DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1.1 Sản phẩm đầu vào – đầu ra của máy cắt quấn dây đồng tự động .... Áp dụng tự động hóa vào sản xuất người ta sử dụng Máy cắt quấn dây đồng tự động để tạo ra nhữ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MÁY CẮT QUẤN DÂY ĐỒNG TỰ ĐỘNG
TẠI NHÀ MÁY NEC TOKIN
Họ và tên sinh viên : NGÔ ĐẮC LỢI Ngành: ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG Niên khóa: 2008 - 2012
Trang 2KHẢO SÁT MÁY CẮT QUẤN DÂY ĐỒNG TỰ ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em cảm ơn Thầy Cô của Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm học Đại học Trong khoảng thời gian này em đã tích lũy được cho bản thân những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sống Đó sẽ là cơ sở để em bước vào cuôc sống sau này
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh
- Bộ môn Điều Khiển Tự Động và các Thầy Cô trong khoa Cơ khí – Công nghệ
- Kỹ sư Nguyễn Minh Thiện là giám đốc kĩ thuật công ty Nec Tokin Electronics Việt Nam đã tận tình hướng dẫn giúp em thực hiện đề tài này
- Kỹ sư Đinh Minh Quân là sinh viên khóa 05 ngành Điều Khiển Tự Động, người
đã giới thiệu cho em đến nơi làm đề tài
- Các bạn đã giúp em thực hiện đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã cố gắng rất nhiều nhưng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong sự thông cảm và sự góp ý của quý Thầy Cô
và các bạn
Kính chúc các Thầy Cô và các bạn sức khỏe và thành công
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Ngô Đắc Lợi
Trang 4TÓM TẮT
1 Tên đề tài:
Khảo sát máy cắt quấn dây đồng tự động tại nhà máy Nec Tokin
2 Thời gian thực hiện đề tài:
Đề tài thực hiện trong vòng 10 tuần (từ 14/3/2012 đến 23/5/2012 )
3 Địa điểm thực hiện đề tài:
Công ty Nec Tokin Electronics Việt Nam
4 Mục đích của đề tài:
- Khảo sát phần cơ khí của máy
- Hệ thống truyền động
- Khảo sát phần khí nén
- Các linh kiện khí nén (bộ phận lọc, van, ống dẫn, , xylanh)
- Khảo sát phần điện của máy
- Mạch điện nguồn 200VAC, 24VDC
- Mạch điều khiển một số thiết bị như: PLC, vi điều khiển, động cơ
- Tính năng suất của máy
5 Phương tiện làm việc
- Máy cắt quấn dây đồng tự động
- Các thiết bị kiểm tra: Đồng hồ VOM, thước kẹp
- Các thiết bị dùng cho tháo lắp: lục giác, kìm, cờ lê
- Máy tính và các phần mềm hỗ trợ: phần mềm vẽ mô phỏng inventor, autocad
- Phần mềm lập trình PLC GX developer, phần mềm lập trình vi xử lý Bascom
- Các tài liệu chuyên nghành, tài liệu do công ty cung cấp
6 Kết quả
- Khảo sát phần cơ khí và phần điện của máy cắt quấn dây đồng tự động
- Hiểu được nguyên lý hoạt động của máy
- Biết được những lỗi thường gặp của máy và cách khắc phục những lỗi đó
- Tìm hiểu và nắm vững thêm các kiến thức về PLC, vi điều khiển, cảm biến, động cơ bước, xy lanh
- Tính được năng suất của máy trong 1 giờ
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG MÁY vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG x
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Tầm quan trọng của đề tài, lí do chọn đề tài, mục đích của đề tài 2
1.2.1 Tầm quan trọng của đề tài 2
1.2.2 Lý do chọn đề tài 2
1.2.3 Mục đích của đề tài 2
1.2.4 Giới hạn của đề tài 3
Chương 2 TỔNG QUAN 4
2.1 Giới thiệu về cuộn cảm 4
2.1.1 Khái niệm, cấu tạo,công dụng và phân loại cuộn cảm 4
2.1.2 Quy trình sản xuất cuộn cảm 6
2.2 Giới thiệu về máy cắt quấn dây đồng tự động 8
2.3 Cơ sở lý thuyết một số linh kiện có trên máy 9
2.3.1 Động cơ bước 9
2.3.2 Bộ điều khiển lập trình (PLC) 11
2.3.3 Vi xử lý 14
2.3.4 Màn hình Text LCD 17
2.3.5 Các loại cảm biến 18
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 20
3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài 20
3.1.1 Địa điểm thực hiện đề tài: 20
Trang 63.2 Phương pháp nghiên cứu 21
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 21
3.2.2 Phương pháp thực nghiệm 21
3.3 Phương pháp thực hiện 21
Chương 4 THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 22
4.1 Máy cắt quấn dây đồng tự động 22
4.1.1 Giới thiệu 22
4.1.2 Sơ đồ khối 22
4.1.3 Hình ảnh thực tế một số chi tiết chính có trong máy 25
4.2 Tìm hiểu chi tiết các khối 26
4.2.1 Nơi cấp liệu 26
4.2.2 Cơ cấu kẹp và đẩy dây 28
4.2.2.1 Cấu tạo cơ cấu kẹp và đẩy dây 28
4.2.2.2 Sơ đồ mạch khí nén của cơ cấu kẹp và đẩy dây 29
4.2.2.3 Nguyên lý hoạt động của cơ cấu kẹp và đẩy dây bằng khí nén 29
4.2.2.4 Một số các chi tiết có trong mạch khí nén 30
4.2.3 Bộ phận quấn dây 32
4.2.3.1 Cấu tạo bộ phận quấn dây 32
4.2.3.2 Nguyên lý hoạt động của bộ phận quấn dây 33
4.2.3.3 Cơ cấu truyền đai của bộ phận quấn dây 34
4.2.4 Bộ phận cắt dây 37
4.2.4.1 Cấu tạo bộ phận cắt dây 37
4.2.4.2 Nguyên lý hoạt động của bộ phận cắt dây 37
4.2.4.3 Kìm cắt 38
4.2.4.4 Xy lanh điều chỉnh vị trí kìm cắt SMC MXS12-20AS 39
4.2.4.5 Van tiết lưu 39
4.2.5 Tủ điện – Bộ nút điều khiển 40
4.2.5.1 Tủ điện 40
4.2.5.2 Bộ điều khiển lập trình PLC FX1N-60MT 40
4.2.5.3 Bộ nguồn Omron S8JC-Z15024CD 41
4.2.5.4 Driver động cơ bước 42
Trang 74.2.5.5 Sơ đồ đấu dây động cơ bước với driver 42
4.2.5.6 Bộ nút điều khiển 43
4.3 Nguyên lý hoạt động của máy 43
4.4 Một số mạch điện cơ bản 44
4.4.1 Mạch giao tiếp PLC với VĐK 44
Chương 5 KHẢO NGHIỆM - KẾT QUẢ THẢO LUẬN 47
5.1 Vận hành an toàn và bảo trì máy 47
5.1.1 Vận hành máy an toàn 47
5.1.2 Bảo trì máy 47
5.2 Kết quả 48
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49
6.1 Kết luận 49
6.2 Đề nghị 49
Trang 8DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG MÁY
1 PLC: Programble Controller (bộ điều khiển lập trình)
2 VĐK: Vi điều khiển
3 CPU: Central processing unit (đơn vị xử lý trung tâm)
4 LCD: Liquid Crystal Display (màn hình tinh thể lỏng)
5 VAC: Volts Alternating Curent (dòng điện xoay chiều)
6 VDC: Volts Direct Current (dòng điện một chiều)
7 VOM: Volts –Ohm –Miliampere (đồng hồ vạn năng)
8 I/O: Input/Output (ngõ vào/ngõ ra)
9 LED: Light-emitting diode (đi ốt phát quang)
10 RAM: Random Access Memory (bộ nhớ truy cập tuỳ cơ)
11 EPROM: Electrically Programmable Read Only Memory (bộ nhớ chỉ đọc)
12 EEPROM: Electrically Erasable Programmaable read Only Memory (bộ nhớ có thể đọc và ghi)
13 CMOS: Complementary Metal-Oxide-Semiconductor (thuật ngữ chỉ một loại công nghệ dùng để chế tạo vi mạch tích hợp)
14 RS232: Recommended Standard 232( cổng nối tiếp 232)
15 SPI: Sarial Peripheral Bus (chuẩn truyền thông nối tiếp tốc độ cao)
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sản phẩm đầu vào – đầu ra của máy cắt quấn dây đồng tự động 3
Hình 2.1 Cuộn cảm và một số mạch điện sử dụng cuộn cảm trong thực tế 5
Hình 2.2 Máy đóng bột cách điện cho cuộn cảm 7
Hình 2.3 Máy kiểm định chất lượng và gia nhiệt đóng gói sản phẩm 8
Hình 2.1 Động cơ bước 9
Hình 2.2 Động cơ biến từ trở 10
Hình 2.3 Động cơ đơn cực 10
Hình 2.4 Động cơ 2 cực 10
Hình 2.5 Mạch cầu H dùng BJT 11
Hình 2.7 Bộ điều khiển lập trình (PLC) 11
Hình 2.8 Vi xử lý Atmega 8 14
Hình 2.9 Màn hình LCD 16×4 17
Hình 2.10 Cảm biến 18
Hình 3.1 Công Ty NEC TOKIN Electronics Việt Nam 20
Hình 4.1 Máy cắt quấn dây đồng tự động – sản phẩm 22
Hình 4.2 Sơ đồ khối của máy 23
Hình 4.3 Vị trí kết nối các khối 24
Hình 4.4 Hình ảnh thực tế của một số chi tiết chính có trong máy 25
Hình 4.5 Nơi cấp liệu 26
Hình 4.6 Cơ cấu thanh răng bánh răng 26
Hình 4.7 Trục quay 27
Hình 4.8 Cơ cấu kẹp và đẩy dây 28
Hình 4.9 Sơ đồ mạch khí nén của cơ cấu kẹp 29
Hình 4.10 Bộ xử lý khí nén và các van phân phối 30
Hình 4.11 Xy lanh kẹp MHZL2-16L 31
Hình 4.12 Cảm biến từ D-Z73 và sơ đồ mạch 31
Hình 4.13 Các chi tiết của bộ phận quấn 32
Hình 4.14 Động cơ và cơ cấu truyền đai của bộ phận quấn dây 33
Hình 4.15 Động cơ bước 33
Trang 10Hình 4.17 Bánh đai 35
Hình 4.18 Bánh đà 35
Hình 4.19 Đĩa chia 36
Hình 4.20 Trục quay 36
Hình 4.21 Trục quấn 36
Hình 4.22 Bộ phận cắt 37
Hình 4.23 Kìm cắt GI-NS10L 38
Hình 4.24 Xy lanh MXS12-20AS 38
Hình 4.25 Van tiết lưu 39
Hình 4.26 Một số linh kiện trong tủ điện chính 40
Hình 4.28 Sơ đồ chân của PLC FX1N-60MT-ESS/UL 40
Hình 4.27 Hình thực tế PLC FX1N-60MT-ESS/UL 41
Hình 4.29 Bộ nguồn và sơ đồ mạch điện của nó 41
Hình 4.30 Driver động cơ bước 42
Hình 4.31 Sơ đồ kết nối động cơ bước với driver 42
Hình 4.32 Bộ nút điều khiển của máy 43
Hình 4.33 Mạch thực tế và mạch Layout giao tiếp PLC với VĐK 44
Hình 4.34 IC MC34063 và sơ đồ mạch nguyên lý 45
Trang 11DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1 Giản đồ trạng thái của cơ cấu kẹp 29
Bảng 2 Giản đồ trạng thái của các xy lanh trong bộ phận quấn dây 33
Bảng 3 Giản đồ trạng thái của các xy lanh trong cơ cấu cắt dây 38
Bảng 4 Thống kê số lượng sản phẩm đã làm ra trong 1 giờ 48
Trang 12Đặc trưng của ngành điện tử là các bo mạch Đó có thể là một bo mạch rất đơn giản hoặc rất phức tạp, tinh vi với nhiều linh kiện điện tử khác nhau Những linh kiện
đó rất đa dạng và phong phú như: điện trở, tụ điện, đi ốt, cuộn cảm, vi xử lý, IC Chất lượng của các linh kiện được sử dụng trong mạch sẽ quyết định đến độ ổn định và tuổi thọ của mạch
Để có được 1 mạch điện hoạt động tốt thì cần phải có cuộn cảm để chống nhiễu cho mạch Vì vậy cuộn cảm là 1 phần không thể thiếu chúng được sử dụng rất rộng rãi trong các mạch điện tử Ngày nay cuộn cảm có rất nhiều loại với nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với yêu cầu của từng loại mạch điện Muốn có được 1 cuộn cảm
có chất lượng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kĩ thuật đặt ra thì con người cần phải có sự
hỗ trợ của máy móc Một trong những máy móc hỗ trợ cho việc cắt quấn đây đồng để làm cuộn cảm đó là “Máy cắt quấn dây đồng tự động” Máy sẽ giúp cho ta tạo ra được những cuộn dây đúng kích thước và làm nguyên liệu cho các khâu tiếp theo để sản xuất ra cuộn cảm
Trang 131.2 Tầm quan trọng của đề tài, lí do chọn đề tài, mục đích của đề tài
1.2.1 Tầm quan trọng của đề tài
Linh kiện điện tử là một trong những yếu tố quyết định giá thành và chất lượng của bo mạch Vì vậy các linh kiện cần phải được sản xuất chế tạo một cách chính xác
Cuộn cảm là một linh kiện được sử dụng rất nhiều trong các mạch điện Để sản xuất ra một cuộn cảm thì phải trải qua nhiều khâu với các loại máy móc khác nhau Một trong những máy đó là máy cắt quấn dây đồng tự động Nếu thực hiện khâu này bằng tay thì sẽ tốn thời gian và và độ chính xác không được đảm bảo ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Áp dụng tự động hóa vào sản xuất người ta sử dụng Máy cắt quấn dây đồng tự động để tạo ra những cuộn dây một cách nhanh chóng và chuẩn về kích thước
1.2.2 Lý do chọn đề tài
Hiện nay ở nước ta việc áp dụng tự động hóa vào trong sản xuất trong các nhà máy xí nghiệp là một khái niệm không còn xa lạ Muốn áp dụng tự động hóa vào trong sản xuất để đạt hiệu quả thì những người làm kĩ thuật cần phải có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực này
Là một sinh viên thuộc ngành tự động hóa, với mục đích trau dồi kiến thực tế
để có thể áp dụng vào công việc thực tiễn làm việc sau khi ra trường nên em đã chọn
đề tài “Khảo sát Máy cắt quấn dây đồng tự động tại nhà máy Nec Tokin” dưới sự
hướng dẫn của Kỹ sư Nguyễn Minh Thiện
1.2.3 Mục đích của đề tài
Được sự cho phép của Ban chủ nhiệm Khoa Cơ Khí – Công nghệ trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn của Kỹ sư Nguyễn Minh Thiện Em tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát Máy cắt quấn dây đồng tự động” tại công ty Nec Tokin Electronics Việt Nam Trên cơ sở khảo sát, phân tích và đánh giá hoạt động của máy đồng thời đưa ra những giải pháp cải tiến để máy có thể hoạt động tốt hơn và đạt năng suất cao hơn Nội dung sơ lược công việc gồm các phần như sau:
- Tìm hiểu cấu tạo: phần điện, phần cơ khí
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy
- Tìm hiểu vị trí lắp đặt các chi tiết có trong máy
- Cách vận hành máy và bảo trì sửa chữa những lỗi của máy
Trang 14- Tính năng suất thực tế của máy trong 1 giờ
Khảo sát Máy cắt quấn dây đồng tự động giúp cho em là một sinh viên ngành
Điều Khiển Tự Động biết nhìn nhận, củng cố những kiến thức đã học và học hỏi thêm những kiến thức mới
1.2.4 Giới hạn của đề tài
Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn nên em tiến hành khảo sát máy cắt quấn dây đồng với nguyên liệu đầu đầu vào là dây đồng dẹt và sản phẩm đầu ra là những cuộn dây có chiều dài 11.4 mm và có số vòng quấn 2.5 vòng
Hình 1.1 Sản phẩm đầu vào – đầu ra của máy cắt quấn dây đồng tự động
Máy cắt quấn dây đồng tự động
Trang 15Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về cuộn cảm
2.1.1 Khái niệm, cấu tạo,công dụng và phân loại cuộn cảm
Cuộn cảm là 1 linh kiện điện tử thụ động thường được dùng trong các mạch điện có dòng điện biến đổi theo thời gian
Cuộn cảm gồm một số vòng dây quấn lại thành nhiều vòng, dây quấn được sơn emay cách điện, lõi cuộn dây có thể là không khí, hoặc là vật liệu dẫn từ như Ferrite hay lõi thép kỹ thuật Người ta phân loại cuộn cảm thành các loại như sau: Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần, cuộn cảm có giá trị thay đổi
Đối với dòng điện một chiều, dòng điện có cường độ và chiều không đổi, cuộn dây hoạt động như một điện trở có điện kháng gần bằng không hay nói khác hơn cuộn dây nối đoản mạch Dòng điện trên cuộn dây sinh ra một từ trường B, có cường độ và chiều không đổi
Khi mắc điện xoay chiều, dòng điện trên cuộn dây sinh ra một từ trường B, biến thiên và một điện trường E, biến thiên nhưng luôn vuông góc với từ trường Độ tự cảm của cuộn cảm lệ thuộc vào tần số của dòng xoay chiều
Hệ số tự cảm là đại lượng đặc trưng cho sức điện động cảm ứng của cuộn dây khi có dòng điện biến thiên đi qua Đơn vị là Henry (H)
L = ( µr.4π.n2.S.10-7 ) / l
Trong đó :
L : là hệ số tự cảm của cuộn dây, đơn vị là Henry (H)
n : là số vòng dây của cuộn dây
l : là chiều dài của cuộn dây tính bằng mét (m)
S : là tiết diện của lõi, tính bằng m2
µr : là hệ số từ thẩm của vật liệu làm lõi
Cảm kháng của cuộn dây là đại lượng đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của
Trang 16I : cường độ dòng điện (A)
Cuộn cảm được ứng dụng rộng rãi trong các mạch điện tử, máy tính, micro, biến áp, relay, loa
Hình 2.1 Cuộn cảm và một số mạch điện sử dụng cuộn cảm trong thực tế
Trang 172.1.2 Quy trình sản xuất cuộn cảm
Quy trình sản cuộn cảm gồm các công đoạn cơ bản sau:
Trang 18 Một số máy móc trong dây chuyền sản xuất cuộn cảm:
Hình 2.2 Máy đóng bột cách điện cho cuộn cảm
6
Kiểm định chất lượng, loại bỏ những sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu,và đóng dấu kí hiệu lên sản phẩm
Trang 19Hình 2.3 Máy kiểm định chất lượng và gia nhiệt đóng gói sản phẩm
Trong quy trình sản xuất cuộn cảm ta thấy khâu cắt quấn dây là một trong những khâu quan trọng Máy cắt quấn dây đồng tự động là một trong những thiết bị để tạo ra những cuộn dây đảm bảo chất lượng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
2.2 Giới thiệu về máy cắt quấn dây đồng tự động
Để có được 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn (hình dáng, kích thước, kí hiệu sản phẩm, hệ số tự cảm ) thì phải trải qua nhiều khâu với những tiêu chuẩn kĩ thuật khác nhau Trong đó khâu cắt quấn dây là khâu đầu tiên của quy trình sản xuất cuộn cảm
Để tạo ra một cuộn dây có độ dài và có số vòng quấn chính xác thì phải có máy móc
để thực hiện điều đó Do đó “Máy cắt quấn dây đồng tự động” ra đời Nó là 1 sản phẩm do công ty Nec Tokin tự sản xuất, là sự kết hợp giữa máy cắt và máy quấn dây đồng trước đây của công ty
Phạm vi ứng dụng của máy: Máy cắt quấn dây đồng tự động được sử dụng ở khâu cắt quấn dây trong quy trình sản xuất cuộn cảm của công ty Nec Tokin với những cuộn cảm có số vòng dây quấn 1 - 6 vòng
Lợi ích của máy:
- Làm giảm bớt lực lượng nhân công làm ở khâu cắt dây và quấn dây
- Tạo ra các sản phẩm 1 cách nhanh chóng và độ chính xác cao
- Nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng xuất
Trang 20- Thống kê được số lượng sản phẩm đã làm ra vì vậy chúng ta có thể biết được năng suất của từng máy
2.3 Cơ sở lý thuyết một số linh kiện có trên máy
Động cơ bước, PLC, vi xử lý, các loại cảm biến, màn hình LCD
2.3.1 Động cơ bước
Động cơ bước có thể được mô tả như là một động cơ điện không dùng bộ chuyển mạch Tất cả các mạch đảo phải được điều khiển bên ngoài bởi bộ điều khiển Các động cơ và bộ điều khiển được thiết kế để động cơ có thể giữ nguyên ở bất kì vị trí cố định nào Hầu hết các động cơ bước có thể chuyển động ở tần số âm thanh cho phép chúng quay khá nhanh, và với bộ điều khiển thích hợp nó có thể khởi động và dừng lại ở vị trí bất kì vị trí nào Động cơ bước có nhiều góc quay Góc quay từ 900 đến 0.720 mỗi bước
Hình 2.1 Động cơ bước
Phạm vi ứng dụng: Được ứng dụng nhiều trong ngành Tự động hóa, trong các thiết bị điều khiển chính xác (điều khiển robot, điều khiển tiêu cự trong các hệ quang học, điều khiển lập trình trong các thiết bị gia công cắt gọt, điều khiển các cơ lái phương và chiều trong máy bay, sử dụng trong các thiết bị công nghệ thông tin như: máy photocoppy, máy in, ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm )
Phân loại, cấu tạo và điều khiển:
Động cơ bước được chia làm hai loại, nam châm vĩnh cửu và biến từ trở
- Động cơ biến từ trở: Có 3 cuộn dây với 1 đầu đấu chung như hình 2.2 Dây C được nối vào cực dương của nguồn và các cuộn còn lại được kích theo thứ tự liên tục Roto trong động cơ này có 4 răng và stato 6 cực, mỗi cuộn quấn quanh 2 cực đối diện Roto quay quay 300 mỗi bước Nếu ta sử dụng nhiều cực và nhiều răng hơn thì mỗi
Trang 21hút vào cực 1 Nếu dòng qua cuộn 1 bị ngắt
và đóng dòng qua cuộn 2 thì roto sẽ quay 300
theo chiều kim đồng hồ và răng Y sẽ bị hút
vào cực 2 Để động cơ quay liên tục thì ta
cấp điện luân phiên cho 3 cuộn
- Động cơ nam châm vĩnh cửu:
Động cơ đơn cực: có 5, 6, 8 dây ra thường được quấn theo sơ đồ hình 2.3, với 1 đầu nối trung tâm trên các cuộn Các
đầu nối trung tâm thường được nối vào
cực dương cùa nguồn cấp, và hai đầu
còn lại của mỗi mấu lần lượt nối đất để
đảo chiều từ trường tạo bởi cuộn đó
Động cơ trong hình 2.3 quay 300 mỗi
bước dòng điện đi qua từ đầu trung
tâm của mẫu 1 đến đầu a tạo ra cực bắc
trong stato trong khi đó cực còn lại của stato là cực nam Nếu ta ngắt điện ở mẫu 1 và kích ở mẫu 2 thì roto sẽ quay 1 bước
Động cơ 2 cực: có cấu tạo giống
như động cơ đơn cực nhưng 2 mấu của
động cơ đơn giản hơn không có đầu nối
trung tâm như hình 2.4 Để điều khiển
động cơ thì cần phải có mạch điều khiển
cầu H như hình 2.4 cho mỗi mấu Các
khóa của mạch cầu H thường được chế
tạo bằng rờ le (relay), BJT (Bipolar
Junction Transistor) hay MOSFET (Metal Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor) Dòng điện sẽ chạy từ L1 đến R2 hoặc từ R1 đến L2 Mạch cầu H dùng để đảo chiều động cơ
Hình 2.2 Động cơ biến từ trở
Hình 2.3 Động cơ đơn cực
Hình 2.4 Động cơ 2 cực
Trang 22Hình 2.5 Mạch cầu H dùng BJT
Động cơ nhiều pha: Các cuộn dây quấn nối
tiếp thành vòng kín như hình 2.6, phổ biến nhất là
sử dụng dây nối 3 pha và 5 pha Bộ điều khiển cần
nửa cầu H cho mỗi đầu ra của động cơ Loại động
cơ này cần cung cấp momen xoắn lớn hơn các
động cơ khác cùng kích thước Động cơ như trong
hình vẽ quay 10 bước 1 vòng
2.3.2 Bộ điều khiển lập trình (PLC)
PLC viết tắt của Programmable
Logic Controller, là thiết bị điều khiển
lập trình được cho phép thực hiện linh
hoạt các thuật toán điều khiển logic
thông qua một ngôn ngữ lập trình
Người sử dụng có thể lập trình để thực
hiện một loạt trình tự các sự kiện Các
sự kiện này được kích hoạt bởi tác
nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào
PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm PLC dùng để thay thế các mạch relay (rơ le) trong thực tế PLC hoạt động theo
Hình 2.6
Động cơ nhiều pha
Hình 2.7 Bộ điều khiển lập trình (PLC)
Mitshubishi
Trang 23thì đầu ra sẽ thay đổi theo Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay State Logic Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC như Siemens, AllenBradley, Mitsubishi, Electric, GeneralElectric, Omron, Honeywell
Các ưu điểm của PLC:
- PLC hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt công nghiệp
- Tỉ lệ hư hỏng thấp
- Lập trình dể dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học
- Gọn nhẹ, dể dàng bảo quản, sửa chữa
- Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp
- Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như : máy tính , nối mạng , các Modul mở rộng
- Giá cả cá thể cạnh tranh được
Trong PLC, phần cứng CPU và chương trình là đơn vị cơ bản cho quá trình điều khiển hoặc xử lý hệ thống Chức năng mà bộ điều khiển cần thực hiện sẽ được xác định bởi một chương trình Chương trình này được nạp sẵn vào bộ nhớ của PLC, PLC sẽ thực hiện việc điều khiển dựa vào chương trình này Như vậy nếu muốn thay đổi hay mở rộng chức năng của qui trình công nghệ, ta chỉ cần thay đổi chương trình bên trong bộ nhớ của PLC
Cấu trúc: Tất cả các PLC đều có thành phần chính là: Một bộ nhớ chương trình RAM bên trong (có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ ngoài EPROM) Một bộ vi xử lý
có cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC, các Modul vào /ra Hầu hết các đơn
vị lập trình đơn giản đều có đủ RAM để chứa đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung Đối với các PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hổ trợ cho việc viết, đọc và kiểm tra chương trình Các đơn vị lập trình nối với PLC qua cổng RS232, RS422, RS458,
Bộ nhớ: PLC thường yêu cầu bộ nhớ trong các trường hợp: Làm bộ định thời cho các kênh trạng thái I/O Làm bộ đệm trạng thái các chức năng trong PLC như định thời, đếm, ghi các Relay Mỗi lệnh của chương trình có một vị trí riêng trong bộ nhớ, tất cả mọi vị trí trong bộ nhớ đều được đánh số, những số này chính là địa chỉ trong bộ nhớ Địa chỉ của từng ô nhớ sẽ được trỏ đến bởi một bộ đếm địa chỉ ở bên trong bộ vi
xử lý Bộ vi xử lý sẽ giá trị trong bộ đếm này lên một trước khi xử lý lệnh tiếp theo
Trang 24Với một địa chỉ mới , nội dung của ô nhớ tương ứng sẽ xuất hiện ở đầu ra, quá trình này được gọi là quá trình đọc
Bộ nhớ bên trong PLC được tạo bởi các vi mạch bán dẫn, mỗi vi mạch này có khả năng chứa 2.000 - 16.000 dòng lệnh, tùy theo loại vi mạch Trong PLC các bộ nhớ như RAM, EPROM đều được sử dụng:
- RAM (Random Access Memory ) có thể nạp chương trình, thay đổi hay xóa bỏ nội dung bất kỳ lúc nào Nội dung của RAM sẽ bị mất nếu nguồn điện nuôi bị mất Để tránh tình trạng này các PLC đều được trang bị một pin khô, có khả năng cung cấp năng lượng dự trữ cho RAM từ vài tháng đến vài năm Trong thực tế RAM được dùng
để khởi tạo và kiểm tra chương trình Khuynh hướng hiện nay dùng CMOS-RAM nhờ khả năng tiêu thụ thấp và tuổi thọ lớn
- EPROM (Electrically Programmable Read Only Memory) là bộ nhớ mà người
sử dụng bình thường chỉ có thể đọc chứ không ghi nội dung vào được Nội dung của EPROM không bị mất khi mất nguồn, nó được gắn sẵn trong máy, đã được nhà sản xuất nạp và chứa hệ điều hành sẵn Nếu người sử dụng không muốn mở rộng bộ nhớ thì chỉ dùng thêm EPROM gắn bên trong PLC Trên PG (Programer) có sẵn chỗ ghi và xóa EPROM
- EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read Only Memory) liên kết với những truy xuất linh động của RAM và có tính ổn định Nội dung của nó có thể được xóa và lập trình lại, tuy nhiên số lần lưu sửa nội dung là có giới hạn
- Môi trường ghi dữ liệu thứ tư là đĩa cứng hoặc đĩa mềm, được sử dụng trong máy lập trình Đĩa cứng hoặc đĩa mềm có dung lượng lớn nên thường được dùng để lưu những chương trình lớn trong một thời gian dài
Kích thước bộ nhớ: Các PLC loại nhỏ có thể chứa từ 300 -1.000 dòng lệnh tùy vào công nghệ chế tạo Các PLC loại lớn có kích thước từ 1K - 16K, có khả năng chứa
từ 2.000 -16.000 dòng lệnh.Ngoài ra còn cho phép gắn thêm bộ nhớ mở rộng như RAM, EPROM
Nguyên lý hoạt động của PLC: CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC Bộ xử
lý sẽ đọc và kiểm tra chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng lệnh trong chương trình, sẽ đóng hay ngắt các đầu ra Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới các thiết bị liên kết để thực thi Và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều
Trang 25phụ thuộc vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ Hệ thống Bus là tuyến dùng để truyền tín hiệu, hệ thống gồm nhiều đường tín hiệu song song:
- Address Bus: Bus địa chỉ dùng để truyền địa chỉ đến các Modul khác nhau
- Data Bus: Bus dùng để truyền dữ liệu
- Control Bus: Bus điều khiển dùng để truyền các tín hiệu định thì và điểu khiển đồng bộ các hoạt động trong PLC
PLC có nhiều ưu điểm nên được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp như: hệ thống vận chuyển, dây chuyền đóng gói, các robot lắp ráp sản phẩm, quản lý bãi xe tự động, điều khiển thang máy, các dây chuyền sản xuất: xe ô tô, xi măng, vi mạch, linh kiện bán dẫn, chế biến thực phẩm, lắp ráp ti vi
2.3.3 Vi xử lý
Vi xử lý (microprocess) là thuật ngữ chung dùng để đề cập đến kỹ thuật ứng dụng các công nghệ vi điện tử, công nghệ tích hợp và khả năng xử lý theo chương trình vào các lĩnh vực khác nhau Hiện nay có nhiều hãng sản xuất vi xử lý như: Atmel, Analog Devices, Microchip, Fujitsu, Intel, Hitachi, Maxim, Motorola Về cơ bản kiến trúc của một vi xử lý gồm những phần cứng sau:
- Đơn vị xử lý trung tâm CPU (Central
Bộ não của mỗi vi xử lý chính là CPU, các phần cứng khác chỉ là các cơ quan chấp hành dưới quyền của CPU Mỗi phần đều có một cơ chế hoạt động nhất định mà CPU phải tuân theo khi giao tiếp với chúng Để có thể giao tiếp và điều khiển các cơ quan chấp hành (các ngoại vi), CPU sử dụng 03 loại tín hiệu cơ bản là tín hiệu địa chỉ
Hình 2.8 Vi xử lý Atmega 8
Trang 26(Address), tín hiệu dữ liệu (Data) và tín hiệu điều khiển (Control) Về mặt vật lý thì các tín hiệu này là các đường nhỏ dẫn điện nối từ CPU đến các ngoại vi hoặc thậm chí
là giữa các ngoại vi với nhau Tập hợp các đường tín hiệu có cùng chức năng gọi là các bus Như vậy ta có các bus địa chỉ, bus dữ liệu và bus điều khiển Có thể mô tả sơ
bộ cấu trúc phần cứng của một vi xử lý theo hình sau:
Đơn vị xử lý trung tâm CPU: CPU có cấu tạo gồm có đơn vị xử lý số học và lôgic (ALU), các thanh ghi, các khối lôgic và các mạch giao tiếp Chức năng của CPU là tiến hành các thao tác tính toán xử lý, đưa ra các tín hiệu địa chỉ, dữ liệu và điều khiển nhằm thực hiện một nhiệm vụ nào đó do người lập trình đưa ra thông qua các lệnh (Instructions)
Bộ nhớ: Có hai loại bộ nhớ là bộ nhớ chương trình và bộ nhớ dữ liệu Bộ nhớ chương trình dùng để chứa mã chương trình hướng dẫn CPU thực hiện một nhiệm vụ nào đó Thông thường thì bộ nhớ chương trình là các loại bộ nhớ “không bay hơi” (non-volatile), nghĩa là không bị mất nội dung chứa bên trong khi ngừng cung cấp nguồn nuôi Có thể kể ra một số bộ nhớ thuộc loại này như: ROM, PROM, EPROM, EEPROM, Flash Bộ nhớ dữ liệu là bộ nhớ dùng để chứa dữ liệu (bao gồm các tham
số, các biến tạm thời…) Tuỳ thuộc loại dữ liệu mà bộ nhớ loại này có thể là loại
“không bay hơi” hoặc “bay hơi” (mất dữ liệu khi cắt nguồn nuôi) Loại “bay hơi” thường thấy là các bộ nhớ SRAM
Cổng vào/ra song song: Đây là các đường tín hiệu được nối với một số chân của
IC dùng để giao tiếp với thế giới bên ngoài IC Giao tiếp ở đây là đưa điện áp ra hoặc đọc vào giá trị điện áp tại chân cổng Các giá trị điện áp đưa ra hay đọc vào chỉ có thể được biểu diễn bởi một trong hai giá trị lôgic (0 hoặc 1) Trong kỹ thuật vi xử lý, người ta thường dùng quy ước lôgic dương: giá trị lôgic 0 ứng với mức điện áp thấp xấp xỉ 0VDC, giá trị lôgic 1 ứng với mức điện áp cao xấp xỉ +5VDC Tùy loại vi xử lý
mà “khoảng xấp xỉ” đó là khác nhau nhưng nhìn chung là tương thích với mức lôgic TTL Mỗi cổng vào/ra song song thường gồm 8 đường vào/ra khác nhau và gọi là các cổng 8 bit Các đường tín hiệu vào/ra của các cổng và thuộc cùng một cổng là độc lập với nhau Điều đó có nghĩa là ta có thể đưa ra hay đọc vào các giá trị lôgic khác nhau đối với từng chân cổng (từng đường tín hiệu vào/ra) Một điều cần chú ý nữa đối với
Trang 27các cổng vào/ra đó là chúng có thể được tích hợp thêm các chức năng đặc biệt liên quan đến các ngoại vi khác
Cổng vào/ra nối tiếp: Khác với cổng song song, với cổng nối tiếp các bit dữ liệu được truyền lần lượt trên cùng một đường tín hiệu thay vì truyền cùng một lúc trên các đường tín hiệu khác nhau Thông thường thì việc truyền dữ liệu bằng cổng nối tiếpphải tuân theo một cơ chế, một giao thức hay một nguyên tắc nhất định Có thể kể ra một số giao thức như SPI, I2C, SCI…
Bộ đếm/Bộ định thời: Đây là các ngoại vi được thiết kế để thực hiện một nhiệm
vụ đơn giản: đếm các xung nhịp Mỗi khi có thêm một xung nhịp tại đầu vào đếm thì giá trị của bộ đếm sẽ được tăng lên 1 đơn vị (trong chế độ đếm tiến/đếm lên) hay giảm
đi 1 đơn vị (trong chế độ đếm lùi/đếm xuống)
Vi xử lý hoạt động theo một số nguyên tắc cơ bản sau: Các thao tác tính toán xử
lý sẽ được vi xử lý, hay nói đúng hơn là CPU, thực hiện theo các chỉ dẫn (chính là các lệnh) Việc thực hiện các lệnh sẽ diễn ra tuần tự (lệnh ở địa chỉ thấp hơn được thực hiện trước) bắt đầu từ địa chỉ reset Địa chỉ reset là địa chỉ của bộ nhớ chương trình mà tại đó, sau khi được cấp nguồn nuôi, CPU sẽ bắt đầu đọc và thực hiện theo chỉ dẫn được mã hóa đặt tại đó Mỗi loại vi xử lý có một địa chỉ reset riêng (thường là từ 0000H) do nhà sản xuất quy định Các lệnh được thực hiện tuần tự là nhờ có thanh ghi
“bộ đếm chương trình”(PC) Thanh ghi này chứa địa chỉ của ô nhớ chứa mã của lệnh tiếp theo sẽ được thực hiện Khi CPU tìm nạp được mã của lệnh n, thanh ghi PC sẽ tự động tăng lên 1 đơn vị để trỏ vào ô nhớ chứa mã của lệnh (n+1) CPU thực hiện một lệnh theo các bước nhỏ Thường thì các bước đó bao gồm: tìm nạp mã lệnh (fetch-tức
là truy cập bộ nhớ chương trình, đọc lấy giá trị tại ô nhớ có địa chỉ trỏ bởi thanh ghi
PC, lưu vào một thanh ghi chuyên dùng chứa mã lệnh trong CPU), giải mã lệnh cuối cùng là thực hiện lệnh (execute-thực hiện chỉ dẫn được giải mã ra từ mã lệnh đọc được)
Lập trình cho vi xử lý: ngôn ngữ thường dùng là: ASM, C với nhiều phần mềm lập trình khác nhau như: Mplap, Keil C, Micro C, Bascom
Trang 282.3.4 Màn hình Text LCD
Text LCD là loại màn hình tinh
thể lỏng nhỏ dùng để hiển thị các dòng
chữ hoặc số trong bảng mã ASCII Loại
màn hình này được chia sẵn thành từng
ô và ứng với mỗi ô chỉ có thể hiển thị
một kí tự ASCII Vì chỉ hiển thị đươc ký
tự ASCII nên người ta gọi là Text LCD
Mỗi ô của Text LCD bao gồm các
Sơ đồ chân: Các Text LCD theo chuẩn HD44780U thường có 16 chân trong đó
14 chân kết nối với bộ điều khiển và 2 chân còn lại là 2 chân nguồn cho led nền
Thanh ghi và tổ chức bộ nhớ: HD44780U có 2 thanh ghi 8 bits là INSTRUCTION REGISTER (IR) và DATA REGISTER (DR) Thanh ghi IR chứa mã lệnh điều khiển LCD và là thanh ghi “chỉ ghi” (chỉ có thể ghi vào thanh ghi này mà không đọc được nó) Thanh ghi DR chứa các loại dữ liệu như kí tự cần hiển thị hoặc dữ liệu đọc ra từ
bộ nhớ LCD HD44780U có 3 loại bộ nhớ, đó là bộ nhớ RAM dữ liệu cần hiển thị DDRAM (Display Data RAM), bộ nhớ chứa ROM chứa bộ font tạo ra các kí tự CGROM (Character Generator ROM) và bộ nhớ RAM chứa bộ font tạo ra các symbol tùy chọn CGRAM (Character Generator RAM)
DDRAM là bộ nhớ tạm chứa các ký tự cần thiết hiển thị lên LCD, bộ nhớ này gồm có
80 ô có độ rộng 8 bit và được đánh số từ 0 đến 39 cho dòng 1, từ 64 đến 103 cho dòng
2 Mỗi ô nhớ tương ứng với 1 ô trên màn hình LCD CGROM là vùng nhớ cố định chứa định nghĩa font cho các kí tự Chúng ta không trực tiếp truy xuất vùng nhớ này
mà chip HD44780U sẽ thực hiện khi có yêu cầu đọc font để hiển thị Địa chỉ font của mỗi ký tự vùng nhớ CGROM chính là mã ASCII của kí tự đó CGROM và DDRAM được tự động phối hợp trong quá trình hiển thị LCD
Hình 2.9 Màn hình LCD 16×4
Trang 29CGRAM là vùng nhớ chứa các symbol do người dùng tự định nghĩa, mỗi symbol có kích thước 5× 8 và được dành cho 8 ô nhớ 8 bit Các symbol thường được định nghĩa trước và được gọi hiển thị khi cần thiết Vùng này có tất cả 64 ô nhớ nên có tối đa 8 symbol có thể được định nghĩa
Các chân điều khiển LCD:
- RS (chân số 3): Chân lựa chọn thanh ghi, chân này cho phép lựa chọn 1 trong 2 thanh ghi IR và DR để làm việc Vì cả 2 thanh này đều được kết nối với các chân Data của LCD nên cần 1 bit để lựa chọn giữa chúng Nếu RS = 0, thanh ghi IR được chọn
và nếu RS = 1 thanh ghi DR được chọn
- R/W (chân số 4): Chân lựa chọn giữa giữa đọc và ghi Nếu R/W = 0 thì dữ liệu
sẽ được ghi từ bộ điều khiển ngoài vào LCD Nếu R/W = 1 thì dữ liệu sẽ được đọc từ LCD ra ngoài
- EN (chân số 5): Chân cho phép LCD hoạt động, chân này cần được kết nối với
bộ điều khiển để cho phép thao tác LCD Để đọc và ghi data từ LCD chúng ta cần tạo một “xung cạnh xuống” trên chân EN, tiếp đến xuất dữ liệu đến các chân D0:7, sau đó set chân EN lên và cuối cùng xóa EN về 0 để tạo xung cạnh xuống
2.3.5 Các loại cảm biến
Cảm biến là các phần tử nhạy
cảm dùng để biến đổi các đại lượng đo
lường, kiểm tra hay điều khiển từ dạng
này sang dạng khác thuận tiện hơn cho
việc tác động của các phần tử khác
Cảm biến là một thiết bị chịu tác động
của đại lượng cần đo không có tính chất
điện và cho một đặc trưng mang bản
chất điện (như điện tích, điện áp, dòng
điện, trở kháng) Cảm biến thường dùng ở khâu đo lường và kiểm tra Các loại cảm biến được sử dụng rộng rãi trong tự động hóa các quá trình sản xuất và điều khiển tự động các hệ thống khác nhau Chúng có chức năng biến đổi sự thay đổi liên tục các đại lượng đầu vào (đại lượng đo lường - kiểm tra: là các đại lượng không điện nào đó
Hình 2.10 Cảm biến
Trang 30thành sự thay đổi của các đại lượng đầu ra là đại lượng điện) Ví dụ: điện trở, điện dung, điện kháng, dòng điện, tần số, điện áp rơi, góc pha,
Căn cứ theo dạng đại lượng đầu vào người ta phân ra các loại cảm biến như: cảm biến chuyển dịch thẳng, chuyển dịch góc quay, tốc độ, gia tốc, mô men quay, nhiệt độ, áp suất, quang, bức xạ
Các yêu cầu của cảm biến:
- Có dải thay đổi đại lượng vào cần thiết
- Thích ứng và thuận tiện với sơ đồ đo lường, kiểm tra
- Ảnh hưởng ít nhất đến đại lượng đầu vào
- Có quán tính nhỏ
- Sai số: Sự phụ thuộc của đại lượng ra Y vào đại lượng đầu vào X gọi là đặc tính vào ra của cảm biến Sự sai khác giữa đặc tính vào ra thực với đặc tính chuẩn tính toán được đánh giá bằng sai số Phân làm hai loại sai số: sai số tuyệt đối và sai số tương đối
Sai số ở giá trị định mức do yếu tố của bên ngoài gọi là sai số cơ bản Nếu yếu
tố của bên ngoài vượt ra khỏi giới hạn định mức thì xuất hiện sai số phụ Để giảm sai
số phụ phải giảm độ nhạy của cảm biến với yếu tố ngoài hoặc hạn chế ảnh hưởng của chúng phải giảm bằng màn chắn hay môi trường khác.
Trang 31Chương 3 PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài
3.1.1 Địa điểm thực hiện đề tài: Công ty Nec Tokin Electronics Việt Nam
Công ty Nec Tokin Electronics Việt Nam là 1 chi nhánh của tập đoàn NEC, công ty 100% vốn đầu tư Nhât Bản Tập đoàn NEC được thành lập năm 1938 và có địa điểm sản xuất tại Nhật Bản, Trung Quốc,Việt Nam, Philippines,Thái Lan và 10 văn phòng kinh doanh ở Mỹ, châu Âu và châu Á
- Địa chỉ Công Ty: Khu Công Nghiệp Long Bình, Lô A5-A6, Đường 4, Tp Biên
Hình 3.1 Công Ty NEC TOKIN Electronics Việt Nam
Trang 323.1.2 Thời gian thực hiện đề tài:
Đề tài thực hiện trong vòng 10 tuần (từ 14/3/2012 đến 23/5/2012)
2.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Dựa trên những cơ sở lý thuyết cơ học của máy, chi tiết máy, hệ dẫn động cơ khí và các kiến thức tự động hóa để tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy
Các linh kiện khí nén (bộ phận lọc, van, ống dẫn, , xylanh)
- Khảo sát phần điện của máy
Mạch điện nguồn 200VAC, 24VDC
Mạch điều khiển một số thiết bị như: PLC, vi điều khiển, động cơ
Chương trình PLC, vi điều khiển
3.3 Phương pháp thực hiện
- Các thiết bị kiểm tra: Đồng hồ VOM, thước kẹp
- Các thiết bị dùng cho tháo lắp: lục giác, kìm, kéo, cờ lê
- Máy tính và các phần mềm hỗ trợ: phần mềm vẽ mô phỏng inventor, autocad, festo fluidsim
- Phần mềm lập trình PLC GX developer, phần mềm lập trình vi xử lý Bascom
- Các tài liệu chuyên nghành, tài liệu do công ty cung cấp