ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐCSVN Author: Dai Vo 1410xxx ÔN TẬP CUỐI KỲĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐCSVN Author: Dai Vo 1410xxx ÔN TẬP CUỐI KỲĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐCSVN Author: Dai Vo 1410xxx ÔN TẬP CUỐI KỲĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐCSVN Author: Dai Vo 1410xxx ÔN TẬP CUỐI KỲĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐCSVN Author: Dai Vo 1410xxx ÔN TẬP CUỐI KỲĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐCSVN Author: Dai Vo 1410xxx ÔN TẬP CUỐI KỲ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐCSVN
Author: Dai Vo 1410xxx
ÔN TẬP CUỐI KỲ
Trang 22
NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II (2017 – 2018) - LỚP CHÍNH QUY
MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
Chương II:
Câu 1: Luận cương chính trị (10-1930) (Phân tích nội dung và đánh giá ưu điểm, hạn chế)
1 Hoàn cảnh ra đời
- Tháng 4-1930, sau quá trình học tập tại trường Quốc tế Phương Đông Trần Phú về nước
- Tháng 7-1930 Trần Phú được bầu vào Ban chấp hành Trung ương lâm thời và được giao nhiệm vụ cùng với một số đồng chí soạn thảo Luận cương chuẩn bị cho hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
- Từ ngày 14-30/10/1930, Hội nghị ban chấp hành TW họp lần thứ 1 tại Hương Cảng (TQ) do Trần Phú chủ trì
- Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng Sản, Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng Sản Đông Dương, cử ra Ban chấp hành Trung ương chính thức và cử Trần Phú làm Tổng Bí thư
2 Nội dung:
- Phân tích đặc điểm, tình hình xã hội thuộc địa nửa phong kiến và nếu những vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương do giai cấp công nhân lãnh đạo
- Chỉ rõ mâu thuẫn giai cấp gay gắt giữa thợ thuyền, dân cày, các phần tử lao khổ với địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc
- Vạch ra phương hướng cho cách mạng Đông Dương: “cách mạng tư sản dân quyền”, có tính chất thổ địa
và phản đế, nghĩa là đánh đổ phong kiến, cách mạng ruộng đất triệt để rồi mới thực hiện cách mạng dân tộc, xem địa chủ phong kiến là mục tiêu trọng tâm Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”
- Khẳng định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ phong kiến, cách mạng ruộng đất triệt
để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập Hai nhiệm vụ đó có quan hệ khăng khít, (vì đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ, để tiến hành cách mạng thổ địa thắng lợi, và có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa), trong đó, “Vấn đề thổ địa là cốt của cách mạng tư sản dân quyền” và là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày
- Về lực lượng cách mạng:
+ Giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh đạo của cách mạng
+ Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực chính của cách mạng
+ Tư sản thương nghiệp và tư sản công nghiệp theo phe đế quốc
+ Tiểu tư sản thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức chỉ có thể hăng hái chống đế quốc trong thời kỳ đầu
+ Chỉ có phần tử lao khổ mới đi theo cách mạng mà thôi
- Về phương pháp cách mạng: “võ trang bạo động” và tuân theo khuôn phép nhà binh “phải tuân theo khuôn pháp nhà binh”
- Về quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, luận cương khẳng định: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng: sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi cách mạng nên Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng Đảng là
Trang 33
đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, đại biểu chung cho quyền lợi của giai cấp vô sản ở Đông Dương, đấu tranh để đạt được chủ nghĩa cộng sản
3 Ưu điểm và hạn chế:
3.1 Ưu điểm
- Luận cương đã khẳng định lại nhiều vấn đề mà cương lĩnh đã nêu ra: đường lối cách mạng, lực lượng cách mạng, đoàn kết quốc tế, vai trò lãnh đạo của Đảng
- Những điểm sáng tạo hơn như đã đề ra phương pháp cách mạng, nguyên tắc Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin
3.2 Hạn chế
- Không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội VN là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc VN vs Pháp
- Chưa phân tích đầy đủ và cơ bản nhiệm vụ chủ yếu, từ đó đã đặt nhiệm vụ cách mạng là đánh đế quốc và phong kiến là 2 nhiệm vụ khăng khít không tách rời nhau, cùng 1 lúc phải thực hiện như nhau 2 nhiệm vụ này và vấn đề ruộng đất là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền
- Đánh giá không đúng vai trò vị trí của các giai cấp tầng lớp khác do đó không lôi kéo được bộ phận
có tinh thần yêu nước
→ Phủ nhận quan điểm đúng đắn trong Chính Cương vắn tắt, sách lươc vắn tắt và hạn chế này tồn tại tới Hội nghị TW8 (T5-1941) mới được khắc phục hoàn toàn
* Nguyên nhân
- Do ảnh hưởng bởi tư tưởng tả khuynh của Quốc tế cộng Sản
- Do những người lãnh đạo nhận thức máy móc, giáo điều về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam
- Không nắm được đầy đủ đặc điểm tình hình xã hội và giai cấp ở Việt Nam
Câu 2: Quá trình Đảng từng bước khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị và hoàn chỉnh đường lối
cách mạng giải phóng dân tộc (Thông qua nghiên cứu và làm rõ các văn kiện: Chung quanh vấn đề
chiến sách mới tháng 10-1936, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939, tháng 11-1940 và tháng 5-1941)
1/ Tình hình TG và trong nước:
- Thế giới:
+ Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ
+ 4/1940 chính phủ Pháp đầu hàng Đức
+ 9/1940, Pháp chấp nhận yêu cầu chiếm đóng Đông Dương của Nhật
- Trong nước :
+ Toàn quyền Đông Dương đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật
+ Pháp thi hành chính sách thống trị thời chiến, phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, tấn công Đảng Cộng sản Đông Dương
+ 22/9/1940 phát xít Nhật vào xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, nhân dân Đông
Dương một cổ hai tròng, hai tên đế quốc, phát xít câu kết thống trị
Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc VN với đế quốc Pháp, Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết
2/ Nội dung các cuộc HN:
Trang 44
Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11-1939)
Trước biến động của thời cuộc và để vạch ra đường lối chính trị, phương hướng, nhiệm vụ đúng đắn cho cách mạng Việt Nam trong tình hình mới Hội nghị đưa ra những nhận định, phát xít Nhật sẽ chiếm Đông Dương.Các chính sách phản động của đế quốc Pháp đẩy nhân dân đến chỗ cùng cực, làm cho mâu thuẫn xã hội vốn sâu sắc giữa Pháp với các tầng lớp nhân dân càng gây gắt Kẻ thù cụ thể, nguy hiểm nhất là chủ nghĩa đế quốc và bọn tay sai phản bội dân tộc
Tính chất cuộc cách mạng hiện tại là cách mạng giải phóng dân tộc
Nhiệm vụ trung tâm trước mắt của cách mạng Việt Nam nói riêng và cách mạng Đông Dương nói chung là đánh đổ đế quốc và tay sai, giành hoàn toàn độc lập cho dân tộc
Hội nghị quyết định thay đổi một số khẩu hiệu, chuyển hướng hình thức tổ chức và hình thức đấu tranh: từ hoạt động công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp chuyển sang hoạt động bí mật,bất hợp pháp Tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ; chỉ chủ trương tịch thu ruộng đất của đế quốc
và tay sai
Quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương
Ý nghĩa: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939 đánh dấu sự trưởng thành của Đảng, cụ thể hoá một bước đường lối cứu nước trên tinh thần của Cương lĩnh đầu tiên được hoạch định từ khi thành lập Đảng Đây là sự chuyển hướng từ đấu tranh chính trị, hoà bình đòi quyền dân sinh dân chủ sang đấu tranh vũ trang - bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền
Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (11-1940)
Hội nghị chủ trương: đi đôi với việc mở rộng Mặt trận phản đế, phải lựa chọn những người hăng hái nhất trong các đoàn thể của Mặt trận, tổ chức các đội tự vệ, trực tiếp vũ trang cho dân chúng, tổ chức nhân dân cách mạng quân, tiến lên vũ trang bạo động
Hội nghị vạch rõ kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là phátxít Pháp - Nhật Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế lúc này thực chất là Mặt trận dân tộc thống nhất chống phátxít Pháp - Nhật ở Đông Dương
Ý nghĩa: Duy trì đội du kích Bắc Sơn làm cơ sở cho xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, vừa chiến đấu chống địch, bảo vệ nhân dân, vừa phát triển lực lượng cách mạng.Về xem xét đề nghị khởi nghĩa của
Xứ ủy Nam Kỳ, Hội nghị nhận định điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi, nên không cho phép phát động khởi nghĩa Đây là một chủ trương sáng suốt của Hội nghị Trung ương tháng 11-1940, thể hiện việc nắm vững lý luận về khởi nghĩa vũ trang cách mạng
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 ( 5-1941)
Hội nghị chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc không phải chung trên toàn Đông Dương mà trong phạm vi từng nước ở Đông Dương Đây là cơ sở cho sự đổi mới hình thức tên gọi Mặt trận dân tộc thống nhất để "có tính dân tộc hơn, cho có một mãnh lực dễ hiệu triệu hơn"
Về vấn đề khởi nghĩa vũ trang, Hội nghị khẳng định "Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang" và phải xúc tiến ngay công tác chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi.Đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện thời
Hội nghị phân tích những điều kiện khách quan và chủ quan cho cuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợi và
dự kiến hình thức khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa
3 Ý nghĩa:
Trang 55
- Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo Ban chấp hành Trung ương đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc
- Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt giải phóng dân tộc lên hàng đầu đã tập hợp được rộng rãi lực
lượng của toàn dân tộc trong Mặt trận Việt Minh
- Là nguồn gốc, nguyên nhân cơ bản đi đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945
Chương III:
Câu 3: Đường lối kháng chiến chống Pháp (Làm rõ những nguyên nhân Đảng quyết định phát động
cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp; phân tích nội dung đường lối kháng chiến và những tác dụng đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp)
Hoàn cảnh lịch sử sau CMT8:
Thuận lợi:
- Hệ thống CNXh hình thành trên thế giới, phong trào cách mạng GPDT có điều kiện phát triển
- Trong nước, chính quyền nhân dân được thành lập, lực lượng vũ trang được tăng cường, có sự lãnh đạo khéo léo của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh
Khó khăn:
- Các thế lực đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt
- Thách thức nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, ngoại giao
Nguyên nhân phất động cuộc kháng chiến chống Pháp:
- Ngày 28/2/1946: Hiệp ước Hoa-Pháp được kí kết
- Ngày 6/3/1946: Hiệp ước sơ bộ được kí kết
=> Pháp đưa 15 nghìn quân ra Bắc, đồng thời thừa nhận VN là một nước độc lập
Về phía Pháp:
- Ngoan cố, bám gữ lập trường thực dân
- Chiếm Hải Phòng, Lặng Sơn, Đà Nẵng (20/11/1946)
- Ngày 16/12/1946: bàn đánh Hà Nội và Bắc vĩ tuyến 16
- 18/12/1946: gửi tối hậu thư buộc VN đầu hàng
=> Pháp là thủ phạm chiến tranh, Anh và Mĩ tiếp tay cho Pháp
Về phía Việt Nam:
- Quan điểm nhân đạo và thiện chí hòa bình
- Chủ động đàm phán và nhân nhượng
- Tích cực chuẩn bị đối phó với khả năng chiến tranh:
+ Sớm lo lắng cũng cố căn cứ Việt Bắc + Chuẩn bị lực lượng
+ Đánh giá tình hình và chuẩn bị quyết tâm đánh Pháp + Chỉ thị toàn dân kháng chiến (12/12/1946)
Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp:
- Quá trình pháp triển:
- Ngay sau cách mạng tháng Tám, trong chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" Đảng ta đã khẳng định kẻ thù chính của dân tộc ta là thực dân Pháp xâm lược Trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao để làm thất bại âm mưu của Pháp định tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam
Trang 66
- Ngày 19/10/1946 thường vụ trung ương Đảng mở Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ nhất, do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì Xuất phát từ nhận định "không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp" Hội nghị đã đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể cả về tư tưởng và tổ chức để quân dân cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới
- Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được thể hiện qua 3 văn kiện chính là: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (20/12/1946), Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của trung ương Đảng (22/12/1946) và tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của đồng chí Trường Chinh (9/1947) Nội dung đường lối:
- Mục tiêu kháng chiến:
+ Giành độc lập và thống nhất hoàn toàn
+ Theo HCM: “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
- Tính chất cuộc kháng chiến: là dân tộc giải phóng và dân chủ mới, trong đó dân tộc giải hóng là quan trọng nhất
- Nhiệm vụ cuộc chiến:
+ Giành quyền độc lập, bảo toàn lãnh thổ, thống nhất đất nước
+ Cũng cố chế độ dân chủ, tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc
- Phương châm tiến hành: kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và dựa vào sức mình là chính (tự lực cánh sinh)
+ Toàn dân: Huy động toàn dân tham gia kháng chiến, thực hiện
mỗi người dân là một người lính, làng xóm là pháo đài, khu phố là trận địa, đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay
+ Toàn diện: kháng chiến trên tất cả các mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, vh-xh, ngoại giao
Về chính trị: Thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các
đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hoà bình
Về quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, vừa
đánh vừa võ trang thêm, vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ"
Về kinh tế: Phá hoại kinh tế địch như đường giao thông, cầu, cống, xây dựng kinh tế tự
cung tự cấp, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công
nghiệp quốc phòng theo nguyên tắc: “Vừa kháng chiến vừa xây dựng đất nước”
Về văn hoá: Xoá bỏ văn hoá thực dân, phong kiến, xây dựng nền văn hoá dân chủ mới
theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng
Về ngoại giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực "Liên hiệp với dân tộc
Pháp, chống phản động thực dân pháp", sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập
+ Trường kì: đánh lâu dài, là phương châm quan trọng trong cuộc kháng chiến, đòng thời cần nổ lực giành thắng lợi từng bước để tiến lên gianh thắng lợi hoàn toàn
+ Tự lực cánh sinh: dựa vào sức ình là chính, phát huy mọi nổ lực chủ quan, tránh bị động chờ sự giúp đỡ bên ngoài Tự dựa vào mình nhưng không coi nhẹ giúp đỡ bên ngoài, cần tích cực vận động, quốc tế và tranh hủ ủng hổ về vật chất và tinh thần từ quốc tế
+ Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắng
=> Đường lối kháng chiến của Đảng với những nội dung cơ bản như trên là đúng đắn và sáng tạo, vừa kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các nguyên lý về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác
Trang 77
- Lênin, vừa phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ Đường lối kháng chiến của Đảng được công bố sớm đã có tác dụng đưa cuộc kháng chiến từng bước đi tới thắng lợi vẻ vang
Câu 4: Đường lối kháng chiến chống Mỹ của Đảng (Làm rõ quá trình Đảng từng bước giải quyết xung
đột với Mỹ trước khi quyết định sử dụng bạo lực cách mạng 1-1959; phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ và tác dụng đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc)
1 Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7/1954
Sau Hiệp định Giơnevơ, cách mạng Việt Nam vừa có những thuận lợi mới, vừa đứng trước nhiều khó khăn, phức tạp
- Thuận lợi:
Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật, nhất là của Liên Xô; phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ La Tinh, phong trào hoà bình dân chủ lên cao ở các nước tư bản; miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, làm căn
cứ địa chung cho cả nước; thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau chín năm kháng chiến; có ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam
- Khó khăn:
Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu làm bá chủ thế giới với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng; thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc; đất nước ta bị chia làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu, miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ và đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta
Đảng lãnh đạo đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền khác nhau là đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau tháng 7/1954 Đặc điểm bao trùm và các thuận lợi khó khăn nêu trên là cơ sở
để Đảng ta phân tích, hoạch định đường lối chiến lược chung cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới
2 Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối
2.1 Quá trình hình thành và nội dung đường lối
- Tháng 9/1954, bộ chính trị ra nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng Nghị quyết đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của tình hình trong lúc cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: từ chiến tranh chuyển sang hoà bình; nước nhà tạm chia làm hai miền; từ nông thôn chuyển vào thành thị; từ phân tán chuyển đến tập trung
- Tại HNTƯ lần thứ bảy (3/1955) và lần thứ tám (8/1955) trung ương Đảng nhận định: muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam
- Tháng 12/1957, tại HNTƯ lần thứ 13, đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng được xác định: "Mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng của toàn đảng, toàn dân ta hiện nay là: củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hoà bình
- Tháng 1/1959 HNTƯ lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam Sau nhiều lần họp và thảo luận, Ban chấp hành trung ương đã ra nghị quyết về cách mạng miền Nam
Nội dung HNTƯ 15
+ Hội nghị xác định tính chất xã hội miền Nam sau 1954 là xã hội thuộc địa kiểu mới và nửa phong kiến
Trang 88
+ Mâu thuẫn cơ bản của xã hội miền Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta ở miền Nam với đế quốc
Mỹ xâm lược và tay sai của chúng Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam mà chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến Trong hai mâu thuẫn trên, thì mâu thuẫn chủ yếu ở miền Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta ở miền Nam với đế quốc mỹ xâm lược cùng tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm - tay sai của đế quốc Mỹ, đại diện cho bọn địa chủ phong kiến và tư sản mại bản thân Mỹ phản động nhất
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam:
•Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
•Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với nhau nhằm
phương hướng chung là giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội
+ Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là: đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống
đế quốc Mỹ xâm lược, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam á và trên thế giới
+ Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân Đó là con đường lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân
+ Phương pháp cách mạng: Cần có sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù phân hoá
cao độ đế quốc Mỹ và tay sai của chúng Sử dụng, kết hợp những hình thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp, phối hợp chặt chẽ phong trào ở đô thị với phong trào nông thôn và vùng căn cứ Cần kiên quyết giữ vững đường lối hoà bình thống nhất nước nhà Đồng thời hội nghị dự báo đế quốc Mỹ là tên
đế quốc hiếu chiến nhất cho nên trong bất kỳ điều kiện nào, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ và thắng lợi nhất định thuộc về ta
+ Về mặt trận: Hội nghị chủ trương cần có mặt trận dân tộc thống nhất riêng ở miền Nam có tính
chất, nhiệm vụ và thành phần thích hợp nhằm tập hợp tất cả các lực lượng chống đế quốc và tay sai
+ Về vai trò của Đảng bộ miền Nam: Hội nghị chỉ rõ sự tồn tại và trưởng thành của Đảng bộ miền
Nam dưới chế độ độc tài phát xít là một yếu tố quyết định thắng lợi phong trào cách mạng miền Nam Phải củng cố Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đề cao công tác bí mật, triệt để khả năng hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp để che dấu lực lượng đề phòng sự xâm nhập phá hoại của bọn gián điệp và những phần tử đầu hàng, phản bội chui vào phá hoại Đảng
- Nghị quyết hội Nghị lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, chẳng những đã mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, mà còn thể hiện rõ bản lĩnh độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của cách mạng
Quá trình đề ra và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chủ trương nói trên chính là quá trình hình thành đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước, được hoàn chỉnh tại Đại hội lần thứ III của Đảng
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960) tại Hà Nội đã xác định:
+ Nhiệm vụ chung: "Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới"
Trang 99
+ Nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược:
• Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
• Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước
+ Mục tiêu chiến lược: "Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt Hai nhiệm vụ đó lại nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hoà bình thống nhất Tổ quốc"
+ Mối quan hệ của cách mạng hai miền: Do cùng thực hiện một mục tiêu chung nên "Hai nhiệm
vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau"
+ Vị trí, tác dụng:
•Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam
và đối với sự nghiệp thống nhất cả nước
•Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với
sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước + Con đường thống nhất đất nước: Trong khi tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, Đảng kiên trì con đường hoà bình thống nhất theo tinh thần Hiệp nghị Giơnevơ, sẵn sàng thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử hoà bình thống nhất Việt Nam, vì đó là con đường tránh được sự hao tổn xương máu cho dân tộc ta và phù hợp với xu hướng chung của thế giới "Nhưng chúng ta phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình thế Nếu đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng xâm lược miền Bắc, thì nhân dân cả nước ta sẽ kiên quyết đứng dậy đánh bại chúng, hoàn thành độc lập và thống nhất Tổ quốc"
+ Triển vọng của cách mạng Việt Nam: Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội
2.2 Ý nghĩa của đường lối
Đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng do Đại hội lần thứ III của Đảng đề ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn
- Đường lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, vừa phù hợp với miền Bắc vừa phù hợp với miền Nam, vừa phù hợp với cả nước Việt Nam và phù hợp với tình hình quốc tế, nên đã huy động và kết hợp được sức mạnh của hậu phương và tiền tuyến, sức mạnh cả nước và sức mạnh của ba dòng thác cách mạng trên thế giới, tranh thủ được sự đồng tình giúp đỡ của cả Liên Xô và Trung Quốc Do đó đã tạo ra được sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Đặt trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế lúc bấy giờ, đường lối chung của cách mạng Việt Nam đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng ta trong việc giải quyết những vấn đề không có tiền
lệ lịch sử, vừa đúng với thực tiễn Việt Nam, vừa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế của thời đại
Trang 1010
- Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi miền là cơ sở để Đảng chỉ đạo quân dân ta phấn đấu giành được những thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thắng lợi chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam
Chương IV:
Câu 5: Quan điểm chỉ đạo của Đảng về CNH – HĐH hiện nay (phân tích các quan điểm chỉ đạo của
Đảng, vận dụng trong thực tiễn, đề ra những giải pháp góp phần cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước)
CNH gắn liền với HĐH và CNH, HĐH gắn với sự phát triển của kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường (1)
CNH gắn liền với HĐH
- Hiện nay, tác động của cuộc CM KH-KT và xu thế hội nhập toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với đất nước.( ví dụ, khi mà chúng ta hội nhập với thế giới sẽ giúp cho người dân có nhiều cơ hội làm việc cho các công ty nước ngoài hơn, giúp cho chúng ta có thể tiếp cận với các công nghệ hiện đại nhất từ các nước phát triển … bên cạnh đó cũng có những tác động tiêu cực như chảy máu chất xám….)
CNH, HĐH gắn với sự phát triển của kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường
- Kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nề kinh tế cà của CNH , HĐH
- Nước ta cần phải và có thể tiến hành CNH theo kiểu rút ngắn thời gian, không trải qua các bước phát triển tuần tự kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rời mới phát triển kinh tế tri thức
- Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cặp và sự dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống
CNH, HĐH gắn với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế (2)
- CHN ,HĐH là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mọi thành kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trờ chủ đạo
- Phương thức phân bổ nguồn nhân lực để CHN được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường, trong đó
ưu tiên những ngành, nghê, lĩnh vực có hiệu quả cao để tránh lãng phí, kém hiệu quả
- Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ những sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế (như gạo) , thu hút vốn đầu tư nước ngoài (như các khu CN, khu chế xuất), thu hút công nghệ hiện đại ( khu công nghệ cao) , học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển kinh tế và đẩy nhanh CNH, HĐH
Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững (3)
- Trong 3 yếu tố tham gia vào CNH, HĐH ( vốn, KH & CN , con người) thì yếu tố con người được coi là yếu
tố cơ bản
- Trong 5 yếu tố để tăng trưởng kinh tế (vốn, KH&CN, cơ cấu kinh tế,thể chế chính trị, côn người) thì yếu
tố con người là yếu tố quyết định
- Lực lượng cán bộ KH và CN, khoa học quản lí và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò dặt biệt quan trọng đối với tiến trình CNH,HĐH
Để phát triển ngồn nhân lực con người nhằm đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH cần chú ý đặt biệt đến giáo dục và đào tạo
Phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, động lực của CNH, HĐH (4)