1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ KHUÔN VIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ MIỀN ĐÔNG THỊ TRẤN LÁI THIÊU THUẬN AN – BÌNH DƯƠNG

59 228 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 4,97 MB

Nội dung

Không khí trong bệnh viện thường bị ô nhiễm bởi phần lớn mùi khử trùng, các diện tích đất khuôn viên trong bệnh viện bị bỏ hoang, trở thành nơi đổ rác bất đắc dĩ …Với một môi trường như

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

*****************

LÊ TRẦN LỆ XUÂN

THIẾT KẾ KHUÔN VIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ MIỀN ĐÔNG THỊ TRẤN LÁI THIÊU - THUẬN AN – BÌNH DƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 05/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

*****************

LÊ TRẦN LỆ XUÂN

THIẾT KẾ KHUÔN VIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ MIỀN ĐÔNG THỊ TRẤN LÁI THIÊU - THUẬN AN – BÌNH DƯƠNG

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S PHẠM MINH THỊNH

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 05/2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cám ơn ba mẹ đã nuôi dưỡng tôi đến ngày hôm nay, đã hy sinh cho tôi rất nhiều, động viên và giúp tôi bước đi trên con đường học vấn, đã luôn sát cánh, giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

đề tài

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Khoa Tài Nguyên Môi Trường,

Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên - Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo môi trường học tập có chất lượng, giúp tôi có nhiều kiến thức để chuẩn bị cho đề tài, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Phạm Minh Thịnh với tư cách là giáo viên hướng dẫn đã dành nhiều thời gian và công sức, tận tình giúp

đỡ hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện, xây dựng và hoàn chỉnh luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn anh Lê Chí Tâm - Trưởng bộ phận cây xanh Thành phố mới Bình Dương đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong Bộ Môn Cảnh Quan và

Kỹ Thuật Hoa Viên, cũng như các thầy cô thỉnh giảng đã tham gia giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý giá cho tôi trong suốt khóa học

Cuối cùng xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè tập thể lớp DH08CH và DH08TK đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như cuộc sống Và Gia đình, một trong những động lực quan trọng về tinh thần cũng như vật chất giúp tôi hoàn thành tốt mọi công việc

Chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Lê Trần Lệ Xuân

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “Thiết kế khuôn viên bệnh viện đa khoa quốc tế Miền Đông” được thực hiện tại Thị trấn Lái Thiêu - Thuận An – Bình Dương, thời gian thực hiện từ

ngày 01 tháng 03 năm 2012 đến ngày 30 tháng 05 năm 2012

Kết quả sau khi hoàn thành luận văn:

- Lập danh mục các loài cây gỗ, cây kiểng trang trí, hoa nền trồng ở khu vực bệnh viện

- Đề xuất phương án phân khu chức năng

- Thiết kế cảnh quan chi tiết từng phân khu

- Hoàn thành các bản vẽ:

9 Bản vẽ hiện trạng sơ bộ cảnh quan

9 Bản vẽ thiết kế mặt bằng thể hiện màu ( thể hiện rõ bố cục sân vườn, các điểm nhấn và tiểu cảnh sân vườn, cảnh quan,…)

9 Bản vẽ mặt đứng và mặt cắt đối với công trình

9 Bản phối cảnh 3D công trình tổng thể, các chi tiết, điểm nhấn, tiểu cảnh chính

Trang 5

SUMMARY

Research topic: “Design the campus of General Hospital Eastern International” was made in Lai Thieu township - Thuận An district – Binh Duong province, from 01/03/2012 to 30/05/2012

Results after the completion of this thesis are:

+ Making lists of trees, decorative plants, background flowers planted in hospital area

+ Proposed schemes for functional areas

+ Design the landscape details each zone

+ Complete the drawings

- Drawings of current preliminary landscape

- Drawings design premises showing color (demonstrated the garden layout, the landmarks and small garden landscape, landscape, )

- Drawings of the facade and cross – section for works

- 3D perspective of whole works, the details, accents, miniatures main

Trang 6

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Trang tựa i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Sumary iv

Mục lục v

Danh sách các hình vii

Danh sách các bảng viii

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 2 TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU 3

2.1 Hiện trạng về cây xanh bệnh viện 3

2.2 Một số ý kiến về chọn loại cây trồng trong bệnh viện 5

2.3 Lựa chọn cây xanh cho bệnh viện 6

2.4 Nguyên tắc xây dựng tiêu chí 7

2.4.1 Tiêu chí về sự đa dạng 8

2.4.2 Tiêu chí theo mảng xanh diện tích bệnh viện 9

2.4.3 Tiêu chí về sự bố trí cây xanh, hoa cảnh trong khuôn viên bệnh viện 10

2.4.4 Tiêu chí về thẩm mỹ 11

2.5 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Dương 11

2.5.1 Vị trí địa lý 12

2.5.2 Địa hình 12

2.5.3 Đất đai 13

2.5.4 Khí hậu 13

2.5.5 Thủy văn, sông ngòi 14

2.5.6 Giao thông 15

2.5.7 Tài nguyên rừng 15

Trang 7

2.6 Giới thiệu Bệnh viện đa khoa quốc tế Miền Đông 16

Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Mục tiêu đề tài 18

3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài 18

3.2.1 Phạm vi thời gian 18

3.2.2 Phạm vi không gian 18

3.3 Nội dung nghiên cứu 18

3.4 Phương pháp nghiên cứu 18

3.4.1 Phương pháp điều tra thực địa 18

3.2.2 Phương pháp tham khảo tài liệu 18

3.2.1 Phương pháp thiết kế 18

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20

4.1 Hiện trạng khu vực xây dựng bệnh viện 20

4.2 Định hướng quy hoạch thiết kế bệnh viện 21

4.2.1 Đề xuất mô hình thiết kế khuôn viên Bệnh viện đa khoa quốc tế Miền Đông 21 4.2.2 Phân tích ý tưởng 22

4.3 Thuyết minh thiết kế 23

4.3.1 Khu cổng chính 23

4.3.2 Khu tượng đài 26

4.3.3 Khu vườn hoa và sân chơi thiếu nhi 27

4.3.4 Khu cổng sau 30

4.3.5 Một số tiểu cảnh khác trong bệnh viện 33

4.4 Danh mục hình ảnh các loài cây sử dụng trong thiết kế 37

4.5 Danh mục các vật dụng trang trí được sử dụng trong thiết kế 40

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

5.1 Kết luận 42

5.2 Kiến nghị 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

PHỤ LỤC 44

Trang 8

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình Trang

Hình 2.1: Bệnh viện Luke ở Akashi, Tokyo, Nhật Bản 3

Hình 2.2: Bệnh viện đại học Kangwon 4

Hình 2.3: Bệnh viện Kyunghee Yongin 4

Hình 2.4: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương 12

Hình 2.5: Bệnh viện đa khoa quốc tế Miền Đông 16

Hình 4.1: Bệnh viện đang trong giai đoạn thi công phần cứng công trình 20

Hình 4.2: Đất được tận dụng đặt vật liệu xây dựng công trình 21

Hình 4.3: Mặt bằng khu cổng chính 23

Hình 4.4: Phối cảnh khu cổng chính 24

Hình 4.5: Mặt bằng khu tượng đài 25

Hình 4.6: Phối cảnh khu tượng đài 26

Hình 4.7: Mặt bằng sân chơi thiếu nhi và vườn hoa 27

Hình 4.8: Mặt bằng khu đường dạo 28

Hình 4.9: Phối cảnh khu sân chơi thiếu nhi và vườn hoa 28

Hình 4.10: Mặt bằng khu cổng sau 30

Hình 4.11: Phối cảnh khu cổng sau 30

Hình 4.12: Phối cảnh giàn leo 31

Hình 4.13: Mặt bằng bãi xe 32

Hình 4.14: Phối cảnh bãi xe 32

Hình 4.15: Mặt bằng đồi cảnh 33

Hình 4.16: Hình mình họa tiểu cảnh đồi 33

Hình 4.17: Vườn thuốc nam 34

Hình 4.18: Hình minh họa vườn thuốc nam trong bệnh viện 34

Hình 4.19: Vòng xoay 36

Hình 4.20: Hình minh họa vòng xoay 37

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Danh mục cây được trồng trong khu cổng chính 24 Bảng 4.2: Danh mục cây được trồng trong khu tượng đài 26 Bảng 4.3: Danh mục cây được trồng trong khu sân chơi thiếu nhi và vườn hoa công

cộng 28

Bảng 4.4: Danh mục cây được trồng trong khu cổng sau 31

Trang 10

hệ thống thông gió, chiếu sáng tự nhiên kết hợp với không gian xanh, gần gũi với thiên nhiên tạo nên một môi trường khám chữa bệnh và phục hồi chức năng tốt nhất

Việc xây dựng bệnh viện này xuất phát từ thực trạng môi trường khám chữa bệnh ở các bệnh viện công hiện nay còn tồn tại nhiều khiếm khuyết Môi trường sinh thái xung quanh các bệnh viện công vẫn chưa đạt tỷ lệ mảng xanh theo yêu cầu (thường chỉ 5% diện tích công trình) Không khí trong bệnh viện thường bị ô nhiễm bởi phần lớn mùi khử trùng, các diện tích đất khuôn viên trong bệnh viện bị bỏ hoang, trở thành nơi đổ rác bất đắc dĩ …Với một môi trường như vậy, việc khám bệnh, chữa bệnh cũng như quá trình điều trị thường phải kéo dài khiến cho các bệnh nhân cũng như người thăm nuôi đều có cảm giác rất mệt mỏi và chán nản, tâm lý của các bệnh nhân không được thoải mái sinh ra gắt gỏng, khó chịu cho người nhà lẫn những người xung quanh

Chính vì thực trạng trên, một bệnh viện vừa có trang thiết bị chữa bệnh hiện đại vừa có cảnh quan môi trường xung quanh bệnh viện tốt là điều mong mỏi của hầu hết các bệnh nhân đến chữa bệnh Khi được điều trị trong một môi trường cảnh quan tốt thì người bệnh sẽ có được tâm lý thoải mái, dễ chịu và mau chóng hồi phục Tuy nhiên hiện nay hiếm có bệnh viện nào quan tâm đến việc tạo ra một mô hình khám chữa bệnh kết hợp điều trị, nghỉ dưỡng sinh thái như bệnh viện Hoàn Mỹ

Trang 11

ở Đà Lạt… Chính những lý do trên nên ý tưởng phát triển một mô hình bệnh viện sinh thái với không gian xanh gần gũi với thiên nhiên được hình thành và đang trong giai đoạn thi công phần cứng

Nhằm đáp ứng những yêu cầu trên, đề tài “Thiết kế khuôn viên bệnh viện đa khoa quốc tế Miền Đông - Thị trấn Lái Thiêu - Thuận An – Bình Dương” được thực

hiện

Trang 12

Chương 2

TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU

2.1 Hiện trạng về cây xanh bệnh viện

Ở các nước phát triển trên thế giới hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng nâng cao, đòi hỏi các thiết bị khám chữa bệnh tiên tiến, hiệu quả và hơn thế nữa là một môi trường nghỉ dưỡng sinh thái, gần gũi với thiên nhiên

Vì vậy các bệnh viện lớn ở các nước này không chỉ quan tâm chú ý đến công nghệ hiện đại, trang thiết bị thân thiện với bệnh nhân, mà còn chú trọng đến khuôn viên với nhiều cây xanh, giúp cho bệnh nhân phục hồi nhanh chóng

Tại Singapore, rất nhiều bệnh viện vừa có những máy móc hiện đại, đội ngũ

y, bác sỹ có tay nghề, vừa có những khuôn viên xanh chen lẫn với tòa nhà cao tầng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho bệnh nhân Điển hình là một số bệnh viện như Bệnh viện đại học quốc gia Singapore, Bệnh viện Raffles, Viện ung thư Quốc gia Singapore, Bệnh viện Mount Elizabeth …

Hình 2.1: Bệnh viện Luke ở Akashi, Tokyo, Nhật Bản

Trang 13

Các bệnh viện ở các quốc gia khác trên thế giới cũng ứng dụng mô hình khám chữa bệnh kết hợp với nghỉ dưỡng sinh thái này như Bệnh viện đại học Kangwon và Kyunghee Yongin ở Hàn Quốc, Bệnh viện Denver Health ở Mỹ, Bệnh viện Luke ở

Tokyo, Nhật Bản … (Nguồn: tren-the-gioi.html )

Hình 2.2: Bệnh viện đại học Kangwon Hình 2.3: Bệnh viện Kyunghee Yongin

Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các bệnh viện tuyến huyện đến tỉnh, bệnh viện thành phố vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc tạo ra thật nhiều mảng xanh (Theo Nguyễn Thùy Linh, “Điều tra hiện trạng và đề xuất mô hình cây xanh trong bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh”)

Tại thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện lớn nhất trong cả nước, không gian xanh chỉ gói gọn với hai hàng cây được trồng bên những “đường giao thông” của bệnh viện Bệnh viện Thống Nhất, với diện tích rộng hơn nhưng ngoài vườn cây nhỏ nằm ở mặt tiền khu vực bệnh viện thì

ta cần thấy nhiều hơn màu xanh là những khoa phòng điều trị và những dịch vụ bệnh viện kèm theo như bãi giữ xe, căng tin, nhà ăn Với tình trạng quỹ đất hiện nay, cùng với lượng bệnh nhân ngày càng đông thì việc có một khu vườn, một không gian thoáng đãng, xanh mát nằm giữa khu điều trị là rất khó thực hiện

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương và bệnh viện huyện Thuận An cũng chỉ chú ý đến việc nâng cao cơ sở hạ tầng phục vụ việc khám chữa bệnh chứ chưa quan tâm đến mảng xanh trong bệnh viện

Trang 14

2.2 Một số ý kiến về chọn loại cây trồng

Để chọn loại cây trồng lề đường phố, đề nghị căn cứ 5 tiêu chuẩn bắt buộc: đặc tính sinh lý – hình thái không được có ảnh hưởng xấu, làm nguy hại đến cộng đồng (cây có mủ độc hại, quả rơi rụng, quả ăn được); hệ rễ không được ăn ngang làm ảnh hưởng đối với công trình đô thị; đặc tính cơ lý chống chịu gió của thân cành; lá thường canh và có khả năng thích nghi với điều kiện đô thị (Chế Đình Lý, 1999)

Nguyễn Văn Sở (1999) đưa ra một số đặc điểm cần có của loài cây trồng ở đường phố, khuôn viên công cộng và rừng bảo tồn: nổi bật, dễ trồng và tương đối mọc nhanh; an toàn không dễ gãy đổ vì gió; sắc nét và không thường bị sâu hại; tương đối mọc nhanh; an toàn không dễ gãy đổ vì gió; tương thích với các bố trí nhà cửa sử dụng đất đai tại đó; có đời sống tương đối dài; có thể phát triển trưởng thành với khoảng không gian có sẵn mà không nhờ vào các xử lý như tỉa cành, tỉa thân, xén rễ,…; không cần chăm sóc giữ gìn quá tốn kém, có tán lá thích hợp ở đô thị và hình dạng tán tương ứng với cảnh quan như thon hẹp, tán rộng nhưng thấp, lá thường xanh hay thay đổi theo mùa

Phạm Văn Hiếu (1999) cũng đề nghị vài yêu cầu khác cho cây xanh đô thị như cây phải có dáng, tán lá đẹp; hoa lá hoặc trái có màu sắc xinh tươi; an toàn; thích nghi điều kiện nơi trồng Đồng thời cho rằng rất khó tìm được chủng loại cây đầy đủ tất cả các đặc điểm trên mà chỉ đáp ứng được một cách tương đối Tác giả đưa ra danh sách một số loài đang có tác dụng tốt: Viết, Bằng lăng, Muồng hoa vàng, Móng bò tím, Sò đo cam, Muồng bò cạp, Kiều hùng,…

Phải hạn chế trồng các loài cây mà khi trưởng thành sẽ cao to, có cành nhánh phát triển sum xuê trên đường có vỉa hè và đông người qua lại là ý kiến của Huỳnh Minh Bào (1999)

Lê Huỳnh (1999) lại cho rằng nên trồng những cây đại mộc, có tán rộng đề

có thể hấp thu hiệu quả các chất độc hại trong không khí

Ngoài ra, có tài liệu về cây xanh cây cảnh của tác giả Trần Hợp (1998), định danh và mô tả đặc điểm các loài cây xanh, hoa cảnh hiện diện ở đường phố, khuôn viên tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 15

Tác giả Nguyễn Hữu Đảng (2003) đã đưa ra danh mục các loài cây cảnh, cây thuốc trong nhà trường nhưng lại không có tên khoa học và thiếu hẳn phần cây xanh

Các tài liệu trên là các tiêu chuẩn đề ra để chọn loài cây xanh cho đường phố, khuôn viên công cộng Nhưng không thể áp dụng hoàn toàn vào việc trồng cây trong bệnh viện vì đây là các đối tượng khác nhau Hơn nữa, các loài được chọn tập trung vào phần câu xanh, không có hoa cảnh và chưa đi sâu vào mục đích cải tạo môi trường bệnh viện

Vì vậy, vấn đề cần thực hiện tiếp theo là nghiên cứu đề xuất những loại thực vật nên trồng trong khuôn viên bệnh viện và vườn hoa công cộng Tiếp đó, đưa ra được những thiết kế khả quan và cụ thể cho cảnh quan sinh thái của bệnh viện sao cho vừa hợp lý, vừa mang tính nghệ thuật cao, thỏa mãn nhu cầu thưởng lãm của những người đến đây chữa trị bệnh, đồng thời góp phần tạo ra cho thành phố một cảnh quan đẹp mắt

2.3 Lựa chọn cây xanh cho bệnh viện

Khác với cây rừng, cây xanh bệnh viện nói riêng và cây xanh đô thị nói chung tồn tại trong một môi trường rất gần gũi với con người và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những tác động tiêu cực của con người

Xét về khía cạnh không gian dinh dưỡng thì không gian dinh dưỡng của cây xanh đô thị bị hạn chế bởi hàng loạt các loại công trình như: nhà ở, đường giao thông, hệ thống điện và hệ thống các công trình ngầm Về tính chất cây trồng cũng

bị thay đổi nhiều do các hoạt động xây dựng làm cho tầng đất bị xáo trộn, đất bị nén chặt, khả năng thấm và thoát nước kém, mực nước ngầm cao, do đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hô hấp và hút các chất dinh dưỡng của rễ cây Về không khí thì bị ô nhiễm bởi bụi và các chất khí độc hại do các hoạt động công nghiệp và đặc biệt đối cới cây xanh ở các bệnh viện còn phải chịu ảnh hưởng của một lượng lớn chất thải

và khí thải mà bệnh viện thải ra Vì vậy môi trường của cây xanh bệnh viện bao gồm: môi trường đất trong khu vực, không gian sinh trưởng và tác động của con người

Trang 16

Do đó, khi chọn cây trồng trong bệnh viện cần phải tuân theo một số tiêu chí sau:

- Cây trồng phải thích hợp với hoàn cảnh sinh thái nơi trồng

- Cây trồng phải là cây sống lâu năm, cây có thân hình trụ, thẳng, thân cây không có gai

- Hệ rễ ít ăn nổi, tránh phá hoại vỉa hè, các cơ sở hạ tầng và giữ cho cây vững chắc

- Tán cây có hình khối, gọn, gỗ dai, không sâu thân, không dễ gãy cành

- Hoa quả không hấp dẫn ruồi muỗi gây mất vệ sinh môi trường

- Loài cây có khả năng chống chịu tốt với các tác động của ngoại lực (gió, bão) và khả năng chống chịu cao đối với sâu bệnh

- Loài cây có khả năng tiết ra chất Fitoxit có tác dụng diệt vi khuẩn trong không khí và loài cây có khả năng hấp thụ các chất khí độc hại như CO2,

SO2, NO2,… thì càng tốt

2.4 Nguyên tắc xây dựng tiêu chí

- Trên cơ sở tham khảo tài liệu nghiên cứu của các tác giả viết về các vấn đề liên quan, đối với từng điểm đạt cần phải phát huy và từng điểm không đạt

cần khắc phục, rút ra các tiêu chí chọn loài cây trồng

- Sử dụng các nguyên tắc chung về chọn loài và nhu cầu sử dụng để xác định

tiêu chí cụ thể hơn

- Kế thừa những tiêu chí chung đã có sẵn, đó là về độ an toàn Đây là tiêu chí đầu tiên cần lưu ý khi chọn loài cây trồng cho bệnh viện và cho các khuôn viên công cộng nói chung Tiêu chí về độ an toàn bao gồm các nội dung sau: Cây không có nhánh giòn, dễ gãy; thân không có gai, không có nhựa độc,

không thu hút ruồi nhặng, không là cây ăn trái

- Khi thiết kế mảng thực vật cho khuôn viên, trong việc đề xuất cây xanh cho bệnh viện đối với từng khu vực chức năng cụ thể cần tuân thủ những nguyên

tắc sau:

Trang 17

2.4.1 Tiêu chí về sự đa dạng

- Đa dạng về thành phần loài: phải đảm bảo mảng xanh bệnh viện là một mảng liên kết thống nhất và đa dạng về thành phần loài chứ không phải là sự lắp ghép đơn thuần thiếu nhất quán về các loài cây hiện diện trong mảng xanh, tạo ra một hệ sinh thái với độ đa dạng cao phù hợp với từng trường hợp cụ thể

- Đa dạng về kết cấu tầng tán: từ tầng cây xanh ở trên cao, tầng trung gian cây cảnh đến tầng hoa cành dưới thấp và lớp hoa nền hoặc thảm cỏ che phủ đất Cần lưu ý đến sự bố cục hợp lý về kích tước, hình dáng, màu sắc của tập hợp loài và sự đa dạng về loài, nghĩa là trồng nhiều loài cây cho cùng một kiểu tầng tán

Chọn cây bóng mát cần đạt các yêu cầu sau: dùng các cây thường xanh, tán rộng, sinh trưởng nhanh để mau tạo tán, đồng thời cho hoa đẹp như me tây, phượng

vĩ, lim sét, bò cạp nước… Hạn chế trồng những loài cây rừng, gỗ lớn vì ít phát huy tác dụng tạo bóng mát và chiếm quá nhiều không gian sinh trưởng

Nên trồng các loài chịu bóng để trồng dưới tán cây cảnh, sinh trưởng và phát triển bình thường trong điều kiện thiếu ánh sáng như tía tô cảnh, các loài lá màu… Chọn các loài cây cảnh, hoa cảnh và lá cảnh đẹp, dùng để trang trí như bách nhật, huỳnh anh, phất dụ, trang… Chọn loài thực vật che phủ đất nhanh, bền như cỏ nhung, xuyến chi, hoàng phụng…

Các loài cây hoa cảnh và che phủ nền trên rất đa dạng và phong phú, tùy theo

sở thích và nhu cầu thẩm mỹ của mỗi bệnh viện mà chọn loài cây trồng thích hợp, nên tuân theo nguyên tắc sau:

Dễ trồng, ít yêu cầu chăm sóc

Khả năng sinh trưởng tốt trong thời gian dài

Ngoài việc bố trí các loài cây một cách độc lập, còn có thể kết hợp các loài cây cảnh lớn, hoa cảnh nhỏ, cây phủ đất, thảm cỏ, dây leo, và các loài vật việu trang trí khác như: đá sỏi, khung sắt, tượng đai, vòi phun nước,… tạo thành tiểu cảnh với rất nhiều mô hình, mỗi mô hình có nét đặc sắc riêng, và các cách thiết kế cũng rất

đa dạng

Trang 18

- Đa dạng về môi trường sống: Bao gồm thực vật trên cạn và thực vật thủy sinh Có thể làm vườn treo hoặc hồ nước

Nên chọn các loài cây thủy sinh trong hồ nước là những loài cây phát triển tốt trong môi trường nước, ít tốn công chăm sóc và có khả năng làm trong sạch môi trường nước

Hồ nước là mô hình mà bệnh viện nên xây dựng và mở rộng Hồ nước phải

có đường kính ít nhất 1m, nên xây cố định bằng xi măng cho bền, bề mặt hồ có thể trang trí hoa văn Hồ được xây dựng theo nhiều hình dạng như hinh tròn, bán nguyệt, hình chữ nhật… Trong hồ có các loài cây thủy sinh như sung, rong… và có thể dựng hòn non bộ, hết hợp nuôi cá cảnh, tạo thành một khoảng không gian xanh mát

Nên chọn các loài cây dây leo với mô hình vườn treo, các loài cây này có khả năng leo bám vào các giá thể treo trên không, tuy giá thể ít nhưng vẫn sinh trưởng tốt, như dây huỳnh anh, kim ngân hoa Hoặc bố trí các chậu treo trồng lan hay các loài hoa cảnh nhỏ như tía tô cảnh, thài lài tía…

Để có được vườn treo, trước tiên phải dựng giàn leo Hiện nay, khung sắc thường được dùng với nhiều kiểu dáng như vòm cung, uốn lượn hay đan chéo nhau

2.4.2 Tiêu chí theo mảng xanh diện tích bệnh viện

- Cây bóng mát: che mát cho sân bệnh viện, nên đầu tư ngay từ đầu khi mới thiết lập mảng xanh cùng với tập hợp loài phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi của

- Cây cảnh, hoa cảnh và cỏ nền: Tùy theo kinh phí chăm sóc, bảo dưỡng hàng tháng mà có thể bổ sung và thay đổi dần dần

- Chọn trồng các loài cây hoa cành nhỏ, trồng theo bồn như tía tô cảnh, cây lá màu, cẩm chướng, thài lài tía, bông trang,… nếu kinh phí đầu tư thấp

Trang 19

- Chọn trồng các loài cây cảnh lớn, giá thành cao như cau bụng, thiên tuế, sứ thái,… có thể thiết lập các tiểu cảnh nếu kinh phí đầu tư lớn

2.4.3 Tiêu chí về sự bố trí cây xanh, hoa cảnh trong khuôn viên bệnh viện

- Khuôn viên bệnh viện dù lớn hay nhỏ, dù ở trong trung tâm thành phố hay vùng ngoại thành, đều có những khu vực chính: tiền sảnh, hành lang, nơi cần

che khuất

- Chọn loài cây trồng phù hợp, tương ứng với từng vị trí: cây tiểu cảnh và cây cảnh đẹp nên được bố trí trồng ở tiền sảnh (ngay sau cổng vào) vì đây là nơi

đầu tiên nhìn thấy sau khi vào bệnh viện, nên cần phải tạo được ấn tượng tốt

Ở khu vực này không nên trồng cây đại mộc vì sẽ bị che khuất tầm nhìn, nếu muốn tạo bóng mát thì có thể trồng những cây nhỏ như: đại lá tù, sứ đại hoặc muồng hoa vàng

Cây cảnh sẽ có tác dụng tốt, như Bách tán tạo nên sự ngiêm trang, hùng vĩ, còn Cau sâm banh sẽ thể hiện vẻ sang trọng, lịch lãm Khi bố trí cần chú ý đến sự đối xứng Các bồn hoa ngay sát hành lang với các màu sắc tươi tắn cũng là lời chào hữu hiệu

Cây bóng mát là ưu tiên hàng đầu để trồng ở các sân, dọc lối đường đi Nên chọn trồng những loài cây xanh lớn có tán rộng như lim sét, me tây, phượng vĩ,… Đây cũng là khoảng không gian rộng nhất để trưng bày hoa cảnh Có nhiều dạng mô hình khác nhau Theo cách bố trí cổ điển là đặt những hàng cây dọc theo các khoa phòng điều trị, có thể bố trí cây cảnh đồng bộ (một loài cho một hàng) hoặc kiểu phối trí (hai loài có hình dáng, kích cỡ khác nhau được trồng xen kẽ nhau trong hàng) Còn có các mô hình phá cách khác như ziczac, tạo điểm nhấn,…, áp dụng

mô hình như thế nào tùy thuộc vào cấu trúc riêng của từng bệnh viện và thẩm mỹ của người thiết kế

Chọn cây cảnh tán rộng hình tháp hoặc cây bụi cho vị trí hành lang (ở giữa khối xây dựng và tường rào, với bề rộng nhỏ) như Hoàng nam, Dâm bụt, Hồng mai… Cũng có thể lập giàn cho dây leo để phủ xanh hàng rào

Nên bố trí trồng hàng rào cây bụi nhỏ ở những nơi cần che khuất (khu phóng

xạ, kho dụng cụ,…) Có nhiều cách bố trí khác nhau: dùng cây trung bình hoặc lớn

Trang 20

để che khuất hoặc dựng hàng rào cây bụi dày đặc chắn ngang như trác bách diệp, dâm bụt, muồng hoa vàng,… khoảng cách giữa các cây ở nơi này ngắn hơn so với những chỗ khác, có tác dụng như một hàng rào cây xanh, giúp thông thoáng gió

Dù bất kỳ vị trí nào cũng cần phải chú ý đến yếu tố vật hậu là thời kỳ ra hoa

và rụng lá của các loài Từ đó có sự lựa chọn hợp lý các loài cây trồng để khuôn viên bệnh viện được phủ xanh quanh năm và người bệnh luôn được thưởng thức hoa Đơn giản hơn là có thể chọn các loài cây cảnh thường xanh, nhưng sẽ gây ra sự đơn điệu

2.4.4 Tiêu chí về thẩm mỹ

Thẩm mỹ là một vấn đề trừu tượng, khó xác định, vì nhu cầu của mỗi người khác nhau dẫn đến cách nhìn nhận về “cái đẹp” cũng rất khác nhau Bên cạnh đó, cảnh quan sinh thái theo thời gian và theo từng mùa trong năm cũng có những sự thay đổi nhất định Do đó, trong khi thiết kế không đưa ra tiêu chí cụ thể về cấu trúc, kích thước, hình dạng hay màu sắc của từng loài mà chỉ đánh giá nét thẩm mỹ thông qua các nội dung sau:

- Đảm bảo sự đa dạng về kết cấu tầng tán và đa dạng về loài trong từng kiểu kết cấu

- Đảm bảo cây trồng được bố trí vào vị trí thích hợp để có thể phát huy được hết vẻ đẹp của loài

2.5 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 2.695,22 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ) Dân số 1.482.636 người (1/4/2009), mật độ dân số khoảng 550 người/km2

Trang 21

Hình 2.4: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương

2.5.1 Vị trí địa lý

Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang), là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước

Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km

Trang 22

Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi Có một số núi thấp, như núi Châu Thới (huyện Dĩ An), núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò)

ở huyện Dầu Tiếng… và một số đồi thấp

Các quy luật tự nhiên tác động lên vùng đất này tạo nên nhiều dạng địa mạo khác nhau: có vùng bị bào mòn, có vùng tích tụ (do có sự lắng đọng của các vật liệu xâm thực theo dòng chảy), có vùng vừa bị bào mòn, vừa tích tụ và lắng đọng Nguyên nhân chủ yếu là do nước mưa và dòng chảy tác động trên mặt đất, cộng với

sự tác động của sức gió, nhiệt độ, khí hậu, sự sạt lở và sụp trượt vì trọng lực của nền

địa chất Các sự tác động này diễn ra lâu dài hàng triệu năm (Nguồn:

2.5.3 Đất đai

Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại:

- Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13 Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn trái chịu được hạn như mít, điều

Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An; đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối Đất này có chua phèn, tính axít vì chất sunphát sắt và alumin của chúng Loại đất này sau khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v (Nguồn:

http://www.binhduong.gov.vn/vn/statuspages.php?id=5612&idcat=15&idcat2 )

2.5.4 Khí hậu

Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa

Trang 23

ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch

Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm Có những trận mưa dầm kéo dài 1-2 ngày đêm liên tục Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26o

C-27oC Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3 oC và thấp nhất từ 16 o

C -17 oC (ban đêm) và 18 o

C vào sáng sớm Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2) Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm Tại ngã tư Sở Sao của Bình Dương đo được bình quân trong năm lên đến 2.113,3mm

(Nguồn: http://www.binhduong.gov.vn/vn/statuspages.php?id=5612&idcat=15&idcat2 )

2.5.5 Thủy văn, sông ngòi

Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác

Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình Dương ở Tân Uyên Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối Sông Sài Gòn chảy qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài

143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất nông nghiệp, cung cấp thủy sản Ở thượng lưu, sông hẹp (20m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được mở rộng dần đến thị xã Thủ Dầu Một (200m)

Trang 24

Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn tự đồi Cam xe huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát, rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đập Ông Cộ Sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở Bến Cát, thị xã, Thuận An, cùng với những cánh đồng dọc sông Đồng Nai, tạo nên vùng lúa năng suất cao và những vườn cây ăn trái xanh tốt

Sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các sông Đắc RơLáp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1000 mét Ở phần hạ lưu, đoạn chảy vào đất Bình Dương dài 80 km Sông Bé không thuận tiện cho việc giao thông đường thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh, tàu thuyền không thể đi lại

(Nguồn: http://www.binhduong.gov.vn/vn/statuspages.php?id=5612&idcat=15&idcat2 )

2.5.6 Giao thông

Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Trong hệ thống đường bộ, nổi lên đường quốc lộ 13 – con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế

Đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài,

Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên bao la, là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước Ngoài ra còn có liên tỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (Bình Phước); Liên tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ

16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh; lộ 14 từ Bến Cát đi Dầu Tiếng và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh

Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

(Nguồn: http://www.binhduong.gov.vn/vn/statuspages.php?id=5612&idcat=15&idcat2 )

Trang 25

2.5.7 Tài nguyên rừng

Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm

(Nguồn: http://www.binhduong.gov.vn/vn/statuspages.php?id=5612&idcat=15&idcat2 )

2.6 Giới thiệu Bệnh viện đa khoa quốc tế Miền Đông

Nằm ở vị trí thuận lợi tại khu Gò Cát, thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương:

- Cách trung tâm huyện Thuận An khoảng 01km

- Cách trung tâm Thủ Dầu Một khoảng 07km

- Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20km

Hình 2.5: Bệnh viện đa khoa quốc tế Miền Đông

- Cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 20km

Công trình “Bệnh viện đa khoa quốc tế Miền Đông” có tổng diện tích 12,76

ha gồm 4 tầng (đầu tư làm 5 giai đoạn) do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp Becamex IDC làm chủ đầu tư Bệnh viện với quy mô lớn, hiện đại đồng bộ

sẽ cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân thuộc mọi đối tượng, kể cả

Trang 26

những người nước ngoài đang công tác hoặc đang du lịch ở tỉnh Bình Dương và các vùng phụ cận, góp phần giảm tải cho các bệnh viện trong khu vực hiện nay

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Miền Đông có quy mô 1.000 giường bệnh nội trú, được thiết kế và xây dựng trên cơ sở lấy bệnh nhân làm trung tâm, bố trí các không gian xanh, gần gũi với tự nhiên, phù hợp cho việc khám chữa bệnh và nghỉ ngơi điều dưỡng

(Nguồn: http://eih.vn/hospital/vi/thongtinbenhvien/index.html )

Trang 27

Chương 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Đề xuất phương án thiết kế khuôn viên bệnh viện

- Phân khu chức năng từng khu vực cảnh quan

- Lựa chọn phương án thiết kế khuôn viên bệnh viện

- Triển khai một phương án thiết kế khuôn viên bệnh viện

3.4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 28

3.4.1 Phương pháp điều tra thực địa

- Khảo sát khu vực thiết kế:

x Tham khảo số liệu diện tích khu đất

x Chụp hình hiện trạng khu vực và xung quanh

x Định vị trí, xác định tên, khoảng cách, số lượng cây xanh, thành phần cây xanh có trên mặt bằng hiện trạng và khu vực xung quanh

x Xác định diện tích mảng cỏ

- Tìm ra những loài hoa, cây cảnh phù hợp trong điều kiện, khí hậu của khu vực

3.4.2 Phương pháp tham khảo tài liệu

- Xác định thành phần, loại đất của mảnh đất làm đề tài

- Xác định điều kiện khí hậu, thủy văn, hướng gió, nắng ảnh hưởng đến khu đất

- Tham khảo tài liệu về các loài hoa

- Tham khảo tài liệu khác có liên quan trên các sách, báo, internet

3.4.3 Phương pháp thiết kế

- Thiết kế mặt bằng tổng thể bằng phần mềm Autocad

- Từ mặt bằng tổng thể ta thiết kế các tiểu cảnh chi tiết cho phù hợp

- Từ bản vẽ mặt bằng Autocad, sử dụng phần mềm Sketchup để dựng các khối nhà, công trình… và dựng cao độ của đồi tiểu cảnh

- Từ bản vẽ phần cứng xuất qua từ Sketchup, dựng mặt bằng tổng thế và phối cảnh chi tiết từng khu chính, trang trí cây xanh, cỏ và hoa bụi bằng phần mềm Photoshop

- Lập bảng thống kê các loại cây được sử dụng trong thiết kế

Trang 29

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Hiện trạng khu vực xây dựng bệnh viện

Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa quốc tế Miền Đông được khởi công xây dựng vào ngày 09/08/2010 tại khu Gò Cát, thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương Tính tới thời điểm hiện nay vẫn đang nằm trong giai đoạn xây dựng phần cứng công trình, vì vậy khu vực dùng để xây dựng mảng xanh khuôn viên bệnh viện vẫn đang còn để trống, một số khu vực được tận dụng đặt các vật liệu xây dựng của công trình

Ngày đăng: 30/05/2018, 17:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Hợp, 2003. Cây cảnh hoa Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, chi nhánh Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cảnh hoa Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
2. Phạm Hoàng Hộ,1993. Cây cỏ Việt Nam. NXB Montréal Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
Nhà XB: NXB Montréal
3. Trần Hợp, 2000. Cây xanh cây cảnh Sài Gòn – Thành Phố Hồ Chí Minh. NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây xanh cây cảnh Sài Gòn – Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
4. Hàn Tất Ngạn, 1966. Kiến trúc cảnh quan đô thị. Nhà xuất bản Xây Dựng-Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc cảnh quan đô thị
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây Dựng-Hà Nội
5. Ngô Quang Đề, 2003. Cảnh quan sinh thái học. Trường đại học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảnh quan sinh thái học
6. Bộ Xây Dựng - Viện Quy Hoạch và thiết kế tổng hợp, 1978. Thiết kế cây xanh, Nhà xuất bản Bộ Xây Dựng.Tài liệu tham khảo từ internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế cây xanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Bộ Xây Dựng. Tài liệu tham khảo từ internet

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w