THIẾT KẾ CẢI TẠO CẢNH QUAN CÔNG VIÊN VĂN HÓA LÊ THỊ RIÊNG, QUẬN 10, TP.HCMTHIẾT KẾ CẢI TẠO CẢNH QUAN CÔNG VIÊN VĂN HÓA LÊ THỊ RIÊNG, QUẬN 10, TP.HCMTHIẾT KẾ CẢI TẠO CẢNH QUAN CÔNG VIÊN VĂN HÓA LÊ THỊ RIÊNG, QUẬN 10, TP.HCM
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
***********
HOÀNG THỊ THU HƯƠNG
THIẾT KẾ CẢI TẠO CẢNH QUAN CÔNG VIÊN VĂN HÓA LÊ THỊ RIÊNG, QUẬN 10, TP.HCM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2009
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
HOÀNG THỊ THU HƯƠNG
THIẾT KẾ CẢI TẠO CẢNH QUAN CÔNG VIÊN VĂN HÓA LÊ THỊ RIÊNG, QUẬN 10, TP.HCM
Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TH.S LÊ ĐÀM NGỌC TÚ
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2009
Trang 3MINITRY OF EDUCATION AND TRAINING NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
************
HOANG THI THU HUONG
REDESIGNING LANDSCAPE OF
LE THI RIENG CULTURAL PARK, DISTRICT 10, HCMC
Department Of Landscaping And Environmental Horticulture
GRADUATION ESSAY ABSTRACT
Supervisor: LE DAM NGOC TU, MSc
Ho Chi Minh City July 2009
ii
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với sự giúp đỡ của quý thầy cô trong bộ môn Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên, quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Những người đã trực tiếp giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Các quý thầy cô trong bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Lê Đàm Ngọc Tú đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện bài tốt nghiệp
Ban giám đốc của công viên Lê Thị Riêng đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình xin số liệu của công viên
Những anh chị khóa trên cùng những người bạn thân thiết, tập thể lớp
DH05CH đã chia sẻ những khó khăn vui buồn trong suốt 4 năm học, đã giúp tôi rất
nhiều trong quá trình thực hiện bài tốt nghiệp
Và tôi vô cùng biết ơn gia đình luôn luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập tại trường và đạt được kết quả như ngày hôm nay
Dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn tốt nghiệp nhưng chắc chắn
không tránh những sai sót Vì vậy, tôi rất mong được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của
quý thầy cô và bạn bè để luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện tốt hơn Xin chân thành
cảm ơn
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2009
Sinh Viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Hương
Trang 5
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ THIẾT KẾ CẢI TẠO CẢNH QUAN CÔNG VIÊN VĂN HOÁ LÊ THỊ RIÊNG, QUẬN 10, TPHCM” được tiến hành tại Tp Hồ Chí Minh, thời gian từ 05/ 02/ 2009 đến 15/ 07/2009
Kết quả thu được:
Phân khu quy hoạch và thiết kế cải tạo cảnh quan công viên
Thiết kế cải tạo chi tiết ba khu: khu hành chính– phục vụ, khu vui chơi thiếu nhi, khu sinh hoạt các câu lạc bộ
Thuyết minh thiết kế
iv
Trang 6SUMMARY
The thesis: “REDESIGNING LANDSCAPE OF LE THI RIENG CULTURAL PARK, DISTRICT 10, HCMC”, was carried out in Ho Chi Minh city from 05/ 02/
2009 to 15/ 07/ 2009
Some results follow:
- Replanning functional areas and redesigning landscape of Le Thi Rieng cultural
Trang 7MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa i
Tómtắt iv
Mục lục vi
Danh sách các bảng x
Danh sách các hình xi
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 TỔNG QUAN 3
2.1 Khái niệm công viên 3
2.1.1 Định nghĩa công viên 3
2.1.2 Chức năng của công viên 3
2.1.3 Phân loại công viên 3
2.1.4 Công viên văn hóa - nghỉ ngơi 4
2.2 Nghệ thuật vườn - công viên Việt Nam 5
2.2.1 Vườn Việt Nam thời Pháp thuộc 5
2.2.2 Vườn Việt Nam từ năm 1954 đến nay 5
2.2.3 Một số công viên tiêu biểu ở thành phố Hồ Chí Minh 6
2.3 Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan 8
2.3.1 Các cơ sở của việc bố cục cảnh quan 8
2.3.2 Các quy luật bố cục của kiến trúc cảnh quan 9
2.3.2.1 Các dạng bố cục chủ yếu 9
2.3.2.2 Các mối tương quan của các dạng bố cục 10
2.4 Các quy luật của nghệ thuật cảnh quan 12
2.4.1 Quy luật hài hòa 12
2.4.2 Quy luật cân đối & nhất quán 12
2.4 3 Quy luật tương phản 13
vi
Trang 82.4.4 Quy luật cân bằng 13
2.5 Điều kiện khí hậu thành phố Hồ Chí Minh: 13
2.6 Khảo sát và đánh giá hiên trạng 14
2.6.1 Khảo sát hiên trạng 14
2.6.2 Đánh giá hiện trạng công viên Lê Thị Riêng .16
2.6.2.1 Bố cục mặt bằng 16
2.6.2.2 Kiến trúc cảnh quan .16
2.6.2.3 Địa hình .16
2.6.2.4 Sinh hoạt của người dân 16
2.6.2.5 Hệ sinh thái động – thực vật .17
2.6.3 Phân tích SWOT đối với công viên Lê Thị Riêng 17
2.6.4 Phân tích what, why, how đối với công viên Lê Thị Riêng 19
3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Mục tiêu 20
3.2 Nội dung 20
3.3 Phương pháp nghiên cứu 20
3.3.1 Ngoại Nghiệp 20
3.3.2 Nội Nghiệp 20
3.4 Kết quả 21
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
4.1 Thiết kế cải tạo cảnh quan công viên 22
4.1.1 Phân khu quy hoạch 22
4.1.2 Định hướng cải tạo 24
4.2 Thuyết minh thiết kế 24
4.2.1 Phân khu chức năng và ý tưởng thiết kế 24
4.2.1.1 Khu văn hóa - lịch sử 24
4.2.1.2 Khu hành chính - Nhà hàng ẩm thực 25
vii
Trang 94.2.1.3 Khu trò chơi thiếu nhi - Sân khấu ngoài trời 25
4.2.1.4 Khu thanh niên –Các câu lạc bộ 26
4.2.1.5 Khu thể thao 26
4.2.1.6 Khu nghỉ tĩnh 26
4.2.2 Thiết kế cảnh quan trong khu vực cải tạo một phần và cải tạo toàn bộ 27
4.2.2.1 Khu hành chính - Nhà hàng ẩm thực 27
4.2.2.2 Khu thanh niên - sinh hoạt các câu lạc bộ 27
4.2.2.3 Khu trò chơi thiều nhi – sân khấu ngoài trời 28
4.3 Nguyên tắc bố trí cây xanh 28
4.3.1 Các nguyên tắc phối kết cây 29
4.3.1.1 Phối kết cây theo tương quan về màu sắc 29
4.3.1.2 Phối kết cây theo hình dáng 29
4.3.1.3 Phối kết cây theo khí hậu 30
4.3.1.4 Phối kết cây theo tỷ lệ 30
4.3.1.5 Phối kết cây theo vị trí .30
4.3.2 Nguyên tắc chọn cây gỗ trồng 30
4.4 Các loài cây sử dụng trong thiết kế 32
4.4.1 Cây bóng mát 32
4.4.1.1 Cây không có hoa đẹp 32
4.4.1.2 Cây có hoa đẹp 36
4.4.1.3 Cây có hương thơm 39
4.4.1.4 Dây leo 40
4.4.2 Cây trang trí, cây nền 42
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50
5.1 Kết luận 50
5.2 Đề nghị 50
viii
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC 53
ix
Trang 11BẢNG
DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 3.1 Phân khu chức năng hiện có 15
Bảng 3.2 Phân tích SWOT 17
Bảng 3.3 Phân tích what, why, how 18
Bảng 4.1 So sánh ưu nhược các phương án thiết kế 23
Bảng 4.1 Cơ cấu sử dụng đất 23
x
Trang 12HÌNH
DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Công viên Tao Đàn 6
Hình 2.2 Công viên Gia Định 6
Hình 2.3 Công viên Lê Văn Tám 7
Hình 2.4 Công viên Lê Thị Riêng 7
Hình 2.5 Công viên Hoàng Văn Thụ 7
Hình 4.1 Phương Án 1 22
Hình 4.2 Phương Án Chọn 22
Hình 4.3 Định Hướng Cải Tạo 24
Hình 4.4 Xà Cừ 32
Hình 4.5 Đa Búp Đỏ 32
Hình 4.6 Xa Kê 32
Hình 4.7 Đào Tiên 33
Hình 4.8 Bàng Đài Loan 33
Hình 4.9 Thông Ba Lá 33
Hình 4.10 Liễu Rủ 34
Hình 4.11 Me Tây 34
Hình 4.12 Cọ Dầu 34
Hình 4.13 Cau Vua 35
Hình 4.14 Cau Trắng 35
Hình 4.15 Kè Bạc 36
Hình 4.16 Phượng Vỹ 36
Hình 4.17 Lim Sẹt 36
Hình 4.18 Muồng Hoa Đào 37
xi
Trang 13Hình 4.19 Mồng Bò Tím 37
Hình 4.20 Muồng Hoàng Yến 37
Hình 4.21 Bằng Lăng Nhiều Hoa 38
Hình 4.22 Bằng Lăng Nước 38
Hình 4.23 Tường Vi 38
Hình 4.24 So Đo Cam 38
Hình 4.25 Osaka Đỏ 39
Hình 4.26 Tràm Bông 39
Hình 4.27 Đại Trắng 39
Hình 4.28 Sứ Cùi 40
Hình 4.29 Ngọc Lan 40
Hình 4.30 Hoa Giấy 40
Hình 4.31 Huỳnh Anh 41
Hình 4.32 Ăng Ti Gôn 41
Hình 4.33 Sử Quân Tử 42
Hình 4.34 Lài Hai Màu 42
Hình 4.35 Bướm Hồng 42
Hình 4.36 Trang Đỏ 43
Hình 4.37 Buồm Trắng 43
Hình 4.38 Vạn Niên Thanh 43
Hình 4.39 Buồn Đỏ 44
Hình 4.40 Dừa Cạn 44
Hình 4.41 Chuồn Chuồn Đa Sắc 44
Hình 4.42 Ác Ó 45
Hình 4.43 Huyết Dụ 45
Hình 4.44 Thanh Tú 45
Hình 4.45 Cẩm Tú Mai 45
xii
Trang 14Hình 4.46 Chuỗi Ngọc 46
Hình 4.47 Dương Xỉ 46
Hình 4.48 Dương Xỉ Kép 46
Hình 4.49 Cúc Bách Nhật 47
Hình 4.50 Dền Lửa 47
Hình 4.51 Dệu Đỏ 47
Hình 4.52 Hoàng Phụng 48
Hình 4.53 Mười Giờ 48
Hình 4.54 Cỏ Nhung 48
Hình 4.55 Cọ Lá Gừng 49
xiii
Trang 15Luận văn tốt nghiệp
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi cuộc sống phát triển, người dân đô thị luôn đối mặt với những áp lực thì nhu cầu tìm tới thiên nhiên để tận hưởng một không khí trong lành, một không gian
thư thái Cùng với tốc độ đô thị hóa như hiện nay thì diện tích mảng xanh ngày càng
bị thu hẹp dần thay vào đó là những nhà máy, xí nghiệp, nhà ở… đua nhau mọc lên Đặc biệt là những khu đô thị, những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh Vì
vậy công viên ở khu đô thị là rất quan trọng và cần thiết
Công viên là nơi vui chơi, giải trí, là nơi nghỉ ngơi, thư giản để thả hồn mình vào thiên nhiên, để tận hưởng được sự kỳ diệu của nó sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt nhọc Công viên đô thị không chỉ tăng diện tích mảng xanh, cải thiện
vi khí hậu,nó còn có công dụng trong kỹ thuật môi sinh Nó còn được ví như là lá phổi của khu đô thị, là một phần không thể thiếu để thanh lọc không khí trở nên trong lành hơn Ngoài những nhiệm vụ đó, công viên phải còn là biểu tượng của thời đại, là hình ảnh thu gọn của lịch sử , là sự kết hợp hài hòa giữa khoa học và văn hóa
Trong thời gian qua, cùng với việc đầu tư cải tạo và xây dựng hạ tầng xã hội và
hạ tầng kỹ thuật, thành phố đã quan tâm rất lớn đến phát triển hệ thống công viên cây xanh đô thị nhằm tô điểm cho thành phố xanh tươi, sạch đẹp, mỹ quan hơn Các
dự án cải tạo, nâng cấp công viên hiện hữu và xây dựng mới các công viên cây xanh bằng cách tận dụng quỹ đất từ việc chỉnh trang đô thị tại các khu nhà lụp xụp, nhà ở ven và trên kênh rạch, các công trình không phù hợp, gây ô nhiễm môi trường đang được triển khai nhằm nâng dần chỉ tiêu đất cây xanh bình quân đầu người
Chính vì vậy, nhu cầu cải tạo nâng cấp cho các công viên là một vấn đề rất
SVTH: Hoàng Thị Thu Hương
1
Khoá 31
Trang 16Luận văn tốt nghiệp
cần thiết Và một trong những công viên lớn của thành phố Hồ Chí Minh, công viên
Lê Thị Riêng cũng đang có dự án cải tạo nâng cấp để trở thành công viên cấp quận
Để trở thành lá phổi xanh quan trọng của quận 10 nói riêng và cả thành phố nói chung
Vì những lợi ích và nhiệm vụ trên, tôi đã quyết định “ thiết kế cải tạo cảnh quan công viên văn hóa Lê Thị Riêng ” để làm tăng giá trị về mặt môi sinh lẫn thẩm
mỹ, công năng của công viên này
Trang 17Luận văn tốt nghiệp
Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 KHÁI NIỆM CÔNG VIÊN
2.1.1 Định nghĩa công viên:
Công viên đô thị là khu vực nghỉ ngơi, sinh hoạt văn hoá hoàn hảo nhất trong các loại đất cây xanh đô thị Tuỳ tính chất, quy mô, đặc điểm tuhiên nhiên của từng đô thị mà người ta tổ chức các loại hình khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm riêng
2.1.2 Chức năng của công viên:
Công viên có hai chức năng chính: chức năng văn hóa – giáo dục và chức năng nghỉ ngơi – giải trí tùy từng loại mà có một hoặc cả hai chức năng (TS.KTS Hàn Tất Ngạn )
Những hoạt động chủ yếu trong công viên thường là:
Thưởng thức những giá trị của thiên nhiên như ngắm cảnh, quan sát động – thực vật nhằm nâng cao sự nhận thức thế giới tự nhiên và qua đó nẩy sinh ý thức bảo vệ thiên nhiên
Vui chơi - giải trí, hoạt động thể dục - thể thao, dạo chơi để nâng cao sức khỏe sau thời gian lao động mệt mỏi và căng thẳng
Thưởng thức các giá trị văn hóa và giải trí như xem kịch, xem biểu diễn văn nghệ, triển lãm (nếc có),
Học các môn nghệ thuật và khoa học yêu thích
2.1.3 Phân loại công viên:
Công viên được chia thành:
SVTH: Hoàng Thị Thu Hương
3
Khoá 31
Trang 18Luận văn tốt nghiệp
Công viên văn hoá - nghỉ ngơi
Công viên bách thảo
Công viên bách thú
Công viên rừng
Công vịên thiếu nhi
Công viên thể thao
Công viên bảo tồn – di tích lịch sử
Công viên phong cảnh - hồ nước
2.1.4 Công viên văn hóa - nghỉ ngơi:
Công viên văn hoá - nghỉ ngơi là loại công viên có tính chất quần chúng nhất của
đô thị, trong đó có công tác giáo dục – chính trị được kết hợp với việc nghỉ ngơi có văn hoá của nhân dân lao động trong môi trường thiên nhiên Loại công viên này nên ở gần trung tâm công cộng của đô thị, nơi có cảnh đẹp và không khí trong lành, nơi có hoặc có thể tạo nên những mảng rừng cây và mặt nước có các tuyến giao thông công cộng nối liền công viên với những khu dân dụng và khu công nghiệp chủ yếu của đô thị
Công viênn hoá và nghỉ ngơi được chia thành các khu theo đặc tính sử dụng chủ đạo:
- Khu sinh hoạt quần chúng ( xem biểu diễn, vui chơi, giải trí ): chiếm khoảng 5-7% diện tích công viên
- Khu nghỉ ngơi yên tĩnh: chiếm 50-75% diện tích công viên
- Khu giáo dục văn hoá ( cần cách li các hình thức nghỉ ngơi ồn ào): chiếm 3-8% diện tích công viên
- Khu thể thao - thể dục: chiếm 10-20% diện tích công viên
- Khu nghỉ ngơi của thiếu nhi: chiếm 5-10% diện tích công viên
- Khu phục vụ quản lí công viên: chiếm 1-5% diện tích công viên
2.2 NGHỆ THUẬT VƯỜN- CÔNG VIÊN VIỆT NAM
Trang 19Luận văn tốt nghiệp
2.2.1 Vườn Việt Nam thời Pháp thuộc:
Dưới thời Pháp thuộc, kiến trúc, đô thị và nghệ thuật vườn – công viên đã có nhiều thay đổi rõ rệch Pháp xây dựng những quần thể công trình làm trụ sở và ở giữa những công trình này họ bố trí các vườn hoa Vườn có bố cục đối xứng, chặt chẽ và những đường thẳng, đường chéo, những bồn cây, hoa cỏ dạng hình học, những rào cây cắt xén, những hàng cây nghệ thuật vườn mang ảnh hưởng phong cách vườn Pháp thế
kỉ XVII Tuy nhiên, do xây dựng trên đất nước Việt Nam nên vườn phần nào có mang màu sắc Á Đông: cây to rợp bóng mát, vườn xanh lá quanh năm, nhiều cây hoa to, đẹp che bóng râm
Tiêu biểu thời kì này có vườn hoa Chí Linh (nay là vườn Gandi ), vườn hoa Con Cóc, vườn hoa Canh Nông ( nay là vườn Lênin)
2.2.2 Vườn Việt Nam từ năm 1954 đến nay:
Sau ngày miền Bắc giải phóng (năm 1954), vườn hoa cũ đã được cải tạo, trang
bị thêm vườn bách thảo và xây dựng công viên lớn ở Hà Nội, Công viên Thống Nhất (sau đổi tên thành công viên Lênin) Sau này xây dựng thêm nhiều công viên như: Công Viên Thủ Lệ, công viên Tao Đàn ( ở Tp.HCM),
Vườn – công viên hiện nay ở nước ta đã được xây dựng ở nhiều nơi, hầu như tỉnh thành nào cũng có công viên trung tâm Vườn công viên theo xu hướng chung, ngày nay là nơi nghỉ ngơi và giải trí phục vụ cho mọi tầng lớp nhân dân, gồm nhiều khu chức năng khác nhau: biểu diễn, văn hóa – giáo dục, nghỉ ngơi yên tĩnh, thể thao
và thiếu nhi
Năm 1960, Hà Nội bắt đầu xây dựng công viên Thống Nhất (nay là công viên Lênin) theo tính chất công viên “ văn hóa nghỉ ngơi” của Liên Xô (cũ) Đây có thể xem
là công viên đầu tiên của nước ta, làm mẫu cho nhiều công viên khác trong toàn quốc
SVTH: Hoàng Thị Thu Hương
5
Khoá 31
Trang 20Luận văn tốt nghiệp
2.2.3 Một số công viên tiêu biểu ở thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.1 Công viên Tao Đàn
Hình 2.2 Công viên Gia Định
Trang 21Luận văn tốt nghiệp
Hình 2.3 Công viên Lê Văn Tám
Hình 2.4 Công viên Lê Thị Riêng
Hình 2.5 Công viên Hoàng Văn
SVTH: Hoàng Thị Thu Hương
7
Khoá 31
Trang 22Luận văn tốt nghiệp
2.3 NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG THIẾT KẾ CẢNH QUAN
2.3.1 Các cơ sở của việc bố cục cảnh quan
Mỗi bố cục một cảnh quan toát lên giá trị thẩm mỹ hay không phụ thuộc vào các giác quan của con người, chủ yếu là thị giác Song hiệu quả thu nhận ra sao còn tùy thuộc vào các điều kiện nhìn, bao gồm điểm nhìn và góc nhìn
a Điểm nhìn
Điểm nhìn là vị trí đứng nhìn Nếu vị trí đứng nhìn cùng chiều ánh sáng thì chi tiết các vật thể được nhìn nổi rõ Ngược lại khi vị trí đứng nhìn ngược chiều ánh sáng thì chi tiết các vật thể bị lu mờ đi còn đường bao vật thể nổi rõ hơn do sự tương phản của khoảng sáng bao quanh và diện tối toàn thân của vật thể
b Tầm nhìn
Tầm nhìn là khoảng cách từ điểm nhìn tới tiêu điểm nhìn ( vật có thể nhìn )
Đặt : Khoảng cách nhìn là D
Chiều cao ( ngang ) của vật thể là H ( L)
Để người nhìn thu nhận trọn vẹn toàn thể vật thể thì D = 2L (H)
Nếu muốn quan sát vật thể trong một không gian rộng có bầu trời, cây cỏ xung quanh, thì góc nhìn là 180
, nghĩa là D = 3L ( H)
Tỷ lệ D/L là tương quan quan trọng để xác định chất lượng của không gian :
D/L ( H) < 1 : tác động nội tại của các thành phần bao quanh không gian rất mạnh mẽ, không gian nhỏ hẹp, con người cảm thấy kín, khó thở, và sợ hãi D/L (H) = 1 : cảm giác có sự cân bằng với con người gây ấn tượng thân mật, gần gũi
D/L (H) = 1 ÷ 2 : vẫn còn cảm giác cân xứng
D/L (H) > 2 : không gian trở nên chống chếch, kém lực hút và mối quan hệ giữa các thành phần tạo không gian trở nên lỏng lẻo
Tuy nhiên, nếu khoảng cách D quá xa thì ta không thể nhìn thấy chi tiết, chất liệu
Trang 23Luận văn tốt nghiệp
trang trí bề mặt Do đó, khi thiết kế cảnh quan cần lưu ý cơ sở này
Qua điều tra, D ≤ 25m là khoảng cánh nhìn rõ, gần gũi và hợp lý
Theo kinh nghiệm Nhật Bản, việc thiết kế cảnh quan cũng có module tương tự như một bước cột trong thiết kế công trình Module trong cảnh quan hợp lý là 21 – 24m Đây là một đơn vị tiêu chuẩn trong thiết kế cảnh quan gần với tỷ lệ con người
c Góc nhìn
Góc nhìn là hướng nhìn vật thể
Hướng nhìn liên quan đến việc di chuyển điểm nhìn Nếu tốc độ di hướng nhìn liên quan đến việc di chuyển điểm nhìn Nếu tốc độ di chuyển nhanh, ta không thể nhận rõ chi tiết bên trong vật thể Nếu tốc độ đi chậm lại, thời gian thu nhận lâu, nhận biết chi tiết rõ nét hơn Do đó, trong thiết kế cảnh quan cần lưu ý đến kênh thị giác của tuyến đi bộ và cơ giới
2.3.2 Các quy luật bố cục của kiến trúc cảnh quan
b Bố cục tự do
Tổ chức không gian tự do, các yếu tố hình khối không đối xứng nhưng cân bằng qua trục bố cục
Các cảnh quan theo bố cục tự do thường được xây dựng tận dụng triệt để điển hình,
kết hợp khéo léo giữa cảnh quan nhân tạo và cảnh quan thiên nhiên, hoặc được mô phỏng từ cảnh quan thiên nhiên
c Bố cục kết hợp đối xứng & tự do
SVTH: Hoàng Thị Thu Hương
9
Khoá 31
Trang 24Luận văn tốt nghiệp
Tổ chức không gian vừa theo dạng hình học đối xứng, vừa theo dạng tự do Dạng bố cục này thường được xử lý đang đối trên trục chính có những công trình, còn bao cảnh theo bố cục tự do
Các cảnh quan theo kiểu bố cục này thường theo nguyên tắc cận cảnh đối xứng, viễn cảnh tự do
d Trục và trung tâm bố cục chính phụ
Trong một tác phẩm kiến trúc cảnh quan, một số công trình có chức năng quan trọng hay có giá trị thẩm mỹ cao được bố trí tập trung và chi phối cách tạo cảnh toàn
bộ phong cảnh chung quanh được gọi là trung tâm bố cục
Các trung tâm và yếu tố hình khối tạo cảnh có mối quan hệ lẫn nhau thông qua hệ thống trục bố cục
Hệ thống trục bố cục có thể trùng với đường hoặc có thể là trục ảo, bao gồm trục bố cục chính và phụ Trục bố cục có thể cong hay thẳng, chính hay phụ tùy thuộc vào chủ
đề, tư tưởng và đặc điểm của địa hình
Trục bố cục chính thường là trục chính của trung tâm chính cảnh quan, các công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ, hình tượng nghệ thuật độc đáo, có tính tư tưởng cao Trục bố cục chính thường ảnh hưởng đến quyết định đến vị trí và hình khối các yếu
tố tạo cảnh, làm rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm kiến trúc cảnh quan
Trung tâm, trục bố cục có ý nghĩa hỗ trợ trung tâm, trục bố cục chính
Sự phân định trung tâm chính phụ rõ ràng là rất quan trọng, góp phần làm thu hút sự chú ý
2.3.2.2 Các mối tương quan của các dạng bố cục
a Tương quan tỷ lệ
Là sự cân đối hài hòa về kích thước không gian của các yếu tố hình khối Tùy vào tương quan tỷ lệ, nghệ thuật có biểu hiện sự hoành tráng, trang trọng hay nhũn nhặn, bình dị Tỷ lệ trong xây dựng vườn – công viên liên hệ chặt chẽ với giải pháp bố cục và
ý đồ tư tưởng của các tác giả
Trang 25Luận văn tốt nghiệp
Có 2 tương quan tỷ lệ là hệ thống MODULE và “ tỷ lệ vàng”
Cơ sở của hệ thống MODULE là một số kích thước gốc làm chuẩn cho tất cả các phạm vi hình khối không gian
Tỷ lệ vàng: là tỷ lệ mà trong đó tỷ lệ đoạn ngắn trên đoạn dài bằng tỷ số của đoạn dài trên tổng của hai đoạn, nhờ đó sẽ tạo được mối liên quan bên trong giữa các yếu tố hình khối và cảnh quang chung
Tỷ lệ kích thước trong cơ thể con người là một trong những chuẩn mực của tỷ lệ vàng
b Tương quan hình khối
Kiểu tương quan khi so sánh giữa các hình có đường thẳng ( hình học) và đường cong ( tự nhiên ) nghĩa là mối tương quan giữa tự nhiên và nhân tạo
Trong một tổng thể không gian cần có sự hài hòa của hình dạng và đường nét
c Tương quan vị trí
Vị trí các yếu tố tạo cảnh có ý nghĩa quyết định trong việc tạo nên không gian sâu của bố cục Không gian được điều chỉnh bẳng sự mở, đóng Không gian mở gây ấn tượng động, không gian đóng (kín) gây ấn tượng tĩnh
Sử dụng mối tương quan vị trí để tạo nên bố cục cảnh nhiều lớp với các điểm cảnh Một bố cục cảnh thường có 3 lớp: cận cảnh, cảnh giữa, cảnh xa ( viễn cảnh) Phong cảnh có chiều sâu khác nhau tạo nên cơ sở thuật phối cảnh tuyến, phối cảnh không trung, và được bố trí trong “ góc nhìn tiêu chuẩn”
d Tươ ng quan sáng t ối
Có ý nghĩa rất lớn trong việc gây ra cảm giác về độ nông sâu của không gian và các đặc điểm hình khối của các yếu tố tạo hình, trang trí trong kiến trúc cảnh quan
Hình khối được chiếu sáng làm nổi rõ chi tiết và có cảm giác gần hơn Hình khối nằm trong bóng râm, các chi tiết bị nhòa đi, có cảm giác xa hơn
Sử dụng mối tương quan sáng tối để làm bật các yếu tố bố cục chính, nhấn hình thức của chúng và thu hút người xem
SVTH: Hoàng Thị Thu Hương
11
Khoá 31
Trang 26Luận văn tốt nghiệp
e Màu sắc & bề mặt
Màu sắc có thể sử dụng cùng một tông hoặc 2 tông tương phản ( màu nóng & màu lạnh) Nguyên tắc cơ bản để đem lại sự hài hòa trong kiến trúc cảnh quan là phải cân bằng được độ sáng của màu: các màu trong bố cục phải có tỷ lệ diện tích khác nhau, màu càng tương phản độ chênh lệch diện tích càng lớn
Sử dụng nhiều loại bề mặt khác nhau của các yếu tố tạo cảnh: mịn, sần sùi, bóng, nhám, sẽ tạo phong cảnh phong phú hơn Các họa tiết trang trí bề mặt góp phần tăng giá trị tạo hình và thẩm mỹ cho không gian
2.4 CÁC QUY LUẬT CỦA NGHỆ THUẬT CẢNH QUAN
2.4.1 Quy luật hài hòa
Là quy luật cơ bản nhất trong nghệ thuật cảnh quan, bao gồm: hài hòa đồng nhất
và hòa tương tự
Hài hòa đồng nhất biểu hiện sự thống nhất cùng một nhịp điệu, hình khối, bề mặt, hay màu sắc, sử dụng nhân tố tiêu chuẩn hóa (module) làm cơ sở cho tất cả các không gian Hài hòa tương tự được thực hiện bằng cách lập đi lập lại các yếu tố tương
tự nhau về hình dáng và không gian Hài hòa tương tự biểu hiện sự thống nhất đa dạng
2.4.2 Quy luật cân đối & nhất quán
Là quy luật đảm bảo sự tương quan hợp lý giữa bộ phận và toàn thể, giữa ý đồ phụ và ý đồ chính, giữa đối tượng phụ và đối tượng chính
Cân đối về mặt bố cục, tỷ lệ các thành phần tạo cảnh Tuy nhiên, về mặt hình khối, màu sắc cần có sự nhất quán giữa các yếu tố phụ, giữa yếu tố phụ và chính để tổng thể được hài hòa và nổi rõ chính – phụ
2.4 3 Quy luật tương phản
Là quy luật biểu hiện sự đối lập về hình khối, màu sắc vật thể và hiện tượng như ánh sáng, âm thanh,
Sử dụng quy luật tương phản làm tăng khả năng kích thích, hấp dẫn thông qua tính mới lạ của các điểm nhấn trong không gian cảnh quan
Trang 27Luận văn tốt nghiệp
Vận dụng luật tương phản nếu dàn đều sẽ gây cảm giác về sự chính tranh chấp, phá vỡ sự hài hòa chung
2.4.4 Quy luật cân bằng
Quy luật cân bằng bao gồm cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng Cân bằng đối xứng tạo nên do sự bố trí đối xứng qua trục hoặc điểm các yếu tố hoàn toàn giống nhau về mọi mặt ( hình dáng, chất liệu, màu sắc, quy mô)
Cân bằng không đối xứng tạo nên do sự bố trí không đối xứng nhứng cân xứng
do các yếu tố bố trí các sút hút bằng nhau
2.5 ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết thành phố Hồ Chí Minh
là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu, cho thấy những đặc trưng khí hậu thành phố Hồ Chí Minh như sau:
/năm Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ Nhiệt độ không khí trung bình 270
C Nhiệt độ cao tuyệt đối
400
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80
C Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 ( 28,80
C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 ( 25,70
C) Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25 - 280
C Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị
Lượng mưa cao, bình quân/năm là 1.949 mm Năm cao nhất 2.718 mm (1908)
và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958) Số ngày mưa trung bình/ năm là 159 ngày Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11;
SVTH: Hoàng Thị Thu Hương
13
Khoá 31
Trang 28Luận văn tốt nghiệp
trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam
Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/ năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%
Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ
Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6 m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s Về cơ bản TP Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số
5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ
2.6 KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIÊN TRẠNG
2.6.1 Khảo sát hiên trạng
Quy mô : 7,4 ha
Vị trí : Nằm ở trung tâm 3 quận: quận 10, quận 3, quận Tân Bình Bốn mặt giáp đường trong đó có Cách Mạng Tháng Tám là trục giao thông chính của thành phố
Dự án : Nâng cấp lên thành công viên văn hóa cấp quận
Khu chung cư kế bên được nâng cấp thành khu dân cư kiểu mẫu
Tuyến xe Metro đi qua trước công viên
Các khu chức năng hiện có:
Trang 29Luận văn tốt nghiệp
Khu vui chơi thiếu nhi – sân khấu
Khu sinh hoạt đồng đội
Khu buôn bán hoa kiểng
Bảng 2.1 phân khu chức năng hiện có
2.6.2 Đánh giá hiện trạng công viên Lê Thị Riêng
SVTH: Hoàng Thị Thu Hương
15
Khoá 31
Trang 30Luận văn tốt nghiệp
Bên phải trục quảng trường chính là hồ nước lớn với nhà hàng Thủy Tạ ở giữa
và tiếp sau là khu hành chính, căntin, và khu thể thao, vui chơi dưới nước của trẻ em
Bên trái trục quảng trường chính là khu vui chơi thiếu nhi và sân khấu ngoài trời, tiếp nữa là khu đồi cỏ nghỉ tĩnh
Phía sau nhà truyền thống là khu vườn ươm và vườn bạch đàn, khu chim – cá cảnh
Tương đối bằng phẳng, một số sân chơi thể thao có địa hình trũng Ngoài ra còn
có hai đồi nhân tạo cao hơn 3m so với mặt nền, và hai đồi tự nhiên thấp hơn Hồ nước công viên chiếm diên tích khá lớn ( 19,05%)
2.6.2.4 Sinh hoạt của người dân
Công viên ngoài chức năng văn hóa – lịch sử, công viên còn thu hút mọi giới mọi lứa tuổi vào sáng sớm và chiều tối đến đây rèn luyện sức khỏe Ngoài ra công viên còn là nơi lý tưởng hiếm hoi trong lòng Sài Gòn có thể cắm trại, sinh hoạt đồng đội Công viên còn bố trí các hội quán, câu lạc bộ chim cá cảnh, câu lạc bộ bi sắt, câu lạc
bộ khiêu vũ, câu lạc bộ câu cá giải trí, đã thu hút khá nhiều người dân tham gia
2.6.2.5 Hệ sinh thái động – thực vật
Môi trường trong lành, có hơn 50% mảng xanh trên tổng diện tích là 7,4 ha với nhiều đồi cỏ, cây cổ thụ, bồn hoa, đan xen lối đi và một hồ nước xanh biếc với hàng liễu rũ tạo khung cảnh lãng mạn, hài hòa của thiên nhiên Khu rừng Bạch Đàn còn hoang sơ
Trang 31Luận văn tốt nghiệp
Mảng xanh chủ yếu tâp trung ở phía Tây và Tây – Nam
Các loại cây được sử dụng bao gồm :
Xà Cừ ( Khaya senegalensis), Phượng Vĩ ( Delonix regia), Lim Sẹt ( Peltophorum pterocarpum), Liễu Rũ ( Salix babylonica), Đại Trắng ( Plumeria alba ), Keo Lá Tràm ( Acacia auriculiformis), Keo Tai Tượng ( Acacia mangium), Bạch Đàn ( Eucalyptus camadulensis), và các loại cây bụi trang trí khác Cây xanh tương đối nhiều nhưng
chưa phong phú về chủng loại, chưa có nét đặc trưng, độc đáo tạo nét riêng và cảnh quan thu hút Cây trồng trồng còn tuy tiện chưa được quy hoạch rõ ràng ở một số vị trí, không có điểm nhấn và chưa được chăm sóc tốt
Có một số cây lớn tạo bóng mát
Có một số góc nhìn đẹp
W- Weakness (Điểm yếu ) Thiếu cây xanh trang trí, tiểu cảnh, không gian buồn tẻ
O- Opprtunities (cơ hội )
Tạo cảnh quan đẹp trong khuôn viên công viên
T- Threats (Thách thức) Chi phí đầu tư lớn
phú, có đồi, đảo, hồ nước
trình văn hóa, mang đậm nét
SVTH: Hoàng Thị Thu Hương
Chưa khai thác tốt địa hình, không gian rời rạc
Không được phá
bỏ những công trình này
17
Tạo được không gian đặc trưng riêng
Tạo được thế mạnh cho công viên, thu hút
Không được chặt bỏ nhiều cây lớn, phá bỏ không gian tĩnh lặng hiện có Làm sao thu hút nhiều người đến tham
Khoá 31
Trang 32Luận văn tốt nghiệp
truyền thống, tính lịch sử
nhiều người tham quan
quan, cải tạo cảnh quan, kết hợp được cái
cũ và cái mới
mạnh, và phong phú như
bi sắt, câu cá giải trí, tenin, khiêu vũ,
Sân bãi không
rõ ràng, chưa xây dựng hoàn chỉnh, dễ gây nguy hiểm
Thu hút nhiều người, nhiều lứa tuổi đến sinh hoạt thể thao
Chi phí đầu tư
hồ rõ ràng
Thiếu giao thông kết nối giữa các khu, chồi nghỉ, ghế
đá, đèn chiếu sáng
Tạo đường liên tục kết hợp với đường ven hồ
Chi phí đầu tư
Bảng 2.2 Phân tích SWOT
2.6.4 Phân tích what, why, how đối với công viên Lê Thị Riêng
WHAT- Đặt vấn đề
Phát triển công viên
văn hóa- giải trí
WHY- Lý do
Vì công viên có khá nhiều công trình văn hóa mang tính lịch sử quan trọng, cũng là nơi vui chơi của mọi lứa tuổi, nơi sinh hoạt thường xuyên của các câu
HOW- Cách thực hiện Xây dựng hoàn chỉnh các công trình phục vụ cho các hoạt động văn hóa, giải trí ở đây
Ví dụ: Nhà trưng bày chim
cá cảnh - phong lan, sân đá
Trang 33Luận văn tốt nghiệp
Phân giao thông rõ
banh, sân chơi bi sắt, Chia các khu chức năng rõ ràng và tạo đường kết nối Tạo khu vườn nghiên cứu kết hợp với dạo chơi tham quan
Đưa ra được hồ sơ thiết kế cải tạo rõ ràng và chi tiết
SVTH: Hoàng Thị Thu Hương
Bảng 2.3 Phân tích what, why, how
19
Khoá 31
Trang 34Luận văn tốt nghiệp
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 MỤC TIÊU
Thiết kế cải tạo cảnh quan công viên Lê Thị Riêng (Quận 10 - TP.HCM) tạo không gian thích hợp để giải trí, nghỉ ngơi và thư giãn cho các hoạt động ngoài trời và làm tăng tính thẩm mỹ và nghệ thuật lẫn giá trị môi sinh nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng công viên trực tiếp hoặc gián tiếp
3.2 NỘI DUNG
Khảo sát, đánh giá hiện trạng của công viên Lê Thị Riêng
Thiết kế cải tạo cảnh quan công viên Lê Thị Riêng
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phân tích hiện trạng để phân khu quy hoạch
Phân loại và nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cây xanh để bố trí các loài cây cho phù hợp
Thiết kế
Trang 35Luận văn tốt nghiệp
Ứng dụng các phương pháp, qui luật và nguyên tắc thiết kế vào việc thiết kế
Sử dụng phần mềm Autocad 2D vẽ lại mặt bằng hiện trạng
Sử dụng phần mềm 3DS Max và Photoshop vẽ thiết kết cải tạo cảnh quan công viên
3.4 KẾT QUẢ
Bản vẽ phân khu quy hoạch và thiết kế cải tạo cảnh quan công viên
Bản vẽ thiết kế cải tạo chi tiết ba khu: khu hành chính – phục vụ, khu vui chơi thiếu nhi, khu sinh hoạt các câu lạc bộ
Thuyết minh thiết kế
SVTH: Hoàng Thị Thu Hương
21
Khoá 31
Trang 36Luận văn tốt nghiệp
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 THIẾT KẾ CẢI TẠO CẢNH QUAN CÔNG VIÊN
4.1.1 Phân khu quy hoạch
CHÚ THÍCH
Khu Văn Hóa – Lịch Sử Khu Hành Chính –Phục Vụ Khu Thể Dục Thể Thao Khu Nghỉ Tĩnh
Khu Sinh Hoạt Các Câu Lạc Bộ
Hình 4.1Phương Án 1
Hình 4.2 Phương Án Chọn
SVTH: Hoàng Thị Thu Hương
Khu Trò Chơi Thiếu Nhi – Sân Khấu
Mặt Nước Đường Giao Thông Quảng Trường Tập Trung Bãi Xe
Diện Tích Dự Kiến Mở Rộng
Khoá 31
Trang 37Luận văn tốt nghiệp
Ưu điểm Phương án 1 Quy hoạch được cả phần đất dự
kiến mở rộng
Nhược điểm Không tận dụng được hạ tầng hiện có
Khó thực hiện hoặc bị kéo dài do việc mở rộng mặt bằng khá phức tạp và tốn nhiều thời gian Chi phí đầu tư rất lớn
Phương án
chọn
Tận dụng triệt để cơ sở hạ tầng hiện
có làm giảm chi phí đầu tư
Phân chia các khu chức năng rõ ràng và tạo được đường kết nối
Bố trí được quảng trường tập trung tại các cổng vào
Chưa quy hoạch được cả phần đất dự kiến mở rộng
Bảng 4.1 So sánh ưu nhược các phương án thiết kế
Khu Sinh Hoạt Các Câu Lạc Bộ
Khu Trò Chơi Thiếu Nhi – Sân Khấu
Mặt Nước
10.700 5.750 5.100 5.400 8.100 12.600 14.350
13,75 7,77 6,89 7,29 10,95 17,05 19,4
SVTH: Hoàng Thị Thu Hương
23
Khoá 31