thống nghiên cứu , sự hợp tác giữa các công ty thương mại trong và ngoài nước, Tuy nhiên những nhân tố đó đã tạo ra cho nước Nhật có được một sức mạnh lớn trong việc cạnh tranh trên thị trường thế giới.Thế nhưng nếu chỉ có cạnh tranh thôi thì chưa đủ mà nước Nhật đã có những chiến lược phát triển , trong đó phải nói đến chiến lược về tiếp thị hay nói một cách rộng hơn đó là Nhật Bản đã thiết lập môi trường vận hành Marketing một cách hoàn hảo. Trong quá trình chiếm lĩnh thị trường thì Marketing là một yếu tố quan trọng để quyết định ai là người chiến thắng sự thành công của Nhật về kinh doanh trong hai thập kỷ qua đã là bằng chứng tốt về điều này.người Nhật đã biết nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của việc nghiên cứu đối phương, người tiêu dùng và thực trạng thị trường. Và trong những năm qua , thông tin đại chúng cũng đã nói nhiều về sự thần kỳ Nhật Bản.Năm 1945, nước Nhật lâm vào tình trạng cả một dân tộc đứng trên bờ vực của sự suy vong.Tình trạng đất nước về kinh tế gần như tiêu tan, toàn bộ nhân dân Nhật không tin vào tương lai của đất nước mình nữa.Nhưng không ai nghĩ rằng sau sự thất bại đó mà ngày nay Nhật Bản đã vươn lên trở thành một Siêu cường về kinh tế . Tại sao Nhật lại có thể thành công như vậy? Trước đây những người theo dõi sự hoạt động về kinh tế Nhật đã đưa ra những giải thích cho sự thành công của Nhật. Người ta cho rằng sự thành công đó của Nhật xuất phát từ tính chất văn hoá truyền thống , từ việc ủng hộ của các cơ quan chính phủ Nhật và cũng xuất phát từ sự may mắn vô tình nào đó Nhưng sự thành công của Nhật Bản cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện. Đó là kết quả của nhiều nhân tố quan trọng , có ảnh hưởng lẫn nhau, không chỉ xuất phát từ một nhân tố nào cả. 2- CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ VẬN HÀNH MARKETTING 2 Trong xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới cùng với sự phát triển của phân công lao động quốc tế, thị trường thế giới ngày càng trở nên thống nhất hơn và ranh giới giữa các thị trường nội địa ngày càng mờ nhạt hơn. Trong tình hình đó, các doanh nghiệp ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh buộc họ phải tìm kiém và phát triển trên thị trường nước ngoài. do vậy việc nghiên cứu môi trường vận hành Marketing để xâm nhập vào thị trường các nước càng trở nên quan trọng và cần thiết. Có rất nhiều nhân tố tác động tới môi trường vận hành của Marketing, nhưng trong giới hạn bài viết này chúng tôi chỉ nghiên cứu tới các nhân tố sau : 2.1 Nhân tố kinh tế Các nhân tố kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất trong sự vận động và phát triển của thị trường.Sự tác động của các nhân tố kinh tế có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến diễn biến của cung ,cầu và quan hệ cung cầu trên thị trường,ảnh hưởng đến quy mô và đặc điểm của các mối quan hệ và trao dổi cũng như xu hướng tiêu dùng của dân cư. Nhật Bản là thị trường tiêu dùng lớn thứ 2 trên thế giới và cũng là nước nhập khẩu lớn. Năm 1994, nhập khẩu tăng hàng năm 14%, đạt mức 274,8 tỉ đô la. Sáu tháng đầu năm 1995, nhập khẩu tăng 28%,đạt 163,2 tỉ đôla.Nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp đặc biệt tăngmạnh, năm 1994 tăng 21% đạt mức kỷ lục 151,7 tỷ đôla kim ngạch nhập khẩu, chiếm 55,21% của tổng kim ngạch nhập khẩu.Trong vòng 1 thập kỷ kể từ năm 1984,kim ngạch xuất nhập khẩu của các sản phẩm công nghiệp đã tăng khoảng 370%. Sau thời kỳ chiến tranh năm 1945 Nhật Bản phải đương đầu và chịu đựng 1 thời kỳ đầy khó khăn biến động và nhập siêu rất lớn. Nhờ sự nỗ lực phấn đấu đén những năm 1970 kinh tế Nhật đã có thặng dư tài khoản vãng lai. Lạm phát đuợc kiềm chế nhờ sự phát triển kinh tế ổn định trong 1 thòi gian dài. Sự phục hồi kinh tế toàn cầu những năm 80 đã đẩy nhanh tốc độ tăng truởng nền kinh tế hướng vào xuất khẩu nền Nhật Bản. Do được sư giúp đỡ từ Mỹ chỉ trong vòng 10 năm sau chiến tranh , tổng sản phẩm quốc dân của Nhật đã bước lên ngang bằng như những năm trươc chiến tranh. Kể từ đó kinh tế của Nhật đã phát triển nhanh chóng,GNP của Nhật đã tăng lên với tỉ lệ mỗi năm là 9,5% trong giai đoạn từ năm 1955-1961 và 12,3% từ cuối năm 1965 đến giữa năm 1970. Chỉ sau 25 năm GNP của Nhật có giá trị cao hơn 200 triệu đô la. 3 Mặt khác, chính phủ Nhật cũng đã tìm kiếm sự phục hồi nhờ vào tiêu dùng.Các chính sách kinh tế cụ thể mang tính khuyến khích được hình thành như giảm thuế thu nhập và tăng đầu tư vào các công trình công cộng,cũng như giảm lãi suất và tăng việc cấp vốn có thuế chấp để đầu tư xây dựng và mua nhà. Ngoài ra vấn đề môi trường công nghệ cũng có ảnh hưởng tới môi trường vận hành marketing.Nhật Bản đã thực hiện phương thức mua nguyên liệu ,bán thành phần kể những máy móc và phương tiện kỹ thuật được họ mua về để phỏng theo để cải tiến và trở thành nguyên liệu đặc biệt .Bằng cách này nhiều thị trường trên thế giới đã lần lượt bị người Nhật chinh phục.Những sản phẩm do người Nhật tạo ra có chất lượng cao hơn, rẻ hơn, đáp ứng đúng nguyện vọng của người tiêu dùng, tự nó đã tạo ra khả năng mở rộng thị trường cho Nhật .Những năm gần đây ,người Nhật tìm cách chiếm lĩnh thị trường trên quy mô rộng lớn, hợp tác với nhiều nước và còn rất quan tâm đến những thị trường trọng điểm .Hiện nay Nhật Bản đã có thị trường lớn vào loại nhất nhì thế giới. Nhật cho rằng ,họ có nhiều lợi thế trong lĩnh vực công nghệ song quy mô phát triển và hiệu quả khai thác vẫn là những vấn đề quan tâm .ở lĩnh vực này,Nhật Bản vẫn chưa vượt qua được Hoa Kỳ. Trước kia, người Nhật chú trọng vào việc tìm mọi cách để mua phát minh, các sản phẩm công nghệ tiên tiến để phỏng theo để nghiên cứu , ứng dụng và cải tiến . Từ mua công nghệ mới, họ tìm cách mua cả nhà chuyên môn kỹ thuật am hiểu tường tận công nghệ để dạy cho người Nhật . Bằng cách ấy sản phẩm do Nhật sản xuất ra luôn được cải tiến và tạo sự hấp dẫn trên thị trường. Như vậy, rõ ràng công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường nước mình. Vì vậy trong tương lai , để có thể gánh những đỉnh cao trong chế tạo vật liệu mới như các loại vật liệu siêu bền,siêu nhẹ và có hàm lượng công nghệ cao ,cũng như việc nghiên cứu và sản xuất dược các chế phẩm sinh học cao cấp đòi hỏi sự nỗ lực của cả chính phủ và khu vực tư nhân .Các ngành chế biến công nghiệp chủ chốt có nhiều lợi thế được người Nhật quan tâm vẫn là công nghiệp ô tô ,công nghiệp hoá chất và công nghiệp điện tử.Muốn thâm nhập vào thị trường các nước ,đáp ứng nhu cầu người tiêu đùng thì cần hiện đại hoá hệ thống trang thiết bị ,đổi mới công nghệ nhằm giảm giá thành sản phẩm ,tạo ra các loại sản phẩm tiết kiệm nguyên nhiên liệu .Thực chất là việc chuyển đổi từ việc tạo ra các sản phẩm to ,rộng sang các loại sản phẩm nhỏ ,nhẹ ,tiết kiệm năng lượng và an toàn cho người sử dụng . Như vậy môi trường công nghệ là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm ,giảm giá thành ,đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng .Nhờ 4 việc phát minh ra những sáng chế mới ,sản xuất ra vật liệu mới nhằm cải tiến nâng cao sản phẩm và về chất lượng ,mẫu mã kiểu dáng ,phù hợp với mọi đối tượng ,mọi thị trường khác nhau trên thế giới .Nhận thấy được tầm quan trọng của lĩnh vực này với quá trình công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước ,Nhật đã chi cho nghiên cứu khoa học để không ngùng nâng cao trình độ HĐH đất nước với một số tiền lớn ,chiếm khoảng 9-10% ngân sách .từ việc phỏng theo những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ nước ngoài ,Nhật đã nhanh chóng tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn là 1 thành tựu có ý nghĩa đối với Nhật . Như vậy,môi trường công nghệ hết sức quan trọng đến sự vận hành marketing ở Nhật 2.2 Nhân tố dân cư Trước hết chúng ta xem xét đến tình hình thu nhập và chi tiêu của người Nhật.Đại bộ phận người có tuổi đều hưởng lương .Vì vậy ,thu nhập và chi tiêu của họ đại diện cho cơ cấu thu nhập và chi tiêu của dân chúng nói chung .Việc lên lương dựa trên cơ sở thâm niên làm việc và tiền thưởng dược nhận 2 lần/năm đã ảnh hưởng rất nhiều tới việc lập kế hoạch chỉ tiêu của các gia đình.Cơ cấu tiêu dùng ở Nhật chịu sự ảnh hưởng lớn của ché độ lương và làm việc.Ngoài tiền lương họ nhận được hang tháng thì người lao động còn được tiền thưởng (mùa đông và mùa hè) và hầu hết tiền thưởng thường để tiết kiệm hay dùng cho các cuộc mua sắm tốn kém và trả tiền vay ngân hàng còn chi phí sinh hoạt hàng ngày được thanh toán từ lương thángTiền thưởng được phát vào tháng 6,7 hàng tháng đây là thời kỳmua sắm nhiều nhât, chủ yếu là các mặt hàng đắt tiền, đồ phụ trợ và hàng tiêu dùng lâu năm như ô tô , tủ lạnh.Vì vậy mà đây là thời kỳ có nhiều cơ hội bán hàng nhất, cả hàng nội địa lẫn hàng ngoại nhập. Mặt khác, với người Nhật thì 73,4% thu nhập khả dụng của ngân sách gia đình lao động Nhật Bản dùng để trang trải các chi phí sinh hoạt . Và ở Nhật thì người nội trợ sẽ là người kiểm soát ngân sách gia đình. Đặc biệt phụ nữ thích dành thời gian rỗi để nói chuyện với bạn bè ,đi mua sắm và do họ hài hoà trong việc chọn thời trang và theo mốt nên họ tạo ra một mảng quan trọng của thị trường tiêu dùng của Nhật Bản. Một số tạp chí dành cho những người nội trợ đã tiến hành các cuộc điều tra nghiên cứu chất lượng hàng hoá,trong đó các tạp chí này chỉ ra mọtt cách thẳng thắn các khiếm khuyết của các hàng hoá dược kiểm tra .Hầu hết phụ nữ đặt mua các tạp chí này cho rằng quan điểm của các nhà xuất bản về chất lượng 5 hàng hoá là khắt khe nhưng công bằng. Nói chung chính người đàn ông là người quyết định mua xe của gia đình .Những việc mua sắm khác như mua đồ lót ,bít tất ,đồ uống ,các nhu cầu yếu phẩm hàng ngày do phụ nữ quyết định .Các quyết định mua sắm các hàng hoá chủ chốt như đồ đạc cho phòng khách ,tủ lạnh do cả hai vợ chồng bàn bạc. Do vậy mà sách báo, tạp chí có tác động mạnh mẽ đến sự vân hành Marketing, các nhà lập kế hoach Marketing cung thường đưa các sản phẩm của doanh nghiệp lên các tạp chí để tiếp cận với người tiêu dùng một cách mạnh mẽ hơn Nhật Bản được coi là một trong những nước trên thế giới đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao nhất ,gồm cả độ bền và khả năng hoạt động .Bên cạnh đó ,thị hiếu cuả người tiêu dùng bắt nguồn từ truyền thống và điều kiện của Nhật Bản trở thành một yếu tố quan trọng trong việc bán và phát triển sản phẩm hàng hoá .Do khủng hoảng kinh tế kéo dài gần đây nên người tiêu dùng Nhật Bản thích mua các hàng hoá có giá cả hợp lý. Các cửa hàng hạ giá là nơi thu hút đông người tiêu dùng mua các thiết bị điện gia đình ,máy ảnh và các hàng hoá tiêu dùng khác .Họ thường xuyên nắm băt được giá cả và sự biến động của thị trường .Họ rất thích mua hàng giá rẻ ở các siêu thị ,cửa hàng bách hoá.Khi mua các nhu cầu yếu phẩm hàng ngày ,nhiều người tiêu dùng chọn hàng hoá có giá rẻ.Người tiêu dùng sẽ trả tiền để mua các hàng hoá có nhãn hiệu nổi tiếng lại có chất lượng ,độ tin cậy cao và thể hiện địa vị.Khách hàng ngày càng quan tâm đến việc mua các hàng hoá có chất lượng với giá cả tương đối .Như vậy ,họ có xu hướng chỉ mua các nhãn hàng đem lại chất lượng và giá trị.Hơn nữa, các chiến dịch quảng cáo và việc các tạp chí xuất hiện những trang chủ đề về hàng hoá đôi khi tạo ra sự phát triển mạnh của hàng hoá ở các thành phố lớn ,đông dân của Nhật.Xét ở lĩnh vực marketing ,mặt tiêu cực của các nhu cầu nhất thời này là vòng đời sản phẩm ngắn hơn do tốc độ lưu thông lớn tạo ra tình trạng dư thừa .Ví dụ ,trong món tráng miệng “Natadekoko” và “Ice Beer” từng một thời là các hàng hoá bán chạy ,nhưng chỉ sau một năm chúng đã trở nên lỗi thời .Trong việc bán các sản phẩm như mỳ ăn liền ,quà ăn vặt nhiều sản phẩm mới đưa giới thiệu năm một.Một số hầu như ngay lập tức thất bại ,số sản phẩm khác thì bán chạy trong một hay 2 năm đầu rồi sau đó biến mất Người Nhật đã biết khai thác và vận dụng một cách tài tình các yếu tố tâm lý con người.Nắm bắt kịp thời những thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng .Các nhà kinh doanh Nhật rất chú trọng đến nhữngbiến đổi của thị trường , nơi mà hàng hoá của họ đang hoặc sẽ được bán ra.Việc thay đổi nhu cầu ở người tiêu dùng làm cho các donh nghiệp phải điều chỉnh lại hoạt động cuả mình.Nếu không kịp thời điều chỉnh và dành được thời cơ thì có thể sẽ gặp khó khăn trong công cuộc cạnh tranh quyết liệt trên thương trường.Có thể lấy công nghiệp sản xuất xe hơi để minh hoạ.công ty Ford 6 là doanh nghiệp đứng đầu về sản xuất xe hơi ở Mỹ.Nhờ công nghệ tiên tiến và hiệu quả sản xuất cao, nó đã dễ dàng thắng các đối phương trông cạnh tranh.Nhưng chính điều đó đã làm cho những người quản lý công ty này ít quan tâm đến những biến đổi cuả thị trường, trước hết là những biến đổi của nhu cầu tiêu dùng. Trong khi đó, hãng GM lúc đầu chỉ là đối thủ nhỏ bé so với Ford về thị trường và tiến bộ công nghệ, nhưng nhờ thường xuyên đánh giá và phân tích những biến đổi của thị trường , đặc biệt la nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, GM đã sản xuất được những xe hơi hợp với thị hiếu khách hàng. Vì thế chỉ trong thời gian ngắn GM đã trở thành người dẫn đầu thị trường ,vượt hản công ty Ford. Có lẽ các nhà quản lý Nhật Bản, hơn ai hết, đã hiểu rõ những thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng là mang tính quy luật.Nó là một yếu tố tâm lý rất động, luôn thay đổi .Sự phát triển kinh tế- xã hội là cơ sở hình thành các nhu cầu moí ở người tiêu dùng và chính nhu cầu là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Người Nhật cũng hiêu rất rõ nguyên lý : ta có thể biết được khách hàng cần gì bừng cách căn cứ vào số lượng tiền mà người tiêu dùng dùng để mua hàng hoá.Chứng tỏ các nhà kinh doanh Nhật có khả năng nhìn xa trông rộng , phân tích, phát hiện và nắm bắt kịp thời thị hiếu người mua. Các nhà kinh doanh Nhật không chỉ có khẳ năng phán đoán những thay đổi nhu cầu, thị hiếu của người mua , mà còn biết kiên nhẫn thay dổi những nhu cầu và thị hiếu đó.Ngoài ra , họ còn rất chú trọng đến hoạt động quảng cáo.Họ biết cách quyến rũ khách hàng, thu hút sự quan tâm của người mua, có khi chỉ là vài giây đồng hồ.Người Nhật mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu, phân tích rất kỹ lưỡng thị trường, đề ra những giải pháp kịp thời, đúng đắn cho hoạt động kinh doanh 2.3 Nhân tố chính trị Các nhân tố chính trị có ảnh hưởng trực tiếp đén các mối quan hệ, cũng như hoạt động của thị trường.Sự chi phối của nhân tố này có thể diễn ra theo hai chiều hướng : hoặc là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, hoặc là kìm hãm và hạn chế sự phát triển của thị trường. Ở những năm 1970 đến đầu 1980, nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra trên đất nước Nhật đã làm Nhật trở nên suy thoái trầm trọng hơn bao giờ hết .Về mặt chính trị cũng làm rối ren trong việc Đảng Dân Chủ Tự Do cầm quyền .Qua rất nhiều khó khăn trong việc lấy lòng nhân dân. Cuối cùng họ đã làm tiêu tan được nhưng lời phê phán của các đảng đối lập , họ đã nắm được 7 quyền kiểm soát ở nhiều chính phủ địa phương do đã vạch ra sự coi thường phúc lợi xã hội và môi trường của chính phủ trung ương.Kết quả của chính sách này mang lại thật rõ nét, Đảng dân chủ tự do được sự ủng hộ tăng thêm nhiều của các nhóm xã hội. Và vấn đề được quan tâm nhất đó chính là tình hình đối ngoại như thế nào.Về mặt này thì không phải là điều khác thường gì khi chính phủ đặt ra hướng cơ bản là tạo ra một thế cân bằng trong nội bộ. Trong thời kỳ phải dối phó và giải quyết khủng hoảng, từ viêc cải tiến và áp dụng vào sản xuất những công nghệ của nước khác cũng chẳng kém gì Mỹ đã làm để đạt toí ưu thế về công nghiệp 100 năm trước đây. Điều quan trọng là Nhật có lợi về lợi thế so sánh so với các quốc gia khác.Và bất kể người ta có đánh giá sự phát triển này như thế nào , không có gì đáng nghi ngờ là chính sách công nghiệp(dù được quan niệm một cách thông minh hay còn ngờ nghệch) và chính sách thương mại (dù là tự do hay bảo hộ mậu dịch) đang có sự liên kết ngày càng chặt chẽ với nhau.Như các nhà kinh tế học đã ghi nhận , các chính sách công nghiệp và thương mại đang được sử dụng để tạo ra một loạt cơ cấu công nghệp riêng theo ý muốn của chính phủ Mục tiêu cơ bản của chế độ và chính sách nói trên là nhằm bảo vệ và khuýen khích các khu vực kinh tế mà các nhà lãnh đạo chính trị coi là có quan hệ tới phúc lợi chung ở trong nước và phục vụ cho các tham vọng chính trị quốc gia. Điều cốt yếu dẫn tới sự thành công tại thị trường Nhật Bản đó là các công ty nước ngoài nắm bắt đươcj những nét đặc trưng của xã hội Nhật Bản.Các công ty này cũng rất am hiểu các xu hướng tiêu dùng của người Nhật cũng như quy định và bộ luật liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm.Sau đây là 1 số ý kiến quan trọng giúp tìm ra con đường đi tới sự thành công, được đúc kết bởi rất nhiều các công ty nước ngoài đã thành công trên đất nước Nhật Bản _ Thâm nhập thị trường Nhật Bản cần chiến lược lâu dài.Do đặc điểm của công việc , chính sách kinh doanh và cách thức thành lập công ty ở Nhật, Việc đưa ra quyết định ở Nhật thường tốn nhiều thời gian hơn so với cá nước khác. _ Lựa chọn đúng đối tác. _ Coi trọng chất lượng và hoạt động kinh doanh. _ Nét độc đáo là phải tạo được sự khác biệt giữa công ty mình với các đối thủ cạnh tranh, bí quyết ở đây chính là tính sáng tạo _ Đầu tư cho công nghệ, nghiên cứu và phát triển _ Hiểu rõ những nhu cầu của thị trường Nhật Bản _ Giao quyền quyết định cho công ty con 8 Một ví dụ điển hình về công ty sản xuất và kinh doanh kẹo (B) Vào thời điểm công ty B thâm nhập vào thị trường Nhật thì loại kẹo cao su dạng thanh đã bị bão hoà trên thị trường này, khách hàng không đón nhận mặt ahngf này nữa.Sau đó công ty B quyết định chuyển sang kinh doanh loại kẹo cao su không đường và kết qủa là loại kẹo này rất được ưa chuộng và là mặt hàng bán chạy nhất của công ty . Mặt khác , công ty B này cũng có một hệ thống tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường Nhật Bản. Đối với sản phẩm kẹo cao su, có tới 80% là mua theo sở thích ngẫu hứng nên công ty B coi trọng việc trưng bày làm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng Tuy nhiên, Chính phủ cũng đã cố gắng trong việc cải thiện sự tiếp cận thị trường.Các biện pháp mở cửa thị trường như miễn giảm thuế nhập khẩu, giảm hay xoá bỏ hạn nghạch nhập khẩu.Thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm công nghiệp và khai mỏ giảm đáng kể và những biện pháp hạn chế nhập khẩu hầu như được bãi bỏ. chính phủ cũng cố gắng để đơn giản các thủ tục hải quan và nhập khẩu, khi đó hàng hoá chở bằng đường không đến sân bay có thể được cấp giấy phép nhập khẩu nhanh chongs.Chính phủ áp dụng các biện pháp nhằm đơn giản các yêu cầu về giấy chứng nhận, công nhận và sử dụng cá số liệu kiểm tra của nước ngoài.Chính phủ còn sửa đổi các tập quán nhập khẩu của Nhật Bản cho phù hợp với các chế độ và nguyên tắc quốc tế.Cũng như vậy, các chế độ tiêu chuẩn công nghiệp (JIS) và tiêu chuẩn nông nghiệp (JAS) của Nhật Bản được chính phủ sửa cho phù hợp và hoà nhập với chế độ tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống quản lý của Nhật cũng được điều chỉnh cho rõ ràng hơn bằng việc đơn giản các thủ tục cấp giấy chứng nhận và thực hiện giám sát để đảm bảo công bằng. Nhật Bản cũng tăng cường biện pháp khuyến khích về thuế và tài chính cho các hoạt động nhập khẩu và đẩy mạnh việc cung cấp các thông tin liên quan đến nhập khẩu. 2.4 Nhân tố văn hóa Tuy không ảnh hưởng mạnh mẽ như các nhân tố kinh tế và dân cư, song các nhân tố văn hoá xã hội cũng đóng vai rò rất quan trọng đến sự biến động và phát triển của thị trường.Đặc biệt là các yếu tố văn hoá xã hội có ảnh hưởng tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển của nhu cầu thị trường Văn hoá là tập hợp những giá trị tinh thần của một tộc người, của một nhóm người hay của cả một dân tộc được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.Môi trường văn hoá là sự phản ánh các giá trị tinh thần, được thể hiện qua hành vi ứng xử, ngôn ngữ và ước vọng của cộng đồng người. Khi nghiên cứu về văn hoá các nhà quản lý Marketing cần lưu ý tới 2 khía cạnh sau: 9 - Giá trị cốt lõi (hay giá trị truyền thống): đặc tính của nó là thường không thay đổi và được con người thuộc về nền văn hoá đó cảm nhận và hấp thụ một cách sâu sắc.Loại văn hoá này tạo ra những nét rất đặc trưng như trang phục dân tộc, cách ứng xử, ngôn ngữ. Các giá trị văn hóa còn được thể hiện qua thái độ của con người đối với bản thân mình, đối với người khác, đối với thể chế xã hội .ở phương diện này, nhà quản lý marketing chỉ có thể nghiên cứu đặc trưng văn hoá cốt yếu để từ đó điều chỉnh các kế hoạch cho phù hợp - Giá trị thứ phát: là các giá trị văn hóa được hình thành do những tác động và giao thoa của các nền văn minh khác. Đặc tính này là do văn hoá cũng dễ dàng tiếp nhận các đặc trưng của nề văn hoá khác.Đặc điểm của loại giá trị văn hoá này là có thể bị thay đổi và không bền vững, ở phương diện này, để tận dụng các tố chất đó thì các nhà quản lý không chỉ điều chỉnh kế hoạch marketing cho phù họp mà còn có thể chủ động xây dựng các chương trình marketing Như vậy quá trình toàn cầu hoá buộc mọi người tham gia vào kinh doanh có một mức độ am hiểu nhất định về văn hoá + Người Nhật có tác phong giữ đúng hẹn.Vì vậy khi người nước ngoài muốn làm ăn lâu dài với các công ty Nhật bản thì phải tuân thủ nguyên tắc này .Công ty nào không kịp giao hàng đúng hẹn thì sẽ gây trở ngại cho khách hàng , đánh mất sự tín nhiệm và sẽ khó nhận được các đơn đặt hàng tiếp theo + Sự coi trọng hình thức được xem là một đặc điẻm thể hiện văn hoá Nhật Bản.Chú ý đến hình thức bên ngoài là phép lịch sự thể hiện việc giữ gìn phẩm chất con người và đương nhiên được coi trọng trong môi trường kinh doanh.Việc gây ấn tượng gọn gàng và cảm giác sạch sẽ trong trang phục phù hợp vơói hoàn cảnh công việc được cho là có anhr hưởng quan trọng đến uy ítn của ca nhân và của công ty.Nhận biết được những giá trị văn hoá đặc trưng này giúp cho các nhà kinh doanh ở các quốc gia khác có thể tiếp cận được thị trường trong việc tuân thủ các giá trị truyền thống Sự coi trọng hình thức không chỉ trên cách ăn mặc mà còn thể hiện qua các taì liệu, giấy tờ như văn thư, sổ kế toán của công ty và nhiều yếu tố khác cũng được thiết lập dưới những hình thức thống nhất + Phong tục : quà tặng cho các tổ chức kinh doanh vàcác tổ chức chính phủ là phổ biến ở nhiều nước nhưng cânf phải chú ý tới đến hình thức quà phù hợp đối với từng quốc gia.ở Nhật , quà tặng phải được gói một cách cẩn thận 10 . cứu tới các nhân tố sau : 2.1 Nhân tố kinh tế Các nhân tố kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất trong sự vận động và phát triển của thị trường .Sự tác động. từ một nhân tố nào cả. 2- CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ VẬN HÀNH MARKETTING 2 Trong xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới cùng với sự phát