Được cho rằng ra đời lần đầu tại Pháp năm 1926, xe buýtngày nay đã trở thành phương tiện đi lại quan trọng của người dân các nước phát triển.Xuất hiện lần đầu tại Việt Nam năm 1919, cùng
Trang 1TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
Đề tài:
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU ĐI LẠI BẰNG XE BUS CỦA NGƯỜI DÂN Ở THÀNH PHỐ
Hà Nội, tháng 9 năm 2017
MỤC LỤC
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu trong quá trình đi lên xây dựng đất nước Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn thẳng vào những mặt tối của sự phát triển, điển hình như vấn đề ùn tắc giao thông ngày càng nhức nhối ở thủ đô Hà Nội hiện nay khi mà sốphương tiện tăng lên quá nhanh trong khi cơ sở hạ tầng chưa đủ đáp ứng nhu cầu đi lạingày một tăng cao của người dân Để giải quyết bài toán khó này, nhiều biện pháp đã được đưa ra Một trong số đó là tăng cường vận tải hành khách công cộng mà cụ thể làvận chuyển hành khách bằng xe buýt như phát triển hệ thống xe buýt đa dạng chủng loại như dịch vụ mini buýt, tăng cường sử dụng những chiếc xe buýt nhỏ tầm 16 chỗ, linh hoạt đưa đón người dân Được cho rằng ra đời lần đầu tại Pháp năm 1926, xe buýtngày nay đã trở thành phương tiện đi lại quan trọng của người dân các nước phát triển.Xuất hiện lần đầu tại Việt Nam năm 1919, cùng với sự phát triển của đất nước,xe buýt không chỉ đóng góp trong việc giảm ùn tắc giao thông trong các thành phố lớn mà còn trở thành phương tiện đi lại của nhiều tầng lớp người dân trong xã hội, tiêu biểu như học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức…
Nhận thấy vai trò quan trọng của xe buýt đối với đời sống hiện này, nhóm quyết
định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại bằng
xe bus của người dân ở thành phố.” với hi vọng sẽ góp phần đưa ra được các giải
pháp để cải thiện dịch vụ đi lại công cộng của một quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng Trong quá trình thực hiện tiểu luận, nhóm em đã cố gắng để hoàn thành bài một cách tốt nhất xong do hạn chế về mặt chuyên môn nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong cô góp ý để chúng em hoàn thiện hơn bài tiểuluận này
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
Trang 3
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của 4 yếu tố bao gồm: Thu nhập
của người dân, giá vé xe bus, quy mô dân số, giá xăng dầu đến nhu cầu sử dụng xe buscủa cộng đồng Từ đó đưa ra các giải pháp giúp cải thiện dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ cũng như tăng sự thỏa mãn về nhu cầu sử dụng xe bus đối với các quốc gia,
mà cụ thể nhất là Việt Nam
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Thu nhập ( Income); Giá cả (Fare); Quy mô
dân số (Pop); Giá xăng dầu (Gasprice) ;Nhu cầu đi lại bằng xe bus (Bustravel) của người dân ở thành phố
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp Định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm
Gretl Bộ số liệu lấy từ kho dữ liệu của phần mềm Gretl – data 4-4: Demand for bus travel determinants
Những hạn chế và khó khăn khi thực hiện: Khi thực hiện bài tiểu luận, nhóm
gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm thu thập số liệu vĩ mô chính xác, đầy đủ Đồng thời do năng lực của của các thành viên có hạn nên bài nghiên cứu khó tránh được những sai sót
Cấu trúc bài tiểu luận: gồm 4 chương
Chương I Cơ sở lý luận của nghiên cứu: “ Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi lạibằng xe bus của người dân ở thành phố”
Chương II Xây dựng mô hình nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi lạibằng xe bus của người dân ở thành phố
Chương III Kết quả ước lượng, kiểm định mô hình và suy diễn thống kê
Chương IV Thảo luận kết quả kiểm định và kiến nghị
Trang 41.1.1 Lý thuyết về cung cầu và giá cả thị trường
Đây là lý thuyết cho thấy mối quan hệ giữa cung cầu và giá cả hàng hóa Đặc biệt
nó còn cung cấp lý thuyết về sự phụ thuộc của hàng hóa vào các yếu tố như sau:
Q Dx = f( P x , P y , I, N)
- Px: Giá cả bản thân hàng hóa
Px tỷ lệ nghịch với lượng cầu về hàng hóa Khi giá cả của một hàng hóa nào đótăng thì xu hướng là cầu về hàng hóa đó sẽ giảm và ngược lại, khi giá cả hàng hóa đógiảm cầu hàng hóa đó sẽ tăng khi các yếu tố khác không đổi
Đối với nhu cầu đi lại bằng xe bus (Bustralv) thì giá vé (Fare) chính là Px
Hình 1 Mô hình minh họa mối quan hệ Px và QDx
Trang 5Py: Giá cả của hàng hóa thay thế
Lý thuyết chỉ ra rằng Py tỷ lệ thuận với lượng cầu về hàng hóa X
Trong khi các yếu tố khác không đổi ,nếu giá cả hàng hóa thay thế mà tăng thìlượng cầu về hàng hóa thay thế đó sẽ giảm, dẫn tới cầu về hàng hóa đang xét sẽ tăng
- I: Thu nhập của người dân
Thu nhập ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hóa Theo lý thuyết thì thu nhập cóthể tỷ lệ thuận hoặc tỷ lệ nghịch với lượng cầu về hàng hóa tùy theo hàng hóa đó làhàng hóa thông thường hay hàng hóa thứ cấp Nếu là hàng hóa thông thường thìthu nhập tăng cầu tăng, nếu là hàng hóa thứ cấp thì thu nhập tăng cầu giảm
Xe bus là hàng hóa thứ cấp, khi thu nhập càng tăng sẽ kéo theo sự giảm nhu cầu
sử dụng xe bus, chuyển sang sử dụng phương tiện khác Do đó cầu về xe bus và thu nhập của người dân có mối tương quan nghịch
- N: Quy mô thị trường, cụ thể là quy mô dân số
Trong bài nghiên cứu biến quy mô này là POP
Quy mô dân số tỷ lệ thuận với lượng cầu về hàng hóa
1.1.2 Hàm cầu Marshall
Phương trình hàm cầu: X = X (P x ,P y ,M)
Trong đó: X là lượng cầu về một mặt hàng
Px là giá cả hàng hóa đó
Py là giá cả hàng hóa thay thế
M là thu nhập của người mua
Py và M là biến ngoại sinh, Px là biến nội sinh
1.1.3 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng
Theo lý thuyết này, các nhân tố ảnh hưởng đến cầu về một hàng hóa gồm 2 loại:Các nhân tố bên trong (biến nội sinh) và các nhân tố bên ngoài (biến ngoại sinh)
- Biến nội sinh gồm có: Giá cả chính hàng hóa đó
- Biến ngoại sinh gồm có:
+) Giá cả hàng hóa thay thế
Trang 6+) Thu nhập của người tiêu dùng
+) Quy mô thị trường
Ngoài ra còn có một số nhân tố khác không xét đến trong nghiên cứu này
1.2.Công trình nghiên cứu của các nhóm nghiên cứu trước về đề tài “ Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại bằng xe bus của người dân ở thành phố”
Tiểu luận “Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu đi xe bus củaP sinh viên ĐH Kinh tế Luật”
Theo đó nhóm nghiên cứu đã đưa ra mô hình :
BUS= f (INC, PRICE, DIST, QUALITY , YEAR)
Trong đó:
Trang 7Bảng 1 Danh sách các biến mô hình “Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu đi
xe bus của sinh viên ĐH Kinh tế Luật”
Trong nghiên cứu trên, biến PRICE được kì vọng là dương với lý giải củanhóm nghiên cứu là do giá cả của vé xe bus vốn đã rẻ so với các loại phương tiệnkhác trên thị trường, điều này chưa thật sự phù hợp với lý thuyết về hàm cầu Quanghiên cứu nhóm em xin xác minh lại
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU ĐI LẠI BẰNG XE BUS CỦA NGƯỜI DÂN Ở
THÀNH PHỐ
2.1.1 Phương pháp định lượng: Bình phương tối thiểu thông thường - OLS
Mô tả các số liệu về: nghiên cứu ảnh hưởng của giá vé, giá gas, thu nhập và dân
số đối với nhu cầu đi lại bằng xe bus của người dân ở thành phố
người/giờ Nhu cầu đi lại bằng xe bus Biến phụ thuộc
Bảng 2: Các biến của mô hình
Trang 82.1.2.Các mô hình đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đó:
Qua những nghiên cứu trước đó ta thấy được :
- Mối quan hệ phụ thuộc của biến BUSTRAVL với các biến độc lập như : FARE,
INCOME,…
- Mức độ phụ thuộc và những sai số ngẫu nhiên trong mô hình
- Hệ số tương quan, hệ số xác định, hệ số xác định hiệu chỉnh, sai số chuẩn của mô hình hồi quy
- Hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình và cách khắc phục
2.2 Xây dựng mô hình lý thuyết
2.2.1 Xác định dạng mô hình
- Hàm hồi quy tổng thể ngẫu nhiên
BUSTRAVL= β 1 + β 2 *FARE + β 3 *GASPRICE + β 4 *INCOME +β 5 *POP + u i
- Hàm hồi quy mẫu
= + *FARE + *GASPRICE + *INCOME + *POP
2.2.2 Giải thích các biến, thước đo biến và đơn vị của các biến.
- Giải thích các biến:
Biến phụ thuộc (biến được giải thích): số người đi lại bằng xe bus ở thành phố –
BUSTRAVL (nghìn người/giờ)
Biến độc lập (biến giải thích):
BUSTRAVL Tên biến Đơn vị Dấu kỳ vọng Ý nghĩa
-Giá vé tăng dẫn đếncầu đi lại bằng xe bus giảm
GASPRICE Giá xăng
Giá xăng dầu tăng dẫn đến cầu đi lại bằng xe bus tăng
Trang 9Thu nhập bình quân đầu người
-Thu nhập bình quânđầu người tăng dẫn đến cầu đi lại bằng
xe bus giảm
Dân số tăng dẫn đến cầu đi lại bằng
- Nguồn số liệu: Bộ số liệu được lấy ở kho dữ liệu Ramanathan data 4-4, Gretl
- Mô tả thống kê cho các biến được thể hiện ở trong bảng dưới đây:
Summary Statistics, using the observations 1 – 40
(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu phần 4-4 Ramanathan trong Gretl)
bình
Trung vị Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn nhất
Trang 102.3.2 Ma trận tương quan giữa các biến
Mô tả tương quan giữa các biến BUSTRAVL, FARE, GASPRICE, INCOME và POP được thể hiện trong bảng 5 dưới đây:
Bảng 5 Mô tả tương quan
(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu phần 4-4 Ramanathan trong Gretl)
Trang 11- r(BUSTRAVL, GASPRICE)= 0.3787: giữa BUSTRAVL và Giá xăng dầu có mốitương quan bình thường, tương quan cùng chiều
- r(BUSTRAVL, INCOME)= 0.2287: giữa BUSTRAVL và Thu nhập bình quân đầungười có mối tương quan thấp, tương quan cùng chiều
- r(BUSTRAVL, POP)= 0.9313: giữa BUSTRAVL và Số người dân ở thành phố có mốitương quan rất cao, tương quan cùng chiều
Từ bảng ta thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập là hầu hết nhỏ hơn 0.8chỉ có hệ số tương quan giữa POP và BUSTRAVL là lớn hơn 0.8, mô hình ít có khả năng xảy ra vấn đề đa cộng tuyến
CHƯƠNG III KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ SUY
DIỄN THỐNG KÊ
3.1 Kết quả ước lượng
3.1.1 Chạy mô hình hồi quy
Sử dụng phần mềm Gretl, hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường OLS, ta được kết quả như sau:
Model 1: OLS, using observations 1-40Dependent variable: BUSTRAVL
Coefficient Std Error t-ratio p-value
Trang 123.1.2 Phân tích kết quả
• Số quan sát n = 40
• Tổng bình phương các phần dư SSR = 25997583
• Độ lệch chuẩn của biến phụ thuộc (S.D dependent var): Sy = 2431.757 =
• Mô hình hồi quy mẫu:
BUSTRAVL = -1088.59 - 647.610*FARE + 4285.83*GASPRICE − 0.119920*INCOME + 1.83284*POP +
• Hệ số xác định R2: R-squared = 0.887273
• R2 = 0.887273 có ý nghĩa là các biến Giá vé( FARE) , Giá xăngdầu( GASPRICE) , Thu nhập bình quân đầu người( INCOME), Số người dântrong thành phố ( POP) giải thích được 88.7273% sự biến động của biến Sốngười đi lại bằng xe bus( BUSTRAVL)
Hệ số 1 = -1088.59 : Khi các biến độc lập có giá trị bằng 0 cầu đi lại bằng xebus (BUSTRAVL) là -1088.59 nghìn/giờ
3.2 Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình
3.2.1 Kiểm định bỏ sót biến thích hợp
Chúng ta sử dụng kiểm định RESET test với cặp giả thuyết:
Chạy trên phần mềm Gretl, ta được kết quả:
Auxiliary regression for RESET specification test
OLS, using observations 1-40
Dependent variable: BUSTRAVL
coefficient std error t-ratio p-value
const -31,1711 2721,01 -0,01146 0,9909
Trang 13Hình 3 Kiểm định Ramsey RESET
Nhìn vào hình 3, ta thấy: p-value= P (F(2,33) > 2.905986) = 0.0688 > α =0.05
Nên: Không bác bỏ Ho
Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, mô hình ban đầu không bỏ sót biến
3.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến
Nguyên nhân dẫn đến đa cộng tuyến
- Bản chất của vấn đề: luôn ngầm chứa các hiện tượng đa cộng tuyến
- Do phương pháp thu thập số liệu
- Do mẫu dữ liệu không có tính ngẫu nhiên, đại diện cho tổng thể
- Các giá trị của biến độc lập có tương quan cao trong mẫu nhưng không có tương quan cao trong tổng thể
- Dạng hàm hồi quy Ví dụ: một biến độc lập là bình phương( hoặc lũy thừa bậc ba) của một biến độc lập khác
Dấu hiệu nhận biết đa cộng tuyến
Dùng Nhân tử phóng đại phương sai ta được kết quả:
Variance Inflation Factors
Minimum possible value = 1.0
Values > 10.0 may indicate a collinearity problem
Trang 14Ta thấy VIFFARE=1.010<10
VIFGASPRICE=1.123<10
VIFINCOME=1.136<10
VIFPOP=1.239<10
Vậy mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập
3.2.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi
- Hậu quả:
• Các ước lượng OLS không còn tính chất BLUE
• Các dự báo cũng sẽ không hiệu quả
• Việc sử dụng thống kê t và F để kiểm định không còn đáng tin cậy nữa
Trang 15Chạy trên phần mên Gretl, ta được kết quả:
White's test for heteroskedasticity
OLS, using observations 1-40
Dependent variable: uhat^2
coefficient std error t-ratio p-value
Theo kết quả hình 4 ta thấy:
p-value= P(Chi-square(14)>13,007014) = 0,525971 > α=0,05 nên không bác bỏ Ho
Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, mô hình hồi quy ban đầu có phương sai sai sốkhông đổi
3.2.4 Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu
Xét cặp giả thuyết:
Trang 16Ta tiến hành kiểm định Jacque – Bera:
Chi-square(2) = 0,339 [0,8441]
Frequency distribution for uhat1, obs 1-40
number of bins = 7, mean = 2,44427e-013, sd = 861,852
interval midpt frequency rel cum.
< -1406,2 -1705,5 1 2,50% 2,50%
-1406,2 - -807,56 -1106,9 6 15,00% 17,50% ***** -807,56 - -208,90 -508,23 11 27,50% 45,00% ********* -208,90 - 389,76 90,427 7 17,50% 62,50% ****** 389,76 - 988,41 689,09 10 25,00% 87,50% ********* 988,41 - 1587,1 1287,7 4 10,00% 97,50% ***
>= 1587,1 1886,4 1 2,50% 100,00%
Test for null hypothesis of normal distribution:
Chi-square(2) = 0,339 with p-value 0,84413
Hình 5 Kiểm định Jacque – Bera
Từ kết quả hình 5 ta có:
Trang 17p-value = 0,84413 > α=0,05 nên không bác bỏ Ho
Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, mô hình ban đầu có nhiễu có phân phối chuẩn
3.3 Suy diễn thống kê
3.3.1 Ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy
Để kiểm định ý nghĩa thống kê của các biến độc lập ta xem xét hệ số hồi quy của các
biến độc lập có khác 0 hay không Sử dụng cặp giả thiết:
Có 3 cách kiểm tra là :
• Sử dụng khoảng tin cậy
• Sử dụng kiểm định t
• Sử dụng giá trị p-value
Khoảng tin cậy
Với mức ý nghĩa α=0,05, khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy là:
( i – Se(i) (n – k) ; i + Se(i).(n – k) )
Trong đó:
– i: hệ số ước lượng
– Se(i): sai số tiêu chuẩn của hệ số ước lượng
– (n – k): giá trị tới hạn mức ý nghĩa α bậc tự do (n – k)
Nếu giá trị so sánh 0 không thuộc khoảng tin cậy, ta bác bỏ H0, biến đó có ýnghĩa thống kê
Trang 18Áp dụng cho các hệ số:
Hìn
h 6 Ước lượng t của hệ số hồi quy
Từ hình 6 ta thấy:
- Khoảng tin cậy 95% của các biến FARE, GASPRICE và INCOME đều chứa giá trị 0,
từ đó không bác bỏ giả thiết H0, các biến này không có ý nghĩa thống kê
- Khoảng tin cậy 95% của biến POP không chứa giá trị 0, từ đó bác bỏ Ho, chứng tỏ biến POP có ý nghĩa thống kê đối với cầu đi lại bằng xe bus
Trang 19Giá trị thống kê t của các biến FARE, GASPRICE, INCOME đều không thuộc miền bác bỏ, từ đó không bác bỏ Ho, các biến này không có ý nghĩa thống kê.
Giá trị thống kê của biến POP thuộc miền bác bỏ, từ đó bác bỏ Ho, biến POP có
ý nghĩa thống kê
Giá trị P–value
Xét giá trị p–value trong kiểm định t
– Nếu p–value nhỏ hơn mức ý nghĩa, ta bác bỏ H0, biến đó có ý nghĩa thống kê
– Nếu p–value lớn hơn mức ý nghĩa, ta chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0, biến đó có thể không có ý nghĩa thống kê
Áp dụng cho các hệ số:
Variable p-value
GASPRICE 0,1419INCOME 0,0961POP 1,14e-016
Giá trị p-value của các biến FARE, GASPRICE, INCOME đều lớn hơn mức ý nghĩa 5%, nên không bác bỏ Ho, các biến này không có ý nghĩa thống kê
Giá trị p-value của biến POP nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, nên ta bác bỏ Ho, biến POP có ý nghĩa thống kê
Từ kết quả trên ta có kết luận: