Hàn Tất Ngạn, 1999 -Công viên bách thú: là khu vực cây xanh trong đó người ta chăn nuôi các loại động vật để nghiên cứu và phổ biến tri thức khoa học cho quần chúng, đồng thời là nơi ngh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*********************
VŨ NGUYỄN PHƯƠNG DUNG
THIẾT KẾ CẢI TẠO CÔNG VIÊN TAM HIỆP
BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUÂT HOA VIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2012
Trang 2MINISTRY OF EDUCATION AND TRANING
VU NGUYEN PHUONG DUNG
DESIGNING TAM HIEP PARK IN BIEN HOA – DONG NAI
Department of landscaping and environmental horticulture
Advisor: VUONG THI THUY
Ho Chi Minh City
Trang 4TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu: “Thiết kế cải tạo công viên Tam Hiệp Biên Hòa Đồng Nai” đã thực hiện tại thành phố Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai, trong thời gian từ 2/2012 đến 7/2012
Kết quả thực hiện được:
- Tiến hành thiết kế chi tiết cảnh quan cho các phân khu
- Hoàn thành các bản vẽ thiết kế:
+ Phân tích hiện trạng khu đất thiết kế
+ Mặt bằng phân khu chức năng
+ Mặt bằng tổng thể khu đất
+ Phối cảnh một số khu chức năng, tổng thể
Lập danh mục cây sử dụng trong công viên
Trang 5SUMMARY
Subject “Designing Tam Hiep Park in Bien Hoa City” was carried out in Bien Hoa city from February 2012 to July 2017
Results:
- Designing landscape for every functional area
- Completing landscape drawing for Tam Hiep Park
+ Analying actual state of park
+ Functional area plan
+ General plan
+ Perspective
Trang 6MỤC LỤC
TRANG TỰA
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ii
SUMMARY iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH vii
1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1.Gioi thiệu công viên Tam Hiệp 2
2.1.1.Vị trí địa lí 3
2.1.2.Địa hình, thổ nhưỡng 3
2.1.3.Khí hậu 3
2.1.4.Nhiệt độ, độ ẩm 3
2.1.5.Ánh sáng 4
2.1.6.Thủy văn 4
2.2.Tài liệu nghiên cứu 4
3.MỤC TIÊU-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Mục tiêu 12
3.2 Nội dung nghiên cứu 12
3.3 Phương pháp nghiên cứu 12
4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14
4.1 Kết quả khảo sát hiện trạng khu đất thiết kế 14
4.2.Đề xuất phương án cải tạo thiết kế 21
4.2.1.Phân khu chính trong công viên 22
4.2.2.Phân khu chi tiết 22
4.3.Thuyết minh thiết kế 24
Trang 74.3.2 Phân tích từng khu chức năng 27
4.3.2.1.Khu thiếu nhi 27
4.3.2.2.Khu quảng trường trung tâm 28
4.3.2.3.Khu thanh niên 30
4.3.2.4.Khu sinh hoạt tập thể 31
4.3.2.5.Khu dưỡng sinh 32
4.3.2.6.Khu thưởng ngoạn 33
4.4 Danh mục các loại cây sử dụng trong công viênError! Bookmark not defined 4.4.1.Danh mục cây che bóng 35
4.4.2.Danh mục cây trang trí 36
5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38
5.1 Kết luận 38
5.2 Kiến nghị 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 4.1.Danh mục cây trồng hiện tại 21 Bảng 4.3.Danh mục cây che bóng đề xuất 35
Bảng 4.4.Danh mục cây trang trí đề xuất 36
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1.Vị trí công viên Tam Hiệp 2
Hình 2.2.Bố cục đối xứng kết hợp tự do 6
Hình 2.3.Mặt bằng vườn ở Thebes, Ai Cập 7
Hình 2.4.Cây độc lập 8
Hình 2.5.Tổ hợp các loài cây 9
Hình 2.6.Công viên có hồ nước làm trung tâm 10
Hình 2.7.Các dạng tán cây 11
Hình 4.1.Hiện trạng bãi giữ xe 14
Hình 4.2.Hiện trạng khu vui chơi thiếu nhi 15
Hình 4.3.Quảng trường 16
Hình 4.4.Hiện trạng đường dạo 17
Hình 4.5.Hiện trạng hồ nước 18
Hình 4.6.Hiện trạng bậc thang 18
Hình 4.7.Hiện trạng cây trồng 19
Hình 4.8.Hiện trạng cây hoa trang trí 19
Hình 4.9 Sơ đồ ý tưởng cải tạo thiết kế 22
Hình 4.10 Sơ đồ giao thông trong công viên 22
Hình 4.11.Mặt bằng tổng thể công viên Tam Hiệp 25
Hình 4.12 Phối cảnh tổng thể công viên Tam Hiệp 25
Hình 4.13 Mặt đứng 1 26
Hình 4.14.Mặt đứng 2 25
Hình 4.15.Phối cảnh khu thiếu nhi 28
Hình 4.16.Phối cảnh quảng trường trung tâm 30
Hình 4.17.Phối cảnh khu thanh niên 31
Hình 4.18.Phối cảnh khu sinh hoạt tập thể 32
Hình 4.19.Phối cảnh khu dưỡng sinh 33
Hình 4.20. Phối cảnh khu thưởng ngoạn. 34
Trang 10Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai; là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ Những năm gần đây, hàng loạt khu công nghiệp mọc lên trên khu vực Vì vậy, cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì ô nhiễm môi trường do khí thải, hóa chất chủ yếu ở các khu công nghiệp đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết Mảng xanh đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo môi trường ô nhiễm, góp phần tạo nên không gian xanh, sạch, đẹp, tăng vẻ mỹ quan cho đô thị Một khuôn viên xanh vừa góp phần tạo nên bầu không khí trong lành vừa đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn cho con người sau những giờ làm việc căng thẳng
Công viên Tam hiệp nằm ngay cửa ngõ ra vào thành phố Biên Hòa, là nút giao thông quan trọng, nơi giao nhau giữa các tuyến Quốc lộ 1A ra Hà Nội , hướng
từ Long Thành ra Quốc lộ 1A, khu chợ Cổng 10 lên khu công nghiệp Biên Hòa 2 Đây là một đảo giao thông cần được cải tạo để tạo nên cảnh quan đẹp giữa hàng loạt các luồng giao thông, hình thành khu vui chơi, giải trí cho dân cư xung quanh khu cực Việc thiết kế cảnh quan khuôn viên nơi đây là rất cần thiết, nhằm tạo ấn tượng tốt, là lối dẫn vào thành phố Biên Hòa Công viên Tam Hiệp không những là nơi thư giãn cho người dân nơi đây mà còn đóng vai trò như một lá phổi xanh giữa lòng những khu công nghiệp lớn của thành phố Mảng xanh được cải thiện sẽ góp phần làm dịu bớt không khí bị ô nhiễm bởi khói bụi và hóa chất Chính vì những lí do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thiết kế cải tạo cảnh quan công viên Tam Hiệp thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.”
Trang 11Hình 2.1 Vị trí công viên Tam Hiệp (nguồn: www.google.com.vn)
Trang 122.1.2.Địa hình, thổ nhưỡng
Khu vực thiết kế có địa hình tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc
< 8o, 92% đất có độ dốc <15o, các đất có độ dốc >15o chiếm khoảng 8% Trong đó: Đất phù sa, đất sét và đất cát có địa hình bằng phẳng
Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc < 8o , đất đỏ hầu hết < 15o
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thời tiết nắng, nóng, độ ẩm thấp, có khi xuống dưới 70%
Cán cân bức xạ ở Đồng Nai luôn dương
Số giờ nắng trung bình trong năm 2005 là: 2.243 giờ
Trang 132.1.6 Thuỷ văn
Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn khoảng 2.065,7mm phân bố theo vùng và theo vụ lượng mưa tương đối lớn, trung bình năm 1.700 –1.800mm Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2005 là: 109,24m, mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2005: 113,12mm
2.2.Tài liệu nghiên cứu
*Khái niệm công viên
Sân vườn công viên là khu vực nghỉ ngơi, sinh hoạt văn hóa cho con người,
là môi trường thẩm mỹ mà văn hóa vật chất gắn liền với văn hóa tinh thần (Hàn Tất Ngạn, 1999)
-Công viên bách thú: là khu vực cây xanh trong đó người ta chăn nuôi các loại động vật để nghiên cứu và phổ biến tri thức khoa học cho quần chúng, đồng thời là nơi nghỉ ngơi giải trí được nhiều người ưa thích
-Công viên rừng: từ những phong cảnh rừng tiến tới tổ chức thành những công viên rừng Loại công viên này có tính chất phục vụ quần chúng rộng rãi trong việc nghỉ ngơi ngắm cảnh, hoạt động ngoài trời
-Công viên thiếu nhi: là nơi diễn ra các hoạt động thể thao và văn hóa giáo dục của trẻ em trong môi trường thiên nhiên, với những điều kiện đảm bảo phát triển cơ thể,
ý thích sáng tạo, thể nghiệm khoa học nghệ thuật và vui chơi của thiếu nhi
Trang 14-Công viên thể thao – giải trí: Là quần thể công trình thể dục thể thao, giải trí và không gian cây xanh
-Công viên bảo tồn di tích lịch sử
-Công viên tưởng niệm
-Công viên phong cảnh, hồ nước…
Công viên nghỉ ngơi xuất hiện sau CM tháng 10 Nga Việc xây dựng công viên xuất phát từ nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa nghỉ ngơi giải trí và hoạt động văn hóa giáo dục cho nhân dân Ý nghĩa thực tiễn lớn nhất của công viên là phục vụ cho mọi người ở mọi lứa tuổi được nghỉ ngơi giải trí trong không gian thoáng mát, đẹp, trong lành khác biệt với cảnh bụi bặm, ồn ào của thành phố Công viên mang nhiều chức năng khác nhau: nghỉn gơi yên tĩnh, hoạt động thể thao- nâng cao thể lực, biểu diễn- hoạt động văn hóa, triển lãm, chức năng dành riêng cho thiếu nhi Bố cục công viên thường chia thành các vùng theo những chức năng phục vụ Từng vùng có ranh giới rõ rệt nhưng được liên hệ với nhau bằng những con đường liên tục dẫn đến trung tâm chính Các dạng bố cục chủ yếu trong kiến trúc cảnh quan là đối xứng, tự do, đối xứng kết hợp với tự do Bố cục đối xứng là cách tổ chức không gian hình học, các yếu tố hình khối đối xứng qua hệ thống trục bố cục Thường được áp dụng trên địa hình bằng phẳng, các yếu tố tạo cảnh thường có hình khối hình học, cây xanh có hình cân xứng trong quá trình sinh trưởng hay được cắt xén tạo hình Bố cục tự do là cách tổ chức không gian tự do, các yếu tố hình khối không đối xứng nhưng cân bằng qua trục đối xứng Các cảnh quan theo bố cục tự do thường được xây dựng tận dụng triệt để địa hình, kết hợp khéo léo giữa cảnh qun nhân tạo và cảnh quan thiên nhiên, hoặc được mô phỏng từ cảnh quan thiên nhiên
Bố cục đối xứng kết hợp tự do là sự kết hợp giữa đối xứng và dạng tự do Dạng bố cục này thường xử lí đăng đối trên trục chính có những công trình còn bao cảnh theo bố cục tự do Các cảnh quan theo kiểu bố cục này thường theo nguyên tắc cận cảnh đối xứng, viễn cảnh tự do (Lê Đàm Ngọc Tú, tài liệu Kiến trúc cảnh quan)
Trang 15Hình 2.2 Bố cục đối xứng kết hợp tự do (nguồn Bài giảng Kiến trúc cảnh quan).
Trang 16Hình 2.3 Mặt bằng vườn được vẽ trên tường lăng mộ ở Thebes, Ai Cập, bố cục cân
xứng giữa trục dọc và ngang (nguồn Bài giảng Kiến trúc cảnh quan)
Theo Mai Ngọc Hà (2010), “Thiết kế công viên 23-9 TP.HCM”, các giải pháp thiết kế cây xanh để tạo hành lang gió, sử dụng nhiều loại cây với nhiều tầng tán khác nhau để không che khuất tầm nhìn Cây trồng trong công viên phải mang lại lợi ích ở các khía cạnh thẩm mỹ, công năng, vật lí…Khía cạnh thẩm mỹ: cây có dáng đẹp, hoa có màu sắc rực rỡ, hương thơm…góp phần làm cho không gian sống thêm sinh động, đưa thiên nhiêPn gần gũi với con người Khía cạnh vật lí là thanh lọc bầu không khí ô nhiễm làm cho khu vực thêm tươi mát, giảm thiểu tiếng ồn, tạo
bề mặt hút bức xạ mặt trời Khía cạnh công năng là tạo không gian vui chơi, thư giãn mà tất cả mọi người đều đến được Mang tiện nghi cây xanh đến những người lưu thông trên đường
Theo Trương Mai Hồng (2010), “Cảnh quan đô thị”, cây độc lập được bố trí
trong không gian trống của vườn – công viên, trên các quảng trường Trong trường hợp này, cây độc lập làm nhiệm vụ bố cục trung tâm phong cảnh cho khoảng trống gần điểm nhìn, hoặc làm phong phú cho mảng bao quanh không gian trống Ở đây,
để thụ cảm được trọn vẹn giá trị trang trí của cây độc lập, cây phải có hình thức tán độc đáo (rủ, tháp, cầu, ) màu sắc lá rực rỡ tương phản với màu mảng cây xung quanh Khóm cây gồm một số cây được tổ hợp trong một bố cục trọn vẹn, riêng rẽ Thành phần của khóm cây có thể là cây thân gỗ, cây bụi hay hỗn hợp cây thân gỗ và
Trang 17dày hay thưa, độ thưa thoáng của tán Do đó việc bố cục tạo hình và khóm cây rất phong phú và đa dạng
Hình 2.4 Cây độc lập
(nguồn koreathroughaviewofavietnamese.blogspot.com) Những khóm cây bụi được bố cục tốt sẽ tạo ra những mảng màu trong phong cảnh và dễ gần gũi, bởi vì cây bụi thường thấp, độ phân cành có thể ở sát tận gốc, tạo tán cây ở dạng mảng trên mặt đất Do đó màu sắc đẹp của lá hoa sẽ được biểu hiện rõ nét trên nền cỏ, đất và tường nhà
Theo Đỗ Văn Tâm (2011), “Nguyên lí thiết kế cảnh quan”, các cách phối kết cây bao gồm phân bố đều áp dụng trồng cây xanh trên đường phố, phối kết theo cách tăng, giảm dần theo nhịp điệu cứ tăng dần rồi lặp lại Phối kết theo hình dáng tán cây: tán cây hình trụ với tán cây hình tròn, tán cây hình tam giác với hình trụ và hình tròn…
Theo Đinh Quang Diệp (2011), “Lâm nghiệp đô thị”, khi trồng cây trong công viên nên dựa trên căn bản các việc thiết kế tổng thể, độ che phủ cây xanh trên mỗi khu vực Không phải tất cả các khu vực đều phải được trồng cây, nhất là những
Trang 18không gian mở rộng cho hoạt động thể thao Các vấn đề cần lưu ý là đa dạng hóa tổ thành loài nhằm tạo ra sự đa dạng sinh học và các bố cục cây xanh có giá trị cảnh quan Tận dụng không gian và diện tích để tăng thêm diện tích bằng cách phối trí đại mộc, trung mộc, tiểu mộc +hoa+ thảm cỏ, kết hợp việc chọn lòai ưa sáng, chịu bóng để tạo ra khoảng xanh nhiều tầng Chú trọng phát triển các tiểu cảnh, các bộ sưu tập thực vật của nhiều vùng khác nhau Ví dụ: bộ sưu tập cây có hoa thơm, bộ sưu tập các loài cây làm kiểng…
Hình 2.5 Tổ hợp các loài cây
(nguồn: caycanhthanglong.vn)
Theo Nguyễn Xuân Minh Anh (2011), “Thiết kế đường hoa khu tưởng niệm Hồ
Chí Minh”, đường vào khu tưởng niệm được chia làm bốn khu chính mỗi khu mang những nét văn hóa đặc sắc của từng vùng, ba khu tượng trưng cho ba miền đất nước đầu tiên là khu vực Nam bộ tiếp đến là Trung bộ nổi bật với nền văn hóa Chămpa
và cồng chiêng Tây nguyên sau đó là vùng Bắc bộ có làng cổ, cây đa, giếng nước Diện tích còn lại được bố trí những tiểu cảnh phù hợp với đời sống văn hóa đặc trưng của mỗi miền.
Theo Vương Giảng Bình (2011), “Thiết kế công viên Biên Hùng”, thiết kế công viên theo phong cách hiện đại trên cơ sở bố cục cảnh quan là sự kết hợp chặt chẽ giữa công trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên để tạo sự phối hợp nhịp nhàng, hài hòa và đồng nhất Công viên lấy hồ nước làm trung tâm trong bố trí và thiết kế
Trang 19các phân khu chức năng Xung quanh hồ có các sảnh ngắm, tổ chức trò chơi hay nhà thủy tạ tận dụng tối đa ưu thế mặt nước của công viên
tô điểm cho cả khu đất trở nên đẹp hơn Màu sắc chủ đạo trong toàn khu là tông lạnh có kết hợp tông nóng để nhấn mạnh tô điểm cho toàn khu
Theo Phùng Quang Triết (2011), “Thiết kế ý tưởng đường hoa Nguyễn Huệ”, với chức năng là tuyến phố đi bộ đồng thời cũng là nơi tái hiện lại những hình ảnh quen thuộc về ngày tết, về quê hương…nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, thưởng ngoạn của du khách nên tuyến đường được phân chia thành các phân đoạn chính:
Trang 20đất nước mừng xuân, xuân thịnh vượng, trên đường phát triển, xuân đoàn kết, vui xuân, xuân quê, thăng hoa
Hình 2.7 Các dạng tán cây
Trang 21-Bố trí lại cây xanh tăng thêm tính thẩm mỹ và bóng mát cho công viên
-Cải tạo nhưng không thay đổi bố cục ban đầu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: thiết kế cải tạo công viên Tam Hiệp có diện
tích 3ha
3.2.Nội dung nghiên cứu của đề tài
*Khảo sát hiện trạng công viên:
-Xem xét lại mặt bằng hiện trạng của công viên để tìm ra những thiết kế phân khu
chức năng chưa phù hợp
-Khảo sát cây xanh hiện hữu: cây che bóng (cây cổ thụ, cây trung bình), cây hoa trang trí… thống kê về số lượng, tên loài
-Khảo sát cơ sở hạ tầng trong công viên
-Khảo sát các công trình kiến trúc xung quanh khu vực
-Chụp hình hiện trạng khu đất
*Xây dựng phương án thiết kế:
-Đề xuất phương án thiết kế, đưa ra ý tưởng thiết kế lại để công viên có những phân khu thích hợp
-Thiết kế các bản vẽ
Trang 22-Xem xét những loại cây nào cần được thay thế, vị trí trồng cây
-Đề xuất danh mục cây trồng địa phương
3.3.Các phương pháp nghiên cứu thiết kế
*Điều tra khảo sát hiện trạng:
-Xác định diện tích khu đất qua bản vẽ mặt bằng
-Chụp hình hiện trạng khu vực và xung quanh
-Xác định vị trí, cự ly, tên, số lượng của các loài cây, các công trình hiện hữu trên mặt bằng hiện trạng
*Xây dựng phương án thiết kế:
-Nghiên cứu nhiệm vụ, chức năng của công viên để đưa ra giải pháp cải tạo hợp lí -Từ bản vẽ hiện trạng tiến hành phân khu chức năng, phân luồng giao thông chính, hình thành sơ đồ ý tưởng
-Thiết kế chi tiết: thiết kế mảng xanh, giao thông phụ, điểm nhấn, tiểu cảnh
-Hoàn thiện trên mặt bằng tổng thể
-Lựa chọn loài cây phù hợp đưa vào thiết kế, hoàn tất mặt bằng cây xanh
-Từ mặt bằng dựng phối cảnh tổng thể, mặt đứng, mặt cắt cũng như từng khu thể hiện ý tưởng thiết kế
-Sử dụng phần mềm Autocad, Sketchup, Photoshop để vẽ
Trang 23Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.Kết quả khảo sát hiện trạng khu đất thiết kế
Hiện trạng khu đất thiết kế
Khu đất rộng 3ha đã được thiết kế từ 1995 đến nay Hiện trạng khu đất gồm
*Bãi giữ xe nằm ngay phía ngoài cổng vào tiếp giáp với đường, là một khoảng sân trống không có tường rào
Hình 4.1 Hiện trạng bãi giữ xe
*Khu thiếu nhi
Nằm sát với khu vực gửi xe mà không có rào chắn làm chia cắt không gian, chỉ có một vài trò chơi như đu quay, gắp thú
Trang 24Hình 4.2 Hiện trạng khu vui chơi thiếu nhi