Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, qui trình lắp đặt và kiểm tra các thiết bị của hệ thống điện thân xe ô tô khách Hyundai County .... Trước đây và cho đến tận bây giờ, khi mà các yếu tố truy
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU CẤU TẠO, QUI TRÌNH LẮP ĐẶT VÀ KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE Ô TÔ
KHÁCH COUNTY HM K29B
Họ và tên sinh viên: TRẦN NGỌC ĐĂNG Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ Niên khóa: 2008 – 2012
Tháng 06/2012
Trang 2Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Trần Mạnh Quí
Tháng 06/2012
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM – Khoa Cơ Khí Công Nghệ – Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô Chúng tôi đã được dạy dỗ, tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích và quan trọng từ thầy cô và bạn bè của trường, đó là hành trang quý báu để chúng tôi bước vào đời Với lòng biết ơn sâu sắc chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
Gia đình, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và động viên cho con học tập và hoàn thành khoá học của mình
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, quý thầy cô Khoa Cơ Khí Công Nghệ đã tận tình dạy bảo và truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong thời gian học tập tại trường
Quý thầy cô trong bộ môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã giúp đỡ, tạo điều kiện và hướng dẫn cho chúng tôi sử dụng những thiết bị trong quá trình hoàn thành đề tài của mình
Thầy Th.s Trần Mạnh Quí đã tận tình hướng dẫn trong quá trình học tập và làm
đề tài tốt nghiệp
Các anh chị, cô chú trong quý công ty Tracomeco và đặc biệt chú Cao Minh Đức, giám đốc công ty Tracomeco, đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tại quý công ty
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả các bạn trong lớp DH08OT đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm đề tài
Trong quá trình hoàn thành đề tài này chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự cảm thông và góp ý của các thầy cô, các bạn để đề tài này hoàn thiện hơn nữa
Kính chúc quý thầy cô và các bạn dồi dào sức khỏe
Chân thành cảm ơn
Sinh viên: Trần Ngọc Đăng
Trang 42 Thời gian và địa điểm
- Thời gian: Từ ngày 02 tháng 04 đến ngày 11 tháng 06 năm 2012
- Địa điểm: Xưởng lắp ráp ô tô công ty Tracomeco
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tra cứu tài liệu sách báo nhằm phục vụ mục đích đề tài
- Tìm kiếm các thông tin liên quan đến đề tài qua mạng internet
Phương pháp nghiên cứu quan sát
- Tập trung theo dõi các qui trình lắp ráp của công nhân trong quá trình thực tập
- Quan sát quá trình đi dây các thiết bị điện
5 Kết quả
Tìm hiểu sâu về hệ thống điện thân xe của các dòng xe khách
Nắm kỹ hơn về cấu tạo và hoạt động của các hệ thống điện thân xe
Tìm hiểu và theo dõi được qui trình lắp ráp các thiết bị điện thân xe trên dòng
xe khách Hyundai County
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các từ viết tắt vi
Danh sách các hình vii
Danh sách các bảng x
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Tổng quan về hệ thống điện thân xe 3
2.1.1 Hệ thống cung cấp điện 3
2.1.2 Hệ thống thông tin 3
2.1.3 Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu 3
2.1.4 Các thiết bị tiện nghi 3
2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống điện thân xe 3
2.2.1 Hệ thống cung cấp điện 3
2.2.2 Hệ thống thông tin 14
2.2.3 Hệ thống chiếu sáng 16
2.2.4 Hệ thống tín hiệu 19
2.2.4 Các hệ thống tiện nghi 22
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 25
3.1 Thời gian và địa điểm 25
3.1.1 Thời gian 25
3.1.2 Địa điểm 25
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 25
3.2.1 Nội dung nghiên cứu 25
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 25
Trang 6v
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
4.1 Tìm hiểu các thông số kỹ thuật xe Hyundai County 26
4.1.1 Đặt tính kĩ thuật 26
4.1.2 Động cơ 26
4.1.3 Thông số khác 27
4.2 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, qui trình lắp đặt và kiểm tra các thiết bị của hệ thống điện thân xe ô tô khách Hyundai County 27
4.2.1 Hệ thống cung cấp điện 27
4.2.2 Hệ thống thông tin 30
4.2.3 Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu 38
4.2.4 Các hệ thống tiện nghi 46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
5.1 Kết luận 61
5.2 Kiến nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 63
Trang 7DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HM Hyundai Motor Hãng Hyundai
IC Integrated Circuit Mạch tích hợp
VFD Vacuum Flourescent Display Màn hình huỳnh quang chân không LCD Liquid Cristal Display Màn hình tinh thể lỏng
NTC Negative Temperature Cofficient Nhiệt điện trở âm
ECU Engine Control Unit Bộ điều khiển động cơ
Trang 8vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cấu tạo bình ắc quy axít 5
Hình 2.2: Cấu tạo của bản cực và khối bản cực 6
Hình 2.3: Máy phát điện xoay chiều có cuộn kích thích quay 9
Hình 2.4: Các chi tiết chính của rô to máy phát 9
Hình 2.5: Stator và sơ đồ đấu dây của máy phát điện xoay chiều 3 pha 10
Hình 2.6: Rô to và chổi than 10
Hình 2.7: Sơ đồ nguyên lý sinh điện 11
Hình 2.8: Sơ đồ nguyên lý dòng điện xoay chiều 3 pha 11
Hình 2.9: Sơ đồ chỉnh lưu 6 diod và dòng điện phát ra 12
Hình 2.10: Sơ đồ bộ điều chỉnh điện áp bán dẫn 13
Hình 2.11: Cấu tạo bóng đèn loại dây tóc 18
Hình 2.12: Cấu tạo bóng đèn halogen 19
Hình 2.13: Công tắc đèn báo rẽ 20
Hình 2.14: Sơ đồ nguyên lý mạch tạo nháy kiểu bán dẫn 20
Hình 2.15: Kết cấu còi điện và sơ đồ đấu dây 21
Hình 2.16: Cấu tạo hệ thống điều hoà không khí 23
Hình 4.1: Xe Hyundai County 26
Hình 4.2: Ắc quy được lắp vào khung xe 28
Hình 4.3: Máy phát được lắp sẵn trên động cơ khi nhập khẩu 28
Hình 4.4: Sơ đồ mạch điện hệ thống cung cấp điện trên xe Hyundai County 29
Hình 4.5: Sơ đồ bố trí bảng đồng hồ 30
Hình 4.6: Đồng hồ và cảm biến nhiên liệu 31
Hình 4.7: Cấu tạo bộ cảm nhận mức nhiên liệu 31
Hình 4.8: Sơ đồ mạch điện đồng hồ báo nhiên liệu kiểu điện trở lưỡng kim 32
Hình 4.9: Đồng hồ và cảm biến nước nhiệt độ làm mát 33
Hình 4.10: Cấu tạo cảm biến nhiệt độ nước và đặc tính 33
Hình 4.11: Đồng hồ và cảm biến báo tốc độ xe 34
Hình 4.12: Sơ đồ mạch điện đồng hồ tốc độ xe loại điện tử chỉ thị bằng kim 34
Hình 4.13: Vị trí lắp đặt và cấu tạo của cảm biến tốc độ xe 35
Trang 9Hình 4.14: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cuộn từ chữ thập 35
Hình 4.15: Đồng hồ và cảm biến vị trí trụccam 36
Hình 4.16: Đèn báo và cảm biến áp suất dầu 36
Hình 4.17: Đồng hồ và cảm biến áp suất dầu kiểu nhiệt điện 37
Hình 4.18: Cụm đèn đầu, đèn đơ mi và đèn xi nhan 38
Hình 4.19: Cụm công tắc đèn 39
Hình 4.20: Sơ đồ mạch điện đèn pha, cốt 39
Hình 4.21: Sơ đồ mạch điện đèn xi nhan và đèn báo nguy 41
Hình 4.22: Đèn sương mù 41
Hình 4.23: Sơ đồ mạch điện đèn sương mù 42
Hình 4.24: Cụm đèn phanh, đèn xi nhan sau 43
Hình 4.25: Đèn biển số 43
Hình 4.26: Sơ đồ mạch điện đèn phanh 44
Hình 4.27: Sơ đồ mạch điện đèn đờ mi và đèn biển số 45
Hình 4.28: Sơ đồ mạch điện còi 46
Hình 4.29: Sơ đồ bố trí hệ thống điều hòa 46
Hình 4.30: Cấu tạo máy nén 47
Hình 4.31: Kết cấu ly hợp điện từ 48
Hình 4.32: Cấu tạo của bộ ngưng tụ 48
Hình 4.33: Các bộ phân trong thiết bị bay hơi 49
Hình 4.34: Sơ đồ cấu tạo của bình lọc 50
Hình 4.35: Sơ đồ mạch điện hệ thống điều hòa xe Hyundai County 50
Hình 4.36: Máy nén 51
Hình 4.37: Giàn nóng và bình lọc hút ẩm 51
Hình 4.38: Giàn lạnh 52
Hình 4.39: Máy bơm hút chân không và đồng hồ áp suất 53
Hình 4.40: Bình gas 53
Hình 4.41: Sơ đồ bố trí gạt nước rửa kính 54
Hình 4.42: Cấu tạo cơ cấu gạt nước rửa kính 55
Hình 4.43: Công tắc vị trí dừng tự động 56
Hình 4.44: Công tắc gạt nước và rửa kính 56
Trang 10ix
Hình 4.45: Sơ đồ mạch điện gạt nước rửa kính trước 57
Hình 4.46: Sơ đồ mạch điện gạt nước rửa kính sau 58
Hình 4.47: Cần gạt kính 59
Hình 4.48: Mô tơ gạt kính và bình đựng nước gạt kính 60
Hình 4.49: Công tắc gạt kính 60
Trang 11DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Quá trình phóng điện trong ắc quy 7
Bảng 2.2: Quá trình nạp điện trong ắc quy 7
Bảng 2.3: Các loại đèn báo trên bảng đồng hồ 14
Bảng 2.4: Các thông số của hệ thống chiếu sáng 16
Bảng 4.1: Hiệu điện thế và dòng điện phát ra ứng với số vòng quay của máy phát 29
Trang 12Trước đây và cho đến tận bây giờ, khi mà các yếu tố truyền thống trên ô tô dần đạt đến mức độ không thể vượt lên cao hơn nữa, như công suất, mức tiêu hao nhiên liệu, các tính năng an toàn cho xe, các hệ thống tiện nghi … Thì ngay lúc đó điện - điện tử trở thành một yếu tố quan trọng trong việc cải tiến các hệ thống, nâng cao hiệu suất, các tính năng an toàn, các hệ thống tiện nghi như gạt nước, nâng hạ kính, hệ thống máy lạnh … tạo cảm giác thoải mái cho người ngồi trên xe
Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức đã được trang bị giúp em
có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học Đồ án tốt nghiệp là môn học cuối cùng của mỗi sinh viên để hoàn thành khóa học, nhận thức được tầm
quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “Tìm hiểu cấu tạo, qui trình lắp đặt và kiểm tra
các thiết bị của hệ thống điện thân xe ô tô khách County HM K29B” Đây là một đề
tài rất gần với thực tế sản xuất và sửa chữa các hệ thống điện trên xe
Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy giáo trong bộ môn Công nghệ kỹ thuật ô tô và các bạn sinh viên, em đã hoàn thành đề tài đúng tiến độ được giao Tuy nhiên, do kiến thức thực tế còn hạn chế và đây là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu khoa học nên đề tài không tránh khỏi sai sót
Em rất mong nhận được sự quan tâm của các thầy và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn Với việc thực hiện đề tài này đã giúp em có thêm nhiều kiến thức thực tế, đây chính là hành trang để em dễ dàng hơn trong công việc sau này
Trang 13Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Mạnh Quí, các thầy giáo trong khoa Cơ khí công nghệvà Ban giám đốc công ty Tracomeco đã tận tình giúp
đỡ em hoàn thành đề tài một cách tốt nhất
1.2 Mục đích đề tài
Tìm hiểu kỹ về hệ thống điện thân xe Hyundai County, từ đó tích lũy được một kiến thức dày dặn và vững chắc về hệ thống điện thân xe nói chung, có cái nhìn khách quan giữa lý thuyết và thực tế
Tập trung vào tìm hiểu các kết cấu, nguyên lý làm việc và tìm hiểu các sơ đồ mạch điện của các hệ thống điện bố trí trên xe Từ đó phân tích, chẩn đoán các dạng hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục hư hỏng
Theo dõi qui trình lắp ráp các thiết bị điện thân xe Hyundai County một cách thuận tiện nhất trong quá trình thực tập
Trang 14- Chỉnh gương chiếu hậu
- Hệ thống điều hòa – quạt gió
2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống điện thân xe
2.2.1 Hệ thống cung cấp điện
Hệ thống cung cấp điện trên ô tô có nhiệm vụ cung cấp dòng điện một chiều cho các phụ tải khi động cơ hoạt động hoặc không
Trang 152.2.1.1 Ắc quy
Để cung cấp điện cho các vật dùng điện khi động cơ không làm việc, người ta sử dụng nguồn điện hóa học một chiều gọi là ắc quy Trong ắc quy hóa năng biến thành điện năng
Có nhiều phương pháp để phân loại ắc quy, tuy nhiên trên ô tô hiện nay thường sử dụng hai loại chính là ắc quy nước và ắc quy khô, việc sử dụng ắc quy khô trên ô tô có tính ưu việt hơn hẳn so với ắc quy nước Tuy nhiên nếu so sánh hai ắc quy có cùng dung lượng như nhau thì ắc quy nước có thời gian đề máy và tuổi thọ cao hơn Ắc quy khô thực chất là ắc quy ướt nhưng không cần bảo dưỡng (không châm nước), dung dịch điện phân đậm hơn và kín
Theo tính chất dung dịch điện phân, ắc quy nước được chia ra các loại:
+ Ắc quy axít: dung dich điện phân là axít H2SO4
+ Ắc quy kiềm: dung dịch điện phân là KOH hoặc NaOH
So sánh hai loại ắc quy axít và kiềm thì ắc quy axít có suất điện động mỗi ngăn cao hơn (~2V), điện trở trong nhỏ hơn, nên khi phóng với dòng lớn độ sụt thế ít, chất lượng khởi động tốt hơn, giá thành rẻ, tuy nhiên trọng lượng nặng Ắc quy kiềm có suất điện động mỗi ngăn khoảng 1,38V, giá thành cao hơn (2÷3 lần) do phải sử dụng các loại vật liệu quý hiếm như bạc, niken, cađimi, điện trở trong lớn hơn
Tuy vậy, ắc quy kiềm có độ bền cơ học và tuổi thọ cao hơn (4÷5 lần), làm việc tin cậy hơn
Trên đa số ô tô hiện nay đều sử dụng ắc quy axit
Cấu tạo ắc quy
Để tạo được một bình ắc quy có hiệu điện thế 6, 12 hay 24V người ta mắc nối tiếp các khối ắc quy đơn lại với nhau thành bình ắc quy vì mỗi bình ắc quy đơn chỉ cho suất điện động (~2V) Trên ô tô hiện nay thường sử dụng ắc quy 12 (V)
Cấu tạo ắc quy như sau:
+ Vỏ bình: có dạng hình hộp chữ nhật, làm bằng nhựa êbônít, cao su cứng hay chất dẻo chịu a xít và được chia thành các ngăn tương ứng với số lượng các ắcquy đơn cần thiết Trong các ngăn đó được đặt các khối bản cực Dưới đáy vỏ bình có các gân dọc hình lăng trụ để đỡ các khối bản cực Khoảng trống dưới đáy giữa các gân dùng để chứa các chất kết tủa, các chất tác dụng bong ra từ các bản cực, để chúng không làm
Trang 16+ Khối bản cực: Bao gồm các bản cực dương và âm đặt xen kẽ nhau, giữa chúng
có các tấm ngăn cách điện Mỗi bản cực gồm có phần khung hình mắt cáo và các chất tác dụng trát trên nó Phần trên của khung có tai 3 (hình 2.2) để nối các bản cực cùng tên với nhau thành phân khối bản cực Phần dưới của khung có các chân để tựa lên các gân ở đáy bình Các chân được bố trí so le để tránh chập mạch qua sóng đỡ
Khung được đúc từ hợp kim chống ôxy hoá, gồm: 92÷93% chì và 7÷8% ăngtimon (Sb) Khung của các bản cực dương còn cho thêm 0,1÷0,2% Asen (As) Ăngtimon và Asen có tác dụng làm tăng độ bền cơ học, giảm ôxy hoá cho khung, ngoài ra còn làm tăng tính đúc của hợp kim
Chất tác dụng trên bản cực âm được chế tạo từ bột chì và dung dịch axit H2SO4, ngoài ra để tăng độ xốp, giảm khả năng co và hoá cứng bản cực người ta còn cho thêm 2÷3% chất nở Để làm chất nở có thể sử dụng các chất hữu cơ hoạt tính bề mặt hỗn hợp
Trang 17với sun phát bari BaSO4 như các muối humát chế tạo từ than bùn, bồ hóng, chất thuộc da
Hình 2.2: Cấu tạo của bản cực và khối bản cực
a Phần khung b Nửa khối bản cực c Khối bản cực và các tấm cách d Tấm cách Chất tác dụng trên bản cực dương: được chế tạo từ minium chì Pb3O4, monoxít chì PbO và dung dịch axit H2SO4 Ngoài ra, để tăng độ bền người ta còn cho thêm sợi polipropilen
Các phân khối bản cực và tấm ngăn được lắp ráp lại tạo thành khối bản cực Số bản cực âm thường lớn hơn số bản cực dương một bản để đặt các bản cực dương vào giữa các bản cực âm, đảm bảo cho các bản cực dương làm việc đều cả hai mặt để tránh cong vênh và bong rơi chất tác dụng
+ Tấm ngăn là những lá mỏng chế tạo từ vật liệu xốp chịu a xít như: mipo, miplát, bông thuỷ tinh hay kết hợp giữa bông thuỷ tinh với miplát hoặc gỗ Các tấm ngăn thường có một mặt nhẵn và một mặt hình sóng, lồi lõm Mặt nhẵn đặt hướng về phía bản cực âm, còn mặt hình sóng hướng về phía bản cực dương để tạo điều kiện cho dung dịch điện phân dễ luân chuyển đến bản cực dương và lưu thông tốt hơn + Ngoài ra còn một số các chi tiết khác như: nút, nắp, cầu nối, ống thông hơi
Các quá trình điện hóa trong ắc quy
Trong accu thường xảy ra hai quá trình hóa học thuận nghịch đặc trưng là quá trình nạp và phóng điện, được thể hiện dưới dạng phương trình sau:
PbO2 + Pb + 2H2SO4 2PbSO4 + 2H2O
Trang 187
Trong quá trình phóng điện, hai bản cực từ PbO2 và Pb biến thành PbSO4 Như vậy
khi phóng điện, axit sunfuric bị hấp thụ để tạo thành sunfat chì, còn nước được tạo ra,
do đó, nồng độ dung dịch H2SO4 giảm
Sự thay đổi nồng độ dung dịch điện phân trong quá trình phóng và nạp là một trong
những dấu hiệu để xác định mức phóng điện của accu trong sử dụng
Bảng 2.1: Quá trình phóng điện trong ắc quy
Bản cực âm Dung dịch
điện phân
Bản cực dương Chất ban đầu Pb 2H2SO4 + 2H2O PbO2
Quá trình ion hoá SO4- -, SO4- -,4H+ 4OH - Pb++++
Quá trình tạo dòng Pb++ - 2 e- Pb+++2e
-Chất được tạo ra PbSO4
4H2O-2H2O2H2O
Quá trình ion hoá Pb++, SO4- - 2H+, 4OH -, 2H+ SO4- -, Pb++
Sức điện động của ắc quy phụ thuộc chủ yếu vào sự chênh lệch điện thế giữa hai
tấm bản cực khi không có dòng điện ngoài
Trang 19 Hiệu điện thế (U)
r aq = R điện cực + R bản cực + R tấm ngăn + R dung dịch
Điện trở trong ắc quy phụ thuộc chủ yếu vào điện trở của điện cực và dung dịch
2.2.1.2 Máy phát điện xoay chiều
Máy phát là nguồn điện chính trên ô tô máy kéo (ở số vòng quay trung bình và lớn của động cơ), nó có nhiệm vụ:
- Cung cấp điện cho tất cả các phụ tải
- Nạp điện cho ắc quy
Có hai loại máy phát điện xoay chiều: máy phát điện xoay chiều có cuộn kích thích quay và máy phát điện xoay chiều có cuộn kích thích cố định Trên hầu hết các ô tô ngày nay người ta đều sử dụng loại máy phát xoay chiều 3 pha có cuộn kích thích quay
Cấu tạo
Cấu tạo của máy phát điện có cuộn kích thích quay gồm những bộ phận chính là: rotor, stato, chổi than và vòng tiếp điện, các nắp, puli, cánh quạt và bộ chỉnh lưu
Trang 20Hình 2.3: Máy phát điện xoay chiều có cuộn kích thích quay
Rotor: gồm hai cực hình móng lắp then trên trục Giữa các chùm cực có các cuộn dây kích thích đặt trên trục qua ống lót bằng thép Các đầu của cuộn dây kích thích được nối với các vòng tiếp điện gắn trên trục máy phát Trục của rotor được đặt trên các ổ bi lắp trong các nắp bằng hợp kim nhôm Trên nắp, phía vòng tiếp điện còn bắt giá đỡ chổi điện Một chổi điện được nối với vỏ máy phát, chổi còn lại nối với đầu
ra cách điện với vỏ Trên trục còn lắp cánh quạtvà puli dẫn động
Hình 2.4: Các chi tiết chính của rotor máy phát
1 Cực từ hình móng trái 2 Cực từ hình móngphải
5 Đầu ra cuộn kích thích 6 Then
7 Đai ốc và vòng đệm 8 Trục lắp vòng tiếp điện
9 Các vòng tiếp điện 10 Các đầu dây dẫn
Trang 21 Stator: là khối thép từ ghép từ các lá thép điện kỹ thuật, phía trong có xẻ rãnh phân bố đều để đặt cuộn dây phần ứng Các cuộn dây pha được đấu theo hình sao hoặc tam giác (hình 2.5b cuộn dây 3 pha được đấu theo hình sao)
Chổi than và vòng tiếp điện: gồm chổi than, lò xo, vòng kẹp chổi than, vòng tiếp điện cho dòng điện chạy qua rotor để tạo ra từ trường
Hình 2.6: Rotor và chổi than
Nguyên lý sinh điện của máy phát điện xoay chiều 3 pha
Khi nam châm quay trong cuộn dây, điện áp sẽ sinh ra giữa 2 đầu cuộn dây Điện áp này sẽ sinh ra một dòng điện xoay chiều
Hình 2.5: a Stator b Sơ đồ đấu dâycủa máy phát điện xoay chiều 3 pha
Trang 2211
Mối liên hệ giữa dòng điện sinh ra trong cuộn dây và vị trí của nam châm được chỉ
ra trong (hình 2.8) Dòng điện lớn nhất được sinh ra khi cực N và cực S của nam châm gần với cuộn dây nhất Tuy nhiên, chiều dòng điện ở mỗi nửa vòng quay của nam châm lại ngược nhau
Dựa trên nguyên lý trên và để sinh ra dòng điện một cách hiệu quả hơn, máy phát điện trên ô tô dùng 3 cuộn dây bố trí lệch nhau một góc 1200 trên stator
Mỗi cuộn A, B, C được đặt chênh nhau 1200 Khi nam châm quay giữa chúng dòng điện xoay chiều được sinh ra trong mỗi cuộn dây Dòng điện bao gồm 3 dòng xoay chiều được gọi là “dòng xoay chiều 3 pha”
N
S N S
t
V (+)
V (-)
Hình 2.7: Sơ đồ nguyên lý sinh điện
a Sơ đồ nguyên lý b Dòng điện xoay chiều 1 pha trong một chu kỳ
Trang 23chiều 3 pha nên muốn sử dụng dòng điện này cần phải biến đổi thành dòng một chiều Việc biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều gọi là “chỉnh lưu” Biện pháp đơn giản nhất để chỉnh lưu dòng điện là sử dụng các diod
Diod là một vật liệu bán dẫn nó chỉ cho phép dòng điện đi qua theo một chiều, cấu tạo bởi chất bán dẫn Silic hoặc Gecmani có pha thêm một số chất để tăng cường electron tự do
Nguyên lý lưu thông mạch điện như sau:
Giả sử nếu điện áp đầu A là (+) và tại đầu C là (-), thì dòng điện lưu thông trong mạch như sau: Từ a S1 B (+) R B (-) S’3 c C Đầu gốc cuộn A
Giả sử nếu điện áp đầu C là (+) và tại đầu A là (-), thì dòng điện lưu thông trong mạch như sau: từ c S3 B (+) R B (-) S’1 a A Đầu gốc cuộn C Như vậy, ta nhận thấy rằng dòng điện lưu thông trong cuộn pha là dòng điện xoay chiều trong lúc dòng điện đi qua điện trở R là dòng điện một chiều
Ta nhận thấy dòng điện sau khi được nắn (chỉnh lưu) thành dòng một chiều vẫn còn nhấp nhô, vì vậy trên ô tô thường sử dụng các bộ lọc (tụ điện, cuộn cảm) nắn điện sao cho dòng điện ra đến tải gần với dạng đường thẳng
Bộ điều chỉnh điện (tiết chế)
Trên các ô tô hiện đại ngày nay người ta thường sử dụng loại bộ điều chỉnh điện áp bấn dẫn IC (Integrated Circuit) vì những ưu điểm nổi bật của nó so với các loại bộ điều chỉnh điện áp cơ khí Khi sử dụng bộ điều chỉnh điện áp cơ khí có hai nhược điểm quan trọng là tính trễ và đặc tính nhiệt độ của nó, tính trễ gây ra sự sụt áp, khi tiếp điểm cơ khí làm việc ở tốc cao với dòng lớn sẽ sinh nhiệt lớn làm tiếp điểm nhanh mòn và phải thường xuyên bảo dưỡng
Hình 2.9: a Sơ đồ chỉnh lưu 6 diod b Dòng điện phát ra
Trang 2413
Ưu điểm của bộ điều chỉnh điện áp IC là:
- Điện áp điều chỉnh ổn định, biên độ dao động nhỏ
- Dải điện áp ra hẹp hơn và ít thay đổi theo thời gian
- Chịu được rung động và có độ bền cao do không có các chi tiết chuyển động
- Tuổi thọ cao
Nguyên lý hoạt động của bộ điều chỉnh điện áp bán dẫn:
Hình 2.10: Sơ đồbộ điều chỉnh điện áp bán dẫn
Tiết chế bán dẫn hoạt động dựa trên nguyên tắc nhận biết điện áp máy phát bằng diode Zenner để điều khiển dòng qua cuộn kích từ bằng transistor công suất Điện áp máy phát được đưa qua một cầu phân áp để dẫn (ngắt) Zenner Tín hiệu này được cho qua một bộ điều khiển trung gian để cuối cùng ngắt (dẫn) transistor điều khiển dòng qua cuộn kích từ, duy trì điện áp tại mức hiệu chỉnh Sau đây là ví dụ về hoạt động của một tiết chế bán dẫn
Khi bật IG/SW, có dòng điện:
(+) Ắc quy → Đèn báo nạp và R5 → R1: phân cực thuận cho T2 và T3 làm T2
TriO
W
+
T T
2
3 Z
1
F
Trang 25 Khi tốc độ rotor đủ lớn: làm cho điện áp phát ra lớn hơn điện áp hiệu chỉnh, điện áp rơi trên R3 trong cầu phân áp R2, R3 đủ lớn làm cho Zenner Dz dẫn → T1 dẫn
→ T2, T3 ngắt → ngắt dòng qua Wkt → điện áp máy phát giảm xuống Quá trình lặp lại để ổn định điện áp tại mức hiệu chỉnh
D2 dùng để dập sức điện động tự cảm sinh ra trong Wkt khi T2, T3 dẫn và ngắt
2.2.2 Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin bao gồm các đồng hồ, màn hình và các đèn cảnh báo thường nằm trên bảng đồng hồ nhằm giúp người lái xe dễ dàng xác định được tình trạng hoạt động của các hệ thống chính trong xe
Các đèn cảnh báo được sử dụng để cảnh báo các thông số quá mức, các chức năng của các thiết bị điện và sự hoạt động không bình thường của các hệ thống Thông thường trên bảng đồng hồ có lắp các đèn sau: Đèn báo áp suất dầu thấp; Đèn báo ắcquy phóng điện; Đèn báo pha; Đèn báo xinhan; Đèn báo cảnh báo (đèn báo nguy); Đèn báo mức xăng thấp; Đèn báo hệ thống phanh; Đèn báo mở cửa
Bảng 2.3: Các loại đèn báo trên bảng đồng hồ
Đèn báo phanh tay T-BELT Đèn báo thắt dây đai an
toàn chưa đúng vị trí Đèn báo chưa thắt dây an
Đèn báo mực nhớt động cơ Đèn báo nguy
Đèn báo có cửa chưa đóng
Trang 26Loại hiển thị bằng số có nhiều ưu điểm như: dễ xem, độ chính xác cao, độ tin cậy cao do hiển thị số không có các chi tiết chuyển động
Màn hình hiển thị số trong mỗi đồng hồ thường dùng một VFD (màn hình huỳnh quang chân không), một vài diod đèn LED phát sáng hoặc một LCD (màn hình tinh thể lỏng)
Đồng hồ và cảm biến báo áp suất dầu
Đồng hồ báo áp suất dầu nhằm mục đích báo áp suất dầu trong động cơ giúp phát hiện hư hỏng trong hệ thống bôi trơn Trên ô tô hiện nay thường dùng loại đồng hồ áp suất dầu kiểu nhiệt điện (lưỡng kim)
Đồng hồ và cảm biến báo mức nhiên liệu
Đồng hồ nhiên liệu có tác dụng báo cho người lái xe biết lượng xăng (dầu) có trong bình chứa Có ba kiểu đồng hồ nhiên liệu, kiểu điện trở lưỡng kim, kiểu cuộn dây chữ thập và kiểu hiển thị bằng số
Đồng hồ nhiên liệu kiểu điện trở lưỡng kim
Đồng hồ nhiên liệu kiểu cuộn dây chữ thập
Đồng hồ nhiên liệu kiểu hiển thị bằng số
Đồng hồ và cảm biến báo nhiệt độ nước làm mát
Đồng hồ nhiệt độ nước chỉ thị nhiệt độ nước trong áo nước động cơ
Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát kiểu điện trở lưỡng kim và kiểu cuộn dây chữ
Trang 27thập
Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát kiểu hiển thị số
Các mạch đèn cảnh báo
Cơ cấu báo nguy áp suất nhớt động cơ: Cơ cấu này báo hiệu trong trường hợp
áp suất nhớt động cơ giảm tới mức có thể hư động cơ
Cơ cấu báo nguy nhiệt độ nước làm mát động cơ: Cơ cấu này báo hiệu cho tài
xế biết nhiệt độ nước quá cao (không cho phép) trong hệ thống làm mát động cơ, cơ cấu này được trang bị trên các xe có đồng hồ nhiệt độ nước làm mát kiểu cơ khí
2.2.3 Hệ thống chiếu sáng
2.2.3.1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống chiếu sáng
+ Nhiệm vụ: Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo đều kiện làm việc cho người lái
ô tô nhất là vào ban đêm và đảm bảo an toàn giao thông
+ Yêu cầu: Hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản
- Một là có cường độ sáng lớn và phù hợp với điều kiện vận hành của xe
- Hai là không làm lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều
+ Phân loại: Theo đặc điểm của phân bố chùm ánh sáng người ta phân thành 2 loại hệ thống chiếu sáng
- Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu
- Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ
2.2.3.2 Thông số cơ bản và các chức năng của hệ thống chiếu sáng
Thông số cơ bản
Bảng 2.4: Các thông số của hệ thống chiếu sáng
Chế độ chiếu sáng Khoảng chiếu sáng Công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn
Các chức năng của hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng là một tổ hợp gồm nhiều loại đèn có chức năng khác nhau
Trang 2817
+ Đèn kích thước trước và sau xe (Side & Rear lamp): Được sử dụng thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm nhằm giúp cho tài xế xe phía sau biết được kích thước
và khoảng cách của xe đi trước
+ Đèn đầu (Head lamps): Đây là đèn lái chính, dùng để chiếu sáng không gian phía trước xe giúp tài xế có thể nhìn thấy trong đêm tối hay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế
+ Đèn sương mù (Fog lamp): Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn pha chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường Vì vậy người ta sử dụng đèn sương mù để giải quyết vấn đề trên Các đèn sương mù thường chỉ sử dụng ở các nước có nhiều sương mù
+ Đèn lái phụ trợ (Auxiliary driving lamps): Đèn này được nối với nhánh đèn pha chính, dùng để tăng cường độ chiếu sáng khi bật đèn pha Nhưng khi có xe đối diện đến gần, đèn này phải được tắt thông qua một công tắc riêng để tránh gây lóa mắt tài
xế xe chạy ngược chiều
+ Đèn trong xe (interior light): Gồm nhiều đèn có công suất nhỏ, ở các vị trí khác nhau trong xe với mục đích tăng tính tiện nghi và thẩm mỹ cho nội thất xe hơi
+ Đèn bảng số (Licence lamps): Đèn này phải có ánh sáng trắng nhằm soi rõ bảng số xe, đèn này phải được bật sáng cùng lúc với đèn pha hay cốt và đèn đậu xe + Đèn lùi (Revering lamps): Đèn này được chiếu sáng khi xe gài số lùi, nhằm báo hiệu cho các xe khác và người đi đường
2.2.3.3 Cấu tạo của bóng đèn
Trên ô tô hiện nay thường sử dụng hai loại bóng đèn là: Loại dây tóc và loại halogen
+ Loại đèn dây tóc: Vỏ đèn làm bằng thủy tinh, bên trong chứa một dây điện trở làm bằng volfram Dây volfram được nối với hai dây dẫn để cung cấp dòng điện đến Hai dây dẫn này được gắn chặt vào nắp đậy bằng đồng hay nhôm Bên trong bóng đèn
sẽ được hút hết khí tạo môi trường chân không nhằm tránh oxy hóa và bốc hơi dây tóc
Trang 29Khi hoạt động ở một điện áp định mức, nhiệt độ dây tóc lên đến 2300 0C và tạo ra vùng sáng trắng Nếu cung cấp cho đèn một điện áp thấp hơn định mức, nhiệt độ dây tóc và cường độ sáng sẽ giảm xuống Ngược lại nếu cung cấp cho đèn một điện áp cao hơn thì trong một thời gian ngắn sẽ làm bốc hơi volfram, gây ra hiện tượng đen bóng đèn và có thể đốt cháy cả dây tóc
Đây là loại bóng đèn dây tóc thường, môi trường làm việc của dây tóc là chân không nên dây tóc dễ bị bốc hơi sau một thời gian làm việc Đó là nguyên nhân làm cho vỏ thủy tinh bị đen
Để khắc phục điều này, người ta có thể làm cho vỏ thủy tinh lớn hơn, tuy nhiên cường độ ánh sáng sẽ giảm sau một thời gian sử dụng
+ Loại đèn halogen: Sự ra đời của bóng đèn halogen đã khắc phục được các nhược điểm của bóng đèn dây tóc thường Người ta sử dụng phần lớn thủy tinh thạch anh để làm bóng vì loại vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao (khoảng 5 đến
7 bar) cao hơn thủy tinh bình thường làm cho dây tóc đèn sáng hơn và tuổi thọ cao hơn bóng đèn thường
Thêm vào đó, một ưu điểm của bóng halogen là chỉ cần một tim đèn nhỏ hơn so với bóng thường Điều này cho phép điều chỉnh tiêu điểm chính xác hơn so với bóng bình thường
1 2
5
6
1 2
5 6
Hình 2.11: Cấu tạo bóng đèn loại dây tóc
a Loại một dây tóc b Loại hai dây tóc
1 Vỏ đèn 2 Dây tóc 3 Dây đỡ 4 Chốt định vị 5 Mass 6 Tiếp điểm
Trang 3019
Đèn halogen có chứa khí halogen (như Iod hoặc Brôm) Các chất khí này tạo ra một quá trình hóa học khép kín: Iod kết hợp với vonfram (hay Tungsten) bay hơi ở dạng khí thành iodurvonfram, hỗn hợp khí này không bám vào vỏ thủy tinh như bóng đèn thường mà thay vào đó sự chuyển động đối lưu sẽ mang hỗn hợp này trở về vùng khí nhiệt độ cao xung quanh tim đèn (ở nhiệt độ cao trên 1450 0C) thì nó sẽ tách thành
2 chất: vonfram bám trở lại tim đèn và các phần tử khí halogen được giải phóng trở về dạng khí
Quá trình tái tạo này không chỉ ngăn chặn sự đổi màu bóng đèn mà còn giữ cho tim đèn luôn hoạt động ở điều kiện tốt trong một thời gian dài Bóng đèn halogen phải được chế tạo
để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 250 0C Ở nhiệt độ này khí halogen mới bốc hơi
2.2.4 Hệ thống tín hiệu
Hệ thống tín hiệu trên xe bao gồm các tín hiệu âm thanh như còi, chuông nhạc và
hệ thống chiếu sáng kiểu công tắc đèn báo rẽ, báo nguy Tất cả đều nhằm mục đích đảm bảo an toàn giao thông khi xe lưu hành trên đường và các mục đích khác
Công tắc đèn báo rẽ
Công tắc đèn báo rẽ được bố trí trong công tắc tổ hợp nằm dưới tay lái, gạt công tắc này sang phải hoặc sang trái sẽ làm cho đèn báo rẽ phải hay trái
Hình 2.12: Cấu tạo bóng đèn halogen
1 Vỏ thủy tinh thạch anh 2 Dây tóc tim cốt 3 Dây tóc tim pha 4 Giá đỡ
5 Các tiếp điểm
1 2 3
4 5
Trang 31 Công tắc đèn báo nguy
Khi bật công tắc đèn báo nguy nó sẽ làm cho tất cả các đèn báo rẽ đều nháy
Bộ tạo nháy
Bộ tạo nháy làm cho các đèn báo rẽ nháy theo một tần số định trước Bộ tạo nháy dùng cho cả đèn báo rẽ và báo nguy Bộ tạo nháy có nhiều loại: Cơ điện, cơ bán dẫn hoặc bán dẫn tuần hoàn Trên ô tô hiện nay hầu hết đều sử dụng bộ tạo nháy bán dẫn
Hoạt động của bộ tạo nháy bán dẫn: Khi bật công tắc rẽ (xi nhan), chân L được nối mass, có dòng nạp qua tụ (C) như sau:
(+) Ắc quy Công tắc (SW) B Cuộn dây Tụ (C) R1 R2 D3 L
Đèn Mass, dòng này phân cực thuận cho Tr1 làm Tr1 dẫn, Tr2 khóa (Vì dòng này qua tụ và các điện trở nên dòng bé và vì vậy đèn không sáng)
Khi tụ (C) đã được nạp no, lúc này dòng qua R1, R2 mất Tr1 khóa, Tr2 dẫn Cho dòng lớn qua cuộn dây của rơle theo mạch: (+) Ắcquy Công tắc (SW) B Cuộn dây Tr2 E Mass Làm tiếp điểm KK’ đóng lại Đèn sáng lên theo mạch: (+) Ắc quy Công tắc (SW) B KK’ L Đèn Mass Đồng thời, khi Tr2 mở thì tụ (C) bắt đầu phóng từ (+) Tụ Tr2 Mass, làm Tr1 đóng, Tr2 mở nhanh
L
E
Hình 2.14: Sơ đồ nguyên lý mạch tạo nháy kiểu bán dẫn
Hình 2.13: Công tắc đèn báo rẽ
Trang 32Khi tụ (C) phóng điện xong, dòng bắt đầu nạp lại, Tr1 dẫn và Tr2 khóa, tiếpđiểm KK’ mở Đèn tắt Chu trình lại lập lại theo chu kỳ làm các đèn nháy theo tần số nhất định
Nếu bất kì một bóng đèn báo rẽ nào đó bị cháy thì tải tác dụng lên bộ nháy giảm xuống dưới giá trị tiêu chuẩn làm cho thời gian phóng nạp của tụ nhanh hơn bình thường
Vì vậy tần số nháy của đèn báo rẽ cũng như đèn báo trên bảng đồng hồ trở nên nhanh hơn báo cho lái xe biết có đèn nào đó đã bị cháy
Hệ thống còi
Hệ thống còi trên xe nhằm mục đích báo hiệu bằng tiếng động cho các phương tiện giao thông khác và người đi đường biết nhằm đảm bảo an toàn giao thông
Cấu tạo còi điện:
Hình 2.15: Kết cấu còi điện và sơ đồ đấu dây
5 Khung thép 6 Trụ đứng
11 Trụ điều khiển 12 Cần tiếp điểm tĩnh
13 Cần tiếp điểm động 14 Trụ đứng của tiếp điểm
Trang 33 Nguyên lý hoạt động:
Khi ấn núm còi (17) sẽ nối mass cho rơ le còi (16) cho dòng điện từ (+) ắc quy vào cuộn dây tạo ra lực từ trường hút tiếp điểm đóng lại cho dòng điện chạy theo mạch sau: (+) Ắc quy Cầu chì Khung từ Tiếp điểm Cuộn dây (9) Tiếp điểm giữa cần (12) và (13) Mass
Cuộn dây từ hóa lõi thép, hút lõi thép kéo theo trục điều khiển màng rung (3) làm tiếp điểm mở ra Dòng qua cuộn dây mất Màng rung đẩy lõi thép (8) lên Tiếp điểm đóng lại Do đó, lại có dòng qua cuộn dây nên lõi thép đi xuống Sự đóng mở của tiếp điểm làm trục màng rung dao động với tần số 250 ÷ 400 (Hz ) Màng rung tác động vào không khí, phát ra tiếng kêu
Sở dĩ phải dùng rơ le còi vì khi mắc nhiều còi thì dòng tiêu thụ rất lớn (15 ÷ 20 A ) nên rất dễ làm hỏng công tắc, vì vậy khi dùng rơ le còi thì dòng qua công tắc chỉ còn khoảng 0,1 (A)
2.2.4 Các hệ thống tiện nghi
2.2.4.1 Hệ thống điều hoà không khí
Cấu tạo, nguyên lý hệ thống điều hoà
Không khí được lấy từ bên ngoài vào và đi qua giàn lạnh(bộ bay hơi) Tại đây không khí bị giàn lạnh lấy đi rất nhiều năng lượng thông qua các lá tản nhiệt, do đó nhiệt độ không khí sẽ bị giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ấm trong không khí củng
bị ngưng tụ lại và đưa ra ngoài
Tại giàn lạnh khi môi chất ở thể lỏng có nhiệt độ, áp suất cao sẻ trở thành môi chất thể hơi có nhiệt độ, áp suất thấp Khi quá trình này xảy ra môi chất cần một năng lượng rất nhiều, do vậy sẽ lấy năng lượng từ không khí xung quanh giàn lạnh (năng lượng không mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác) Không khí mất năng lượng nên nhiệt độ bị giảm xuống, tạo nên không khí lạnh
Trong hệ thống, máy nén làm nhiệm vụ làm môi chất từ dạng hơi áp suất, nhiệt độ thấp trở thành hơi có áp suất, nhiệt độ cao Máy nén hút môi chất dạng hơi áp suất, nhiệt độ thấp từ giàn lạnh về và nén lên tới áp suất yêu cầu 12 – 20 bar Môi chất ra khỏi máy nén sẻ ở dạng hơi có áp suất, nhiệt độ cao đi vào giàn nóng (bộ ngưng tụ)
Trang 34Khi tới giàn nóng, không khí sẽ lấy đi một phần năng lượng của môi chất thông qua các lá tản nhiệt Khi môi chất mất năng lượng, nhiệt độ của môi chất sẻ bị giảm xuống cho đén khi bằng nhiệt độ, áp suất bốc hơi thì môi chất sẽ trở về dạng lỏng có
hệ thống hoạt động được tối ưu
Hình 2.16: Cấu tạo hệ thống điều hòa không khí
7 Đường ống hút (áp suất thấp) 8 Đường ống xã (áp suất cao)
11 Bình sấy khô nối tiếp 12 Không khí lạnh
13 Quạt lồng sóc 14 Bộ ly hợp từ cửa quạt gió
Trang 352.2.4.2 Hệ thống gạt nước rửa kính
Hệ thống gạt nước rửa kính trên xe có công dụng gạt nước ở kính trước và sau xe khi trời mưa hoặc lau rửa kính khi cần thiết
Hệ thống gạt nước và rửa kính trên xe gồm các bộ phận sau: Cần gạt nước; mô tơ
và cơ cấu dẫn động gạt nước; vòi phun của bộ rửa kính ; bình chứa nước rửa kính (có
mô tơ rửa kính); công tắc gạt nước và rửa kính (Có rơ le điều khiển gạt nước gián đoạn)
Trang 3625
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
3.1 Thời gian và địa điểm
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu quy trình lắp đặt, phương pháp lắp đặt các thiết bị hệ thống điện thân
xe ở dòng xe khách Hyundai County hiện nay
Quy trình lắp đặt thực hiện cần có 4 yếu tố:
- Vật tư
- Nhân công
- Phương pháp lắp đặt
- Trang thiết bị, máy móc (thiết bị kiểm tra đèn xe, sạc gas )
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tra cứu tài liệu sách báo nhằm phục vụ mục đích đề tài
- Tìm kiếm các thông tin liên quan đến đề tài qua mạng internet
Phương pháp nghiên cứu quan sát
- Tập trung theo dõi các qui trình lắp ráp của công nhân trong quá trình thực tập
- Quan sát quá trình đi dây các thiết bị điện
Trang 37Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tìm hiểu các thông số kỹ thuật xe Hyundai County
Trọng lượng không tải (kg): 2060
Trọng lượng toàn tải (kg): 6670
4.1.2 Động cơ
Loại: D4DD, EURO III
Kiểu: Động cơ diesel có turbo tăng áp, làm mát bằng nước
Công suất động cơ (ps/rpm): 140/2800
Đường kính × Hành trình piston (mm): 104 × 115
Trang 38Điều hoà nhiệt độ (kcal/h): 10.000
4.2 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, qui trình lắp đặt và kiểm tra các thiết bị hệ thống điện thân xe ô tô khách Hyundai County
4.2.1 Hệ thống cung cấp điện
4.2.1.1 Ắc quy
Xe County sử dụng 2 ắc quy khô hiệu Massiv Thunder Cấu tạo tương tự như phần
đã tìm hiểu ở chương 2 (trang 4-5) Mỗi ắc quy có điện áp và dung lượng là 12V và 80AH
Trên ắc quy có mắt nhận biết tình trạng ắc quy:
- Nếu mắt nhận biết hiện tâm màu đỏ và vòng ngoài xanh lá là tình trạng tốt
- Nếu mắt nhận biết hiện tâm màu đỏ và vòng ngoài màu trắng là tình trạng ắc quy cần phải được sạc
- Nếu mắt nhận biết hiện tâm màu trắng và vòng ngoài màu đỏ là tình trạng ắc quy cần phải được thay mới
Dùng phương pháp thủ công để lắp nối tiếp 2 ắc quy vào khung xe Sử dụng súng siết bulông Ắc quy mới hoàn toàn nên trong quá trình vận hành và quan sát một vài xe đều hoạt động tốt
Trang 39Hình 4.2: Ắc quy được lắp vào khung xe
4.2.1.2 Máy phát điện
Xe County sử dụng loại máy phát điện xoay chiều 3 pha có cuộn kích thích quay
và bộ điều chỉnh điện áp bán dẫn IC
Máy phát hiệu Mando được sản xuất tại Hàn Quốc có điện áp và cường độ dòng điện phát ra là 24V và 70A Được truyền động từ trục khuỷu qua puli bằng dây đai đôi Máy phát được nhập khẩu nguyên khối với động cơ
Hình 4.3: Máy phát được lắp sẵn trên động cơ khi nhập khẩu
Cấu tạo các chi tiết của máy phát tương tự phần đã tìm hiểu ở chương 2 (trang 8) Máy phát trên xe County chỉ khác ở bộ chỉnh lưu sử dụng 11 diode (hình 4.4) Nguyên
lý chỉnh lưu tương tự loại sử dụng 6 diode (trang 12) Ở đây 9 diode dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều để cung cấp cho các phụ tải và nạp
Trang 40điện ắc quy Ngoài ra bộ chỉnh lưu còn sử dụng 2 diode trung hòa để tăng tính an toàn cho máy phát trong khi hoạt động
Bảng 4.1: Hiệu điện thế và dòng điện phát ra ứng với số vòng quay của máy phát
Cường độ dòng điện phát ra 50A 67A
Tốc độ vòng quay của động cơ 1500 vòng/phút 2500 vòng/phút
Sơ đồ và nguyên lý hoạt động
Hình 4.4: Sơ đồ mạch điện hệ thống cung cấp điện trên xe Hyundai County
Khi động cơ hoạt động, dòng điện phát ra được chỉnh lưu thành dòng điện một chiều và chạy theo các nhánh sau: