1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguyên lý tảng băng trôi của hemingway với các nhà nghiên cứu việt nam

7 800 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 30,2 KB

Nội dung

Bùi Thị Kim Hạnh Nguyên lý Tảng băng trôi của Hemingway là một trong những vấn đề cơ bản trong sáng tác của Hemingway được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm.. Trong bài viết này, trên

Trang 1

Nguyên lý tảng băng trôi của Hemingway với các nhà nghiên cứu Việt Nam

Thứ năm, 03 Tháng 11 2011 08:13 Quản trị viên

TS Bùi Thị Kim Hạnh

Nguyên lý Tảng băng trôi của Hemingway là một trong những vấn đề cơ bản trong sáng tác của Hemingway được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm Lý thuyết này đã được các tác giả cảm nhận ở những khía cạnh khác nhau và đi đến phân tích tác phẩm cũng khác nhau Trong bài viết này, trên cơ sở lược thuật, hệ thống ý kiến của các nhà nghiên cứu về nguyên lý Tảng băng trôi ở góc độ lý thuyết cũng như thực tế phân tích tác phẩm, chúng tôi trình bày quan điểm của mình về vấn đề này, góp phần làm sáng tỏ thực tế tiếp nhận lý thuyetá Tảng băng trôi trong giới nghiên cứu Việt Nam

1 Nhận thức nguyên lý

1.1 Hemingway đã dùng hình ảnh Tảng băng trôi để nói về mục đích và yêu cầu sáng tạo của mình Oâng luôn cố gắng đạt tới điều đó bằng cách sử dụng tất cả những biện pháp nghệ thuật có thể Trả lời phỏng vấn Plimpton của Hemingway về nguyên lý này như sau: Nếu nhà văn ngừng quan sát, đối với anh ta như thế là hết Nhưng anh ta không cần phải quan sát với ý thức nó sẽ được sử dụng như thế nào Có lẽ lúc đầu điều đó đúng Nhưng về sau mọi cái anh ta nhìn thấy sẽ

đi vào cái kho dự trữ lớn các sự việc anh ta biết hoặc đã thấy Nếu biết điều đó dùng được làm gì thì tôi vẫn luôn luôn viết theo nguyên lý Tảng băng trôi Bảy phần tám của tảng băng chìm dưới nước chỉ có một phần tám là nổi lên Mọi điều anh biết anh có thể loại bỏ nó đi và nó chỉ củng cố thêm cho tảng băng của anh Đó là phần không nổi lên Nếu nhà văn bỏ sót một cái gì đấy bởi vì anh ta không biết thì sẽ có một lỗ hổng trong truyện

1.2 Lời phát biểu trên được các nhà nghiên cứu cắt nghĩa theo nhiều cách:

1.2.1- Tảng băng trôi là hình ảnh chỉ mối quan hệ giữa vốn liếng phong phú của nhà văn và sự thể hiện một phần vốn trên trang viết:“Hemingway đưa ra lý thuyết Tảng băng trôi nổi tiếng Đó

là nhà văn phải có được một số “vốn” ( sống, hiểu biết, tài năng, kỹû xảo…) nhưng khi viết ra chỉ cần huy động một phần tám số mình có thể cung cấp cho bạn đọc Còn bảy phần tám điều cần biết, nhà văn để người đọc tự tìm hiểu lấy Như tảng băng trôi trên đại dương bao giờ cũng chỉ nổi một phần tám trên mặt nước Khối lượng mà nhà văn có lớn bao nhiêu thì một phần tám viết ra càng lớn bấy nhiêu và phần còn lại dành cho bạn đọc cũng lớn theo tỷ lệ thuận”.[1]

“Có lẽ phải hiểu phần nổi Tảng băng trôi là những trang sách Hemingway viết ra, còn phần chìm

là toàn bộ cái kho dự trữ, tích luỹ vốn hiểu biết của ông về thế giới xung quanh” [2

1.2.2- Tảng băng trôi còn là hình ảnh diễn tả một tác phẩm hàm súc, đa nghĩa:

“Hình ảnh ấy (Tảng băng trôi) chẳng đã minh hoạ cho phong cách Hemingway mà nó đã tóm tắt yêu cầu đối với một áng văn chương thực sự có giá trị, đặc biệt đối với độc giả của thế kỷ XX… Truyện đòi hỏi một cách đồng sáng tạo tích cực của người đọc Mỗi người đọc theo những cấp

độ khác nhau sẽ phát hiện những tầng ngầm của Tảng băng trôi – tác phẩm văn chươn” [3]

“Trong thiên truyện của Hemingway cuộc đụng độ nảy lửa diễn ra ngoài văn bản Đó chính là phần chìm Tảng băng trôi và nó được trí tưởng tượng của người đọc tiếp tục cuộc khám phá của trí tuệ để hiểu sâu hơn cuộc đời và thế giới” [4]

“Như vậy trong một chừng mực nào đó, có thể nói những gì còn ở dạng thông tin ngầm trong thế

Trang 2

giới nghệ thuật Hemingway, nghĩa là cái mà người đọc phải góp phần giải mã, chính là một biểu hiện của phần chìm tảng băng” [5

1.2.3- Tảng băng trôi liên quan đến môät loạt vấn đề về nghệ thuật Chẳng hạn như kết cấu:

“Tảng băng trôi chính là nghệ thuật tổ chức tác phẩm từ các đơn vị cấu thành tác phẩm như một chỉnh thể sẽ xuất hiện “ý tại ngôn ngoại”, sẽ tạo ra một mạch ngầm văn bản, một dòng chảy ngầm đa nghĩa dưới bề mặt văn bản ngôn từ “.[6]

“Thực ra khi nêu khái niệm Tảng băng trôi, Hemingway nhấn mạnh cách tổ chức văn bản” [7] như cách cảm nhận hiện thực, các yếu tố kỹ thuật:

“Hiện tượng khoảng trắng trong đối thoại và độc thoại, hiện tượng lắp ghép, lặp lại, phiến đoạn, trong kết cấu ở nhiều cấp độ, hiện tượng phi cốt truyện hay cốt truyện bên trong cốt

truyện,hiệntượng liên văn bản… những biểu hiện như vậy đều gắn bó với hình thức cảm nhận hiện thực, con người: Tảng băng trôi bảy chìm một nổi” [8]

“Theo tôi các yếu tố tấn kịch ngôn từ và sự kiện kiểu Hemingway chính là phương tiện nghệ thuật để thực hiện điều mà Hemingway gọi là nguyên lý Tảng băng trôi” [9]

Những cách hiểu về Tảng băng trôi của Hemingway như đã nêu, cho thấy tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn thật rõ ràng mà hàm ẩn Mỗi nhà nghiên cứu tiếp nhận nghiên cứu này theo cách riêng và có những lý giải hợp lý Tuy nhiên với số đông người Việt Nam, nói tới nguyên lý Tảng băng trôi là nói tới tính hàm súc đa nghĩa của tác phẩm Các cách tiếp cận khác chỉ ở phương diện lý thuyết Đó là một thực tế được chính các nhà nghiên cứu thừa nhận:

“Có thể hiểu là theo Hemingway phải có vốn sống mới viết được tác phẩm có sức nặng, dù điều viết ra chỉ là một phần nhỏ bé, văn chương phải hàm súc, ý tại ngôn ngoại, tiềm ẩn… Lý giải hình ảnh độc đáo Tảng băng trôi như vậy thật ra không hoàn toàn trúng ý Hemingway” [10]

“Ở Việt Nam, giới học sinh, sinh viên đã quen thuộc với thuật ngữ này đến mức hầu như ai cũng biết đấy là lời phát biểu của Hemingway mà thực chất muốn ngụ ý đến tầng ngầm hay mạch ngầm văn bản Hiểu theo cách ấy chúng ta thiên về nội dung (điều này không sai)” [11]

Khai thác phân tích tác phẩm Hemingway chủ yếu được triển khai theo chiều hướng trên Nêu lên biện pháp kỹ thuật này, chỉ ra biện pháp kỹ thuật kia của nhà văn, điều độc giả nghiên cứu hướng tới là tìm hiểu phần nổi phần chìm của Tảng băng trôi, hay nói cách khác là đi tìm từng lớp nghĩa tác phẩm Về điểm này, chúng tôi không tán đồng với ý kiến của Huy Liên, khi ông nhận xét: “ Một số tác giả thường nói kích thước và quy mô to lớn của cái phần chìm và hình ảnh Tảng băng trôi trong tác phẩm Hemingway Nhưng chưa có tác giả nào phân tích cụ thể liên hệ giữa phần chìm và phần nổi trong các Tảng băng trôi ấy” [12] Dưới đây chúng tôi xin đề cử một

số tác phẩm tiêu biểu được bàn luận dưới ánh sáng của lý thuyết Tảng băng trôi, xuất hiện hầu hết trong các công trình nghiên cứu Những kiến giải về phần nổi, phần chìm tác phẩm khá phong phú và hấp dẫn Những phát hiện đôi khi khác nhau nhưng không đối chọi loại trừ nhau

mà cộng hưởng tạo nên những vang ngân ý nghĩa

2 Phân tích tác phẩm - Tảng băng trôi

2.1 Oâng già và biển cả (OGVBC)

OGVBC là tác phẩm trong tầm ngắm của tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu Có thể khẳng định không ai nghiên cứu Hemingway mà lại bỏ qua OGVBC Câu chuyện về ông già Santiago đi biển đã nói lên điều gì?

Theo nhà nghiên cứu Phong Lê “ Vấn đề đặt ra chủ yếu của thiên truyện là vấn đề đấu tranh giữa con người với thiên nhiên” [13] Nhà văn Huy Phương lại thấy “ Với một nội dung tưởng chừng như đơn giản, thiên tiểu thuyết đã nêu lên được những nét rất sâu sắc và cảm động về sức mạnh

và khát vọng của con người” [14] Nhà nghiên cứu Phùng Văn Tửu cũng chỉ rõ: “Tác phẩm miêu

tả cuộc vật lộn gay gắt của con người với thiên nhiên đầy chân thực, từ đó nâng lên tầng ý nghĩa

Trang 3

thứ hai, nêu bật cái quyết liệt, tàn bạo của đời sống và khả năng chống trả của con người” [15] và

“ không loại trừ khả năng nhà văn muốn viết một tác phẩm để thử thách xem nghệ thuật độc thoại nội tâm dưới ngòi bút của mình có thể tung hoành tới đâu… Từ đó ông đi tới với OGVBC” [16] Lê Huy Bắc cho rằng trong OGVBC “ còn có thể tìm thấy là triết lý bi đát của nhà hiện sinh” … “ cuộc chiến chống lại số phận của con người” [17]

Tác giả Lê Đình Cúc có một trường liên tưởng khác:

“OGVBC làm cho người đọc liên hệ nhiều đến con người với số phận của nó trong vũ trụ và lịch

sử Từ cái mõm nhọn, đầy răng nhọn của lũ cá mập đến biển hài hoà xanh ngắt với những con chim én nhỏ nhắn với giọng hót buồn buồn và thanh Trong suy nghĩ của ông lão luôn hiện về những cảnh xa xưa, thời trẻ tuổi ông đi săn, ông được thấy những con sư tử ở bãi biển châu Phi Tất cả đều gợi cho ta cảnh hoang sơ, thanh bạch, giản dị của con người trong buổi khai thiên lập địa” [18]

Và gần đây nhất (1999), ông vẫn tiếp tục phát hiện những lớp nghĩa mới khá bất ngờ, táo bạo từ tác phẩm này: Santiago và tôn giáo, kinh thánh; Santiago và chiến tranh; Santiago và vấn đề sinh thái môi trường

Xem OGVBC như một cuộc thể nghiệm nghệ thuật độc thoại nội tâm của Hemingway, tác giả Phùng Văn Tửu phân tích sự chuẩn bị kỹ càng của nhà văn khi tạo ra hoàn cảnh cho nhân vật, để

có thể phát huy đến tận cùng bút lực của mình, Trong nhiều yếu tố của hoàn cảnh có cái cô đơn

và cái cô đơn được coi là phương tiện thể hiện nhân vật Nhưng chúng tôi lại đọc thấy cái cô đơn – một mô típ quen thuộc trong văn chương hiện đại Một nhà nghiên cứu đã thống kê OGVBC có tám nhân vật nhưng thực ra trong tác phẩm chỉ có một nhân vật xuất hiện từ trang đầu cho đến trang cuối, đó là Santiago, nhân vật quyết định sức sống lâu bền cho tác phẩm

Oâng già giống như nhiều ông già đi biển ta từng gặp trong đời – vóc dáng gầy guộc, gương mặt hằn sâu những vết cắt thời gian, đôi mắt sáng trải đời, trải nghề… Oâng có những suy nghĩ về con người về thế giới độc đáo đến kỳ lạ để có thể tự mình xua tan bớt cô đơn Sống với biển gần trọn đời, ông biết biển không chỉ thuộc về ông mà còn thuộc về chim cá, về những người dân chài… và mọi người, ai cũng có phần mình trong biển Một mình trước biển khơi, trước cái bao

la vô cùng vô tận của trời của nước, người ta dễ có cảm giác rợn ngợp, bỗng thấy mình bé nhỏ, không thể hoà đồng Vậy mà Santiago lại cảm nhận được “ ở đời không ai phải cô đơn nơi biển cả” và mãi mãi với ông biển đẹp, biển là Lamar, không thể xa rời Oâng say mê nghề nghiệp – điều đó cũng thường thấy ở những người trạc tuổi ông, trong hoàn cảnh sống như ông khi nghề nghiệp là cơm áo, là sự tồn tại Bởi vậy, ông phải gắng gỏi, phải hết mình Đồng nghiệp thân thiết cũng là người bạn thân nhất với ông là chú bé Manolin và ông chỉ có thể nhận được sự chăm chút đỡ đần từ người bạn nhò duy nhất ấy Những phút cô đơn, những khi hiểm nghèo ông chỉ gọi Manolin, trong khi làng chài thật rộng, người làng chài thật đông… thế mới biết quan hệ giữa con người với con người trong xã hội hiện đại bị thu hẹp đến chừng nào Tuy vậy, ông vẫn giữ mối liên hệ với cộng đồng, vẫn ý thức mình “ là một mảnh của toàn thể” Oâng nhắc đến Pedrico, đến người chủ quán, đến dân làng chài, khi tỉnh giấc sau ba ngày đi biển, ba ngày cách

xa họ

Trong tâm trí Santiago đôi khi chập chờn chợt hiện những hồi ức về quá khứ ( khi câu được cá, khi trở thành nhà vô địch) về thần tượng thời trai trẻ Di Maggio, về những giấc mơ bao giờ cũng

có bãi cát vàng và những con sư tử… Đó là những biểu tượng của sức mạnh, là sự nuối tiếc khát khao về sức mạnh của ông, do việc kiếm sống của ông cần sức mạnh

Nhớ lại một thời oanh liệt để an ủi lòng mình, để có thêm sức chịu đựng và để sống cho xứng đáng với quá khứ cũng là cách để thoát ra cái cô đơn, tuyệt vọng Đành rằng khó ai có thể thoát được cái cô đơn! Santiago ở góc độ nào đó là con người cô đơn chống lại cái cô đơn ( tất nhiên

Trang 4

như thế nhân vật càng cơ đơn hơn) Nhưng con người cơ đơn này cĩ một nghị lực sống phi thường, một khát vọng sống lớn lao, biết vượt lên hồn cảnh Chính vì vậy mà nhân vật xứng đáng được ca ngợi, được trân trọng Điều đĩ xác định khoảng cách giữa nhân vật và hình tượng con người cơ đơn thường gặp trong văn chương phương Tây hiện đại

2.2 Khu trại người da đỏ

Trong Khu trại người da đỏ, các tác giả nghiên cứu đều thống nhất cốt lõi câu chuyện là nhận thức của Nick, nhưng nội dung nhận thức, điều nhân vật nhận thức thì lại cĩ những nhìn nhận khác nhau

“Chàng thiếu niên Nick từ chỗ là người chứng kiến đã trở thành người phát hiện ra cái thế giới trong đĩ vừa cĩ kẻ tàn nhẫn lại vừa cĩ kẻ hèn nhát” [19]

“Tồn bộ những chi tiết trong Khu trại người da đỏ là mơi trường giúp Nick nhận thức nỗi đau làm mẹ, sự yếu đuối của người chồng và rút ra mục đích sống cho mình là phải can đảm chịu đựng, khơng bao giờ hành động như người chồng ấy” [20]

Chúng tơi khơng nghĩ đến sự phát hiện ra thế giới với những kẻ tàn nhẫn, những kẻ hèn nhát của Nick Chúng tơi cũng khơng cho rằng Nick chỉ nhận thức ra nỗi đau của người mẹ và rút ra bài học cho mình Aùm ảnh sâu sắc của chúng tơi về Khu trại người da đỏ là khả năng chịu đựng của con người nĩi chung, trong đĩ cĩ Nick trước sự sống và cái chết

Tiếng gào thét của người đàn bà sắp sinh khơng cho ai được yên ổn “cánh đàn ơng rời nhà, ra đường hút thuốc trong bĩng tối mãi tận đằng kia để khỏi phải nghe”, người chồng “phì phèo chiếc tẩu” ở lại trong nhà cũng là buộc phải chứng kiến – phần vì đĩ là vợ anh, phần vì anh khơng thể đi được “chiếc rìu đã chặt phải bàn chân rất sâu, cịn Nick thì thực sự chống váng “ Oâi ba, ba khơng thể làm gì để cơ ấy đừng kêu thét nữa sao” Lúc cuộc phẫu thuật diễn ra Nick khơng cịn đủ can đảm nữa “sự hiếu kỳ của cậu đã tan biến từ lâu” Ba lần cha Nick giảng giải nhưng cả ba lần Nick đều trả lời cho qua chuyện và “khơng dám nhìn” Đối mặt với sự kiện ấy chỉ cĩ ba Nick là điềm tĩnh, là thấy “tiếng thét của cơ ấy khơng quan trọng” Kinh nghiệm nghề nghiệp đã rèn giũa cho ơng phẩm chất ấy, chứ đâu phải ơng vơ tâm tàn nhẫn (quy tắc loại bỏ của Hemingway thể hiện ở chi tiết này) Vẫn biết tiếng gào thét kia là quy luật mà lồi người phải chấp nhận nhưng chứng kiến nĩ thì chẳng dễ dàng chút nào Cũng vì thế anh chồng đã khơng đủ sức chịu đựng Nỗi đau thể xác của bản thân anh ta cộng với nỗi đau của người bạn đời đang vượt cạn đập vào anh, tạo nên sự căng thẳng tột độ, giày vị khiến anh mất hết tự chủ, tìm đến cái chết Cha Nick bảo, trong cuộc đời khi khơng thể chịu đựng được mọi chuyện, một số đàn ơng cũng như đàn bà đã chết, nhưng với Nick như vậy thì vơ nghĩa quá Để giành lại sự sống, để cho một con người ra đời, cha anh, người đàn bà kia và bao nhiêu người khác nữa phải chịu đựng biết bao vất vả, đau đớn, vậy mà sao người chồng ấy lại coi thường mạng sống của mình Quan sát nỗi đau sinh tử của những người trong cuộc, Nick rút ra bài học cho mình “sẽ chẳng bao giờ chết” Và bài học ấy được mang theo suốt trong hành trang cuộc đời Nick Dẫu sống trong thế giới của chiến tranh, của bạo lực, của những đổ vỡ, bị ám ảnh bởi cái chết, nỗi cơ đơn… nhưng Nick khơng bao giờ cĩ ý định muốn chia tay với cuộc sống này, biết cách chịu đựng nĩ để hồn thành sứ mệnh một con người

2.3 Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber

Ở truyện này, chỉ viên đạn Margot bắn vào Macomber đã cĩ những ý kiến trái ngược Người thì bảo nàng cố tình giết chồng, “Rồi đây Macomber cĩ thể sẽ kiếm một cơ vợ khác bởi vì nàng tuy cịn đẹp nhưng khơng thể như xưa nữa Thế là nhằm khi ngồi trên xe nhắm bắn trâu rừng, nàng

đã cố tình bắn chết chồng” [21] Người thì cho rằng nàng lỡ tay sơ ý, “Tiếng khĩc của Margot vừa thể hiện sự bất lực vì khơng chọn được sự tìm kiếm tinh thần nào hơn ngồi việc đối mặt với

Trang 5

thú dữ, vừa thể hiện sự bất tài vì khả năng bắn của bà ta cũng xoàng, và vừa thể hiện sự bất hạnh

Các tác giả Phùng Văn Tửu, Đặng Văn Đào, Phan Thu Hiền, Lê Huy Bắc đồng quan điểm hai khả năng trên đều có thể xảy ra Xin đơn cử ý kiến của GS Phùng Văn Tửu, “Ta có đủ lí do để chứng minh rằng Margot cố ý bắn chồng, ta cũng có đủ lí lẽ đầy đủ thuyết phục không kém Margot muốn cứu chồng, nhưng không ngờ phát đạn nhằm vào trâu rừng lại trúng phải

Chúng tôi thấy ý kiến trên là thỏa đáng Dù hiểu thế nào chi tiết ấy cũng không ảnh hưởng gì đến chủ đề của tác phẩm đượcnên bật ngay trên nhan đề truyện – Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của con người, đó là niềm hạnh phúc nghiệt ngã được đo bằng giây lát, nó chợt đến vụt đi như một tia chớp loé lên rồi tắt hẳn Vừa lúc chạm tới hạnh phúc, vừa có cảm giác về hạnh phúc thì con người không còn khả năng để tận hưởng

Macomber,Margot đều không đi chệch khỏi nhân vật Hemingway Dù không phải là những con người hoàn hảo nhưng họ biết chịu đựng, biết tìm kiếm vươn lên theo kiểu riêng mình Mười một năm chung sống cả hai người đều không có hạnh phúc, mỗi người đã tìn những lí do riêng

để duy trì hình thức gia đình Nhưng rồi họ cũng không bằng lòng với cuộc sống giả tạo Người đàn ba øtrong Margot không nguôi mong ước về phẩm chất mạnh mẽ sẽ có nơi Macomber và người đàn ông trong Macomber luôn bị hành hạ bởi sự lang chạ của vợ mình, mà nguyên nhân của thói xấu ấy, nằm ở sự hèn nhát của ông Họ đã nhiều lần tìm cách hàn gắn, khắc phục nhưng đều thất bại và chuyến đi là lần thử thách cuối cùng để lấy lại thế cân bằng trong đời sống vợ chồng Cả hai đều rất chân thành, rất quyết tâm Nghe tiếng sư tử gầm Macomber sợ hãi như cả phần đời đã qua, ông vốn hay sợ hãi Mục đích chuyến đi làm ông phải hồi tỉnh: “Anh phải giết cái đồ thối tha ấy” – Macomber khổ sở nói Margot lập tức kịp thời cổ vũ ông:

- “Đúng, đấy là lí do để anh đến đây phải không?”

- “Anh sẽ khử nó một cách ngoạn mục… Em biết anh làm được Em háo hức xem điều đo”ù Nhưng trong cuộc săn, đứng trước sư tử ông đã bỏ chạy, khiến nàng cảm thấy bị sỉ nhục và hơn hết là tuyệt vọng Cơ hội cứu vãn cuộc sống gia đình dường như đang khép lại Hai lần nhắc đến chuyện săn sư tử là hai lần nàng khóc Lúc nàng bỏ đi với Wilson, Macomber đã chất vấn nàng:

“Cô đã bảo nếu bọn ta đi chuyến này thì chuyện đó sẽ không tái diễn, cô đã hứa”

“Em đã rất muốn như thế Nhưng chuyến đi hỏng bét từ hôm qua” Một lần nữa Macomber ý thức rất rõ lỗi của mình, sự thất hứa bắt đầu từ phía mình Oâng tự dằn

Macomber tiếp tục đề nghị đi săn trâu rừng Tia hy vọng lại loé lên trong Margot Nàng lại dõi theo chờ đợi theo kiểu “còn nước còn tát” và phút nhiệm màu đã đến Ở loạt bắn thứ nhất, Macomber như thấy mình được lột xác, như tìm thấy khối tài sản lớn trong tâm hồn, “Trong đời hắn chưa bao giờ cảm thấy vui vẻõ như thế”, còn Margot bị xúc động mạnh đến ngỡ ngàng Nàng khen ngợi “Anh thật tuyệt vời đấy, anh yêu… Một cuộc săn đuổi ra trò” mà vẫn lo sợ hoài nghi – có đúng là Macomber đã thay đổi? Chỉ khi bắn con trâu rừng cuối cùng trong khoảng cách “thân hình con trâu như chồm lên người, Macomber mới tự khẳng định mình, hoàn toàn phục hồi danh dự Còn lại là những sai lầm không sao sửa chữa nổi của Margot Tác phẩm kết thúc bằng tiếng khóc của người đàn ba øđã giết chồng có thể gây cho bạn đọc hoặïc là niềm cảm thông chia sẻ, hoạc là nỗi bất bình công phẫn, nhưng chắc chắn đằng sau tiếng khóc ấy còn ẩn chứa thái độ của một con người dám chịu trách nhiệm về mình, cô đơn đối đầu với thất bại Hạnh phúc ngắn ngủi của Macomber cũng còn là hạnh phúc ngắn ngủi của Margot nữa

Trang 6

2.4 Những tên giết người Truyện Những tên giết người ấn tượng đầu tiên khơi gợi nơi bạn đọc khá tập trung: “ Xã hội Găngxtơ” (Đặng Anh Đào), “Thế giới của tội lỗi” (Lê Huy Bắc), “Sự lộng hành của cái ác” (Trần Thị Thuận), “Tình huống căng thẳng dưới áp lực của khủng bố” (Huy Liên)… Nhưng nhận định

về nhân vật, giữa các tác giả lại không có điểm chung Huy Liên cảm nhận “Không một chút nào hoảng hốt, Andreson một thân một mình kìm nén nỗi tuyệt vọng căng thẳng và sẵn sàng đón nhận cái chết… George đồng cảm với số phận của Andreson… Nick không chỉ đồng cảm với kẻ bất hạnh mà còn sẵn sàng cứu giúp” [24]

Lê Huy Bắc kết luận: “Trong số sáu nhân vật…, trừ Nick, năm người còn lại ít nhiều đã biểu lộ tội lỗi của mình: hai kẻ giết người, một kẻ quay lưng trước tính mạng của đồng loại, một người muốn cứu nhưng không tự mình hành động, và một người phó mặc mạng sống của mình cho lũ sát nhân Trong mắt Nick, Andreson là người tệ hại nhất” [25] Trần Thị Thuận đánh giá phải chăng hơn: “Andreson bất lực… Nick nhận thức được thực trạng

Nhìn toàn cục tác phẩm, chúng tôi có chung cảm nhận với các tác giả nghiên cứu trên Quả là đối thoại giữa các nhân vật, sự sắp đặt các chi tiết truyện đã hé mở tầng ngầm thứ nhất của tảng băng trôi – phản ánh tình trạng bạo lực xã hội, sự thống trị của cái ác Nhưng có lẽ điều nhà văn muốn thể hiện nhiều hơn là thái độ, là phản ứng của con người trước cái ác – cũng là tầng ý nghĩa thứ hai của tác phẩm – liệu con người có khả năng diệt trừ cái ác hay không? Lý giải điều này sẽ làm

Andreson bị săn đuổi cùng đường đã mệt mỏi tuyệt vọng, chờ chết, mong được chết Anh ta như

có nỗi đau phải sống Lê Huy Bắc rất có lý khi liên tưởng nhân vật này với Jozef K trong Vụ án của Kafka Sam, George, Nick – những người làm trong quán ăn thì mỗi người một ý Sam, George lớn tuổi hơn Nick, từng trải hơn Nick, xem ra có kinh nghiệm hơn Nick – nhúng tay vào những vụ thế này chỉ chuốc lấy thất bại và sự bất lợi, do vậy hai nhân vật này kẻ sợ hãi, người ngại ngùng đều đã đứng ngoài cuộc Họ mặc nhiên chấp nhận cái ác, chung sống cùng cái ác, miễn sao cái ác không xâm hại mình, phó mặc cho sự rủi may của số phận Nick cứu người nhưng bị chính nạn nhân khước từ Thái độ của Sam, George làm cậu thêm khó chịu Nick không chấp nhận lối sống cam chịu, thờ ơ trước số phận mình cũng như đồng loại nhưng Nick không thể cải tạo được nó nên quyết định bỏ đi – chọn cách chạy trốn để giữ mình trong sạch như Alfret trong Anh chàng ghét đời của Moliere đã làm Nick đã bất lực Xây dựng những nhân vật như thế, phải chăng Hemingway đã linh cảm thấy sự hoành hành của cái ác là vô phương cứu chữa? Nghe như trong từng trang truyện có tiếng thở dài của nhà văn trước một hiện thực buồn… Những tên giết người còn có một tầng nghĩa nữa, một chức năng nữa – ghi lại một phần đời của Nick, góp phần hoàn thiện bức chân dung về Nick mà Hemingway dày công khắc hoạ trực tiếp

Theo Trần Phong Giao, Một nơi sạch sẽ và sáng sủa là “truyện diễn tả rõ ràng cái tín điều hư vô chủ nghĩa, là điều đã ám ảnh Hemingway từ khi ông khởi đầu cuộc sống cũng như văn nghiệp

Nhà nghiên cứu Hoàng Nhân lại thấy ở đây một tâm trạng buồn đến não ruột, buông trôi: Truyện

“thể hiện ít nhiều tính chất hư vô chủ nghĩa, bộc lộ “một nỗi buồn chán đến thờ ơ với cuộc sống, buông xuôi phó mặc cho dòng đời… và đành chấp nhận” [27] Với Trần Thị Thuận, Một nơi sạch sẽ và sáng sủa mang ý nghĩa tích cực: “Sự khao khát một nơi ánh sáng đèn của con người bất hạnh đó Nó chứng tỏ rằng, dù cuộc sống đang là một thử thách lớn, và ông lão cũng như người bồi lớn tuổi, với sự từng trải của mình, chẳng thể nào không

Trang 7

chiêm nghiệm sâu xa về cái hư vô muôn thủa của đời người, vẫn dũng cảm đương cự với tất cả,

để có thể trong một chừng mực nào đó, vượt lên và tự khẳng định mình” [28]

Lê Huy Bắc một mặt cùng suy nghĩ với Trần Phong Giao ở khía cạnh tác phẩm thể hiện cái hư

vô Mặt khác lại đưa ra một cách cắt nghĩa, “truyện về con người cô độc” [29] Với một tác phẩm chưa đầy bảy trang dịch có tới hai mươi hai lần lặp lại từ “hư vôâ” – “Nada”

và bốn lần lặp lại từ “trống rỗng” quả có gợi lên nhiều suy nghĩ trong người đọc Nếu bảo đây là chuyện tích cực, con người “vẫn dũng cảm đương đầu với tất cả” thì cũng hơi quá Hai nguời bồi

và ông lão thường xuyên đến quán , mỗi người một cảnh.Nhưng thế giớt nội tâm của người bồi lớn tuổi và ông lão có một chút gì đó gần gặn, đồng điệu: họ cô đơn, không thích đi ngủ, thích những quán sạch sẽ và sáng sủa Môi trường sạch sẽ và sáng sủa là nhu cầu tất yếu và tự nhiên của con người, vậy mà hai người kia cứ phải băn khoăn chọn lựa Nhu cầu ấy ở họ quá lớn như một nỗi khát khao, vậy thì hẳn là xung quanh họ có nhiều nơi không sạch không sáng Phản ánh một hiện thực không tươi sáng, với những con người không có tuổi trẻ, không có niềm tin chính

là thể hiện tư tưởng bi quan của tác giả, có điều bi quan nhưng chưa hoàn toàn tuyệt vọng Nhân vật Hemingway hay cũng chính là ông vẫn muốn tìm một hướng thoát, vẫn mong mỏiõ ánh sáng

Và dẫu có chưa tìm thấy hướng đi thì vẫn phải biết giữ mình trong sạch Một nhà nghiên cứu nào đó đã nói: “Văn học là tôi, khoa học là chúng ta”, chính là muốn khẳng định yếu tố cá nhân trong sáng tạo văn học Một khi tác phẩm còn tồn tại, còn có bạn đọc thì ý nghĩa của nó vẫn chưa đến tận cùng Cách đọc của mỗi người đã làm nên ý nghĩa

“Khi đọc tác phẩm, tôi đặt vào sự đọc cái tình huống của tôi… Tình huống luôn thay đổi ấy làm

ra tác phẩm chứ không phải tìm lại được nó Tác phẩm không phản đối, chống lại các ý nghĩa mà

Và cứ thế “có bao nhiêu độc giả và bao nhiêu sự đọc mới cho cùng một tác phẩm, thì có bấy nhiêu những thành tựu, những cụ thể hóa tác phẩm” Theo quan niệm trên, thì những phân tích các lớp nghĩa trong mỗi văn bản nghệ thuật như đã nêu và trong các tác phẩm khác của Hemingway chưa phải là tất cả Các nhà nghiên cứu sẽ còn sáng tạo nữa, sáng tạo mãi để tác phẩm của ông sống vĩnh viễn, mới vĩnh viễn

Ngày đăng: 01/06/2018, 14:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w