1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TRÍ ĐỨC CÔNG SUẤT 300M3NGÀY.ĐÊM

151 152 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

 Đề xuất phương án công nghệ xử lý nước thải tại Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức.. Kết hợp những yêu cầu về mặt công nghệ và yêu cầu từ phía chủ đầu tư, Khóa luận tốt nghiệp

Trang 1



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP “THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TRÍ

Họ và tên sinh viên: ĐẶNG HỮU SƠN Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Niên khóa: 2008 - 2012

TP HÔ CHÍ MINH 4/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN



TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TRÍ ĐỨC CÔNG SUẤT

Tác giả

ĐẶNG HỮU SƠN

Khóa luận được trình bày để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

GVHD: ThS Nguyễn Văn Hiển

TP.HCM, Tháng 4/2012

Trang 3

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

HỌ TÊN SV: ĐẶNG HỮU SƠN MSSV: 08127121

NIÊN KHÓA: 2008 – 2012

1 Tên đề tài:

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TRÍ ĐỨC CÔNG SUẤT 300M 3 /NGÀY.ĐÊM

2 Nội dung thực hiện:

 Tổng quan và hiện trạng xử lý nước thải tại Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức hiện tại

 Đề xuất phương án công nghệ xử lý nước thải tại Công Ty TNHH Sản Xuất Và

Thương Mại Trí Đức

 Hoàn thiện bản vẽ thiết kế

3 Thời gian thực hiện: Từ 01/02/2011 đến 01/06/2011

4 Họ và tên GVHD: ThS NGUYỄN VĂN HIỂN

Nội dung và yêu cầu thực hiện được thông qua bởi Giảng viên hướng dẫn

Tp HCM, ngày … tháng … năm 2012

TRƯỞNG KHOA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TS LÊ QUỐC TUẤN ThS NGUYỄN VĂN HIỂN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

KHOA MÔI TRƯỜNG

VÀ TÀI NGUYÊN



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



Trang 4

Và đề tài “Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Công Ty TNHH Sản Xuất Và

Thương Mại Trí Đức Công Suất 300m 3 /Ngày.Đêm ” nhằm giải quyết những vấn đề trên

Hệ thống xử lý được thiết kế để xử lý nước thải đầu ra đạt QCVN 24:2009/BTNMT, cột B

Kết hợp những yêu cầu về mặt công nghệ và yêu cầu từ phía chủ đầu tư, Khóa luận tốt nghiệp đã đề ra 2 phương án xử lý cho nước thải của ngành sản xuất ,chế biến sản phẩm nông sản(trái cây, rau,củ,quả) sau khi kham khảo các quy trình công nghệ xử

lý đang áp dụng hiện nay

Từ đó, tác giả đề xuất 2 phương án xử lý nước thải sản xuất của Công Ty

TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức với công suất 300 m3/ngđ như sau:

Phương án A: Song Chắn Rác  Hầm Bơm Bể Tách Dầu Bể Điều Hòa 

Bể UASB  Bể Aerotank Bể Trung Gian  Bể Lắng Thứ Cấp  Bể Khử Trùng

Phương án B: Song Chắn Rác  Hầm Bơm Bể Tách Dầu Bể Điều Hòa 

Bể UASB  Bể Trung Gian Bể SBR  Bể Khử Trùng

Sau khi phân tích kỹ về nhiều mặt như: tính kinh tế, tính kỹ thuật, thi công và vận hành thì ta chọn Phương án A là phương án thực hiện đầu tư và xây dựng trong thực tế

Thiết kế được trình bày chi tiết trong bản vẽ

Trang 5

MỤC LỤC

Chương 1 MỞ ĐẦU 1 

1.1 Đặt Vấn Đề: 1 

1.2 Tính Cấp Thiết Của Đề Tài: 2 

1.3 Mục Tiêu: 2 

1.4 Nội Dung Nghiên Cứu: 2 

1.5 Phương Pháp Nghiên Cứu: 3 

1.6 Giới Hạn Đề Tài: 3 

1.7 Tính Thực Tế Của Đề Tài: 4 

Chương 2 TỔNG QUAN 5 

2.1 Tổng Quan Về Ngành Sản Xuất Chế Biến Nông Sản(Rau, Củ, Quả): 5 

2.1.1 Giới Thiệu Chung: 5 

2.2 Tổng Quan Về Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức : 6 

2.2.1 Sơ Lược Về Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức 6 

2.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất dừa non 8 

2.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất mứt các loại 10 

2.2.4 Quy trình công nghệ sản xuất nước cốt dừa 12 

2.2.5 Mô Tả Về Hiên Trạng Môi Trường Tại Công Ty Hiên Nay 13 

2.3 Nhiệm Vụ Đặt Ra Và Sự Cần Thiết Đầu Tư: 14 

2.3.1 Nhiệm vụ đặt ra: 14 

2.3.2 Sự cần thiết phải đầu tư: 14 

2.3.3 Từ việc đưa ra các nhận xét như trên, tác giả đưa ra các biện pháp khắc phục như sau: 15 

Chương 3 ĐỀ XUẤT, THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 16 

3.1 Cơ Sở Lựa Chon Công Nghệ: 16 

3.1.1 Lưu lượng nước thải đầu vào 16 

3.1.2 Tính chất nước thải đầu vào 18 

3.1.3 Yêu cầu của chủ đầu tư và tiêu chuẩn xử lý 18 

3.2 Phương Án Đề Xuất Công Nghệ: 19 

3.2.1 Phương án A: 21 

3.2.2 Phương án B: 25 

3.3 Tính Toán Các Công Trình Đơn Vị Trong Phương Án Đề Xuất: 28 

3.3.1 Tính Toán Phương Án A: 28 

3.3.2 Tính Toán Phương Án B: 41 

3.4 Tính Toán Hóa Chất: 46 

Trang 6

3.4.1 Tính lượng dung dịch axit H2SO4 46 

3.4.2 Tính lượng dung dịch baz NaOH 46 

3.4.3 Tính toán lượng Polyme sử dụng cho máy ép bùn: 47 

3.4.4 Tính toán NaOCl: 48 

3.5 Dự Toán Kinh Tế: 49 

3.5.1 Dự Toán Kinh Tế Phương Án A: 49 

3.5.2 Dự Toán Kinh Tế Phương Án B: 52 

3.6 So Sánh Lựa Chọn Phương Án Đầu Tư: 54 

Chương 4 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 56 

4.1 Kết Luận: 56 

4.2 Kiến Nghị: 56 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 

PHỤ LỤC 59 

Trang 7

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt Vấn Đề:

Trong thời đại phát triển hiện nay, Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu

tư trong và ngoài nước Các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến đang dần dần chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế Điển hình là hàng loạt công ty và các khu công nghiệp lớn và nhỏ được đầu tư, xây dựng ở khắp các tỉnh thành trong cả nước

Cuộc sống con người ngày càng được nâng cao và các nhu cầu cần thiết

về cuộc sống như ăn uống, thực phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng còng cần được đáp ứng Do đó, đòi hỏi các ngành nghề sản xuất phải ngày càng đa dạng nhằm phục

vu nhu cầu cần thiết của con người Trong đó, ngành sản xuất ,chế biến sản phẩm nông sản(trái cây, rau,củ,quả) là một hướng phát triển mới tại Việt Nam Nông sản(trái cây, rau,củ,quả) được sản xuất nhằm phục vụ cho các công ty sản xuất nước bánh kẹo,nước giải khát… đang ngày càng tăng hiện nay

Tuy nhiên, bên cạnh việc mang lại lợi ích về mặt kinh tế khi phát triển các ngành nghề sản xuất thì tác động về mặt môi trường còng ngày càng nghiêm trọng., gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và sinh vật

Một trong những công ty chuyên về sản xuất chế biến nguyên liệu nông sản,(trái cây,rau,củ, quả) là Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức Hiện tại, công ty đang có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất Theo đó, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu của công ty không đáp ứng được yêu cầu xử lý

Do đó, việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhằm đáp ứng được nhu cầu xử lý trong tương lai là nhu cầu cấp thiết

Trên cơ sở đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thiết Kế Hệ Thống Xử

Lý Nước Thải Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức Công Suất 300m3/Ngày.Đêm” làm Đề tài tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật môi trường

Trang 8

1.2 Tính Cấp Thiết Của Đề Tài:

Ngày nay dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, môi trường ô nhiễm là một vấn

đề nhức nhối, đặc biệt là môi trường nước Trong đó nước thải từ các ngành sản xuất công nghiệp chiếm một phần lớn của nguyên nhân trên

Do đó, việc quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải áp dụng cho ngành sản xuất ,chế biến sản phẩm nông sản(trái cây, rau,củ,quả) nói riêng và các ngành sản xuất khác nói chung là vấn đề cấp thiết Và tính toán thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức là nhu cầu cần thiết

Đề tài trên góp phần cho sự phát triển bền vững cho con người cũng như nền kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường

1.3 Mục Tiêu:

 Đề xuất phương án thiết kế thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TRÍ ĐỨC với công suất 300 (m3/ngày), (QCVN 24:2009/BTNMT, cột B)

 Triển khai bản vẽ thi công nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi công trong thực tế

1.4 Nội Dung Nghiên Cứu:

 Tìm hiểu tổng quan về nước thải ngành sản chế biến nông sản(trái cây, rau củ quả…)

 Tổng quan và hiện trạng xử lý nước thải tại Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức hiện tại

 Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải giai đoạn 1 tại Công Ty Tnhh Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức

 Đề xuất phương án thiết kếvà tiến hành tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tại Công Ty Tnhh Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức

 Nghiên cứu và tìm hiểu cách thức thể hiện và triển khai bản vẽ thi công

 Lựa chọn phương án thiết kế phù hợp với điều kiện thực tế

 Hoàn thiện bản vẽ thiết kế

Trang 9

1.5 Phương Pháp Nghiên Cứu:

 Nghiên cứu lý thuyết:

 Sưu tầm, nghiên cứu và thu thập tài liệu về các công nghệ xử lý nước thải sản xuất nông sản(trái cây, rau,củ,quả) đang áp dụng hiện nay

 Nghiên cứu và tìm hiểu các số liệu về hệ thống xử lý nước thải đang vận hành tại Công ty

 Nghiên cứu thực nghiệm:

 Khảo sát thực tế tại Công Ty Tnhh Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức , thu thập số liệu về quá trình sản xuất, mặt bằng dành cho hệ thống, lưu lượng và nguồn gốc phát sinh nước thải

 Thông qua quá trình khảo sát tại Công Ty Tnhh Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức nhằm hiểu rõ về:

o Cách bố trí các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý

o Điều kiện về mặt bằng cho hệ thống xử lý khi công ty nâng công suất

1.6 Giới Hạn Đề Tài:

 Quy mô:

 Nội dung của khóa luận không xét đến chất thải rắn, khí thải

 Đề tài chỉ thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức theo yêu cầu của chủ đầu tư

 Công suất thiết kế: 300 (m3/ngđ)

 Đối tượng hỗ trợ và áp dụng:

 Các công nghệ xử lý đã được nghiên cứu và ứng dụng

 Công cụ tin học văn phòng MS Office gồm: Word, Excel

 Phần mềm hỗ trợ thiết kế: AutoCAD

 Nội dung thực hiện:

 Khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nước thải tại Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức

 Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức , phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư

 Hoàn thành bản vẽ công nghệ

Trang 10

 Thời gian thực hiện khóa luận: từ 01/02/2011 đến 01/06/2012

1.7 Tính Thực Tế Của Đề Tài:

 Ý nghĩa thực tiễn:

 Nước thải ngành sản xuất ,chế biến sản phẩm nông sản(trái cây, rau,củ,quả) sau

xử lý đã loại bỏ hầu hết các chất ô nhiễm gây nguy hại cho môi trường Góp phần ngăn chặn các yếu tố ô nhiễm ảnh hưởng đến con người và môi trường

Góp phần hạn chế và khắc phục các hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến môi trường và con người

Trang 11

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng Quan Về Ngành Sản Xuất Chế Biến Nông Sản(Rau, Củ, Quả):

2.1.1 Giới Thiệu Chung:

Công nghiệp chế biến rau quả là một ngành công nghiệp chế biến mà ở đó nó

sử dụng các loại rau quả tươi mới được thu hoạch làm nguyên liệu đầu vào nhằm chế biến, biến đổi chúng thành các loại rau quả vẫn còn nguyên giá trị ban đầu của nó nhưng có chất lượng cao hơn, an toàn vệ sinh hơn, thời gian bảo quản được lâu hơn Hoặc biến các loại rau quả thành các sản phẩm khác nhưng vẫn giữ được những tính chất đặc trưng của nó như: nước ép trái cây, các loại bánh kẹo trái cây,các loại sản phẩm sấy khô Ngoài ra công nghiệp chế biến rau quả rất nhạy cảm với nguồn nguyên liệu dùng để chế biến bởi lẽ: nguồn nguyên liệu này rất đa dạng về chủng loại, tuỳ vào từng mùa mà có những loại rau quả đặc trưng cho nên có lúc thì nguồn nguyên liệu rất dồi dào, còng có lúc lại khan hiếm, do vậy phải biết điều tiết sản xuất, chế biến sao cho hợp lý nhằm khai thác, tận dụng tối đa công suất của nhà máy, tránh tình trạng có lúc thì thừa nguyên liệu, có lúc thì thiếu nguyên liệu

Trước đây chúng ta chưa quan tâm nhiều đến công nghiệp chế biến rau quả, chưa thấy được tầm quan trọng của nó đối với nền nông nghiệp nước ta Nhưng ngày nay với nền sản xuất hiện đại: công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cho nên chúng ta thấy rõ được vị trí của ngành công nghiệp chế biến rau quả là một ngành quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến nông sản, này lại càng quan trọng hơn đối với đất nước ta bởi lẽ Việt Nam là một nước nông nghiệp Này gúp phần trong việc tiêu thụ các loại sản phẩm trong nông nghiệp, đặc biệt là rau quả,một mặt hàng có giá trị kinh tế cao Gúp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp nông thôn Do vậy, làm tăng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến nông sản vào GDP Nâng cao đời sống của người dân

Trang 12

2.2 Tổng Quan Về Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức :

2.2.1 Sơ Lược Về Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức

2.2.1.1 Tổng quan về công ty

 Tên doanh nghiệp : Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức

 Địa chỉ trụ sở chính : 12/37B Hoàng Hoa Thám, P7, Q Bình Thạnh, Tp.HCM

 Địa chỉ chi nhánh : Ấp 6, xã Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi, Tp.HCM

 Điện thoại liên lạc : 08.7355286

 Fax : 08.7355288

Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức được thành lập năm 2000 Ngành, nghề kinh doanh: sản xuất, chế biến, mua bán dầu thực vật (trừ sản xuất dầu ăn); sản xuất bột nhang; mua bán hàng nông, hải sản; sản xuất, chế biến, mua bán thực phẩm, nông sản (không sản xuất, chế biến thực phẩm tươi sống tại trụ sở)

Chi nhánh Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức được thành lập

2009 xây dựng trên diện tích khoảng 3.412,9 m2, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 20 km về phía Bắc tại địa điểm ấp 6, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh Các công trình và kiến trúc trong khuôn viên của Công ty bao gồm:

 Khu xử lý nước thải

 Khu công viên cây cảnh phục vụ cho công nhân trong giờ nghỉ

2.2.1.2 Tình hình sản xuất của công ty

Từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả Trong quá trình hoạt động, Công ty không ngừng đầu tư nhằm nâng cao chất

Trang 13

lượng sản phẩm và bảo vệ chất lượng môi trường Thực tế sản xuất kinh doanh của

đơn vị trong những năm qua cho thấy sản phẩm của Công Ty TNHH Sản Xuất Và

Thương Mại Trí Đức đã được khẳng định thông qua nhu cầu thị trường ngày càng

tăng Sản phẩm do Công ty sản xuất chiếm một thị phần đáng kể trong thị trường trong

nước và ngoài nước

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công Ty TNHH Sản

Xuất Và Thương Mại Trí Đức

Trong quá trình hoạt động của công ty để cải thiện môi trường, giảm thiểu ô

nhiễm phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất Công Ty TNHH Sản Xuất Và

Thương Mại Trí Đức đã tiến hành xây dựng các biện pháp Sản Xuất Sạch Hơn, còng

như lập dự án Đầu tư vay vốn từ Quỹ Xoay Vòng Các giải pháp áp dụng đã phát huy

được các kết quả to lớn, lượng nguyên vật liệu, năng lượng tiết kiệm được là rất lớn

Mang lại nguồn lợi lớn cho quá trình hoạt động sản xuất của Công ty Cùng với việc

mang lại nguồn lợi do tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng cho Công ty thì chất

lượng môi trường tại khu vực hoạt động của Công ty còng ngày một tốt hơn, hệ thống

xử lý nước thải đã phát huy tác dụng tốt, xử lý triệt để nguồn ô nhiễm nước thải sinh ra

do quá trình hoạt động sản xuất

Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm chủ lực của Công ty như sau:

Trang 14

2.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất dừa non

2.2.2.1 Các thông số nguyên nhiên đầu vào

Nguyên liệu đầu vào:

Nguyên liệu cơm dừa sau khi tách vỏ sẽ được rửa sạch, cắt thành sợi, xay

nhuyễn sau đó là công đoạn luộc tiếp đó là vô bao định lượng sản phẩm và được thanh

trùng ở nhiệt độ (80-1000C), sau khi thanh trùng được làm nguội (5-100C) Cuối cùng

sản phẩm sẽ được bảo quản ở kho lạnh A (0 - 100C) Quy trình công nghệ sản xuất dừa

non tại Công ty TNHH DV – TM - SX Trí Đức có thể minh hoạ bằng sơ đồ 2.1

Trang 15

Hình 2.1 Sơ đồ sản xuất dừa non tại Công ty TNHH DV – TM –SX Trí Đức

Nguyên liệu cơm dừa

Trang 16

2.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất mứt các loại

2.2.3.1 Các thông số nguyên nhiên đầu vào

Nguyên liệu đầu vào:

 Bí, gừng, chanh, sen, gừng, củ năng : 230 tấn/tháng

về rửa sạch, sơ chế định hình và ngâm một thời gian, sau đó rửa sạch, ngâm lần 2 và phơi nắng sau đó tiếp tục ngâm đường Sau khi ngâm đường một thời gian sẽ chuyển sang công đoạn sên khô, làm nguội, tiệt trùng cuối cùng là đóng gói thành phẩm và bảo quản đưa ra thị trường tiêu thụ Quy trình công nghệ sản xuất mứt các loại được minh họa bằng sơ đồ 2.2

Trang 17

Hình 2.2: Sơ đồ sản xuất mứt các loại tại Công ty TNHH DV – TM – SX Trí

Đức

Nguyên liệu (Bí, gừng, sen, củ năng,

Trang 18

2.2.4 Quy trình công nghệ sản xuất nước cốt dừa

2.2.4.1 Các thông số nguyên nhiên đầu vào

Nguyên liệu đầu vào:

Hình 2.3: Sơ đồ sản xuất nước cốt dừa tại Công Ty TNHH Sản Xuất Và

Thương Mại Trí Đức

Thanh trùng

Trang 19

2.2.5 Mô Tả Về Hiên Trạng Môi Trường Tại Công Ty Hiên Nay

2.2.5.1 Môi trường nước thải tại công ty

Hiện tại môi trường nước tại công ty đang khá ô nhiễm,vì công suất của dây chuyền sản xuất đã được tăng lên nhưng hệ thống xử lý hiện tại quá tải Cần thiết phải

có một công trình mới để có thể xử lý được lượng nước thải trên

2.2.5.2 Lưu lượng và nguồn gốc phát sinh

Nước thải sản xuất: phát sinh chủ yếu từ cá nguồn rửa, ngâm luộc các nguyên liệu

Nước thải tẩy rửa: phát sinh từ việc lau chùi vệ sinh nhà máy sau mỗi ngày sản xuất

Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ việc ăn uống vệ sinh của công nhân

Nguồn phát sinh Lưu lượng Ghi chú

Nước thải sản xuất 255 (m3/ngày)

Số liệu xin từ công ty Nước thải tẩy rửa 30 (m3/ngày)

Nước thải sinh hoạt 5 (m3/ngày) Tổng cộng 290 (m3/ngày)

2.2.5.3 Thành Phần,Tính chất nước thải:

Thành phần:

Thành phần các chất ô nhiễm của Công ty bao gồm:

 COD, BOD, SS từ các quá trình ngâm,luộc, rửa nguyên liệu rau, củ, quả

 Dầu mỡ từ các quá trình tẩy rửa nhà máy, và tắm rửa vệ sinh của công nhân

 Các chất bẩn từ nguyên liệu đầu vào

 …

Trang 20

Tóm lại: Nước thải chứa nồng đọ BOD, COD, SS cao Ngoài ra, nồng độ dầu

mỡ trong nước cũng là một vấn đề đáng lo ngại Do đó, cần chú ý trong quá trình thiết

kế công nghệ xử lý, loại bỏ được các chất ô nhiễm này ra khỏi nước

2.3.2 Sự cần thiết phải đầu tư:

 Nước thải của công ty có tác động xấu đến môi trường

 Nhà xưởng sản xuất đang đi vào hoạt động, nên Công ty Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức cần có một hệ thống xử lý nước thải đáp ứng đủ yêu cầu

xử lý trong thời gian tới

Trang 21

2.3.3 Từ việc đưa ra các nhận xét như trên, tác giả đưa ra các biện pháp khắc phục như sau:

 Tiến hành thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty, đáp ứng yêu cầu sản xuất của Công ty

 Đề xuất và tính toán công nghệ xử lý phù hợp với yêu cầu cho nước thải sau xử

lý sẽ đạt QCVN 24:2009/BTNMT, loại B

Trang 22

Chương 3

ĐỀ XUẤT, THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC

THẢI

3.1 Cơ Sở Lựa Chon Công Nghệ:

3.1.1 Lưu lượng nước thải đầu vào

Nước thải của Công ty phát sinh từ những dây chuyền sản xuất chính Gồm có 3 nguồn thải chính là:

 Nước thải sản xuất (nguồn 1): Từ các quá trình ngâm rửa luộc nguyên liệu (rau, củ

,quả)

Qsản xuất = Q1 = 255 (m3/ngày)

 Nước thải tẩy rửa (nguồn 2): sinh ra trong quá trình tẩy rửa lau chùi nhà máy,

trang thiết bị sản xuất

Qrửa = Q2 = 30 (m3/ngày)

 Nước thải sinh hoạt (nguồn 3): từ các quá trình vệ sinh,ăn uống, tắm rửa của

công nhân

Qsinh họat = Q3 = 5 (m3/ngày)

Bảng C 1.1 Nguồn gốc và lưu lượng nước thải phát sinh tại Công ty Nguồn phát sinh Lưu lượng Ghi chú

Nước thải sản xuất 255 (m3/ngày)

Số liệu xin từ công ty Nước thải tẩy rửa 30 (m3/ngày)

Nước thải sinh hoạt 5 (m3/ngày) Tổng cộng 290 (m3/ngày)

Trang 23

Vậy ta chọn lưu lượng để thiết kế cho cả hệ thống xử lý là: Q = 300 (m /ngày)

3.1.1.1 Lưu lượng nước thải dùng cho thiết kế tính toán công nghệ xử lý:

 Thời gian hoạt động sản xuất của Công ty là: 24/24

 Tổng lưu lượng nước thải trung bình ngày đêm: Q = 300 (m3/ngày)

 Tổng lưu lượng trung bình giờ: Qtbh = 500/24 = 12,5 (m3/h)

3.1.1.2 Tính toán lưu lượng nước thải cho từng nguồn thải:

Qua quá trình khảo sát thực tế tại Công ty Trí Đức, ta nhận thấy quá trình sản xuất diễn ra theo từng mẻ sản phẩm,tùy theo đơn đặt hàng mà khối lượng sản phảm sản xuất ra nhiều hay ít

Công ty hoạt động sản xuất liên tục trong ngày (24h/24h) Nên lưu lượng nước thải sinh ra có sự chênh lệch gần như không nhiều ở mỗi giờ

 Nguồn 1: nước thải sản xuất

Do quy trình sản xuất tại Công ty nên nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất là nguồn thải chính của Công ty trong một ngày và thải ra liên tục mỗi giờ

Do đó, sự chênh lệch về lưu lượng thải ra từng giờ là không lớn

Ta chọn Hệ số không điều hòa giờ Kc = 1,3 cho phương án tính toán thiết kế

 Tổng lưu lượng nước thải trung bình ngày đêm: Q1 = 255 (m3/ngày)

 Lưu lượng trung bình giờ: Q1tb,h = 255/24 = 10,625 (m3/h)

 Lưu lượng giờ lớn nhất: Q1max,h = 13,8 (m3/h) (với Kc = 1,3)

 Nguồn 2: nước thải tẩy rửa

Nước thải tẩy rửa có lưu lượng thay đổi lớn trong ngày Do đó, ta chọn

Kc = 2 cho quá trình tính toán

 Tổng lưu lượng nước thải trung bình ngày đêm: Q2 = 30 (m3/ngày)

 Lưu lượng trung bình giờ: Q2tb,h = 30/24 = 1,25 (m3/h)

 Lưu lượng giờ lớn nhất: Q2max,h = 2,5 (m3/h) (với K = 2)

 Nguồn 3: nước thải sinh hoạt

Trang 24

Nước thải sinh ra trong quá trình sinh hoạt của công nhân trong Công ty

Do đó, ta chọn hệ số không điều hòa giờ là K = 3 cho việc tính toán lưu lượng

 Tổng lưu lượng nước thải trung bình ngày đêm: Q3 = 5 (m3/ngày)

 Lưu lượng trung bình giờ: Q3tb,h = 5/24 = 0,2083 (m3/h)

 Lưu lượng giờ lớn nhất: Q3max,h = 0,625 (m3/h)

3.1.2 Tính chất nước thải đầu vào

Thông qua số liệu về kết quả phân tích (Bảng C 1.2.) các chỉ tiêu ô

nhiễm trong nước thải tại Công ty, ta tập trung đề xuất phương án xử lý vào các chỉ tiêu ô nhiễm chủ yếu như: BOD, COD, dầu mỡ

Tính chất nước thải được đề xuất cho phương án thiết kế trong bảng sau:

Bảng C 1.3 Thông số nước thải đầu vào cho thiết kế công nghệ xử lý

3.1.3 Yêu cầu của chủ đầu tư và tiêu chuẩn xử lý

 Yêu cầu phía chủ đầu tư về công nghệ xử lý:

Diện tích mặt bằng dành cho hệ thống xử lý là: 60×15 = 900 m2

Tiêu chuẩn xử lý nước thải đầu ra:

Nước thải đầu ra phải có các chỉ tiêu ô nhiễm thấp hơn các chỉ tiêu trong QCVN 24:2009/BTNMT, cột B

Trang 25

Bảng C 1.4 Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý STT Chỉ tiêu Đơn vị QCVN 24:2009/BTNMT

3.2 Phương Án Đề Xuất Công Nghệ:

Từ các cơ sở trên, tác giả đưa ra phương án thiết kế hệ thống xử lý nước thải tại Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Đức , nước thải sau xử lý đạt QCVN 24:2009/BTNMT, cột B

Trang 28

3.2.1.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ phương án A:

Nước thải của công ty phát sinh ở 3 nguồn: nước thải sản xuất (nguồn 1), nước thải tẩy rửa (nguồn 2), nước thải sinh hoạt (nguồn 3), tất cả các loại nước thải từ 3 nguồn trên sẽ được tập trung thu gom bằng hệ thống cống thu gom và dẫn vào HTXL như sau:

 Giai đoạn xử lý sơ bộ: Các công trình T1,T2,T3

Mục đích của giai đoạn này là tách các tạp chất và dầu mỡ trong nước thải trước khi vào giai đoạn xử lý phía sau

 Nước thải sẽ được thu gom tại Hầm bơm (T1) Trong Hầm bơm có bố trí 2

bơm chìm bơm nước thải lên máy lược rác tinh để loại bỏ các cặn nhỏ trước khi chảy

qua Bể tách dầu (T2) Bể tách dầu có nhiệm vụ loại bỏ hàm lượng dầu mỡ trong

nước thải, giảm tải trọng và bảo về các công trình sinh học phía sau Dầu sau khi tách

sẽ được thu gom về các thùng chứa

Nước thải sau khi tách dầu tự chảy sang Bể điều hòa (T3) Tại Bể điều

hòa, nước thải được sục khí tạo khả năng khuấy trộn nước thải, nhằm cân bằng nồng

độ và điều chỉnh lưu lượng nước thải, tạo điều kiện làm việc cho các công trình phía sau Trong bể điều hòa có bố trí 2 bơm nhúng chìm bơm nước thải lên bể kỵ khí

 Giai đoạn xử lý sinh học: Các công trình T4,T5,T6

 Tại Bể UASB (T4), nước thải được xử lý nhằm giảm bớt các nồng độ như

COD,BOD,SS… trước khi chuyển qua công trình hiếu khí phía sau

 Tại Bể Aeroten (T5), nước thải được cung cấp khí oxy cùng với bùn hoạt tính,

nhằm mục đích oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải và tăng hàm lượng oxy hòa tan Các chất hữu cơ sau quá trình oxy hóa sẽ tạo ra sản phẩm cuối cùng là CO2,

H2O,…

 Nước thải sau khi được xử lý tại bể Aeroten, sẽ tự chảy vào ống trung tâm của

Bể lắng sinh học (T6), tại đây các bông bùn hoạt tính và các tạp chất không tan được

giữ lại và lắng xuống đáy bể Nước sau khi qua Bể lắng sẽ được tự chảy về Bể khử trùng (T7)

 Nước thải sau khi được xử lý qua 3 giai đoạn trên đạt tiêu chuẩn đầu ra theo QCVN 24:2009/BTNMT, cột B

Trang 29

 Bùn cặn tại Bể lắng sinh học sẽ được thu gom nhờ hệ thống gạt bùn bố trí dưới đáy bể Một phần bùn sẽ được tuần hoàn về lại cho Bể Aeroten giá thể và phần còn lại

sẽ được đưa về Bể chứa bùn sinh học (T8) nhờ vào bơm chuyên dụng

 Bùn từ Bể chứa bùn sẽ được bơm qua Máy ép bùn băng tải, tại đây ta châm

thêm Polymer vào để tạo khả năng kết dính giữa các hạt bùn Sau đó, ta dùng bơm màng bơm bùn vào máy ép bùn khung bản Bùn tại máy ép sẽ được làm giảm kích thước và độ ẩm trước khi vận chuyển đến cơ quan xử lý tiếp tục Nước sau khi ép bùn được thu gom quay về Bể điều hòa (T3) để tiếp tục quy trình xử lý

3.2.1.3 Dự tính hiệu xuất xử lý từng công trình trong phương án A:

Trang 32

3.2.2.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ phương án B:

Phương án B chỉ khác với Phương án A ở giai đoạn xử lý sinh học Nếu như ở Phương án A ta sử dụng Bể Aeroten để thiết kế thì Phương án B ta thay thế bằng Bể SBR cho giai đoạn xử lý sinh học

Còn các giai đoạn xử lý sơ bộ thì tương tự như Phương án A

 Giai đoạn xử lý sinh học: gồm Bể SBR (T5)

 Tại Bể SBR (T5), nước thải được cung cấp khí oxy cùng với bùn hoạt tính,

nhằm mục đích oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải và tăng hàm lượng oxy hòa tan Ngoài ra, do theo nguyên tắc xử lý của bể có pha lắng nên có khả năng xử lý được một phần Nitơ và phospho trong nước thải Các chất hữu cơ sau quá trình oxy hóa sẽ tạo ra sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O,…

 Nước thải sau khi được xử lý tại bể SBR, sẽ được decanter hút ra và bơm qua

bể khử trùng để xử lý Nước thải sau khi được xử lý qua 3 giai đoạn trên đạt tiêu chuẩn đầu ra theo QCVN 24:2009/BTNMT, cột B

 Bùn dư sau mỗi mẻ xử lý tại Bể SBR sẽ được bơm về Bể chứa bùn sinh học (T6), nhờ vào bơm chuyên dụng

 Bùn từ Bể chứa bùn sẽ được bơm qua Máy ép bùn băng tải, tại đây ta châm

thêm Polymer vào để tạo khả năng kết dính giữa các hạt bùn Bùn tại máy ép sẽ được làm giảm kích thước và độ ẩm trước khi vận chuyển đến nơi xử lý tiếp Nước sau khi

ép bùn được thu gom quay về Bể điều hòa (T3) để tiếp tục xử lý

3.2.2.3 Dự tính hiệu xuất xử lý từng công trình trong phương án B:

Trang 34

(Xem tính toán chi tiết ở Phụ Lục P.1.1.1 Song chắn rác) 

 Kích thước mương đặt song chắn

Kích thước mương: Dài × Rộng × Sâu = L × B × H = 2,5m × 0,5m × 0,5m Hiện có tại công ty

 Kích thước song chắn rác

Chiều rộng của song chắn rác:

Bs = b × (n -1) + w × n = 5 × (33 - 1) + 10 × 33 = 490 mm = 0,49 m

Do SCR đặt nghiêng 45o so với phương thẳng đứng nên:

 Chiều cao của song chắn:

Trang 35

Bảng C 1.5 Kết quả tính toán SCR thô STT Tên thông số Số liệu dùng thiết kế Đơn vị

Thông số tính toán đầu vào

Kích thước

3.3.1.2 Hầm Bơm T1

(Xem tính toán chi tiết ở Phụ Lục P.1.1.2 Hầm Bơm T1 )

 Cơ sở cho tính toán :

Hầm bơm sẽ chứa lượng nước thu gom từ các quá trình sản xuất (Q1),sinh hoạt (Q3) và tẩy rửa của nhà máy

QT1max,h = Q1max,h + Q2max,h + Q3max,h = 13,8 + 2,5 + 0,625 = 16,925 (m3/h)

Bảng C 1.6 Kết quả tính toán thiết kế Hầm bơm (T1) STT Tên thông số Số liệu dùng thiết kế Đơn vị

Thông số tính toán đầu vào

Trang 36

3.3.1.3 Máy Lược Rác Tinh Tự Động:

(Xem tính toán chi tiết ở Phụ Lục P.1.1.3 Máy Lược Rác Tinh Tự Động) 

 

Sử dụng Máy Lược Rác Trống Quay của công ty Mega Company Limit Có các thông

số kỹ thuật cụ thể như sau:

Bảng C 1.7 Thông số thiết kế máy lược rác tinh tự động

Stt Tên Thông Số Số Liệu Dùng

Trang 37

3.3.1.4 Bể Tách Dầu – T2

(Xem tính toán chi tiết ở Phụ Lục P.1.1.4 Bể Tách Dầu – T2)

 Cơ sở tính toán:

 Lưu lượng vào Bể tách dầu: QvT2 = QT1tb = 12,5 (m3/h)

Lưu lượng vào bể được bơm từ Hầm bơm T1 gồm 3 nguồn thải chính là: nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước thải tẩy rửa

 Hàm lượng dầu mỡ đầu vào: 20 mg/L

Bảng C 1.8 Kết quá tính toán thiết kế Bể tách dầu (T2) STT Tên thông số Số liệu dùng thiết kế Đơn vị

Số liệu tính toán đầu vào

Lượng dầu mỡ thu ra

8 Lượng dầu mỡ ra mỗi ngày 7,25 10 m3/ngày

10 Đường kính ống nước recycle ØC 60

Trang 38

3.3.1.5 Thùng chứa dầu

 Lượng dầu mỡ thu được mỗi ngày là: 7,5 (lít/ngày)

Bảng C 1.9 Thông số Thùng chứa dầu STT Tên thông số Số liệu dùng thiết kế Đơn vị

Số liệu tính toán đầu vào

1 Lưu lượng dầu mỡ thu mỗi ngày 7,25 10 (m3/ngày)

Lưu lượng tính toán:

Tại Bể điều hòa sẽ có 3 dòng thải đổ vào là: nước thải sản xuất (nguồn 1), nước

thải tẩy rửa (nguồn 2), nước thải sinh hoạt (nguồn 3) Lưu lượng nước vào chính là

lưu lượng nước ra ở Hầm Bơm (T1)

QT1tb= 12,5 (m3/h)

Bảng C 1.10 Kết quá tính toán thiết kế Bể điều hòa (T3)

thiết kế Đơn vị

Số liệu tính toán đầu vào

Trang 40

 Cơ sở tính toán:

Lưu lượng Q = 300 m3/ngđ BOD5 = 918 mg/l

COD = 1147,5 mg/l SS= 360 mg/l Trong nước thải có đầy đủ các kim loại cần thiết cho sự phát triển của VSV

- Các thông số đầu ra:

BOD5= 321 mg/l COD= 459 mg/l SS= 180 mg/l

Bảng C 1.11 Các thông số thiết kế của bể UASB

thiết kế Đơn vị

Số liệu tính toán đầu vào

Ngày đăng: 30/05/2018, 16:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w