Một số tình huống trong mua bán hàng hóa quốc tếMôn nghiệp vụ ngoại thươngNếu trong LC quy định thanh toán hoặc gửi hàng làm nhiều lần trong những thời gian quy định, thì một lần nào đó không thanh toán hoặc không gửi hàng trong thời kỳ dành cho lần đó, thì LC sẽ không còn giá trị đối với lần đó và những lần tiếp theo (Điều 32 UCP – DC 600).Bộ chứng từ do công ty A xuất trình sẽ bị từ chối thanh toán
Trang 1Tình huống 1:
Công ty C (Việt Nam) ký hợp đồng bán 6.000 MT sắt phế liệu cho công ty K (Hong Kong):
Thanh toán: Confirmed irrevocable L/C at sight
Giám định số lượng và quy cách phẩm chất do VINACONTROL tiến hành tại Cảng xếp hàng
và có giá trị cuối cùng
Công ty K mở L/C, trong đó sửa lại một số điểm như sau:
Chỉ thanh toán khi ngân hàng Hong Kong chấp nhận bộ chứng từ
Thanh toán 80% trị giá hợp đồng, 20% còn lại sẽ thanh toán sau khi có kết quả giám định tại Cảng dở hàng
Thực tế, khi tới cảng dở hàng, thương nhân mới thanh toán 80% trị giá hàng, còn lại đã bị họ khấu trừ với các lý do:
+ Hàng lẫn quá nhiều tạp chất : 180 MT
+ Quá kích cỡ
+ Phạt cước khống
Công ty C không chấp nhận và tiến hành khiếu nại đòi lại số tiền trên Vụ tranh chấp kéo dài hơn
1 năm với nhiều diễn biến phức tạp Sau rất nhiều nỗ lực cuối cùng công ty C cũng đòi được 1/3
số tiền hàng đã bị thương nhân khấu trừ, kết thúc vụ này công ty thiệt hại hơn 70 ngàn USD
Bình luận tình huống:
Người mua nước ngoài tỏ ra am hiểu các quy tắc về thanh toán tín dụng chứng từ quốc tế: L/C được mở dựa vào hợp đồng ngoại thương, nhưng khi L/C đã mở thì lại độc lập với hợp đồng L/C trở thành căn cứ để Ngân hàng ra quyết định thánh toán hay không cho người xuất khẩu (Người thụ hưởng L/C)
Để phòng ngừa những hậu quả không hay, các đơn vị kinh doanh Việt Nam khi xuất khẩu phải hết sức thận trọng trong khâu kiểm tra L/C cho phù hợp các điều kiện trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã ký kết Mọi đề nghị sửa đổi hợp đồng đều phải được người bán cân nhắc chu đáo để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình
Trang 2Tình huống 2
Một nhà xuất khẩu gỗ ở Bình Dương, Việt Nam:
Trị giá xuất khẩu là 120.000 USD, giá FOB cảng Sài Gòn (Incoterms 2000)
Thanh toán qua phương thức tín dụng chứng từ
Ngân hàng phát hành thư tín dụng ngày 5/8/2017, ngày hết hiệu lực là 30/8/2017
Nhà xuất khẩu gỗ đã chuẩn bị gỗ xuất khẩu nhưng không giao được vì phía người mua không thuê phương tiện vận tải Thời hạn hết hiệu lực của L/C kết thúc mà bên xuất khẩu cũng không giao được hàng, bị thiệt hại mà không khởi kiện được bên mua
Bình luận tình huống:
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu theo điều kiện thương mại FOB nhưng rất bị động với phương tiện vận tải, trong trường hợp này có những cách dưới đây:
Mặc dù xuất khẩu theo điều kiện FOB để dành lợi thế, người bán thỏa thuận ngay trong khâu
ký kết hợp đồng ngoại thương là người bán sẽ chủ động thuê phương tiện vận tải, còn người mua trả cước phí
Quy định rõ trong hợp động ngoại thương Nếu người mua không kịp thời thuê phương tiện vận tải, gây thiệt hại cho người bán thì phải đền bù thiệt hại (nêu ở điều khoảng Penalty)
Nên tiến tới thương lượng theo điều kiện nhóm C (CIF, CFR,…)
Trong tình huống này sau nhiều lần hối thúc người mua không thuê phương tiện vận tải thì người bán chủ động thuê tàu và lấy vận đơn cước phí trả sau (Freight to coffect at destination port) xuất trình cho ngân hàng phát hành để thanh toán tiền hàng
Tình huống 3
Một L/C cho phép giao hàng từng phần và quy định số lượng và loại hàng như sau:
Gạo 30.000 MT – Cơ cấu hàng giao:
+ Gạo 5% tấm – 10.000 MT + Gạo 25% tấm – 10.000 MT + Gạo 35% tấm – 10.000 MT
Bộ chứng từ xuất trình cho đợt giao hàng đầu tiên như sau:
+ 5.000 MT gạo 25%
+ 5.000 MT gạo 35%
+ 2.000 Mt gạo 5%
Như vậy nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ của đợt giao hàng đầu tiên có bị coi là bất hợp lệ không?
Bình luận tình huống:
L/C cho phép giao hàng từng phần (Partial Shipment is allowed) nhưng không nêu cụ thể khối lượng hoặc cơ cấu, giá trị hàng hóa từng lần giao trong L/C Trong trường hợp cụ thể này bộ chứng từ hợp lệ
Tuy nhiên khối lượng các lần giao phải là 30.000 MT và phải đạt được cơ cấu gạo quy định
Trang 3 Công ty A xuất khẩu gạo 35% tấm cho Iran L/C cho phép giao hàng từng phần và quy định:
Chuyến 1 giao 10.000 MT gạo mùa vụ 2005, ngày giao muộn nhất là 1/10/2008
Chuyến 2 giao 10.000 MT gạo mùa vụ 2005, ngày giao muộn nhất là 1/11/2008
Chuyến 3 giao 15.000 MT gạo mùa vụ 2005, ngày giao muộn nhất là 1/12/2008
Công ty A không kịp thực hiện chuyến giao hàng đầu tiên Sau đó công ty A thực hiện hoàn chỉnh chuyến giao hàng thứ 2 Hỏi bộ chứng từ do công ty A xuất trình có được chấp nhận thanh toán không?
Bình luận tình huống:
Nếu trong L/C quy định thanh toán hoặc gửi hàng làm nhiều lần trong những thời gian quy định, thì một lần nào đó không thanh toán hoặc không gửi hàng trong thời kỳ dành cho lần đó, thì L/C sẽ không còn giá trị đối với lần đó và những lần tiếp theo (Điều 32 UCP – DC 600)
Bộ chứng từ do công ty A xuất trình sẽ bị từ chối thanh toán
Tình huống 5
Công ty xuất khẩu tôm đông lạnh đi một nước ở Châu Âu, trong khi không có tàu đi thẳng tới nước đó
Trong khi L/C quy định hàng không được chuyển tải, như vậy công ty A làm thế nào để lấy được B/L hợp lệ để thanh toán?
Bình luận tình huống:
Mọi B/L, trên đó ghi chuyển tải hoặc có thể chuyển tải thì vấn được chấp nhận, ngay cả khi L/C quy định “cấm chuyển tải” – nếu hàng hóa giao bằng container, xa mooc hoặc xà lan LASH (có thể hiện trên vận đơn) (điều 10 UCP – DC 600)
Hàng đông lạnh được chuyên chở trong các container đặc biệt
Như vậy, công ty A lấy vận đơn thể hiện chuyển tải hoặc không chuyển tải đều được ngân hàng chấp nhận
Tình huống 6
Một công ty xuất khẩu thủy sản ở TP Hồ Chí Minh xuất khẩu một lô hàng tôm sú và cá basa sang Nhật Bản trị giá 800.000 USD
L/C quy định giao hàng làm 3 lần, trong đó lần 1 giao tôm sú ít nhất là 100.000 USD, nhưng thực
tế lần 1 chỉ giao tôm sú trị giá 40.000 USD và nhà xuất khẩu cam kết sẽ giao hàng ở 2 lần tiếp theo
Nhưng phía nước ngoài từ chối nhận hàng lần 1 và hủy toàn bộ hợp đồng và đòi đền bù thiệt hại
80.000 USD (10% trị giá hợp đồng) Đúng hay Sai?
Bình luận tình huống:
Phía xuất khẩu Việt Nam đã thua kiện, phải đền bù thiệt hại cho đối tác
Nếu L/C quy định rõ cơ cấu chủng loại hàng hoặc trị giá hàng giao thì người xuất khẩu phải tuân thủ đúng quy định của L/C mới được thanh toán Chỉ cần 1 lần không giao đúng quy định của L/C, thì những lần giao hàng tiếp theo dù giao hàng theo đúng cơ cấu vẫn bị từ chối thanh toán
Bài học : Người bán phải giao hàng theo đúng quy định của L/C
Trang 4Tình huống 7
Giao hàng chậm và giải quyết hậu quả
Công ty VT&XNK (Hà Nội) ký hợp đồng xuất khẩu 01 container lạc nhân loại 40 feet, trị giá khoảng 40 triệu VND, theo điều kiện “FOB Hải Phòng” (Incoterms 2000), vận tải tàu chợ, cho công ty NK (Singapore) Tranh chấp sẽ giải quyết tại Trọng tài quốc tế Singapore
Do đưa hàng hóa ra cảng chậm, tàu đã ra khơi theo lịch trình, nhân viên giao hàng của công ty VT&XNK đã thuê bãi container để gửi hàng và giao chậm 01 tuần vào chuyến tàu sau Sau 2 tuần từ ngày nhận hàng của công ty NK đòi bồi thường 12.000 USD do giao hàng chậm và bị kém phẩm chất Thư cũng chỉ rõ nếu không chấp nhận bồi thường sẽ khiếu nại ra trọng tài quốc
tế Singapore
Công ty VT&XNK sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào để vừa đúng thông lệ quốc tế, vừa giảm thiểu thiệt hại?
Trang 5Giao hàng không thể sử dụng được
Công ty A (Việt Nam) ký hợp đồng bán cho công ty B (Nga) 105 MT lạc nhân theo điều kiện CIF cảng Vladivostok (Incoterms 2000) Tổng trị giá hợp đồng là 75.000 USD, giao hàng bằng container trong tháng 10 tại cảng Sài Gòn Hình thức thanh toán TTR, trả ngay khi nhận bộ chứng từ Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận lạc nhân có độ ẩm là 9%, Công ty A phải cung cấp chứng từ cho công ty B trong vòng 5 ngày sau ngày giao hàng; địa điểm kiểm tra số lượng ở cảng Vladivostok là cuối cùng
Ngày 15/10, Công ty A giao 105 MT lạc nhân và được Vinacontrol cấp giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng có các chỉ tiêu đúng như hợp đồng quy định Hàng được chở đển càng
Vladivostok vào ngày 30/10 và công ty B cũng đã thanh toán toàn bộ số tiền của hợp đồng ngay khi nhận được bộ chứng từ
Ngày 5/11, Công ty B bán lô hàng này lại cho công ty C (Nga) và ngày 15/11, công ty mời Tổ chức giám định Nga kiểm tra số lạc nhân này tại kho hàng ở cảng Vladivostok Theo chứng thư của cơ quan này thì lạc nhân có độ ẩm là 12%, lạc mốc, mọc mầm, hư thối không thể sử dụng được phải hủy bỏ Công ty B báo cho công ty A biết vấn đề này và thông báo đòi lại số tiền hàng
đã thanh toán cho công ty A; đồng thời tuyên bố đã hủy bỏ lô hàng trên theo yêu cầu của cơ quan giám định
Công ty A bác bỏ ý kiến , do đó công ty B khởi kiện công ty A
Trang 6Tình huống 9
Tranh chấp về giao hàng
Ngày 31/3/2003 Công ty du lịch (CTDL) Bình Định ký kết hợp đồng mua bán với công ty CNR Traning Co.LTD (Hàn Quốc) để mua lô hàng gồm 4 xe đầu kéo đã qua sử dụng Theo hợp đồng, hàng sẽ được giao theo điều kiện CIF cảng thành phố HCM (Incoterms 2000)
Công ty CNR đã thuê hãng tàu Bright Shipping Co.LTD (Hàn Quốc) vận chuyển lô hàng nói trên
về Cảng Lotus TP HCM Ngày 2/6/2003, CTDL Bình Định nhận được thông báo hàng đến của đại lý hãng tàu Bright Shipping tại Việt Nam là Công ty cổ phần Thương mại vận tải (CPTMVT) OST có trụ sở đóng tại TP HCM, kèm theo đó, công ty này cũng yêu cầu CTDL Bình Định mang vận đơn đường biển bản chính đến công ty để nhận lệnh giao hàng
Ngày 11/6/2003 CTDL Bình Định đã đề nghị ngân hàng đại diện của mình thanh toán tổng số tiền theo hợp đồng cho phía bán hàng và nhận bản chính vận đơn đường biển Trên vận đơn này
có ghi rõ cước phí đã trả Tuy nhiên, khi đại diện CTDL Bình Định mang vận đơn đường biển đến Công ty CPTMVT OST để nhận lệnh giao hàng thì ở đây không chịu giao với lý do: chưa nhận được chỉ thị từ phía hãng tàu
Ngày 29/12/2003, sau khi CTDL cử luật sư sang làm việc thì phía Công ty CPTMVT OST mới đưa ra một email của hãng tàu với nội dung: Giữ lại lệnh giao hàng vì người gửi hàng còn nợ chủ tàu khoảng 10.000 USD cho 2 vận đơn (trong đó có vận đơn chuyển hàng của của CTDL Bình Định)
Tiếp sau đó, ngày 4/2/2004, Công ty CPTMVT OST tiếp tục gửi cho CTDL Bình Định một email khác, lần này xác nhận CTDL Bình Định phải giao cho Công ty CPTMVT OST 13.500 USD để đổi lấy lệnh giao hàng
Trang 7Tranh chấp về bảo hiểm hàng hóa
Công ty A (Việt Nam) bán cho công ty B (Ukraina) 10.000 MT gạo 5% tấm với giá 187
USD/MT, CIF cảng Odessa Thanh toán theo TTR ngay khi tàu đến cảng Odessa Thời hạn giao hàng: trong tháng 8
Ngày 1/8, công ty A giao hàng lên tàu Trên hàng trình đi biển, tàu bị sự cố nước biển tràn vào hầm tàu và làm cho 1000 MT gạo bị ướt Hãng tàu báo cho công ty A biết việc này để tìm giải pháp khắc phục ngay khi tàu đến tàu đến cảng Odessa Công ty A thông báo ngay cho công ty B biết để liên hệ với công ty bảo hiểm giải quyết Tuy nhiên khi công ty B xem lại chứng từ bảo hiểm do công ty A cung cấp cho mình thì thấy tên người được bảo hiểm là công ty A và Giấy chứng nhận bảo hiểm ghi điều kiện bảo hiểm C nên công ty bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường tổn thất trong trường hợp này Do đó công ty B báo cho công ty A biết rằng họ không có quyền khiếu nại công ty bảo hiểm đòi bồi thường tổn thất và cho rằng khiếu nại là nghĩa vụ của công ty A
Ngày 15/8, tàu đến Odessa, hãng tàu gởi thông báo giao gạo cho công ty B nhưng công ty B không nhận hàng và không thanh toán tiền hàng Hãng tàu báo cho công ty A tìm biện pháp giải quyết để giải phóng lô hàng này Công ty A thuê kho ngoại quan ở cảng Odessa để gửi hàng vào
đó chờ giải quyết Căn cứ theo hợp đồng thuê tàu, hãng tàu tính thời gian chờ đợi và buộc người người thuê tàu phải chịu phạt 20.000 USD cho hãng tàu Công ty A khởi kiện công ty A khởi kiện công ty B ra trọng tài để xét xử
Trang 8Thảo luận tình huống
Kỹ thuật ngoại thương 2
Tình huống 1: VỤ KIỆN VỀ VIỆC KHÔNG GIAO HÀNG
Ngày 1/9, công ty X (Việt Nam) ký hợp đồng mua 20.000 MT cement của công ty Y (Philipines) giá 54 USD/MT, CFR cảng Quy Nhơn (Incoterms 2010), giao hàng vào tháng 10 Thanh toán bằng L/C không hủy ngang trả ngay L/C phải được mở trước ngày 15/9 Ngoài ra, trong hợp đồng hai bên có thỏa thuận 1 số điều khoản sau:
+ Điều khoản về bất khả kháng (BKK): Bên nào rơi vào trường hợp BKK (trong đó có lũ lụt) thì được miễn trách
+ Điều khoản phạt vi phạm: Nếu người bán chậm giao hàng thì phải chịu phạt 0.02% ngày trên trị giá lô hàng giao chậm
Ngày 10/9, công ty X đã mở L/C cho công ty Y
Ngày 15/9 Công ty X bán lại số cement trên cho công ty Z (VN) với giá 970.000 VND/MT, giao hàng tại cảng Quy Nhơn, thời hạn giao hàng trong tháng 10, công ty X phải đặt cọc cho công ty X 100 triệu đồng tiền mặt và sẽ thanh toán toàn bộ tiền hàng cho công ty X bằng chuyển khoản ngay sau khi hàng đã dỡ khỏi tàu tại cảng Quy Nhơn Nếu người bán không giao hàng thì phải trả cho người mua gấp đôi tiền đặt cọc (200 triệu đồng tiền mặt) ngay sau khi hết hạn giao hàng quy định trong hợp đồng
Ngày 15/10, công ty Y thông báo cho công ty X biết là không thể giao số cement nói trên vì họ rơi vào trường hợp BKK là lũ lụt và đề nghị hủy hợp đồng
Hết tháng 10, công ty Z không nhận được hàng của công ty X nên khiếu nại và buộc công ty X phải trả 200 triệu đồng như đã thỏa thuận vì đã không có hàng giao theo hợp đồng Nếu không, công ty Z sẽ kiện ra tòa để xét xử
Câu hỏi :
1 Theo Anh/Chị Sự việc này sẽ được giải quyết như thế nào?
2 Qua vụ việc này, Anh/Chị rút ra được bài học kinh nghiệm gì?
Trang 9 Công ty A (Việt Nam) ký hợp đồng bán cho công ty B (Singapore) 1.500 MT hạt điều, xuất xứ Việt Nam, giá 940 USD/MT theo điều kiện FCA kho ngoại quan cảng Sài Gòn (Incoterms 2000) Hàng giao trong tháng 6 Thanh toán bằng L/C trả ngay Trong hợp đồng có quy định về chứng từ thanh toán, trong đó có:
+ Giấy chứng nhận xuất xứ;
+ Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng, chất lượng cho SGS hoặc Vinacontrol cấp
Thực hiện hợp đồng, ngày 31/5 công ty B đã mở L/C cho công ty A, trong L/C quy định chứng từ thanh toán, trong đó có:
+ Giấy chứng nhận xuất xứ: 1 bản gốc và 2 bản copy
+ Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng, chất lượng cho SGS hoặc Vinacontrol cấp: 1 bản gốc và 2 bản copy
Ngày 15/6, Công ty A giao 1.500 MT hạt điều vào kho ngoại quan tại cảng Sài Gòn và mời Vinacontrol kiểm tra thực tế hàng hóa Sau khi Vinacontrol kiểm tra xong, Vinacontrol cấp cho công ty A Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng, chất lượng trong đó ghi các chỉ tiêu số lượng, trọng lượng, chất lượng phù hợp như hợp đồng Sau đó, công ty A lập Giấy chứng nhận xuất xứ
do chính công ty A xác nhận xuất xứ hạt điều đỗ giao có nguồn gốc tại Việt Nam và tập hợp các chứng từ theo quy định xuất trình cho ngân hàng mở L/C yêu cầu thanh toán
Ngày 30/6, Công ty B phát hiện lô hàng này không phải xuất xứ từ Việt Nam mà có nguồn gốc xuất xứ từ Campuchia, do đó công ty B không nhận hàng đồng thời thông báo cho ngân hàng mở L/C không thanh toán Căn cứ vào điều khoản vi phạm hợp đồng, công ty B đòi công ty A phải chịu phạt 10.000 USD về việc không giao hàng đúng chất lượng như hai bên đã thỏa thuận và đòi công ty A phải trả cho công ty B 1.200 USD về khoản lãi tiền vay ngoại tệ để ký quỹ mở L/C tại ngân hàng
Câu hỏi :
1 Theo Anh/Chị Sự việc này sẽ được giải quyết như thế nào?
2 Qua vụ việc này, Anh/Chị rút ra được bài học kinh nghiệm gì?
Trang 10Tình huống 3: TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN L/C
Hợp đồng mua bán số 611/17120 về bột mì nhãn hiệu “con gà trống vàng” được ký kết giữa Bên bán Pháp (Nguyên đơn) và Bên mua Việt Nam ngày 22/11/2001 với số lượng 10.000,00 MT (+/-10%) theo điều kiện CIF Incoterms 2000 Cảng Hải Phòng, thanh toán bằng L/C, mở tại ngân hàng A Việt Nam cho Nguyên đơn hưởng lợi thông báo qua Ngân hàng B Paris với điều kiện không thể hủy bỏ và có giá trị chiết khấu tại bất cứ ngân hàng nào ở Paris (Irrevocable and Available with any bank in Paris by Negotiation)
Bên mua Việt Nam đã yêu cầu ngân hàng A của mình phát một L/C không thể hủy ngang, chiết khấu tự do nói trên Chứng từ yêu cầu xuất trình trên L/C ghi như sau:
- Signed detail commercial invoice in triplicate plus 03 copies
- A full set (3/3) of original “clean shipped on board”, ocean Bills of lading made out to order
of A BANK Vietnam, marked “freight prepaid” and notify the applicant
- Certificate of origin in one original and two copies issued by the Paris Chamber of
Commerce
- Certificate of quality in 03 original issued by Burauxveritax Paris
- Detail packing List in triplicate plus 03 copies Certificate of quantity in one original and two copies
- Certificate of hold and hatch cleanliness at loading port in 01 original plus 03 copies
- Certificate of fumigation in 03 orginal plus and 03 copies
+ Third party documents are acceptable
+ Charter party bills of lading are acceptable
Nguyên đơn đã chiết khấu chứng từ tại Ngân hàng thông báo B ở Paris Ngân hàng thông báo B Paris xuất trình chứng từ đòi tiền Ngân hàng phát hành A Việt Nam
Ngân hàng phát hành A Việt Nam đã nhận được bộ chứng từ do Ngân hàng B Paris xuất trình đúng hạn và tiến hành kiểm tra trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc ngân hàng kể từ ngày nhận chứng từ Căn cứ vào kết quả kiểm tra, Ngân hàng phát hành A Việt Nam đã thông báo cho Bên mua Việt Nam biết rằng các chứng từ có 3 sai biệt so với yêu cầu của L/C và yêu cầu bên mua Việt Nam kiểm tra lạo và trả lời trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả kiểm tra là chấp nhận hay từ chối thanh toán
Bên mua Việt Nam phát hiện thêm 1 sai biệt nữa của bộ chứng từ và từ chối thanh toán Ngân hàng phát hàng A Việt Nam từ chối thanh toán và trả lại chứng từ cho ngân hàng xuất trình Các sai biệt gồm có: