SỰ RA ĐỜI CỦA BI KỊCH HI LẠP Bi kịch Hi Lạp là “một vẻ đẹp của Hi Lạp cổ đại” Aritxtôt, là một thành tựu quan trọng bậc nhất của nền văn học Hi Lạp trong thời kì cổ điển của nó.. Texpix
Trang 1BI KỊCH HI LẠP
I SỰ RA ĐỜI CỦA BI KỊCH HI LẠP
Bi kịch Hi Lạp là “một vẻ đẹp của Hi Lạp cổ đại” (Aritxtôt), là một thành tựu quan trọng bậc nhất của nền văn học Hi Lạp trong thời kì cổ điển của nó Thể loại bi kịch là “một bước phát triển cao của nghệ thuật thơ ca” (Hêghen), nó ra đời dựa trên nhu cầu phản ánh hiện thực tất yếu của nghệ thuật, trên một hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định
Đó là thời kì từ thế kỉ thứ VI đến thế kỉ thứ IV tr CN, thời kì tan rã của chế độ công xã thị tộc và bước đầu xác lập chế độ quốc gia thành bang (Etat – Cite) của xã hội chiếm hữu nô lệ
Đó là thời kì diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa giai cấp chủ nô và nô lệ, giữa tầng lớp quý tộc ruộng đất, đại diện cho tư tưởng bảo thủ lạc hậu, độc tài chuyên chế, và tầng lớp chủ nô công thương cùng những người dân tự do, tiêu biểu cho trào lưu tư tưởng tự do dân chủ
Và đó cũng là thời kì nền văn hoá Aten phát triển về mọi mặt
Buyse trong Để bảo vệ thơ ca đã nói: “Một nghệ thuật mới đã xuất hiện” đồng thời với sự
“xuất hiện con người mới” Và đó cũng là nguồn gốc xã hội đích thực của sự ra đời của bi kịch
Cũng giống như các loại hình nghệ thuật khác, khi mới phôi thai bi kịch đã vay mượn hình thức biểu diễn của đội đồng ca đitirambơ của lễ tế thần Điônizôx – thần rượu nho, thần say, thần hoan lạc
Nhân dân Hi Lạp sở dĩ chọn thần rượu nho Điônizôx để thờ cúng tế lễ vì:
trồng nho và làm rượu nho
lao động trồng nho đã tìm thấy sự “đồng điệu” trong những ca khúc hát về cuộc đời vị thần này
Lễ tế diễn ra trong 6 ngày Ba ngày đầu, dàn đồng ca hát múa quanh bàn thờ thần những khúc ca vui, những khúc ca buồn (khúc ca vui về đoàn tuỳ tùng, khúc ca buồn về cuộc
Trang 2đời gian truân của thần) Abramôvich nói rằng “Chính những bài ca buồn thảm về cuộc đời đau khổ của Điônizôx là mầm mống của bi kịch”
Ban đồng ca có đội trưởng, có hoá trang, khoác da dê (vì thần Điônizôx đã từng đội lốt dê trước khi là vị thần đầy quyền lực) Chính từ đó mà có chữ Tragédie (bi kịch) bao gồm hai thành phần tragos, có nghĩa là con dê, và Odes, có nghĩa là bài ca – bài ca con dê Đội đồng ca hát múa, trình diễn xung quanh bàn thờ thần (được đặt ở trung tâm dàn nhạc gồm
có đàn, sáo, trống)
Ba ngày sau là dành cho việc thi diễn kịch Đề tài xoay quanh cuộc đời thần Điônizôx, sau này mới mở rộng ra các đề tài khác của thần thoại hoặc của thực tế cuộc sống Mỗi ngày diễn tác phẩm dự thi của một tác giả (gồm có 3 vở bi kịch liên hoàn và 1 vở hài kịch xatirơ) Sau đó Ban giám khảo tuyên bố giải nhất, nhì hay ba Người được giải sẽ được khắc tên vào bia đá, đội hoa lên đầu và công kênh lên vai trong sự chúc mừng của quần chúng
Texpix là người đã tách từ đội đồng ca ra người diễn viên thứ nhất làm tăng cường chất đối thoại và yếu tố diễn xuất của kịch; đề tài kịch không còn bị câu thúc trong khuôn khổ truyền thuyết về thần Điônizôx
Vào khoảng giữa thế kỉ thứ V tr CN yếu tố đối thoại và diễn xuất của kịch càng được tăng tiến khi Esin và Xôphôclơ tăng con số diễn viên lên 2 và 3 Diễn viên đứng trên bục cao hơn để khán giả dễ nhìn thấy và để cho việc đối thoại được dễ dàng Sân khấu được thiết kế quy mô hơn Giai đoạn này, vai trò của đội đồng ca rất quan trọng, tham gia vào
sự phát triển của hành động kịch Đến thời Ơripit, vai trò quan trọng đó dần dần mất đi, diễn viên thôi không còn đối thoại với đội đồng ca nữa và chỉ đối thoại với nhau, hành động kịch khai triển hầu như độc lập với sự hiện diện của đội đồng ca
Nói đến sự phát triển của bi kịch Hi Lạp và những thành tựu lớm lao của nó là phải nói đến ba tác giả lớn: Esin, Xôphôclơ và Ơripit Các nhà học giả cho rằng năm 480 tr CN là một cái mốc đặc biệt quan trọng đối với bi kịch Hi Lạp Vì đó là năm Esin, trong đoàn quân chiến thắng trận Xalamin trở về; năm mà Xôphôclơ, thành viên của ban nhạc chào mừng người chiến thắng; năm mà Ơripit cất tiếng khóc chào đời
II GIỚI THIỆU MỘT SỐ TÁC GIẢ CỦA THỜI KÌ NÀY:
1 ESIN- Nhà thơ của thời kì nền dân chủ mới hình
a Cuộc đời:
- Esin (525-455TCN), sinh ra trong một gia đình quí tộc Tuy nhiên, anh em của ông lại
là những người yêu nước, có công với đất nước
Trang 3- Ong sinh ra, được tắm mình trong bầu không khí trong lành của thời đại, thời kì phát triển bồng bột của phong trào tự do dân chủ, của xu thế tiến bộ văn minh và nhất là của những cuộc chién tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Hi Lạp chống Ba Tư
- Chính Esin cũng đã tham gia hai cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước: trận Maratong (490 TCN) và Xalamin (480TCN) Ông thuộc thế hệ những chiến sĩ Maratông quả cảm, anh hùng mà nhân dân hết sức ngưỡng mộ
Sau này khi ông mất, người đương thời đã khắc lên bia mộ ông: “Nơi đây đã yên nghỉ
Esin, người con cuả Ơphoriong, sinh ra ở A- ten và qua đời trên cánh đồng màu mỡ Ghêla- khu rừng thiêng danh tiếng ở Maratong và người Metzơ tóc dài có thể kể ngọn nguồn về lòng dũng cảm của người”
b Sự nghiệp sáng tác:
- Esin bắt đầu sáng tác kịch năm 25 tuổi (500 TCN), đạt giải nhất kì thi thơ vào năm 484 TCN
- Số lượng sáng tác của ông lên tới 90 vở kịch, tuy nhiên hiện nay chỉ còn lại 7 vở Gồm:
+ Quân Ba Tư (làm nên danh tiếng lừng lẫy- 472 TCN :phản ánh chiến thắng của người
Hi Lạp và thất bại thảm hại của quân Ba Tư, thể hiện tính tự cường dân tộc
+ Những người thiếu nữ cầu xin: phản kháng tính chất thô bạo cưỡng bức của chế độ hôn nhân tập đoàn, khát vọng tự do của con người
+ Bảy tướng đánh thành Tebơ: lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần chiến đấu hi sinh cho sự sống còn của đất nước
+ Promete bị xiềng
+ Bộ ba vở kịch Orexti :
- Agamemnông
- Những người phụ nữ mang đồ tế lễ
- Các nữ thần An đức
* Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của kịch Esin:
- Nội dung:
- Thể hiện tinh thần yêu tự do
Trang 4- Khẳng định sự chiến thắng của văn minh tiến bộ đối với cái dã man lạc hậu
- Mang hào khí thời đại, ánh sáng công lí, chính nghĩa
- Nghệ thuật:
Bên cạnh một số hạn chế (tính chất đơn giản, mang màu sắc tự nhiên chủ nghĩa, tính cách nhân vật có sẵn), kịch Esin mang ưu điểm: màn đối thoại sinh động, giọng văn hùng tráng trữ tình, có sức truyền cảm với người nghe Vì vậy: sự nghiệp của ông là những
“viên gạch vàng” đặt nền móng cho toà nhà lớn bi kịch của nhân loại
2 XÔPHÔCLƠ - Nhà thơ của nền thời kì dân chủ phồn
a Cuộc đời:
- Xôphôclơ (496 – 406 TCN) sinh ở Côlônơ gần Aten
- Gia đình: quí tộc, giàu có và đầy thế lực
Thời kì Aten suy thoái vì ôm mộng bá chủ, đọ sức với Xpactơ
Giai đoạn lịch sử đầy thăng trầm của nhà nước Aten dân chủ
Bản thân:
Được giáo dục toàn diện và sớm có năng khiếu thơ ca
Ngoại hình đẹp và nhiều tài năng
Đạt nhiều thành công trong hoạt động xã hội lẫn văn chương
b Sự nghiệp sáng tác:
Nhà thơ của bi kịch
Sự nghiệp bừng nở trong không khí sôi nổi về văn hóa giáo dục của thời đại
Trang 5Trên 60 năm sáng tác với hơn 100 vở kịch.
Vở bi kịch đầu tiên (nay đã thất lạc): Tritôlem đã đem lại giải nhất cho Xôphôclơ Tương truyền, nó hấp dẫn khán giả đến nỗi việc chấm giải không theo thủ tục thông thường Nó được giao cho những nhà chỉ huy quân sự do Ximông đứng đầu xem xét
Đến nay còn 7 vở:
3 ƠRIPIT- Nhà thơ của thời kì dân chủ suy tàn:
a Cuộc đời:
-Ơripit sinh vào khoảng năm 480 TCN hoặc 484 TCN, mất năm 406 TCN
-Xuất thân trong một gia đình quý tộc khá giả, có điều kiện ăn học nên học vấn uyên bác Ông ham đọc sách, say mê sáng tác, thích nơi yên tĩnh để tư duy nên bị người đương thời cho là có tính cô độc, xa lánh đồng loại
-Ngoài ra ông còn bị coi là người lập dị vì hay giao du với "những người nguy hiểm" như Anaxago, Prôtagôrax, các triết gia tiến bộ đương thời
- Ông sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh lịch sử đầy biến động: nền dân chủ của Aten suy thoái, mâu thuẫn giữa các phe phái trong chính quyền xảy ra gay gắt
Ông nhận thấy sự suy tàn tất yếu của chế độ chiếm hữu nô lệ Đó cung là nguyên nhân dẫn đến sự phản kháng quyết liệt của những người nô lệ lật đổ áp bức bóc lột dã man nhất của lịch sử nhân loại
Trang 6Chinh tình trạng căng thẳng không lối thoát đã dẫn đến sự suy vong không thể tránh khỏi của chế độ chiếm hữu nô lệ
Chính đây là thời kỳ thế giới quan tôn giáo thần thoại không còn đất sống Triết học đã thay thế cho thần thoại
Ơripit là chứng nhân của hoàn cảnh xã hội rối ren, tan rã ấy Ông mang trong mình tư tưởng tiến bộ của thời đại, qua các bi kịch của mình, nhìn nhận và đánh giá mọi vấn đề của thời đại một cách chân xác và nghiêm khắc
b Sự nghiệp sáng tác:
-Số lượng sáng tác: có 92 tác phẩm nhưng chỉ có 5 lần được giải nhất Trong đó có 19 vở
về thành bang Tơroa có Những người đàn bà Tơroa, Hêcuybơ, Ăngđrômac; về thành bang Acgôt có Hêlen, Iphigiêni ở Tôrit, Êlêctơrơ, Ôrextơ, Rêzôx và Xiclôp; về thành bang Aten có Iông, Hippôlit; …
Vở kịch đầu tiên của Ơripit là Những người con gái của Pêliax trình diễn năm 455 tr CN.
-Khác với các bậc tiền bối của mình, nhà thơ đã vận dụng và cải biên các đề tài thần thoại một cách tự do để thể hiện tư tưởng của mình ở mức độ cao nhất
ví dụ: trong vở: Ăngtigôn ( Ăngtigôn không chết, lấy Hêmông và sinh con đẻ cai)và
Mêđê (cho Mêđê tự tay giết hại con) Tiêu biểu là vở kịch Những người phụ nữ xứ
Phênixi.
-Ông vận dụng các phạm trù mĩ học trong các tác phẩm bi kịch “Cái bi” trong tác phẩm của ông thường bộc lộ sự thảm khốc tuyệt đỉnh vì nó kết hợp với “cái khủng khiếp” như trường hợp vở Mêđê (Mêđê giết con để trả thù chồng) hay Hecuybơ (Hêcuybơ trả thù tàn bạo)
-Trong bi kịch của Ơripit, cái bi cái hùng cũng quyện vào nhau, tác động lẫn nhau Cái bi
làm nền cho cái hùng, ngược lại cái hùng lại làm tăng cái bi kịch Tiêu biểu là vở Những
người con của Hểaklex với nhân vật Macari, vở Những người phụ nữ xứ Phênixi với
nhân vật Mơnê
-Cách ông sử dụng cái hài trong bi kịch của mình Cái hài được thể hiện một cách khá kín đáo nhưng sâu sắc qua lời lẽ ngụy biện của Jazông (trong Mêđê)hay những giọt nước mắt
“cá sấu” của Atmet (trong Anxextơ) khóc vợ
Trong bi kịch Ơripit cái hài kịch hòa quyện với cái bi kịch gợi lên nụ cười và nước mắt,
thể hiện cuộc sống thực vi du như vở Anxextơ
Trang 7-Tuy nhiên sắc thái bi hùng ở bi kịch Ơripit chưa đạt tới mức hoành tráng như ở tác phẩm của Esin
Điều nổi bật ở Ơripit khác hẳn với Esin hay Xôphôclơ là cách ông sửdụng cái hài trong
bi kịch của mình Cái hàiđược thể hiện một cách kín đáo nhưng sâu sắc Cài hài trong bi kịch của Ơripit là sự cười nhạo kin đáo, là ngụ ý phê phán thâm trầm sâu xa mà đôi khi phải suy ngẫm mới phát hiện ra được
III SO SÁNH NHỮNG ĐẶC SẮC BI KỊCH CỦA BA TÁC GIẢ:
(Ngoại trừ tác phẩm Quân Ba Tư của Esin)
Ví dụ: Tác phẩm của Esin: Những người thiếu nữ cầu
xin, Bảy tướng đánh thành Tebơ, Prômêtê bị xiềng,…
Tác phẩm của Xôphôclơ:
Đề tài về cuộc chiến tranh thành Tơroa (Ajăc, Êlêctơrơ,
Philôctet)
Đề tài về truyền thuyết thành Tebơ (Ăngtigôn, Êđip làm
vua, Êđip ở Côlônơ)
Tác phẩm của Ơripit:
Về thành bang Tơroa (Những người đàn bà Tơ roa,
Hêcuybơ, Ăngđrômac…
Sáng tác của ông đề cập đến mọi mặt:
Tôn giáo, thần thánh, chiến tranh
và thân phận con người, vận mệnh các
Trang 8dân tộc; hôn nhân, tình yêu, hạnh phúc gia đình
và người phụ nữ; tiền tài danh vọng, thế thái nhận tình…
Cách phản
ánh hiện
thực
- “Chỉ là những nét
phác họa” (Croazê)
Miêu tả thế giới thần
thánh với những mâu
thuẫn và ý chí chi
phối cuộc sống của
con người
Ví dụ trong vở kịch
nh v th n Promethe
Promethe có nói: “
- Những sự kiện lịch
sử và chính trị không in dấu ấn trực tiếp trong tác phẩm
Ngoại trừ người ta muốn nói đến điều
đó một cách gián tiếp như trong vở Êđip ở Côlônơ có đề cập đến viêc nhà vua Têzê của vua Aten
đã chấp nhận bảo trợ cho Êđíp khốn khổ của thành Tebơ khi ông ta bị mọi người xua đuổi Và Êđíp hàm ơn bằng lời hứa
là một khi thi thể ông ta được chon cất
ở Attich sẽ bảo trợ cho thành bang này
“thoát khỏi mọi sự xâm phạm của những đúa con đất mẹ”
“Thực sự là những hình ảnh của cuộc sống” (Croazê)
Miêu tả thế giới của con người với những
-Nhà thơ đã vận dụng và cải biên các
đề tài thần thoại một cách tự do để thể hiện tư tưởng của mình ở mức
độ cao nhất
-Giá trị phản ánh hiện thực đạt đến đỉnh cao nhất và
có sức tố cáo thời đại mạnh mẽ
Ví dụ: Theo Henri Weil thì vở bi kịch Ăngtigôn
“dành cho tình yêu một vai trò quan trọng và làm cho câu chuyện truyền thuyết mới mẻ hẳn
Trang 9không h b n tâm ề ậ
hôm nay”
bi kịch đau khổ, buồn vui do chính bản thân họ gây nên
(Nhưng không phải Xôphôclơ không tin
ở thần linh và số mệnh)
Chẳng hạn sự thể
Ăngtigôn thà chịu chết, nàng sẵn sàng
hy sinh cho lí tưởng tình thương, nàng không cầu xin Vua Crêông tha tội cho nàng, nàng hiểu những gì mình làm
và chịu trách nhiệm trước những việc mà mình tin là hoàn toàn đúng với công
lý Nàng thà tự vẫn chứ không hề chịu
sự ban ơn, phóng thích của kẻ không
ra nhưng lại biến chất” (Angtigôn không chết, lấy Hêmông
và sinh con
đẻ cái) Hay như trong tác phẩm Mêđê, Ơripit cũng cải biên thần thoại một cách mạnh dạn (cho Mêđê tự tay giết hai con)
Trang 10biết lẽ phải
Hoặc trong vở kịch:
“Êđíp làm vua” về tấn bi kịch: con giết cha ruột, con lấy mẹ Tấn bi kịch vụt lên đỉnh điểm khi sự thật được phơi bày thì ngay sau đó Hoàng hậu đã tự vẫn
và vua Êđíp tự chọc thủng hai mắt của mình vì kẻ thủ phạm giết cha mình chính
là mình Sự thật được phơi bày với biết bao bi kịch đau khổ dày vò lên tâm hồn và thể xác của
họ do chính họ gây nên và cũng chính
họ đã tự kết liễu đời mình Trong tác phẩm này tác giả đã
đề cập đến thần linh
ở đoạn đầu khi thần Denfoe báo cho vua thành Tebơ biết con trai vua sẽ giết cha lấy mẹ; và ông cũng
đã cho nhân vật tiên
Trang 11ng i mà ông cũng ườ tin vào thân linh và
Nghệ thuật - Xây dựng nhân vật
kì vĩ, siêu phàm, chỉ
tác động đến trí tuệ và
khiến ta thán phục,
chiêm ngưỡng
Ví dụ như các thần
được đề cập trong
những tác phẩm của
Esin: thần quyền lực,
thần bạo lực, thần thợ
rèn, thần Promethe,
thần đại dương, mười
vị nữ thần, thần
truyền tin…hầu như
các vị thần này có
năng lực và trí tuệ
siêu phàm, có tính
cách khát vọng tự do
và luôn đấu tranh cứu
giúp con người và
được người dân cảm
phục
- Nghệ thuật xây
dựng bi kịch: tả thực
đi đôi với hư cấu,
màn đối thoại sinh
động
- Đi sâu từ nội tâm đến hành động nhân vật
Ví dụ: Trong tác phẩm “Ăngtigôn”, Xôphôclơ đã khắc học tính cách của nàng Ăngtigôn kiên cường, có tinh thần phản kháng, đấu tranh chống trả sự bất công, không biết
sợ chết là gì
Xôphôclơ còn khai thác tính cách nội tâm của nàng với những lời lẽ yêu thương và xúc động:
mở
- Ơripit đi sâu vào tâm
lí nhân vật, phanh phui những dục vọng ghê gớm tiềm ẩn trong lòng con người, những dục vọng thúc đẩy con người đến những hành động bạo tàn, vượt ra ngoài khuôn khổ của “tính người”, những dục vọng xô đẩy người ta đến những tấn bi kịch thê thảm nhất
-Trí sáng tạo
và hư cấu làm cho những vở bi kịch của Ơripit dẫu cùng lặp lại một đề tài với sáng tác của Esin hay Xôphôclơ