1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở lớp hoa cúc 1, trường mầm non thị trấn ngọc lặc

20 125 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 5,29 MB

Nội dung

Trang 1

1 MỞ ĐẦU1.1 Lí do chọn đề tài

Trước hết, phải khẳng định giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệthống giáo dục quốc dân, bậc học đảm nhận hai nhiệm vụ chính là chăm sóc vàgiáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên vô cùng quantrọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người Nếu không làmtốt việc chăm sóc - giáo dục trẻ ở bậc mầm non thì việc thực hiện mục tiêu giáodục phổ thông sẽ gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp.

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “ Tiên học lễ, hậu học văn”[1], nghĩa làcon người trước hết phải học cách làm người, học lễ nghĩa, học đạo đức rồi sauđó mới đến học kiến thức, học nghề Như vậy, “ học lễ” chính là cái gốc của “học văn” Vấn đề giáo dục lễ giáo không phải là vấn đề mới bởi chúng ta vẫnlàm hàng ngày nhưng làm thế nào để giáo dục lễ giáo ở bậc học mầm non cóhiệu quả, đây chính là vấn đề mà giáo viên và phụ huynh luôn quan tâm

Đặc biệt hơn, trẻ mầm non có đặc điểm là dễ nhớ mau quên, hay bắtchước nên việc giáo dục trẻ đòi hỏi chúng ta phải uốn nắn nay từ đầu và thựchiện thường xuyên đúng như kinh nghiệm của ông cha: “ Uốn cây từ thuở cònnon Dạy con từ thưở hãy còn thơ ngây” [2]

Mặt khác, hiện nay cũng có không ít gia đình quá nuông chiều con, điềuđó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục con trẻ Một số phụ huynh chưahiểu hết về tầm quan trọng trong giáo dục lễ giáo cho con em mình ở tuổimầm non nên thường phó mặc cho giáo viên ở trường

Đồng thời, đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế Đây vừa làcơ hội, vừa là thách thức cho cả nền giáo dục nước nhà Hội nhập quốc tế ngoàimặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: bảnsắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta nhữngvăn hóa phẩm không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc

Bản thân đã từng là giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân ở bậcTrung học cơ sở, do đặc thù của ngành được đào tạo và môn giảng dạy nên bảnthân tôi luôn coi việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một vấn đề cấp bách củatoàn xã hội Và hiện nay, bản thân là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy việcgiáo dục lễ giáo cho trẻ cần phải được đặt lên hàng đầu và mang ý nghĩa vôcùng quan trọng đối với sự hình thành nhân cách của một con người Vậy làmthế nào và bằng cách nào để giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non mang lại hiệu quảthiết thực, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập của đất nước hiện nay Quagần 3 năm công tác tại trường Mầm non Thị trấn Ngọc Lặc, bản thân tôi đã ápdụng một số biện pháp trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo từ 5-6 tuổi.

Đó là lí do tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi ở lớp Hoa Cúc 1, trường Mầm non Thị trấn Ngọc Lặc”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tìm ra một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi

Trang 2

Hình thành cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi những kỹ năng lễ giáo phù hợp vớiyêu cầu của gia đình, nhà trường và xã hội.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi lớp Hoa Cúc 1 trường Mầm non Thị trấn NgọcLặc.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp quan sát: Hình thức chủ yếu của phương pháp này là dự giờđồng nghiệp; quan sát thái độ, hành vi của trẻ ở trên lớp thông qua các hoạt độngcủa trẻ hàng ngày.

Phương pháp so sánh: với phương pháp này tôi có thể phân loại, đối chiếukết quả nghiên cứu.

Ngoài ra tôi còn sử dụng những phương pháp hỗ trợ khác như: phươngpháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lýsố liệu; trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, trao đổi với phụ huynh về trẻ.

1.5 Những điểm mới của đề tài:

Năm học 2015- 2016, tôi đã có đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm

là “ Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi ở lớp HoaHuệ 1, trường Mầm non Thị trấn Ngọc Lặc” Xuất phát từ việc thay đổi đối

tượng nghiên cứu từ trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi sang đối tượng trẻ 5- 6 tuổi nên sángkiến kinh nghiệm này có những điểm mới như sau:

Về cơ sở lí luận: Tôi đã trình bày căn cứ lý thuyết để đưa ra sáng kiếnkinh nghiệm, trong đó tôi đã có lập luận chắc chắn và có trích dẫn nguồn tài liệutham khảo cần thiết.

Về biện pháp giáo dục lễ giáo:

- Biện pháp 1: Phân tích rõ hai nội dung là: Xây dựng lớp học lễ giáo vàxây dựng môi trường lớp thân thiện.

- Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo thông qua các hoạt động trong ngày- Biện pháp 3: Giáo dục lễ giáo mọi lúc mọi nơi.

- Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh.

Về hình ảnh minh họa: Tôi đã sử dụng hình ảnh của lớp học tôi phụ tráchtrong năm học 2017-2018 để minh họa cho nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.

2

Trang 3

2 NỘI DUNG2.1 Cơ sở lí luận

Văn kiện Đại hội XII của Đảng khẳng định: “ Giáo dục là quốc sách hàngđầu Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạotheo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học Chuyểnmạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diệnnăng lực và phẩm chất người học: yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào,sống tốt và làm việc hiệu quả”[3].

Từ nội dung trên, chúng ta nhận thấy việc hình thành và phát triển phẩmchất của người học là một nhiệm vụ trọng yếu của giáo dục

“Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tìnhcảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bịcho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâmsinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng…”[4] Như vậy, giáo dục lễgiáo cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầutiên hình thành nhân cách cho trẻ sau này, đặc biệt là lứa tuổi mầm non Giáodục lễ giáo cho trẻ ở trường mầm non là một quá trình tác động có kế hoạch, cómục đích đến trẻ nhằm hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cáchcon người mới xã hội chủ nghĩa: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa,cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người,biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá.Việc giáo dục lễ giáo nhằm tăng cường hiểu biết, mối quan hệ giao tiếp với cộngđồng, đưa trẻ vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng.

Về mặt tình cảm đạo đức của trẻ giai đoạn 5-6 tuổi “do lĩnh hội được ýnghĩa các chuẩn mực hành vi tốt, xấu Qua vui chơi giao tiếp với mọi người; docác thói quen nếp sống tốt được gia đình, các lớp mẫu giáo xây dựng cho trẻ Trẻ ý thức được nhiều hành vi tốt đẹp cần thực hiện để vui lòng mọi người”[5].“Đây cũng chính là giai đoạn trẻ dễ tiếp thu, học hỏi cái mới nhất (Bộ não có khảnăng học hỏi nhanh nhất và dễ dàng nhất trong những năm trước và những nămđầu tiên tới trường) Vì vậy những nhà nghiên cứu đã gọi giai đoạn này là "cửasổ cơ hội" mà trẻ cần phải nhận được sự quan tâm giáo dục, chăm sóc thích đángđể phát huy hết tiềm năng trong tương lai.” [6].

Chính vì vậy, nếu trẻ được giáo dục trong một môi trường lành mạnh tứclà gia đình, xã hội, nhà trường, người lớn quan tâm đúng mức sẽ tạo tiền đềvững chắc cho vịệc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Và ngược lại,nếu gia đình, nhà trường vả xã hội không chú trọng ngay từ đầu vào việc giáodục lễ giáo cho trẻ, để trẻ tiếp thu hoặc làm theo những việc làm không chuẩnmực thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình nhân cách của trẻ.

Là một giáo viên đang trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi thiết nghĩviệc giáo dục lễ giáo cho trẻ 5- 6 tuổi hiện nay đang là vấn đề cấp thiết, có vaitrò to lớn trong việc giáo dục trẻ, tạo cơ sở vững chắc cho việc hình thành và

Trang 4

phát triển nhân cách tốt đẹp sau này ở trẻ, góp phần vào mục tiêu của Đảng làxây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa “phát triển toàn diện về trí tuệ,đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật…” [7].

2.2 Thực trạng 2.2.1 Thuận lợi

Trường Mầm non Thị trấn Ngọc Lặc là ngôi trường có bề dạy thành tíchtrong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ của huyện nhà Nhà trường đã vinh dựđược công nhận trường chuẩn Quốc gia và được Chủ tịch nước tặng Huânchương Lao động hạng Nhì Đó là niềm tự hào, là niềm cổ vũ lớn lao đối với tậpthể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường ngày càng phấn đấu để đạt đượcthành tích cao hơn trong những năm học tiếp theo.

Đồng thời, trong những năm qua trường Mầm non Thị trấn đã nhận đượcsự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp chính quyền, Phòng Giáo dục và Đào tạovề vật chất lẫn tinh thần Cùng với đó là sự lãnh chỉ đạo sáng tạo và linh hoạtcủa Chi bộ, Ban giám hiệu, chuyên môn nhà trường trong công tác chăm sóc-giáo dục trẻ

Về cơ sở vật chất, tất cả các phòng học đều sạch sẽ, thoáng mát, thiết bị,đồ dùng đồ chơi được trang bị khá đầy đủ, phục vụ tốt cho công tác chăm sóc-giáo dục trẻ

Về đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường: Tập thể cán bộ giáoviên, nhân viên trong nhà trường luôn đoàn kết, sáng tạo, có lòng nhiệt huyết,yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc- giáodục trẻ, luôn có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng thông qua đồng nghiệp, cácphương tiện thông tiên đại chúng

Bên cạnh đó, trong những năm qua nhà trường luôn làm tốt công tác xãhội hóa giáo dục Các bậc phụ huynh luôn quan tâm, phối hợp tốt với nhà trườngủng hộ về vật chất lẫn tinh thần để thực hiện tốt công tác chăm sóc và giáo dụccác cháu.

Bản thân là một giáo viên dạy Trung học cơ sở được điều động về côngtác tại trường Mầm non Thị trấn từ năm 2015, bản thân đã luôn cố gắng học hỏiđể tiếp cận với công việc ở môi trường sư phạm mới Đồng thời được sự quantâm, tạo điều kiện, bồi dưỡng và dìu dắt của Ban giám hiệu, chuyên môn và tậpthể cán bộ giáo viên nên bản thân luôn ổn định về tư tưởng, yên tâm công tác,quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ giao và được phụ huynh tintưởng.

Năm học 2017-2018, tôi được phân công phụ trách cùng một giáo viênkhác lớp Mẫu giáo 5- 6 tuổi Hoa Cúc 1 với tổng số là 45 cháu, trong đó chiếmkhoảng 70% là con em cán bộ, công nhân viên chức nhà nước nằm trên địa bànThị trấn Vì vậy, điều kiện quan tâm chăm sóc và giáo dục các cháu có nhiềuthuận lợi hơn, đa số cháu đều khỏe mạnh, ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và đi họcchuyên cần.

2.2.2 Khó khăn

4

Trang 5

Về chủ quan: Bản thân là một giáo viên giảng dạy bậc Trung học cơ sởđược điều động về trường Mầm non Thị trấn, nên khi tiếp cận, thích ứng vớicông việc gặp không ít khó khăn

Về khách quan: Lớp Mẫu giáo Hoa Cúc 1 có một số cháu còn nhút nhát, ítnói, giao tiếp thiếu mạnh dạn, chưa tự tin, một số cháu vào giờ lên lớp còn nũngnịu, uốn bố mẹ, một số cháu rất hiếu động.

Một số phụ huynh còn xem nhẹ, chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dụclễ giáo cho trẻ, điều đó được thể hiện thông qua các thời điểm: đưa trẻ đến lớpvà đón trẻ về chưa chủ động nhắc nhở trẻ chào cô giáo.

Từ những đặc điểm tình hình trên tôi đã tiến hành khảo sát thực tế ở lớptheo bảng thống kê như sau:

Bảng 1: Khảo sát đầu năm học

Mức độ đạt được

Đạt % Chưađạt %1 Biết xưng hô, chào hỏi lễ phép 45 41 91.1 4 8.92 Biết nói cảm ơn, xin lỗi đúng lúc 45 37 82.2 8 17.83 Biết giữ gìn, cất, sắp xếp đồ chơi theoquy định 45 38 84.4 7 15.64 Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinhmôi trường 45 40 88.9 5 11.15 Biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn 45 39 86.7 6 13.3

Là một giáo viên hàng ngày được tiếp xúc với trẻ, trực tiếp tham gia chămsóc và giáo dục các cháu, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra nhữngbiện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo, góp phần nâng cao chấtlượng chăm sóc và giáo dục toàn diện đối với trẻ.

2.3 Các biện pháp

Xuất phát từ đặc điểm chung của nhà trường, của lớp và tầm quan trọngcủa việc giáo dục lễ giáo cho trẻ lứa tuổi mầm non, tôi đã nghiên cứu và áp dụngmột số biện pháp giáo dục lễ giáo sau đây:

2.3.1 Xây dựng lớp học lễ giáo, môi trường lớp học thân thiện cho trẻ

Trong thời gian vừa qua bản thân tôi luôn xác định, biện pháp xây dựnglớp học lễ giáo, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ là một biệnpháp quan trọng đầu tiên và cần được thực hiện thường xuyên trong công tácgiáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi Bởi lẽ, việc giáo dục lễ giáo cho trẻphải được quan tâm trong mọi thời điểm, mọi tình huống và cần có sự thốngnhất giữa các giáo viên trong lớp; sự phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh nhưvậy sẽ đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác giáo dục nói chung và công tácgiáo dục lễ giáo nói riêng Cụ thể:

Thứ nhất, bản thân tôi chú trọng việc xây dựng lớp học lễ giáo thông quaviệc xây dựng góc lễ giáo, góc tuyên truyền cho trẻ Đến mỗi chủ đề tôi đã phốihợp với giáo viên trong lớp có kế hoạch cụ thể để đưa nội dung giáo dục lễ giáotích hợp vào các hoạt động, các thời điểm trong ngày Thông qua góc tuyên

Trang 6

truyền về giáo dục lễ giáo, góc tuyên được trang trí, sắp xếp ở vị trí để phụhuynh dễ nhìn, nắm được nội dung để có sự phối hợp giáo dục trẻ Trong các kìhọp phụ huynh, tôi đã chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệmcủa các bậc phụ huynh trong việc giáo dục trẻ, phối hợp với cô giáo trong việcxây dựng và hình thành các nền nếp lễ giáo cho trẻ Tôi đã thông báo cụ thể đếnphụ huynh những nội quy, quy định cụ thể của trường, lớp, thông qua đó phụhuynh nắm bắt để phối hợp với nhà trường đạt hiệu quả cao hơn

Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, đặc điểm của trẻ là dễ nhớ nhưng lại mauquên Vì vậy, nội dung tuyên truyền ở góc lễ giáo tôi đã sử dụng những hình ảnhtrực quan về những gương người tốt việc tốt hoặc qua những khổ thơ, nhữngđoạn truyện ngắn đọc cho trẻ nghe để trẻ dễ tiếp thu, dễ phân biệt việc làm nàotốt, việc làm nào xấu và dần hình thành trong trẻ những thói quen, nền nếp lễgiáo tốt

Ở góc này tôi sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo hấpdẫn dán vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp với hìnhảnh, thời gian rảnh cho trẻ đến xem và trò chuyện để giáo dục hành vi của trẻđối với mọi người, mọi vật xung quanh, tranh thủ hoàn cảnh phù hợp thườngxuyên đàm thoại với trẻ về những hành vi văn minh trong giao tiếp

Ví dụ: Tôi dán lên tường bức tranh một em bé đang bỏ rác vào thùng rácđúng nơi quy định, qua đó giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường Hay bức tranhmột em bé đang khoanh tay chào bố, mẹ khi đi học về Trẻ nhìn tranh và biếtđược hành động của em bé này ngoan hay không ngoan, nên làm theo haykhông làm theo nội dung của bức tranh.

Đồng thời, Hàng tháng tôi lên kế hoạch chủ đề lễ giáo và thay tranh ảnh,bài thơ có nội dung phù hợp với từng chủ đề Tôi thường sưu tầm tranh truyện,sách báo nhi đồng có hình ảnh, nội dung về lễ giáo làm một album có nội dung,hình ảnh phù hợp với trẻ, để đến giờ hoạt động góc trẻ vào góc học tập có thểmở ra xem.

Như vậy, thông qua việc xây dựng góc lễ giáo và quan tâm chú trọng việctuyên truyền nội dung giáo dục lễ giáo đã mang lại hiệu quả rất thiết thực đốivới trẻ ngay trong lớp Việc áp dụng biện pháp này như “mưa dầm thấm lâu”,giúp các cháu có nhiều tiến bộ, có được những xúc cảm, tình cảm đạo đức vàcác chuẩn mực hành vi tốt Trẻ biết yêu quý những hành vi đúng, đẹp, biết phêphán và không làm theo những hành vi không tốt; trẻ học tập và làm theo nhữnghành vi tốt.

Thứ hai, việc xây dựng môi trường lớp học thân thiện, gần gũi luôn tạođược những cái mới là điều rất quan trọng để thu hút trẻ hứng thú khi đến trườnghàng ngày Có thể khẳng định không có phương pháp nào hiệu quả bằng phươngpháp: “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách học sinh” [8] Chính vì vậy, côgiáo cần là tấm gương mẫu mực về hành vi, tác phong, giao tiếp, thái độ cử chỉ,giao tiếp thân thiện giữa cô giáo với đồng nghiệp, giữa cô giáo với phụ huynh,giữa cô giáo với trẻ Đây là những yêu cầu rất cao và đòi hỏi mỗi cô giáo cũngluôn tự rèn luyện mình để công tác giáo dục trẻ hiệu quả hơn.

6

Trang 7

Hàng ngày, trẻ đến lớp phần lớn thời gian trong ngày trẻ được học tập vàsinh hoạt cùng cô Cô giáo vừa là bạn, vừa là người mẹ hiền thứ hai của trẻ,cùng chơi, cùng học, chăm chút từ bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ Vì vậy, vai trò củacô giáo rất quan trọng trong việc hình thành những thói quen nề nếp cho trẻ, làtấm gương cho trẻ noi theo.

Ở lứa tuổi của trẻ luôn thích được cô yêu thương gần gũi, mọi hành vi củacô được trẻ quan tâm nhất Nhận thức được vấn đề trên, tôi luôn luôn chuẩn mựctrong lúc giao tiếp với đồng nghiệp, phụ huynh, với trẻ Cụ thể:

Đối với đồng nghiệp, tôi luôn thể hiện thái độ, hành vi văn minh, lịch sự,biết kính trên nhường dưới, đoàn kết thân ái giúp đỡ đồng nghiệp, giao tiếp cởimở, thân thiện, khiêm tốn học hỏi, trung thực, thật thà, độ lượng.

Đối với trẻ: Tôi luôn thương yêu, quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ trẻ, luôn tạokhông khí đầm ấm, xưng hô thân mật, đối xử với trẻ công bằng, vô tư, khôngđánh mắng, quát nạt trẻ; tôn trọng trẻ, không nói lấn át hoặc cắt ngang lời trẻ.Khi trẻ làm giúp tôi việc gì thì tôi nói lời cảm ơn trẻ, khi trẻ bướng bỉnh tôi nhẹnhàng dỗ dành, giải thích để trẻ phân biệt được điều tốt, xấu Khéo léo xử trí cáctình huống sư phạm để tạo ra cho trẻ lòng tin, sự mạnh dạn, hồn nhiên, thật thàvà không ngại nhận lỗi.

Tôi đã hứa điều gì với trẻ thì tôi thực hiện đúng lời hứa, nếu trẻ có hành vihoặc lời nói không hay tôi thường phải nhẹ nhàng góp ý và khuyến khích trẻtránh sai phạm lần sau Luôn tôn trọng trẻ, không làm cho trẻ phải sợ hãi, lolắng Tác phong, quần áo tôi luôn chú ý lịch sự, phù hợp với môi trường sưphạm vì tôi luôn ý thức được rằng cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng chotrẻ noi theo.

Mặt khác, tôi tìm hiểu chú ý kỹ về đặc điểm tâm lý của từng trẻ để cónhững cách ứng xử phù hợp với trẻ Ví dụ: Lớp tôi có một số cháu( như cháu: ThuHà, Nhật Tiến, Minh Chương, Yến Nhi, Đức Thiện ) trên lớp các cháu rất nhútnhát, trong giờ học rất ít tham gia phát biểu ý kiến Vì vậy, tôi luôn dành nhiềuthời gian để trò chuyện, gần gũi trẻ để trẻ có tâm thế tốt hơn khi đến lớp và hòanhập cùng các bạn Còn với những cháu hay làm nũng thì lại cần tập cho trẻ thóiquen biết tự lập, tự phục vụ cho bản thân mình mà không phải lúc nào cũng cầnđến sự giúp đỡ của người thân.

Mặt khác, việc tạo cảnh quan sư phạm “ xanh, sạch, đẹp, an toàn” tronglớp học là một nội dung mà giáo viên cần chú trọng Tôi luôn chú ý tạo cảnhquan sư phạm trong phòng học, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, sạchsẽ, ngăn nắp, lớp học phải đủ ánh sáng, thoáng mát, từng góc riêng biệt mỗi kệgóc tôi đều làm mới, để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú luôn mong muốnđược sắp xếp ngăn nắp.

Việc giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học hàng ngày là một công việccó ý nghĩa lớn trong việc hình thành thói quen sinh hoạt tốt cho trẻ Tôi thườngnhắc nhở trẻ sau khi ăn quà, sau các hoạt động trong lớp cần vứt rác vào đúngnơi quy định Hay khi tham gia các hoạt động ngoài trời trẻ cũng luôn có ý thứcgiữ gìn vệ sinh chung của trường, lớp

Sau đây là một số hình ảnh ở các góc trong lớp tôi:

Trang 9

Môi trường học tập là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành vàgiáo dục lễ giáo cho trẻ Vì vậy, giải pháp không thể thiếu là tạo môi trường thânthiện để giáo dục trẻ Môi trường trong nhà trường phải theo phương châm lấytrẻ làm trung tâm, tạo cho trẻ biết cách giải quyết vấn đề Môi trường hoạt độngđể giáo dục trẻ ở đó người lớn phải luôn mẫu mực, làm gương cho trẻ noi theo,thân thiện với trẻ, gần gũi, thương yêu và luôn giúp đỡ trẻ thấy tự tin, thoải mái.Đồng thời, trường lớp phải luôn “ xanh, sạch, đẹp, an toàn” Những nội dungtrên đây cũng chính là nội dung của phong trào “ Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” mà những năm qua trường Mầm non Thị trấn Ngọc Lặcđã thực hiện hiệu quả và cũng là một nồi dung được nhà trường thực hiện trongnăm học 2017-2018 là “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.Từ đó, tạo bước đệm vững chắc cho công tác giáo dục lễ giáo ở các nhóm lớp cóđược kết quả cao, phụ huynh phấn khỏi, tin tưởng khi đưa con đến lớp, các cháutiến bộ rõ rệt trong thực hiện hành vi lễ giáo.

2.3.2 Giáo dục lễ giáo thông qua các hoạt động trong ngày

Trong quá trình giáo dục lễ giáo cho trẻ, tôi nhận thấy việc lồng ghép nộidung giáo dục lễ giáo vào các hoạt động trong ngày có nhiều ưu thế nhằm hìnhthành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá Việc lồng ghép này được tôiáp dụng hằng ngày như sau:

Ví dụ với hoạt động tạo hình: "Vẽ người thân trong gia đình" Tôi đàm

thoại với trẻ: Gia đình con gồm có những ai? Gia đình con thuộc gia đình nhỏhay gia đình lớn? Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào với nhau?Con định vẽ về ai trong gia đình con? Qua giờ hoạt động tạo hình đó, tôi giáodục trẻ biết quan tâm, yêu thương, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị,biết nhường nhịn em nhỏ.

Hay thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học: Đặc biệt là phầntruyện cổ tích mà trong đó truyện cổ tích Việt Nam luôn chứa đựng những bàihọc đạo đức giản dị, gần gũi mà đậm nét nhân văn cao cả Tôi đã thông qua nộidung truyện để giáo dục lễ giáo cho trẻ một cách nhẹ nhàng, phù hợp với lứatuổi, không gò bó áp đặt mà đạt hiệu quả cao đối với trẻ Trước hết để cho nộidung lôgíc và phù hợp với chủ đề, tôi đã xây dựng kế hoạch làm quen với vănhọc cho trẻ ngay từ đầu năm Truyện cổ tích dù ở thể loại nào: truyện cổ về loàivật, truyện cổ tích thần kỳ hay truyện cổ tích sinh hoạt đều mang nội dung tìnhcảm, nêu được những bài học đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi mầm non Chính vì vậy,bản thân tôi rất chú ý việc sưu tầm lựa chọn một số truyện cổ tích phù hợp vớitừng độ tuổi, chủ đề để đưa vào chương trình cho trẻ.

Trẻ mầm non rất giàu tình cảm, trong mọi hành động đều chịu sự chi phốicủa tình cảm Một hành vi tốt của trẻ thường do cảm xúc khi được khích lệ khenngợi hoặc do tình yêu, lòng mong muốn giúp đỡ người mà trẻ yêu mến thúc đẩytrẻ Những hành vi đạo đức của trẻ chỉ thực hiện được khi trẻ phân biệt đượcđiều tốt, điều xấu, những hành vi ứng xử nào cần làm và làm như thế nào Chínhvì vậy, việc giáo dục các chuẩn mực, quy tắc và động cơ hành vi coi là cốt lõicủa công tác giáo dục đạo đức và được thực hiện liên tục, thường xuyên làmgiàu vốn kinh nghiệm đạo đức cho trẻ.

Trang 10

Bên cạnh đó, trong giờ hoạt động góc bản thân tôi đều chú ý việc giáo dụclễ giáo cho trẻ: Mỗi chúng ta đều biết, khi trẻ tham gia hoạt động góc, trẻ có thểtự bộc lộ nhu cầu và cảm xúc của mình thông qua việc lựa chọn các góc chơi,góc là nơi trẻ có thể làm việc một mình hoặc theo nhóm nhỏ theo hứng thú vànhu cầu riêng để trẻ xem xét và khám phá Tôi đã thường xuyên quan tâm và tậndụng cơ hội để làm việc riêng với từng nhóm nhỏ mà không sợ ảnh hưởng đếnsự hoạt động tích cực của trẻ ở đây trẻ được thoải mái về không gian và thờigian Cụ thể như khi trẻ chơi ở góc bán hàng thì tôi giáo dục trẻ biết mời chào,nói lời cảm ơn, lịch sự đối với khách hàng, khi trao và nhận thì phải cầm bằnghai tay.

Hình ảnh trẻ đang chơi ở góc bán hàng

Hoặc thông qua một số góc chơi khác như: góc xây dựng, góc nghệthuật tôi giáo dục trẻ biết nhường nhịn, chia sẻ, giúp đỡ nhau, tạo mối đoàn kếtgiữa các bạn trong nhóm Thông qua hoạt động góc, trẻ có cơ hội được tái tạo lạicuộc sống của người lớn, được mô phỏng lại công việc của người lớn như mộtxã hội thu nhỏ mà trẻ muốn thể hiện, thông qua đó trẻ biết được các mối quan hệtrong xã hội, những hành vi giao tiếp, cách ứng xử, xưng hô với mọi người, trẻmạnh dạn hơn, thành thạo hơn trong giao tiếp, trong ứng xử Đồng thời, khi trẻhoạt động góc xong tôi giáo dục cho trẻ có thói quen biết sắp xếp đồ chơi ngănnắp vào đúng vị trí từng giá góc.

10

Ngày đăng: 06/06/2018, 13:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w