Thu thập số liệu nước thải đầu vào và công nghệ xử lý của một số Bệnh viện, so sánh với tính chất nước thải của Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ để đưa ra tính chất nước thải cần x
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
GVHD : KS Bùi Quang Mạnh Anh
SVTH: Võ Minh Thái Lớp : DH07MT Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG MSSV: 07127139
TP.HCM, Tháng 7/2011
Trang 2THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ CÔNG SUẤT
Trang 3PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
HỌ VÀ TÊN SV: VÕ MINH THÁI MSSV: 07127139
Tìm hiểu tính chất nước thải đầu vào
Xem xét hiện trạng mặt bằng của hệ thống xử lý nước thải qua bản vẽ đã có và thực tiễn
Thu thập số liệu nước thải đầu vào và công nghệ xử lý của một số Bệnh viện, so sánh với tính chất nước thải của Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ để đưa ra tính chất nước thải cần xử lý
Đề xuất công nghệ, tính toán thiết kế và dự toán kinh tế cho các công nghệ
Hoàn thiện công nghệ xử lý, triển khai bản vẽ công nghệ
3 Thời gian thực hiện: Từ 03/2010 đến 07/2010
4 Họ tên Giáo viên hướng dẫn: KS BÙI QUANG MẠNH ANH
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày … tháng … năm 2011 Ngày… tháng … năm 2011 Ban chủ nhiệm Khoa Giảng viên hướng dẫn
Bộ Giáo Dục & Đào Tạo
ĐH NÔNG LÂM TP HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
& TÀI NGUYÊN
**************
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
===oOo===
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của ba má Ba má, các chị, tất cả mọi người trong gia đình luôn là nguồn động lực để con vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Trong suốt thời gian học tập, thực tập và làm luận văn ở trường em nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của thầy cô, người thân, bạn bè và các anh chị ở Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
Em xin chân thành cám ơn đến tất cả các thầy cô khoa Công Nghệ Môi Trường trường ĐH Nông Lâm TP.HCM
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn thầy Bùi Quang Mạnh Anh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và truyền đạt nhiều kinh nghiệm thực tế cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Xin chân thành cám ơn chị Trần Xuân Phương và anh Phụng đang công tác tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong thời gian thực tập tốt nghiệp
Chân thành cảm ơn tất cả các bạn DH07MT đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận này
Cảm ơn người bạn của tôi đã luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ, chia sẽ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian làm khóa luận cũng như những lúc tôi khó khăn nhất Mặc dù rất cố gắng nhưng không thể tránh những sai sót Rất mong nhận được sự góp
ý quý giá của quý thầy cô và bạn bè để bài khóa luận có thể hoàn chỉnh hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Tp HCM, ngày tháng năm 2011
SVTH: Võ Minh Thái
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
Cùng với sự phát triển của thế giới nói chung của Việt Nam nói riêng, vấn đề chăm sóc sức khỏe của nhân loại càng được nâng cao, sự phát triển của các Bệnh viện ngày càng được hoàn thiện Trong đó, nước thải Bệnh viện có đầu ra gồm các vi sinh vật gây bệnh, các loại thuốc, các nguyên tố phóng xạ, và các hóa chất độc hại khác Các chất ô nhiễm phát sinh từ Bệnh viện chủ yếu là các hóa chất chữa trị ung thư, chất kháng sinh, các hợp chất halogen, … và phần lớn đi thẳng vào hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện Cùng với các chất ô nhiễm này, vi sinh vật gây bệnh trong nước thải Bệnh viện gây ra ô nhiễm nặng nề cho môi trường tự nhiên, đặc biệt là cho các loài sinh vật và nguồn tiếp nhận Do đó, việc áp dụng các phương pháp xử lý nước thải Bệnh viện một cách hiệu quả, bảo đảm tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường là vấn
đề đang được quan tâm Để giải quyết lượng chất thải hàng ngày từ các Bệnh viện, đặc biệt là nước thải Hiện nay một số Bệnh viện đã và đang tiến hành xây dựng hệ thống
xử lý nước thải, Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ cũng đang đầu tư xây lại hệ thống xử lý nước thải đã ngừng hoạt động
Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ công suất 500 m3/ngày.đêm” nhằm đáp ứng cho nhu cầu trên
Tính chất nước thải của Bệnh viện dựa vào kết quả phân tích mẫu lấy trực tiếp từ Bệnh viện so sánh với tính chất nước thải của một số Bệnh viện ở Tp Hồ Chí Minh Để xử
lý nước thải Bệnh viện thường dùng phương pháp xử lý sinh học
Trong bài khóa luận dựa vào tính chất nước thải, mặt bằng của Bệnh viện và tham khảo công nghệ xử lý của một số Bệnh viện khác Từ đó đề xuất 2 phương án xử
lý nước thải cho Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
Phương án 1: Nước thải thu gom từ hệ thống thoát nước về hệ thống xử lý nước thải và dẫn vào song chắn rác đặt trong bể điều hòa Sau đó dùng xử lý sinh học với chủng vi sinh lơ lửng hiếu khí bằng bể Aerotank Tiếp theo, nước thải qua bể lắng và
bể chứa trung gian Sau đó, nước thải đi qua bồn lọc áp lực và được khử trùng bằng Clo tại đây Nước thải sau xử lý thải ra cống thoát nước chung của Bệnh viện rồi ra hệ thống thoát nước của thành phố
Trang 6Phương án 2:Tương tự phương án 1, nhưng sử dụng bể sinh học từng mẻ (SBR)
để xử lý thay cho Aerotank và bể lắng, thay khử trùng Clo bằng thiết bị khử trùng bằng Ozone
Qua tính toán, phân tích đã lựa chọn phương án 1 với những lý do sau:
Hiệu quả xử lý đáp ứng yêu cầu, nước thải sau xử lý đạt QCVN 28:2010cộtB
Phương án thí công khả thi hơn
Giá thành xử lý 1m3 nước thải thấp hơn
Vận hành đơn giản
Chiếm diện tích đất ích hơn
Chi phí đầu tư ban đầu
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN I TÓM TẮT LUẬN VĂN IV MỤC LỤC VI DANH MỤC CÁC BẢNG IX DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ X DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT XI
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1.ĐẶTVẤNĐỀ 1
1.2.MỤCTIÊUCỦAĐỀTÀI 2
1.3.PHẠMVIĐỀTÀI 2
1.4.NỘIDUNGNGHIÊNCỨU 2
1.4.PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 3
1.5.ÝNGHĨAĐỀTÀI 3
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 4
2.1.TỔNGQUANVỀNƯỚCTHẢI 4
2.1.1 Phân loại nước thải 4
2.1.2 Các tính chất đặc trưng của nước thải 5
2.1.3 Điều kiện xả thải vào nguồn tiếp nhận 5
2.2.CÁCPHƯƠNGPHÁPXỬLÝNƯỚCTHẢI 5
2.2.1 Phương pháp xử lý cơ học 5
2.2.2 Phương pháp xử lý hóa lý và hóa học 6
2.2.3 Phương pháp xử lý sinh học 6
CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN 7
Trang 83.1.TỔNGQUANVỀNƯỚCTHẢIBỆNHVIỆN 7
3.1.1 Tính chất đặc trưng của nước thải Bệnh viện 7
3.1.3 Tác động đến môi trường của nước thải bệnh viện 9
3.2.MỘTSỐPHƯƠNGPHÁPXỬ LÝNƯỚC THẢIBỆNH VIỆNĐANGĐƯỢC ÁPDỤNG 10
3.2.1 Bệnh viện Thống Nhất 10
3.2.2 Bệnh viện Đồng Tháp 11
3.2.3 Bệnh viện Hùng Vương 12
3.2.4 Bệnh viện Thủ Đức 14
3.3.TỔNGQUANVỀBỆNHVIỆNĐAKHOATRUNGƯƠNGCẦNTHƠ 16
3.3.1 Vị trí địa lý và diện tích 16
3.4.1.1 Vị trí địa lý 16
3.4.1.2 Diện tích 16
3.3.2 Điều kiện tự nhiên 16
3.3.3 Lịch sử xây dựng và phát triển 17
3.3.4.1 Sơ đồ tổ chức 18
3.3.4.1 Tổ chức nhân sự 19
3.4 HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦNTHƠ 20
3.4.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải 20
3.4.2 Thành phần và tính chất nước thải 20
3.4.3 Biện pháp xử lý hiện nay 21
3.4.4 Đánh giá hệ thống xử lý hiện hữu 22
3.4.5 Lưu lượng nước thải 22
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT, TÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 24
4.1.CƠSỞLỰACHỌNSƠĐỒCÔNGNGHỆ 24
4.2.PHƯƠNGÁNXỬLÝ 24
4.2.1 Phương án 1 24
4.2.2 Phương án 2 25
4.2.3 Dự tính hiệu quả xử lý từng phương án 27
Trang 94.3.TÍNHTOÁNTHIẾTKẾHỆTHỐNGXỬLÝ 30
4.3.1 Phương án 1 30
4.3.2 Phương án 2 33
4.4.TÍNHTOÁNGIÁTHÀNH 35
4.5.PHÂNTÍCHTÍNHKHẢTHICỦAPHƯƠNGÁN 35
4.5.1 Tính kinh tế 35
4.5.2 Tính kỹ thuật 35
4.5.3 Tính thi công 35
4.5.4 Nhận xét chung 35
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37
5.1KẾTLUẬN 37
5.2.KIẾNNGHỊ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHỤ LỤC 1:QCVN 28:2010/BTNMT 39
PHỤ LUC 2 TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH 44
PHỤ LỤC 3 TÍNH TOÁN KINH TẾ 81
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thành phân ô nhiễm chính trong nước thải bệnh viện 7
Bảng 3.2 Thành phần nước thải Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình 7
Bảng 3.3 Thành phần nước thải của Bệnh viện Nhân Dân 115 8
Bảng 3.4 Thành phần nước thải Bệnh viện Chợ Rẩy 8
Bảng 3.5 Thành phần nước thải Bệnh viện Từ Dũ 9
Bảng 3.6 Thành phần nước thải Bệnh viện Đa Khoa Mắt Sài Gòn 9
Bảng 3.7 Tính chất nước thải đầu vào bể Aerotank của Bệnh viện Thống Nhất 10
Bảng 3.8 Chất lượng nước sau khi qua hệ thống xử lý 11
Bảng 3.9 Hiệu quả xử lý nước thải của Bệnh viện Đồng Tháp 12
Bảng 3.10: Tính chất nước thải đầu vào HTXL của bệnh viện Hùng Vương 12
Bảng 3.11: Tính chất nước thải sau khi xử lý của bệnh viện Hùng Vương 14
Bảng 3.12: Tính chất nước thải sau khi xử lý của bệnh viện Thủ Đức 15
Bảng 3.13 Tính chất nước thải Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ 21
Bảng 3.14 Lưu lượng nước thải từng giờ trong ngày của Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ 22
Bảng 4.1Dự toán hiệu suất các công trình xử lý phương án 1 27
Bảng 4.2 Dự toán hiệu suất các công trình xử lý phương án 2 28
Bảng 4.3 Thông số song chắn rác 30
Bảng 4.4 Thông số bể điều hòa 30
Bảng 4.5 Thông số bể Aeroten 30
Bảng 4.6 Thông số bể lắng li tâm 31
Bảng 4.7 Thông số bể trung gian 32
Bảng 4.8 Thông số bồn lọc áp lực 32
Bảng 4.9 Thông số khử trùng nước thải 33
Bảng 4.10 Thông số bể chứa bùn 33
Bảng 4.11 Thông số bể SBR 33
Bảng 4.12 Bể khử trùng (Ozone) 34
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện Thống Nhất 10
Hình 3.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện Đồng Tháp 11
Hình 3.3 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện Hùng Vương 13
Hình 3.4 Dây chuyền xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức 15
Hình 4.1 Sơ đồ khối công nghệ XLNTBệnh viên Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ phương án 1 24
Hình 4.2 Sơ đồ khối công nghệ XLNTBệnh viên Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ phương án 2 26
Trang 12DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
COD: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
SS: Chất lơ lửng (Suspendid Solid)
BVĐK: Bệnh viện Đa Khoa
Trang 13Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động của các bệnh viện ở nước ta hiện nay đang được cải thiện hàng ngày
cả về chất lẫn về lượng Những năm gần đây nhu cầu khám chữa bệnh của người dân rất lớn Hơn nữa, với chủ trương đưa thầy thuốc đến với tất cả các bệnh nhân trên toàn quốc kể cả vùng sâu và vùng xa Do đó, hiện nay nhà nước đã đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp nhiều bệnh viện, trạm y tế khắp cả nước nhằm phục vụ người dân được tốt hơn Bên cạnh đó, ngày nay có rất nhiều bệnh viện với quy mô vừa và nhỏ do các tổ chức cá nhân xây dựng lên Tuy nhiên, song song với việc tăng cường khả năng phục
vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, các hoạt động của bệnh viện cũng thải ra một lượng rất lớn chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường và con người
Chất thải y tế được xem là một trong những loại chất thải nguy hại có tác động trực tiếp đến con người và môi trường nếu không được kiểm soát, quản lý và xử lý tốt
Vì vậy, việc kiểm soát, quản lý và xử lý chất thải y tế là một nhiệm vụ cấp bách của ngành y tế và các ngành liên quan, nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế, bệnh nhân và cộng đồng Bên cạnh đó, nước thải từ các bệnh viện, với các tính chất ô nhiễm đặc trưng, đã và đang đe dọa đến sức khỏe con người và môi trường Nước thải bệnh viện nói chung có tính chất gần giống với nước thải sinh hoạt, nhưng xét về độc tính thì loại nước thải này độc hại hơn nước thải sinh hoạt gấp nhiều lần Trong nước thải bệnh viện chứa một lượng lớn các chất khí như NH3, CO2, H2S, NO3-,
NO2-, phenol…, các vi sinh vật gây bệnh như E.Coli, Streppococcus, Faecalis,
Clostridium, Perfringens, Samonella, Shigella… và một số vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ
thương hàn… có thể lan truyền vào môi trường bất cứ lúc nào, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống trong khu vực
Ở nước ta, công tác quản lý và xử lý chất thải y tế đã được ban, ngành các cấp quan tâm Tuy nhiên, đến nay công tác quản lý chưa hiệu quả như công tác phân loại, vận chuyển Xử lý chưa đúng quy định, chủ yếu vẫn còn tập trung xử lý chung cùng với các loại chất thải khác tại bãi chôn lấp, còn các hệ thống XLNT của bệnh viện thì thiết kế sơ sài, không hiệu quả, thậm chí chỉ thiết kế hệ thống xử lý nước thải để “che mắt” các cơ quan quản lý Với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay, mỗi ngày các bệnh viện trên địa bàn Thành phố phải tiếp nhận một số lượng bệnh nhân rất lớn, chưa kể
Trang 14đến lượng bệnh nhân từ các bệnh viện tuyến dưới chuyển về Lượng nước thải, rác thải cũng từ đó mà tăng theo Tuy nhiên, vấn đề xử lý khối lượng lớn nước thải, rác thải này lại chưa được quan tâm đúng mức
Là một Bệnh viện nằm cách trung tâm Thành phố Cần Thơ khoảng 4 Km về phía nam – Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ đã và đang mở rộng quy mô hoạt động nhằm đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Trong khi
đó, hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đã khá cũ kỹ, và trở nên quá tải Do đó, đề
tài : “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Y tế Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ công suất 500m 3 /ngày.đêm” được thực hiện nhằm thiết kế một hệ thống xử lý
mới phù hợp hơn so với hệ thống hiện nay Vì vậy, việc hoàn thiện các công trình xử
lý nước thải là một nhu cầu cấp thiết cần được thực hiện
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Y tế Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ công suất 500m3/ngày.đêm đạt tiêu chuẩn môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của Bệnh viện
1.3 PHẠM VI ĐỀ TÀI
Là một luận văn tốt nghiệp nên đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Y tế Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ công suất 500m3/ngày.đêm” chỉ tiến hành nghiên cứu trong phạm vi sau:
Nội dung của khóa luận không xét đến chất thải rắn, khí thải
Niên hạn thiết kế hệ thống xử lý nước thải là 20 năm
Đề xuất phương án xử lý nước thải hợp lý cho Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
Tính toán các công trình đơn vị
Triển khai bản vẽ công nghệ
Thời gian thực hiện khoá luận là từ 04/2011 đến 07/2011
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu về nguồn gốc phát sinh, đặc tính cũng như những tác động của nước thải Bệnh viện đến môi trường và đời sống con người
Trang 15 Xem xét hiện trạng mặt bằng của hệ thống xử lý nước thải đã có qua bảng vẽ đã
Hoàn thiện công nghệ xử lý, triển khai bản vẽ công nghệ
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tư liệu : Sưu tầm và tổng hợp các tài liệu về nguồn phát sinh, tính chất ô nhiễm và các phương pháp xử lý nước thải Bệnh viện hiện nay
Khảo sát thực tế tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải dựa vào các tài liệu tham khảo khác nhau
1.5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Hiện nay nước thải bệnh đang là nỗi vấn đề bức bách của xã hội Nước thải ô nhiễm được thải trực tiếp ra môi trường làm cho môi trường không khí xung quanh cũng bị ảnh hưởng Nước thải có hàm lượng hữu cơ cao và nhiều hợp chất hoá học hữu cơ, vô cơ khác có trong các loại thuốc điều trị được thải trực tiếp vào môi trường Những chất thải như máu, dịch, nước tiểu có hàm lượng hữu cơ cao, phân hủy nhanh, nếu không được xử lý đúng mức thì khi tiếp xúc với không khí và bị các yếu tố môi trường (nắng, gió, độ ẩm…) tác động sẽ gây ra mùi hôi thối rất khó chịu, làm ô nhiễm không khí trong các khu dân cư Ô nhiễm không khí và nguồn nước do các chất thải từ Bệnh viện đã gây ra những tác động không nhỏ đến môi trường và sức khỏe con người
ở những khu vực xung quanh
Vì vậy, vấn đề kiểm soát ô nhiễm chất thải Bệnh viện đặc biệt là nước thải cần được thực hiện nghiêm ngặt hơn Bên cạnh đó là việc sửa chữa các hệ thống xử lý nước thải đã xuống cấp và xây dựng thêm hệ thống xử lý nước thải cho các Bệnh viện chưa có để tạo một môi trường sống xanh, sạch và đẹp Đó cũng là lý lo tôi chọn thực
hiện đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Y tế Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ công suất 500m 3 /ngày.đêm” làm khóa luận tốt nghiệp
Trang 16Chương 2:TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI
2.1.1 Phân loại nước thải
Nước thải gồm có hai loại: nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất)
Nước thải sinh hoạt: là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, Bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác Lượng nước thải sinh hoạt của một dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm hai loại:
Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
Nước thải nhiễm bẫn do các chất thải sinh họat : cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà
Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất): là loại nước thải sau quá trình sản xuất, phục thhuộc loại hình công nghiệp Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn Trong công nghiệp, nước được sử dụng như là 1 loại nguyên liệu thô hay phương tiện sản xuất (nước cho các quá trình) và phục vụ cho các mục đích truyền nhiệt Nước cấp cho sản xuất có thể lấy mạng cấp nước sinh hoạt chung hoặc lấy trực tiếp từ nguồn nước ngầm hay nước mặt nếu xí nghiệp có hệ thống xử lý riêng Nhu cầu
về cấp nước và lưu lượng nước thải trong sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố Lưu lượng nước thải của các xí nghiệp công nghiệp được xác định chủ yếu bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất Có hai loại nước thải công nghiệp:
Nước thải công nghiệp qui ước sạch : là loại nước thải sau khi sử dụng để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà
Loại nước thải công nghiệp nhiễm bẫn đặc trưng của công nghiệp đó và cần
xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng lưới thoát nước chung hoặc vào nguồn nước tùy theo mức độ xử lý
Trang 172.1.2 Các tính chất đặc trưng của nước thải
Các chất chứa trong nước thải bao gồm: các chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật
Nước thải sinh hoạt:
Chứa thành phần chất hữu cơ nhiều: BOD5, COD, SS, tổng P, tổng N cao
Nhiều vi sinh vật gây bệnh
Thành phần chất thải chứa nhiều dầu mỡ, chất tẩy rửa
Nước thải công nghiệp:
Chứa thành phần các chất vô cơ, các chất hữu cơ dạng hòa tan, các chất hữu cơ
vi lượng gây mùi, vị, các chất hữu cơ khó bị phân hủy,…
Dầu mỡ và các chất nổi, các chất lơ lửng
Nước thải chứa kim loại nặng, các chất dinh dưỡng (N,P) với hàm lượng cao
2.1.3 Điều kiện xả thải vào nguồn tiếp nhận
Trong điều kiện Việt Nam, nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp gồm chủ yếu là các nguồn nước mặt (sông, hồ, ao, suối, biển, ven bờ…)
và được chia thành 2 loại: nguồn loại A và nguồn loại B Ngoài ra nguồn tiếp nhận nước thải, nhất là nước thải công nghiệp, còn có thể là mạng lưới thoát nước đô thị
Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008)
Tiêu chuẩn xả nước thải công nghiệp (QCVN 24:2009)
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.2.1 Phương pháp xử lý cơ học
Trong nước thải không chỉ chứa các thành phần hóa học hòa tan, các loại vi sinh vật mà còn chứa các chất không hòa tan Các chất không hòa tan này có các kích thước lớn nhỏ khác nhau, người ta dựa vào kích thước và tỉ trọng của chúng để tách ra khỏi môi trường nước trước khi áp dụng các phương pháp hóa lý hoặc các phương pháp sinh học và thường được thực hiện ở các công trình xử lý:
Song chắn rác, lưới chắn rác: làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất thô (chủ yếu là
rác) có trong nước thải
Bể lắng cát: được thiết kế trong công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ các tạp
chất vô cơ, chủ yếu là cát, chứa trong nước thải
Bể lắng làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất lắng và các tạp chất nổi chứa trong
nước thải
Trang 18 Giai đoạn xử lý cơ học còn có bể điều hòa để điều hòa về lưu lượng và nồng độ
bẩn của nước thải
2.2.2 Phương pháp xử lý hóa lý và hóa học
Thường được áp dụng để xử lý nước thải là: keo tụ, tuyển nổi, đông tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc… Giai đoạn xử lý hoá lý có thể là giai đoạn
xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hoá học, sinh học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh
2.2.3 Phương pháp xử lý sinh học
Trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là sử dụng khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật có ích để phân huỷ các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong nước thải Các quá trình xử lý sinh học chủ yếu có năm nhóm chính: quá trình hiếu khí, quá trình trung gian anoxic, quá trình kị khí, quá trình kết hợp hiếu khí – trung gian anoxic – kị khí các quá trình hồ Đối với việc xử lý nước thải sinh hoạt có yêu cầu đầu ra không quá khắt khe đối với chỉ tiêu N và P, quá trình xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính là quá trình xử lý sinh học thường được ứng dụng nhất Đa số các Bệnh viện sử dụng phương pháp xử lý sinh học hiếu khí, và một số công nghệ xử lý sinh học đã được Bệnh viện áp dụng:
Aerotank: BV Thống Nhất, BV Nhân Dân Gia Định, BVĐK Đồng tháp, …
Bể lọc sinh học: BV Bình Dân, BV Hùng Vương, BV Thủ Đức, …
Trang 19Chương 3 : TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
3.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
3.1.1 Tính chất đặc trưng của nước thải Bệnh viện
Nước thải bệnh viện chủ yếu là 80% là nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân nuôi bệnh và cán bộ công nhên viên bệnh viện Ngoài ra, 20% còn lại là nước từ phẫu thuật, dịch tiết, máu, mủ, khám chữa bệnh, xét nghiệm, giặt giũ
Do đó, nước thải bệnh viện chủ yếu ô nhiễm các hợp chất hữu cơ, vi sinh và chứa nhiều vi trùng gây bệnh
Bảng 3.1 Thành phân ô nhiễm chính trong nước thải bệnh viện
(Nguồn: Trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự, hội nghị khoa học về
môi trường lần thứ nhất, Hà Nội,2004)
3.1.1 Thành phần nước thải của một số Bệnh viện
Bảng 3.2 Thành phần nước thải Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình
Trang 2010 Tổng Coliform KPM/100ml 900 – 4600
Nguồn Centema, tháng 07/2007
Bảng 3.3 Thành phần nước thải của Bệnh viện Nhân Dân 115
Nguồn: Viện Tài Nguyên Và Môi Trường
Bảng 3.4 Thành phần nước thải Bệnh viện Chợ Rẩy
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Vị trí lấy mẫu Nước xả nhà
giặt ra cống chung
Khu bệnh nhân
Nước đầu ra cống chung
Trang 21Bảng 3.5 Thành phần nước thải Bệnh viện Từ Dũ
Bảng 3.6 Thành phần nước thải Bệnh viện Đa Khoa Mắt Sài Gòn
3.1.3 Tác động đến môi trường của nước thải bệnh viện
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là các chất hữu cơ; các chất dinh dưỡng của Nitơ (N), Phốtpho (P); các chất rắn lơ lửng
và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng Oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động - thực vật thủy sinh Song các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân hủy được xác định gián tiếp thông qua nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD) của nước thải Thông thường, để đánh giá độ nhiễm bẩn chất hữu cơ có trong nước thải, người ta thường lấy trị số BOD Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống
Trang 22và đường ống, máng dẫn Nước thải Bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, tả, lụy làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Theo phân loại của Tổ chức Môi trường thế giới, nước thải bệnh viện gây ô nhiễm mạnh có chỉ số nồng độ chất rắn tổng cộng 1.200mg/l, trong đó chất rắn lơ lửng
là 350mg/l; tổng lượng Cacbon hữu cơ 290mg/l, tổng Phốtpho (tính theo P) là 15mg/l
và tổng Nitơ 85mg/l; lượng vi khuẩn coliform từ 108 đến 109
3.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG
3.2.1 Bệnh viện Thống Nhất
Bảng 3.7 Tính chất nước thải đầu vào bể Aerotank của Bệnh viện Thống Nhất
Nguồn: Phòng Chống Nhiễm Khuẩn BV Thống Nhất
Hình 3.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện Thống Nhất
Nước thải Song chắn rác
Trang 23Bảng 3.8 Chất lượng nước sau khi qua hệ thống xử lý
Tiêu chuẩn so sánh (TCVN
Nước thải Song chắn rácthô Bể tiếp nhận
Song chắn rác tinh
Trang 24Bảng 3.9 Hiệu quả xử lý nước thải của Bệnh viện Đồng Tháp
STT Chỉ tiêu Đơn vị Thông số
đầu vào
Thông số đầu ra
Tiêu chuẩn so sánh (QCVN 14:2008)
trưởng bám dính của các vi sinh vật trên lớp vật liệu giá thể (biofilm)
Hiệu quả xử lý Nitơ trong bể bể ASBC tương đối cao là có sự kết hợp của cả hai quá trình: nitrat hóa và khử nitrat hóa Trong bể ASBC, các vi sinh vật sinh sống trên bề mặt của vật liệu tiếp xúc có khả năng tạo ra các bông bùn sinh học chứa đồng thời cả vùng hiếu khí và vùng thiếu khí Do có sự tồn tại của vùng hiếu khí và vùng
thiếu khí là điều kiện thích hợp cho các quá trình xử lý Nitơ trong nước thải
3.2.3 Bệnh viện Hùng Vương
Bảng 3.10: Tính chất nước thải đầu vào HTXL của bệnh viện Hùng Vương
Trang 25(Nguồn: Bệnh viện Hùng Vương, 2008)
Hình 3.3 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện Hùng Vương
Nước thải Ngăn tiếp nhận Bể lắng kết hợp phân
hủy kị khí bùn
Ngăn ổn định
bùn
Ngăn tiếp xúc
Cống thải chung thành phố
Bể lọc sinh học
Bể lắng 2
Tháp khử mùi Thổi khí
Cl
Trang 26Bảng 3.11: Tính chất nước thải sau khi xử lý của bệnh viện Hùng Vương
(Nguồn: Kết quả phân tích mẫu nước thải đầu ra - Trung Tâm Sức Khỏe Lao Động - Môi Trường - Sở Y Tế TP.HCM, 02/03/2007)
Nhận xét:
Lắp đặt song chắn rác trong các hố ga trong mạng lưới thu gom sẽ tránh bị lắng đọng rác trong đường ống thu gom
Có lắp đặt hệ thống khử mùi cho bể lọc sinh học, tránh phát sinh mùi hôi
Sử dụng phương pháp xử lý sinh học kị khí nên lượng bùn vi sinh trong quá trình xử lý sinh ra rất ít
Thời gian tiếp xúc nước thải và nước Javel nhiều nên hàm lượng Coliform trong nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn
Áp dụng bể lắng kết hợp phân hủy kỵ khí cho phép loại bỏ 50% SS và 30% COD, làm giảm tải trọng cho công trình bể lọc sinh học, giúp xử lý đạt hiệu quả hơn
Hiệu quả xử lý đạt tiêu chuẩn
3.2.4 Bệnh viện Thủ Đức
Tiêuchuẩn so sánh (TCVN6772-2000)
Trang 27Hình 3.4 Dây chuyền xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức
Bảng 3.12: Tính chất nước thải sau khi xử lý của bệnh viện Thủ Đức
Tiêu chuẩn so sánh (TCVN 6772-2000)
Trang 28 Hệ thống xử lý đặt ở sau bệnh viện, nơi ít có người lui tới, tránh ảnh hưởng đến
mỹ quan của bệnh viện
Các chỉ tiêu nước thải đầu ra tương đối điều đạt ngoại trừ Coliform là vượt mức cho phép
3.3 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ 3.3.1 Vị trí địa lý và diện tích
3.4.1.1 Vị trí địa lý
Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ nằm cách trung tâm Thành phố Cần Thơ khoảng 4 Km về phía nam, thuộc Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ
Phía Bắc giáp với đường Nguyễn Văn Cừ (nối dài)
Phía Đông giáp với rạch ghe chìm
Phía Nam giáp với cầu số 3 (cầu rạch xẻo nhum)
Phía Tây giáp với quốc lộ 91B
3.3.2 Điều kiện tự nhiên
Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ nằm trong khu vực ĐBSCL (Đồng bằng sông Cửu Long) nên chịu ảnh hưởng chung về điều kiện khí hậu của khu vực này Khí hậu mang đặc trưng của khí hậu Nam Bộ, chịu ảnh hưởng tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa
Khí hậu
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ trung bình các tháng từ 26 đến 280C Có số giờ nắng cao nhất trong năm vào các tháng 1,2,3 Giờ nắng trung bình trong các tháng này từ 190 giờ đến 240 giờ
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; gió mùa Tây Nam Nhiệt độ trung bình các tháng mùa mưa từ 26 đến 270C Mưa tập trung trong các tháng 9,10 Trung bình lượng mưa phổ biến trong tháng từ 220 mm đến 420 mm Các tháng cuối mùa gây ngập úng trên diện rộng do lượng mưa lớn và lũ thượng nguồn đổ về
Trang 29 Trong năm hình thành 3 gió chính: Tây – Tây Nam, Đông Bắc và Đông Nam Tốc độ gió trung bình trong năm là 1,6m/s Trong năm có 63 ngày có giông, tốc độ gió giông cao nhất trong năm ghi nhận được là 31m/s Số ngày có giông xảy ra trong các tháng 5 – 10
Địa hình
Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông, có địa hình rất đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng Cần Thơ có cao độ trung bình phổ biến từ 0,2-1m so với mặt nước biển, chiếm hơn 90% diện tích, những nơi có độ cao 1,5-1,8m rất ít, chiếm dưới 10% diện tích so với mặt nước biển Ðịa hình Cần Thơ thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây, có dạng lòng chảo Vùng ven sông khá thuận lợi cho việc lợi dụng thuỷ triều tưới tiêu tự chảy, vùng xa sông tưới tiêu và cải tạo đất khó khăn hơn
Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ được xây dựng với tổng mức đầu tư
là 218 tỷ đồng với qui mô là 700 giường, Bệnh viện được đầu tư với những trang thiết
bị dụng cụ y tế hiện đại để phục vụ cho việc khám chữa bệnh Bệnh viện bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng 1 năm 2000 đến năm 2007 hoàn thành những hạng mục công trình và chính thức đưa vào hoạt động cuối năm 2007
3.3.4 Sơ đồ tổ chứa và tổ chứa nhân sự
Trang 30 Phòng sấy hấp, rửa, phơi một số phương tiện
Phòng tiếp nhận, khám bệnh, phân loại
Phòng giao ban cho CBNV, hội chẩn
Phòng thay đồ nam, nữ
Phòng nội soi sản phụ
Siêu âm tổng quát
Siêu âm tim, mạch
Siêu âm sản phụ, bứu cồ, …
Phòng mổ nội soi đường mật
Phòng mổ nội soi niệu
Phòng mổ nội soi ổ bụng
Trang 31Ngoài ra còn có các phòng mổ đặt ở các chuyên khoa, RHM, mắt, sản, cấp cứu tổng hợp
Khoa chống nhiễm khuẩn
Buồng sấy hấp tập trung
Buồng trữ đồ vải và kim loại trước sấy hấp
Buồng trữ đồ sau sấy hấp
Buồng trữ hóa chất, phương tiện diệt khuẩn
Khoa giải phẩu bệnh
Khoa dược: chịu trách nhiệm quản lý dược của Bệnh viện Bệnh viện có một hội đồng thuốc Các khoa phòng đều có chức năng, nhiệm vụ dựa trên quy chế Bệnh viện (ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/BYT QĐ ngày 19/9/1997 của
Trang 323.4 HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
3.4.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải
Nước thải Bệnh viện phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong các quá trình hoạt động khác nhau với nguồn thải sau:
Nước thải phát sinh từ các hoạt động khám và điều trị bệnh
Nước thải sinh hoạt của bác sỹ và cán bộ công nhân viên trong Bệnh viện, của bệnh nhân và người thăm nuôi bệnh
Nước thải vệ sinh, lau chùi, làm sạch các phòng bệnh nhân và phòng làm việc
Nước thải từ giặt tẩy quần áo, chăn mền, ga giường, khăn lau, …, từ các khâu pha chế thuốc, nấu ăn
Nước thải phát sinh từ các nguồn khác như: khoa xét nghiệm, khoa cấp cứu, khoa sản, khoa Răng hàm mặt, …
3.4.2 Thành phần và tính chất nước thải
Dược sĩ chuyên khoa 1
Dược sĩ chuyên khoa 2
Thạc sĩ
Bác sĩ
Dược sĩ đại học
Cử nhân điều dưỡng, cử nhân hộ sinh
Kỹ thuật viên cao cấp
Y tá trung học, hộ sinh trung học
Trang 33Bảng 3.13 Tính chất nước thải Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
vị
Thông số đầu vào
Tiêu chuẩn so sánh (QCVN 28 – 2010)
3.4.3 Biện pháp xử lý hiện nay
Hiện nay, Bệnh viện có hai hệ thống thoát nước bao gồm: hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải.Nước thải từ hệ thống thoát nước mưa được dẫn vào
hệ thống thoát nước chung của thành phố, còn hệ thống thoát nước thải được dẫn về trạm xử lý Trước đây, khi hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện còn hoạt động, nước thải qua hệ thống xử lý sau đó được xả thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố
Sơ đồ trạm xử lý nước thải trước đây của Bệnh viện
Nhà hóa chất, trạm bơm
Cống thải chung thành
phố
Bể tiếp xúc Clo
Trang 343.4.4 Đánh giá hệ thống xử lý hiện hữu
Tại hố tập trung có lắp song chắn rác đơn giản không hạn chế được SS, bơm định lượng và máy bơm nước thải đã ngừng hoạt động Trước đây, hệ thống hoạt động trong tình trạng thường xuyên quá tải và không có kế hoạch bảo trì hợp lý dẫn đến tình trạng hệ thống bị hư hại nặng, vận hành không đúng cách Hiện tại thì hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện đã ngưng hoạt động, nước xả thải vào hệ thống thoát nước chung không qua xử lý
Hệ thống xử lý nước thải thiết kế với quy mô 700 giường bệnh nhưng hiệu quả
xử lý không đạt và hiện nay đang ngừng hoạt động Và hiện nay, Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ đã mở rộng quy mô khám chữa bệnh lên 1000 giường bệnh Vì vậy việc thiết kế hệ thống mới là điều kiện cần thiết
3.4.5 Lưu lượng nước thải
Hiện nay, Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ mở rộng quy mô khám chữa bệnh từ 700 giường lên 1000 giường
Tiêu chuẩn thải cho 1 giường bệnh là 400l/giường/ngày (theo TCXD33-2006)
Vậy thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ là: 0,4 m3 x 1000 giường = 400 m3
Do chế độ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên với người nuôi bệnh nhân nên phát sinh thêm lưu lượng nước thải khoảng 100 m3
Tổng lưu lượng nước thải của Bệnh viện: 400 + 100 = 500 m3
Bảng 3.14 Lưu lượng nước thải từng giờ trong ngày của Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
Trang 3529 3
Lưu lượng nhỏ nhất: từ 22h – 5h,Q h m h l s
/292,2/25,
Trang 36Chương 4: ĐỀ XUẤT, TÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
4.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
Thành phần, tính chất và lưu lượng nước thải
Bể lắng
Bể điều hòa
Bể chứa bùn Bãi chôn lấp
Trang 37 Thuyết minh sơ đồ công nghệ:nước thải từ mạng lưới thu gom được lọc qua song chắn rác tinh Sau khi qua song chắn rác tinh, phần lớn các tạp chất có kích thước lớn hơn 2mm được giữ lại Sau khi nước thải qua song chắn rác sẽ đi vào bể điều hòa
Do thành phần tính chất nước thải thay đổi theo từng ngày, từng giờ nên bể điều hòa
có nhiệm vụ là điều hòa lưu lượng và nồng độ nhằm tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình phía sau Ngoài ra, bể điều hòa còn có khả năng khử một phần chất hữu
cơ trong nước thải.Tại bể điều hòa, hệ thống phân phối khí được bố trí dưới đáy bể hợp lý để cấp khí nhằm tăng khả năng khuấy trộn nước thải tránh trường hợp xảy ra quá trình kỵ khí và lắng cặn dưới đáy bể.Trong bể điều hòa đặt hai bơm chìm luân phiên nhau để bơm nước thải sang công trình tiếp theo Nước thải được bơm từ bể điều hòa sang bể Aerotank, tại đây xảy ra quá trình oxy hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dười sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí Trong bể được bố trí hệ thống phân phối khí trên khắp diện tích đáy bể để cung cấp oxy, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật sống và phát triển để phân giải chất ô nhiễm.Nước thải từ
bể Aerotank được dẫn vào bể lắng thông qua ống trung tâm của bể lắng Tại đây, bể lắng có nhiệm vụ là lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải Sau khi nước thải lắng xong được thu lại qua máng răng cưa Bùn lắng trong bể, một phần được tuần hoàn trở lại bể Aerotank và phần còn lại được dẫn đến bể chứa bùn Sau khi bùn qua
Bể chứa bùn để nhằm làm giảm độ ẩm và khối lượng bùn trước khi xe chở bùn đến thu gom về nơi xử lý Nước thải sau khi qua bể lắng sẽ đi vào bể trung gian Tại đây, bể trung gian có nhiệm vụ là tiếp nhận nước thải từ bể lắng sang và ổn định lưu lượng nước thải trước khi bơm nước thải vào bồn lọc áp lực Nước thải đi qua bồn lọc áp lực nhằm loại bỏ những cặn bẩn không thể lắng được trong bể lắng Bồn lọc áp lực giữ lại phần lớn các vi sinh vật có trong nước thải Nước sau khi rửa lọc được dẫn trở về bể điều hòa và nước sau lọc được dẫn qua bể tiếp xúc để khử trùng Trong nước thải bệnh viện có chứa nhiều vi sinh vật có hại đối với sức khỏe con người nên trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, nước được dẫn vào bể tiếp xúc để tiến hành khử trùng Tại bể khử trùng, hóa chất dùng để khử trùng là nước Clo, được bơm từ thùng chứa hóa chất đến
bể khử trùng Nước thải sau khi qua giai đoạn khử trùng được phép thải ra nguồn đạt Mức II theo QCVN 28:2010
4.2.2 Phương án 2
Trang 38xử lý sinh học từng mẻ nhằm kết hợp cả quá trình xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính và lắng Nước thải sau khi qua Bể SBR sẽ qua Bồn lọc áp lực, nhằm loại bỏ hết các chất hữu cơ hòa tan và một phần si sinh vật gây bệnh Sau đó, nước thải qua bể tiếp xúc để loại bỏ hết các vi sinh vật gây bệnh trước khi thải ra nguồn Và bùn từ Bể SBR được cho qua Bể chứa bùn để nhằm làm giảm độ ẩm và khối lượng bùn trước khi xe chở bùn đến thu gom về nơi xử lý
Bể SBR
Nước thải Bệnh viện
Song chắn rác
Bể điều hòa
Bể chứa trung gian
Nguồn tiếp nhận QCVN 28 : 2010
Trang 394.2.3 Dự tính hiệu quả xử lý từng phương án
Bảng 4.1Dự toán hiệu suất các công trình xử lý phương án 1
Hàm lượng Công trình Hiệu suất xử lý
Trang 40Bảng 4.2 Dự toán hiệu suất các công trình xử lý phương án 2
Hàm lượng Công trình Hiệu suất xử lý