1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp quá trình tích luỹ vốn của Việt Nam

23 976 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 141 KB

Nội dung

Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng để phát triển kinh tế, ngoài việc lựa chọn đường lối phát triển còn phải có các yếu tố vật chất để thực hiện được đường lối đó. Đối với các nước đã phát triển mạnh mẽ như Mỹ, Anh, Pháp …chúng ta đều thấy rằng họ có một tiềm lực kinh tế (đặc biệt là tiềm lực về vốn ) rất mạnh. Còn đối với những nước đang phát triển như nước ta với diểm khởi đầu rất thấp, nguồn vốn tự có rất ít, mà một trong những đặc trưng của các nước đang phát triển là tỷ lệ tích luỹ thấp, chỉ dưới 10% thu nhập, mà tích luỹ thấp sẽ dẫn đến trình độ kĩ thuật và năng suất lao động thấp. Do đó đòi hỏi các nước đang phát triển phải tìm biện pháp để phá vỡ vòng luẩn quẩn này. Muốn vậy, phải lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp. Song trong các mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại, các nhà kinh tế đặc biệt nhấn mạnh vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế. Samuelson cho rằng một trong những đặc trưng quan trọng của kinh tế hiện đại là "kĩ thuật công nghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn". Do đó vốn là cơ sở để phát huy tác dụnh của các yếu tố khác. Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, để có công nghệ tiên tiến, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo chiều sâu và cuối cùng cơ cấu sử dụng vốn sẽ là điều quan trọng tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. Với Việt nam, các chuyên gia kinh tế đều có nhận xét chung là, chúng ta đã có bước khởi đầu tốt đẹp trong giai đoạn phát triển mới. Nhưng để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong thời gian tới còn nhiều khó khăn. Mà một trong những khó khăn đó là thiếu vốn. Trên đây chúng ta đã thấy vốn quan trọng như thế nào đối với việc phát triển kinh tế. Vì vậy điều chúng ta cần giải quyết là làm sao để tăng nguồn vốn của mình bằng cách tích luỹ, huy động vốn từ trong và ngoài nước. Song trong những cách để có được nguồn vốn, thì tích luỹ và huy động vốn từ trong nước là quan trọng nhất. Và có như thế chúng ta mới không bị phụ thuộc vào bên ngoài, vì sự phát triển từ nội lực bao giờ cũng là sự phát triển bền vững nhất. Nhận thức được vai trò của việc tích luỹ vốn mà em lựa chọn làm đề tài này. Trong bài viết em sẽ trình bày những lý luận chung về tích luỹ và ứng dụng những lý luận đó vào thực tiễn Việt nam. Đây là lần đầu tiên em làm đề tài này nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình nghiên cưú. Em mong nhận được sự đánh giá, hướng dẫn của cô để lần sau em có thể thực hiện tốt hơn.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng để phát triểnkinh tế, ngoài việc lựa chọn đường lối phát triển còn phải có các yếu tố vật chất đểthực hiện được đường lối đó Đối với các nước đã phát triển mạnh mẽ như Mỹ,Anh, Pháp …chúng ta đều thấy rằng họ có một tiềm lực kinh tế (đặc biệt là tiềmlực về vốn ) rất mạnh Còn đối với những nước đang phát triển như nước ta vớidiểm khởi đầu rất thấp, nguồn vốn tự có rất ít, mà một trong những đặc trưng củacác nước đang phát triển là tỷ lệ tích luỹ thấp, chỉ dưới 10% thu nhập, mà tích luỹthấp sẽ dẫn đến trình độ kĩ thuật và năng suất lao động thấp Do đó đòi hỏi cácnước đang phát triển phải tìm biện pháp để phá vỡ vòng luẩn quẩn này Muốn vậy,phải lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp Song trong các mô hình tăngtrưởng kinh tế hiện đại, các nhà kinh tế đặc biệt nhấn mạnh vai trò của vốn đầu tưđối với tăng trưởng kinh tế Samuelson cho rằng một trong những đặc trưng quantrọng của kinh tế hiện đại là "kĩ thuật công nghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào việc sửdụng vốn lớn" Do đó vốn là cơ sở để phát huy tác dụnh của các yếu tố khác Vốn

là cơ sở để tạo ra việc làm, để có công nghệ tiên tiến, tăng năng lực sản xuất củacác doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theochiều sâu và cuối cùng cơ cấu sử dụng vốn sẽ là điều quan trọng tác động vào việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước

Với Việt nam, các chuyên gia kinh tế đều có nhận xét chung là, chúng ta đã

có bước khởi đầu tốt đẹp trong giai đoạn phát triển mới Nhưng để đạt được tốc

độ tăng trưởng cao và liên tục trong thời gian tới còn nhiều khó khăn Mà mộttrong những khó khăn đó là thiếu vốn

Trên đây chúng ta đã thấy vốn quan trọng như thế nào đối với việc pháttriển kinh tế Vì vậy điều chúng ta cần giải quyết là làm sao để tăng nguồn vốncủa mình bằng cách tích luỹ, huy động vốn từ trong và ngoài nước Song trongnhững cách để có được nguồn vốn, thì tích luỹ và huy động vốn từ trong nước làquan trọng nhất Và có như thế chúng ta mới không bị phụ thuộc vào bên ngoài,

vì sự phát triển từ nội lực bao giờ cũng là sự phát triển bền vững nhất

Nhận thức được vai trò của việc tích luỹ vốn mà em lựa chọn làm đề tàinày Trong bài viết em sẽ trình bày những lý luận chung về tích luỹ và ứng dụngnhững lý luận đó vào thực tiễn Việt nam Đây là lần đầu tiên em làm đề tài này

Trang 2

nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình nghiên cưú Em mong nhậnđược sự đánh giá, hướng dẫn của cô để lần sau em có thể thực hiện tốt hơn

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN TÍCH LUỸ TƯ BẢN

I BẢN CHẤT VÀ NGUỒN GỐC CỦA TÍCH LUỸ TƯ BẢN:

Sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội loàingười

Xã hội không thể ngừng tiêu dùng do đó không thể ngừng sản xuất Bất cứquá trình sản xuất xã hội nào nếu xét theo tiến trình đổi mới không ngừng của

nó, chứ không phải xét theo hình thái từng lúc của nó thì đồng thời cũng đều làquá trình tái sản xuất Quá trình này là tất yếu khách quan và có hai hình thức làtái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tái sản xuất giản đơn không phải

là tái sản xuất điển hình của CNTB mà hình thái điển hình của CNTB là tái sảnxuất mở rộng Muốn tái sản xuất mở rộng nhà tư bản không thể sử dụng hết giátrị thặng dư cho tiêu dùng cá nhân, mà phải dùng một phần giá trị thặng dư đểtăng quy mô đầu tư so với năm trước Chính phần giá trị thặng dư đó được gọi là

tư bản phụ thêm Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay chuyển hoá giá trịthặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản Xét một cách cụ thể tích luỹ

tư bản nhằm tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng Sở dĩ giá trịthặng dư có thể chuyển hoá thành tư bản được là vì tư bản thặng dư đã mang sẵnnhững yếu tố vật chất của một tư bản mới Tích luỹ tư bản là là tất yếu kháchquan do quy luật kinh tế cơ bản, quy luật giá trị và cạnh tranh của phương thứcsản xuất TBCN quy định Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng

dư và tư bản tích luỹ chiếm một tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản Nhưvậy thực chất của tích luỹ tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bảnphụ thêm (tư bản bất biến phụ thêm và tư bản khả biến phụ thêm) để mở rộngsản xuất Trong quá trình sản xuất lãi cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng

Trang 3

lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện mạnh

mẽ để bóc lột chính người công nhân

Quá trình tích luỹ đã làm cho quyền sở hữu trong nền sản xuất hàng hoábiến thành quyền chiếm đoạt TBCN Khác với nền sản xuất hàng hoá giản đơn,trong nền sản xuất TBCN sự trao đổi giữa người lao động và nhà tư bản dẫn đếnkết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm không một phần lao động của côngnhân mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó Sự thay đổi cănbản trong quan hệ sở hữu hoàn toàn không vi phạm quy luật giá trị

Động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái sản xuất mở rộng TBCN là một quy luậtkinh tế cơ bản của CNTB Mục đích của nền sản xuất TBCN là sự lớn lên khôngngừng của giá trị Để thực hiện mục đích đó các nhà tư bản không ngừng tíchluỹ và tái sản xuất mở rộng xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóclột công nhân Mặt khác do tính cạnh tranh quyết liệtnên các nhà tư bản buộcphải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên Điều đó chỉ có thể thựchiện bằng cách tăng nhanh tư bản tích luỹ Nói như vậy hình như có mâu thuẫngiữa phần tiêu dùng của nhà tư bản và phần tích luỹ Thực ra trong buổi đầu củasản xuất TBCN, sự ham muốn làm giàu của các nhà tư bản thường chi phốituyệt đối nhưng đến một trình độ phát triển nhất định, sự tiêu dùng xa phí củacácnhà tư bản ngày càng tăng lên theo sự tích luỹ tư bản

II NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH QUY MÔ CỦA TÍCH LUỸ TƯ BẢN

Quy mô tích luỹ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và tỷ lệ phânchia giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm và thu nhập

Với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô của tích luỹ phụthuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành quỹ tích luỹ vàquỹ tiêu dùng của nhà tư bản Nếu nhà tư bản sử dụng khối lượng giá trị thặng

dư đó vào việc tiêu dùng nhiều cho cá nhân thì khối lượng giá trị thặng dư dànhcho tích luỹ sẽ ít đi Khi đó quy mô của tích luỹ tư bản của nhà tư bản đó sẽgiảm đi Ngược lại việc tiêu dùng ít đi sẽ làm tăng khối lượng tích luỹ, khi đóquy mô tích luỹ sẽ tăng lên Tích luỹ của chế độ TBCN nhằm thu được ngàycàng nhiều giá trị thặng dư : sản xuất mở rộng thì chúng càng tăng cường bóc lộtcông nhân thu được thêm nhiều giá trị thặng dư Khi đó nhà tư bản càng có vốn

Trang 4

mở rộng thêm sản xuất, quy mô bóc lột càng tăng lên Ngoài tiêu dùng xa phícủa mình, nhà tư bản còn phải đối phó với tình trạng cạnh tranh gay gắt trong xãhội tư bản nên họ đều phải tăng thêm tích luỹ để mở rộng sản xuất với quy môlớn hơn giành nhằm phần thắng cho mình trên thương trường

Nếu tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó đã cho sẵn, thì rõ ràngđại lượng của tư bản tích luỹ sẽ do đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư quyếtđịnh Do đó những nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ chính là những nhân

tố quyết định quy mô của khối lượng giá trị thặng dư Những nhân tố đó là :

Một là, mức độ bóc lột sức lao động

Nâng cao mức độ bóc lột sức lao động bằng cách cắt xén vào tiền công củacông nhân Như vậy công nhân không những bị nhà tư bản chiếm đoạt lao độngthặng dư, mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, bị cắt xén một phầntiền công Việc cắt xén tiền công giữ vai trò quan trọng trong quá trình tích luỹ

tư bản

Nâng cao mức bóc lột bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngàylao động Việc tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động rõ ràng làmtăng thêm giá trị thặng dư, do đó làm tăng bộ phận giá trị thặng dư tư bản hoá,tức là làm tăng tích luỹ Ảnh hưởng này còn thể hiện ở chỗ số lượng lao độngtăng thêm mà nhà tư bản chiếm không do tăng cường độ lao động và kéo dàingày lao động không đòi hỏi phải tăng thêm tư bản một cách tương ứng (khôngđòi hỏi phải tăng thêm số lượng công nhân, tăng thêm máy móc, thiết bị mà hầunhư chỉ cần tăng thêm sự hao phí nguyên liệu)

Hai là, trình độ năng suất lao động xã hội

Việc nâng cao năng suất lao động sẽ làm tăng thêm giá trị thặng dư, do đótăng thêm bộ phận giá trị thặng dư được tư bản hoá Song vấn đề ở đây là quy

mô của tích luỹ không chỉ được quyết định bởi khối lượng giá trị thặng dư, màcòn bởi khối lượng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, do khối lượng giá trịthặng dư đó có thể chuyển hoá thành Như vậy năng suất lao động tăng sẽ làmtăng thêm những yếu tố vật chất của tư bản, do đó làm tăng quy mô của tích luỹ.Năng suất lao động cao thì lao động sống sử dụng được nhiều lao động quá khứhơn, lao động quá khứ đó lại tái hiện dưới hình thái có ích mới, chúng làm chứcnăng tư bản để sản xuất ra tư bản càng nhiều, do đó mà quy mô của tư bản tích

Trang 5

luỹ càng lớn Như vậy năng suất lao động là nhân tố quan trọng quyết định đếnquy mô của tích luỹ

Ba là, sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng

Trong quá trình sản xuất, tất cả các bộ phận cấu thành của máy móc đềuhoạt động, tức là máy móc tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưngchúng chỉ hao mòn dần, do đó giá tri của chúng được chuyển dần từng phần vàosản phẩm, vì vậy có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng Mặc

dù đã mất dần giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời gian hoạt động máy mócvẫn có tác dụng khi còn đủ giá trị Do đó, nếu không kể đến phần giá trị của máymóc chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian, thì máy móc phục vụ khôngcông đó chẳng khác gì lực lượng tự nhiên

Lực lượng sản xuất xã hội càng phát triển, máy móc càng hiện đại, phần giátrị của nó chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian càng ít, thì sự chênh lệchgiữa tư bản cố định sử dụng và tư bản cố định tiêu dùng càng lớn Do đó tư bảnlợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều

Bốn là, quy mô của tư bản ứng trước

Với mức bóc lột không đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do số lượngcông nhân bị bóc lột quyết định Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộphận tư bản khả biến càng lớn, thì giá trị thặng dư bóc lột được và quy mô tíchluỹ cũng càng lớn Đối với sự tích luỹ của cả xã hội thì quy mô của tư bản ứngtrước chỉ là nhỏ nhưng rất quan trọng C Marx đã nói rằng tư bản ứng trước chỉ

là một giọt nước trong dòng sông của sự tích luỹ mà thôi

Tích luỹ dưới chế độ TBCN làm cho của cải của xã hội ngày càng tập trungvào tay giai cấp tư sản, người công nhân càng bị bóc lột nặng nề, càng tăng thêmthất nghiệp và nghèo đói, làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp

tư sản ngày thêm sâu sắc hơn Mặt khác tiêu dùng của người lao động bị hạn chếtrong một phạm vi rất nhỏ hẹp Một phần lớn thu nhập quốc dân của xã hộiTBCN là dùng vào việc tiêu dùng không sản xuất và tiêu dùng ăn bám củachúng Phần thu nhập quốc dân dùng vào tích luỹ do đó tương đối ít so với khảnăng và đòi hỏi của sự phát triển khách quan của xã hội Sự chênh lệch đó dẫnđến khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa có điều kiện phát sinh, phá hoại nặng nề

và thường xuyên nền sản xuất của xã hội TBCN Nhưng mặt khác thành quả

Trang 6

kinh tế mà xã hội tư bản đạt được lại vô cùng to lớn và có ý nghĩa lịch sử quantrọng

III MỐI QUAN HỆ TÍCH LUỸ-TÍCH TỤ- TẬP TRUNG TƯ BẢN

Quy mô của tư bản cá biệt tăng lên thông qua hai con đường là tích tụ vàtập trung tư bản

Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoámột phần giá trị thặng dư Nó là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản

Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt có sẵn thành một tưbản cá biệt khác lớn hơn Tập trung tư bản diễn ra bằng hai phương pháp là cưỡngbức (các nhà tư bản bị thôn tính do phá sản) và tự nguyện ( các nhà tư bản liên hiệp,

tổ chức thành công ty cổ phần) Tích tụ và tập trung tư bản có quan hệ biện chứngvới nhau và tác động thúc đẩy nhau nhưng lại không đồng nhất với nhau Sự khácnhau này không chỉ khác nhau về mặt chất mà còn khác nhau về mặt lượng

Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản xã hội, nó phản ánh mối quan hệtrực tiếp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản Tập trung tư bản không làmtăng quy mô tư bản xã hội mà chỉ phân phối lại và tổ chức lại tư bản xã hội, nóphản ánh quan hệ trực tiếp giữa các nhà tư bản Nó có vai trò rất lớn trong quátrình chuyển sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn TBCN và quá trình chuyển chủ nghĩa

tư bản từ giai đoạn thấp lên giai đoạn cao Nếu gạt bỏ tính chất TBCN, tích tụ vàtập trung là hình thức làm tăng thu nhập quốc dân và sử dụng hợp lý, có hiệuquả các nguồn vốn của xã hội trong quá trình sản xuất

Quá trình tích luỹ tư bản tất yếu dẫn đến sự phân cực : một bên làm cho chủnghĩa tư bản phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu thông qua sự tích tụ và tập trungcủa tư bản, thông qua việc nâng cao cấu tạo hữu cơ của tư bản và làm cho giai cấp tưsản ngày càng giàu có xa hoa Còn một bênlà giai cấp những người lao động khôngtránh khỏi sự thất nghiệp và bần cùng Đó là quy luật chung của tích luỹ tư bản

Chủ nghĩa tư bản ra đời trên cơ sở dùng bạo lực để tước đoạt của nhữngngười sản xuất nhỏ, đặc biệt là nông dân Quá trình đó đã biến chế độ tư hữunhỏ dựa trên lao động cá nhân thành chế độ sở hữu TBCN dựa trên sự bóc lộtlao động làm thuê, biến sản xuất nhỏ lạc hậu, phân tán thành sản xuất lớn, tậptrung Đó là sự phủ định chế độ tư hữu của những người sản xuất nhỏ Nhưngkhi phương thức sản xuất TBCN đã hình thành thì quá trình tích luỹ và cạnhtranh dẫn đến tư bản và sản xuất được tập trung ngày càng lớn, do đó sản xuấtđược xã hội hoá cao hơn, lực lượng sản xuất được phát triển mạnh hơn Điều đólàm cho mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân

Trang 7

tư bản chủ nghĩa phát triển Sự phát triển của mâu thuẫn này sẽ dẫn đến sự tấtyếu thay thế chủ nghĩa tư bản bằng xã hội cao hơn, tiến bộ hơn Đó là xu hướnglịch sử của tích luỹ tư bản, xu hướng tạo ra những tiền đề vật chất và tiền đề xãhội cao cho sự phủ định đối với chủ nghĩa tư bản

CHƯƠNGII

VẬN DỤNG LÝ LUẬN TÍCH LUỸ TƯ BẢN

VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM

I VAI TRÒ TÍCH LUỸ VỐN Ở VIỆT NAM

1 Tích tụ và tập trung vốn trong nước

Thành quả của những quốc gia phát triển nhanh trên thế giới đã khẳng địnhmột điều rằng tích tụ và tập trung vốn trong nước có một vai trò đặc biệt quantrọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia Đó là động lực,

là cơ sở cho sự thăng tiến của cả nền kinh tế, từ đó mở ra những hướng đi mớicho các ngành, các lĩnh vực hoạt động có hiệu quả hơn Ở Việt Nam, tốc độ tăngtrưởng của công nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung trong tươnglai tất nhiên chủ yếu vẫn phải dựa vào lượng đầu tư lớn Chỉ trên cơ sở có mộtlượng đầu tư mạnh từ việc tích luỹ nội bộ nền kinh tế, thông qua quá trình tích

tụ và tập trung vốn của các doanh nghiệp cũng như của cả cộng đồng dân cư, từ

đó mới có thể trang bị cho ngành công nghiệp có kĩ thuật cao, sử dụng nhiềunhân công và khai thác một cách hữu hiệu các nguồn tài nguyên của đất nước Khái niệm vốn trong nước đó là toàn bộ những yếu tố cần thiết để cấuthành quá trình sản xuất -kinh doanh được hình thành nên từ các nguồn lực kinh

tế và sản phẩm thặng dư của nhân dân lao động qua nhiều thế hệ trong mỗi giađình, mỗi doanh nghiệp và cả quốc gia

Vốn hiểu theo nghĩa hẹp đó là tiềm lực về tài chính của mỗi cá nhân, mỗidoanh nghiệp và mỗi quốc gia Còn vốn được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm

Trang 8

nguồn nhân lực, nguồn tài lực, chất xám, tiền bạc và cả quan hệ đã tích luỹ củamột cá nhân, một doanh nghiệp hay một quốc gia Vì thế, việc tích tụ và tậptrung nguồn vốn nói chung là cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của Việt Namtrong hiện tại và tương lai Trong thời gian sắp tới đây chúng ta phải tìm ra cácbiện pháp khả thi, tối ưu nhất để tăng cường tích tụ và tập trung vốn nhằm sửdụng có hiệu quả nguồn vốn theo nghĩa rộng để phát triển kinh tế Kinh nghiệmcủa các quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore là những ví

dụ điển hình Việt Nam muốn đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá -hiện đại hoánền kinh tế cần huy động tối đa không chỉ nguồn vốn tiền mặt còn nằm rải ráctrong dân cư mà còn cần phải huy động các nguồn tài lực, những kinh nghiệmquản lý, và tất cả các quan hệ bang giao cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiệnđại hoá nền kinh tế

Các nhân tố cấu thành vốn trong nước bao gồm: Vốn tiền tệ, các dạngcủacải, vốn con người, vốn tư liệu sản xuất, các quan hệ trong nền kinh tế thịtrường Trong đó vốn tiền tệ là điểm xuất phát được ứng ra để chuyển hoáthành các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nhiều sản phẩmhàng hoá và làm gia tăng giá trị Bất cứ một quá trình sản xuất nào dù ở cấp độgia đình, doanh nghiệp hay cấp độ quốc gia cũng đều cần một lượng vốn tiền tệứng ra đủ một số lượng cần thiết để mua sắm các yếu tố cấu thành quá trình sảnxuất, mới có thể tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh trong hiện tại Điều đónói lên rằng mỗi doanh nghiệp cũng như cả quốc gia cần phải có một lượng vốnnhất định dưới dạng tiền tệ, dưới dạng tài nguyên đã được khai thác, hoặc mộtlượng của cải nhất định của các thế hệ trước, hoặc một số lượng nhất định sởhữu về trí tuệ, bản quyền phát minh Ngày nay các nguồn vốn đó có thể chuyểnhoá cho nhau và biến thành tiền mặt trong những điều kiện nhất định Hiện naychúng ta đang thiếu nhiều vốn tiền mặt nhưng bù lại chúng ta có một đội ngũđông đảo người lao động có trình độ và tay nghề cao Vấn đề là chúng ta phảibiết biến nguồn nhân lực quan trọng này thành của cải và tiền mặt để phát triểnkinh tế Thực hiện điều đó bằng cách tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở mộttrình độ cao hơn, tìm tòi những thành tựu mới về khoa học –công nghệ, khoahọc quản lý và những kinh nghiệm quý giá mà loài người đã tích luỹ được từtrước Vậy làm thế nào để nguồn lực của hơn 70 triệu người thành một nguồnvốn hữu hiệu cho tăng trưởng?Trước hết chúng ta phải biết sử dụng có hiệu quả

Trang 9

nguồn tiền mặt hiện có và ưu tiên cho đầu tư phát triển chứ không phải cho tiêuxài cá nhân Thứ hai là phải sử dụng có hiệu quả nguồn thời gian của cộng đồngdân cư Chính quỹ thời gian từ nay đến năn 2020-là thời điểm mà chúng ta dựđịnh sẽ hoàn thành quá trình công nghiệp hoá -hiện đại hoá đó không còn nhiều.Chúng ta chỉ có thể hi vọng vượt lên dòng thời cuộc khi chúng ta biết tiết kiệmthời gian Làm được như vậy thì vốn thời gian sẽ biến thành vốn tiền mặtlớn gấpnhiều lần so với việc chúng ta cứ hoạt động, làm việc với một tốc độ chậm chạpnhư hiện nay Tương tự như vậy cách sử dụng tài năng của mỗi con người cũngpphải có cách nhìn nhận, đánh giá, cất nhắc một cách linh hoạt thực sự

Qua đó ta thấy rằng các yếu tố cấu thành vốn trong nước có mối quan hệchặt chẽ với nhau và trong những điều kiện cần thiết các nhân tố này có thểchuyển hoá và thay thế lẫn nhau Điều quan trọng nhất là phải tìm ra cấu trúcmột cách hiệu quả nhất các nhân tố của quá trình sản xuất để sao cho mỗi đồngvốn trong nước sẽ tạo ra nhiều của cải nhất cho xã hội

Việc xác định mục tiêu tích tụ và tập trung vốn trong nước phải do yêu cầuthực tiễn đòi hỏi Trong mỗi giai đoạn nếu xuất hiện nhiều mục tiêu thì phải biếtcân đối, kết hợp thực hiện, trong đó phải coi các mục tiêu kinh tế là cơ sở có tínhquyết định

2 Vai trò của tích luỹ vốn

2 1 Đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tích tụ và tập trung vốn rất chặtchẽ Sự tăng trưởng vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của tích tụ và tập trungvốn Khi nền kinh tế đạt được tăng trưởng cao, mức sống của người dân thay đổinhanh chóng thì người dân lại quan tâm nhiều hơn đến việc tích luỹ cho cuộcsống sau này Quá trình tích luỹ sẽ diễn ra với tốc độ nhanh chóng và khối lượngvốn được tích luỹ ngày càng lớn Ngược lại quá trình tích tụ và tập trung vốn lại

là đòn bẩy cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Tích tụ và tập trung vốn càngnhiều, thì quy mô vốn đầu tư càng lớn cho các hoạt động kinh tế diễn ra đượcnhanh chóng Do đó, con đường tích tụ và tập trung vốn trong nước có hiệu quả

là bài toán cần tháo gỡ đầu tiên để tăng tốc nền kinh tế Việt Nam Chừng nàocác nguồn lực: tiền bạc, của cải, đất đai, tài nguyên, trí tuệ của con người đượctập trung tối đa vào dòng chảy của đầu tư để sản sinh ra những dòng lợi nhuận

Trang 10

mới cao gấp nhiều lần số vốn ban đầu, thì chừng đó mỗi doanh nghiệp hay cảquốc gia chúng ta mới có thể đạt được những bước phát triển vượt bậc về kinh

tế Chính vì vốn có vai trò quyết định trong việc tạo ra mọi của cải vật chất vànhững tiến bộ xã hội, vì thế nó là nhân tố vô cùng quan trọng để thực hiện quátrình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dịch

cơ cấu và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhờ đó, đời sống nhân dân ngàymột nâng cao, các nguồn lực về con người, tài nguyên và các mối bang giaocũng được khai thác có hiệu quả hơn Từ đó, tácđộng mạnh đến cơ cấu kinh tếcủa đất nước được chuyển dịch nhanh chóng theo hướng công nghiệp hoá -hiệnđại hoá, làm cho nền kinh tế có các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệcao và hướng mạnh về xuất khẩu Chính điều đó đã dẫn tới nền kinh tế sẽ có tốc

tế đến lượt nó lại là cơ sở cho việc tăng lượng vốn đầu tư đẩy mạnh quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhanh hơn Nhiều chuyên gia quốc tếcho rằng Việt Nam muốn phát triển đạt tốc độ theo hướng rồng bay thì phải nỗlực huy động tích luỹ trong nước tăng cường nó có hiệu quả với vốn nước ngoài

và đầu tư phải có hiệu quả cao để hệ số ICOR chỉ ở mức 2, 5 và mức tăngtrưởng phải ít nhất là trên 8% một năm như vậy thì thu nhập bình quân đầungười của Việt Nam có thể tăng gấp 4-5 lần trong vòng một thế hệ Việt Nam cóthể lựa chọn các tình huống tăng trưởng tuỳ theo mức tích luỹ trong nước vàmức đầu tư trên GDP cũng như hiệu suất sử dụng vốn

Sau hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến quan trọng vàđạt được những thành tựu to lớn, nhưng chúng ta vẫn là nước nghèo, mức sốngvẫn còn thấp, tích tụ và tập trung vốn trong nội bộ nền kinh tế còn quá thấp.Trong khi đó nhu cầu vốn đầu tư cho cả nền kinh tế nói chung và cho việc pháttriển công nghiệp nói riêng rất lớn và cấp bách Theo nhiều số liệu thống kê chobiết tổng số vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội năm 1995 khoảng 62000 tỷđồng tăng 19% so với năm trước trong đó nguồn vốn do các doanh nghiệp tự

Trang 11

đầu tư là hơn 5000 tỷ đồng, nhân dân và các công ty tư nhân đầu tư khoảng

16000 tỷ đồng Vì thế, để đạt được một tốc độ tăng trưởng cao trong những nămtới thì chúng ta phải tập trung được nguồn vốn nội địa một cách triệt để hơn từnhững nguồn vốn tiết kiệm của Nhà nước, các doanh nghiệp và từ mọi ngườidân Nếu tìm cách huy động được nguồn vốn tích luỹ hiện không sinh lờinày(vàng, ngoại tệ mạnh ) thì tỷ lệ tích luỹ sẽ tăng song song với mức đầu tư.Nguồn vốn này sẽ tạo đà cho sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và mứctăng trưởng đạt hiệu quả cao nhất

2 2 Đối với quá trình công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước

Trong đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Đại hội VIIIcủa Đảng đề ra, vấn đề tích luỹ vốn và sử dụng vốn để tiến hành công nghiệphoá, hiện đại hoá có tầm quan trọng đặc biệt cả về phương pháp nhận thức vàchỉ đạo thực tiễn

Ai cũng biết rằng để CNH-HĐH cần phải có vốn và thời gian Chủ nghĩa tưbản phải hàng trăm năm phát triển công nghiệp mới đi vào hiện đại hoá nền sảnxuất xã hội Trong quá trình phát triển suốt gần một thế kỷ, CNTB phải tích luỹvốn từ công nghiệp nhẹ, bóc lột lao động thặng dư, bần cùng hoá giai cấp côngnhân và nông dân, xâm lược cướp bóc thuộc địa mới cho ra đời được một sốngành công nghiệp nặng, rồi từ đó tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật quan trọng nhất

để tiến hành CNH-HĐH nền kinh tế Liên xô trước đây, từ một nước phát triểncông nghiệp vào loại trung bình cũng phải hàng chục năm tích luỹ vốn từ sảnxuất, tiết kiệm tiêu dùng để thực hiện công nghiệp hoá

Hiện nay, chúng ta tiến hành CNH-HĐH tuy tình hình thế giới đã kháctrước, nền kinh tế xã hội của đất nước đã thoát ra khỏi khủng hoảng nhưng nước

ta vẫn còn nghèo, chậm phát triển thì vấn đề tích luỹ vốn và sử dụng vốn choCNH-HĐH là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa tiên quyết đối vớitoàn bộ quá trình xây dựng “cái cốt vật chất kỹ thuật”của CNXH ở nước ta Cầnnói rõ thêm trong đường lối CNH-HĐH, từ trước đến nay Đảng ta luôn chủtrương tự chủ tự lực cánh sinh xây dựng, phát triển kinh tế công nghiệp, tích luỹvốn từ nội bộ nền kinh tế

Ngày đăng: 05/08/2013, 08:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w