1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI THÚ MÓNG GUỐC CHẴN TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH NINH THUẬN

60 256 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

Các hoạt động canh tác nương rẫy của người dân địa phương, nạn cháy rừng, nạn săn bắt động vật hoang dã trái phép đã làm giảm thiểu, gây ảnh hưởng nhiều đến số lượng, nơi cư trú, nguồn t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

***************

QUÁCH TRUNG THÔNG

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI THÚ MÓNG

GUỐC CHẴN TẠI VƯỜN QUỐC GIA

PHƯỚC BÌNH - NINH THUẬN

LUẬN VĂN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

***************

QUÁCH TRUNG THÔNG

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI THÚ MÓNG

GUỐC CHẴN TẠI VƯỜN QUỐC GIA

PHƯỚC BÌNH - NINH THUẬN

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS Vũ Thị Nga

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong bốn năm ngồi tại ghế giảng đường Đại Học Nông Lâm, thầy cô đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho chúng em những kiến thức vô cùng quý báu về ngành Lâm Nghiệp cũng như những kinh nghiệm cho cuộc sống sau này, với những tâm huyết đào tạo ra những kỹ sư có khả năng tiếp cận với xã hội có tính

kỹ luật cao, có tác phong công nghiệp, thầy cô trong Khoa Lâm Nghiệp cùng với nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho chúng em tham gia học tập lý thuyết cơ bản kết hợp với thực hành

Trong thời gian thực tập không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ, nhưng với sự giúp đỡ tận tình, luôn theo sát hướng dẫn, sữa chữa những sai sót trong bài báo cáo khoá luận tốt nghiệp của em Nay em đã hoàn thành đợt thực tập em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến cô Vũ Thị Nga đã hướng dẫn tận tình cho em thực hiện

đề tài và cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho em trong thời gian qua

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn đến các anh chị trong Ban Quản Lý Vườn Quốc Gia Phước Bình đã luôn vui vẻ, thân thiện hết lòng giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp Em xin chúc quý thầy cô và toàn thể anh chị ở Vườn Quốc Gia Phước Bình những lời chúc tốt đẹp nhất

Trong quá trình thực tập vì thời gian còn hạn chế nên không tránh khởi những sai xót kính mong quý thầy cô bỏ qua và tận tình chỉ dạy thêm cho em

Em xin chân thành cảm ơn Quách Trung Thông

Trang 4

Trong 8 loài thú Móng Guốc chẵn tại VQG Phước Bình có 4 loài thú quý hiếm (chiếm 5,79% tổng số loài thú của VQG Phước Bình) Có 3 loài trong Sách đỏ Thế Giới (2011) Có 6 loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007) Có 5 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ - CP

Kết quả điều tra phỏng vấn người dân địa phương, thợ săn và cán bộ kiểm lâm ghi nhận được 7 loài Mức độ bắt gặp Bò tót (33,96%) và loài Heo rừng (30,19%), Hươu vàng (7,55%), Nai (18,87%), Cheo cheo Nam dương (3,77%), Hoẵng (1,89%), Mang lớn (3,77%)

Phương pháp phân tích mẫu vật ghi nhận được 4 loài: Sơn dương, Nai, Mang lớn, Hươu vàng

Thành phần loài đã ghi nhận qua khảo sát thực địa, thu thập được dấu vết của

4 loài đó là Bò tót (9,52%), Nai (19,05), Heo rừng (9,52%), Mang lớn (4,76%)

Tỷ lệ bắt gặp các loài thú trong bộ guốc chẵn qua các phương pháp điều tra như sau: phỏng vấn (87,5%), phân tích mẫu vật (50%), khảo sát thực địa (50%) Hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng đến các loài thú trong bộ Móng Guốc chẵn ở Việt Nam nói chung cũng như ở VQG Phước Bình nói riêng vẫn còn thường xuyên xãy ra Các hoạt động canh tác nương rẫy của người dân địa phương, nạn cháy rừng, nạn săn bắt động vật hoang dã trái phép đã làm giảm thiểu, gây ảnh hưởng nhiều đến số lượng, nơi cư trú, nguồn thức ăn và làm xấu đi những sinh cảnh rừng

Trang 5

There were eight even-hoofed mammals in Phuoc Binh National Park 4 species of rare animals (representing 5.79% of total animals Phuoc Binh National Park) There are three species in the IUCN Red Book (2011) There were 6 species

in Vietnam Red Book (2007) There were 5 species in Decree 32/2006/ND - CP

Appearance level of Bos gaurus (33.96%) and Sus scrofa (30.19%), Cervus

porcinus (7.55%), Cervus unicolor (18.87%), Tragulus javannicus (3.77%), Munticus muntjak (1.89%), Megamumtiacus vuquangensis (3.77%) (by interviewed

local residents)

There were 4 species: Capricornis sumatraensis, Cervus unicolor

Were recorded 4 on species field surveys: Bos gaurus (9.52%), Cervus

unicolor (19.05), Sus scrofa (9.52%), Megamumtiacus vuquangensis ( 4.76%)

The rate of even-hoofed mammals mommals were recorded through investigation methods as following: interview (87.5%), analysis of samples (50%), field surveys (50%)

Currently, the factors affecting the even-hoofed mammals in Vietnam in general and in particular Phuoc Binh National Park is still frequently occurs The farming activities of local people, forest fires, poaching illegal wildlife are, causing significantly affect the quantity, habitat, food sources and regressing forest habitats

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN……… ……… …i

TÓM TẮT……… ……… ….ii

MỤC LỤC……… ……… ……….….iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT……… ……….vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH……… ……… viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG……… ……….…x

Chương 1……….1

MỞ ĐẦU……… ……….1

1.1 Đặt vấn đề……….1

Chương 2……….3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU……… ……… 3

2.1 Khái niệm lớp thú……… 3

2.2 Tình trạng các loài thú ở nước ta và thế giới……… 3

2.2.1 Thế giới……… 3

2.2.2 Việt Nam………4

2.3 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu……….5

2.3.1 Điêù kiện tự nhiên……… 5

2.3.1.1 Vị trí địa lý……… 5

2.3.1.2 Địa hình địa mạo……… 7

2.3.1.3 Đặc điểm khí hậu………7 

2.3.1.4 Đặc điểm thuỷ văn ……….7 

2.3.1.5 Hiện trạng sử dụng đất………7

2.3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ………7

2.3.2.1 Tình hình dân số và lao động……… 7

2.3.2.2 Các loại hình kinh tế……… 8

2.3.2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng……… 11

2.3.2.4 Văn hoá lịch sử và tiềm năng du lịch………11

Trang 7

Chương 3……… 12

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………… …12

3.1 Mục tiêu nghiên cứu………12

3.2 Nội dung nghiên cứu……… 12

3.3 Thời gian và địa điểm……….12

3.4 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu………12

3.4.1 Phương tiện nghiên cứu……… ………12

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu……… 12

3.4.2.1 Quan sát và nhận biết loài……….13

3.4.2.2 Phỏng vấn người dân, thợ săn và cán bộ kiểm lâm……… 13

3.4.2.3 Nghiên cứu mẫu vật, các tiêu bản, vật trang trí………14

3.4.2.4 Khảo sát thực địa……… 14

CHƯƠNG 4……… 17

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN……….……17

4.1 Các dạng sinh cảnh rừng trên tuyến điều tra……… 17

4.2 Kết quả khảo sát……… 19

4.2.1 Phỏng vấn người dân, thợ săn và kiểm lâm……….19

4.2.2 Phân tích mẫu vật……….20

4.2.3 Khảo sát thực địa……… 21

4.3 Tỷ lệ bắt gặp các loài thú móng guốc chẵn ở VQG Phước Bình qua các phương pháp điều tra……… 26

4.4 Số loài thú Móng Guốc chẵn tại VQG Phước Bình qua các phương pháp điều tra……… 26

4.5 Giá trị bảo tồn thú Móng Guốc chẵn tại VQG Phước Bình………27

4.6 Hiện trạng các loài thú móng guốc ở VQG Phước Bình……….26

4.6.1 Bò tót ……… 26

4.6.2 Sơn dương……… 30 

4.6.3 Nai ………30 

4.6.4 Heo rừng……… 30

Trang 8

4.6.5 Cheo cheo……….31 

4.6.6 Hoẵng; Hươu vàng; Mang ……… 31

4.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến thú rừng………31

4.7.1 Đốt rừng làm nương rẫy……… 31

4.7.2 Cháy rừng……….32

4.7.3 Chăn thả gia súc……… 32

4.7.4 Tình trạng săn bắt ĐVHD trái phép……….32

4.7.5 Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép……….33

4.8 Đề xuất một số giải pháp bảo vệ……….35

CHƯƠNG 5……… 35

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… ……… 37

5.1 Kết luận……… 37

5.2 Kiến nghị……….38

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….…….39 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

VQG Vườn Quốc gia

ĐVHD Động vật hoang dã

KBTTN Khu bao tồn thiên nhiên

IUCN Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ phân khu của VQG Phước Bình

Hình 3.1: Các tuyến điều tra khảo sát ở VQG Phước Bình

Hình 4.1: Rừng hỗn giao lồ ồ, cây gỗ (tuyến 2) 

Hình 4.2: Rừng hỗn giao lồ ồ và cây gỗ lớn (tuyến 4)

Hình 4.3: Rừng nữa rụng lá hơi khô nhiệt đới 

Hình 4.4: Rừng thường xanh cây lá rộng (tuyến 4)

Hình 4.5: Rừng thường xanh cây lá rộng (tuyến 3) 

Hình 4.6: Rừng thưa cây lá kim (tuyến 4) 

Hình 4.7: Trảng cỏ tranh (tuyến 1) 

Hình 4.8: Trảng cỏ tranh (tuyến 4) 

Hình 4.9: Tần suất bắt gặp các loài thú ở VQG Phước Bình

Hình 4.10: Sừng sơn dương ở nhà người dân thôn Gia É 

Hình 4.11: Sừng mang ở nhà người dân thôn Hành Rạc II 

Hình 4.12: Sừng nai ở nhà người dân thôn Bố Lang 

Hình 4.13: Sừng hươu ở nhà người dân thôn Hành Rạc II 

Hình 4.14: Tần suất bắt gặp các loài thú Móng Guốc chẵn tại VQG Phước

Bình qua các tuyến

Hình 4.15: Tổ cũ của heo rừng (tuyến 1)

Hình 4.16: Vết ủi đất của Heo rừng (tuyến 2)

Hình 4.17: Chỗ ngủ của Nai (tuyến 2) 

Hình 4.18: Dấu chân Nai bị mờ (tuyến 2 

Hình 4.19: Dấu chân Nai (tuyến 3) 

Hình 4.20: Dấu phân Nai (tuyến 3) 

Hình 4.21: Dấu phân Bò tót (tuyến 3) 

Hình 4.22: Dấu chân Bò tót (tuyến 3) 

Trang 11

Hình 4.23: Dấu chân Bò tót ( tuyến 4) 

Hình 4.24: Dấu phân Mang lớn (tuyến 4) 

Hình 4.25: Dấu chân Nai trên rẫy người dân (tuyến 4) 

Hình 4.26: Dấu phân Nai (tuyến 4) 

Hình 4.27: Dấu chân Nai (tuyến 4) 

Hình 4.28: Dấu phân Nai (tuyến 4) 

Hình 4.29: Tỷ lệ bắt gặp các loài thú bộ guốc chẵn ở VQG qua các phương

pháp điều tra

Hình 4.30: Bò lai giữa bò tót và bò nhà

Hình 4.31: Khai thác lâm sản trái phép (tuyến 1)

Hình 4.32: Khai thác gỗ trái phép (tuyến 4)

Hình 4.33: Phá rừng làm nương rẫy (tuyến 1)

Hình 4.34: Đốt rừng làm rẫy (tuyến 2)

Trang 12

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Thành phần các loài thú tại VQG Phước Bình Bảng 4.2: Giá trị bảo tồn của các loài thú ở VQG Phước Bình

Trang 13

Không những thế mà một số bộ phận của chúng còn được lấy để làm những vật trang trí hay trang sức như nanh heo rừng, sừng bò, sừng nai… Ăn thịt thú rừng bây giờ cũng đã trở thành trào lưu của những kẻ lắm tiền nhiều của Bởi thế nếu không có những biện pháp bảo tồn kịp thời trong tương lai số lượng các loài thú rừng nói chung, các loài thú trong bộ Móng Guốc chẵn nói riêng sẽ ngày càng suy giảm nghiêm trọng

Vườn quốc gia (VQG) Phước Bình đại diện cho hệ sinh thái vùng núi cao của tỉnh Ninh Thuận, chứa đựng giá trị cao về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học với nhiều nguồn gien động thực vật quý hiếm cần được bảo tồn VQG Phước Bình tiếp giáp với VQG Bi Doup - Núi Bà - Lâm Đồng tạo thành khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) liên tỉnh có quy mô rộng lớn, góp phần cho việc bảo tồn đa dạng sinh học

ở vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ VQG Phước Bình có sinh cảnh rừng tự nhiên tiêu biểu, độc đáo của hệ sinh thái rừng núi cao với các kiểu rừng: rừng kín thường xanh, rừng mưa ẩm nhiệt đới, rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới, rừng lá kim, rừng thưa cây họ dầu tiêu biểu cho kiểu rừng khô hạn của tỉnh Ninh Thuận, tạo môi trường sống thuận lợi cho các loải động vật (ĐV) rừng sinh tồn và thuận tiện cho công tác quản lý bảo vệ

Trang 14

Hiện nay, tình trạng buôn bán động vật hoang dã trái phép vẫn tăng mạnh ở Việt Nam và trở thành một mắc xích quan trọng trong mạng lưới buôn bán động vật hoang dã trái phép trên thế giới

Trong những năm gần đây ở VGQ Phước Bình, số vụ vi phạm chặt phá rừng trái phép đang có xu hướng tăng lên và các hoạt động săn bắt động vật hoang dã trái phép vẫn thường xuyên xãy ra làm giảm về thành phần và số lượng loài

Với những lý do trên việc điều tra thành phần các loài và khảo sát cơ bản về loài Móng Guốc chẵn ở VQG Phước Bình từ đó làm cơ sở đề xuất những giải pháp bảo vệ các loài Móng Guốc chẵn ở VQG Phước Bình là một vấn đề cấp thiết trong bối cảnh hiện nay Vì vậy đề tài “Khảo sát hiện trạng các loài thú Móng Guốc chẵn tại VQG Phước Bình - Ninh Thuận” được thực hiện với mong muốn được góp phần nhỏ vào vấn đề bảo tồn thành phần và số lượng loài hiện có

Trang 15

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Khái niệm lớp thú

Lớp thú (ĐV có vú - Mamalia) gồm những loài ĐV có xương sống có tổ chức cơ thể cao nhất trong giới ĐV, thể hiện qua các đặc điểm: đẻ con và nuôi con bằng sữa, thân nhiệt cao và ổn định, các hệ cơ quan cấu tạo hoàn chỉnh, hệ thần kinh rất phát triển, đặc biệt não có lớp vỏ xám nhiều nếp nhăn, khả năng tạo lập nhanh các phản xạ có điều kiện

Lớp thú có 3 dạng chính:

- Dạng phổ biến nhất có đầu, cổ, mình và đuôi phân biệt rõ ràng: dạng này chiếm đa số, chủ yếu sống trên cạn như: hổ, báo, trâu, bò, hươu nai…

- Dạng có cánh hoặc cánh da: dạng này thích nghi với bay lượn, giữa các chi

có lớp da giống như cánh của các loài chim như dơi, hoặc màng nối chi trước với

cổ, chi như: sóc bay, cầy bay

- Dạng thích nghi với bơi lội: các chi biến thành các vây, da trơn và có lớp nhờn như: cá voi, bò biển…

Kích thước và trọng lượng của thú có thể thay đổi từ vài cm đến hàng mét và

từ vài gam đến hàng nghìn kilogram Ví dụ: dơi muỗi 15 g, sóc chuột 40 - 90 g, voi

Theo tạp chí The Time Online (Anh), các nghiên cứu gần đây nhất của IUCN cho biết có 17.291 trong tổng số 47.677 loài trên thế giới được đánh giá ở mức độ

Trang 16

‘đe dọa tuyệt chủng’, bao gồm 21% động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 35% động vật không xương sống và 70% các loài thực vật

Trong số 5.490 loài động vật có vú trên hành tinh thì có đến 79 loài được phân loại “tuyệt chủng” trong hoang dã, 188 loài ở mức “cực kỳ nguy cấp”, 449 loài

“nguy cấp” và 505 loài được xếp vào loại “dễ bị tổn thương”, theo báo cáo mới của

Sách đỏ của IUCN cho biết (Đ.T.V , 2010)

2.2.2 Việt Nam

Hoạt động buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) ở Việt Nam ngày một gia tăng Chỉ trong một thời gian ngắn, danh sách các loài động thực vật sắp bị tuyệt chủng của Việt Nam tăng lên tới 882 loài (418 loài ĐV và 464 loài TV) đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên, tăng 167 loài so với thời điểm năm 1992 Trong số 116 loài

ĐV được coi là “rất nguy cấp” thì có 5 loài ĐV trước kia chỉ nằm trong tình trạng

đe dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng là Tê giác 2 sừng, Bò xám, Heo vòi, Cầy rái cá đã bị tuyệt chủng ở nước ta Loài Hươu sao đã bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên và hiện nay chỉ còn tồn tại trong nuôi nhốt (Sách đỏ Việt Nam 2007)

Việt Nam là một trong 20 nước trên thế giới có số lượng các loài ĐV đang bị

đe dọa Một số lượng các loài đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng và sự tuyệt chủng này không thể tránh khỏi trong tương lai gần nếu như chúng ta không có biện pháp bảo vệ và phát triển lại số lượng cá thể của chúng trong tự nhiên và giảm thiểu tối

đa sự tác động của con người lên chúng

Nhà nước ta đã ban hành nhiều luật định để ngăn chặn nạn buôn bán trái phép ĐVHD, đồng thời thành lập các trung tâm nuôi nhốt (Việt Nam có 2 vườn thú lớn là Thảo Cầm Viên ở Tp Hồ Chí Minh và công viên Thủ Lệ ở Hà Nội) nhằm phục vụ cho việc nhân nuôi và bảo tồn các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, du lịch

và nghiên cứu khoa học Trong thời gian gần đây, cùng với việc thành lập các đội cứu hộ ĐVHD (để cứu hộ kịp thời các loài ĐV tịch thu được từ nạn buôn bán trái phép) và để tăng cường kiểm soát hoạt động mua bán động vật trái phép, Hiệp Hội Bảo Tồn (Wildlife Conservation Society - WSC) đã triển khai dự án chống buôn bán ĐVHD tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai

Trang 17

  Chính phủ đã ban hành nghị định hướng dẫn thi hành Luật đa dạng sinh học, nhằm nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý thực thi các công ước Quốc Tế Ban hành Nghị Định 32/2006/NĐ - CP vào ngày 30/3/2006 về việc quản lý các loài động thực vật quý hiếm và nguy cấp, quy định chi tiết các loài được bảo vệ nghiêm ngặt, loài được khai thác hạn chế và mục đích khai thác Bên cạnh đó, nhà nước cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để mọi người dân thay đổi nhận thức và có cái nhìn đúng đắn về tằm quan trọng và việc bảo vệ ĐVHD

Tại KBTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị quần thể Bò tót chỉ còn 7 - 9 cá thể chia làm 2 đàn hoạt động ở khu vực Pa Thiên và Voi Mẹp Quần thể Sao la chỉ còn ít hơn 5 cá thể, hoạt động ở vùng giáp ranh với huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Ngọc Tuấn, 2011) Tại Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai đã khẳng định sự tồn tại của 5 loài thú thuộc bộ Móng Guốc chẵn là: Heo rừng, Nai, Hoẵng, Cheo cheo và Bò tót Ba loài khác (Hươu vàng, Bò rừng và Sơn dương) được người dân thông báo là vẫn còn gặp trong KBT nhưng chưa ghi nhận được dấu vết (Nguyễn Hoàng Thảo, Trần Văn Mùi, Nguyễn Xuân Đặng, 2011) Trong khi đó tại khu vực rừng phòng hộ và rừng đặc dụng Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang trong bộ Móng Guốc chẵn chỉ còn loài Cheo cheo và được ghi nhận qua ảnh (Vũ Long, Trần Văn Bảng, Hoàng Minh Đức, 2011) So với những nơi trên thì VQG Phước Bình thành phần loài trong bộ Móng Guốc chẵn vẫn còn khá phong phú và số lượng vẫn còn nhiều

2.3 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

2.3.1 Điêù kiện tự nhiên

2.3.1.1 Vị trí địa lý

Tọa độ: Từ 11°58′32″ tới 12°10′00″ vĩ Bắc và 108°41′00″ tới 108°49′05″ kinh Đông Ranh giới:

+ Phía Đông giáp: huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà

+ Phía Tây giáp: Rừng phòng hộ đầu nguồn Thuỷ điện Đa Nhim

+ Phía Nam giáp: Công ty Lâm nghiệp Tân Tiến, tỉnh Ninh Thuận

Trang 18

+ Phía Bắc giáp: Vườn quốc gia Bi Doup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng và Công

ty Lâm sản Khánh Hoà tỉnh Khánh Hoà

Hình 2.1: Bản đồ phân khu của VQG Phước Bình

Trang 19

2.3.1.2 Địa hình địa mạo

Địa hình VQG Phước Bình là phần cuối dãy Trường Sơn Nam với phần lớn địa hình là núi cao và núi trung bình, độ cao trung bình từ 1500 - 1800 m, bề mặt chia cắt mạnh, độ dốc trung bình 30°, nhiều sườn dốc gần 45°

Điều kiện lập địa trong VQG Phước Bình có 18 dạng lập địa và được phân chia theo 4 nhóm chính: đất mùn alit trên núi cao (1.222 ha), đất feralit mùn vàng nhạt trên đá macma axit (14.745 ha), đất đỏ vàng núi thấp trên đá macma axit (3.615 ha), nhóm đất trong các thung lũng (232 ha)

2.3.1.3 Đặc điểm khí hậu

Khí hậu VQG Phước Bình nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng khí hậu khô, nóng của tỉnh Ninh Thuận và vùng khí hậu á nhiệt đới của tỉnh Lâm Đồng nên chế độ khí hậu ở đây có sự biến động lớn về nhiệt độ và lượng mưa Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26,2°, cao nhất 38,8° và thấp nhất là 14,2°

Nhiệt độ trung bình hàng năm của VQG Phước Bình thấp hơn 7 - 8°, đặc biệt biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch khá cao khoảng 8,5 - 9°

2.3.1.4 Đặc điểm thuỷ văn

Trong VQG Phước Bình có 3 nhánh suối chính đó là Gia Nhông (suối Ông),

Đa Mây (suối Trương) và sông Hàm Leo Chiều dài các con suối này tương đối ngắn và có độ dốc lớn, dòng chảy mạnh dễ gây ra lũ quét vào mùa mưa Ba con suối này là đầu nguồn chính của sông Cái (sông chính và lớn nhất ở Ninh Thuận)

2.3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.3.2.1 Tình hình dân số và lao động

Trang 20

Trong địa bàn khu vực vùng đệm VQG Phước Bình có 4 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Rắc Lây chiếm 80,25%, dân tộc Chu chiếm 9,10%, dân tộc Chăm chiếm 0,19%, dân tộc kinh chiếm 9,49% và các dân tộc khác chiếm 0,97% tổng dân

số trong khu vực vùng đệm

Những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc cần được gìn giữ, phát huy để tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc trong khu vực (gia đình mẫu hệ, sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, ở nhà sàn, có nhà truyền thống, có lễ hội …) Đó là những giá trị văn hóa phi vật thể quý giá, là nguồn tài nguyên nhân văn có thể khai thác phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái nhân văn đã và đang được du khách ưa chuộng hiện nay

Mật độ dân số trung bình trong khu vực là 12,71 người / km2 Tỷ lệ tăng dân

số trung bình năm 2010 trong khu vực vùng đệm VQG là 1,84%, bao gồm cả tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học Dự báo tỷ lệ tăng dân số hàng năm sẽ giảm

đi khoảng 0,05% / năm, như vậy đến năm 2016 tổng dân số trong các xã vùng đệm

sẽ có khoảng 5.706 người

Tổng số người trong độ tuổi lao động trong khu vực vùng đệm là 2.380 người, chiếm 45,34% tổng dân số, trong đó lao động nữ chiếm 54,12% Hầu hết là lao động phổ thông chưa qua đào tạo Dự báo đến năm 2016 số người trong độ tuổi lao động trong khu vực vùng đệm sẽ là 2.820 lao động

Sự phân công lao động xã hội trong khu vực chưa rõ nét và hầu như chưa có

kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý Lực lượng lao động nhàn rỗi chiếm từ 10 - 15%

số lao động hiện có Đây là một vấn đề đáng quan tâm trong công tác chuyển đổi cơ

cấu lao động và tạo việc làm thu hút nguồn lao động dư thừa trong khu vực

2.3.2.2 Các loại hình kinh tế

+ Về nông nghiệp: Do điều kiện canh tác còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện

tự nhiên, trình độ thâm canh thấp nên diện tích, năng suất các loại cây trồng lương thực chưa ổn định, năng suất có xu hướng tăng nhưng chưa bền vững Năm 2010 diện tích gieo trồng cây lúa đạt 262,5 ha và tập trung chủ yếu ở xã Phước Hòa (242,02 ha), năng suất bình quân 23,29 tạ / ha, sản lượng đạt 712,1 tấn; Cây ngô lai

Trang 21

đạt 1116,5 ha, năng suất bình quân đạt 28,9 tạ / ha; Cây ngô địa phương 658,7 ha, năng suất bình quân đạt 11,5 tạ / ha

Về phương thức canh tác của các hộ đồng bào dân tộc vẫn mang nặng tập quán canh tác ruộng cạn dưới dạng nương rẫy, theo hình thức quảng canh là chủ yếu, chưa chú trọng đến khâu làm đất và bón phân, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật ứng dụng vào thực tiễn sản xuất thấp,…đây là rào cản rất lớn để phát triển nền

sản xuất hàng hóa trong tương lai

+ Về chăn nuôi: Các xã vùng đệm có tiềm năng rất lớn để phát triển chăn nuôi gia súc theo mô hình trang trại tập trung theo hướng nông lâm kết hợp Nhưng

do điều kiện kinh tế khó khăn, dân cư phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, chăn nuôi còn theo hình thức thả rông, không có thói quen làm chuồng trại, nhỏ lẻ chưa phát triển mạnh, chủ yếu nuôi theo hình thức hộ gia đình

Trong giai đoạn 2005 - 2010 đàn Bò tăng chậm, đàn Trâu ít thay đổi, đàn Lợn có xu hướng giảm dần, đàn gia cầm tăng dần Điều đó chứng tỏ ngành chăn nuôi của các xã trong vùng đệm chưa được đầu tư phát triển, công tác cải tạo giống gia súc, gia cầm và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi còn chậm Hiện tại bình quân mỗi hộ gia đình nuôi từ 1 đến 2 con Bò, Lợn và từ 3 đến 4 con gia cầm các loại Nguyên nhân do nguồn vốn ít, thiếu nguồn thức ăn chế biến công nghiệp, thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho chăn nuôi tập trung, công tác áp dụng tiến bộ kỹ thuật còn chậm + Về lâm nghiệp: Trong những năm qua hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn các xã vùng đệm chủ yếu là công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng theo chương trình 661 và khoanh nuôi phục hồi rừng bằng tái sinh tự nhiên Các cơ sở sản xuất cây giống và chế biến lâm sản chưa phát triển

Thực hiện chủ trương giao rừng Nghị quyết 30a của Chính phủ, VQG Phước Bình và Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Tân Tiến đã giao khoán chăm sóc, bảo vệ 7.460,52 ha rừng cho 512 hộ gia đình với mức kinh phí 200 nghìn đồng / ha / năm vào mùa khô được hỗ trợ 15kg gạo / khẩu / tháng Thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người nhận khoán, ý thức của người dân về bảo vệ rừng

Trang 22

ngày càng nâng cao Đặc biệt việc giao rừng cho cộng đồng hiện nay đã phát huy được tinh thần tập thể, huy động lực lượng nhanh, kịp thời

Trong mấy năm gần đây được sự hỗ trợ của Nhà nước, thông qua các chương trình 06/CP trồng cây phân tán, dự án 661, đã được nhân dân trong vùng hưởng ứng Tính đến cuối năm 2010 đã trồng được 460,1 ha rừng tập trung với các loài cây trồng chủ yếu như: Điều, Mít ruột đỏ và một số loài cây ăn quả khác Bước đầu các loài cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, đặc biệt là cây Điều sau 3 năm đã bắt đầu cho thu hoạch, nhiều cây có đường kính trên 20cm, đường kính tán trên 6m, năng suất bình quân khoảng 03 kg / cây / năm, với giá 6.000 đồng / kg, những năm sau năng suất sẽ tăng dần lên

  + Hoạt động tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ: Trong khu vực vùng đệm không có hoạt động sản xuất công nghiệp, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại hầu như chưa phát triển Nguyên nhân do vị trí ở xa trung tâm huyện, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, thu nhập người dân của các xã còn thấp, trình độ sản xuất lạc hậu, đặc biệt là hiện nay trên địa bàn chưa có chợ nên gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ các mặt hàng nông sản đặc biệt là các sản phẩm của cây ngắn ngày, sản phẩm chăn nuôi,

Tính đến tháng 9 năm 2011 trong vùng đệm có khoảng 95 hộ gia đình và chủ yếu là người dân tộc Kinh tự mở ra các cửa hàng bán tạp hoá, cung ứng vật tư nông nghiệp, xăng dầu, sửa chữa xe máy, cơ sở xay sát gạo ở dạng nhỏ Số lao động tham gia vào các hoạt động này chiếm khoảng 1,19% số lao động trong vùng Nguồn hàng hoá cung cấp cho tiêu thụ tại địa phương, chủ yếu vẫn từ huyện, tỉnh chuyển đến Các loại hàng hoá chuyển ra ngoài xã chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp như: Chuối, Điều, Ngô, Măng,… Bò, Lợn và gia cầm các loại Nguyên nhân là do mức sống của người dân thấp, chưa có sự tổ chức chặt chẽ trong sản xuất, chất lượng sản phẩm chưa cao, các sản phẩm ít về số lượng và đơn điệu Điều này gây trở ngại rất lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (UBND xã Phước Bình, 2011)

Trang 23

2.3.2.4 Văn hoá lịch sử và tiềm năng du lịch

Trong VQG có một thôn chủ yếu là người Rắc Lây sinh sống Hiện nay, họ vẫn còn giữ được những nét văn hóa của dân tộc: gia đình mẫu hệ, văn hóa cồng chiêng, ở nhà sàn, nấu rượu cần bằng rễ cây, có lễ hội riêng (lễ hội cúng đầu mùa, tục cúng bỏ mã…)

Ngày 21/12/1996, UBND tỉnh Ninh Thuận có Quyết Định số 1168/1996/QĐ

về việc sát nhập Ban Quản Lý rừng phòng hộ đầu nguồn sông Cái và Ban Quản Lý rừng Bạc Rây thành Ban Quản Lý rừng phòng ngộ đầu nguồn sông Cái Phước Bình Ngày 26/9/2002, Thủ Tướng Chính Phủ có Quyết Định số 125/2002/QĐ - TTg về việc thành lập KBTTN Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận

Với tầm quan trọng về bảo tồn đa dạng sinh học, các loài động thực vật quý hiếm, rừng phòng hộ đầu nguồn sông Cái KBTTN Phước Bình được chuyển hạng lên thành VQG Phước Bình theo Quyết Định số 822/QĐ - TTg ngày 8/6/2006 và đến ngày 23/5/2007 UBND tỉnh Ninh Thuận quyết định thành lập VQG Phước Bình

- Ninh Thuận theo Quyết Định 112/2007/QĐ - UBND với tổng diện tích tự nhiên 19.814 ha

VQG Phước Bình là một điểm đến cho các nhà du lịch cũng như các nhà nghiên cứu khoa học và sinh học, sinh viên thực tập và thăm quan nghiên cứu

Trang 24

Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Điều tra phát hiện thành phần loài Móng Guốc chẵn tại VQG Phước Bình Xác định các mối đe doạ loài từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo tồn số lượng các loài thú Móng Guốc chẵn tại VQG Phước Bình

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra thành phần các loài thú Móng Guốc ở VQG Phước Bình

- Xác định mức độ xuất hiện của các loài thú Móng Guốc chẵn

- Điều tra hiện trạng một số loài quý hiếm và những mối đe doạ của chúng

- Đề xuất giải pháp bảo vệ chúng ở VQG Phước Bình

3.3 Thời gian và địa điểm

- Thời gian: Đề tài được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012

- Địa điểm: VQG Phước Bình - xã Phước Bình - huyện Bác Ái - tỉnh Ninh Thuận

3.4 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương tiện nghiên cứu

- VQG Phước Bình, bản đồ địa hình, bản đồ tiểu khu

- Máy GPS, sổ tay ghi chép, thước đo, túi đựng mẫu vật, ống nhòm, máy ảnh, đèn pin

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu

Điều tra thành phần loài thú Móng Guốc nhằm phát hiện và lập danh sách để

có thể xác định các loài có mặt tại địa phương, các loài ưu thế, loài có giá trị bảo tồn hay quyết định xu thế phát triển của hệ sinh thái rừng Điều tra thú rừng là công việc rất khó khăn và vất vả vì các đối tượng này thường vận động nhanh, trữ lượng

ít và rất sợ con người

Trang 25

3.4.2.1 Quan sát và nhận biết loài

Một trong những kỹ năng quan trọng đối với công tác điều tra thú rừng trên thực địa là kỹ năng quan sát Quan sát tốt thì sẽ thu được kết quả tốt Trong quá trình quan sát cần chú ý kỹ những khu vực xung quanh bằng mắt thường và ống nhòm để phát hiện loài và các dấu vết Những thông tin và dẫn liệu về thời gian hoạt động, dấu vết, đặc điểm sinh cảnh của các loài thú hiện đang sinh sống trong khu vực nghiên cứu được ghi nhận chi tiết

Điểm quan sát phải chọn điểm gần nơi có nguồn nước, điểm có muối khoáng hoặc những bãi cỏ Chúng tôi đã chọn một số điểm quan sát: chủ yếu là các điểm ven sông, suối nơi chúng tôi nghỉ chân và trên các rẫy của người dân canh tác ven sông Vì trong thời gian này là thời điểm cuối mùa khô đầu mùa mưa nên thú rừng thường xuất hiện ở các bãi bồi ven sông và rẫy của người dân đang canh tác

Có nhiều yếu tố giúp người điều tra có thể nhận diện nhanh các loài trên thực địa Đối với thú rừng, để thích nghi với môi trường sống khác nhau chúng có những cấu tạo hình thái khác nhau Vì vậy, có thể nhận diện loài dựa trên hình thái cấu tạo bên ngoài như kích thước toàn bộ và từng bộ phận trên cơ thể, màu sắc, khoang màu trên các bộ phận, dáng điệu và cách thức vận động Thú rừng thường vận động nhanh và khó bắt gặp nên điều quan trọng trên thực tế là phải nhận diện nhanh và chính xác

3.4.2.2 Phỏng vấn người dân, thợ săn và cán bộ kiểm lâm

Kiểm lâm, thợ săn và những người dân địa phương là những người sống gần rừng, có đời sống gắn bó với rừng và có nhiều hiểu biết về rừng Tôi đã tiến hành phỏng vấn 30 người dân địa phương và thợ săn, 5 kiểm lâm ở các thôn thuộc xã Phước Bình (Hành Rạc I, Hành Rạc II, Bố Lang, Gia É, Bạc Rây I, Bạc Rây II ), mỗi thôn tôi tiến hành phỏng vấn 5 người Phỏng vấn người dân và thợ săn kết hợp với việc thu thập (chụp hình) các mẫu vật mà họ giữ làm kỹ niệm hoặc sử dụng vào một mục đích nào đó trong gia đình

Dùng những hình ảnh cụ thể về các loài Móng Guốc chẵn có tại VQG Phước Bình để hỏi những người dân, thợ săn Các câu hỏi phỏng vấn phải đơn giản, dễ

Trang 26

hiểu, thời gian được hỏi là từ năm 2010 đến nay trong quá trình đi rừng người dân thợ săn hay kiểm lâm có gặp các loài được phỏng vấn hay không, để xem mức độ

họ bắt gặp các loài đó có thường xuyên hay không, với mức độ như sau:

Nếu hiếm gặp (+): tần suất bắt gặp < 5%; ít gặp (++): tần suất bắt gặp 5 - 25%; trung bình (+++): tần suất bắt gặp 26 - 50%; và nhiều (++++) > 50%

3.4.2.3 Nghiên cứu mẫu vật, các tiêu bản, vật trang trí

Trong quá trình phỏng vấn người dân, thợ săn và cán bộ kiểm lâm có thể nhìn thấy những mẫu vật mà họ giữ lại làm kỷ niệm, vật trang trí hay sử dụng vào một mục đích nào đó ta có thể tiến hành chụp hình nghiên cứu nhằm xác định thành phần loài

Ta cũng có thể xác định thành phần loài dựa vào những tiêu bản đã có trong phòng lưu trữ tiêu bản ở VQG Phước Bình

3.4.2.4 Khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa là một công việc khó khăn nhưng quan trọng vì nó cung cấp cho chúng ta những thông tin có độ tin cậy rất cao Khảo sát thực địa phải tiến hành trong nhiều thời điểm khác nhau trong năm và trong nhiều thời điểm khác nhau trong ngày trên những dạng sinh cảnh khác nhau

Điều tra theo tuyến là phương pháp quan trọng nhất trong việc khảo sát thực địa Các tuyến điều tra phải được phân bố đều khắp vùng đang điều tra và đi qua nhiều dạng sinh cảnh khác nhau để có những thông tin thiết thực nhất Đặc biệt ta cần chú trọng đến những điểm ven sông, các vũng nước, các điểm có muối khoáng

Do các loài thú được khảo sát là những loài thú hoang dã, chúng có thời gian hoạt động kiếm ăn khác nhau nên thời gian chúng ta khảo sát trên các tuyến phải bố trí vào các thời điểm khác nhau: sáng (5 - 11 giờ), chiều (14 - 18 giờ), tối (20 - 23 giờ) Các tuyến được khảo sát cả đi và về, chiều dài các tuyến khảo sát từ 5 - 10 km, trong lúc điều tra phải nhẹ nhàng, không nói chuyện, di chuyển chậm với vận tốc 1,5 - 2,5 km / h

Trong quá trình khảo sát cần chú ý quan sát cẩn thận lắng nghe hai bên tuyến để dễ phát hiện con vật và cần tập trung nhiều vào những chỗ được cho là nơi

Trang 27

thường xuyên thấy chúng xuất hiện Ngoài việc ghi nhận trực tiếp cần phải chú ý phát hiện những dấu vết mà chúng để lại như: thức ăn thừa, phân, dấu chân… do chúng để lại trong quá trình hoạt động hằng ngày

Vào ban đêm ta có thể điều tra bằng đèn pin ở những khu vực gần với chỗ ta nghỉ đêm Do điều kiện ban đêm ta rất khó nhìn thấy chúng chỉ nhìn thấy được ánh mắt do phản chiếu với đèn vì vậy cần học hỏi những kinh nghiệm của những người dân ở đó hay những cán bộ kiểm lâm có kinh nghiệm

Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng phương pháp đặt bẫy để bắt được những loài nhỏ và khó quan sát vì chúng hoạt động chủ yếu vào ban đêm

Các tuyến điều tra cụ thể như sau:

Tuyến 1: bắt đầu từ trụ sở của VQG Phước Bình và kết thúc tại chốt Gia Nhông Tuyến có chiều dài 6,111 m Tuyến này đi qua các sinh cảnh rừng: rừng hỗn giao giữa cây họ dầu với thông; trảng cỏ tranh, cây bụi, cây gỗ rải rác Tuyến 1 chúng tôi đã đi cả lên và về là 6 lần

Tuyến 2: bắt đầu từ trụ sở VQG Phước Bình và kết thúc tại chốt Bố Lang Với chiều dài tuyến là 7,612 m Tuyến này đi qua các sinh cảnh rừng: trảng cỏ tranh, cây bụi cây dầu gỗ lớn; rừng hỗn giao lồ ồ và cây gỗ; rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim; rừng thưa cây lá kim Ở tuyến này chúng tôi đi lên được 3 lần

và về 4 lần

Tuyến 3: bắt đầu từ trạm kiểm lâm Gia É, dừng chân ở chốt Hàm Leo và kết thúc ở chốt Gia Mây Đây là tuyến dài nhất trong đợt khảo sát với chiều dài tuyến là 13,728 m Tuyến này đi qua sinh cảnh rừng: trảng cỏ tranh; rừng thưa cây lá kim; rừng cây lá kim thứ sinh; rừng thường xanh cây lá rộng; rừng hỗn giao giữa cây lá rộng và cây lá kim; rừng cây lá rộng hơi thưa Do tuyến này có chiều dài dài nhất nên chúng tôi chỉ đi cả lên và về là 2 lần

Tuyến 4: bắt đầu từ trạm kiểm lâm Tao Quang và kết thúc tại chốt Gia Mây Chiều dài của tuyến này là 8,464 m Tuyến này đi qua các sinh cảnh rừng: rừng nhiệt đới thứ sinh; trảng cỏ, cây bụi; rừng thưa cây lá kim; rừng hỗn giao lồ ồ và

Trang 28

cây gỗ; rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim Tuyến này chúng tôi đi lên 4 lần và

về 2 lần

Hình 3.1 Các tuyến điều tra khảo sát ở VQG Phước Bình

Trang 29

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Các dạng sinh cảnh rừng trên tuyến điều tra

Rừng hỗn giao tre nứa, lồ ồ và cây gỗ lớn (Hình 4.1, Hình 4.2) là vùng giáp ranh với rẫy canh tác của người dân địa phương Trên sinh cảnh này ta có thể bắt gặp các loài như Hươu vàng, Nai, Hoẵng, Heo rừng…Trong đợt khảo sát vừa qua chúng tôi đã bắt gặp dấu vết của loài Nai trên rẫy của người dân gần với sinh cảnh rừng này

Rừng nữa rụng lá hơi khô nhiệt đới (Hình 4.3) là loại sinh cảnh tập trung chủ yếu dọc theo hai bên bờ sông Thực vật ở đây chủ yếu là các cây họ dầu như Dầu rái, Sến cát, Dẻ là sinh cảnh sống của các loài như Cheo cheo Nam dương, Hoẵng, Heo rừng…

Rừng thường xanh cây lá rộng (Hình 4.4, Hình 4.5) phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 1000 m, tập trung nhiều ở các sườn núi và gần các đỉnh núi Dạng sinh cảnh này thực vật chủ yếu là những loài cây nhiệt đới như Dầu, Sến, Cẩm lai, Câm xe , ở đây đa dạng về loài Đây có thể coi là vành đai nối liền các sinh cảnh rừng với nhau, là sinh cảnh sống của nhiều loài nhất Tại đây chúng tôi đã ghi nhận được một số dấu vết của các loài: vết ủi đất của Heo rừng (tuyến 2), tổ cũ của Heo rừng (tuyến 1), dấu chân và dấu phân Bò tót (tuyến 3)

Lên cao hơn nữa chúng tôi gặp dạng sinh cảnh rừng thưa cây lá kim (Hình 4.6) tập trung phân bố ở các tiểu khu 1, 6, 7, 12, 18, 19, 21, 22, 23 ở độ cao trên

1000 m, phần sườn trên và gần đỉnh các dãy núi phía Tây giáp ranh với VQG Bi Doup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) Các loài đặc trưng cho sinh cảnh này chủ yếu là những loài thuộc họ hươu nai, Bò tót…Trên các tuyến điều tra chúng tôi đã ghi nhận được dấu vết của loài Bò tót ở tuyến 3

Trang 30

Tiếp giáp với sinh cảnh rừng thưa cây lá kim là trảng cỏ tranh (Hình 4.7 và Hình 4.8) Các trảng cỏ tranh thường phân bố trên các đỉnh đồi nơi có độ cao từ

1200 - 1500 m và có không khí se se lạnh Nơi đây là sinh cảnh sống thích hợp nhất đối với các loài trong bộ Móng Guốc chẵn Trong đợt khảo sát chúng tôi đã tìm thấy rất nhiều dấu chân Nai tại các trảng cỏ tranh ở tuyến 3 và tuyến 4, chúng tôi còn phát hiện được một dấu phân của loài Mang lớn ở tuyến 3

Hình 4.3: Rừng nữa rụng lá hơi khô

nhiệt đới (tuyến 1)

Hình 4.4: Rừng thường xanh cây lá

rộng (tuyến 4)

Ngày đăng: 03/06/2018, 16:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bài giảng Động vật rừng của TS.Vũ Thị Nga, 2010. Phần bộ guốc chẵn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động vật rừng
5. Đ.T.V, 2010. Chiến dịch giải cứu đa dạng sinh học. http://www.tin247.com/chien_dich_%E2%80%9Cgiai_cuu%E2%80%9D_da_dang_sinh_hoc_toan_cau‐12‐21595679.html  Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến dịch giải cứu đa dạng sinh học
6. Não Duy Pháp, 2010. Điều tra thành phần loài thú tại Vườn Quốc Gia Phước Bình. Khóa luận tốt nghiệp kĩ sư Lâm nghiệp, Đại học Nông lâm, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra thành phần loài thú tại Vườn Quốc Gia Phước Bình
8. VQG Phước Bình, 2008. Dự án đầu tư xây dựng VQG Phước Bình tỉnh Ninh Thuận.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án đầu tư xây dựng VQG Phước Bình tỉnh Ninh Thuận
1. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006. Danh mục thực vật, động vật hoang dã – Nghị định 32/NĐ - CP ngày 18/6/2006 Khác
2. Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường, 2007. Sách đỏ Vệt Nam - Phần động vật. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Khác
4. Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 4. Hà Nội 21/10/2011. NXB Nông Nghiệp Khác
7. UBND xã Phước Bình, 2011. Số liệu thống kê tại các thôn, xã tháng 9 năm 2011 Khác
9. IUCN,2011. The IUCN Red List of Threatened specis. &lt;http://www.iucnredlist.org/apps/redlist/search&gt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w